Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Thể dục Skkn phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường thpt trong năm học và một vài ...

Tài liệu Skkn phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường thpt trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn (bóng đá và bóng chuyền)

.DOC
56
1328
121

Mô tả:

Đề tài: “Phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường THPT trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn (bóng đá và bóng chuyền)”. - Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê– Trường THPT Sông Ray SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SÔNG RAY Mã số: ........................... SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRONG NĂM HỌC VÀ MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY THỂ THAO TỰ CHỌN (BÓNG ĐÁ VÀ BÓNG CHUYỀN) Người thực hiện: Nguyễn Văn Bê Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: ..............................  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: .........................................................  Sản phẩm đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh Năm học: 2012 – 2013 - Trang 1 -  Hiện vật khác Đề tài: “Phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường THPT trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn (bóng đá và bóng chuyền)”. - Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê– Trường THPT Sông Ray - Trang 2 - Đề tài: “Phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường THPT trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn (bóng đá và bóng chuyền)”. - Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê– Trường THPT Sông Ray SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN VĂN BÊ 2. Ngày tháng năm sinh: 01 – 02 - 1976 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Ấp 5 – Sông Ray – Cẩm Mỹ - Đồng Nai 5. Điện thoại: CQ: 0613713267; 6. Fax: NR: 0613712395; ĐTDĐ: 0978313910 E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Sông Ray II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học Sư phạm thể Dục thể thao - Năm nhận bằng: 1997 - Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục thể chất III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Thể dục thể thao - Số năm có kinh nghiệm: 17 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Một vài kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy trong bóng đá nhằm tạo tính tích cực chủ động cho học sinh và pháp triển bóng đá phong trào trường học 2006. + Một vài kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy kỹ thuật và nội dung môn đá cầu nhằm tạo tính tích cực chủ động cho học sinh - 2010. + Một vài kinh nghiệm tổ chức hội khỏe phù đổng cấp trường - tuyển chọn vận động viên tham gia thi đấu cấp huyện, hội khỏe phù đổng cấp tỉnh - 2012. + Phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường THPT trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn (bóng đá và bóng chuyền) – 2013. - Trang 3 - Đề tài: “Phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường THPT trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn (bóng đá và bóng chuyền)”. - Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê– Trường THPT Sông Ray LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục thể chất là một bộ phận của thể dục thể thao, là yếu tố quan trọng trong thể hệ thống giáo dục con người mới, phát triển toàn diện về đức trí - thể mỹ… Đặc biệt đối với học sinh trung học phổ thông. Giáo dục thể chất tác động đến sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần của con người nói chung, tạo nền tảng cho sự phát triển sau này và đó cũng là mong muốn của Chủ Tịch Hồ Chí Minh “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Viêt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, một phần là nhờ vào công học tập và rèn luyện của các cháu…”. Chỉ thị 36CP-TW của chính phủ đã nêu rõ mục tiêu công tác đào tạo cán bộ huấn luyện và giáo dục thể chất là: “ Trong giai đoạn mới, phát triển thể dục thể thao là một bộ phận phát triển kinh tế của đất nước. Nhằm bồi dưỡng phát triển con người, tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức cho nhân dân…” Việc đầu tư cho thể thao là cốt lõi của mỗi quốc gia. Vì vậy công tác giáo dục thể chất trong nhà trường phải được xác định là một môn quan trọng là một chiến lược phát triển lâu dài của đất nước. Hiện nay thực trạng thể lực của người Việt Nam còn thấp trong khu vực và thế giới. Vẫn còn nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng và bệnh tật, cho nên vấn đề chăm lo và bảo vệ sức khỏe cho trẻ em là hết sức quan trọng và cần thiết, nó gắn liền với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy mà Đảng và nhà nước luôn coi trọng công tác giáo duc thể chất với mục đích tăng cường sức khỏe nâng cao phát triển hình thái, thể lực, đổi mới nội dung giảng dạy thông qua chiến lược thể chất trong trường học. Đánh giá thể lực của học sinh và chương trình đào tạo là yếu tố quan trọng góp phần vào thành tích thể thao cũng như tố chất của con người. Vì vậy công tác giáo dục trong nhà trường phải có hướng đi đúng, có những kế hoạch cụ thể để nâng cao tầm vóc và sức khỏe cho học sinh mà đối tượng chính hướng vào là những thanh thiếu niên trong độ tuổi mới lớn. Đó là giai đoạn phát triển nhằm hoàn - Trang 4 - Đề tài: “Phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường THPT trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn (bóng đá và bóng chuyền)”. - Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê– Trường THPT Sông Ray thiện cả về trí tuệ và thể lực, giúp phát triển con người ở một tầm cao hơn, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc, đi lên những tầm cao mới như Bác hồ đã dạy: “ Khỏe để xây dựng bảo vệ tổ quốc”. Ngoài ra đây cũng là nền tảng, là cơ sở để nâng cao trình độ thành tích thể thao của Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Hiện nay nhiều công trình nghiên cứu để phát triển thể trạng hình thái và thể lực cho người Việt Nam. Cũng như nhiều nội dung trong giảng dạy được đưa ra bàn thảo và áp dụng thực tiễn vào trong giảng dạy. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhiều sở ban ngành ở các tỉnh đã chú trọng đến công tác giáo dục thể chất nâng cao thể lực và những nội dung phù hợp với thực tế lứa tuổi cho học sinh bằng những công việc như: Xã hội hóa thể thao, tăng nguồn chi cho ngân sách thể thao, xây dựng hệ thống sân bãi dụng cụ cho việc tập luyện thể thao quần chúng. Ngoài ra các sở thể thao đã phối hợp với sở giáo dục và đào tạo đưa thêm vào chương trình giáo dục thể chất, những môn tự chọn như: bóng chuyền, bóng đá… Để góp phần tạo môi trường giáo dục phong phú, kích thích sự hứng thú và lòng đam mê tập luyện thể dục thể thao trong học sinh. Như vậy giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục chuyên biệt, giáo dục thể chất bao gồm các yếu tố đạo đức, ý chí, kỹ thuật, chiến thuật thì việc phát triển thể lực và tạo sự hứng thú tập luyện là quan trọng nhất, nhưng phải phát triển đồng đều về các tố chất thể lực và kỹ thuật, chiến thuật như: nhanh mạnh, mền dẻo và khả năng phối hợp vận động. Trường THPT Sông Ray được thành lập ngày 07/ 08/ 2000. Địa bàn hoạt động của trường thuộc sáu xã vùng Đông Bắc huyện Cẩm Mỹ. Công tác giáo dục thể chất trong trường còn gặp nhiều khó khăn như sân tập, dụng cụ, phương tiện học tập và giảng dạy. Tuy vậy hiện nay hầu hết các trường đã nghiêm túc thực hiện chương trình cải tiến của bộ quy định. Trường THPT Sông Ray là một trong những trường có phong trào thể dục thể thao phát triển của Tỉnh Đồng Nai. Góp phần nâng cao và phát triển toàn diện trí tuệ và thể chất cho học sinh. Năm nào trường - Trang 5 - Đề tài: “Phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường THPT trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn (bóng đá và bóng chuyền)”. - Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê– Trường THPT Sông Ray cũng có học sinh đạt huy chương trong các kỳ thi cấp Huyện và hội khỏe phù đổng của Tỉnh, bên cạnh đó tuy là địa bàn nông thôn nhưng nhân dân trong vùng có truyền thống hiếu học và cũng có những học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia ở các môn văn hóa khác. Ngoài việc học tập môn điền kinh, cầu lông,…học sinh còn học những môn tự chọn khác như: Bóng đá, Bóng chuyền (môn học tự chọn của trường). Song chất lượng giảng dạy còn thấp, vì phương tiện giảng dạy còn nghèo nàn chưa lôi cuốn được thanh niên ham thích tự giác tập luyện. Điều kiện sân bãi, dụng cụ còn thiếu, ít giờ học ngoại khóa dẫn đến thành tích hoc tập học sinh còn thấp. Vì vậy, với tư cách là một người hoạt động trong lĩnh vực thể thao, trước yêu cầu bức thiết của xã hội nên tôi đã chọn đề tài: “ Phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường THPT trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn ( Bóng đá và Bóng chuyền)” - Trang 6 - Đề tài: “Phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường THPT trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn (bóng đá và bóng chuyền)”. - Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê– Trường THPT Sông Ray CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh với nội dung tư tưởng phát triển thể chất của dân tộc. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vai trò sức khỏe con người, sức khỏe nhân dân... Dù bận trăm công ngàn việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành thời gian thăm hỏi, tiếp xúc và thường xuyên xem xét các hoạt động thể dục thể thao (TDTT) trong nước và quốc tế. Tự bản thân Bác cũng luyện tập TDTT hàng ngày, bằng nhiều phương pháp sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe, điều kiện thời tiết, địa hình nơi ở và làm việc, động viên mọi người xung quanh cùng tập luyện. Để làm gương, ngày nào Bác cũng tập. Theo di nguyện của người: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”, Đảng và nhà nước đã có những chủ trương đúng đắn, sự quan tâm đúng mức. Đồng thời nhận ra các lĩnh vực cách mạng khác như phát triển văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao, nhằm thúc đẩy đời sống tinh thần và sức khỏe của nhân dân kiến tạo xã hội mới đi tới thành công. Sau Cách mạng tháng Tám, Việt Nam đứng trước những khó khăn to lớn về kinh tế và đời sống, chính quyền cách mạng còn non trẻ phải đương đầu với giặc đói và giặc ngoại xâm, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chú ý và khuyến khích phát triển TDTT. Người đã khởi xướng nền TDTT cách mạng một nền TDTT mới chưa từng có ở nước ta, nó mang ý nghĩa lớn đối với tinh thần và sức khoẻ của nhân dân ta, dân tộc ta, góp phần “Kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”. Những việc làm hết sức cần thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh để TDTT cách mạng được hình thành và phát triển như: Ngày 30 tháng 01 năm 1946, Người ký sắc lệnh số 14 thành lập Nha Thể dục Trung ương thuộc Bộ Thanh niên, lần đầu tiên ngành TDTT cách mạng ra đời ở Việt Nam. Đến ngày 27 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 33 thành lập Nha Thanh niên - Thể dục thuộc - Trang 7 - Đề tài: “Phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường THPT trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn (bóng đá và bóng chuyền)”. - Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê– Trường THPT Sông Ray Bộ Quốc gia giáo dục. Cùng ngày, Báo Cứu Quốc đăng bài “Sức khỏe và thể dục” của Người, thực chất bài báo đó là lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ. Tối 26 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự “Lễ hội thanh niên vận động” ở Hà Nội và Người châm ngọn lửa thiêng phát động phong trào “Khỏe vì nước”. Phong trào này nhanh chóng lan tỏa từ Thủ đô Hà Nội đến các tỉnh, thành phố. Đó chính là TDTT cách mạng do dân, vì dân, tiền thân của nền TDTT Việt Nam ngày nay. TDTT cách mạng hoặc nền TDTT mới, mà nền tảng xã hội là phong trào khỏe vì nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng khác về bản chất. Để có sức khoẻ cho mọi người, ngoài việc cải thiện đời sống, phòng bệnh và trị bệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyến khích toàn dân tập thể dục, rèn luyện thân thể thường xuyên. Do đó phát triển phong trào toàn dân tập luyện là mục tiêu cơ bản của TDTT cách mạng. Nếu xa rời mục tiêu cơ bản này thì không còn là TDTT cách mạng nữa. Quá trình thực hiện mục tiêu cơ bản của TDTT cách mạng cũng là quá trình phấn đấu thực hiện "Dân cường, nước thịnh". Mỗi người rèn luyện sức khoẻ trong phong trào TDTT cách mạng là một biểu hiện của lòng yêu nước. Chủ tịch nêu rõ: “Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. TDTT cách mạng đang có xu thế phát triển đồng bộ cả về TDTT quần chúng, giáo dục thể chất học đường và thể thao thi đấu, song do cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ vào ngày 19 tháng 12 năm 1946, TDTT cách mạng đã phải tạm thời lắng xuống. Tuy vậy ở chiến khu Việt Bắc, TDTT cách mạng vẫn được duy trì và phát triển ở mức độ nhất định. Bác Hồ luôn luôn là tấm gương sáng về tinh thần tập luyện trong phong trào TDTT cách mạng năm 1946 và cả trong phong trào rèn luyện sức khỏe ở chiến khu Việt Bắc suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Người không chỉ tập luyện thường xuyên mà còn quan tâm, động viên cán bộ, chiến sĩ tích cực rèn luyện sức khỏe. Bác Hồ từng hướng dẫn các Bộ trưởng, Thứ trưởng trong Chính phủ tập võ, nhiều lần Người hướng - Trang 8 - Đề tài: “Phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường THPT trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn (bóng đá và bóng chuyền)”. - Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê– Trường THPT Sông Ray dẫn và làm động tác mẫu cho các chiến sĩ trẻ tập thể dục và luyện võ thuật. Bác còn khuyến khích cán bộ của các cơ quan Chính phủ, bộ đội của các đơn vị bảo vệ chiến khu và các chiến sĩ thuộc đơn vị cảnh vệ ở Việt Bắc tổ chức tập luyện, giao lưu bóng chuyền vào mỗi buổi chiều hay những ngày nghỉ, ngày Tết Nguyên Đán. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ, nhiều người trong số các học viên đó đã lên đường ra chiến trường tham gia kháng chiến. Sau hoà bình lập lại ở miền Bắc nước ta, họ trở về với các hoạt động TDTT. Nhiều người trong số họ là cán bộ quản lý, huấn luyện viên, giáo viên TDTT có năng lực và tâm huyết phục vụ sự nghiệp phát triển nền TDTT xã hội chủ nghĩa. Như vậy, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục (tức TDTT ngày nay) là phát triển TDTT và sức khỏe của nòi giống, vì sự nghiệp cứu quốc và kiến quốc, vì vinh dự và vinh quang của dân tộc. 1.2. Quan điểm và đường lối của Đảng và Nhà nước về hoạt động TDTT và công tác giáo dục thể chất. Đảng và Nhà nước ta coi công tác TDTT, với mục đích tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực cho nhân dân là một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong từng giai đoạn cách mạng, theo yêu cầu nhiệm vụ và tình hình cụ thể, Đảng luôn có những chỉ thị, nghị quyết lãnh đạo kịp thời, đề ra những chủ trương nhằm đẩy mạnh phong trào TDTT của nước ta. Hàng loạt các chỉ thị về công tác TDTT được Đảng ban hành như Chỉ thị 106/CT-TƯ, 181/CT-TƯ và Chỉ thị 227/CT-TƯ đều nhấn mạnh đến vai trò của TDTT như một công tác cách mạng, trong đó nhiệm vụ chủ yếu là chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất cho nhân dân, nhất là thanh thiếu niên học sinh. Trong những năm gần đây dưới sự chỉ đạo và quan tâm của Đảng và Nhà nước thì công tác TDTT đang rất phát triển, có những thay đổi tiến bộ rõ rệt. Trong đó có những thay đổi mới về hệ thống cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện cũng được hiện đại hóa và phân bổ rộng rãi trong nhân dân. Đặc biệt phát triển sự nghiệp TDTT cần phải đi đúng theo quan điểm: “Phát triển TDTT là bộ phận quan trọng - Trang 9 - Đề tài: “Phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường THPT trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn (bóng đá và bóng chuyền)”. - Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê– Trường THPT Sông Ray trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, từng bước xây dựng lực lượng thể thao chuyên nghiệp đỉnh cao, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế”. GDTC nâng cao sức khỏe cho học sinh THPT là việc làm cần thiết và cấp bách. Góp phần tạo nên con người mới phù hợp với tiêu chuẩn của xã hội. Trong văn kiện đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ phải trở thành quốc sách hàng đầu… chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ bước vào thế kỉ 21”, và cũng đã khẳng định “sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về vật chất là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các nghành, các đoàn thể”. GDTC luôn tồn tại song hành với sự phát triển của con người. Nó không bao giờ mất đi mà ngược lại sẽ phát triển với những tầm cao hơn, phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng để phù hợp với sự phát triển của con người cũng như nhân loại. Nên có thể nói rằng “sức khỏe” là tài sản quý giá nhất của nhân loại chính bản thân mỗi người ý thức điều đó và trường học là môi trường tốt nhất cho con người rèn luyện và phát triển. Nhận thức đúng đắn về vấn đề đó nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra thông tư số 11/97 GD – ĐT ngày 01/08/1994 ghi rõ: “… cải tiến tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 thsngs 5 năm 2006 ban hành Chương trình Giáo dục phỏ thông là chương trình giảng dạy TDTT cho trường học các cấp. Tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất và kinh phí cần thiết, phục vụ cho việc dạy và học thể dục bắt buộc ở tất cả các trường học… CHƯƠNG II MUC ĐÍCH – NHIỆM VỤ - PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng thể lực và một vài ý kiến nội dung dạy tự chọn (bóng đá, bóng chuyền) của học sinh trường THPT Sông Ray huyện Cẩm Mỹ - Tỉnh - Trang 10 - Đề tài: “Phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường THPT trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn (bóng đá và bóng chuyền)”. - Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê– Trường THPT Sông Ray Đồng Nai năm học 2012-2013, nhằm đưa ra ý kiến và phương pháp trong công tác giảng dạy giáo dục thể chất hiệu quả hơn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng sự phát triển thể lực và nội dung dạy tự chọn (bóng đá, bóng chuyền) của học sinh trường THPT Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ - tỉnh Đồng Nai năm học 2012 -2013. - Nhiệm vụ 2: Đề xuất giải pháp nâng cao thể lực và nội dung dạy tự chọn (bóng đá, bóng chuyền) của học sinh trường trung học phổ thông Sông Ray huyện Cẩm Mỹ Tỉnh Đồng Nai năm học 2012-2013. 2.3. Phương pháp tổ chức nghiên cứu Trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: 2.3.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu khoa học. Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tổng hợp, phân tích hệ thống hóa các kiến thức liên quan đến lĩnh vực mà mục đích đề tài nghiên cứu đề ra. Các thông tin thu thập được từ nguồn tài liệu bao gồm sách báo, các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học, tài liệu tham khảo... về lĩnh vực thể dục thể thao nói chung và công tác giáo dục thể chất riêng, phát triển phong trào TDTT nói riêng đã được công bố của các tác giả trong và ngoài nước sẽ giúp chúng tôi xây dựng được cơ sở lý luận, xác định và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 2.3.2 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm Chúng tôi sử dụng phương pháp này tìm hiểu về thực trạng và các góp ý về các giải pháp nhằm cải tiến chất lượng công tác Giáo dục thể chất tại Trường THPT Sông Ray. - Trang 11 - Đề tài: “Phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường THPT trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn (bóng đá và bóng chuyền)”. - Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê– Trường THPT Sông Ray Sử dụng phương pháp này, chúng tôi thu thập và xử lí các thông tin qua ý kiến đánh giá dự báo của các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và giảng dạy giáo dục thể chất trong nhà trường thông qua các hình thức như trao đổi trực tiếp, phân tích và tổng hợp ý kiến góp ý để có cơ sở đánh giá và lựa chọn các vấn đề nghiên cứu cũng như đưa các giải pháp sát thực. 2.3.2.1 Nội dung dạy tự chọn (bóng đá, bóng chuyền): Thông qua các bài tập phổ biến trong điều chỉnh nội dung dạy học và chuẩn kiến thức. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn bằng phiếu và tọa đàm trực tiếp để thu nhận các thông tin từ hai dạng đối tượng nghiên cứu: Các giáo viên trực tiếp giảng dạy Giáo dục thể chất tại Trường THPT Sông Ray. Học sinh các khối lớp đang học tập tại Trường THPT Sông Ray. 2.3.3 Phương pháp kiểm tra sư phạm Là phương pháp nghiên cứu nhờ hệ thống bài tập hoặc test được thực tiễn thừa nhận và được tiêu chuẩn hoá về nội dung, hình thức và điều kiện thực hiện, nhằm đánh giá các năng lực khác nhau của đối tượng nghiên cứu. Ban hành quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên 2.3.3.1 Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh THPT:  Lực bóp tay thuận (kg): Để đánh giá sức mạnh tay. Dụng cụ đo là lực kế bóp tay điện tử. Xác định tay thuận là tay thường dùng để thực hiện các động tác quan trọng trong cuộc sống như ném, đánh dấu... tay thuận thường mạnh hơn tay không thuận. Đa số thuận tay phải, thuận tay trái rất ít. Đối tượng nghiên cứu đứng dạng 2 chân bằng vai, tay thuận cầm lực kế đưa thẳng sang ngang, tạo nên góc 45° so với trục dọc của cơ thể. Tay không cầm lực kế duỗi thẳng tự nhiên, song song với thân người. Bàn tay cầm lực kế, đồng hồ của lực kế hướng vào lòng bàn tay, các ngón tay ôm chặt thân lực kế và bóp hết - Trang 12 - Đề tài: “Phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường THPT trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn (bóng đá và bóng chuyền)”. - Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê– Trường THPT Sông Ray sức bàn tay vào lực kế. Bóp đều, từ từ, gắng sức trong vòng 2 giây. Không được bóp giật cục hay thêm các động tác trợ giúp của thân người, hoặc có động tác thừa. Đối tượng nghiên cứu bóp 2 lần, nghỉ giữa 15 giây. Lấy kết quả lần cao nhất (tính bằng kg lực).  Nằm ngửa gập bụng (số lần/30 giây): Để đánh giá sức mạnh cơ bụng. Đối tượng nghiên cứu ngồi trên sàn (ghế băng, trên cỏ), bằng phẳng, sạch sẽ. Chân co 90° ở đầu gối, bàn chân áp sát sàn, các ngón tay đan chéo nhau, lòng bàn tay áp chặt vào sau đầu, khuỷu tay chạm đùi. Người thứ hai hỗ trợ bằng cách ngồi lên mu bàn chân, đối diện với đối tượng nghiên cứu, 2 tay giữ ở phần dưới cẳng chân, nhằm không cho bàn chân đối tượng nghiên cứu tách ra khỏi sàn. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” đối tượng nghiên cứu ngã người nằm ngữa ra, hai bả vai chạm sàn sau đó gập bụng thành ngồi, hai khuỷu tay chạm đùi, thực hiện động tác gập thân đến 90°. Mỗi lần ngã người, co bụng được tính 1 lần. Cần bố trí 2 người để kiểm tra. Người thứ nhất ra lệnh “bắt đầu”, bấm đồng hồ, đến giây thứ 30, hô “kết thúc”, người thứ hai đếm số lần gập bụng. Yêu cầu đối tượng nghiên cứu làm đúng kỹ thuật và cố gắng thực hiện được số lần cao nhất trong 30 giây.  Chạy 30m xuất phát cao (giây): Để đánh giá sức nhanh. Đường chạy có chiều dài thẳng ít nhất 40m, bằng phẳng, nền đất khô, chiều rộng ít nhất 2m, cho 2 người cùng chạy mỗi đợt, nếu rộng hơn có thể cho 3 hay 4 người chạy. Kẻ vạch xuất phát, ở 2 đầu đường chạy đặt cọc cấm cờ. Sau đích ít nhất có khoảng trống l0m để giảm tốc độ sau khi về đích. Đối tượng nghiên cứu chạy bằng chân không hoặc bằng giày, không chạy bằng dép, guốc. Khi có hiệu lệnh “vào chỗ”, tiến vào sau vạch xuất phát, đứng chân trước, chân sau, cách nhau 30-40cm, trọng tâm hơi đổ về trước, hai tay thả lỏng tự nhiên, bàn chân trước đặt ngay sau vạch xuất phát, tư thế thoải mái. Khi nghe hiệu lệnh “sẵn sàng”, hạ thấp trọng tâm dồn vào chân trước, tay hơi co ở khuỷu đưa ra ngược chiều chân, thân người đổ về trước, đầu hơi cúi, toàn thân giữ - Trang 13 - Đề tài: “Phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường THPT trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn (bóng đá và bóng chuyền)”. - Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê– Trường THPT Sông Ray yên, tập trung chú ý đợi lệnh xuất phát. Khi có lệnh “chạy”, ngay lập tức lao nhanh về trước, thẳng tiến tới đích và băng qua đích. Đối với người bấm giờ, đứng ngang vạch đích, tay cầm đồng hồ, đặt ngón tay trỏ vào nút bấm, nhìn về vạch xuất phát, khi thấy cờ bắt đầu hạ, lập tức bấm đồng hồ. Khi ngực hoặc vai của người chạy chạm mặt phẳng đích thì bấm dừng. Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từ 1/100 giây.  Bật xa tại chỗ(m): Để đánh giá sức mạnh bột phát. Dụng cụ sân bãi gồm : Thước dây, hố cát, giấy bút ghi chép. Đối tượng nghiên cứu đứng 2 chân rộng bằng vai, ngón chân đặt sát mép vạch xuất phát, 2 tay giơ lên cao, hạ thấp trọng tâm, gấp khớp khuỷu, gập thân, hơi lao người về phía trước, đầu hơi cúi, 2 tay hạ xuống dưới ra sau (giống tư thế xuất phát trong bơi), phối hợp duỗi thân, chân bật mạnh về trước đồng thời 2 tay cũng vung manh ra trước. Khi bật nhảy và khi tiếp đất 2 chân tiến hành đồng thời cùng lúc. Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến vệt gần nhất của gót bàn chân (vạch dấu chân trên cát), chiều dài lần nhảy được tính bằng đơn vị cm Thực hiện 2 lần nhảy và lấy lần xa nhất.  Chạy con thoi 4x10m (giây): Để đánh giá khả năng phối hợp và sức nhanh. Đường chạy có kích thước 10 x l,2m: 4 góc có vật chuẩn để quay đầu. Đường chạy bằng phẳng, không trơn, tốt nhất trên nền đất khô. Để an toàn 2 đầu đường chạy có khoảng trống ít nhất 2m. Dụng cụ gồm đồng hồ bấm giây, thước đo dài, 4 vật chuẩn để đánh dấu 4 góc. Đối tượng nghiên cứu thực hiện theo khẩu lệnh “vào chồ - sẵn sàng - chạy” giống như thao tác đã trình bày trong chạy 30m xuất phát cao. Khi chạy đến vạch l0m, chỉ cần một chân chạm vạch, lập tức nhanh chóng quay ngoắt toàn thân vòng lại, về vạch xuất phát, đến khi một chân chạm vạch thì quay lại. Thực hiện lặp lại cho đến hết quãng đường, tổng số 2 vòng với 3 lần quay. - Trang 14 - Đề tài: “Phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường THPT trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn (bóng đá và bóng chuyền)”. - Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê– Trường THPT Sông Ray  Chạy tùy sức 5 phút (m): Để đánh giá sức bền chung (sức bền ưa khí). Đường chạy tối thiểu dài 50m, rộng ít nhất 2m, 2 đầu kẻ đường giới hạn, phía ngoài 2 giới hạn có khoảng trống ít nhất 1m, để chạy quay vòng. Giữa 2 đầu đường chạy (tim đường) đặt vật chuẩn để quay vòng. Trên đoạn 50m đánh dấu từng đoạn l0m để xác định phần lẻ quãng đường (5m) sau khi hết thời gian chạy. Dụng cụ gồm đồng hồ bấm giây, thước dây, vật đánh mốc, số đeo và tích kê ứng với mỗi số đeo. Khi có lệnh “chạy” đối tượng nghiên cứu chạy trong ô chạy, hết đoạn đường 50m, vòng (bên trái) qua vật chuẩn chạy lặp lại trong vòng thời gian 5 phút. Người chạy nên chạy từ từ ở những phút đầu, phân phối đều và tuỳ theo sức của mình mà tăng tốc độ. Nếu mệt có thể chuyển thành đi bộ cho đến hết giờ. Mỗi đối tượng nghiên cứu có một số đeo ở ngực và tay cầm tích kê (hay vật gì làm dấu) có số tương ứng. Khi có lệnh dừng, lập tức thả ngay tích kê của mình xuống ngay nơi chân tiếp đất để đánh dấu số lẻ quãng đường chạy, sau đó chạy chậm dần hoặc đi bộ thả lỏng. Đơn vị đo quãng đường chạy là mét. 2.3.4. Phương pháp toán thống kê Sử dụng phần mềm Microsoft Excel và SPSS 12.0 để tính toán các tham số thống kê: Trung bình cộng ( X ): Trung bình cộng là tỷ số tương đối giữa tổng lượng trị số các cá thể với tổng số các cá thể của đám đông, được tính theo công thức: X  x i n Trong đó: : Ký hiệu tổng X : Ký hiệu trung bình xi: Ký hiệu quan sát thứ i n: Là số lần quan sát - Trang 15 - Đề tài: “Phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường THPT trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn (bóng đá và bóng chuyền)”. - Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê– Trường THPT Sông Ray Độ lệch chuẩn (x): Độ lệch chuẩn nói lên sự phát tán của các trị số xi xung quanh giá trị trung bình, được tính theo công thức; khi n > 30 (X  X )   2 n 1 Hệ số biến sai (CV): Hệ số biến sai nói lên mức độ tập trung (tỷ lệ %) của các xi xung quanh C V %  X x x  100% Chỉ số (t) Student: t x A  xB  A  B2  n A nB 2 Nhịp tăng trưởng (W%) : Phương pháp tính nhịp tăng trưởng (W%) của các chỉ số phát triển theo công thức của S.Brondy (1927) W%  (V2  V1 ).100% 1 (V2  V1 ) 2 Trong đó: W: Nhịp độ phát triển % V1 : Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm V2 : Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm 2.4. Đối tượng và tổ chức nghiên cứu: 2.4.1 Đối tượng nghiên cứu: là thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất tại trường Sông Ray Khách thể nghiên cứu: - Trang 16 - Đề tài: “Phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường THPT trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn (bóng đá và bóng chuyền)”. - Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê– Trường THPT Sông Ray - Quý thầy cô, giáo viên trực tiếp giảng dạy giáo dục thể chất tại trường với số lượng 10 người. - Học sinh được chọn trong các khối lớp năm học 2012 - 2013 với số lượng 150 học sinh. 2.4.2. Tổ chức nghiên cứu: Địa điểm:Trường THPT Sông Ray - huyện Cẩm Mỹ - tỉnh Đồng Nai. Thời gian nghiên cứu: STT Nội dung 1 2 Thu thập xử lí số liệu lần 1 09/2012 Thu thập số liệu lần 2 3/2013 11/2012 3 Xử lý số liệu lần 2 5/2013 Bắt đầu 4/2013 - Trang 17 - Kết thúc Địa điểm Trường THPT Sông Ray Người thực hiện Gv: NguyễnVăn Bê Thời gian Đề tài: “Phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường THPT trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn (bóng đá và bóng chuyền)”. - Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê– Trường THPT Sông Ray CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng phát triển thể lực học sinh trường THPT Sông Ray năm học 2012 – 2013: 3.1.1. Thực trạng thể lực học sinh trường THPT Sông Ray năm học 2012 - 2013 Để đánh gia thực trạng của học sinh trường THPT Sông Ray, đề tài sử dụng hệ thống chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về tiêu chuẩn thể lực học sinh sinh viên (quyết định số 53/2008/QĐ- BGDĐT ngày 18 tháng 09 năm 2008) Việc đánh giá xếp loại thể lực theo quyết định số 53/2008/QĐ- BGDĐT theo 3 mức như sau: Tốt: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu theo lứa tuổi có 3 chỉ tiêu tốt và 1 chỉ tiêu đạt trở lên. Đạt: Kết quả chỉ tiêu theo lứa tuổi từ mức đạt trở lên. Chưa đạt: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu theo lứa tuổi chỉ có một chỉ tiêu dưới mức đạt. Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 150 học sinh 3 khối lớp 10, 11 và 12 trường THPT Sông Ray vào đầu năm học 2012 – 2013: - Khối lớp 10: 25 nam và 25 nữ. - Khối lớp 11: 25 nam và 25 nữ. - Khối lớp 12: 25 nam và 25 nữ. Kết quả tổng hợp so sánh với tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo từng khối lớp và giới tính được trình bày qua bảng 3.1 đến 3.12 sau: - Trang 18 - Đề tài: “Phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường THPT trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn (bóng đá và bóng chuyền)”. - Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê– Trường THPT Sông Ray 3.1.1.1. Thực trạng thể lực học sinh khối lớp 10 ( 50 học sinh trong đó 25 nam, 25 nữ):  Thực trạng thể lực học sinh nam khối 10 Bảng 3.1. Kết quả thực trạng thể lực học sinh nam khối 10 Chỉ tiêu Test X  Cv% Lực bóp tay thuận (kg) 35.8 7.47 21.3 181.8 4.9 11.6 1122.0 2.64 18.62 0.33 0.45 145.83 20.90 12.40 10.25 6.79 3.88 9.00 Nằm ngửa gập bụng (lần) Thể lực Bật xa tại chổ (cm) Chạy 30m XPC (s) Chạy con thoi 4 x 10m (s) Chạy tùy sức 5 phút (s)  Về thể lực: Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 cho ta thấy: - Test lực bóp tay thuận có giá trị trung bình là 35.8 ± 7.47, hệ số biến thiên là Cv% = 20.90% >10% nên mẫu được xem là không đồng nhất. Có ý nghĩa học sinh nam khối 10 sức mạnh tay thuận không đồng đều. - Test nằm ngửa gập bụng có giá trị trung bình là 21.3± 2.64, hệ số biến thiên là Cv% = 12.40 > 10% nên mẫu được xem là không đồng nhất. Có ý nghĩa học sinh nam khối 10 sức mạnh cơ bụng không đồng đều. - Test bật xa tại chỗ có giá trị trung bình là 181.8± 18.62, hệ số biến thiên là Cv% = 10.25% > 10% nên mẫu được xem là không đồng nhất. Có ý nghĩa học sinh nam khối 10 sức mạnh bột phát không đồng đều. - Test chạy 30m XPC có giá trị trung bình là 4.9 ± 0.33, hệ số biến thiên là Cv% = 6.79% < 10% nên mẫu được xem là đồng nhất. Có ý nghĩa học sinh nam khối 10 sức nhanh tương đối đồng đều. - Test chạy con thoi 4 x 10m có giá trị trung bình là 11.6 ± 0.45, hệ số biến thiên là Cv% = 3.88% < 10% nên mẫu được xem là đồng nhất. Có ý nghĩa học sinh nam khối 10 có khả năng phối hợp và sức nhanh tương đối đồng đều. - Trang 19 - Đề tài: “Phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường THPT trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn (bóng đá và bóng chuyền)”. - Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê– Trường THPT Sông Ray - Test chạy tùy sức 5 phút có giá trị trung bình là 1122.0 ± 145.83, hệ số biến thiên là Cv% = 9.00% < 10% nên mẫu được xem là đồng đều. Có ý nghĩa học sinh nam khối 10 có sức bền chung đồng đều.  So sánh thể lực học sinh nam khối lớp 10 theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở bảng 3.2 Bảng 3.2: Kết quả xếp loại thể lực học sinh nam khối lớp 10 theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (n = 25). TT 1 2 3 4 5 6 Xếp loại Tốt Số Chỉ tiêu lượng Lực bóp tay thuận (kg) 5 Nằm ngửa gập bụng 30s/(lần) 18 Bật xa tại chổ (cm) 1 Chạy 30m XPC (s) 16 Chạy con thoi 4x10m(s) 20 Chạy tùy sức 5 phút (s) 16 Đạt Số Tỷ lệ 20% 72% 4% 64% 80% 64% lượng 3 7 7 9 5 7 Không đạt Số Tỷ lệ 12% 28% 28% 36% 20% 28% lượng 17 0 17 0 0 2 Tỷ lệ 68% 0% 68% 0% 0% 8% Qua bảng 3.2. Kết quả xếp loại thể lực học sinh nam khối 10, ta thấy: - Test Lực bóp tay thuận: Học sinh xếp loại tốt với tỷ lệ 20%, xếp loại trung bình 12% và phần lớn 68% học sinh xếp loại không đạt. - Test Nằm ngửa gập bụng (lần): Phần lớn học sinh xếp loại tốt với tỷ lệ 72%, còn lại học sinh xếp loại đạt 28% và xếp loại không đạt 0%. - Test Bật xa tại chỗ (cm): Phần lớn không đạt với tỷlệ 68%, còn lại xếp loại tốt với tỷ lệ 4% và xếp loại đạt 28%, - Test Chạy 30mXPC(s): Phần lớn học sinh xếp loại tốt với tỷ lệ 64%, còn lại 36% học sinh xếp loại đạt và học sinh xếp loại không đạt 0%. - Test Chạy con thoi 4x10m (s): Phần lớn học sinh xếp loại tốt với tỷ lệ 80%, còn lại 20% học sinh xếp loại đạt và học sinh xếp loại không đạt 0%. - Test Chạy tùy sức 5 phút: Phần lớn học sinh xếp loại tốt với tỷ lệ 64%, còn lại 28% học sinh xếp loại đạt và xếp loại không đạt 8%.  Thực trạng thể lực học sinh nữ khối 10 - Trang 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan