Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn phương pháp dạy học hiệu quả phân môn vẽ trang trí thcs...

Tài liệu Skkn phương pháp dạy học hiệu quả phân môn vẽ trang trí thcs

.DOC
20
321
111

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆU QUẢ PHÂN MÔN VẼ TRANG TRÍ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ" 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Trang trí hay nghệ thuật làm đẹp là một nhu cầu thiết yếu, là mong muốn thuộc về tình cảm, ý thức tâm lý của con người. Sau những buổi lao động, học tập mệt mỏi, được thư giãn ở một căn phòng xếp đặt gọn gàng, có trang trí hài hòa, màu sắc dịu mát, người ta nhanh chóng phục hồi sức khỏe, tăng hưng phấn nhiệt tình lao động sáng tạo hơn là phải nghỉ ngơi trong một căn phòng thiếu trang trí, hoặc trang trí lòe loẹt nhức mắt, xếp đặt lộn xộn gây cảm giác khó chịu…Nếu vậy, cái mệt, sự ức chế tinh thần tăng thêm, dẫn đến suy giảm sức lực và nhiệt tình trong lao động sáng tạo. Nghệ thuật trang trí có tác động lớn lao đến đời sống xã hội, góp phần dẫn dắt, xây dựng lối sống, nhân cách của con người một cách mạnh mẽ, toàn diện như thông qua cách ăn mặc, đầu tóc, lối sống, tiện nghi sinh hoạt,…Vậy trang trí là một phần quan trọng không thể thiếu trong nghệ thuật nói chung và nghệ thuật tạo hình nói riêng. Học sinh học môn vẽ trang trí có thêm hiểu biết về nghệ thuật và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử. Từ đó biết cách ứng dụng nghệ thuật vốn cổ của dân tộc hợp lý, phù hợp và được trang bị những kiến thức cần thiết về mặt lý thuyết và một số kỹ năng thực hành trong quá trình học tập, sáng tạo nên tác phẩm trang trí phù hợp với những yêu cầu riêng biệt của từng bài học, cấp học. Xuất phát từ mục tiêu chung “Nâng cao tính chủ động, phát huy tính tích cực, tư duy của học sinh” môn Mỹ thuật ở trường THCS góp phần thực hiện mục tiêu trên đó là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản để hình thành nhân cách con người, hiểu được cuộc sống và luôn biết hướng đến “Chân, thiện, mỹ”. Là giáo viên giảng dạy bộ môn Mỹ thuật, tôi tự nhận thấy ở những học sinh có kết quả tốt không hoàn toàn là những em có năng khiếu. Có nhiều học sinh, khi bước đầu học bộ môn thường cảm thấy rất khó khăn để tiếp thu, bài vẽ chậm và chưa hoàn thành tốt bài tập, các em này tỏ ra chán nản không có hứng thú vẽ vì nghĩ rằng mình không có khả năng theo kịp các bạn khác vì không có năng khiếu. Nhưng sau một thời gian học tập tiếp thu kiến thức và thấy đã nắm được những phần cốt lõi của bộ môn thì lại tỏ ra đam mê ham thích và đạt được kết quả bất ngờ. Tôi tự nhận định môn học Mỹ thuật ở trường phổ thông không đòi hỏi ở người học những khả năng bẩm sinh mà đòi hỏi ở học sinh khả năng tiếp thu kiến thức, niềm đam mê, tính tích cực chịu khó. Vì vậy tôi chọn nghiên cứu phương pháp dạy vẽ phân môn trang trí để hướng dẫn học sinh học tốt bộ môn Mỹ thuật và tạo hưng phấn trong các môn học khác là tất yếu và cần thiết. Để cung cấp cho học sinh những kỹ năng, giúp học sinh phát triển toàn diện nhân cách con người, tạo cho học 2 sinh thích thú tiếp thu bài học nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Vì vậy, để đạt được những yêu cầu trên trong việc dạy và học, giáo viên cần phải hình thành và phát huy những kỹ năng cần thiết cho học sinh khi học những giờ của môn Mỹ thuật. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Phương pháp dạy học hiệu quả phân môn vẽ trang trí cấp THCS” 2. Mục đích nghiên cứu: Tạo cho các em thật sự ham thích, hứng thú, say mê học tập, học mà chơi, chơi mà học đối với môn Mỹ thuật. Thông qua tranh ảnh sinh động giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Giúp cho những học sinh còn hạn chế về kỹ năng dễ dàng tiếp thu bài, còn các em khá giỏi có điều kiện vươn lên trong học tập, kích thích óc tò mò khám phá vẻ đẹp. Trong sách giáo khoa có các kênh hình ở từng bài phù hợp với từng nội dung, từng phân môn. Do vậy muốn đạt hiệu quả cao trong tiết học thì giáo viên phải làm thêm đồ dùng để phục vụ giảng dạy và cũng tránh sự nhàm chán ở học sinh, nhất là phân môn vẽ trang trí. - Do đặc trưng bộ môn Mỹ thuật là môn học nghệ thuật, nên việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng là cần thiết. Có được các kỹ năng học sinh sẽ chủ động sáng tạo, thể hiện ý tưởng riêng của mình. - Khi biết vận dụng những kỹ năng trong bài học ở mỗi học sinh sẽ giúp cho giáo viên giảng dạy bộ môn thuận lợi và đỡ vất vả hơn. - Các kỹ năng được phát triển ngoài mục tiêu được đặt ra cho môn Mỹ thuật ở THCS là dạy học sinh biết nhận ra cái đẹp, tập sáng tạo và biết vận dụng cái đẹp vào thực tiễn trong giờ học và sinh hoạt hàng ngày, nó còn tạo cho học sinh sự ham thích vẽ dẫn tới những thành công của các em trong môn học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Để mục đích đề ra đạt hiệu quả cao thì giáo viên giảng dạy bộ môn tích cực tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học, sưu tầm những tranh ảnh có liên quan đến các bài học môn Mỹ thuật được tải trên mạng Internet trong các tiết học ở các khối lớp 6,7,8,9 và bài vẽ trang trí của học sinh ở những năm học trước. + Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 6, 7,8, 9 trường THCS thị trấn Ba Tơ. + Phạm vi nghiên cứu: Xem xét nghiên cứu các kỹ năng, tinh thần tự học của học sinh lớp 6,7,8, 9 trường THCS thị trấn Ba Tơ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhiệm vụ của giáo viên là phải thực hiện tốt các phương pháp dạy học tích cực để tiết học sôi nổi, tạo hứng thú cho học sinh tham gia tích cực trong các hoạt động giữa thầy và 3 trò, qua đó các em cảm nhận được cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình thông qua bố cục, đường nét, hình mảng, khối đậm nhạt, không gian, ánh sáng, màu sắc,...Từ đó các em có sự lựa chọn nội dung trang trí theo ý thích mà thể hiện theo cảm xúc riêng. 5. Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp tổng hợp, phân tích các kỹ năng phát triển tốt và kỹ năng còn hạn chế của học sinh để có biện pháp bổ sung. + Trong các giờ học giáo viên thường xuyên thay đổi các phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp; phương pháp liên hệ thực tiễn; phương pháp trực quan; phương pháp luyện tập, phương pháp tổ chức trò chơi,... + Phương pháp đánh giá được sử dụng thường xuyên, ngoài những đánh giá các bài vẽ trên lớp và ra bài tập về nhà cho học sinh. Tổ chức thu và chấm bài, trả bài tại lớp. Tạo điều kiện cho học sinh đựơc rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá và kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ. + Khuyến khích học sinh vẽ thêm bài tập theo ý thích ở nhà có nội dung liên quan đến bài học. + Tự nghiên cứu, trau dồi kiến thức để giải trình các câu hỏi của học sinh đưa ra trong giờ học và khi làm bài tập. + Vận dụng phương pháp làm việc theo hình thức tổ chức trò chơi, để tạo điều kiện cho học sinh được tham gia vào quá trình học tập một cách tự giác, bằng khả năng của chính mình. Phương pháp học tập này sẽ được thông qua hoặc diễn ra theo nội dung trò chơi trong giờ học nhằm xây dựng cho học sinh tinh thần tập thể. Đồng thời hình thành cho học sinh phương pháp làm việc khoa học và có kế hoạch. Đối với bộ môn Mỹ thuật, phương pháp dạy học tổ chức trò chơi được vận dụng trong các bài học như: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm nghệ thuật, bày mẫu và lựa chọn mẫu vẽ, trò chơi ghép tranh, ghép hình, nhìn nét đoán hình, vẽ tranh tập thể, vẽ màu theo tên, ai vẽ nhanh hơn,…Học sinh sẽ có điều kiện để bộc lộ ý kiến riêng của mình, tăng khả năng hợp tác và phát triển năng lực làm việc nhóm và cá nhân. + Trao đổi học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, nghiên cứu thu thập tài liệu, tranh ảnh từ sách, báo, tạp chí Mỹ thuật, mạng Internet,…để thể hiện vào bài giảng. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI: 1.1. Cơ sở pháp lý: 4 Từ khi còn nhỏ, trẻ em đã biết vẽ nên những nét vẽ trước khi biết viết chữ, trẻ rất thích làm đẹp, ham làm đẹp và hoạt động Mỹ thuật rất hấp dẫn với trẻ. Nhưng theo nhận xét của hoạ sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Mỹ thuật Cung thiếu nhi Hà Nội: “Nội dung chương trình giáo dục Mỹ thuật còn có chỗ chưa hợp lý, gò ép, áp đặt, chưa phù hợp với những lứa tuổi học sinh khác nhau. Các em phải học trang trí sớm và quá nhiều, nhiều nội dung trùng lặp sẽ gây nhàm chán. Khuôn khổ bài vẽ lại quá bé, tạo nên thói quen đi nét vẽ hình vụn, tủn mủn…Nếu bằng nội dung và phương pháp dạy học chưa thật chuẩn sẽ khó đạt được mục đích và dễ dẫn đến tình trạng: Càng lớn, càng học vẽ nhiều, các em lại càng vẽ xấu đi…”. Đây chính là những thông điệp đáng báo động trong chương trình giảng dạy bộ môn Mỹ thuật hiện nay của chúng ta. Vẽ trang trí nhằm phát huy trí tưởng tượng sáng tạo, làm giàu cảm xúc thẩm mỹ cho học sinh trên cơ sở cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng về trang trí. Từ những kiến thức kỹ năng cơ bản đó, học sinh THCS có khả năng cảm thụ được vẻ đẹp từ thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, qua những hình tượng khái quát hóa, điển hình hóa bằng ngôn ngữ đặc trưng của hội họa là hình mảng, đường nét, màu sắc đậm nhạt được bố cục theo nguyên tắc của nghệ thuật trang trí. Việc sưu tầm, tự làm và sử dụng tranh ảnh trong dạy học môn Mỹ thuật để bồi dưỡng, phát triển các kỹ năng cho học sinh học môn Mỹ thuật cấpTHCS là một vấn đề cần thiết, từ đó giúp các em học sinh nắm vững kiến thức bài học. Thông qua hình ảnh sống động trong đồ dùng sẽ kích thích học sinh phấn khởi trong học tập. 1.2. Cơ sở lý luận: Dạy học phương pháp trực quan là khả năng quan sát các đồ vật, sự vật, hiện tượng một cách đúng đắn, chính xác. Tạo cho học sinh khả năng nhận biết cái đẹp, khả năng suy nghĩ có so sánh, đối chiếu, phân tích và tổng hợp về hình tượng. Từ đó vận dụng những hiểu biết vào trong bài học để có thể sắp xếp bố cục, vẽ nét, vẽ hình, vẽ đậm nhật, vẽ màu… Rèn luyện tốt các kỹ năng cho học sinh là việc làm cần thiết và là chìa khoá cho việc dạy và học tốt môn Mỹ thuật. Đối với mỗi phân môn như: Vẽ trang trí, vẽ tranh, vẽ theo mẫu, thường thức mỹ thuật thì vai trò của các kỹ năng có những chức năng khác nhau, nhưng đều có tầm quan trọng riêng không thể tách rời trong mỗi giờ học Mỹ thuật. Phương pháp làm việc theo hình thức tổ chức trò chơi là tạo điều kiện cho mọi học sinh đều được tham gia vào quá trình học tập một cách tự giác bằng khả năng của chính mình. Phương pháp học tập này sẽ được thông qua hoặc diễn ra theo nội dung của trò chơi trong học tập nhằm xây dựng cho học sinh tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng với công việc 5 chung của tập thể. Đồng thời hình thành cho học sinh phương pháp làm việc khoa học và có kế hoạch. Học sinh cùng có vai trò đánh giá kết quả học tập của mình để qua đó tiếp tục khám phá những kiến thức mới một cách chủ động chứ không thụ động là lắng nghe ý kiến của các bạn và tiếp thu kiến thức từ phía giáo viên. Với vị trí môn Mỹ thuật cấp THCS là dạy học sinh nhận ra cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt hàng ngày và cho công việc mai sau góp phần xây dựng con người lao động mới phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Qua bài học trang trí các em vận dụng sự hiểu biết về cái đẹp vào trong cuộc sống cũng như trong học tập, để tô điểm cho các vật dụng của các em như quần áo, sách bút, góc học tập…Khả năng quan sát thiên nhiên, tư duy hình tượng có thể giúp cho học sinh có vốn sống và hiểu biết xã hội phong phú hơn. 1.3. Cơ sở thực tiễn: Chú trọng một số phương pháp dạy học tích cực như phương pháp dạy học rèn luyện cho học sinh có được các kỹ năng cơ bản, tổ chức trò chơi trong học tập phân môn vẽ trang trí cấp THCS. 1.4. Phương pháp dạy – học trang trí ở cấp THCS: a. Rèn luyện các kỹ năng chính trong môn Mỹ thuật: * Kỹ năng quan sát: Là khả năng quan sát các đồ vật, sự vật, hiện tượng một cách đúng đắn, chính xác. Có thể quan sát từ bao quát đến chi tiết. Từ việc quan sát học sinh sẽ đưa ra những nhận xét về đặc điểm, hình dáng, cấu tạo, tỉ lệ, màu sắc,… Đây là kỹ năng quan trọng trong môn Mỹ thuật được thể hiện nhiều trong các giờ học vẽ trang trí, vẽ theo mẫu hay vẽ ngoài trời, ngoài ra nó còn đựơc thể hiện nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Khả năng quan sát và nhận xét chính xác sẽ làm nền tảng cho các kỹ năng khác phát triển. * Kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ: Là khả năng nhận biết cái đẹp, sau khi học sinh quan sát sẽ đưa ra những nhận xét về cái đẹp thông qua bố cục, hình dáng cấu trúc tỷ lệ, màu sắc, đậm nhạt từ đó vận dụng vào bài học và trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên mỗi học sinh có cảm nhận riêng về cái đẹp, giáo viên giảng dạy cần hướng cho học sinh cách cảm thụ cái đẹp một cách cơ bản. Cái đẹp ở đây bao gồm cả hình thức và nội dung, hình thức thể hiện được nội dung theo quan điểm “Nghệ thuật vị nhân sinh” trái với quan điểm “Nghệ thuật vị nghệ thuật” có nghĩa là 6 nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống. Đó là nghệ thuật đích thực, phải biết chắt lọc lựa chọn hình tượng đẹp để phản ánh trong “Tác phẩm” thông qua môn học phát triển khả năng thực hành, kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực góp phần giáo dục cho học sinh thị hiếu thẩm mỹ và có ý thức vươn tới “Chân, thiện, mỹ”, trở thành người công dân tốt có trách nhiệm đối với đất nước. * Kỹ năng tư duy hình tượng: Là khả năng suy nghĩ có so sánh, đối chiếu, phân tích và tổng hợp về hình tượng mà các em quan sát trực tiếp hoặc nhớ lại những hình ảnh đã thấy trước. Đó là sự tư duy lôgic và khoa học để nhận biết và ghi nhớ đặc điểm của các đồ vật, sự vật hay các hiện tượng có trong thiên nhiên… * Kỹ năng thực hành: Là khả năng vận dụng những hiểu biết thông qua quan sát, so sánh vào trong bài học để có thể sắp xếp bố cục, vẽ nét, vẽ hình, vẽ đậm nhạt, vẽ màu,… Khả năng tự học, tự nghiên cứu sưu tầm tài liệu, trình bày sản phẩm học tập… * Kỹ năng đánh giá: Là khả năng phân biệt nhận ra những chỗ hợp lý, đúng sai, đẹp và chưa đẹp về hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ, màu sắc, đậm nhạt của sản phẩm. Qua đó giúp cho học sinh hiểu được những giá trị của nghệ thuật, từ đó biết phát huy sở trường, tích cực sáng tạo trong học tập. * Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Là khả năng vận dụng sự hiểu biết về cái đẹp vào trong cuộc sống một cách toàn diện như thông qua cách ăn mặc, đầu tóc, lối sống, tiện nghi sinh hoạt. Ứng dụng vào việc sắp xếp bố cục, vẽ hình, trình bày bài các môn học khác như: Toán, Sinh, Sử, Địa, Văn học,... Vì trang trí bắt nguồn từ thực tế đời sống xã hội, trang trí là làm đẹp hơn cái vốn có ban đầu, học trang trí ta sẽ biết làm đẹp cuộc sống xung quanh, làm đẹp cho gia đình và làm đẹp cho chính mình. Trên đây là những kỹ năng chủ yếu mà học sinh cần được rèn luyện và phát triển trong môn Mỹ thuật. Với những kỹ năng đó thì kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, được coi là mới trong nội dung chương trình và đổi mới phương pháp dạy học. Đây cũng là những kỹ năng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong giờ học hơn trước. Học sinh cũng có vai trò tham gia đánh giá kết quả học tập của mình, để tiếp tục khám phá những kiến thức mới một cách chủ động chứ không thụ động là lắng nghe và tiếp thu kiến thức từ giáo viên. Mặt khác sự tích cực chủ động trong học tập sẽ giúp học sinh chủ động sáng tạo vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách tích cực hơn. 7 Đối với từng loại bài Mỹ thuật, tuỳ theo mức độ cần thiết của bài học cụ thể mà có thể rèn luyện hay phát triển ở học sinh các kỹ năng cho phù hợp ví dụ: Các loại bài vẽ trang trí nhằm phát triển tốt nhất cho học sinh những khả năng vận dụng những hiểu biết vào trong cuộc sống. Hướng dẫn học sinh biết sử dụng hợp lý những hoạ tiết cổ vào trong các bài tập trang trí cơ bản, vẽ được họa tiết thổ cẩm đơn giản, biết lựa chọn hoạ tiết mang hình dáng, đường nét dân tộc. b. Dạy học thông qua tổ chức trò chơi: Phương pháp dạy học theo hình thức tổ chức trò chơi còn mới so với đa số giáo viên và học sinh. Nhưng việc hình thành và hướng dẫn cho các em học sinh được học tập phương pháp dạy học tích cực này sẽ giúp các em chủ động tìm kiến thức, chia sẻ những ý tưởng, mở rộng hiểu biết, rèn luyện năng lực giao tiếp, năng lực trình bày cho các em. Trong phương pháp dạy học theo hình thức tổ chức trò chơi, học sinh sẽ dễ dàng trao đổi với nhau những hiểu biết về kiến thức của mình, các em dễ dàng trở nên thân thiện hơn, biết đoàn kết với nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. Hơn nữa, với sự dẫn dắt, hướng dẫn của giáo viên, sự điều hành của người nhóm trưởng, các thành viên trong nhóm sẽ cùng nhau thống nhất ý kiến xây dựng tinh thần đồng đội đoàn kết hơn. Từ đó hình thành và phát triển như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng nói, diễn đạt, tập hợp và ghi chép tài liệu… - Giúp học sinh phát triển tâm lý, xây dựng thái độ đạo đức, có ý thức trách nhiệm hơn và biết tôn trọng kỷ luật. - Giúp trẻ tiếp nhận kiến thức nhanh và khắc sâu hơn, tạo tâm lý học tập thoải mái. Điều này sẽ kích thích cho các em bộc lộ năng lực, sở trường, ý thích một cách tự nhiên và vận dụng những kỹ năng đó vào học tập. - Qua trò chơi học sinh sẽ rèn luyện được khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong các tình huống. Qua đó học sinh có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi,... Chính sự thể nghiệm này sẽ hình thành được ở các em niềm tin vào những hành vi tích cực, ứng xử trong cuộc sống. Cũng qua trò chơi học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi. - Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình học tập một cách tự nhiên, hứng thú “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, đồng thời quên được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập, sinh hoạt nàng ngày. Ngoài ra trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp thân thiện giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh. 8 Trong phân môn vẽ trang trí, phương pháp tổ chức trò chơi có thể được tổ chức trong các hoạt động như quan sát, xem xét, sắp xếp các họa tiết, các mảng, hình khối, lựa chọn màu sắc, ghép hình, ai vẽ nhanh hơn, nhiều hơn,… trong bài trang trí. Tìm và phân biệt các đồ vật có trong cuộc sống và trong trang trí sự giống nhau, khác nhau cơ bản như thế nào? Và trình tự các bước khi tổ chức trò chơi trong giờ học Mỹ thuật như sau: - Xác định mục đích, nội dung, nhiệm vụ học tập. - Chọn trò chơi và chia nhóm, đặt tên các nhóm. - Hướng dẫn cách chơi, nêu luật chơi. - Quy định thời gian thực hiện trò chơi. - Tiến hành chơi. - Tổng kết phần chơi: Người giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả và đưa ra kết luận bám vào nội dung học tập. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp tổ chức rò chơi thành công và đạt được hiệu quả giáo dục như mong đợi, thì giáo viên cần nhắc nhở học sinh hạn chế, tránh tình trạng gian lận trong khi chơi, đặc biệt không nên để tình trạng các nhóm, cá nhân ganh đua nhau trong phần thắng thua khi chơi. Tuy nhiên, không có một phương pháp dạy học nào là vạn năng và phương pháp tổ chức trò chơi cũng vậy. Vậy nên việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học tích cực cần sự kết hợp khéo léo, có chọn lọc để có thể thực hiện tốt hơn các mục tiêu trong từng bài học. Nội dung cơ bản trong dạy học vẽ trang trí ở THCS, bao giờ cũng bắt nguồn từ tính vừa sức, giúp học sinh tiếp thu được một cách thoải mái phù hợp với khả năng nhận thức của các em. Một số giáo viên ít chú trọng đến sự tiếp thu của học sinh, còn nặng về lý thuyết, cung cấp quá nhiều kiến thức nên học sinh khó mà tiếp thu hết được, còn xem nhẹ thực hành dẫn đến bài giảng không đạt yêu cầu. Ngược lại, nhiều giáo viên biết định mức cung cấp được kiến thức cơ bản, truyền thụ có trọng tâm, coi trọng khâu thực hành đã đem lại hiệu quả cao. c. Yêu cầu đối với học sinh: Mỗi bài học vẽ trang trí đều có sự khác nhau về mức độ yêu cầu, cần có tư duy sáng tạo và say mê, tìm tòi để bài vẽ có hiệu quả cao. Hiểu được nội dung học vẽ trang trí khác với vẽ theo mẫu. - Phải có dụng cụ học tập để làm bài trang trí như: Bút chì, tẩy, thước kẻ, compa, bút dạ, màu sáp, màu nước, giấy, … 9 - Cần nắm vững một vài cách sắp xếp trong trang trí để từ đó có ý thức tự nghiên cứu, tìm hiểu, ghi chép thiên nhiên một cách đúng đắn, biết sử dụng những tư liệu vào các bài vẽ trang trí sao cho hài hòa đẹp mắt như: + Nhắc lại: Một họa tiết hay một nhóm họa tiết được vẽ lặp lại nhiều lần, có thể đảo ngược theo một trật tự nhất định gọi là sắp xếp nhắc lại. + Xen kẽ: Hai hay nhiều họa tiết được vẽ xen kẽ nhau và lặp lại gọi là sắp xếp xen kẽ. + Đối xứng: Họa tiết được vẽ giống nhau qua một hay nhiều trục gọi là cách sắp xếp đối xứng. + Mảng hình không đều: Các mảng hình, họa tiết tuy không đều nhau nhưng vẫn tạo ra sự thăng bằng, cân xứng, thuận mắt trong bài vẽ thì được gọi là sắp xếp mảng hình không đều. d. Yêu cầu đối với giáo viên: - Phải nắm chắc nội dung, chương trình giảng dạy, đối tượng học sinh, khối lớp để chuẩn bị cho kế hoạch bài dạy. - Chuẩn bị và sưu tầm đồ dùng dạy học với phân môn vẽ trang trí rất quan trọng, giúp giáo viên đưa ra kiến thức một cách sinh động, dễ hiểu và hấp dẫn, học sinh lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả hơn khi được nhìn trực tiếp những hình ảnh cụ thể bên cạnh lởi giảng giải, phân tích. Mỹ thuật vốn là nghệ thuật thị giác, vì vậy đồ dùng dạy học chính là sự hiện diện của kiến thức về hình tượng, đường nét, mảng khối, màu sắc đậm nhạt, qua đó khái niệm được sự hài hòa, cân đối, nhịp điệu. Giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học cần lưu ý phải đảm bảo mức độ kiến thức, đa dạng, phong phú, phù hợp về tỉ lệ, tính thẩm mỹ cao, có tính khoa học, sử dụng đúng lúc, đúng nội dung. - Mỗi bài dạy trang trí phải đảm bảo chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản, có trọng tâm, mang đặc trưng của môn học. Giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng sáng tạo, làm giàu cảm xúc thẩm mỹ và hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp trong sinh hoạt hàng ngày. - Biết mở rộng kiến thức, tích hợp và lồng ghép trong mỗi bài dạy sao cho phù hợp với các đối tượng học sinh, tôn trọng khả năng tự tìm tòi, sáng tạo của các em như: Tìm hoạ tiết, sắp xếp bố cục, tìm màu cho hài hoà,… Luôn bám sát lớp, hướng dẫn học sinh thực hiện các bước để làm bài trang trí, minh họa, góp ý mang tính biểu dương, động viên, khuyến khích kịp thời, theo khả năng của các nhóm đối tượng học sinh. - Trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học vẽ trang trí. Giáo viên có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung từng bài học, từng hoạt động như: Phương pháp trò chơi, 10 hoạt động nhóm, nêu vấn đề, trực quan, luyện tập thực hành, cũng có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong một bài học. Giao nhiệm vụ các nhóm có thể giống nhau hay khác nhau, nhằm tạo sự phong phú, năng động sáng tạo của học sinh. - Để vận dụng phương pháp dạy học tích cực, trước hết giáo viên phải lưu ý đến việc lập kế hoạch bài học, nhằm đưa ra mục tiêu cần đạt về kiến thức, xác định rõ những kỹ năng cần hình thành. Từ đó chuẩn bị đồ dùng dạy học, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để đạt được mục tiêu đó. Kế hoạch dạy học nên phân chia thời gian hợp lý cho các hoạt động. Hoạt động trọng tâm của bài học như: Cách vẽ, luyện tập thực hành cần được chú ý dành nhiều thời gian hơn. Giáo viên cần quan tâm khi dạy các bài có trang trí ứng dụng: - Hướng dẫn học sinh không sao chép, bắt chước những hình vẽ hoặc đồ vật có sẵn. - Khuyến khích học sinh tìm tòi, chủ động và có ý thức tự tạo cho riêng mình một sản phẩm độc đáo để sử dụng như: (Tự làm bìa lịch để treo tường, làm tấm thiệp sinh nhật, trang trí hộp đồ dùng học tập, tờ thời khoá biểu,…). - Hướng dẫn các em quan tâm đến nghệ thuật trang trí ứng dụng mang tính thực tiễn, chú ý đến cách vận dụng những kiến thức trang trí cơ bản vào bài vẽ trang trí ứng dụng. II - THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI: 2.1. Phạm vi nghiên cứu: - Trường THCS thị trấn Ba Tơ là đơn vị đóng trên địa bàn thuộc huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, với 11 lớp học. Nhà trường từng bước đầu tư về cơ sở vật chất, đảm bảo được qui mô phát triển giáo dục trong từng năm học. Hệ thống trường lớp phát triển cân đối, đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường có tinh thần trách nhiệm cao và nhiệt tình trong công tác. - Đa số phụ huynh học sinh ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về sự nghiệp giáo dục, nên có nhiều biện pháp để duy trì sĩ số học sinh, hạn chế học sinh lưu ban và học sinh bỏ học. - Được sự quan tâm của ngành giáo dục huyện nhà, Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, cũng như về trang thiết bị dạy học. Đặc biệt với sự nỗ lực của các em học sinh đã giúp tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này. 2.2. Thực trạng của đề tài: 11 Trong thói quen giảng dạy của nhiều giáo viên nói chung, giáo viên giảng dạy Mỹ thuật nói riêng sau khi thiết kế bài soạn rồi mượn một số đồ dùng, thiết bị và tiến hành giờ dạy mà xem nhẹ việc nghiên cứu, giảng dạy cho học sinh phát triển các kỹ năng cơ bản, tổ chức các hoạt động dạy học hiệu quả, qua đó hình thành ở học sinh ý thức tự tìm tòi, nghiên cứu, tự tin trong sáng tạo và hơn nữa là biết cách tự học. Là giáo viên giảng dạy bộ môn Mỹ thuật, tôi thấy việc rèn luyện, hình thành các kỹ năng, tạo không khí trong giờ học thỏa mái, diễn ra nhẹ nhàng là việc làm cần thiết và là chìa khoá cho việc dạy và học có hiệu quả. 2.3. Nguyên nhân của thực trạng: Qua giảng dạy, tìm hiểu thực tế đa số các em học sinh còn hạn chế về kỹ năng, thiếu dụng cụ học tập. Phần lớn là con em người địa phương có hoàn cảnh khó khăn, xa trường nên các em không có cơ hội để tìm hiểu, nghiên cứu tư liệu, tài liệu, tranh ảnh, bài viết hoặc tham quan các danh lam thắng cảnh, các công trình mỹ thuật có ở địa phương. Một số học sinh khác, còn lười rèn luyện các kỹ năng cần thiết ở môn Mỹ thuật nên chất lượng học tập chưa cao. III - GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp: - Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh. - Từ thực tế giảng dạy các năm học vừa qua. - Khả năng tiếp thu, học tập của học sinh. - Căn cứ mục tiêu cần đạt của từng bài học, tinh thần và trách nhiệm của mỗi giáo viên đối với mỗi học sinh do mình giảng dạy. - Hiệu quả của những giờ học và hiệu quả lâu dài. Từ đó tôi nghiên cứu “Phương pháp dạy học hiệu quả phân môn vẽ trang trí cấp THCS”. 3.2. Các giải pháp chủ yếu: - Làm và sử dụng đồ dùng dạy học phải đúng mục đích, đúng lúc, có chất lượng và đạt hiệu quả cao. - Hình thành cho học sinh các kỹ năng cơ bản và cần thiết qua các bài học. - Tìm ra những kỹ năng phát triển thuận lợi, những kỹ năng còn hạn chế ở các em. - Rút kinh nghiệm, tìm cách khắc phục những kỹ năng còn hạn chế của học sinh 12 Chọn ra một số trò chơi, kỹ năng cơ bản làm nền tảng cho các kỹ năng khác phát triển. - Trong quá trình giảng dạy ở trường THCS thị trấn Ba Tơ có những kỹ năng được phát triển thuận lợi như: - Kỹ năng quan sát. - Kỹ năng thực hành. - Kỹ năng tư duy hình tượng. Đối với khả năng quan sát được phát triển thuận lợi, học sinh không chỉ có quan sát tranh, ảnh trong giờ học mà các em còn có thể quan sát những đồ vật, sự vật, hiện tượng… trong cuộc sống thường ngày, từ bao quát đến chi tiết, về tương quan tỉ lệ, về đường nét, hình khối và màu sắc,… Đối với kỹ năng thực hành, được phát triển thuận lợi vì hai lý do cơ bản sau: + Do đặc trưng của bộ môn nên hầu hết trong các giờ Mỹ thuật các em đều có thời gian thực hành bài vẽ, trong thời gian đó các em được tự do sáng tạo theo cảm nhận riêng, hầu hết các em đều cảm thấy hứng thú khi tự do thể hiện bài vẽ của mình. + Qua sự đánh giá của tổ, nhóm hay của giáo viên, các em thường có sự thi đua tích cực và vận dụng những khả năng sẵn có để thể hiện bài vẽ tốt nhất. Đối với kỹ năng tư duy ở học sinh cũng được phát triển thuận lợi là do các em luôn có khả năng tìm tòi khám phá những điều mới lạ, qua quan sát, phân tích những sự vật, hiện tượng có trong tự nhiên… Ngoài những kỹ năng được phát triển thuận lợi, thì có những kỹ năng còn nhiều hạn chế như sau: - Kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ. - Kỹ năng đánh giá. - Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Các kỹ năng này sở dĩ còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển của học sinh cấp THCS vì: + Điều kiện cơ sở vật chất cho môn Mỹ thuật còn nhiều thiếu thốn, học sinh chưa được thường xuyên tiếp xúc với những môi trường mang tính nghệ thuật. Đối với giáo viên cũng chưa đầu tư, nghiên cứu những tài liệu tham khảo cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy phát huy khả năng nhận biết cái đẹp cho học sinh. 13 + Đối với một số giáo viên, học sinh còn e dè, ngại ngần, không dám đưa ra ý kiến để đánh giá và nói lên cảm nhận của mình. + Từ những hiểu biết còn thiếu sót và do điều kiện sống. Nhiều học sinh còn kém trong việc vận dụng những hiểu biết của bộ môn vào cuộc sống. 3.3. Phương hướng để khắc phục các kỹ năng còn hạn chế: + Tạo mọi điều kiện để học sinh được tiếp cận với những môi trường mang tính nghệ thuật. + Phát động nhiều cuộc thi vẽ tranh, trưng bày kết quả học tập, tổ chức triển lãm tranh của học sinh trong trường. + Trong các giờ học cần sử dụng triệt để đồ dùng dạy học. + Thường xuyên trau dồi kiến thức, tìm tòi nghiên cứu tài liệu, học hỏi bạn bè đồng nghiệp, để có thể áp dụng phương pháp dạy học phù hợp gây hứng thú cho học sinh. + Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có thể tham gia các trò chơi, hoạt động tập thể. + Dành thời gian cho học sinh tự đánh giá bài vẽ của nhóm mình, giúp cho học sinh thêm mạnh dạn, phát triển kỹ năng đánh giá, phân tích. + Để học sinh mạnh dạn hơn và cảm thấy tự tin hơn trong các giờ học Mỹ thuật , giáo viên luôn coi trọng kết quả bài vẽ, kết quả phần chơi qua đó học sinh thấy được cái hay, cái đẹp, chưa đẹp để rút kinh nghiệm cho bài học sau. + Thường xuyên đánh giá kết quả học tập của học sinh qua mỗi bài học. Để động viên, khích lệ tinh thần học tập các em, giáo viên cần nhắc về nhà vẽ bài và làm bài ở bất kỳ lúc nào rảnh rỗi. Những bài vẽ ấy sẽ đựơc chấm điểm và đánh giá một cách khách quan. + Giáo viên có thể sử dụng các bài học cũ của học sinh năm trước, để phân tích và cũng nên tìm tòi chọn một vài đồ vật như: Tờ báo tường, lọ hoa bằng gốm, hộp bánh các loại có hình dáng và trang trí đẹp, để phân tích, hướng dẫn nhằm giúp học sinh mở rộng thêm kiến thức gắn liền với đời sống. + Hướng dẫn học sinh vẽ một bài trang trí là quá trình tìm tòi sáng tạo ra họa tiết, hình ảnh, sắp xếp bố cục, dòng chữ và cuối cùng suy nghĩ để lựa chọn dùng màu nào cho hợp lý, dùng loại hòa sắc nhẹ nhàng hoặc gay gắt tươi vui hay trầm lặng, muốn vậy học sinh phải thuộc bảng pha màu, đó là cơ sở để khám phá, tìm ra các màu mới, tạo nên các hoà sắc đẹp thuận mắt và ưa nhìn. 14 Bảng pha màu cơ bản MỘT SỐ BÀI VẼ TRANG TRÍ CỦA HỌC SINH VÀ SƯU TẦM ĐỂ THAM KHẢO 15 Bài vẽ trang trí đầu Báo tường Bài vẽ trang trí hình Vuông Bài vẽ tạo dáng và trang trí Lọ hoa 16 Bài vẽ trang trí Đĩa tròn IV- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CÁC NĂM HỌC VỪA QUA: Qua thực tế giảng dạy bộ môn, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực ở phân môn vẽ trang trí và qua một số bài học cụ thể, tôi đã khảo sát thấy chất lượng môn Mỹ thuật nói chung và phân môn trang trí nói riêng của học sinh trường THCS thị trấn Ba Tơ hàng năm được nâng lên rõ rệt. Khảo sát chất lượng bài vẽ trang trí của học sinh qua các năm học 2011- 2012, 20122013 và HKI năm học 2013- 2014 đạt được kết quả như sau: BẢNG KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP PHÂN MÔN TRANG TRÍ TT Khối Năm học T.cộng Đạt T.lệ % C.Đạt T.lệ % G.chú 1 6 20112012 103 67 65 36 35 2 7 20112012 71 55 77,5 16 22,5 3 8 20112012 71 60 84,5 11 15,5 4 9 20112012 70 65 92,9 5 7,1 5 6 20122013 102 69 67,6 33 32,4 17 6 7 20122013 97 86 88,7 11 11,3 7 8 20122013 71 68 95,8 3 4,2 8 9 20122013 72 71 98,6 1 1,4 9 6 20132014 103 75 72,8 28 27,2 Kỳ I 10 7 20132014 102 102 100 0 0 Kỳ I 11 8 20132014 97 97 100 0 0 Kỳ I 12 9 20132014 69 69 100 0 0 Kỳ I PHẦN III: KẾT LUẬN Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là chìa khoá quan trọng mở cánh cửa tri thức cho sự phát triển của một đất nước. Và trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới sự phát triển và đổi mới trong giáo dục, nhất là đổi mới trong phương pháp dạy học. Trong luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tổ chức trò chơi tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Mỹ thuật vốn là nghệ thuật thị giác, vì vậy đồ dùng dạy học chính là sự hiện diện của kiến thức về hình tượng, đường nét, mảng khối, màu sắc đậm nhạt, qua đó khái niệm sự hài hòa, cân đối, nhịp điệu. Mỗi bài dạy trang trí phải đảm bảo chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản, có trọng tâm, mang đặc trưng của môn học. Giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng sáng tạo, làm giàu cảm xúc thẩm mỹ và hình hành khả năng cảm thụ. 18 Biết mở rộng kiến thức, tích hợp và lồng ghép trong mỗi bài dạy sao cho phù hợp với các đối tượng, tôn trọng khả năng tự tìm tòi, sáng tạo của các em như: Tìm hoạ tiết, hình ảnh, sắp xếp bố cục, tìm màu cho hài hoà. Luôn bám sát lớp, hướng dẫn học sinh thực hiện các bước để làm bài trang trí, minh họa, góp ý mang tính biểu dương, động viên, khuyến khích kịp thời, theo khả năng của các nhóm đối tượng học sinh. Đây cũng là một trong những giải pháp của tôi giúp các em học tốt hơn đối với phân môn vẽ trang trí cấp THCS, qua bài học các em biết yêu quý và trân trọng cái đẹp. Mỗi giáo viên giảng dạy có cách truyền thụ khác nhau, và có giải pháp đối với từng lớp cũng như các nhóm đối tượng học sinh. Song mục đích cuối cùng là chỉ mong cho các em học tập thật tốt bộ môn Mỹ thuật. Dạy học Mỹ thuật ở trường THCS là cần thiết, nó góp phần hình thành ở học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người lao động mới, người lao động có tri thức khoa học, dám nghĩ, dám làm, lao động có năng suất cao và biết thưởng thức cái hay cái đẹp trong cuộc sống. Nói đến phương pháp dạy học là nói đến cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh. Giáo viên không chỉ chú ý đến phương pháp truyền đạt mà còn phải tạo dựng cho học sinh phương pháp tiếp nhận, để cuối cùng là kiến thức đến với học sinh một cách dễ dàng, nhanh và sâu sắc hơn. Tuy nhiên việc giảng dạy Mỹ thuật ở THCS còn nhiều vấn đề phải quan tâm, như thiếu phòng học đặc thù bộ môn, trang thiết bị và cơ sở vật chất để phục vụ cho môn học. Vì vậy để tạo điều kiện cho việc dạy và học của thầy và trò thuận lợi, bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn Mỹ thuật cần kiến nghị và đề xuất một số vấn đề sau: + Nhà trường tạo điều kiện, sắp xếp có phòng học dành riêng cho bộ môn. + Bộ giáo dục cần cung cấp tranh, ảnh dạy học Mỹ thuật lớp 7, 8, 9. + Phụ huynh cần quan tâm, đầu tư đầy đủ đồ dùng học tập, để con em học tốt bộ môn Mỹ thuật. + Ngành giáo dục các cấp cần thường xuyên tổ chức các Hội thi vẽ tranh với các chủ đề về Biển đảo, Môi trường, Bài trừ các tệ nạn xã hội,… Hình thức thi tập trung, tạo điều kiện các em có sân chơi để giao lưu học hỏi. Như vậy sẽ nâng cao được chất lượng dạy và học của bộ môn Mỹ thuật, đồng thời phát triển tối đa được tính sáng tạo của học sinh. Do đó tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp này chỉ là kinh nghiệm của bản thân đã rút ra được trong quá trình giảng dạy, nên chắc cũng còn nhiều hạn chế. Vì vậy tôi rất mong được sự góp ý chân thành, cũng như sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cùng bạn bè đồng nghiệp, để tôi hoàn thiện hơn và có nhiều biện pháp giúp các em học tốt bộ môn Mỹ thuật. 19 Ba Tơ, ngày 19 tháng 2 năm 2014 GIÁO VIÊN THỰC HIỆN Nguyễn Minh Văn 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan