Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn_phương pháp dạy học sinh học ở trường phổ thông...

Tài liệu Skkn_phương pháp dạy học sinh học ở trường phổ thông

.DOC
49
169
53

Mô tả:

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Khái niệm về PPDHSH 2. II. III. IV. Ðặc điểm PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC 1. Cơ sở phân loại 2. Kiểu dạy học thông báo 3. Kiểu dạy học nêu vấn đề 4. Kiểu dạy học nghiên cứu 5. Hệ thống các PPDHSH MỘT SỐ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC CHỦ YẾU 1. Nhóm các phương pháp dùng lời 2. Nhóm các phương pháp trực quan 3. Nhóm các phương pháp thực hành 4. Phương pháp thí nghiệm SỰ PHỨC TẠP CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC - SỰ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP Từ khóa - Phương pháp dạy học sinh học (PPDHSH) - Kiểu phương pháp dạy học 1 - Phương tiện dạy học sinh học - Phương pháp dùng lời - Phương pháp trực quan - Phương pháp thực hành *Tóm tắt nội dung Quá trình dạy học sinh học (DHSH) không chỉ quan trọng ở khâu truyền thụ kiến thức mới. Ðể học sinh nắm vững kiến thức và có thể vận dụng những hiểu biết về sinh học vào trong hoạt động sống của bản thân, phục vụ cộng đồng; khâu ôn tập củng cố cũng như kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh không thể thiếu. Bằng sự lựa chọn các phương pháp DHSH một cách hợp lý, năng động dựa vào nội dung kiến thức sinh học phổ thông, đối tượng học sinh; người giáo viên sinh học đạt được mục đích dạy học. Bài này trình bày : phương pháp DHSH là gì, đặc điểm và sự phân loại các phương pháp DHSH, bản chất và cách tiến hành các phương pháp DHSH chủ yếu. *Yêu cầu đối với sinh viên Xem lại phần "PPDH" trong giáo trình "Lý luận dạy học các môn học ở trường phổ thông" (của Lộc 1997) Nắm vững bản chất, cấu trúc, của từng phương pháp dạy học cụ thể. Biết cách vận dụng các PPDH cho từng loại kiến thức trong nội dung chương trình sinh học phổ thông. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.Khái niệm về phương pháp DHSH TOP Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định (Lộc, 1997). Ðể hiểu thế nào là phương pháp DHSH chúng ta hãy xem xét 3 cách dạy của 3 giáo viên sinh học phổ thông khi trình bày phần "Cơ chế quang hợp" (bài 12SH10). 2 + Giáo viên 1 : vừa vẽ hình lên bảng (H23 - SGK) kết hợp với lời nói trình bày (giải thích) bản chất chuỗi phản ứng sáng, chuỗi phản ứng tối sau đó hỏi đáp để học sinh nhắc lại (củng cố, khắc sâu kiến thức). + Giáo viên 2 : treo tranh, sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp (H23 SGK), hỏi đáp để học sinh tự rút ra kết luận về tính 2 pha của quang hợp. + Giáo viên 3 : sử dung sách giáo khoa (SGK) : Trang 46 và quan sát H23, sau đó cho học sinh mô tả diễn tiến quá trình quang hợp. Bằng hỏi đáp, học sinh rút ra kết luận về bản chất của pha sáng, pha tối. Có mấy yếu tố tham gia trong quá trình tổ chức học sinh nghiên cứu "Cơ chế quang hợp" ? Vấn đề 1.1 : phân tích hoạt động của thầy và trò, phương tiện và kết quả của hoạt động dạy và học ở ví dụ trên. Quá trình dạy học thể hiện mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò nên phương pháp dạy học phải phản ánh mối quan hệ qua lại giữa dạy và học. Từ đó có thể định nghĩa PPDHSH như sau : phương pháp dạy học sinh học là cách thức hoạt động của thầy và trò trong mối quan hệ qua lại để đạt mục đích dạy học sinh học. 2. Ðặc điểm cơ bản của phương pháp dạy học sinh học TOP - Tính mục đích : mục đích nào phương pháp đó, phươg pháp giúp con người thực hiện mục dích : nhận thức và cải tạo thế giới để qua đó tự cải tạo mình. Ví dụ : để đạt mục đích của DHSH là hoàn thiện, củng cố kiến thức thường sử dụng phương pháp hỏi đáp. Như vậy thông qua hỏi đáp, giáo viên giúp học sinh khắc sâu kiến thức chuyên môn đồng thời có thể vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống trong lao động, học tập, trong sản xuất nông nghiệp. - Tính cấu trúc : để đạt mục đích con người thực hiện một loạt các thao tác được sắp xếp theo trình tự logic, hệ thống, có kế hoạch. - Phương pháp gắn liền với nội dung : nội dung qui định phương pháp, phương pháp có tác động trở lại nội dung, làm cho nội dung phát triển. 3 Ví dụ : nội dung bài học thuộc về kiến thức sinh lý, giáo viên sinh học phổ thông sẽ sử dụng phương pháp dùng lời (diễn giảng) kết hợp với thực hành (thí nghiệm thực hành). Chính qua công tác thí nghiệm thực hành bản chất của quá trình sinh lý đó được học sinh hiểu một cách sâu sắc hơn. Ba đặc điểm trên thể hiện mối quan hệ có tính qui luật giữa mục đích - nội dung - phương pháp trong quá trình dạy học sinh học. Vấn đề 1.2 : từ một ví dụ cụ thể trong DHSH hãy phân tích để thấy được tính mục đích, tính cấu trúc, của phương pháp DHSH. II. PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC 1. Cơ sở phân loại TOP Dựa vào nguồn tri thức và tính đặc trưng của sự tri giác thông tin (dựa vào phương tiện chính trong dạy học) : người ta phân ra 3 nhóm phương pháp lớn sau đây : - Nhóm phương pháp dùng lời - Nhóm phương pháp trực quan - Nhóm phương pháp thực hành Dựa vào mục đích của DHSH phân ra các nhóm sau đây : - Phương pháp nghiên cứu tài liệu mới hình thành kỹ năng kỹ xảo - Phương pháp hoàn thiện tri thức kỹ năng kỹ xảo - Phương pháp kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng kỹ xảo 4 Dựa vào đặc trưng hoạt động nhận thức của học sinh (cách tổ chức hoạt động nhận thức) các nhà LLDH đã tìm ra các kiểu dạy học sau : - Dạy học giải thích - minh họa tái hiện - Dạy học tìm tòi bộ phận (Hai kiểu dạy học này có thể đươc xếp chung là dạy học thông báo) - Dạy học nêu vấn đề - Dạy học nghiên cứu Ngoài ra có thể dựa vào mức độ tích cực, sáng tạo trong hoạt động học tập của học sinh mà phân ra 2 loại : - Dạy học lấy giáo viên làm trung tâm - Dạy học lấy học sinh làm trung tâm (Vial, 1986) 2. Kiểu dạy học thông báo  TOP Bản chất Giáo viên giảng giải - minh họa tri thức và cách thức hành động cho học sinh còn học sinh chỉ tiếp thu, tái hiện theo các thao tác mẫu. Giáo viên nghiên cứu nội dung kiến thức, bằng phương pháp dùng lời truyền đạt thông tin đến học sinh và học sinh sẽ học bài ghi được trên lớp.  Ưu điểm Truyền đạt được khối lượng lớn các thông tin có hệ thống, chính xác trong thời gian ngắn Cần ít phương tiện dạy học, ít tốn công sức  Nhược điểm Chưa phát huy đầy đủ tính tích cực, độc lập và tư duy sáng tạo của học sinh  Các bước 5 - Ðặt vấn đề : giáo viên thông báo nội dung sắp học dưới dạng chung nhất để tạo sự chú ý ở học sinh - Phát biểu vấn đề : giáo viên nêu câu hỏi mục đích phát biểu vấn đề sắp trình bày - Giải quyết vấn đề : nội dung chính của bài giảng được trình bày ở đây có thể bằng con đường qui nạp hoặc diễn dịch - Kết luận : tóm ý cô đọng của giáo viên một cách rõ ràng, chính xác, nêu bậc vấn đề cơ bản, mấu chốt của bài giảng, mang tính khái quát cao  Các kiểu thông báo + Dùng lời - thông báo (Diễn giảng, trần thuật, vấn đáp, sách giáo khoa, băng ghi âm...) + Trực quan - thông báo (thí nghiệm, mô hình, tranh, biểu bảng, phim, máy tính, tham quan...) 3. Kiểu dạy học nêu vấn đề  TOP Bản chất : Giáo viên nêu ra cho học sinh một vấn đề cần giải quyết đồng thời tạo điều kiện để học sinh tự lực giải quyết vấn đề trên cơ sở những mối liên hệ cái đã có và cái cần biết, giữa điều đã biết và điều chưa biết. - Vấn đề : có thể là những mâu thuẫn mà thiên nhiên hay xã hội đặt ra cho con người giải quyết - Tình huống có vấn đề : trạng thái tâm lý trong đó học sinh nhận thức vấn đề, mong muốn giải quyết vấn đề và có khả năng giải quyết vấn đề với sự nổ lực nhất định (Lộc, 1997).  Cấu trúc: 4 giai đoạn + Giai đoạn 1: Ðịnh hướng - Bước 1: nêu vấn đề - Bước 2: đưa học sinh vào tình huống có vấn đề 6 - Bước 3: phát biểu vấn đề + Giai đoạn 2: lập kế hoạch - Bước 4: học sinh huy động tri thức, tích lũy tư liệu - Bước 5: đề xuất giả thuyết, dự đoán các phương án - Bước 6: lập kế hoạch giải quyết + Giai đoạn 3: thực hiện kế hoạch - Bước 7: thực hiện kế hoạch giải - Bước 8: đánh giá việc thực hiện. Nếu đúng thì tiếp tục sang bước 9. Nếu bất hợp lý (sai) trở lại bước 6. + Giai đoạn 4: kiểm tra và tổng kết (vận dụng) - Bước 9: phát biểu kết luận về cách giải quyết - Bước 10: thể nghiệm và ứng dụng (Bằng, 1993).  Các mức độ và hình thức dạy học nêu vấn đề + Các mức độ - Mức độ nghiên cứu : học sinh thực hiện đủ 10 bước - Mức độ tìm tòi từng phần : học sinh không thực hiện đầy đủ 10 bước - Mức độ trình bày nêu vấn đề : giáo viên thực hiện cả 10 bước + Hình thức dạy học nêu vấn đề: Có thể thực hiện trên lớp, cho từng nhóm nhỏ, hoặc ở nhà.  Ưu, khuyết điểm + Ưu : - Học sinh nắm tri thức vững chắc, sáng tạo, linh hoạt, nắm phương pháp tự học 7 - Học sinh phát triển được tư duy - Học sinh xây dựng được niềm tin + Khuyết: - Giáo viên cần có nhiều thời gian trong giảng dạy, cần nhiều điều kiện hỗ trợ. - Phương pháp này không phải lúc nào cũng áp dụng được.  Vận dụng (xem bài 2 - Dạy học nêu vấn đề) 4. Kiểu dạy học nghiên cứu TOP Kiểu dạy học nghiên cứu có thể được tóm tắt bằng sơ đồ sau - Bản chất Giáo viên nêu đề tài nghiên cứu còn học sinh bằng tìm tòi, sáng tạo sẽ là người trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên cứu, tìm tòi toàn bộ vấn đề. - Cấu trúc: 4 giai đoạn + Giai đoạn 1: định hướng - Bước 1: đặt vấn đề bằng cách thông báo tài liệu nghiên cứu - Bước 2: phát biểu vấn đề, nêu nhiệm vụ của đề tài + Giai đoạn 2: lập kế hoạch - Bước 3: huy động tri thức, tích lũy tư liệu 8 - Bước 4: đề xuất giả thuyết, dự đoán phương án giải quyết - Bước 5: lập kế hoạch giải quyết + Giai đoạn 3 : thực hiện kế hoạch - Bước 6: thực hiện kế hoạch giải - Bước 7: đánh giá việc thực hiện. Nếu đúng thì tiếp tục sang bước8. Nếu sai thì trở lại bước 4 - Bước 8: phát biểu kết luận + Giai đoạn 4 : kiểm tra đánh giá cuối cùng - Bước 9: kiểm tra ứng dụng kết luận của kế hoạch giải (Vinh, 1980; Bằng, 1993) - Ðánh giá Ðây là phương pháp dạy học tốt nhất để trau dồi tư duy, tính tự lực, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên nên sử dụng phương pháp này ở các lớp cuối cấp và với đối tượng học sinh tương đối khá giỏi. 5. Hệ thống các phương pháp dạy học sinh học TOP Dựa vào cơ sở phân loại trên, từ những phương pháp chung, các phương pháp mà khi truyền thụ các loại kiến thức sinh học, giáo viên phải biết vận dụng nó một cách hợp lý, phải xem nó thuộc loại nào ? nhóm nào? tên cụ thể ? phương pháp cơ bản nào ? Mọi phương pháp dạy học đều có mặt tích cực và có thể phát triển kiến thức, kỹ năng thực hành, khả năng tư duy của học sinh nếu như các phương pháp đó được sử dụng phù hợp với nội dung tài liệu và lứa tuổi học sinh. Phương pháp dạy học cụ thể được gọi tên theo nguyên tắc nhị nguyên (tên kép). Một vế chỉ mặt bên ngoài của hoạt động dạy học (nguồn phát thông tin), một vế chỉ mặt bên trong của hoạt động dạy học. Phương pháp cụ thể rất đa dạng, ngày càng được bổ sung qua thực tiễn DHSH và nghiên cứu lý luận. 9 Dựa vào tính ưu thế của nguồn kiến thức của hoạt động thầy và trò, hệ thống các phương pháp DHSH cơ bản, cụ thể, phổ biến trong thực tiễn dạy học như sau : Mặt bên ngoài của PPDHS H (phương tiện hoạt động) Mặt bên trong của PPDHSH (cách tổ chức nhận thức) Thông báo Tìm tòi bộ phận Nghiên cứu - Diễn giảng - - Diễn giảng - tìm tòi bộ Thông báo phận - Hỏi đáp - TB - Hỏi đáp - tìm tòi bộ - Làm việc với SGK phận - Làm việc với - nghiên cứu Dùng lời SGK - TB - Làm việc với SGK - tìm - Báo cáo - nghiên tòi bộ phận cứu - Báo Cáo - Tìm tòi bộ - Báo cáo - Thông phận báo - Biểu diễn vật - Biểu diễn vật thật - tìm - Biểu diễn vật thật thật - TB tòi bộ phận nghiên cứu Trực quan Thực hành - Biểu diễn vật tượng trưng, tượng hình - TB - Biểu diễn vật tượng trưng, tượng hình - tìm tòi bộ phận - Biểu diễn TN - tìm tòi - Biểu diễn TN nghiên cứu bộ phận - Biểu diễn thí nghiệm - TB - Thực hành xác - Thực hành xác định định mẩu vật - mẩu vật - tìm tòi bộ phận TB - Thực hành quan sát - Thực hành quan tìm tòi bộ phận sát - TB 10 - Thực hành xác định mẩu vật - NC - Thực hành quan sát - NC - Thực hành thí - THTN - tìm tòi bộ phận nghiệm - TB - THTN - nghiên cứu III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC CHỦ YẾU 1. Nhóm các phương pháp dùng lời TOP 3.1.1. Vai trò của lời nói và chữ viết - Lời nói, chữ viết là nguồn tri thức sinh động, nó gây nên cảm giác, biểu tượng tương tự như tri giác vật thật. Như vậy thông qua lời nói, chữ viết, khái niệm được hình thành. - Từ cụ thể đến trừu tượng, từ biểu tượng đến tư duy trừu tượng để hình thành khái niệm phải thông qua ngôn ngữ. - Nếu chỉ đơn thuần dùng lời trong quá trình dạy học thì không vạch được bản chất của sự vật, hình thành khái niệm có thể thiếu chính xác. Lời nói là quan trọng nhưng không quá lạm dụng, không tách rời trực quan và thực hành. Vấn đề 1.3: Tại sao nói "Ngôn ngữ là công cụ của tư duy" ? 3.1.2 Phương pháp diễn giảng  Khái niệm: diễn giảng là phương pháp trình bày có hệ thống, sáng tạo, bằng lời nói sinh động theo một trình tự logic chặt chẽ, một khối lượng tri thức lớn, phong phú và hiện đại cho học sinh (Bằng, 1993). Thông qua diễn giảng, giáo viên trình bày những vấn đề có tính chất thời sự phức tạp và mới mẻ trong thời gian ngắn, nó tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh đồng thời tiết kiệm về mặt kinh tế vì chỉ cần một giáo viên có thể mục vụ một số lượng khá lớn học sinh. Tuy nhiên trong quá trình diễn giảng, học sinh dễ thụ động, thần kinh mệt mỏi, càng về sau càng giảm sự chú ý của học sinh; khó cá biệt hóa việc dạy học và có thể xa rời thực tế nếu không biết kết hợp với các phương pháp 11 khác. Diễn giảng có vai trò chủ đạo trong một chừng mực, cần biết kết hợp diễn giảng với những hình thức tổ chức dạy học. Tùy vị trí của diễn giảng trong quá trình dạy học, có các hình thức diễn giảng - Diễn giảng mở đầu. - Diễn giảng ngày thường. - Diễn giảng tổng kết. - Diễn giảng điểm qua. - Diễn giảng củng cố. Căn cứ vào tính chất của diễn giảng có hai kiểu diễn giảng - Diễn giảng - thông báo. - Diễn giảng - nêu vấn đề.   Diễn giảng - thông báo (thuyết trình - thông báo) Bản chất của phương pháp Tính chất thông báo trong lời giảng của giáo viên là điểm nổi bật của phương pháp này, còn học sinh chỉ nghe, nhìn, hiểu, ghi chép và ghi nhớ. Học sinh thụ động nắm tri thức đã được giáo viên chuẩn bị và trình bày một cách chặt chẽ trong thời gian tương đối dài.  Yêu cầu - Học sinh nắm tài liệu theo trình tự logic chặt chẽ. - Lối giảng gây cảm xúc mạnh, ấn tượng sâu sắc. - Mô tả dưới dạng ngắn gọn về các sự kiện riêng rẽ, truyền thụ các thông số, trình bày các quan hệ và cho những khái quát. - Bổ sung dữ liệu ngoài sách giáo khoa. - Ðảm bảo tính dân chủ, thống nhất giữa giáo viên và học sinh. 12  Cấu trúc + Bước 1 : Ðặt vấn đề : vấn đề mới được thông báo dạng chung nhất, khái quát, nhằm gây sự chú ý ở học sinh về vấn đề sắp học để học sinh chuẩn bị tư thế làm việc. Ví dụ : Ðặt vấn đề để vào bài "Quang tổng hợp" (Bài 12, SH10) Hẳn tuổi thơ trong các em có nghe bài hát rất dễ thương : "Trái đất này là của chúng mình, quả bóng xanh bay giữa trời xanh..." Tại sao lại là quả bóng xanh? có phải xunh quanh chúng ta đầy một màu xanh ?màu xanh của sự sống, màu xanh của cây cỏ, hoa lá... Ví dụ: Ðặt vấn đề để dạy: "Sự phân bào trong cơ thể đa bào" (B4, SH10) Do sơ ý, chúng ta bị đứt tay hoặc xây sát da. Sau khi sát trùng và cầm máu thì vài hôm sau vết thương lại "đâm da non" và lành. Chuyện nghe rất bình thường, có gì đáng nói ! Thế mà lại có cái đáng nói đấy : tại sao gọi là đâm da non ? hiểu thế nào về hiện tượng đâm da non ? + Bước 2 : phát biểu vấn đề : bằng những câu hỏi cụ thể vạch ra trọng tâm của bài hay thông báo dàn bài chính của tiết giảng nhằm tạo nhu cầu muốn hiểu biết của học sinh. Ví dụ : phát biểu vấn đề để dạy bài " Quang hợp" (nêu trên) Tại sao lại là màu xanh của sự sống ? màu xanh đó đảm nhận chức năng gì ? màu xanh và hoạt động tổng hợp chất hữu cơ của thực vật quan hệ ra sao ? Ví dụ : phát biểu vấn đề để dạy bài "Sự phân bào" (nêu trên) Những tế bào trong cơ thể chúng ta đã thực hiện chức năng gì để có được quá trình "đâm da non" ? Con người, động vật có sự "đâm da non" còn đối với thực vật thì sao, chúng có đâm da non ? + Bước 3 : giải quyết vấn đề : bằng con đường qui nạp hay diễn dịch, giáo viên trình bày, giải thích, làm rõ vấn đề đặt ra (Lộc, 1997) 13 Ví dụ : trên cơ sở sơ đồ trực quan (tranh vẽ tóm tắt sự quang hợp - H23 SH10), giáo viên trình bày, làm rõ cơ chế tính 2 pha của quang hợp. Sau đó nêu khái niệm quá trình quang hợp. Ví dụ : từ sơ đồ trực quan (H11 - SH10), giáo viên trình bày nêu bậc được bản chất của quá trình gián phân qua các giai đoạn của quá trình phân bào. Sự khác nhau trong nguyên phân của tế bào động vật và thực vật. Sau đó nêu khái niệm quá trình gián phân. + Bước 4 : Kết luận : là sự kết tinh của bài giảng, sự khái quát nhất bản chất vấn đề nghiên cứu bằng những câu trả lời sắc bén. Ví dụ : Kết luận về quang hợp: quang hợp là quá trình sinh lý trung tâm. Cây xanh nhờ có diệp lục tố đã tổng hợp ra chất hữu cơ cung cấp cho toàn bộ sinh giới. Ngoài ra, chính nhờ quang hợp mà toàn bộ oxy của Trái đất được đổi mới bầu không khí được lọc sạch Ví dụ : Kết luận về sự phân bào: Nguyên phân (gián phân) đảm bảo duy trì số nhiễm sắc thể đặc trưng, duy trì những đặc tính di truyền của từng loài và nhờ đó cơ thể sinh vật lớn lên. Tóm lại, diễn giảng (thuyết trình) là phương pháp được sử dụng phổ biến trong dạy học sinh học ở phổ thông trung học. Ví dụ : vận dụng phương pháp diễn giảng - thông báo để giảng : "Học thuyết chọn lọc nhân tạo của Darwin" (Bài 2.II-bài 16- SH12). + Bước 1 : Ðặt vấn đề : Chúng ta thấy rằng, vật nuôi cây trồng vô cùng đa dạng phong phú. Mỗi nòi vật nuôi, thứ cây trồng lại mang những đặc điểm thích nghi phù hợp với nhu cầu thị hiếu của con người đến có hại cho bản thân chúng. Cơ chế nào đã tạo ra sự đa dạng, phong phú đó ? + Bước 2 : Phát biểu vấn đề : Vì sao mỗi vật nuôi, cây trồng lại đều thích nghi với nhu cầu nhất định của con người ? Vì sao từ một nguồn gốc chung, vật nuôi, cây trồng ngày càng đa dạng phong phú ? 14 + Bước 3 : Giải quyết vấn đề : Phân tích nội dung giảng dạy theo logic qui nạp. Trước tiên, giáo viên nêu một số ví dụ (qua tranh, sơ đồ minh họa) : - Sự đa dạng của các nòi gà. - Sự đa dạng của các nòi bồ câu. - Sự đa dạng của các thứ cải. Sau đó, giáo viên nhận xét, so sánh và giải thích : - Mỗi vật nuôi, cây trồng đều thích nghi với một nhu cầu nhất định của con người. Ví dụ : - Gà chọi có dáng chắc, chân khỏe (gà nòi). Còn gà cảnh dáng thanh mảnh, bộ lông có sắc màu đẹp (gà tre). Gà thịt thì có ức vun đầy. Gà chuyên trứng có bụng hơi xệ, mất khả năng ấp trứng (gà lơgo). - Cải bẹ : có phần bẹ là phát triển (cải rổ, cải trắng). Cải bông : cơ quan sinh sản phát triển. Cải củ : lá dần tiêu biến nhưng rất phát triển phần củ (củ cải trắng, cà rốt). Cải lá như cải ngọt, cải xanh, cải bắp có lá rất phát triển (có thể phân tích thêm ở ví dụ khác). Từ những bằng chứng đã nêu, giáo viên rút ra kết luận khái quát : Chính sự chọn lọc (theo nhiều hướng khác nhau) của con người đã chi phối sự biến đổi của vật nuôi, cây trồng. Tiếp theo, giáo viên phân tích khái niệm chọn lọc nhân tạo qua các yếu tố : - Tính chất : do con người tiến hành, vì lợi ích của con người, không chú ý đến lợi ích của bản thân sinh vật. - Cơ sở : dựa trên đặc tính di truyền, biến dị của sinh vật. - Ðộng lực: nhu cầu thị hiếu nhiều mặt của con người. - Nội dung : tích lũy những biến dị có lợi,đào thải những biến dị không có lợi cho con người. 15 - Thời gian : có từ khi con người biết chăn nuôi, trồng trọt. - Kết quả : hình thành nhiều thứ cây trồng và nòi vật nuôi phong phú đa dạng trong thời gian ngắn nhưng phiến diện. - Vai trò: chọn lọc nhân tạo là nhân tố chính trong sự hình thành các giống vật nuôi, cây trồng. Vấn đề 1.4: sử dụng phương pháp diễn giảng - thông báo để trình bày một số nội dung sau : chọn lọc tự nhiên, phân ly tính trạng, hình thành loài bằng con đường địa lý (SH12). Những tính chất cơ bản của quần xã sinh vật, quy luật hình tháp sinh thái, diễn thế sinh thái (SH11). Cơ chế hô hấp, sự chuyển hóa năng lượng trong sinh giới, cơ chế sinh trưởng (SH10).  Diễn giảng - nêu vấn đề Giáo viên nêu vấn đề vạch mâu thuẫn nhận thức, giáo viên đề xuất giả thuyết và cũng chính giáo viên đề xuất hướng giải quyết vấn đề. Học sinh theo dõi con đường giải quyết vấn đề do giáo viên trình bày. Giáo viên khi trình bày vấn đề luôn tạo ra những mâu thuẫn nhận thức nên học sinh luôn trong tình trạng có vấn đề. Qua đó chất lượng lĩnh hội cao hơn so với diễn giảng - thông báo (xem nội dung bài 2 : Dạy học nêu vấn đề) 3.1.3 Phương pháp trần thuật - Khái niệm Trần thuật là tường trình, kể lại tài liệu một cách có hệ thống. Trần thuật được sử dụng khi nói về các hiện tượng, đời sống trong tự nhiên, tiểu sử, lịch sử các nhà khoa học, lược sử môn học hoặc trần thuật dể mở bài. -Yêu cầu Lời kể được chuẩn bị chu đáo, hình tượng gợi cảm xúc tích, bố cục rõ ràng có mở có kết. Không nên lạm dụng trần thuật để biến tiết giảng thành buổi kể chuyện. - Các ví dụ minh họa cho phương pháp trần thuật Ví dụ 1 : Trần thuật để trình bày phần lược sử quang hợp (Bài 12 - SH10 ) 16 - Từ thế kỷ thứ 17 (1630) Van-Helmôn, nhà nghiên cứu tự nhiên người Hà Lan đã cho rằng cây lớn lên nhờ nước qua thí nghiệm : trồng cây liễu trong một chậu đất với một lượng đất nhất định. Ông chỉ dùng nước tưới cho cây liễu trong suốt 5 năm liền và nhận thấy trọng lượng của cây tăng 7,4 kg trong khi đất chỉ mất 57g. - 1772 : Prilây, nhà hóa học người Anh, nhân một hôm đi dạo trong rừng, ông cảm thấy thật thoải mái dễ chịu, ông suy nghĩ : cây xanh đã cho ra không khí chất gì đây ? và ông đã tiến hành làm thí nghiệm chứng minh một cành bạc hà có thể "làm lành" không khí mà một ngọn nến cháy đã "làm độc" : cây xanh lọc không khí nhờ tạo ra oxy. - 1779 : Ingenhao, nhà nghiên cứu tự nhiên kiêm thầy thuốc người Hà Lan đã khẳng định rằng quá trình thực vật sử dụng CO2 và giải phóng oxy chỉ xảy ra ở ngoài ánh sáng. Như vậy khoảng 200 năm trước con người đã hiểu gần đúng sự quang hợp theo sơ đồ phản ứng sau : CO2 + H2O + năng lượng mặt trời --> O2 + Chất hữu cơ Ngày nay, cơ chế quá trình quang hợp đã được tìm hiểu, phân tích sâu sắc, có thể tóm tắt bằng sơ đồ phản ứng: Ví dụ 2 : Trần thuật để mở bài (bài 1 - SH10): Sau những ngày tháng học tập vất vả; những ngày hè nếu có dịp đi nghỉ ở Vũng Tàu hoặc Nha Trang. Vào những đêm biển lắng, các em sẽ được ngắm nhìn một trời sao trên biển; Này nhé, trên mặt biển, bỗng nhiên lóe lên một vệt sáng, tiếp là vệt thứ hai, thứ ba... nhiều lắm; mỗi vệt sáng chỉ lóe lên trong khoảnh khắc . Chắc hẳn các em sẽ mải mê nhìn và tự hỏi : sao lại thế nhỉ ? đó là con gì ? chúng ra sao mà ta không thấy dược nhỉ ? Các em hãy yên tâm những vệt sáng đó được phát ra từ hàng chục triệu động vật nhỏ liti, nhỏ hơn hạt bụi nữa cơ và chúng được gọi là "trùng dạ quang"hay "đèn nến biển". Thắc mắc của các em sẽ được giải tỏa khi hôm 17 nay chúng ta nghiên cứu bài "Cơ thể sống chưa có cấu tạo tế bào và cơ thể đơn bào" (Theo chuyện lạ có thật về động vật của Lê Quang Long & CTV,1994) Ví dụ 3 : Trần thuật để mở bài (bài 11 - SH10) Một hôm rễ của một cây xanh đang cần cù hút nước được một lúc nó mệt và đói, rễ đòi lá cho ăn. Lá chăm chỉ hút khí trời, đang sốt ruột chờ rễ chuyển nước lên. Nghe rễ càu nhàu, lá quát : " Nước chẳng chuyển lên lấy gì hòa với khí trời làm cái ăn ? mày tưởng tao no chắc ? Rễ bèn nghĩ ra và xin lỗi : "Xin lỗi nhé ! nhưng nước nặng lắm làm sao tao đổ ngược lên cho mày hở lá ?" Lá bèn dấm dẳng : "Bảo thằng thân giải quyết, việc chúng mày chúng mày lo!" Thân liền phân trần : "Thì tớ chẳng lo xong phần tớ là gì, toàn bộ ống dẫn loại xịn, đây là bó gỗ dẫn nước lên, đây là bó libe dẫn thức ăn xuống, thôi đừng cải nữa, cái hóc búa là bơm nước lên, tao sẽ dùng sức mao dẫn để đưa nước lên, nhưng tao chỉ đưa lên được khoảng 1,5 m thôi nhé ! Lá bảo : "Thôi được, phần còn lại để tụi tao lo. Ê, họ hàg nhà lá chúng ta có chút nước nào thì cho bốc hơi hết nhé để tạo sức lôi cuốn mạnh dể đưa nước lên. Hoạt động của rễ, thân lá ra sao? chúng ta hãy cùng nghiên cứu bài : "Sự trao đổi chất ở sinh vật tự dưỡng - Phần :'Trao đổi nước" (Theo chuyện lạ có thật về thực vật của Lê Quang Long & CTV,1994) Ví dụ 4 : Trần thuật để vào bài (bài 20 - SH10) Nghe nói ngày xưa có một con nhân sư (sư tử đầu người) ra câu đố cho khách qua đường :" Con gì sáng đi bốn chân, trưa đi hai chân, chiều đi ba chân? ", ai không trả lời được nó sẽ ăn thịt. 18 Nhưng con nhân sư làm sao qua được trí tuệ của con người. Thế là có một tráng sĩ dũng cảm tuyệt vời, thông minh tột độ tên là Ơ Ðíf đã trả lời được câu hỏi khiến con nhân sư lồng lộn tức giận và Ơ Ðíf đã quật cho nó một đòn trời giáng. Câu trả lời của Ơ-Ðíp là gì ? các em thử ngẫm nghĩ xem. Ðó chính là "con người". Vâng ! cuộc đời con người là như thế đấy, sau khi lọt lòng mẹ oe oe cất tiếng khóc chào đời, còn yếu ớt nhỏ bé, dần dần khôn lớn bước đi trên dôi chân vững chắc và lúc hoàng hôn nghiệt ngã trùm lên cuộc sống, người già vẫn dũng cảm kiên trì, dùng gậy tiếp sức cho mình để tiếp tục đi nốt quãng đời còn lại. Ðời một con người là vậy, thực chất của sự lớn lên và phát triển đó ra sao ? chúng ta hãy tìm hiểu: "Sự sinh trưởng và phát triển ở động vật". Vấn đề 1.5 : Sử dụng phương pháp trần thuật trong một số ví dụ khác khi giảng SH10, SH11, SH12 3.1.4 Phương pháp hỏi đáp (đàm thoại)  Khái niệm : hỏi đáp là phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để truyền thụ vốn kiến thức mới dựa trên vốn kiến thức đã có, kinh nghiẹm thực tiễn hay vốn sống của học sinh. Hệ thống câu hỏi và đáp là nguồn kiến thức chủ yếu được trình bày. Phương pháp này thường được dùng phối hợp với các phương pháp khác trong bài tổng kết, bài khái quát, bài mở rộng liên hệ thực tế.  Yêu cầu - Phải có hệ thống câu hỏi. - Khắc phục tình trạng thụ động của học sinh, tăng tính tích cực học tập. - Mức độ câu hỏi và số lượng câu hỏi đặt ra tránh không để học sinh bị mệt.  Ðánh giá - Thường xuyên kiểm tra kiến thức, trình độ, sự phát triển tư duy. - Gây hứng thú học tập, kích thích hoạt động nhận thức, lớp học sinh động. 19 - Kiểm tra hoạt động của thầy cũng như giúp học sinh nắm vững bài. Tuy nhiên nếu sử dụng câu hỏi không hợp lý, câu hỏi rời rạccó thể dẫn đến tình trạng bẻ gãy kiến thức của học sinh. Những lưu ý khi đặt câu hỏi  - Nói ít hiểu nhiều. - Tránh những câu hỏi dẫn đến câu trả lời "có" hay "không". - Tránh sử dụng những câu hỏi quá phức tạp, câu hỏi phải mạch lạc, rõ ràng, không tối nghĩa. - Không nên nêu những câu hỏi quá khái quát. - Có thời gian để học sinh chuẩn bị câu trả lời. Chất lượng câu hỏi :  Theo B.Bloom, chất lượng câu hỏi tăng dần qua các mức độ khác nhau của câu trả lời ở học sinh : + Học sinh trả lời câu hỏi chỉ bằng sự tái hiện và lập lại Ví dụ : - Hãy nêu định nghĩa quần thể, loài, quần xã. - Hãy phát biểu định luật Hardi-Vanbec. + Trả lời của học sinh là sự diễn đạt điều đã biết theo ý mình Ví dụ : - Hãy trình bày tóm tắt học thuyết tiến hóa của Darwin. - Hãy tóm tắt bằng sơ đồ chu trình phát triển của rêu. - Bằng sơ đồ tóm tắt để mô tả quá trình quang hợp. + Học sinh biết áp dụng kiến thức vào những tình huống mới khác với bài học khi trả lời câu hỏi Ví dụ : - Khi giải các bài tập. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất