Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn phương pháp dạy một bài thực hành hoá học thuộc chương trình môn hoá học lớ...

Tài liệu Skkn phương pháp dạy một bài thực hành hoá học thuộc chương trình môn hoá học lớp 9

.DOC
11
791
94

Mô tả:

MỤC LỤC Trang Phần I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 Phần II: MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2 Phần III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 Phần IV: GIỚI HẠN CHUYÊN ĐỀ Phần V: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU Phần VI: NỘI DUNG 5-6-7 Phần VII: KẾT LUẬN 7 Phần VIII: TÀI LIỆU THAM KHẢO 8 1 3 4-5 I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 – Lý do khách quan. a – Chương trình bộ môn hoá học. Theo chương trình đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường và đổi mới sách giáo khoa hiện nay, việc sử dụng TBDH trong các tiết học giữ vai trò hết sức quan trọng để đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Bộ môn Hoá học là một trong các bộ môn mà việc sử dụng thiết bị dạy học trong các tiết học, đặc biệt là trong các tiết thực hành cần phải thực hiên thường xuyên theo phân phối chương trình bộ môn. b - Yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục. Bộ môn hoá học là môn khoa học thực nghiệm, các kiến thức đem đến cho người học được rút ra từ các thí nghiệm thực tiễn, nhất là qua các tiết thực hành hoá học. Một trong các phương pháp giáo dục hiện nay là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và để phương pháp này đạt hiệu quả là học sinh cần trực tiếp tham gia vào việc sử dụng TBDH trong các giờ lên lớp trong đó có giờ thực hành ở phòng học bộ môn. c – Mục tiêu giáo dục. Mục tiêu chung của sự nghiệp giáo dục hiện nay là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài. Học sinh nắm vững kiến thức, làm chủ kiến thức và biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Trước hết Học sinh phải làm chủ được các kiến thức rút ra từ các bài thực hành. Vì đây là cơ sở để học sinh có thể tự nghiên cứu, tìm tòi phát hiện các kiện thức hoá học sau này và các lĩnh vực khác. 2 – Lý do chủ quan. a – Yêu cầu trong nhà trường. Hiện nay việc sử dụng TBDH vào các tiết học là một trong các yêu cầu không thể thiếu của chương trình đổi mới phương pháp giáo dục trong nhà trường. 2 b – Yêu cầu bộ môn. Môn Hoá hoá học là môn khoa học thực nghiệm, việc dạy học các tiết thực hành góp phần hết sức quan trọng giúp Học sinh lĩnh hội kiến thức một cách biện chứng, tránh tình trạng học thuộc, máy móc, siêu hình. Đây cũng là yêu cầu xác đáng của học sinh bậc Phổ thông nói chung và bậc THCS nói riêng. c – Cơ sở vật chất của phòng học bộ môn. Đảm bảo cho thầy và trò thực hiện được các tiết học thực hành một cách hiệu quả. II – MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 1 - Đáp ứng yêu cầu bộ môn. Tiết Thực hành hoá học là không thể thiếu trong chương trình bộ môn hoá học nói chung. Mục đích nghiên cứu chuyên đề: “Phương pháp dạy bài thực hành hoá học” của cá nhân người viết nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu bộ môn trong nhà trường, giúp học sinh lĩnh hội kién thức tốt hơn, đầy đủ và toàn diện hơn. 2 – Bồi dưỡng chuyên môn. Tự bồi dưỡng kiến thức, nâng cao chuyên môn theo yêu cầu chung về bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên, từ đó nâng cao hất lượng giảng dạy bộ môn Hoá học trong nhà trường THCS. III – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1 – Dựa trên các tiết dạy – học thực hành trong nhà trường: Xuất phát từ các tiết thực hành để có được hiểu biết, nắm được các yêu cầu khách quan, chủ quan để vận dụng vào tiết dạy một bài thực hành cụ thể. Nắm bắt được kỹ năng thực hành của học sinh, hiểu biết của học sinh giúp cho việc giảng dạy một bài thực hành có được hiẹu quả cao hơn. 2 – Cơ sở lí luận. 3 Học sinh nhận thức các vấn đề khoa học theo nhiều con đường khác nhau, nhưng tựu chung là: Từ trực quan đến tư duy và từ tư duy trở lại việc áp dụng các kiến thức vào trong thực tế. Đó là con đường biện chứng duy vật , và việc thực hành hoá học không thể nằm ngoài quy luật đó. IV – GIỚI HẠN CHUYÊN ĐỀ. Do khuôn khổ đề tài, đồng thời để việc nghiên cứu chuyên đề được chuyên sâu hơn, tôi chỉ xin phép giới hạn nghiên cứu phương pháp dạy một bài thực hành hoá học thuộc chương trình môn Hoá học lớp 9. V – CƠ SỞ NGHIÊN CỨU. 1 – Xuất phát từ chương trình bộ môn hoá học nói chung và các bài thực hành hoá học khối 9 nói riêng. Theo Phân phối chương trình môn hóa học lớp 9 của Bộ GD&DDT. môn hóa học 9 có cá bài thực hành hóa học sau: Bài thực hành 1: “Bài 7. Thực hành: Tính chất hóa học của ôxit và axit” (Tiết 9) Bài thực hành 2: “Bài 14. Thực hành: Tính chất hóa học của Bazơ và muối” (Tiết 19) Bài thực hành 3: “Bài 23. Thực hành: Tính chất hóa học của Nhôm và sắt” (Tiết 29) Bài thực hành 4: “Bài 33. Thực hành: Tính chất hóa học của Phi kim và hợp chất của chúng” (Tiết 42) Bài thực hành 5: “Bài 43. Thực hành: Tính chất hóa học của Hiđrocacbon” 4 (Tiết 53) Bài thực hành 6: “Bài 49. Thực hành: Tính chất hóa học của Rượu và axit” (Tiết 60) Bài thực hành 7: “Bài 55. Thực hành: Tính chất hóa học của Gluxit” (Tiết 67) 2 – Một só kiến thức về phòng thực hành hóa học. a – Nguyên tắc an toàn. + Bảo quản: Phòng thực hành hóa học phảo đảm bảo an toàn hóa chất, cháy nổ độc hại. + Sử dụng: Người dạy và người học nắm vững thao tác thực hành, tránh gây tai nạn trong tiết thực hành. + Có hiểu biết tối thiểu về cách xử lí khi có sơ suất xảy ra. b) Phân loại hóa chất (Căn cứ vào trạng thái tồn trại ở điều kiện thường, hóa chất được phân thành các loại chính sau). + Hóa Chất lỏng: Nước, các dung dịch axit(HCl,H 2SO4 , CH 3 COOH), dung dịch Brom, Rượu CH 3 CH2 OH,... + Hóa chất Rắn: Kim loại (Fe, Al, Cu, Zn, Na,...), Muối khan (CaCO 3, Na 2 CO3 , KMnO 4,...). Bazơ (NaOH), oxit bazơ (CaO),... + Hóa chất khí: Sinh ra khi tiến hành thí nghiệm, có thể gây cháy nổ, độc hại ( khí: Cl 2 , CO2 , SO2, H2 ,...) c- Phân loại dụng cụ: + Dụng cụ thủy tinh: Ống nghiệm, cốc, ống sinh hàn, ống dẫn khí, bình thủy tinh,... + Dung cụ bằng kim loại: Giá thí nghiệm, kẹp sắt,... + Dụng cụ bằng gỗ: Kẹp gỗ, giá ống nghiệm,... VI – NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ. 5 Phương pháp dạy bài thực hành: Tính chất hóa học của Bazơ và axit 1- Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất (Đảm bảo cho 5 nhóm Học sinh làm thí nghiệm). a – Dụng cụ. + ống nghiệm nhỏ : 5 x 6 = 30 + ống nhỏ giọt : 10 x 6 = 60 + Giá ống nghiệm : 1x6 =6 + Cốc đựng hóa chất: 7 x 6 = 42 + Bình đựng hóa chất: 2 x 6 = 12 + Giấy thấm b – Hóa chất. + Nước cất. + Dung dịch axit: HCl, H 2SO4 + Dung dịch muối: FeCl 3 , CuSO 4 , BaCl 2, Na 2SO4 . + Dung dịch NaOH c – Phiếu học tập: 6 d – Mẫu bản tường trình: 6 (phiếu) (bản) 2 - Tiến trình lên lớp Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1) Tính chất hóa học của bazơ. * Thí nghiệm 1: Natrihđroxit tác dụng với muối (Sắt III clorua). * Thí nghiệm 2: Đồng II hđroxit tác dụng với axit (HCl) 6 + HĐ 1: GV Hướng dẫn thao tác, các - Học sinh tiến hành thí nghiệm. bước tiến hành thí nghiệm 1. - Quan sát hiện tượng xảy ra. - Nhỏ vài giọt dd NaOH vào ống - Giải thích và viết phương trình phản nghiệm chứa 1ml dd FeCl 3 ứng vào phiếu học tập. - Lắc nhẹ, quan sát hiện tượng. 3NaOH + FeCl 3 - Giải thích, viết ptpư xảy ra vào phiếu (dd) (dd) Fe(OH) 3 + 3NaCl (r: nâu đỏ) (dd) học tập. + HĐ 1: GV Hướng dẫn thao tác, các - Học sinh tiến hành thí nghiệm. bước tiến hành thí nghiệm 2. - Quan sát hiện tượng xảy ra. - Cho một ít Cu(OH) 2 vào ống nghiệm, - Giải thích và viết phương trình phản nhỏ vài giọt dd HCl vào. ứng vào phiếu học tập. - Lắc nhẹ, quan sát hiện tượng. Cu(OH) 2 + 2HCl - Giải thích, viết ptpư xảy ra vào phiếu (dd) học tập. (dd) - Chú ý: axit HCl gây bỏng ra, cần chú khi taho tác thí nghiệm. GV yêu cầu các nhóm khi thực hiện xong báo cho GV biết, các nhóm cử đại diện báo các kết quả trước lớp. 2) Tính chất hóa học của muối. * Thí nghiệm 3 : Đồng II sunfat tác dụng với kim loại 7 CuCl 2 + 2H 2O (dd: xanh) (l) + HĐ 3: GV Hướng dẫn thao tác, các bước tiến hành thí nghiệm 3. - Học sinh tiến hành thí nghiệm. - Ngâm một lá Nhôm sạch ống nghiệm có chứa 1ml dd CuSO4. - Để trên giá ống nghiệm một thời gian. - Sau đó tiến hành các thí nghiệm tiếp theo. * Thí nghiệm 4 : Dung dịch Bari clorua tác dụng với dung dịch muối (Na 2 SO4). * Thí nghiệm 3 : Dung dịch Bari clorua tác dụng với dung dịch axit (H 2 SO4). + HĐ 4: GV Hướng dẫn thao tác, các - Học sinh tiến hành thí nghiệm. bước tiến hành thí nghiệm 4. - Quan sát hiện tượng xảy ra. - Nhỏ vài giọt dd BaCl 2 vào ống nghiệm - Giải thích và viết phương trình phản chứa 1ml dd CuSO 4 ứng vào phiếu học tập. - Quan sát hiện tượng. BaCl 2 + CuSO 4 - Giải thích, viết ptpư xảy ra vào phiếu (dd) (dd) BaSO 4 + CuCl 2 (r: trắng) (dd) học tập. + HĐ 5: GV Hướng dẫn thao tác, các - Học sinh tiến hành thí nghiệm. bước tiến hành thí nghiệm 5. - Quan sát hiện tượng xảy ra. - Nhỏ vài giọt dd BaCl 2 vào ống nghiệm - Giải thích và viết phương trình phản chứa 1ml dd H 2 SO4 ứng vào phiếu học tập. - Quan sát hiện tượng. BaCl 2 + H 2 SO4 - Giải thích, viết ptpư xảy ra vào phiếu (dd) 8 (dd) BaSO 4 + 2HCl (r: trắng) (dd) học tập. - Quan sát hiện tượng xảy ra. - Giải thích và viết phương trình phản ứng vào phiếu học tập. GV: Yêu cầu HS quay trở lại quan sát hiện tượng xảy ra của thí nghiệm 3, Giải 2Al + 3CuSO 4 Al 2(SO 4) 3 + 3Cu thích, viết ptpư xảy ra vào phiếu học (dd) (dd) (dd) (r: đỏ) tập. 3 – Yêu cầu Học sinh: + Viết tường trinh theo mẫu. + Vệ sinh phòng học, dụng cụ, hóa chất. VII – KẾT LUẬN Căn cứ vào mục tiêu giáo dục vào yêu giảng dạy bộ môn hóa học trong nhà trường, việc giảng dạy thực hành hóa học đã góp một vai trò quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn hóa học ở khối 9 nói riêng và môn hóa học toàn cấp THCS nói chung. Thực hiện tốt các tiết dạy thực hành sẽ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, làm chủ được thao tác thí nghiệm, có vốn hiểu biết thực tiễn từ đó vận dụng vào việc gải thích các hiện tượng trong cuộc sống. 9 10 VIII – TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa hóa học 9. 2. Danh sách sử dụng TBDH tối thiểu. 3. Sách giáo viên hóa học 9. 4. Phân phối chương trình bộ môn hóa học 9. 5. Bài dạy mẫu trên đĩa VCD của Bộ GD&DDT. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan