Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn phát triển khả năng âm nhạc cho học sinh...

Tài liệu Skkn phát triển khả năng âm nhạc cho học sinh

.DOC
19
96
124

Mô tả:

ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG ÂM NHẠC CHO A PHẦN MỞ ĐẦU Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em tham gia ca hát là tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức...... rất tốt. Âm nhạc là môn năng khiếu. Tuy nhiên việc dạy nhạc không nhằm đào tạo các em trở thành những người hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp sau này ( việc đó dành cho các trường âm nhạc). Qua môn học, trẻ em được hoạt động, được nhận thức, được cảm thụ âm nhạc, được phát huy khả năng, năng khiếu âm nhạc (nếu có)... Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về âm nhạc... Tất cả những cái đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách toàn diện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động học tập của trẻ em. Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDDT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học trong đó có chuẩn kiến thức kĩ năng của từng môn học. Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ trên Vụ Giáo dục Tiểu học chỉ đạo các bộ môn biên soạn tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức , kĩ năng nhằm đưa ra được bộ tài liệu chuẩn về kiến thức và kĩ năng đảm bảo cho tất cả các HS trên các vùng miền của đất nước đều được học và học được, phù hợp vối trình độ của các em. Trên cơ sở đó, môn Âm nhạc ở cấp Tiểu học cũng đã được điều chỉnh để giúp GV và HS trên phạm vi cả nước thực hiện chương trình một cách dễ dàng hơn. Dựa theo tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Âm nhạc. Đối với HS TH có 3 nội dung là Hát, Tập đọc nhạc, Phát triển khả năng âm nhạc. Đây là phần yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức kĩ năng mà HS cần nắm được trong chương trình âm nhạc. Trước khi chọn đề tài này tôi đã trăn trở rất nhiều bởi tôi chưa đọc qua tài liệu nào và cũng không biết đã có ai nghiên cứu chưa hay đã có ai tiến hành thực hiện phương pháp mà tôi đang nghiên cứu. Thực ra thì tôi chỉ dựa vào tình hình thực tế của HS trường tôi và tôi viết ra đề tài này nhằm mục đích giúp cho HS trường mình được hiểu biết hơn về “Tầm quan trọng của âm nhạc và giá trị thẩm mĩ của âm nhạc trong đời sống tinh thần”. Với phần trình bày của chính giáo viên đóng vai trò là người chỉ dẫn, luôn khuyến khích, động viên các em dành khoảng thời gian nhất định để học hỏi, tìm tòi, sáng tạo “học mà chơi, chơi mà học” để các em thấy được giá trị tinh thần cần thiết như thế nào trong đời sống con người. Qua đó giáo dục cho các em về tình cảm, đạo đức, lối sống lành mạnh... Nhìn chung về chất lượng nội dung, mục tiêu yêu cầu mà hs cần đạt được của bộ môn âm nhạc trong thời gian tôi hoạt động giảng dạy, thì không có gì khó khăn hay trở ngại nhiều. Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất của trường còn nghèo nàn; trang thiết bị dạy học chưa đủ; hoàn cảnh kinh tế địa phương còn khó khăn... Nhưng phần đông HS rất yêu thích bộ môn âm nhạc, nhất là khi được nghe cô giáo trình bày một tác phẩm, một câu chuyện nào đó trong hay ngoài chương trình học. Nhìn các em say sưa và hứng thú với từng giai điệu, từng mẩu chuyện liên quan đến âm nhạc như vậy; tại sao tôi lại không thể tạo cho các em ấy một cơ hội, được biết thêm bằng cách tìm những nội dung mẩu chuyện có liên quan đến bài học, những bài hát mang đầy tính thẩm mĩ cao, để các em được tiếp xúc trực tiếp thông qua những bài học để các em được phát triển khả năng của mình qua những tiết dạy trên lớp. Vì vậy nên tôi chọn đề tài “Phát triển khả năng âm nhạc ở HS tiểu học” Tuy thế, rõ ràng là phương pháp dạy học này là một phương pháp dạy học rất hiệu quả. Chính vì vậy, bản thân tôi luôn tâm huyết tìm tòi và nghiên cứu nhằm thực hiện phương pháp dạy học này. Đề tài “Phát triển khả năng âm nhạc ở HS tiểu học” này chính là những bài học mà bản thân tôi đã đúc rút qua quá trình dạy học và ứng dụng rất thành công vào công tác giảng dạy thực tiễn. Tôi lựa đề tài này là bởi vì tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống. Đây cũng là môn học đòi hỏi sự tư duy và tính sáng tạo cao nhưng đồng thời cũng lại tương đối khó với đa số học sinh chưa có khiếu thực sự. Nếu giáo viên áp dụng phương pháp này, dạy học theo hướng tổ chức cho học sinh tự tìm tòi, thảo luận để tìm cách giải quyết vấn đề thì mới có thể phát huy hết ưu điểm của sách giáo khoa mới. Cách dạy này cũng sẽ giúp trẻ có điều kiện để tự thể hiện tài năng, trí thông minh, óc sáng tạo của mình; Qua đó, các em có thể rèn luyện tính tháo vát, tìm hiểu, năng lực xoay sở, óc dám nghĩ, dám làm, đồng thời cũng rèn luyện cho trẻ năng lực “phát minh”, năng lực trình bày và diễn đạt, tính tự tin làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú. B PHẦN NỘI DUNG 2.1 Thực trạng của đề tài Nhìn chung tình hình của hs từ độ tuổi từ 6 đến 11 cá em còn tất vô tư, hồn nhiên, trong sáng. Các em rất thích được hoạt động , vui chơi, ca hát, B. PHẦN NỘI DUNG I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN Cho dù bất cứ sáng kiến hay cách dạy hay nào, muốn đạt được hiệu quả tốt nhất thì người giáo viên vẫn phải truyền đạt cho học sinh được đầy đủ những nền tảng kiến thức chung về bài học mà sách giáo khoa đòi hỏi cũng như đảm bảo được trình tự các bước lên lớp. Với phương pháp Phát triển khả năng âm nhạc ở HS tiểu học Bước 1 : Nêu vấn đề cần tìm hiểu ( GV, HS) Bước 2 : Giải quyết vấn đề : Giới thiệu nội dung bài mới.(GV) Bước 3 : Học sinh thực hành : Học sinh vận dụng những kiến thức đã được giới thiệu ở bước 2 thực hiện trình bày một tác phẩm mà các em đã tìm hiểu trước. Ở đây GV là người theo dõi và đồng thời gúp các em phát triển năng lực nghe và năng lực cảm thụ âm nhạc thông qua tập hát, nghe nhạc, các hoạt động kết hợp với âm nhạc.(GV, HS) Trong 3 bước trên, bước 3 luôn là bước học sinh hoạt động và phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc là nhiều nhất và cũng là giai đoạn mà Hs chú ý quan tâm nhiều nhất trong tiết học. II/ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG ÂM NHẠC II.1. MÔ HÌNH PHÁT TRIÊN KHẢ NĂNG ÂM NHẠC Ở HỌC SINH TIỂU HỌC BƯỚC 2 BƯỚC 1 Nêu vấn đề Giáo Viên nêu vấn đề Tổ chức bàn bạc để định hướng giải quyết Giải quyết vấn đề GV trình bày thể hiện mẫu, hướng dẫn. HS nghe, cảm nhận, thể hiện GV luyện tập HS tiếp nhận Giáo viên nhận xét, đánh giá khuyến khích động viên Cá nhân Nhón nhỏ Từng HS trình bày cảm nhận của mình qua cách thể hiện trình bày tác phẩm Toàn lớp cùng trình bày cảm nhận qua cách thể hiện tác phẩm II.2. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG ÂM NHẠC Ở TIỂU HỌC II.2.1.BƯỚC 1 : NÊU VẤN ĐỀ Trong bước 1 khó khăn mà giáo viên gặp phải khi thực hiện theo mô hình này là khâu “Tổ chức bàn bạc để định hướng giải quyết”. Lý do là vì học sinh chưa quen với phương pháp này. Hơn nữa, lúc này các em chưa có một kiến thức gì về vấn đề mà giáo viên nêu ra ( vì đây là bài mới chưa học). Để khắc phục khó khăn trên đòi hỏi người giáo viên cần phải sâu sát với trình độ của học sinh, từ đó có những câu hỏi, câu gợi ý phù hợp, hướng dẫn các em sử dụng kiến thức mà các em đã có từ những bài học trước và tìm hiểu thêm ở ngoài để đưa ra ý kiến. Giáo viên cũng cần lưu ý rằng những ý kiến này nên có tính khái quát mà không cần phải cụ thể và chi tiết vì âm nhạc bị hạn chế bởi khả năng của từng em, và điều kiện hoàn cảnh sống. Có thể xảy ra trường hợp học sinh đưa ra một ý kiến sai hoặc thậm chí các em không đưa ra được ý kiến nào. Không sao. Điều đó là bình thường và dễ gặp phải bởi vấn đề mà giáo viên nêu ra trong phần này là kiến thức của bài mới chưa học hoặc chưa được tiếp xúc. Vì vậy, giáo viên cũng không nên sửa ngay. Giáo viên chỉ cần tập hợp lại một số ý, dựa vào ý của các em (nếu có) để định hướng suy nghĩ cho các em. Mục đích của bước này đơn giản chỉ để tạo hứng thú đồng thời hướng các em vào nội dung chính, trọng tâm của bài. II.2.2. BƯỚC 2 : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ II.2.2.1. HOẠT ĐỘNG 1 : GV trình bày hướng dẫn, HS nghe, cảm nhận, trình bày. Đây là môn học thực hành, lấy thực hành để chuyển tái kiến thức sơ giản về âm nhạc. GV nên chú ý những đặc điểm: Phát triển tai nghe và giọng hát; coi trọng việc luyện tập; thông qua trò chơi âm nhạc, vận động phụ hoạ, múa đơn giản để bồi dưỡng khả năng về âm nhạc; Chú ý khi làm mẫu chuẩn xác kết hợp phương pháp trực quan: tiếng đàn, giọng hát, hình ảnh, tranh vẽ, băng đĩa. Giáo viên có thể cho học sinh làm việc cá nhân trong khoảng ít phút ( một hoặc hai phút) theo hướng đã định ra trong phần để các em có sự chuẩn bị. Sau đó, để công việc của học sinh hiệu quả hơn, giáo viên có thể cho HS tập luyện theo cặp hoặc theo nhóm. Hiệu quả nhất là nên định hướng cho cho HS trước vấn đề cần giải quyết, bởi âm nhạc phát triển được nhanh nhất và cảm nhận về nó sâu sắc là khi đựơc nghe nhiều, tiếp xúc nhiều cùng với sự truyền đạt giữa người thể hiện và người nghe có một khoảng cách thân thiện và gần gủi. Từ đó âm nhạc mới dễ đi vào lòng người, làm người nghe chú ý. Như thế người nghe mới muốn tiếp xúc, tìm hiểu, gần gũi, thân thiện với âm nhạc. Như vậy người truyền đạt âm nhạc đến với HS cần phải trau dồi khả năng âm nhạc, truyền đạt bài hát đúng giai điệu , đúng tính chất của bài yêu cầu. Gần gũi với HS, gợi mở cho HS được tự thể hiện khả năng của mình dù là chưa được đạt, GV cũng nên khuyến khích, hướng dẫn cho HS được thể hiện lại hoặc được nghe lại bài hát sử dụng bằng băng đĩa hay do GV thể hiện (nếu được nghe GV thể hiện hay HS sẽ thích thú hơn và chú ý hơn). Tranh ảnh hay những mẩu chuyện liên quan đên bài học cũng là cách các em cảm thấy hứng thú hơn. Mà đó cũng là cách các em phát triển khả năng âm nhạc của mình nhanh nhất, gần gũi nhất. II.2.2.2. HOẠT ĐỘNG 2 : GV tập luyện HS tiếp nhận. Sau khi cho các em cảm nhận giai điệu của bài qua sự trình bày của GV (băng đĩa) cần tập cho các em hát đúng giai điệu, tiết tấu những bài phù hợp với lứa tuổi, để tập cho các em quen tập hát tập thể, hát đồng đều hoà giọng. Dạy cho các em hiểu phân biệt những âm thanh cao thấp, dài, ngắn với tốc độ khác nhau. Phát triển năng lực nghe và năng lực cảm thụ âm nhạc thông qua tập hát và các hoạt động âm nhạc. HS tập phát âm đúng từ ngữ, tiếng hát tự nhiên nhẹ nhàng. Biết vỗ tay (gõ) đệm theo phách hoặc đệm theo nhịp. Phân biệt âm thanh cao - thấp, ngắn- dài với tốc độ khác nhau. Ngoài ra chúng ta còn có thể cho các em thường xuyên tập luyện theo nhóm rồi biểu diễn. Nhưng mỗi nhóm phải có một em có khả năng hơn các bạn (Có thể thay đổi không khí bằng cách cho các em được ra ngoài sân tập luyện). Lúc đầu cũng có nhiều em còn ngại, chưa dám thể hiện mình bởi lo rằng mình không có khả năng. Nhưng khi được khuyến khích động viên, các em lại thấy tự tin hơn, thể hiện mình ngày càng tốt hơn. Từ đó những em không có năng khiếu cũng thích học nhạc, thích được hát, thích tìm hiểu về âm nhạc, rồi ngày càng phát triển hơn từ những điều mà người ta thường cho là nhỏ không đáng lưu tâm. Hát theo từng cá nhân, tổ nhóm, múa phụ hoạ theo lời ca(Thường thì các em học nhạc chỉ thích được học hát, đựơc hát thì chỉ muốn hát cùng với bạn không dám tự thể hiện mình, nhưng chúng ta tạo cho các em một không khí học thoải mái, để các em được tự tin, được tiếp nhận một cách toà diện hãy cho các em được thể hiện với những giai điệu từ chiếc đàn organ hay những thanh công cụ mà các bạn trong lớp gõ đệm theo.) Đàn giai điệu, cao độ của một vài bài hát mà các em đã được học để các em đoán tên bài hát ấy. Gõ tiết tấu của một vài bài hát để các em đoán và thể hiện lại. II.2.2.3. HOẠT ĐỘNG 3 : Giáo viên nhận xét, đánh giá. Đây chính là lúc mà giáo viên đưa ra sự yểm trợ về mặt khoa học cho học sinh. Giáo viên tổng kết thảo luận : nêu lại các cách thể hiện của học sinh; đánh giá đúng, sai, hay, dở, sau đó chốt lại ý quan trọng.(Ý này có thể là một trong những ý kiến của học sinh hoặc nếu học sinh chưa đưa ra được thì giáo viên đưa ra ý của mình, trọng tâm của bài học). Nói chung, khi thực hiện phương pháp phát triển khả năng âm nhạc, giáo viên có thể gặp một số khó khăn nhất định như học sinh không quen, tốn thời gian, khó tổ chức và quản lý. Tuy nhiên, với cách tiến hành như tôi đã trình bày ở trên, các khó khăn này sẽ được khắc phục và phương pháp này chắc chắn phát huy hiệu quả tối ưu. III. MỘT VÍ DỤ MINH HOẠ NHẠC 3 - TIẾT 26 ÔN BÀI HÁT CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ NGHE NHẠC BƯỚC 1 : NÊU VẤN ĐỀ a) GV nêu vấn đề : cho HS nghe lại bài hát - Nhắc lại tên bài hát và tên tác giả ? b) HS thảo luận, nói vắn tắt ý của mình… c) Trình bày bài hát hoàn chỉnh( như tiết học trước) BƯỚC 2 : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : Hoạt động 1 : HS trình bày bài hát theo tổ nhón GV điều khiển chia lớp hát đối đáp ( hát đúng chuẩn cao độ, tiết tấu, trường độ của bài hát) Dạo nhạc chỉ định 2 hs hát đối đáp (chia lớp thành hai nửa hát đối đáp, mỗi nửa một câu) Các em thể hiện rất tốt, hát rất hay, đều rất rõ ràng, chuẩn từ. GV hướng dẫn hát kết hợp gõ đệm - GV làm mẫu - HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, từng tổ. Các em thực hiện rất tốt. - Hát gõ nhịp theo nhịp( từng tổ). Các em thực hiện đúng rồi. - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoạ HS trình bày theo tổ nhóm, cá nhân.(chuẩn). Các em hát cũng hay, múa cũng đẹp. Biểu diễn bài hát theo một vài hình thức theo tổ nhóm hoặc cá nhân. GV sẽ nhận xét,chấm điểm. GV nhận xét tổ nhóm thể hiện, tuyên dương, khuyến khích, động viên, cổ vũ tinh thần của các em. - GV gõ tiết tấu cho HS đoán tên bà hát. - GV chơi trò chơi đố HS tìm tên bài hát đoán tên tác giả (GV đánh đàn). Hoạt động 2: Nghe nhạc - Cho HS nghe một bài hát thiếu nhi hoặc bài dân ca - Giới thiệu nội dung, xuất xứ. - Hs nghe phát biểu cảm nhận Nghe lại lần thứ 2. - HS cũng có trình bày một bài hát nào đó hợp lứa tuổi có ý nghĩa. Hoạt động 3 : Hát lại bài hát chị Ong Nâu và em bé a) GV tổng kết thảo luận để chốt lại một tiết học các em đã nhận được gì; phát huy được những gì; hoàn thành nhiệm vụ bài học có hiệu quả tới đâu. b) HS đã hoàn thành bài học. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. Trong quá trình tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp, bạn bè, sách báo… tôi đã thử áp dụng vào thực tế lớp học của mình Qua thời gian thực nghiệm suốt học kỳ I đã có kết quả rõ rệt . Kết quả kiểm tra học kì I môn nhạc thay đổi như sau : + Tổng số học sinh : 236 A+ : em A : em - B : em + Tổng số học sinh : 236 - A+ : A B : : em - em em - C - PHẦN KẾT LUẬN Phương pháp dạy học “Phát triển khả năng âm nhạc ở học sinh tiểu học” là một trong những cách giúp HS phát triển khả năng tiếp thu cũng như tiếp nhận âm nhạc rất tốt. Khi thực hiện phương pháp này trong các tiết học trên lớp ở trường tôi, tôi nhận thấy ban đầu đúng là các em còn lúng túng bỡ ngỡ trong các thao tác nhưng qua một vài lần thực hiện và được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên (sự yểm trợ đúng lúc một số câu hỏi, gợi ý, yểm trợ về mặt sư phạm hay về mặt khoa học,…) các em đã trở nên quen dần và thậm chí còn tỏ ra rất thích thú vì bản thân các em được trực tiếp tham gia vào bài học. Các em học tập hào hứng và hăng say hơn vì hoạt động kết hợp giúp giảm bớt căng thẳng đặc biệt là đối với những học sinh không có năng khiếu, không thể tự làm việc một mình. Học sinh có thể hỏi giáo viên hoặc học hỏi bạn bè ngay những điều mà các em chưa thể hiện được. Chính vì thế mà các tiết học đều đạt hiệu quả rất cao, hầu như mọi học sinh đều rất hăng hái tham gia hoạt động trong tiết âm nhạc. Tuy nhiên, rõ ràng phương pháp dạy học này vẫn mang trong mình nhiều nhược điểm. Hai trong số đó là việc giáo viên và học sinh ở vùng miền núi, với điều kiện thông tin đại chúng còn thiếu, nhiều hs vẫn chỉ tham gia hoạt động âm nhạc còn hạn chế và cách dạy này cũng khá tốn thời gian. Song như tôi đã đề cập ở mục II.2, những khó khăn này sẽ dễ dàng được khắc phục dựa vào lòng nhiệt tình, vào tâm huyết với nghề của người giáo viên. Nếu người giáo viên “chịu khó đầu tư” kĩ cho tiết dạy tại nhà, nghiên cứu kĩ về khả năng của từng học sinh để có sự sắp xếp chỗ ngồi hợp lý nhằm tạo điều kiện cho học sinh có thể giúp đỡ nhau, trao đổi, thảo luận trong nhóm cũng như giữa các nhóm. Thêm vào đó, đôi lúc giáo viên cũng cần phải khích lệ, dặn dò học sinh chuẩn bị trước bài ở nhà. Có một vài nhược điểm của phương pháp dạy học này không thể thực hiện được với HS khuyết tật có Ở từng lớp. Ngoài ra, nó cũng chỉ có thể thực hiện ở một số loại bài mà không phải ở tất cả các bài. Chính vì thế, điều cần thiết là người giáo viên phải biết linh hoạt sử dụng phương pháp này vào đúng bài học, đúng đối tượng, linh hoạt trong từng tiết dạy, từng tình huống phát sinh trên lớp từ những ý kiến, những câu trả lời của học sinh thì mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, giáo viên nên ghi nhớ một điều cốt lõi : phải tạo được một không khí học tập thật thoải mái không gò ép thì học sinh mới không thụ động mà ngược lại sẽ chủ động tham gia vào các hoạt động, phát huy được tối đa khả năng và óc sáng tạo của tất cả học sinh trong bộ môn âm nhạc. Thông qua đó có thể giáo dục các en những tình cảm trong sáng, lành mạnh, phát triển trí tuệ làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú. Cuối cùng, cho dù phương pháp có hay đến mấy mà giáo viên sử dụng không tốt đôi khi lại gây ra hiệu ứng ngược : làm học sinh không học được bài. Việc sử dụng quá nhiều cũng sẽ gây ra tâm lý nhàm chán ở học sinh. Bởi vậy, giáo viên không nên chỉ sử dụng phương pháp này mà phải biết kết hợp sử dụng một số phương pháp dạy học khác nữa nhằm tạo ra sự phong phú trong việc dạy . Nói tóm lại, để một tiết dạy được thành công, điều kiện tiên quyết không phải là ở phương pháp mà ở chính người giáo viên. Và phương pháp chỉ là một phương tiện giúp người giáo viên đạt được mục đích đó. Phương pháp dạy học cho học sinh phát triển về khả năng âm nhạc mà tôi vừa giới thiệu trong đề tài này hi vọng sẽ là một phương tiện hiệu quả giúp cho các bạn đồng nghiệp gần xa trong việc giảng dạy với phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu!” TÀI LIỆU THAM KHẢO STT 1 2 Tên tác giả Tên tài liệu Hoàng Long Sách giáo khoa hát Lê Minh Châu nhạc các lớp Hoàng Lân 1, 2, 3,4, 5 Nguyễn Hoàng Sách giáo viên nhạc Thông các lớp Lê Anh Tuấn 1, 2, 3,4, 5 Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng môn âm nhạc Nh à Năm xuất xuất bản bản Từ năm NXBGD 2001 2008 Bộ Giáo dục và Từ năm Dào tạo 2006 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp các 3 lớp Từ năm BGD & ĐT 2001 2006 1, 2, 3,4, 5 III. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI Như tôi đã đề cập ở trên, vì đây là một phương pháp khá khó ứng dụng và tốn thời gian, vì phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải vận dụng tốt các kiến thức phù hợp trong và ngoài SGK và sẽ dễ dàng hơn nếu giáo viên đó có thể hát tốt. Trong đề tài này, tôi chỉ đưa ra một mô hình chung cho phương pháp phát triển khả năng âm nhạc; phân tích các bước của mô hình để thấy được những khó khăn giáo viên hay gặp phải khi thực hiện nó để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn đó. Cuối cùng là một ví dụ về một tiết học trong bộ môn âm nhạc. IV/ LỜI CẢM ƠN Vì đề tài được thực hiện chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm cá nhân và thời gian nghiên cứu còn giới hạn nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chính vì thế tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và bổ sung quý báu của các bạn đồng nghiệp gần xa để giúp cho đề tài này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người viết Phạm Thị Nuyệt PHÒNG GIÁO DỤC VÁ ĐÀO TẠO HUYỆN TUY ĐỨC ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG ÂM NHẠC Ở HỌC SINH TIỂU HỌC NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ NGUYỆT ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN BỘI CHÂU ĐăkNông, năm 2009-2010 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... CẤP CƠ SỞ ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... .........................................................................................................................;. CẤP HUYỆN (TỈNH) ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ...........................................................................................................................
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng