Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn phối hợp kiến thức của một số môn học vào việc dạy-học môn giáo dục quốc ph...

Tài liệu Skkn phối hợp kiến thức của một số môn học vào việc dạy-học môn giáo dục quốc phòng qua bài “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học phần lý thuyết

.DOC
9
594
144

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Tầm quan trọng của môn GDQP trong nhà trường: Môn GDQP – AN đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống đáng giặc giữ nước của dân tộc ta. Thông qua môn học giúp học sinh xây dựng được tinh thần cách mạng, tinh thần yêu nước và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, bảo vệ những thành quả mà cha ông ta để lại. Qua môn học giúp học sinh nắm được rõ hơn chủ trương, đường lối cách mạng trong thời kì mới. Trong thời kì đất nước đang trên con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa, thời kì đất nước hội nhập với các nước trên thế giới thì nhiệm vụ giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng càng phải chú trọng hơn, cần phải giáo dục cho học sinh hiểu được ngồi trên ghế nhà trường cũng là một chiến sĩ, đây là lực lượng dự bị hùng hậu, một lực lượng bảo vệ và xây dựng đất nước trong tương lai. Trước những biến động phức tạp về chính trị ở Biển Đông, nên việc giáo dục ý thức cho học sinh về “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” là hết sức quan trọng. 2. Tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học: Trong tiến trình đổi mới PPDH của Bộ GD & ĐT những năm gần đây là phát huy khả năng dạy học, chủ động tích cực lĩnh hội tri thức của học sinh, biến những kiến thức của sách vở thành những kiến thức của cá nhân. Một trong những phương pháp đổi mới ấy là phương pháp tích hợp – Xâu chuỗi kiến thức của các phân môn và phối hợp kiến thức các môn học khác vào quá trình tìm hiểu một bộ môn. 3. Những khó khăn trong quá trình dạy học môn GDQP: Đối với môn GDQP – An ninh hiện nay được nhà nước quan tâm chú trọng. Tuy nhiên đây là môn học còn nhiều mới mẻ trong chương trình giáo dục THPT. Lại là môn học nặng về tính chính trị nên chưa thực sự thu hút được niềm say mê của học sinh. Quan niệm tồn tại lâu nay trong học sinh khi nghĩ đến môn GDQP thường gắn liền với những hoạt động trên thao trường” Đây cũng là vùng kiến thức chủ yếu của môn GDQP trong chương trình trước đây”, nên học sinh chưa chú ý đến phần học lí thuyết. Hiểu được tầm quan trọng của bộ môn, cũng như phải có lí thuyết thì mới có thực hành, có nhận thức đúng đắn thì mới có hành động đúng nên tôi đă mạnh dạn đưa ra phương pháp dạy lí thuyết môn GDQP – An ninh bằng việc : “ Phối hợp kiến thức của một số môn học vào việc Dạy – Học môn Giáo dục quốc phòng qua bài “ Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học phần lý thuyết. 1 II. THỰC TRẠNG: 1. Thuận lợi: - Trong thời gian vừa qua bộ môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh được sự quan tâm của các cấp, các ngành và đặc biệt là sở GD & ĐT Thanh Hóa đã tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên phụ trách môn giáo dục quốc phòng trên toàn tỉnh, bản thân tôi cũng là một trong số các giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng đó. - Song song với việc nâng cao trình độ cho cán bộ giáo viên môn Giáo dục quốc phòng – An ninh còn được trang bị hệ thống tài liệu tham khảo, trang thiết bị dạy học tương tối đầy đủ cho các khối lớp tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên trên mỗi tiết dạy. - Bản thân tôi được nhà trường tạo điều kiện tham gia học lớp Đại học GDTC – GDQP hệ tại chức do trường Đại học sư phạm Vinh mở. - Trường THPT Như Thanh có sự phối hợp với Huyện đội để mượn thêm tạp chí “Dân quân tự vệ - Giáo dục quốc phòng” giúp cho giáo viên và học sinh hiểu hơn nữa về tầm quan trọng của bộ môn. - Hằng năm Sở GD & ĐT tổ chức kì thi chọn HSG môn GDQP – An ninh có cả phần thi lí thuyết” Nhận thức” vì vậy đã khích lệ được tinh thần học tập, tìm tòi của học sinh. - Đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường đều được đào tạo đạt chuẩn, có tâm huyết với bộ môn và học sinh. 2. Khó khăn: - Do xu thế của thời đại, có sự phân hóa về môn học nên học sinh thường lơ là những môn học không thi tốt nghiệp trong đó có môn GDQP – An ninh. - Một số học sinh còn chưa xác định rõ vai trò của môn học trong nhà trường. - Về phía giáo viên, do mặc cảm về bộ môn nên cũng chưa thực sự đầu tư chú trọng cho môn học để cuốn hút học sinh. 3. Kết quả của thực trạng: “ Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” là bài học cung cấp tri thức về lãnh thổ và chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia và cách xác định biên giới quốc gia. Cũng như hình thành cho học sinh về trách nhiệm quản lí, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia. Từ đó thêm yêu quê hương đất nước của mình. Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên dạy môn GDQP là phải làm sao cho học sinh có hứng thú với môn học. Thời gian bắt đầu môn học GDQP, tôi đã thực hiện một bài test về sự hứng thú của học sinh đối với môn học kết quả như sau: 2 3.1. Hứng thú 1917Lớp/ Tổng số 11A3/4407 11A1/43 11A10/48 Hứng thú 10 Không hứng thú 16 Bình thường 18 15 12 21 3.2. Yêu thích phân môn của bộ môn GDQP Lý thuyết Lớp/TS ThÝch Không ThÝch 11A1/43 05 38 11A3/44 08 36 11A10/48 15 33 Thực hành ThÝch Không ThÝch 38 05 38 06 33 15 3.3. Hiểu về Biên giới quốc gia Lớp/ Tổng số Hiểu Không hiểu Hiểu sâu sắc 11A1/43 12 26 05 11A3/44 14 23 07 11A10/48 21 17 10 Với con số trên đã phản ánh khá đầy đủ về thực trạng của học sinh với môn học GDQP. Chưa thực sự say mê với môn học dẫn đến chưa có nhận thức đầy đủ về Biên giới quốc gia. Vì vậy, nhiệm vụ cần thiết là phải tạo ra niềm hứng thú của học sinh với môn học, đặc biệt là phần lý thuyết. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Để tạo được hứng thú cho học sinh, cuốn hút được các em trong bài học ở phần lý thuyết tôi đã vận dụng phương pháp “ Phối hợp kiến thức của một số môn học vào việc Dạy – Học môn Giáo dục quốc phòng” I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Cập nhật thông tin thời sự để tăng sức thuyết phục cho bài giảng. 2. Tìm đọc thêm những “Truyện kể lịch sử, những câu chuyện về anh hùng dân tộc qua các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm , những người anh hùng trong thời bình”. 3. Thường xuyên tham khảo kiến thức từ các đồng nghiệp, đặc biệt là các giáo viên dạy bộ môn Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân. 3 4. Tham khảo tạp chí “Dân quân tự vệ - Giáo dục quốc phòng” để hiểu rõ hơn nữa về hoạt động giảng dạy bộ môn trong đời sống của nhân dân. II. ỨNG DỤNG KIẾN THỨC CỦA MỘT SỐ BỘ MÔN KHÁC VÀO DẠY PHẦN LÝ THUYẾT MÔN GDQP – AN QUA BÀI “BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA” 1.Kiến thức của bộ môn Văn học: Những tác phẩm văn học đề cao ý thức chủ quyền dân tộc và ý thức bảo vệ chủ quyền: “ Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành địa phận ở sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. “Nam Quốc sơn hà ( Lý Thường Kiệt ) “ Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần đã bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương” “Bình Ngô đại cáo”( Nguyễn Trãi ) “ Em ơi em đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên đất nước muôn đời” “Đất nước ”( Nguyễn Khoa Điềm ) Đây là những tác phẩm có trong chương trình học, tất cả các em được học, được biết. Chất xúc cảm của tác phẩm văn học sẽ làm tăng sức hấp dẫn của bài học và bài học sẽ bớt khô khan hơn. VD: Khi dạy phần “Lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ quốc gia”tôi đã đặt câu hỏi: Bài thơ nào được xem như là “Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất ” của dân tộc Việt Nam? Qua câu trả lời của học sinh sẽ giúp các em hiểu rõ thêm nước Việt Nam ta từ xưa đã là một nước có chủ quyền, để từ đó thêm yêu quê hương, đất nước mình. 2. Kiến thức của bộ môn lịch sử Vận dụng những kiến thức đã học ở môn Lịch sử để giúp các em hiểu rõ hơn về sự hình thành lãnh thổ quốc gia, chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam và quá trình đánh giặc để bảo vệ độc lập chủ quyền của Tổ quốc của cha ông ta. Lồng ghép đưa những dẫn chứng lịch sử để chứng minh chủ quyền của nước ta về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Giúp các em hình dung lại các trận đánh, các chiến thuật, chiến dịch ... của các thế hệ cha ông. Liên hệ thực tế các phong trào dân quân tự vệ ở khắp các tỉnh thành, để từ đó khơi dậy trong các em một niềm tự hào về lịch sử dân tộc và hình thành cho các em niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, có ý thức trách nhiệm bảo vệ đất nước. 4 3. Kiến thức của bộ môn Địa lí Dựa vào kiến thức địa lí để giúp các em sử dụng các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ như: Kí hiệu, chấm điểm … để xác định các vùng, xác định biên giới của Việt Nam trên bản đồ, qua đó giúp các em hiểu rõ hơn về các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia,ý thức rõ hơn về vùng biên giới của đất nước. 4. Kiến thức của bộ môn Giáo dục công dân Với những điều luật đã được nhà nước ban hành để hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mỗi công dân với Tổ quốc mình. Khi dạy phần “Bảo vệ biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam” có thể đặt những câu hỏi dựa vào kiến thức đã học ở môn Giáo dục công dân như: - Lòng yêu nước là gì? - Công dân có trách nhiệm gì với cộng đồng? - Những vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay? 5 Để gây hứng thú và tạo sự chủ động cho các em , từ đó giúp các em hiểu bài một cách sâu hơn. ***** Trong quá trình thực hiện bài dạy với khả năng vận dụng phối hợp kiến thức của các bộ môn vào việc giúp học sinh nắm rõ hơn những kiến thức trọng tâm của bài dạy,tôi sẽ sử dụng những câu hỏi gợi mở để các em được chủ động thể hiện những kiến thức mà mình đã có từ các bộ môn khác. Vừa tạo ra sức hấp dẫn của bài học, vừa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập. C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Qua việc dạy học vận dụng phối hợp kiến thức của các môn học vào việc dạy học môn GDQP tôi đã thu được kết quả đáng phấn khởi, chất lượng Dạy – Học đã được nâng cao. Tính hứng thú trong tiết dạy ở học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, kì thi HSG môn GDQP – AN ở phần “ Nhận thức” đã đạt kết quả tốt hơn( Năm học 2012 – 2013 đã có giải ba cấp tỉnh). Vì vậy tôi mạnh dạn chia sẻ với các đồng nghiệp về về phương pháp dạy ở bài học “ Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia”. Chúng ta có thể áp dụng kiến thức của các môn vào bài dạy khác một cách phù hợp, để tăng sức hấp dẫn cho bộ môn. 1 Kết quả thu được 1.1 Hứng thú Lớp/ Tổng số Hứng thú Không hứng thú Bình thường 11A1/43 15 11 16 11A3/44 19 10 15 11A10/48 27 07 14 1.2 Yêu thích phân môn của bộ môn GDQP Lý thuyết Lớp/TS ThÝch Không ThÝch 11A1/43 22 21 11A3/44 25 19 11A10/48 31 17 Thực hành ThÝch Không ThÝch 38 05 38 06 33 15 1.3 Hiểu về Biên giới quốc gia Lớp/ Tổng số Hiểu Không hiểu Hiểu sâu sắc 11A1/43 22 11 10 11A3/44 22 09 13 11A10/48 29 04 15 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được áp dụng qua 2 năm, các đối tượng học sinh khác nhau nhưng đều cho hiệu quả cao, thời gian đầu áp dụng 6 còn gặp phải những lúng túng nhất định tuy nhiên được sự đóng góp của đồng nghiệp, quá trình đúc rút kinh nghiệm đến thời điểm hiện tại đề tài đã hoàn thiện hơn và đem lại hiệu quả cao hơn khi áp dụng. Thông qua đề tài giúp cho học sinh xác định rõ hơn về tầm quan trọng của môn học, rèn luyện tinh thần tự giác học tập, tinh thần hăng say tìm hiểu để lĩnh hội tri thức. Qua quá trình thực hiện đề tài bản thân đã trăn trở và đúc rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: a. Đối với giáo viên: - Xác định rõ trọng tâm của bài học. - Thiết kế bài soạn đảm bảo đầy đủ nội dung, đúng phương pháp, phù hợp đối tượng học sinh. - Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, tìm hiểu kĩ những kiến thức liên quan dến bài dạy để có những câu hỏi gợi mở cho học sinh tham gia phát biểu. - Sử dụng kiến thức của các bộ môn khác hợp lí phù hợp với bài dạy. - Hướng dẫn cho các em phát huy và vận dụng những kiến thức đã có vào bài học. - Không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề. b. Đối với học sinh: - Có nhận thức đúng đắn, ý thức học tập tốt đối với bộ môn. - Có hứng thú tham gia môn học. - Tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bài học. - Tích cực rèn luyện bản thân, rèn luyện tinh thần yêu nước. - Tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường, địa phương tổ chức. 2. Kiến nghị và đề xuất: a. Đối với giáo viên Thường xuyên trau rồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng khoa học phù hợp và phát huy tốt tác dụng đồ dùng dạy học, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp nâng cao tinh thần yêu nghề, tâm huyết với nghề. b. Đối với cấp trên. - Hàng năm nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp tập huấn, trang bị phòng máy để phục vụ các tiết dạy bằng giáo án điện tử, mua thêm tài liệu của bộ môn, tranh, làm mới đồ dùng dạy học, đấu mối chặt chẽ hơn nữa với các tổ chức quân sự trên địa bàn. - Cấp trên thường xuyên cấp trang thiết bị tốt, đa dạng, phù hợp. 7 Trên đây là phương pháp dạy học bằng việc : “ Phối hợp kiến thức của một số môn học vào việc Dạy – Học môn Giáo dục quốc phòng qua bài “ Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học phần lý thuyết. Mỗi giáo viên luôn có những phương pháp dạy học tạo tính hấp dẫn, vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, trao đổi của đồng nghiệp để sáng kiến trên được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 02 tháng 5 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Nguyễn Xuân Vỹ 8 MỤC LỤC A.ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Tầm quan trọng của môn GDQP trong nhà trường 2. Tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học 3. Những khó khăn trong quá trình dạy học môn GDQP II. THỰC TRẠNG 1.Thuận lợi 2. Khó khăn 3. Kết quả của thực trạng B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN II. ỨNG DỤNG KIẾN THỨC CỦA MỘT SỐ BỘ MÔN KHÁC VÀO DẠY PHẦN LÝ THUYẾT MÔN GDQP - AN 1.Kiến thức của bộ môn Văn học 2. Kiến thức của bộ môn lịch sử 3. Kiến thức của bộ môn Địa lí 4. Kiến thức của bộ môn Giáo dục công dân C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1.Kết quả thu được 2. Kiến nghị và đề xuất 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan