Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn phong trào xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực ở trường thpt...

Tài liệu Skkn phong trào xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực ở trường thpt số 2 bảo thắng.

.PDF
31
134
75

Mô tả:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Lý do chọn đề tài Trong sự phát triển của xã hội, giáo dục được coi là yếu tố giữ vai trò vô cùng quan trọng. Đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong xu thế quốc tế hoá, khu vực hoá hiện nay, vai trò này của giáo dục càng được khẳng định. Công tác giáo dục trong nhà trường không chỉ nhằm tạo ra lớp người thích ứng được với sự thay đổi của đất nước mà còn phải thích ứng được với sự phát triển của khu vực và quốc tế, hoà nhập được vào những mối quan hệ có tính khu vực và toàn cầu. Nhà trường là đơn vị giáo dục cơ sở của hệ thống giáo dục, thực hiện chức năng phát triển nhân cách con người. Vấn đề xây dựng và phát triển con người mới cần phải đi từ nhà trường, nơi người học trực tiếp tham gia, học tập, rèn luyện. Thời gian vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện công cuộc đổi mới và cải cách giáo dục với rất nhiều nội dung, nhằm từng bước đưa nền giáo dục nước ta hoàn thiện và phát triển cho phù hợp với tình hình của đất nước, của thời đại. Ngày 22/7/2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nguyễn Thiện Nhân đã ra chỉ thị số 40/2008/CT - BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013. Phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" sau hơn một năm phát động đến nay đã thu hút 40.600 trường học trên cả nước tích cực đăng kí tham gia. Nhận thức được những hiệu quả mạnh mẽ, những tác động tích cực của phong trào đến sự nghiệp giáo của tỉnh, Sở GD & ĐT tỉnh Lào Cai đã lần lượt khắc phục những khó khăn đó và dần triển khai việc tích hợp phong trào vào các trường phổ thông trong toàn tỉnh, trong đó có trường THPT số 2 Bảo Thắng. Để tìm hiểu quá trình thực hiện phong trào cũng như kết quả của phong trào tại trường THPT 2 Bảo Thắng, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT số 2 Bảo Thắng. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về việc thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường THPT 2 Bảo Thắng, chúng tôi đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao kết quả thực hiện phong trào: "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường THPT hiện nay. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng việc thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường THPT 2 Bảo Thắng. 1 3.2. Khách thể nghiên cứu Thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở các trường THPT 2 Bảo Thắng được nghiên cứu trong 100 khách thể. Trong đó có 20 giáo viên và 80 học sinh. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận về phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường THPT. - Nghiên cứu về việc thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường THPT 2 Bảo Thắng. - Phát hiện nguyên nhân dẫn đến thực trạng và đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao kết quả thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở Trường THPT 2 Bảo Thắng. 5. Phạm vi khảo sát - 20 cán bộ giáo viên và 80 học sinh Trường THPT 2 Bảo Thắng. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng kết hợp các nhóm phương pháp sau: 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Chúng tôi tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá các tài liệu lý luận có liên quan đến việc thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" nói chung và đối với trường THPT 2 Bảo Thắng nói riêng. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp quan sát, đàm thoại Chúng tôi tiến hành quan sát các biểu hiện bề ngoài và trao đổi với giáo viên, học sinh về việc thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" của học sinh trường THPT 2 Bảo Thắng để thu thập các tài liệu có liên quan phục vụ cho đề tài. 6.2.2. Phương pháp điều tra bằng Anket Đây là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài: Chúng tôi đã xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi xoay quanh việc thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" của học sinh và giáo viên cũng như cán bộ quản lý của trường THPT 2 Bảo Thắng, khảo sát việc thực hiện phong trào, nguyên nhân của thực trạng và tác động của phong trào đến các hoạt động học tập nói riêng và các hoạt động của trường THPT 2 Bảo Thắng nói chung. 6.3. Phương pháp toán học Để có những nhận xét khách quan về kết quả nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số công thức toán học: Công thức tính giá trị trung bình, tính tỷ lệ (%), sắp xếp thứ bậc. 2 Chương 1 LÝ LUẬN VỀ PHONG TRÀO "XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC" Ở BẬC THPT CỦA VIỆT NAM 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới - Quan điểm của UINICEF UINICEF - Tổ chức Nhi đồng của Liên hiệp quốc đưa ra mô hình trường học thân thiện trong bối cảnh tăng cường vận động các quốc gia thực hiện tốt công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em và thực hiện Tuyên ngôn giáo dục cho mọi người thực hiện Mục tiêu thiên niên kỉ - The millenium development goals (MDGs). "Trường học thân thiện" tiếp cận trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em, đảm bảo cho học sinh khoẻ mạnh, hài lòng với việc học tập, được các giáo viên nhiệt tình dạy dỗ cùng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng để các em có thể phát triển hết tiềm năng của mình trong một môi trường an toàn và đầy đủ dinh dưỡng. Trường học thân thiện thực hiện giáo dục theo tính tổng thể về chất lượng. Yếu tố thân thiện trong trường học thể hiện ở việc động viên khuyến khích học sinh, giáo viên và các đối tượng liên quan tham gia xây dựng môi trường giáo dục với tình yêu thương và trách nhiệm nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục của nhà trường. 1.1.2. Ở Việt Nam - Quan điểm của GDH Việt Nam Mô hình "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" không hoàn toàn mới nhưng cũng không tự nhiên mà có. Đây là kết quả của một quá trình nghiên cứu, kết hợp lý luận và thực tiễn giáo dục trong nước với việc tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm giáo dục tiên tiến của thế giới. Đây là một mô hình đã có khởi nguồn từ lâu và đã được triển khai có kết quả tốt ở nhiều nước trên thế giới. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên ở châu Á kí vào công ước về quyền trẻ em của Liên hiệp quốc. Đặc biệt khi tham gia vào công ước Việt Nam đã có Pháp lệnh bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em (Ban hành 21/11/1979) sau đó nâng lên thành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Ban hành 16/8/1991). Ngày 22/7/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số 40 về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013. Phong trào thi đua này có nền tảng từ cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn chặt với các cuộc vận động đã được phát động từ các năm học trước như: cuộc vận động: "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", cuộc vận động: "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo". Phong trào thi đua này ở Việt Nam không giới hạn riêng ở các trường phổ thông mà cho toàn ngành. Trong bức thư gửi các thầy giáo, cô giáo, cán bộ công chức ngành giáo 3 dục, các bậc cha mẹ, các học sinh - sinh viên cả nước nhân dịp khai giảng năm học mới 2008 - 2009, người đứng đầu Nhà nước Việt Nam đã khẳng định những công việc trọng tâm của ngành: "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực". Sau này, năm 1955, Người nói đến vấn đề "dân chủ trong nhà trường", nền tảng để có được "trường học thân thiện" theo cách diễn đạt ngày nay. Người dạy: "Trong trường cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt thì hỏi lại cho thông suốt. Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò chứ không phải "Cá đối bằng đầu". Đồng thời thầy và trò cần giúp đỡ những anh chị em phục vụ cho nhà trường. Các anh chị em nhân viên thì nên thi đua sao cho cơm lành canh ngon để học sinh ăn no học tốt". - Toàn tập Sđđ tập 7, T.456. Mô hình "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" không hoàn toàn mới đối với Việt Nam. Theo lời dạy của Bác, từ đầu thập niên 60 của thế kỉ trước, ở Việt Nam đã có Trường cấp 2 Bắc Lý tổ chức được quá trình đào tạo với phương châm "Tất cả vì học sinh thân yêu". 1.2. Những khái niệm công cụ 1.2.1. Trường học thân thiện - Theo Từ điển tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên - Nxb Đà Nẵng "thân thiện" là có thiện cảm với nhau, có biểu hiện tỏ ra tử tế.. Như vậy, theo từ điển nói trên chúng ta có thể hiểu "thân thiện" là có tình cảm tốt, đối xử tử tế và thân thiết với nhau. Bản thân khái niệm "thân thiện" đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý. Bởi nếu bất bình đẳng mất dân chủ, vô cảm trong quan hệ giữa người với người thì đâu còn gọi là "thân", "thiện". "Trường học thân thiện" là phải thân thiện với địa phương - địa bàn hoạt động của nhà trường, phải "thân thiện" trong tập thể sư phạm với nhau; giữa tập thể sư phạm với học sinh. 1.2.2. Học sinh tích cực - Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên: "tích cực" là có tác dụng khẳng định, thúc đẩy sự phát triển, là tỏ ra chủ động, có những hoạt động tạo ra sự thay đổi theo hướng phát triển, là tỏ ra nhiệt tình, đem hết khả năng và tâm trí vào công việc. Như vậy có thể hiểu "Học sinh tích cực" là người học chủ động, tích cực, sáng tạo trong hoạt động học tập của mình. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh, làm cho việc học tập của học sinh trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, hiệu quả. Học sinh tích cực không thể nằm ngoài mối quan hệ với giáo viên tích cực, không thể không chịu ảnh hưởng trực tiếp của một môi trường giáo dục thân thiện. Từ những lý giải trên có thể hiểu "Trường học thân thiện - Học sinh tích cực" là trường học đảm bảo cơ sở vật chất phù 4 hợp với yêu cầu của giáo dục và thoả mãn tâm lý người thụ hưởng, là trường thân thiện với địa phương - nơi trường đóng, phải thân thiện trong tập thể sư phạm với nhau và giữa tập thể sư phạm với học sinh. 1.3. Lý luận về "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở bậc THPT Việt Nam hiện nay 1.3.1. Học sinh THPT và đặc điểm về công tác giáo dục bậc THPT hiện nay 1.3.1.1. Học sinh THPT a) Khái niệm học sinh THPT Cho đến nay, thuật ngữ của giai đoạn phát triển, ở độ tuổi này chưa hoàn toàn thống nhất. Dựa trên các tiêu chí khác nhau, các nhà tâm ký học thường có các ý kiến khác nhau: Theo tâm lý học lứa tuổi định nghĩa, tuổi học sinh THPT (hay tuổi đầu thanh niên) được hiểu là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Xét theo tuổi sinh học, là giai đoạn con người đạt từ 14, 15 đến 17, 18 tuổi. b) Đặc điểm của học sinh THPT * Đặc điểm cơ thể Tuổi đầu thanh niên là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển cơ thể của người lớn. Ở lứa tuổi này nhịp độ tăng trưởng chiều cao và trọng lượng đã chậm lại. Sức mạnh cơ bắp tăng nhanh. Đa số các em đã vượt qua thời kỳ phát dục. Nhìn chung thì đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối, khoẻ và đẹp. Đa số các em có thể đạt được những khả năng phát triển về cơ thể như người lớn. * Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ - Sự phát triển của các quá trình nhận thức cảm tính: Do sự hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh trung ương và các giác quan, do sự tích luỹ phong phú kinh nghiệm sống và tri thức, do yêu cầu ngày càng cao của hoạt động học tập, lao động xã hội nên nhận thức cảm tính của học sinh THPT có những nét mới về chất. Trí nhớ có chủ định, có ý nghĩa chiếm ưu thế. Cùng với óc quan sát, trí nhớ chủ định, năng lực chú ý chủ định cũng phát triển. - Sự phát triển tư duy, tưởng tượng: Các kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình phân hoá các năng lực trí tuệ của các em trai được bắt đầu sớm hơn, bộc lộ rõ hơn so với các em gái. Học sinh THPT có kĩ năng suy nghĩ độc lập và bước đầu hình thành khả năng tự học. Đây là bước phát triển mới so với các lứa tuổi trước. Các thao tác trí tuệ: phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá phát triển mạnh, giúp các em lĩnh hội được những khái niệm phức tạp và trừu tượng của chương trình học. * Đặc điểm phát triển của ý thức, thế giới quan, đời sống tình cảm - Sự phát triển của tự ý thức: 5 Khả năng tự ý thức phát triển khá sớm của con người và được hoàn thiện từng bước. Đến 15, 16 tuổi thì phát triển mạnh. - Sự hình thành thế giới quan Thế giới quan là cái nhìn hệ thống, tổng hợp, khái quát về thế giới của con người. Học sinh THPT đã có một quá trình tích luỹ hệ thống tri thức, kĩ năng, lối sống, hành vi... - Giao tiếp và đời sống tình cảm: Đời sống xúc cảm, tình cảm của học sinh đầu tuổi thanh niên rất phong phú, đa dạng. Trong đó nổi bật nhất là mức độ ngày càng bình đẳng, độc lập trong giao tiếp với người lớn, bạn bè cùng độ tuổi. Đó là một trong những yếu tố rất quan trọng tạo nên bộ mặt nhân cách của tuổi thanh niên. Một loại tình cảm rất đặc trưng bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi này đó là tình yêu nam nữ. 1.3.1.2. Đặc điểm về công tác giáo dục bậc THPT hiện nay - Mục tiêu giáo dục đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ, nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giáo dục phổ thông không chỉ phát triển học vấn phổ thông, học vấn kĩ thuật tổng hợp mà còn tăng cường giáo dục nghề nghiệp, giúp học sinh tham gia vào đời sống xã hội với những hoạt động lao động phong phú. - Tính chất, nguyên lý giáo dục: Cũng như nền giáo dục nói chung, giáo dục bậc THPT có những tính chất và nguyên lý sau: + Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. + Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. - Nội dung và phương pháp giáo dục + Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống, coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phù hợp với sự phát triển về tâm - sinh lý lứa tuổi của người học. + Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. 1.3.2. Mục tiêu của phong trào "Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực" Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" với hai mục tiêu lớn: 6 - Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội. - Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. 1.3.3. Nội dung của phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" - Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn - Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. - Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh - Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi, lành mạnh 1.3.4. Cách thức thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" Bộ GD & ĐT phối hợp với Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các Bộ, Ngành có liên quan tổ chức triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở các cấp học phổ thông trong tháng 7/2008. Vụ công tác học sinh - sinh viên là cơ quan thường trực của Bộ Giáo dục & Đào tạo trong việc phối hợp triển khai thực hiện. Các cơ sở GD & ĐT báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thống nhất chỉ đạo thực hiện phong trào tại địa phương, thu hút sự tham gia, hỗ trợ tích cực của Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp, gia đình và cá nhân để tổ chức phong trào thi đua. 1.3.5. Vai trò của Hiệu trưởng và công tác quản lý trường học trong thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Trường học thân thiện phải là nơi mọi thành viên đều là bạn, là đồng chí, trường học gắn bó với địa phương và có chất lượng giáo dục toàn diện với hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Để đạt được điều đó vai trò của người hiệu trưởng là vô cùng quan trọng, tựa như một "Nhạc trưởng". Vì thế người hiệu trưởng cần phải có cả về phẩm chất đạo đức lẫn nghiệp vụ quản lý để triển khai phong trào đúng tiến độ và đảm bảo duy trì tốt phong trào. Người hiệu trưởng nhà trường trước hết là một nhà sư phạm, song bên cạnh vai trò nhà sư phạm, hiệu trưởng còn là người hoạt động xã hội gắn nhà trường với đời sống cộng đồng, huy động sức mạnh của cộng đồng cho mục tiêu phát triển nhà trường. Hiệu trưởng cũng phải có tư duy kinh tế góp phần phát triển kinh tế vì nhà trường là nơi tạo ra "nhân cách - nhân lực" cho xã hội. 7 1.3.5.1. Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn a) Ý nghĩa Nhu cầu "an toàn" với con người là một trong năm nhu cầu trọng yếu. Trong đó "an toàn" xếp thứ hai (bao gồm: Tồn tại sinh thể; an toàn; giao lưu; được khẳng định). Hiệu trưởng là nhà sư phạm tinh tế thường rất chú ý đến nhân tố môi trường dạy học của nhà trường và có quyết tâm có sáng kiến để hoá giải các khó khăn đang có. Công việc cải tạo trường học để mọi nhà trường có môi trường xanh - sạch - đẹp không phải dễ dàng. Tuy nhiên nếu người hiệu trưởng nhà trường biết phối hợp với chính quyền địa phương biết dựa vào cha mẹ học sinh, các đoàn thể, hội, có kế hoạch chấn chỉnh từng bước thì tình hình nhà trường sẽ được cải thiện đáng kể. b) Những việc cần làm để thực hiện nội dung này - Đảm bảo trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh thoáng mát ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh. - Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên. - Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học được giữ gìn sạch sẽ. - Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng. 1.3.5.2. Tổ chức dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập a) Ý nghĩa Quản lý dạy học tốt được bắt đầu từ việc xác định chương trình giáo dục. Chương trình giáo dục của mỗi môn học không đơn thuần chỉ là bảng liệt kê bài dạy, số tiết dạy, thời gian phải dạy. Nó là cấu trúc toàn vẹn trong mối liên hệ của mục tiêu giáo dục, nội dung áp dụng phương pháp giáo dục với các quy định về kiến thức, thái độ, kĩ năng đặt ra với môn học, yêu cầu về kiểm tra đánh giá, các quy định về sử dụng phương tiện dạy học. b) Những việc cần làm cho nội dung này - Thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên rèn luyện khả năng tự học của học sinh. - Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến, cùng các thày cô thực hiện các giải pháp để việc dạy và học đạt hiệu quả cao. 1.3.5.3. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh a) Ý nghĩa Kĩ năng sống trong phạm vi tuổi học đường dựa trên trục quan hệ trên. Nó gắn liền với phạm trù kiến thức và thái độ mà học sinh được rèn luyện trong quá trình giáo dục. Tiến hành một bài học trong nhà trường bao giờ giáo viên cũng phải nêu ra được những yêu cầu về kiến thức, về kĩ năng, về thái độ. 8 b) Những việc cần làm để thực hiện nội dung trên - Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng sinh hoạt, làm việc theo nhóm. - Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, ý thức phòng chống tai nạn giao thông, chết đuối và tai nạn khác. - Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. 1.3.5.4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh a) Ý nghĩa Hoạt động vui chơi là cầu nối cho hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn, nó bổ sung, phối hợp cho hai hoạt động trên thực hiện được mục tiêu nhân cách của nhà trường mà ngày nay trong chủ trương xây dựng nhà trường thân thiện gọi là “hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh”. b) Những việc cần làm để tổ chức hoạt động trên - Tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao một cách thiết thực khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. - Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực phù hợp với lứa tuổi học sinh. 1.3.5.5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương a) Ý nghĩa Một trong những phẩm chất quan trọng mà nhà trường cần phải bồi dưỡng, giáo dục cho thế hệ trẻ là lòng yêu nước. Kết quả của phẩm chất này được hình thành từ các bài dạy nội khoá, đặc biệt thông qua bài dạy của các môn lịch sử, giáo dục công dân, ngữ văn… b) Các nội dung cần thực hiện - Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh, phối hợp với chính quyền đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng cho cuộc sống cộng đồng ở địa phương. 1.3.6. Điều kiện để thực hiện hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” Để phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện - học sinh tích cực” có tác dụng tốt đến sự nghiệp “đổi mới giáo dục hiện nay” có nhiều điều phải quan tâm, song phải đảm bảo đủ 3 điều kiện sau: - Đảm bảo về mặt quan điểm - Đảm bảo về mặt tài chính - Đảm bảo về mặt quản lý 9 Chương 2 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN PHONG TRÀO "TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN - HỌC SINH TÍCH CỰC" Ở TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng 2.1.1. Vài nét khái quát về trường THPT số 2 Bảo Thắng Trường THPT số 2 Bảo Thắng mà tiền thân là trường phổ thông liên cấp 2+3 Tằng Loỏng được thành lập ngày 10/11/1990 theo quyết định số: 437/QĐ.UB ngày 24/8/1990 của UBND Tỉnh Hoàng Liên Sơn. Những ngày đầu lúc mới thành lập trường chỉ có 3 lớp THPT với 64 học sinh, sau đó trường được nhận bàn giao thêm 5 lớp học sinh THCS. Đội ngũ giáo viên của nhà trường những ngày mới thành lập chỉ có 15 thầy cô giáo ( 02 cán bộ quản lý, 5 thầy cô chuyển từ trường PTTH Bảo Thắng vào, 3 thầy cô từ thị xã Lào Cai xuống và 5 thầy cô mới được tuyển vào ngành) do thầy Lý Văn Đại làm Hiệu trưởng. Sau 8 năm thành lập, năm học 1988-1989, do quy mô tăng mạnh và để phù hợp với quá trình phát triển của sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo, trường được UBND tỉnh Lào Cai ra quyết định số: 199/1998/QĐ.UB ngày 18/8/1998, tách thành một đơn vị độc lập và đổi tên là trường PTTH Bảo Thắng 2. Tuy nhiên cũng phải mất mấy năm sau trường vẫn phải sử dụng chung cơ sở vật chất với trường THCS Tằng Loỏng. Đến năm học 2004-2005, sau nhiều năm đứng chân trên địa bàn thị trấn Tằng Loỏng, trường chính thức chuyển về địa điểm mới tại thôn Giao Bình, xã Xuân Giao để tiếp tục đảm nhiệm sứ mệnh của mình. Hiện nhà trường đó được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tốt nhất cho hoạt động dạy và học. Với 2 dãy nhà lớp học cao tầng có đủ các phòng học bộ môn, phũng thực hành thí nghiệm. Một hệ thống sân chơi, bãi tập, một dãy nhà làm việc chức năng trên một diện tich đất hơn 3 hecta có thể đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy, học tập của thầy và trò nhà trường. Năm học 2013-2014 trường có quy mô 24 lớp, gần 800 học sinh và 64 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đội ngũ các thầy giáo cô giáo của nhà trường hôm nay đều có những phẩm chất đạo đức tốt, say mê, tận tụy và có ý thức về nghề nghiệp, được học sinh mến mộ và các bậc phụ huynh tin tưởng. Những năm qua, mặc dự còn gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện Kinh tế - Xã hội và trình độ dân trí ở địa phương. Nhưng với tinh thần vượt khó và sự đoàn kết nhất trí cao, đội ngũ thầy cô giáo nhà trường qua các thế hệ luôn tích cực trau dồi về chuyên môn, nghiệp vụ, dành hết tâm huyết cho sự nghiệp “trồng người” cao quý. Chính vì thế, chất lượng giỏo dục của nhà trường ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều năm qua, nhà trường đó duy trì và ổn định tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm khá, tốt đạt từ 85 - 90%; tỉ lệ chuyển lớp đạt 90- 95%, tỉ lệ học sinh khá, giỏi hằng năm đạt 20- 25%, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp lớp 12 hằng năm ổn định từ 85% trở lên, năm học 2013- 2014 tỉ lệ đỗ tốt 10 nghiệp của học sinh khối 12 là trên 98%, đây là những cố gắng, nỗ lực của cả thầy và trò nhà trường. 2.2. Nhận thức của cán giáo viên, học sinh trường THPT số 2 Bảo Thắng về phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" 2.2.1. Nhận thức về khái niệm "Trường học thân thiện - Học sinh tích cực" Phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" được phát động nhằm khuyến khích học sinh giáo viên và các đối tượng liên quan tham gia xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, hiệu quả, làm cho học sinh thấy "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Tuy nhiên quan điểm về "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" vẫn còn là một vấn đề trừu tượng, chưa có một khái niệm cụ thể. Nhưng có nhận thức được đúng về khái niệm "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" mới có thể có những định hướng và cách làm đúng đắn góp phần thực hiện hiệu quả phong trào. Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của GV - HS về khái niệm "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" chúng tôi đã đưa ra câu hỏi điều tra với cùng một nội dung: "Thầy, cô (bạn) hiểu như thế nào là "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"?". Kết quả thu được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Nhận thức của GV - HS trường THPT số 2 Bảo Thắng về khái niệm "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" STT 1 2 3 Các quan điểm Là trường học có chất lượng GD toàn diện, hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Đội ngũ giáo viên phải thân thiện trong giảng dạy, không ngừng trau dồi, cập nhật tri thức khoa học, trình độ nghiệp vụ, nâng cao nghề chuyên môn, áp dụng phương pháp dạy học tích cực, khơi gợi lòng hứng thú, chủ động tìm tòi, sáng tạo trong học tập cho học sinh, làm cho mỗi tiết học là nơi lôi cuốn, hấp dẫn học sinh. Là trường có môi trường sống an toàn, lành mạnh, mọi thành viên phải ứng xử thân thiện với nhau, phải có môi trường sống, xây dựng trường xanh - sạch - đẹp. Phải bài trừ mọi thái độ, hành vi không thân thiện: thái độ ứng xử thờ ơ, lạnh nhạt, quấy rối... dẫn đến hành vi bạo lực học đường... phải góp phần bài trừ bạo lực theo truyền thống tương thân, tương ái. Là trường có cơ sở vật chất cần thiết phục vụ những nhu cầu thiết yếu: ánh sáng, nước sạch, GV SL % Học sinh SL % 0 0 7 9 0 0 4 5 11 STT 4 5 6 7 8 Các quan điểm GV SL % phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập, dụng cụ phòng cháy chữa cháy, các phương 0 tiện phục vụ hoạt động VH - VN - TDTT. Các thành viên trong trường phải cùng lên án, bài trừ mọi tệ nạn xã hội, đảm bảo ATGT. Là trường học tạo lập sự bình đẳng giới, giáo dục sự biểu biết cần thiết về giới tính trên tinh 0 thần nhân văn, xây dựng và giáo dục hành vi ứng xử tôn trọng bình đẳng nam - nữ. Trường giáo dục kĩ năng sống, giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện thân thể, biết bảo 0 vệ sức khoẻ, biết sống khoẻ mạnh an toàn. Phải là trường huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, giáo viên, phụ huynh học sinh, chính quyền đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội và nhà trường, phải tổ chức cho 0 giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động của cộng đồng một cách phù hợp: lễ hội dân gian, kỉ niệm ngày lễ lớn, ngày truyền thống... Tất cả các nội dung trên. 20 Ý kiến khác... 0 Học sinh SL % 0 5 6 0 4 5 0 1 1 0 1 1 100 0 58 0 73 0 Nhận xét: Kết quả ở bảng 1 cho thấy phần lớn học sinh và giáo viên của trường THPT số 2 Bảo Thắng đều nhận thức đúng và đầy đủ về khái niệm "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" thể hiện: - Về phía học sinh: có 58/100 ý kiến (chiếm 73%) lựa chọn phương án 7 "Tất cả các nội dung trên". Điều này thể hiện học sinh có nhận thức tương đối toàn diện về khái niệm "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", nắm được đầy đủ về khái niệm này sẽ tạo điều kiện cho các em thực hiện có hiệu quả việc xây dựng phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Có 22/80 ý kiến (chiếm 27%) lựa chọn 1 trong số các quan điểm về "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Mỗi quan điểm đưa ra trong bảng trên đều phản ánh một phần về nội hàm của khái niệm nhưng chưa thật đầy đủ. - Về phía GV: Đây là lực lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Các giáo viên không chỉ là những người chỉ đạo, hướng dẫn học sinh thực hiện phong trào mà chính hành động của mỗi thầy cô sẽ vừa là tấm gương cho học sinh, vừa góp phần xây dựng phong trào. Qua kết quả ở bảng trên cho thấy: tất cả các thầy cô được hỏi đều nhận thức đúng về khái niệm "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", 12 thể hiện: 20/20 (100%) ý kiến lựa chọn đúng phương án 7 "Tất cả các nội dung trên". Sự nhận thức đúng đắn của các thầy cô giáo là cơ sở quan trọng để định hướng, tổ chức hiệu quả việc thực hiện phong trào ở trường THPT số 2 Bảo Thắng. 2.2.2. Nhận thức của học sinh về mục đích phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" Để nắm được thực trạng nhận thức của học sinh trường THPT số 2 Bảo Thắng về mục đích của phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: "Theo bạn, Bộ GD & ĐT đã phát động phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" nhằm mục đích gì?". Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. Nhận thức của học sinh về mục đích của phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" STT Các mục đích của phong trào SL % 1 Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong 3 4 và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội. 2 Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực của học 2 3 sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. 3 Cả 2 nội dung trên 75 93 4 Ý kiến khác 0 0 Nhận xét: Việc hiểu rõ mục đích của phong trào xây dựng "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường THPT sẽ định hướng cho HS chủ động thực hiện để đạt kết quả cao. Kết quả ở bảng 2 cho thấy: nhìn chung các em học sinh đều có nhận thức tương đối đầy đủ về mục đích của phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Thể hiện: có 75/800 (chiếm 93%) ý kiến trả lời đúng mục đích của phong trào gồm 2 nội dung do Bộ GD & ĐT xây dựng; có 5/80 (chiếm 7%) ý kiến lựa chọn 1 trong 2 nội dung trong mục đích của phong trào này. 2.2.3. Nhận thức của GV - HS trường THPT số 2 Bảo Thắng về cảnh quan nhà trường Phong trào "Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn" là một trong 5 nội dung lớn và quan tọng nhất của phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Để đánh giá về cảnh quan nhà trường đã đảm bảo các yếu tố cần thiết cho việc xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" hay chưa? Chúng tôi đã xây dựng các tiêu chí tương ứng với 4 yêu cầu "xanh - sạch - đẹp - an toàn" trong nội dung của phong trào và đưa ra câu 13 hỏi dành cho GV - HS: "Thầy, cô (bạn) đánh giá cảnh quan đã đảm bảo những yếu tố nào dưới đây?" Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3. Bảng 3: Nhận thức của GV - HS về cảnh quan nhà trường GV Học sinh Các tiêu chí về cảnh quan nhà STT trường SL % SL % Trường có cây xanh, thoáng mát, 1 20 100 70 88 an toàn, có sân chơi cho học sinh. Có hệ thống nhà vệ sinh đảm bảo 2 20 100 60 75 và được đặt ở vị trí phù hợp. Lớp học có đủ ánh sáng, bàn ghế 3 20 100 45 56 phù hợp với lứa tuổi học sinh. Có phòng y tế, bãi tập, dụng cụ phòng cháy chữa cháy, phương 4 tiện phục vụ hoạt động văn hoá 20 100 40 50 văn nghệ - TDTT, hoạt động vui chơi, giải trí... 5 Các yếu tố khác 0 0 0 0 Từ kết quả ở bảng trên cho thấy: theo đánh giá của cả giáo viên và học sinh thì cảnh quan trường THPT số 2 Bảo Thắng đã đảm bảo được các yếu tố để xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực". Thể hiện: - Về phía học sinh: nhìn chung các em đều cho rằng nhà trường đã đảm bảo 4 yếu tố kể trên. Tuy nhiên trong số 4 yếu tố cơ bản nhất để xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" mà phiếu khảo sát đưa ra thì yếu tố "Trường có cây xanh, thoáng mát, an toàn, có sân chơi cho học sinh'' là yếu tố cơ bản đầu tiên và cũng là yếu tố dễ nhận biết nhất nên có 70/80 số ý kiến lựa chọn (chiếm 88%) đứng ở vị trí thứ nhất. Ngoài ra quá trình tìm hiểu thực tế nhà trường khi điều tra, cùng với kết quả tự đánh giá của nhà trường mà chúng tôi tham khảo cũng thể hiện được sự đảm bảo của yếu tố trên. Xếp thứ 2 là yếu tố "Nhà trường có phòng y tế, bãi tập, dụng cụ phòng cháy - chữa cháy, phương tiện phục vụ hoạt động VH - VN - TDTT, hoạt động vui chơi, giải trí" có 65/80 ý kiến lựa chọn (chiếm 75%). Yếu tố này đã đảm bảo điều kiện "an toàn" trong nội dung "Xây dựng trường lớp xanh sạch - đẹp - an toàn" của phong trào. Điều này cho thấy sự quan tâm của nhà trường đến các điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sức khoẻ, thể chất cũng như tinh thần của học sinh, tạo điều kiện tốt nhất để các em được bảo vệ, chăm sóc, vui chơi, phát triển toàn diện. - Về phía GV: tất cả các giáo viên khi được hỏi đều đánh giá nhà trường đảm bảo đủ các yếu tố kể trên. Thể hiện: Có 20/20 ý kiến lựa chọn tất cả các nội dung (chiếm 100%). 14 2.2.4. Nhận thức của giáo viên về vai trò của Hiệu trưởng nhà trường đối với việc thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường THPT hiện nay Để đánh giá nhận thức của giáo viên trường THPT số 2 Bảo Thắng về vai trò của hiệu trưởng nhà trường đối với việc thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", chúng tôi đưa ra câu hỏi: "Thầy, cô đánh giá hiệu trưởng nhà trường có ảnh hưởng như thế nào đối với việc thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường THPT hiện nay?". Kết quả thể hiện ở bảng 4. Bảng 4: Nhận thức của giáo viên về vai trò của hiệu trưởng đối với việc thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường THPT hiện nay STT Vai trò của hiệu trưởng SL % 1 Là người triển khai, giám sát, đôn đốc và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện phong trào. 0 0 2 Là người khơi dậy được nội lực và phát huy được nội lực của chủ thể và sự đồng thuận của các lực lượng bên ngoài nhằm phối hợp thực hiện hiệu quả của 0 0 phong trào. 3 Là nhân tố quyết định sự thành công trong việc triển khai và thực hiện các mục tiêu phong trào đề ra. 0 0 4 Tất cả các nội dung trên. 20 100 Từ kết quả ở bảng trên cho thấy: 100% giáo viên được hỏi đều đánh giá đúng về vai trò của người Hiệu trưởng nhà trường đối với việc thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường THPT hiện nay. 2.3. Phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" của giáo viên và học sinh trường THPT số 2 Bảo Thắng. 2.3.1. Nội dung, cách thức thích hợp phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" của trường THPT số 2 Bảo Thắng Để đánh giá về vấn đề này, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: "Phong trào xây dựng "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" được thầy, cô (bạn) thực hiện như thế nào?". Câu hỏi này dành cho cả GV - HS. Kết quả thể hiện ở bảng sau: Bảng 5: Thực trạng nội dung và cách thức thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" GV Học sinh Nội dung STT và cách thức thực hiện SL % SL % Phong trào được triển khai từ đầu 1 năm gắn với kế hoạch năm học của 20 100 70 88 nhà trường. Tổ chức Đoàn và các tổ chức khác 2 20 100 60 75 trong trường kết hợp cùng nhà 15 STT 3 4 5 6 7 8 9 10 Nội dung và cách thức thực hiện trường thực hiện có hiệu quả các nội dung của phong trào. Thường xuyên tuyên truyền về phong trào qua các buổi chào cờ, phát thanh, SHL. Giáo viên và cán bộ nhân viên là tấm gương cho học sinh trong việc thực hiện phong trào. Học sinh đã thực hiện tốt nội quy của nhà trường tích cực phối hợp cùng giáo viên thực hiện tốt nội dung của phong trào. Nhà trường xây dựng mối quan hệ với địa phương nơi trường đóng, với các lực lượng xã hội ngoài nhà trường. Kết thúc mỗi năm học đều có đánh giá, khen thưởng, phổ biến điển hỉnh, tổng kết phong trào thi đua. Các lực lượng sư phạm trong nhà trường đoàn kết cùng nhau xây dựng mối quan hệ thân thiện. Cán bộ quản lý GD - GV và nhân viên nhà trường thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, giám sát học sinh thực hiện các hoạt động của phong trào. Các hoạt động khác... SL % Học sinh SL % 20 100 72 90 20 100 44 55 20 100 59 73 20 100 64 80 20 100 69 86 20 100 55 69 20 100 62 78 0 0 0 0 GV Nhận xét: Các số liệu ở bảng 6 cho thấy: hầu hết GV và HS nhà trường đều đánh giá nhà trường đã thực hiện tương đối tốt nội dung và cách thức thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" của trường mình. Cụ thể: - Về phía GV: tất cả các giáo viên khi được hỏi đều có chung ý kiến: nhà trường đã thực hiện đầy đủ các nội dung trên nhằm xây dựng "Trường học thân thiện - học sinh tích cực". - Về phía HS: ý kiến của các em là khác nhau về các nội dung trong việc thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" của trường mình. Trong đó nội dung các em lựa chọn nhiều nhất là: "Nhà 16 trường thường xuyên tuyên truyền về phong trào qua các buổi chào cờ, phát thanh, SHL", có 72/80 ý kiến lựa chọn (chiếm 90%) đứng thứ 1. 2.3.2. Việc tổ chức hoạt động cho HS nhằm xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" Để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường THPT số 2 Bảo Thắng, chúng tôi đưa ra câu hỏi dành cho giáo viên với nội dung: "Nhà trường đã tổ chức các hoạt động nào cho HS trong nội dung của việc thực hiện phong trào xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực"?". Kết quả thu được ở bảng 6. Bảng 6: Thực trạng tổ chức hoạt động cho HS của trường THPT số 2 Bảo Thắng STT Các hoạt động SL % TB Tổ chức các buổi giáo dục truyền thống văn hoá 1 20 100 dân tộc và tinh thần cách mạng cho học sinh. Nhận chăm sóc một di tích lịch sử - văn hoá 2 20 100 cách mạng ở địa phương. Tổ chức các hoạt động văn nghệ - TDTT, các 3 buổi giao lưu giữa các khối lớp trong nhà trường 20 100 và giữa các trường. Tổ chức các trò chơi dân gian vào các buổi sinh 4 hoạt, giờ ra chơi, hoạt động tập thể của nhà 20 100 trường. 5 Trồng cây vào dịp năm mới 20 100 6 Hoạt động khác 20 100 Nhận xét: Qua kết quả số liệu thu được ở bảng trên cho thấy nhà trường đã tổ chức tất cả các hoạt động trên trong nội dung xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực". Tuy nhiên, cùng với kết quả phỏng vấn trực tiếp với một số giáo viên và các em học sinh của cả 3 khối học trong trường cho thấy: Các hoạt động trên đều đã được nhà trường tổ chức nhưng ở những mức độ khác nhau. 2.3.3. Thực trạng các hoạt động của HS nhằm xây dựng và bảo vệ môi trường - giữ gìn vệ sinh nhà trường Để có thông tin về vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi: "Bạn đã tham gia vào những hoạt động nào sau đây để xây dựng và bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh nhà trường"? Kết quả thể hiện ở bảng 7. 17 Bảng 7: Thực trạng xây dựng và bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh nhà trường của học sinh STT Các hoạt động của học sinh SL % 1 Bỏ rác vào đúng nơi quy định 57 71 Tham gia dọn vệ sinh nhà trường, không bẻ cành, 2 69 86 hái hoa trong khuôn viên trường. 3 Đi vệ sinh đúng nơi quy định. 80 100 Giữ gìn vệ sinh các công trình công cộng, không vẽ 4 50 63 bẩn lên tường, bàn, ghế, khắc tên lên cây. Nhắc nhở bạn bè và người xung quanh thực hiện tốt 5 40 50 các nội dung trên. 6 Những hoạt động khác. 16 20 Qua kết quả ở bảng trên cho thấy: nhìn chung các em thực hiện tương đối tốt các hoạt động nhằm xây dựng và bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh nhà trường. Trong đó: Hành động đầu tiên mà các em nhận thấy mình thực hiện tốt nhất là "Đi vệ sinh đúng nơi quy định" có 80/80 ý kiến lựa chọn (chiếm 100%). Đây là hành vi tối thiểu mà các em cần phải làm khi tham gia vệ sinh nơi công cộng. Hoạt động thứ 2 là "Tham gia dọn vệ sinh nhà trường không bẻ cành, hái hoa trong khuôn viên trường " có 69/80 (chiếm 86%) ý kiến lựa chọn. Không chỉ ở kết quả tự đánh giá của các em mà qua quá trình khảo sát tại trường chúng tôi cũng quan sát và nhận thấy được ý thức thực hiện hành động trên là rất tốt. 2.3.4. Việc thực hiện nội quy, nề nếp và thái độ - tinh thần học tập của học sinh. Với câu hỏi: "Bạn đã thực hiện những nội dung nào dưới đây để góp phần xây dựng trường bạn trở thành "Trường học thân thiện, học sinh tích cực"?". Kết quả thu được thể hiện ở bảng 8. Bảng 8: Thực trạng thực hiện nội quy, nề nếp và thái độ, tinh thần học tập của học sinh STT Các biểu hiện của học sinh SL % 1 Mặc đúng đồng phục trường khi đến trường. 57 72 2 Đi học đầy đủ, đúng giờ, không bỏ tiết, trốn tiết. 74 93 Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, văn 3 65 81 nghệ, thể thao. Có thái độ thân thiện với bạn bè, thầy cô giáo, 4 72 90 cán bộ quản lý và nhân viên nhà trường. Tích cực học tập, chủ động, sáng tạo trong học 5 67 84 tập 6 Có kĩ năng tự học 53 66 7 Có ý thức vươn lên trong học tập 64 80 18 Nhận xét: Kết quả thu được ở bảng trên cho thấy: hầu hết các em thực hiện tốt các nội dung được hỏi. Đứng thứ nhất là nội dung " Đi học đầy đủ, đúng giờ, không bỏ tiết, trốn tiết." có 74/80 ý kiến lựa chọn (chiếm 93%). Xếp thứ hai là nội dung "Có thái độ thân thiện với bạn bè, thầy cô giáo, cán bộ quản lý và nhân viên nhà trường" có 72/80 ý kiến lựa chọn (chiếm 90%). Cho thấy phần lớn các em đều có thái độ thân thiện với các lực lượng trong nhà trường, trước một thực trạng đáng báo động về bạo lực học đường, về vi phạm đạo đức, thiếu tôn trọng giáo viên...trong các trường phổ thông hiện nay. 2.3.5. Thực trạng xây dựng mối quan hệ thân thiện của giáo viên trong nhà trường Cùng với HS, GV cũng là một đối tượng phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" hướng tới để xây dựng nhà trường thân thiện. Để đánh giá thực trạng xây dựng mối quan hệ thân thiện của CBQLGD - GV trường THPT số 2 Bảo Thắng chúng tôi đưa ra câu hỏi: "Thầy (cô) đã làm gì để thể hiện mối quan hệ thân thiện của mình trong nhà trường?", kết quả thể hiện ở bảng 9. Bảng 9. Thực trạng xây dựng mối quan hệ thân thiện của giáo viên trong nhà trường STT Các biểu hiện của giáo viên SL % Có thái độ thân thiện với đồng nghiệp, với cán 1 20 100 bộ quản lý, nhân viên, với HS trong trường. 2 Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy 20 100 Khuyến khích các đề xuất tích cực của học sinh và 20 3 100 không ngần ngại giải đáp thắc mắc của học sinh. Quan tâm đến hoàn cảnh gia đình, nhu cầu, 20 4 nguyện vọng, cũng như đời sống tinh thần của 100 HS lớp mình phụ trách, giảng dạy. Đoàn kết các lực lượng giáo dục trong trường 20 5 100 để xây dựng tập thể sư phạm lành mạnh. Thường xuyên quan tâm, giúp đỡ những đồng 20 6 nghiệp hay cán bộ nhân viên còn gặp khó khăn 100 trong cuộc sống. 7 Các nội dung khác... 0 0 Nhận xét: Từ kết quả ở bảng trên cho thấy tất cả các GV khi được hỏi đều tự đánh giá mình đã có thái độ ứng xử và quan hệ thân thiện trong nhà trường. Các thầy cô đều thực hiện tốt các hoạt động nhằm xây dựng nhà trường thành "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" và nêu cao tấm gương cho học sinh của mình. 19 2.3.6. Thực trạng thái độ, tính tích cực học tập của học sinh khi lên lớp (Bảng 10) STT Biểu hiện của học sinh SL % 1 Tích cực phát biểu ý kiến trong giờ học 73 91 2 Sáng tạo và có những sáng kiến hay trong học tập 40 50 Còn thụ động (giáo viên bảo gì làm nấy), ngại 3 23 29 phát biểu ý kiến, ngại tranh luận với bạn bè. Chỉ ngồi nghe và ghi chép (biết không nói, 4 28 35 không biết cũng không nói). 5 Không cần làm gì cả 9 11 Tích cực, chăm chỉ chuẩn bị bài trước khi đến 6 66 83 lớp. Nhận xét: Nếu như giáo viên là người "dẫn đường" - định hướng, dẫn dắt học sinh tham gia vào quá trình lĩnh hội và khám phá những tri thức của nhân loại, thì học sinh phải là người "thợ chính" của quá trình đào tạo sư phạm. Vì vậy việc tích cực cộng hưởng cùng giáo viên trong các tiết học là yếu tố thiết yếu mang đến sự thành công của một tiết học, đó là mang lại kiến thức và kĩ năng cho học sinh. Qua kết quả ở bảng trên cho thấy: nhìn chung học sinh đều có ý thức tích cực trong giờ học. Trong đó: "Tích cực phát biểu ý kiến trong giờ học" có 73/80 HS lựa chọn (chiếm 91%) xếp ở vị trí 1. Đây là nội dung được các em lựa chọn nhiều nhất do các em đã ý thức được vị trí, vai trò của mình trong giờ học, không chỉ là để hỗ trợ giáo viên mà quan trọng việc phát biểu ý kiến còn có ý nghĩa đối với chính bản thân mỗi học sinh dể còng em hiểu và nắm chắc bài hơn. Tuy nhiên cũng có một bộ phận không nhỏ học sinh cho rằng trong mỗi tiết học mình chỉ cần ngồi nghe và ghi chép hay thụ động "giáo viên bảo gì làm nấy"... mà công việc chính là ở giáo viên, tính tích cực là ở giáo viên. Đây là suy nghĩ của không ít học sinh, thể hiện: nội dung "chỉ ngồi nghe và ghi chép" có 28/80 ý kiến lựa chọn (chiếm 35%). Cùng với những nguyên nhân trên là tâm lý e dè, lo sợ của một đại bộ phận học sinh nên các em ngại tranh luận, ngại phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình trước đám đông, tâm lý "giấu dốt", do các em chưa tự tin trong học tập, nên sợ ý kiến của mình đưa ra là sai, sợ mọi người cười chê, sợ giáo viên không ủng hộ. Kết quả này cho thấy: Nhận thức của một số học sinh vẫn chưa đúng đắn về hoạt động học tập của mình nên chưa xây dựng được cho mình một thái độ học tập tích cực. Tuy nhiên, đó chỉ là một bộ phận nhỏ học sinh, vẫn phải kể đến phần lớn học sinh luôn tích cực trong học tập, có những sáng tạo và sáng kiến hay để đóng góp cùng giáo viên nâng cao hiệu quả cho việc dạy và học. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan