Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn phương pháp dạy học phần âm môn tiếng việt công nghệ giáo dục lớp 1...

Tài liệu Skkn phương pháp dạy học phần âm môn tiếng việt công nghệ giáo dục lớp 1

.DOC
14
219
119

Mô tả:

1. phÇn më ®Çu 1.1. Lý do chọn đề tài. Theo đánh giá của Bộ GD - ĐT, việc học tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục không chỉ giúp học sinh nắm chắc tri thức cơ bản về Tiếng Việt và đồng thời hình thành các kĩ năng nghe – nói – đọc – viết một cách vững chắc. Học sinh luôn tham gia hoạt động học tập chủ động tự tin, thông qua việc học, các thao tác học các em tự chiếm lĩnh ngữ âm, được phát huy khả năng tư duy cũng như năng lực tối ưu của mình. Dạy học theo chương trình Công nghệ giáo dục giúp bản thân tôi nâng cao trình độ và năng lực nghiệp vụ sư phạm, cách tổ chức dạy học theo quy trình Công nghệ giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học một cách triệt để 1.2. Điểm mới của đề tài: Khi áp dụng phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục với nghiệp vụ sư phạm hiện đại dùng quy trình 4 việc để tổ chức và kiểm soát tiết học. Tự định nghĩa mình bằng quá trình làm: ai cũng làm được, làm gì được nấy, làm đâu chắc đấy. Quy trình dạy học của giáo viên diễn ra theo 4 bước : nhận diện ngữ âm, tập viết, đọc, luật chính tả. Chương trình phát huy được khả năng tư duy của học sinh, giúp các em nắm chắc cấu tạo ngữ âm của tiếng nên học sinh đọc được và đọc tốt. Học sinh nắm chác luật chính tả, kĩ năng nghe viết chính tả rất tốt. Từ nững lí do trên đây nên tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm về “ Phương pháp dạy học phần âm môn Tiếng Việt Công nghệ giáo dục lớp 1.” a. Cơ sở lí luận Theo những quan điểm giáo dục: “Trong nhà trường, trẻ em là nhân vật trung tâm, thầy giáo là nhân vật quyết định”. “ Nhà trường là nơi trẻ đang sống cuộc sống thực của chính mình”. “ Thầy thiết kế - trò thi công” Vậy Công nghệ giáo dục là gì? Công nghệ giáo dục không phải là công nghệ thông tin trong giáo dục , không chỉ là phương pháp giáo dục. Công nghệ thông tin được sử dụng như các phương tiện trong giáo dục và Công nghệ giáo dục tận dụng tối đa những phương tiện này. Công nghệ giáo dục là quá trình tổ chức kiểm soát quá trình giáo dục sao cho ra được sản phẩm tất yếu, theo đúng ý đồ thiết kế của nhà giáo dục Hồ Ngọc Đại. Công nghệ giáo dục là thiết kế được những việc làm giáo dục để học sinh tự làm ra sản phẩm học tập cho chính mình. Tiết học giáo viên không giảng bài mà chỉ hướng dẫn các em tự học, giúp trẻ tự hình thành phương pháp tự học, tạo cho các em trải nghiệm kĩ năng làm việc. Nhà trường yêu cầu không đem cái chưa đúng của các em ra để trừng phạt hay phân tích trước lớp, em nào chưa đúng thì phải giúp để em đó làm đúng. Em nào làm đúng làm nhanh thì tuyên dương. Trong lớp được phép làm ồn trong học tập không nhất thiết phải im lặng mới ngoan. Làm xong bài trước có thể quay cóp mtj chút vẫn được chấp nhận khi không làm ảnh hưởng đến bạn khác. Cái quan trọng là “ Phải dạy trẻ biết suy nghĩ, không phải chỉ biết nghe lời” “ Làm sao cho trẻ biết suy nghĩ bằng nhận thức bằng cái đầu của mình không phải của người khác”. Quan hệ thầy trò trong lớp học không phải là quan hệ bề trên kẻ dưới mà thực hiện sự phân công hợp tác. Đến lớp thầy chỉ làm mẫu hướng dẫn điều chỉnh các em học hết sức chứ không học quá sức không bị căng thẳng, không bị áp lực. Tiếng Việt là công cụ để học tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác, nếu không học được Tiếng Việt, không đọc thông viết thạo khó có thể học tốt các môn học khác. Tiếng Việt công nghệ giáo dục trân trọng học sinh, hiểu trẻ em để dạy trẻ em, dạy trẻ biết tư duy biết yêu thương biết cách tự phục vụ đấy chính là đích đầu tiên dung dị nền tảng nhất trong việc hình thành nhân cách con người mà nhà trường đặt ra b. Cơ sở thực tiễn Trong thực tế qua giảng dạy nhiều năm trường Tiểu học nói chung và dạy trực tiếp ở lớp 1 nói riêng thì các em bước chân từ mầm non lên lớp 1 đây là bước ngoặt quan trọng nhất đánh dấu cuộc đời đi học của các em ngay từ những buổi học đầu tiên vào lớp 1. Việc học tập, tham gia vào các hoạt động còn bỡ ngỡ rụt rè chưa thích ứng với các đối tượng học sinh vùng thị trấn thị xã, vùng thuận lợi hơn. Lần đầu tiên tiếp xúc với môn Tiếng Việt 1- CNGD. Học sinh nắm chữ cái nhưng cách học mới nên khó ghép vần, một số học sinh phát âm sai do phương ngữ, phân tích lúng túng, chưa biết cách phát huy hết năng lực học tập. Học sinh bước đầu học đọc, học viết, học cách phân biệt nguyên âm, phụ âm, biết tách tiếng thanh ngang ra hai phần, tiếng có phần khác nhau do dấu thanh. Cách dùng mẫu, lập mẫu, nắm luật chính tả nên các em còn có nhiều bỡ ngỡ, lúng túng, một số em đọc vẹt chưa nắm được ngữ âm. Với yêu cầu phần âm các em phải đọc đúng âm, đọc đúng tiếng liên quan đến âm, câu ngắn, đoạn văn ngắn liên quan đến âm đang học nắm kiến thức một cách vững vàng rồi biến kiến thức đó thanhf kĩ năng kĩ xảo trong phần âm, chuyển sang học vầ lúc đó các em mới học tốt môn Tiếng việt. Để thực hiện tốt chương trình Công nghệ thì giáo viên phải xác định rõ mục tiêu chương trình giúp học sinh đọc thông viết thạo không bị tái mù, không ngồi nhầm lớp, các em nắm chắc hệ thống ngữ âm, nắm luật chính tả về gi/ d, luật chính tả về e, ê, I, g/gh,…nắm chắc hệ thống ngữ âm của Tiếng việt. Chính vì thế vấn đề tôi đặt ra là làm sao giúp cho trẻ phát huy trí tuệ, tình cảm để các em cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, tập cho học sinh có tính mạnh dạn trong học tập, khả năng sáng tạo để học tốt phần âm, giúp học sinh lớp tôi nói riêng và học sinh khối 1 nói chung nắm bắt được âm trong môn Tiếng việt 1- CNGD. 1.3 Phạm vi đề tài - Đối tượng là 89 học sinh khối 1 2. PhÇn néi dung 2.1. Thực trạng Qua đợt kiểm tra khảo sát chất lượng vào tháng 8/2016 về chất lương khối 1 cũng như quá trình theo dõi sự học tập của học sinh kết quả đạt được như sau: TSHS HS biết âm HS biết ghép âm HS biết phân tích đọc đơn thành tiếng trơn 89 80 29 15 1. Đối với giáo viên a. Thuận lợi: Có 100% có trình độ chuyên môn đạt và vượt chuẩn Hầu hết giáo viên tuổi đời tuổi nghề đã lâu năm, giàu kinh nghiệm trong việc giảng dạy học sinh lớp 1. Về cơ bản được tập huấn chương trình công nghệ giáo dục TV1 do phòng giáo dục tổ chức Giáo viên luôn nhiệt tình trong công tác giảng dạy, tận tụy với học sinh, tận tâm với nghề nghiệp, tích cực tự học và sáng tạo Nhà trường trang bị cơ sở vật chất thiết bị, Sách thiết kế, SGK đầy đủ phục vụ cho công tác giảng dạy, trường lớp khang trang, phòng học thoáng mát, sạch sẽ đáp ứng nhu cầu giảng dạy cho giáo viên. Chúng tôi đi dạy không soạn bài mà chỉ đọc thiết kế nghiên cứu bài dạy Tác phong sư phạm mẫu mực lời nói dịu dàng rõ ràng dứt khoát, học sinh dễ nghe hiểu được việc mình phải làm Chương trình CNGD – TV 1 có rất nhiều ưu điểm trong việc triển khai dạy học tại lớp mình phụ trách - Việc sử dung hệ thống kí hiệu thay cho lời nói của giáo viên để giao việc cho học sinh thực hiện trong tiết dạy đỡ mất thời gian, tránh phải nói nhiều. - Quy trình đọc, phân tích tiếng thay cho việc phải đánh vần trước đây rất hiệu quả. - Quy trình hướng dẫn tập viết, viết chính tả rất kĩ lưỡng - Học sinh nắm được luật chính tả rất chắc chắn. b. Khó khăn Đây là năm đầu tiên thực hiện chương trình CNGD - TV1 giáo viên bỡ ngỡ, ban đầu gặp khó khăn trong việc nghiên cứu nội dung bài dạy, một vài bài đầu chưa hiểu hết ý đồ của thiết kế nên việc truyền đạt kiến thức trên lớp cho các em có đôi phần hạn chế. Khi tổ chức cho học sinh học tập một số hoạt đông còn lúng túng vì đôi lúc chưa hiểu hết nội dung bài dạy trong thiết kế. Học sinh lần đầu chưa quen với phương pháp học mới nên các em còn gặp phải một số khó khăn nhất định như việc dạy luật chính tả: đọc là âm c đứng trước âm e, ê, I thì phải viết con chữ k, âm gi đọc là “dờ” âm d cũng đọc là “dờ” 2. Đối với học sinh a. Thuận lợi - Các em luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo cũng như ban giám hiệu nhà trường. - Điều kiện cơ sở vật chất: có đầy đủ bàn ghế đạt chuẩn, phòng học sạch sẽ gọn gàng, trang bị đầy đủ đồ dùng học tập sách vở đúng quy định - Nhiều phụ huynh hưởng ứng đồng tình cũng như sự quan tâm đặc biệt đến việc học tập của con em mình - Địa bàn các em sinh sống gần trường nên việc đi lại học tập có nhiều thuận lợi. b. Khó khăn Một số ít học sinh tiếp thu bài chậm nên việc học chương trình công nghệ GD - TV 1 các em theo không kịp, các em còn rụt rè chưa nắm bắt được phương pháp học tập chưa phân tích được tiếng, chưa nắm bắt được ngữ âm, chưa phân biệt được nguyên âm, phụ âm, chưa thuộc luật chính tả. Vẽ mô hình tiếng nguyên, tách tiếng ra hai phần chưa thành thạo. Lượng chữ trong bài đọc khá nhiều so với chuẩn kiến thức kĩ năng. Lượng chữ viết trong bài chính tả dài vượt chuẩn kiến thức kĩ năng nên mỗi khi viết các em hơi vất vả. Phụ huynh chưa hiểu được sự khác biệt giữa chương trình hiện hành và chương trình công nghệ nên việc giúp đỡ con em học bài ở nhà gặp không ít khó khăn bất cập. Nhiều phụ huynh phải gọi điện hỏi cô giáo về cách đọc bài viết bài của con em mình. Một số phụ huynh có hoàn cảnh khó khăm như hộ nghèo, cận nghèo nên mãi đi kiếm việc làm, kiếm tiền ít có thời gian quan tâm đến việc học tập của con em mình. C. C¸c gi¶I ph¸p *Mục tiêu của chương trình CNGD – TV1 học xong chương trình học sinh đạt được: - Các em đọc thông viết thành thạo - Học sinh nắm chắc luật chính tả - Các em nắm được hệ thống cấu trức ngữ âm * Đối tượng chương trình TV lớp 1- CNGD là cấu trúc ngữ âm của Tiếng việt bao gồm: - Tiếng - Âm và chữ - Vần * Nội dung chương trình CNGD – TV 1 gồm 4 bài Bài 1: Tiếng Bài 2: Âm Bài 3: Vần Bài 4: nguyên âm đôi * Phương pháp dạy chương trình TV lớp 1 – CNGD - Phương pháp mẫu + Lập mẫu, sử dụng mẫu + Làm mẫu, tổ chức cho HS làm theo mẫu đã có - Phương pháp làm việc + Tổ chức việc học của trẻ em thông qua những việc làm cụ thể và những thao tấc chuẩn xác do các em tự làm lấy. ** Phần cụ thể, phần âm 1. Mục tiêu phần âm Học sinh nắm chắc 38 âm vị Tiếng việt, cách viết các âm vị này - Biết phân biệt phụ âm, nguyên âm thông qua phát âm dựa vào luồng hơi bị cản hay luồng hơi ra tự do. - Biết ghép phụ âm đầu với nguyên âm tạo thành tiếng có thanh ngang, thay tiếng có thanh ngang bằng các dấu thanh để có tiếng mới khác nhau. - Biết phân tích tiếng thanh ngang ra hai phần: phần đầu và phần vần, phân tích tiếng có dấu thanh thành tiếng thanh ngang và dấu thanh cơ chế tách đôi. - Đọc trơn to rõ ràng đoạn văn có độ dài 20 tiếng, tốc độ tối thiểu là 10 tiếng/ phút - Nghe viết chính tả được tất cả các tiếng có vần chỉ có âm chính. Viết đúng kiểu chữ cỡ nhỡ tốc độ tối thiểu là 3 tiếng/ phút. - Nắm chắc cấu tạo của tiếng gồm 3 bộ phận cấu thành: thanh, âm đầu, vần( chỉ có âm chính) - Nắm chắc luật chính tả e, ê, i. 2. Quy trình dạy phần âm: Bài dạy phần âm gồm hai công đoạn a. Công đoạn 1: Lập mẫu ( Mẫu ba – Phân biệt phụ âm, nguyên âm) Mục đích yêu cầu Làm theo đúng quy trình 4 việc, thực thi chuẩn xác từng thao tác, làm ra sản phẩm chuẩn xác, xứng đáng là mẫu chuẩn mực cho tất cả các tiết học của bài b. Công đoạn 2: Dùng mẫu( Áp dụng cho tất cả các bài còn lại của phần âm – quy trình giống như quy trình tiết lập mẫu) Tuy nhiên cần chú ý: Mục đích của tiết dùng mẫu là - Vận dụng quy trình từ tiết lập mẫu - Luyện tập với vật liệu khác trên cùng một chất liệu với tiết lập mẫu. Yêu cầu giáo viên trong tiết dùng mẫu: - Nắm chắc quy trình từ tiết lập mẫu - Chủ động linh hoạt trong quá trình tổ chức tiết học sao cho phù hợp với học sinh lớp mình. ** Để giúp HS lớp 1 nắm vững được âm trong Tiếng Việt 1 giáo viên cần nắm được - Giúp HS nắm vững từng âm cần hai vấn đề then chốt: + Yêu cầu đối với HS là thuộc bảng chữ cái một cách thành thạo + Nắm được kĩ năng về các âm trong Tiếng việt 1 biết phân biệt nguyên âm và phụ âm, biết lập mẫu và dùng mẫu, phân tích âm, tiếng đọc được theo 4 mức độ: “T - N – N – T” theo kí hiệu và lệnh của GV. Biết phân biệt đâu là âm đệm, đâu là âm chính, đâu là âm cuối, học luật chính tả biết phân biệt luật chính tả về âm e, ê, i, âm d/ gi,... Tình trạng các em đọc vẹt theo bạn nhiều, muốn khắc phục được hạn chế trên đồng chí chuyên viên phòng giáo dục động viên chúng tôi làm thêm, tận dụng đồ dùng dạy học của chương trình hiện hành, chủ động sắp xếp thời gian rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh Để giải quyết hai vấn đề trên giáo viên phải nắm vững vị trí, nhiệm vụ, yêu cầu dạy âm trong môn Tiếng việt. Giáo viên hiều rõ khả năng nhận thức, đặc điểm của quá trình nhận thức trẻ lớp 1, vì khả năng nhận thức của HS hình thành và phát triển theo từng giai đoạn có quy luật riêng của nó khi đó giáo viên dạy phần âm mới đạt hiệu quả cao được. ** Dựa vào thực trạng của giáo viên và học sinh để đưa ra giải pháp phù hợp với đặc trưng môn TV1 – CNGD được thể hiện qua 2 tiết dạy với quy trình 4 việc: Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm - Giới thiệu âm mới - Phân tích tiếng - Vẽ mô hình Việc 2: - Giới thiệu chữ in thường - Giới thiệu chữ viết thường - Viết tiếng có âm mới học - Hướng dẫn viết vở “Em tập viết” Việc 3: Đọc - Đọc chữ trên bảng lớp -Đọc sách “Tiếng việt – CNGD lớp 1” Việc 4: Viết chính tả - Viết bảng con - Viết vở chính tả *** Giải pháp 1. Tác phong lời nói, cử chỉ, điệu bộ của giáo viên cần phải chuẩn mực, thân thiện. Quy trình 4 việc cần phải thực hiện theo trình tự + Câu lệnh của giáo viên cần phải rõ ràng dứt khoát, rõ ràng. HS thực hiện theo đúng yêu cầu của GV, hoạt động giữa HS và GV diễn ra nhịp nhàng. + Các hoạt động của lớp thực hiện theo kí hiệu trên bảng, kí hiệu bằng tay của giáo viên. Giáo viên không phải nói nhiều mà học sinh vẫn hoạt động nhịp nhàng + Giáo viên cần phải thuộc các việc cơ bản của mỗi bài. + Nhẹ nhàng, thân thiện, linh hoạt khi tổ chức vác hoạt động ở từng việc + Quan tâm đặc biệt tới các HS có nhận thức và tiếp thu bài chậm trong lớp. + Ở buổi học thứ hai giáo viên xác định được nội dung cần ôn tập, chú ý kĩ năng củng cố phù hợp đối tượng HS nhằm giúp HS nắm được bài tốt hơn. + Dạy đâu chắc đó, học sinh nắm được bài học, không để học sinh ra ngoài lề lớp học. Cần dạy học phù hợp đối tượng HS, phân hóa đối tượng, các em cần đạt chuẩn ở mức độ thấp nhất. Dạy học không cần viết tên đề bài trước, lập xong mô hình viết ở bảng, cần tuân thủ dạy theo thiết kế, có thể linh hoạt lồng ghép. Khen HS nhiều không nên chê bai chỉ nhắc nhở để HS tiến bộ. Khi dạy không nên trở về cái cũ, mỗi ngày chỉ thay đổi một thành phần, khi giao việc GV phải đứng trước lớp, khi HS làm việc giáo viên xuống lớp, kiểm tra các em để có biện pháp khen những em viết, vẽ mô hình đẹp, tiến bộ, đồng thời sửa sai điều chỉnh kịp thời những HS viết chưa đúng chưa đẹp hoặc vẽ mô hình còn chậm nhằm động viên HS cố gắng, Dạy tiếng không dạy từ, không đưa những gì có sẵn cho HS khi đến lớp. Sách giáo khoa của học sinh không gọi là kênh hình kênh chữ. Đánh giá học sinh bằng nhận xét Hằng ngày giáo viên nhận xét trực tiếp bằng lời của mình trên sản phẩm của học sinh như học sinh đọc, học sinh viết chính tả, đối với những học sinh mắc lỗi nhiều chậm tiến bộ giáo viên cần nhận xét để giúp các em sửa sai và tiến bộ hơn. 2. Phân loại đối tượng học sinh: Nghiên cứu kĩ phần kế hoạch dạy học là việc làm không thể thiếu đối với giáo viên đứng lớp, nắm vững mục tiêu bài dạy, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, đề ra các hoạt động hợp lý cho giáo viên và hoạt động học sinh đồng thời phân loại đối tượng học sinh hiểu bài nhanh vận dụng tốt, học sinh tiếp thu bài còn chậm. Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí cho từng đối tượng học sinh Luôn động viên khuyến khích học sinh thường xuyên tạo cơ hội để học sinh được chủ động một cách tích cực thông qua giờ học và thực hành. 3. Giúp học sinh học tốt về âm: Có thể nói môn Tiếng Việt 1 – CNGD là môn học mới giúp các em nắm bắt được ngữ âm trong Tiếng Việt, phần âm là công cụ hỗ trợ không thể thiếu chiếm tỉ lệ trọng yếu khi học môn Tiếng Việt.Bắt buộc HS phải thuộc tất cả các chữ cái trong bảng chữ cái các em sẽ ghép đọc được âm, vần, tiếng, từ, câu, đoạn, bài.. Ngoài việc tạo cơ hội cho học sinh có khả năng tư duy sáng tạo trong các tiết học, lấy học sinh làm trung tâm các em sẽ là người chủ động trong các tiết học như đọc trơn, đọc hay phân tích tốt. Bài đọc trong SGK trang bên trái yêu cầu cần đạt chuẩn, trang bên phải dành cho đối tượng học sinh nắm bài tốt nhanh hơn. Bám sát chuẩn chương trình: cuối kì I “ Bài đọc: 20 tiếng bài viết 1 tiếng / 1 phút. Trong chương trình CNGD – TV 1 giáo viên dạy kĩ bài : Tiếng ( 12 tiết). Còn dạy bài âm đối với các em không cần học qua lớp mẫu giáo trong tập 1 gồm 9 tuần dạy phần âm ( phần âm mẫu 3 là quan trọng nhất) Chuẩn bị đồ dùng dạy học cần bám sát yêu cầu bài dạy, sử dụng hệ thống câu hỏi rõ ràng chính xác, ngắn gọn dễ hiểu. Do vậy khi dạy phần âm giáo viên thực hiện qua 4 việc, học sinh sẽ học được cách làm việc trí óc, giáo viên huấn luyện kĩ năng đọc cho HS theo 4 mức độ “ TN – N – T”. Viết đúng, viết đẹp viết nhanh học đâu chắc đó. * Lưu ý: đọc phân tích để kiểm tra đọc trơn. Đọc trơn để “ Thẩm định” phân tích. Ví dụ: Dạy bài âm /e/ là tiết dùng mẫu Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm Mục đích: HS phát âm tiếng chứa âm mới, nhận ra âm mới là nguyên âm hay phụ âm vẽ được mô hình phân tích tiếng có âm mới. a. Giới thiệu âm mới - T đưa tiếng có âm mới /đe/ cho HS phát âm /đe/ /đờ/ /e/ /đe/ b. Phân tích tiếng T yêu cầu HS phân tích tiếng /đe/ kết hợp vỗ tay để biết phần đầu âm /đ/ phần vần là âm /e/. - Cho HS phát âm âm /e/ nhận xét luồng hơi đi ra như thế nào? - HS nhận xét: Luồng hơi ra tự do kéo dài được nên /e/ là nguyên âm - Cho HS nhắc lại theo 4 mức độ “ T – N – N – T” c. Vẽ mô hình - T cho HS vẽ mô hình tách tiếng ra hai phần: Tiếng /đe/. Đọc : /đe/ T cho HS đưa âm /đ/ vào phần đầu mô hình đọc lại : đ là phụ âm. - HS chỉ vào phần vần mô hình đọc /e/, phần /e/ chưa học nên chưa viết được đọc : /e/ là nguyên âm Việc 2: Học viết chữ ghi âm Mục đích: HS nắm được cấu tạo chữ /e/ in thường, chữ /e/ viết thường HS nắm được quy trình và viết được chữ /e/ viết thường cỡ nhỏ, viết được các tiếng chứa âm /e/ a. Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ in thường - T giới thiệu mẫu chữ /e/ in thường: một nét thắt lùn - T viết mẫu chữ /e/ lên bảng lớp đồng thời mô tả chữ /e/ in thường để HS nhận biết khi đọc. b. Hướng dẫn viết chữ /e/ viết thường - T giới thiệu mẫu chữ /e/ viết thường - Hướng dẫn chấm điểm đặt bút điểm dừng bút và quy trình viết. - T viết mẫu kết hợp nêu quy trình viết chữ /e/ viết thường. - Cho HS luyện viết vào bảng con chữ /e/ viết thường. c. Viết tiếng có âm vừa học: - Cho HS đưa tiếng /đe/ vào mô hình - Thay âm /đ/ bằng các phụ âm đầu đã học để có tiếng mới, HS nêu tiếng vừa tìm được và đọc, phân tích. - T cho HS thay thanh vào tiếng /đe/ để có tiếng mới, đọc, phân tích tiếng mới vừa tìm được. d. Hướng dẫn HS viết vở tập viết - T hướng dẫn HS tô chữ /e/ khoảng cách giữa các chữ theo chỗ chấm, nối nét giữa chữ /b/ và /e/, khoảng cách giữa hai chữ “da dẻ” bằng độ rộng một con chữ e - T kiểm soát HS viết bài, sửa sai cho HS viết chưa đẹp, nhận xét bài viết của HS 3. Đọc Mục đích: HS đọc trôi chảy từ mô hình tiếng đến âm, tiếng từ, câu trong bài a. Đọc bài trên bảng lớp - T linh động chọn âm, tiếng để luyện cho HS tùy vào đối tượng lớp mình - Đọc từ dễ đến khó, từ tiếng có thanh ngang đến các tiếng có dấu thanh: ( đe, đè, đé, đẻ, đẽ, đẹ, bè, dẻ, chè,…. b. Đọc sách giáo khoa: Đọc từ trên xuống dưới, từ trái sang phải - Sở dụng nhiều hình thức đọc: (nhóm, cá nhân, cả lớp) ( cá nhân, nhóm, lớp) (lớp, nhóm, cá nhân) theo 4 mức độ: “ T- N – N – T” 4. Viết chính tả: Mục đích: HS viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng : chè, be bé, e dè,… a. Viết bảng con, viết nháp -T đọc cho HS nghe viết từng chữ vào bảng con hoặc vào vở nháp - HS thực hiện theo trình tự: phát âm lại, phân tích, viết vào bảng con, đọc lại b. Viết vào vở chính tả - T cho HS thực hiện theo đúng quy trình mẫu Bước 1: Phát âm lại( lớp đồng thanh) Bước 2: Phân tích tiếng( thao tác bằng tay) Bước 3: Viết Bước 4: Đọc lại  Lưu ý: - Khi dạy giáo viên phát âm chuẩn, dùng từ chuẩn, khi nói các em đọc: âm, vần, tiếng, câu, đoạn. Khi viết các em viết con chữ, viết chữ: âm cờ được ghi bằng con chữ /c/, con chữ /k/, con chữ /q/. Đánh vần: cờ - a – ca, cờ - e – ke, cờ - ua – cua, cờ - oa – qua,… - Khi học sinh không đọc theo 4 mức độ T cần phải hướng dẫn cụ thể, thao tác chậm để học sinh nắm bắt được. 4. Phân loại hệ thống cấu trúc âm gắn với luật chính tả. - Ở giai đoạn này HS được học cấu trúc âm – chữ theo nguyên tắc phụ âm ghép với nguyên âm để tạo thành tiếng: ma, mà, má, mả, mã, mạ. Gồm 22 phụ âm và 11 nguyên âm đơn( chỉ có âm cờ xuất hiện âm đệm u là điểm để phân biệt với vầ sau này. Dạy Tiếng Việt là dạy chữ ghi âm, nghe sao viết vậy, HS phải được nhìn, nghe và luyện phát âm đúng, điểm ngoại lệ dạy những âm được ghi bằng hai ba chữ cái: ch, kh, ng,ngh, gh,nh, ph, th,... thường được dạy liền nhau để dễ phân biệt và gắn liền với luật chính tả: c – ch, g – gh, ng – ngh), nếu HS không nhớ giáo viên phải nói ra các âm được ghi bằng hai, ba chữ cái đồng thời thường xuyên cho hS nêu lại luật chính tả g/gh, ng/ngh, cấu trúc c/k, đối với trường hợp như tr/ch, v/d/gi, r/d, s/x và các dấu thanh, đọc từ phiên âm tiếng nước ngoài, cũng bắt đầu được dạy từ giai đoạn này. Về các giai đoạn sau này, nội dung dạy học luôn được lặp lại yêu cầu HS nhắc lại thường xuyên khi học các mẫu 2, 3, 4, 5. - Phần âm nó xuyên suốt trong cả quá trình dạy vần, tiếng từ, câu nên T phải chú ý phát âm đúng các vần, phân biệt cặp vần trong cùng một bài, các tiếng chứa vần( những bài có số vần cần học nhiều chủ yếu là để học sinh dễ so sánh nhận biết, giáo viên có thể giãn ra nhiều tiết nhưng phải dạy liền nhau * Lưu ý luật chính tả: Dấu thanh đặt ở âm chính, hướng dẫn viết vở Em tập viết theo mẫu in sẵn, viết chính tả có thể là một câu mà giáo viên vừa cho HS luyện đọc kĩ xong, trang bên phải có thể lựa chọn một đoạn theo yêu cầu phù hợp với đối tượng HS để cho các em đọc không nhất thiết phải cho học sinh đọc cả bài. Khi đọc chính tả cho học sinh viết giáo viên có thể hỏi học sinh xem viết đúng chưa? Nếu sai bạn bên cạnh nhắc và viết lại không tẩy xóa chỉ gạch chữ sai dưới chận và viết ra bên cạnh, giáo viên cần quan sát học sinh liên tục. Khi học sinh không viết được thì giáo viên cho học sinh phân tích lại để viết, yêu cầu tùy theo đối tượng học sinh trong lớp để giáo viên giao bài viết cho phù hợp. Ở bảng dạy như thế nào thì viết ở vở chính tả như thế đó, viết phải có quy cách. Ví dụ: Khi dạy chữ cần chú ý bộ nét, cơ bản là dạy đặt bút, chấm điểm đầu tiên, kéo viết, điểm dừng bút, giáo viên phải thuộc tên nét, học sinh quên giáo viên cho học sinh nhắc lại để nhớ, củng cố cho học sinh viết các nét và thuộc các nét. Nếu học sinh không biết phân tích, không biết viết giáo viên phải hướng dẫn yêu cầu học sinh học thuộc bảng chữ cái và viết hết bảng chữ cái cho nhớ, sau đó hướng dẫn ghép các chữ với nhau. Luật chính tả có 9 nguyên âm trong đó có ba nguyên âm xuất hiện chữ ghép, giáo viên có thể ghi vào bìa rô ky để học sinh quan sát đọc hằng ngày. Như vậy sau khi học 4 việc, học sinh được cung cấp bộ công cụ Tiếng Việt ( về kiến thức, về cấu trúc ngữ âm, luật chính tả ) hình thành kĩ năng sở dụng Tiếng Việt. Từ đó giúp các em học tốt phân môn Tiếng Việt 1 – CNGD. 5. Thường xuyên thay đổi các hình thức học tập cho học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học có thành công và đạt hiệu quả hay không là một phần có hình thức tổ chức dạy học phong phú đa dạng. Hình thức phải xây dựng phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh. Do đó hình thức phù hợp thì tạo nên tiết học sinh động, đạt hiệu quả cao, phát huy được tính tích cực tự học chủ động sáng tạo của học sinh. 6. Tổ chức các hoạt động vui chơi lồng ghép học sinh hệ thống kiến thức và tự chữa lỗi. Có thể nói đây là một kỹ năng rất quan trọng giúp cho người giáo viên nắm bắt và đo được kết quả học tập của học sinh qua một quá trình dạy học. Qua hoạt động vừa chơi vừa học các em bết chia sẻ với nhau kinh nghiệm học tập, các em biết tự mình kiểm tra kết quả của mình và giúp nhau cùng tiến bộ. Các em không những ham đến trường mà còn dần trở nên yêu thích môn học này. Giáo viên cần thay đổi thường xuyên các hình thức tổ chức dạy học trò chơi khác nhau. Qua 1 tiết học có thể tổ chức cho các em chơi những trò chơi gây hứng thú trong học tập, điều này rất bổ ích thông qua các tiết học hằng ngày. 7. Thời gian dạy Giáo viên phân bố cho hợp lý cho các việc miễn là hoàn thành các việc( Việc1, 2 tiết 1) (việc 3, 4 tiết 2) Tóm lại để thực hiện tốt môn Tiếng Việt lớp 1- CNGD người giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ mục đích yêu cầu nội dung và phương pháp dạy học của chương trình Tiếng Việt CNGD lớp 1cũng như mục đích yêu cầu, nội dung phương pháp học phần âm của từng bài dạy. Đặc biệt là thực hiện theo đúng chương trình Tiếng Việt trong thiết kế Tiếng Việt lớp 1 – CNGD 3. PhÇn kÕt luËn - Qua các hoạt động trên bản thân nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt trong hoạt động tự học, học sinh tự hoạt động nhiều, tiếp thu bài nhanh tự giác học tập mang lại hiệu quả cao. Giáo viên nói ít, học sinh hoạt động nhiều. Các em đọc bài thành thạo biết nhẩm phân tích tiếng để đọc trơn tiếng, từ, câu, đoạn, bài tập đọc ngắn, các em luyện viết chữ đẹp hơn nhanh hơn, biết cách trình bày bài viết sạch đẹp, khoa học. - Trong một thời gian ngắn 10 tuần thực hiện dạy Tiếng Việt lớp 1 – CNGD đúng theo quy trình 4 việc đến nay tôi thấy học sinh của lớp tôi học đến âm nào các em nắm chắc âm đó, viết đúng chính tả các tiếng đã học, giờ học diễn ra nhẹ nhàng thoải mái, giáo viên nói ít hơn, học sinh được làm nhiều việc hơn không nhàm chán. - Bài học kinh nghiệm: - Để có được tiết học diễn ra nhẹ nhàng đạt hiệu quả cao thì mỗi giáo viên chúng ta cần thực hiện thành thạo trong các thao tác trong mỗi tiết học và thực hiện tốt 4 việc trong mỗi tiết học thành một quy trình chặt chẽ. Mỗi giáo viên chúng ta thực sự tâm huyết yêu nghề mến trẻ thì chắc chắn học sinh chúng ta khi học xong lớp 1CNGD chúng ta sẽ có một “vụ mùa bội thu”. Từ tiết học làm ra sản phẩm giáo dục mang lại cho học sinh lợi ích có thực, đáp ứng nhu cầu thiết thực vì sự trưởng thành và phát triển tự nhiên của chính em, cho em cảm thấy: “ Đi học là hạnh phúc Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui” Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp dạy học phần âm mônTiếng Việt lớp 1 – CNGD kính mong sự tham gia đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường để kinh nghiệm dạy học môn tiếng Việt – CNGD lớp 1 ngày một hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn. CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN kinh nghiªm “ ph¬ng ph¸p d¹y häc phÇn ©m m«n tiÕng viÖt líp 1 – c«ng nghÖ gi¸o dôc” Họ và tên: Lê Thị Tuyết Ngân Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Thủy Mẫu 1B Quảng Bình, tháng 11 năm 2016 CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN kinh nghiªm “ ph¬ng ph¸p d¹y häc phÇn ©m m«n tiÕng viÖt líp 1 – c«ng nghÖ gi¸o dôc” Quảng Bình, tháng 11 năm 2016
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan