Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông...

Tài liệu Skkn phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh

.PDF
22
139
128

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ------------------- MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI “PHÁT TRIỂN TƯ DUY LẬP TRÌNH VÀ KHẮC PHỤC SAI LẦM CHO HỌC SINH LỚP 11 THÔNG QUA SỬ DỤNG CẤU TRÚC RẼ NHÁNH” Lĩnh vực/Môn : Tin Học Cấp học : THPT Tác Giả : Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Đơn vị công tác : Trường THPT Lưu Hoàng NĂM HỌC 2018-2019 MỤC LỤC PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................... Trang 1 I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................Trang 1 I.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ..........................................................Trang 1 I.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .............................................................................................Trang 2 I.4. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI..............................................Trang 2 I.4.1. Tình hình thực tế trước khi thực hiện đề tài ................................Trang 2 I.4.2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài ...................................Trang 2 PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ..............................................................Trang 3 II.1. GIỚI THIỆU VỀ CẤU TRÚC RẼ NHÁNH.......................................Trang 3 II.2. CÁC LỖI CỦA HỌC SINH THƯỜNG MẮC VÀ CÁCH KHẮC PHỤC .....................................................................................................................Trang 4 II.3. KẾT QUẢ ÁP DỤNG ĐỀ TÀI .........................................................Trang 18 PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................Trang 19 III.1. KẾT LUẬN ......................................................................................Trang 19 III.2. KIẾN NGHỊ .....................................................................................Trang 19 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Căn cứ vào công văn số 3627/SGDĐT-GDPT, ngày 29/8/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2018-2019 và hướng dẫn hoạt động chuyên môn bộ môn Tin học cấp THPT của Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà. Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy môn Tin 11 của trường THPT Lưu Hoàng về số lượng, nội dung các tiết bài tập và thực hành ở các chương III, chương IV. Với tình hình thực tế giảng dạy môn Tin ở trường THPT Lưu Hoàng, tôi nhận thấy học sinh chưa có hứng thú với môn học, một phần vì môn Tin học 11 quá khó đối với các em, một phần vì tư duy giài toán chưa cao do đầu chất lượng tuyển sinh vào 10 còn thấp. Để góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy, việc thu hút học sinh tích cực giải toán bằng máy tính và phát triển tư duy lập trình của học sinh là rất cần thiết. Câu lệnh rẽ nhánh và câu lệnh ghép là một nội dung tiêu biểu của phần lập trình. Thực tế khi sử dụng câu lệnh này để giải bài tập các em thường mắc phải nhiều lỗi sai, đặc biệt là xác định biểu thức logic và không sử dụng câu lệnh ghép trong trường hợp cần thiết. Sau khi tìm hiểu các nguyên nhân và những lỗi học sinh hay mắc phải khi lập trình giải toán có sử dụng cấu trúc rẽ nhánh, tôi tìm giải pháp khắc phục củng cố, khắc sâu kiến thức thông qua việc hướng dẫn và giao bài tập cho học sinh hoàn thiện sản phẩm ở nhà . I.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài này chủ yếu tập trung vào nghiên cứu những sai lầm thường mắc phải của các em khi sử dụng câu lệnh rẽ nhánh. Hệ thống các bài tập nghiên cứu quen thuộc, các bài toán gần gũi với thực tế, có mở rộng bài toán, có phát triển bài toán, có áp dụng liên môn giúp học sinh yêu thích môn học và phát triển tư duy lập trình. Đề tài có ý nghĩa lớn đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Phát huy tính tích cực của học sinh, tạo sự hứng thú cho học sinh, khuyến khích học sinh tự tìm tòi, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức. 1/20 I.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Những lỗi mà học sinh lớp 11 thường mắc phải khi sử dụng cấu trúc rẽ nhánh để giải toán. I.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Bài tập về cấu trúc rẽ nhánh. I.3.3. Thời gian thực hiện đề tài - Đề tài được viết và áp dụng trong Năm học 2018-2019 I.4. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I.4.1. Tình hình thực tế trước khi thực hiện đề tài - Sau khi dạy xong bài 9 : Cấu trúc rẽ nhánh,. Tôi đã cho khảo sát lớp 11A1, 11A2. - Còn nhiều học sinh mắc lỗi sai khi sử dụng câu lệnh rẽ nhánh do xác định biểu thức logic không đúng, còn nhầm lẫn và nhớ sai cú pháp. - Chưa hiểu rõ về cấu trúc rẽ nhánh nên không viết câu lệnh không đúng hoặc không sử dụng câu lệnh ghép khi cần thiết. - Tư duy lập trình thấp, kỹ năng giải toán chưa cao. - Học sinh quên kiến thức cũ. - Cơ sở vật chất còn thiếu số lượng máy tính thực hành cho học sinh ít, số lượng học sinh có máy tính riêng ở nhà chưa nhiều. Các yếu tố này làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của tiết học. I.4.2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài Xếp loại Giỏi Khá Trung Bình Yếu Kém Lớp 11A1 (Thực nghiệm) 8 16 7 0 0 11A2 (Đối chứng) 6 14 10 0 0 2/20 PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Sáng kiến kinh nghiệm : “ Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh 11 thông qua sử dụng câu lệnh rẽ nhánh”. Sáng kiến gồm các nội dung chính : +Giới thiệu về cấu trúc rẽ nhánh. + Phân tích các lỗi của học sinh hay mắc phải khi sử dụng cấu trúc rẽ nhánh + Đề xuất giải pháp khắc phục. +Thử nghiệm sư phạm. II.1. GIỚI THIỆU VỀ CẤU TRÚC RẼ NHÁNH II.1.1 Dạng thiếu Cú pháp: If <điều kiên> Then ; Đúng Điều kiện Câu lệnh Sai Điều kiện : là biểu thức logic. Câu lệnh : Là một câu lệnh của Pascal. Nếu điều kiện đúng (có giá trị true) thì câu lệnh sẽ được thực hiện, ngược lại câu lệnh sẽ bị bỏ qua. II.1.2 Dạng đủ Cú pháp: If <điều kiên 1> Then Else ; Đúng Sai Câu lệnh 2 Điều kiện Điều kiện : là biểu thức logic. 3/20 Câu lệnh 1 Câu lệnh 1, câu lệnh 2: Là một câu lệnh của Pascal. Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh 1 được thực hiện, ngược lại câu lệnh 2 được thực hiện. II.1.3 Câu lệnh ghép Theo cú pháp, sau từ khóa Then hoặc ELSE phải là một câu lệnh. Nhưng trong nhiều trường hợp, các thao tác sau những tên dành riêng đó khá phức tạp, đòi hỏi không phải là một mà là nhiều câu lệnh để mô t. Trong trường hợp như vậy ngôn ngữ lập trình cho phép gộp một dãy câu lệnh thành một câu lệnh ghép. Câu lệnh ghép của Pascal có dạng : Begin ; End; II.2. CÁC LỖI CỦA HỌC SINH THƯỜNG MẮC VÀ CÁCH KHẮC PHỤC II.2.1 Lỗi về cách viết và xác định biểu thức logic - Loại biểu thức nhất thiết phải có mặt trong câu lệnh rẽ nhánh đó là biểu thức Logic, vấn đề viết biểu thức trong ngôn ngữ lập trình Pascal phải tuân thủ đúng các quy tắc của ngôn ngữ lập trình, có những bài toán các em phải xác định biểu thức logic, việc này không phải dễ đối với các em. Điều này còn phụ thuộc vào khả năng tư duy về mặt toán học. - Lỗi viết dấu chấm phẩy trước Else - Do số lượng máy tính của trường rất ít, nên nhiều tiết bài tập các em học phòng máy chiếu hoặc làm bài trên giấy vì vậy cần phải rèn cho các em cách viết cẩn thận. Ví dụ 1: Viết câu lệnh rẽ nhánh tính a)  x 2 + y 2 neáu x 2 + y 2  1  Tính z =  x + y neáu x 2 + y 2  1 vaø y  x 0, 5 neáu x 2 + y 2  1 vaø y  x  - Lỗi biểu diễn sai phép toán trong ngôn ngữ pascal. Chẳng hạn : x*x thì học sinh vẫn viết là: x.x , lỗi này nếu các em thực hành trên phòng máy thì chương trình dịch sẽ thông báo nhưng các em mất thời gian sửa và có em còn không biết cách sửa. 4/20 - Lỗi thiếu dấu ngặc hoặc không sử dụng phép toán logic. Chẳng hạn tính z=x+y nếu x 2 + y 2  1 và y  x Thì các em viết như sau : if x * x + y* y  1 , y = x then z:=x+y; - Cách khắc phục : Dự kiến trước những lỗi sai của học sinh dễ mắc như : Lỗi biểu biễn biểu thức Toán trong ngôn ngữ Pascal, lỗi đặt dấu chấm phẩy không đúng chỗ, lỗi viết phép toán logic …., giáo viên yêu cầu học sinh phân tích kỹ bài toán trong Toán học, sau đó yêu cầu các em biểu diễn biểu thức trong ngôn ngữ Pascal, nhấn mạnh cho học sinh + Phép nhân thay bởi dấu sao * + Phép chia thay bởi dấu gạch chéo / +Phép toán logic và (and), hoặc (or) +Khi xét đồng thời nhiều biểu thức , phải có cặp đóng mở ngoặc cho từng biểu thức. Kết quả : If x * x + y* y = 1 then z = x * x + y* y ; If ( x * x + y* y  1 ) and ( y = x ) then z = x + y ; If ( x * x + y* y  1 ) and ( y  x ) then z = 0.5 ; - Yêu cầu học sinh viết lại bằng cách sử dụng cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ và thay biểu thức x * x + y* y = 1 bằng sqr ( x) + sqr (y) = 1 và so sánh kết quả với cùng một bộ Test. - Tôi yêu cầu học sinh đề xuất một bộ Test : Có đủ cả 3 trường hợp sảy ra mà đã biết trước kết quả, mục đích là để học sinh tự kiểm tra lại tính đúng đắn của chương trình. - Sau đây là một bộ Test tiêu biểu: Input x 1 2 1 2 3 Output y 3 2 1 z= 2 z = 0.5 z= 1 1 2 2 − 5/20 b) Tính  x + y neáu ñieåm(x, y) thuoäc hình troøn baùn kính r(r  0),  z = taâm(a, b)  x + y trong tröôøng hôïp coøn laïi  - Học sinh dễ mắc lỗi khi xác định và viết biểu thức logic : +Lỗi thứ nhất: Về mặt Toán học, các em nhầm lẫn Hình tròn và đường tròn nên chỉ đưa ra được điều kiện IM = ( x − a)2 + (y− a)2 = r , thậm chí có học sinh còn quên cả công thức tính khoảng cách giữa hai điểm. +Lỗi thứ hai : Có dấu chấm phẩy trước từ khóa Else , Lỗi này do sử dụng cú pháp rẽ nhánh dạng đủ sai. Cụ thể như sau : If sqrt(( x − a) * ( x − a) + (y− a)* (y − a)) = r then z:=abs(x)+abs(y) ; Else z:=x+y; - Cách khắc phục: So sánh sự khác nhau nhau giữa hai dạng rẽ nhánh, đặc biệt trước từ khóa Else không có dấu chấm phẩy,về kiến thức Toán, học sinh tìm hiểu kiểm tra điều kiện để một điểm thuộc hình tròn tâm I(a,b) bán kính r ? giáo viên vẽ đường tròn ra, kiểm tra học sinh cách tính công thức khoảng cách giữa hai điểm I(a,b) và M(x,y) ? +Biểu thức trong Toán học : Điểm M(x,y) thuộc hình tròn tâm I(a,b) bán kính r khi IM = ( x − a)2 + (y− b)2  r +Yêu cầu học sinh : Viết biểu thức trên trong ngôn ngữ Pascal và sử dụng cấu trúc rẽ nhánh để viết câu lệnh kiểm tra vị trí của điểm M có thuộc hình tròn không. + Nhấn mạnh cho học sinh nếu sử dụng cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ thì trước Else không có dấu chấm phẩy. - Kết quả: Cách 1: Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu If sqrt(( x − a) * ( x − a) + (y− b )* (y− b)) = r then z:=abs(x)+abs(y) ; If sqrt(( x − a) * ( x − a) + (y− b )* (y− b))  r then z:=x+y; Cách 2: Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ 6/20 If sqrt(( x − a) * ( x − a) + (y− b )* (y− b)) = r then z:=abs(x)+abs(y) Else z:=x+y; Bài tập giao cho học sinh theo nhóm: Về hoàn thiện chương trình, + Nhập vào tọa độ điểm M(x,y), tâm I(a,b), bán kính R. + Tính và đưa ra giá trị của z + Xây dựng bộ Test và nộp báo cáo kết quả thử nghiệm. Ví dụ 2: Viết câu lệnh rẽ nhánh để kiểm tra 3 số nguyên dương a,b,c có phải 3 cạnh của một tam giác không ? Lỗi biểu thức logic : - Trường hợp 1: Biểu thức logic kiểm tra chưa đúng, chưa xét được hết các trường hợp, lỗi này thuộc về mặt tư duy toán học. Lỗi này chương trình dịch không thể phát hiện và thông báo, chỉ khi chạy chương trình với các bộ Test cụ thể học sinh mới phát hiện ra sai. If a+b>c then write(‘ Ba so a,b,c la do dai ba canh cua tam giac ’) Else write(‘ Ba so a,b,c khong la do dai ba canh cua tam giac ’); - Trường hợp 2: Học sinh xác định được biểu thức logic rồi nhưng khi trình bày sai, chương trình dịch báo lỗi không sửa được. Đây là lỗi thiếu ngoặc, cụ thể học sinh viết như sau: If a+b>c and a+c>b and b+c>a then write(‘ Ba so a,b,c la do dai ba canh cua tam giac ’) Else write(‘ Ba so a,b,c khong la do dai ba canh cua tam giac ’); - Cách khắc phục lỗi : Kiểm tra về kiến thức Toán học : Điều kiện để 3 số nguyên dương là độ dài 3 cạnh của một tam giác ? Điều kiện : a+b>c và a+c>b và b+c>a + GV phải nhấn mạnh : Ba điều kiện đồng thời thỏa mãn: (a+b>c) và (b+c>a) và (a+c>b). Biểu thức logic nhận giá trị True khi cả 3 điều kiện thỏa mãn - Dự kiến câu hỏi của học sinh : Học sinh có thể thắc dùng hiệu hai số bất kỳ trong 3 số nhỏ hơn số còn lại, cách này cũng được nhưng các em nên dùng tổng 2 số lớn hơn số còn lại. - Đề xuất một bộ Test tiêu biểu để kiểm tra tính đúng đắn của chương trình? 7/20 +GV chuẩn bị một chương trình sai có câu lệnh sau If a+b>c then write(‘ Ba so a,b,c la do dai ba canh cua tam giac ’) Else write(‘ Ba so a,b,c khong la do dai ba canh cua tam giac ’); Sau đó chạy thử cho học sinh, đưa vào một bộ Test cụ thể như : a=1, b=3, c=2 và cho học sinh nhận xét về kết quả mặc dù thỏa mãn điều kiện a+b>c nhưng bộ 3 số đó có là độ dài của một tam giác không? Từ đó giáo viên nhấn mạnh cho học sinh: Đối với mỗi bài toán, việc xác định biểu thức logic rất quan trọng. Có những biểu thức logic bao gồm đồng thời nhiều điều kiện. Khi đó chúng ta phải sử dụng phép toán logic và (AND). - Giao nhóm học sinh về nhà: + Hoàn thiện chương trình. + Xây dựng một bộ Test tiêu biểu. Ví dụ 3: Viết chương trình giải bài toán dạng ax + b = 0 (trong đó a,b là các số nguyên nhập vào từ bàn phím). Lỗi học sinh thường mắc phải : Học sinh dễ nhầm lẫn với việc giải phương trình bậc nhất một ẩn nên thường không xét tới khả năng a=0 nên học sinh đưa luôn ra nghiệm x=-b/a. Lỗi này do học sinh quên kiến thức toán học. Cách khắc phục : Yêu cầu học sinh viết câu lệnh rẽ nhánh, xây dựng bộ Test + Nếu a=0 và b=0 thì phương trình có vô số nghiệm + Nếu a=0 và b<>0 thì phương trình vô nghiệm + Nếu a<>0 thì phương trình có nghiệm duy nhất x=-b/a. Kết quả mong đợi : If (a=0) and (b=0) then write(‘phuong trinh co vo so nghiem ’) ; If (a=0) and (b<>0) then write(‘phuong trinh vo nghiem ’) ; If a<>0 then write(‘phuong trinh co nghiem duy nhat x=’, - b/a :2:1) ; - Học sinh phải hiểu rõ hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, dạng đủ và có thể sửa lại bằng cách sử dụng cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ. If a<>0 then write(‘phuong trinh co nghiem duy nhat x=’, - b/a :2:1) 8/20 Else If b<>0 then write(‘phuong trinh vo nghiem ’) Else wite(‘phuong trinh co vo so nghiem ’) ; • Hướng dẫn cho học sinh xây dựng bộ Test tiêu biểu, có đủ các trường hợp mà đã biết trước kết quả. • Ví dụ một bộ Test tiêu biểu sau: Input a 0 0 2 b 1 0 -6 Output Phuong trinh vo nghiem Phuong trinh co vo so nghiem Phuong trinh co nghiem duy nhat x=3.0 II.2.2 Lối không sử dụng câu lệnh ghép khi cần thiết. Các lỗi thường gặp khi lập trình sử dụng câu lệnh rẽ nhánh là không tạo câu lệnh ghép trong trường hợp cần thiết, đây là lỗi mà các em khó phát hiện vì chương trình dịch không phát hiện giúp được. Khi có nhiều câu lệnh IF liền nhau thường tạo ra nhiều tiềm ẩn dẫn tới lỗi. Học sinh thường mắc lỗi không sử dụng câu lệnh ghép khi cần thiết. Ví dụ 1: Có sẵn chương trình nhập vào 3 số thực a,b,c . Kiểm tra 3 số đó có là 3 cạnh của một tam giác không ? Yêu cầu học sinh sửa lại chương trình : Nếu là 3 cạnh của một tam giác hãy tính chu vi và diện tích tam giác đó ? Bài toán này quen thuộc với học sinh nhưng khi sửa lại chương trình, lỗi học sinh không sử dụng câu lệnh ghép: If (a < b+c) and (b < a+c) and (c < a+b) Then P := (a + b + c) / 2 ; S := Sqrt(p*(p-a)*(p-b)*(p-c)) ; + Sau từ khóa Then muốn thực hiện hai câu lệnh tính P và S nên phải sử dụng câu lệnh ghép, và hai câu lệnh này chỉ được thực hiện khi biểu thức (a < b+c) and (b < a+c) and (c < a+b) nhận giá trị True. Cách khắc phục: 9/20 +Nhấn mạnh cho học sinh khi nào cần sử dụng câu lệnh ghép: Sau các từ khóa Then, Else muốn thực hiện nhiều hơn một câu lệnh ta sử dụng câu lệnh ghép. Kết quả: If (a < b+c) and (b < a+c) and (c < a+b) Then Begin P := (a + b + c) / 2 ; S := Sqrt(p*(p-a)*(p-b)*(p-c)); End; Ví dụ 2: Viết chương trình kiểm tra 3 số a,b, c và thông báo ra màn hình theo thứ tự có phải là một cấp số cộng không ? Nếu là cấp số cộng hãy đưa ra công sai của cấp số đó ? Lối học sinh thường mắc : + Quên tính chất của cấp số cộng, từ đó dẫn đến việc không kiểm tra được + Không sử dụng câu lệnh ghép. If b:=(a+c)/2 then Writeln(‘ ba so theo thu tu la mot cap so cong : ’); Writeln(‘ Cong sai d= ’, b-a); - Đưa vào bộ Test cho học sinh phân tích trong trường hợp không sử dụng câu lệnh ghép. - Với hai bộ Input như sau: Input a b c 7 5 3 6 7 10 - Bộ thứ hai, kết quả ba số theo thứ tự không là cấp số cộng, nhưng chương trình vẫn đưa ra công sai d=b-a=1. Từ đó dẫn đến kết quả của bài toán sai. Trường hợp này chương trình dịch không phát hiện được lỗi cú pháp. Chỉ khi thực hiện chương trình với một bộ dữ liệu cụ thể trên các em thấy kết quả của bài toán không đúng do lỗi không sử dụng câu lệnh ghép. - Nhấn mạnh cho học sinh khi nào cần sử dụng câu lệnh ghép. Kết quả: If b:=(a+c)/2 then Begin Writeln(‘ ba so theo thu tu la mot cap so cong : ’); Writeln(‘ Cong sai d= ’, b-a); End; 10/20 II.2.3 Phát triển tư duy lập trình cho học sinh thông qua việc phát triển bài toán đã biết. a) Lựa chọn và đưa vào bài tập phù hợp và có tính kế thừa, phát triển bài toán mới nhưng quen thuộc với học sinh, phát huy tính tìm tòi sáng tạo của học sinh. Ví dụ 1: Ở ví dụ 3 sách giáo khoa trang 40, các em đã biết viết câu lệnh rẽ nhánh để tìm Max của hai số a,b If a > b Then Max := a Else Max:=b; Câu hỏi 1: Đối với bài toán tìm Max của 3 số a, b, c. thì các em sẽ thêm lệnh nào? học sinh dễ dàng nói thêm lệnh. IF max < c Then max := c ; Kết quả mong đợi : IF a > b Then Max := a Else max := b ; IF max < c Then Max := c ; Câu hỏi 2: Đối với bài toán tìm Max của 4 số : a, b, c, d thì các em sẽ thêm lệnh nào? học sinh dễ dàng nói thêm lệnh. IF max < d Then max := d ; - Tuy nhiên với bài toán tìm Max của nhiều số thì phải có công cụ khác mà ở các bài học sau các em sẽ biết, điều này gợi mở vấn đề cho học sinh tìm tòi kiến thức mới, xây dựng lòng ham mê học tập của các em. - Chương trình sau được cấu trúc lại từ các lệnh đã có ở chương trình trước. Được bổ sung câu lệnh mới làm cho tính hợp lí, tính khoa học của lập trình được nâng cao. học sinh có dịp nhìn lại chương trình cũ, ôn lại kiến thức cũ, so sánh chương trình mới với chương trình cũ để thấy cái hay của chương trình mới, cái hạn chế của chương trình cũ. Câu hỏi 3: Hãy sửa lại chương trình trên thành bai toán viết chương trình nhận vào 2 số nguyên không âm a và b viết lên màn hình 2 số đó theo thự tự tăng dần. • Giao cho nhóm học sinh về nhà: Sửa chương trình và chọn một bộ Test tiêu biểu. Kết quả: Program sapxep_2so; Uses Crt ; Var a , b : Word ; Begin 11/20 ClrScr ; Wrieln (‘ Nhap vao 2 so nguyen ‘ ); Readln (a , b ) ; IF a < b Then Writeln ( a :2 , b : 2 ) Else Writeln ( b:2 , a : 2 ) ; End. -Một bộ Test tiêu biểu Input a 3 9 Output b 7 2 3 7 2 9 Câu hỏi 4: Phát triển thành mới Bài toán. Viết chương trình cho máy tinh: Nhận vào giá trị của 3 biến nguyên a, b, c sau đó sắp xếp theo thứ tự tăng dần và in ra màn hình giá trị của chúng sau khi đã sắp xếp. - Giao cho học sinh về nhà làm: Khuyến khích các em làm và xây dựng bộ Test có báo cáo kết quả, chấm lấy điểm khích lệ học sinh. - Kết quả : Program Sapxep3so ; Uses Crt ; Var a, b, c, tg : Integer ; Begin ClrScr ; Write (‘Nhap 3 so nguyen ‘); Readln (a, b, c); If a > b Then Begin tg := a ; a := b ; b := tg; End ; If b > c Then Begin tg := b ; b := c ; c := tg; End ; 12/20 If a > b Then Begin tg := a ; a := b ; b := tg; End ; Writeln ( a : 7, b : 7, c : 7 ); End. Ở chương trình 1 và trình bày cách đã dùng để giải quyết vấn đề là so sánh giá trị của hai biến, nếu biến ở trước lớn hơn biến ở sau thì tráo đổi giá trị của chúng cho nhau. Việc làm trên còn có cách hiểu khác là đưa giá trị lớn hơn trong hai số về số đứng sau. Có ba biến. Vậy theo cách tiếp cận như trên, phải đưa số lớn nhất về c, số lớn thứ hai về b. Ví dụ 2: Trong bài thực hành số 2 trang 49: Kiểm tra bộ 3 số nguyên dương a,b,c có phải là bộ số pitago không? a 2 + b2 = c2  - Bộ ba số a,b,c là bộ pitago nếu thỏa mãn điều kiện : b 2 + c 2 = a 2 a 2 + c2 = b2  - Phát triển bài toán : Yêu cầu học sinh viết chương trình thành bài toán viết chương trình nhập vào 3 số nguyên dương a,b, c là 3 cạnh của tam giác. Hãy kiểm tra và đưa ra thông báo thông báo tam giác đó có là tam giác vuông, tam giác cân, tam giác đều hay tam giác thường? Đề xuất một bộ Test tiêu biểu. - Học sinh đã thực hiện trong bài tập và thực hành số 2-Sách giáo khoa trang 49. Các em đã biết câu lệnh rẽ nhánh để kiểm tra như sau: If (a * a + b * b = c * c) or (a * a + c * c = b * b) or (b* b+ c * c = a * a) Then write(‘Ba so la bo pitago’); Vì vậy học sinh dễ dàng sử dụng câu lệnh rẽ nhánh trên để áp dụng giải bài toán - Phân tích tìm lỗi cho học sinh: Cách để nhận dạng tam giác vuông, cân, đều,học sinh thường nhầm lẫn khi xét tam giác chỉ vuông ở một góc mà không xét hết khả năng vuông ở hai góc còn lại. Khi xét tam giác cân thì cũng lỗi chỉ xét cân tại một đỉnh mà không xét hết trường hợp cân tại hai đỉnh còn lại. - Kết quả: 13/20 If (a * a + b * b = c * c) or (a * a + c * c = b * b) or (b* b+ c * c = a * a) ; If a=b=c then write(‘tam giac deu ’) Else If (a = b) or (b = c) or (a = c) then write(‘Tam giac can’) Else write(‘tam giac thuong’) ; - Bộ Test tiêu biểu như sau: dữ liệu vào a,b,c phải thỏa mãn độ dài 3 cạnh của tam giác. a 3 6 13 Input b 4 10 5 c 5 8 12 Output Chú ý Tam giac vuong Tam giac vuong Tam giac vuong Vuông tại C Vuông tại B Vuông tại A 5 5 5 Tam giac deu 3 4 4 Tam giac can 3 7 8 Tam giac thuong Ví dụ 3: Viết chương trình nhập vào ba số nguyên dương, kiểm tra và thông báo ra màn hình theo thứ tự ba số đó có phải là một cấp nhân không ? Nếu là cấp số nhân hãy đưa ra công bội q ? Phân tích bài toán : +Input : a,b,c : 3 số nguyên dương + Out put : Là cấp số nhân có công bội q, hoặc không là cấp số nhân. - Tính chất của cấp số nhân học sinh đã học ở chương trình Toán 11, học kỳ 1. Để đưa vào điểu kiện kiểm tra: - Do ba số a,b,c nguyên dương nên học sinh chỉ cần kiểm tra tính chất Nếu b = a.c thì 3 số theo thứ tự lập thành cấp số nhân -Đề suất bộ Test tiêu biểu 14/20 a 5 Input b 5 c 5 9 3 1 9 1 2 Output La cap so nhan , q=1 1 La cap so nhan , q = 3 Khong la cap so nhan - Giao cho nhóm học sinh về nhà hoàn thiện bài. b) Đưa vào tình huống công việc thực tiễn xuất phát từ thực tiễn cuộc sống hàng ngày, tạo hứng cho học sinh. Ví dụ 1: Tất cả những học sinh dự thi nghề phổ thông nếu đạt điểm trung bình hai bài thi từ 5 điểm trở lên và không bài thi nào có điểm dưới 3.0 thì được cấp chứng chỉ nghề phổ thông và được xếp loại theo tiêu chuẩn sau đây : + Loại Giỏi : Điểm trung bình hai bài thi đạt từ 9 đến 10 điểm + Loại Khá : Điểm trung bình hai bài thi đạt từ 7 đến dưới 9 điểm và không có bài thi nào dưới 5. + Loại TB : Những trường hợp còn lại - Hãy viết câu lệnh rẽ nhánh để xét đỗ hoặc không đỗ, xếp loại đỗ chứng chỉ nghề cho học sinh theo tiêu chuẩn trên. Kết quả : If (LT<3) or (TH <3) then write(‘khong do’) Else If (TB >=9) and (LT>=5 and (TH>=5) then write(‘do loai Gioi’) Else if TB >=7 then write(‘do loai Kha’) Else write(‘do loai Trung Binh’) ; Ví dụ 2: Bài toán thực tế Cho học sinh tìm hiểu cách tính điểm xét tốt nghiệp mới nhất của Bộ giáo dục 2019, Yêu cầu học sinh viết câu lệnh tính điểm xét tốt nghiệp cho học sinh THPT. Viết chương trình nhập vào điểm của 3 môn bắt buộc môn Toán, Anh, Văn, và một môn Tổ hợp tự chọn, điểm khuyến khích của học sinh. Đưa ra thông báo thí sinh có đỗ tốt nghiệp hay không. 15/20 - Bài toán này khá thực tế và các em học sinh rất quan tâm vì hàng năm số lượng học sinh của trường trượt tốt nghiệp không phải ít, có học sinh nhờ có điểm nghề mà vừa đủ điểm để đỗ tốt nghiệp. - Giao cho học sinh hiểu và viết chương trình ở nhà, có khuyến khích chấm điểm. II.2.4 Bài tập bổ xung Bài toán 1: Viết câu lệnh rẽ nhánh tính (Đây là Bài 3.21, Sách bài tập Tin 11Trang 21) x + y  x − y v =  − x + y − x − y neáu x  1 vaø y  1 neáu x  1 vaø y  1 neáu x  1 vaø y  0 neáu x  1 vaø y  0 Bài tập 2: Trong hệ trục tọa độ OXY cho điểm M(x;y) và một đường tròn tâm I(a,b) bán kính R cho trước. Hãy viết chương trình kiểm tra vị trí tương đối của một điểm M(x;y) so với đường tròn. Hướng dẫn về nhà cho học sinh : Bài toán này học sinh có thể sử dụng cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu hoặc dạng đủ. Nên khuyến khích học sinh sử dụng rẽ nhánh dạng đủ. Dựa vào khoảng cách từ điểm M đến tâm đường tròn so với bán kính, học sinh dễ ràng kiểm tra được 3 trường hợp. Công thức tính khoảng cách giữa hai điểm IM = ( x − a)2 + (y− b )2 TH1: Nếu IM=R thì điểm M nằm trên đường tròn. TH2: Nếu IM>R thì điểm M nằm phía ngoài đường tròn. TH3: Nếu IM 0 thì Bất phương trình có nghiệm với mọi x Nếu a=0 và b<0 thì Bất phương trình vô nghiệm Nếu a>0 thì Bất phương trình có tập nghiệm x>-b/a Nếu a<0 thì Bất phương trình có tập nghiệm x<-b/a Bài toán 4 : Viết chương trình giải bài toán dạng : ax + b  0 (trong đó a,b là các số nguyên nhập vào từ bàn phím ). Bài toán 5: Viết chương trình giải bài toán dạng : ax + b  0 (trong đó a,b là các số nguyên nhập vào từ bàn phím ). Bài toán 6: Viết chương trình giải bài toán dạng : ax + b  0 (trong đó a,b là các số nguyên nhập vào từ bàn phím ) Bài toán 7. Giả sử em A có tuổi là Ta, em B có tuổi là Tb biết tuổi 2 em không bằng nhau. Ai ít tuổi hơn được nhận gói kẹo to, ai nhiều tuổi hơn nhận gói kẹo nhỏ. Viết chương trình: Nhận vào tuổi của A và B viết lên màn hình ai nhận gói kẹo to? Ai nhận gói kẹo nhỏ. + Bài toán này rất quen thuộc, học sinh đã giải bài toán tìm Max của hai số a, b bằng cách so sánh hai số sử dụng cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ nên học sinh dễ dàng làm được. • Kết quả : Program Chiakeo; Uses Crt ; Var Ta , Tb : Byte ; Begin ClrScr ; Wrieln (‘ Nhap vao tuoi cua A va B ‘ ); Readln (Ta , Tb ) ; If Ta < Tb Then Writeln ( ‘Ban A nhan goi to ban B nhan goi nho’ ) Else Writeln ( ‘Ban A nhan goi nho ban B nhan goi to’ ) ; End. 17/20 II. 3. KẾT QUẢ ÁP DỤNG ĐỀ TÀI Xếp loại Giỏi Khá Yếu Kém Lớp 11A1 (Thực nghiệm) Trung Bình 13 17 1 0 0 11A2 (Đối chứng) 7 15 8 0 0 • Thông qua kiểm tra - Lớp 11A1 số lượng khá, giỏi tăng nhiều so với trước khi thực hiện đề tài. - Lớp 11A2 không thực hiện đề tài, kết quả tăng rất ít. 18/20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng