Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn phát huy tính tích cực học tập của học sinh bằng phương pháp thảo luận nhóm...

Tài liệu Skkn phát huy tính tích cực học tập của học sinh bằng phương pháp thảo luận nhóm ở môn sinh học 6

.PDF
21
185
138

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:………………………………………………………………… 1. Tên sáng kiến: “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh bằng phương pháp thảo luận nhóm ở môn Sinh học 6”. 2. Lĩnh vực áp dụng Môn Sinh học lớp 6. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Trong chương trình giáo dục ở bậc Trung học cơ sở (THCS), Sinh học là một trong những môn học có vị trí, vai trò quan trọng vì đã góp phần không nhỏ trong việc giáo dục đào tạo học sinh thành những người lao động có tri thức, năng lực phù hợp với sự phát triển của đất nước. * Ưu điểm của giải pháp - Sinh học 6 là phân môn mở đầu trong chương trình môn Sinh cấp THCS. Nó sẽ cung cấp cho các em những kiến thức khoa học về thực vật, giải thích các hiện tượng thực tế trong sản xuất và đời sống hàng ngày. Đó là nền tảng để học sinh dễ dàng nắm vững các biện pháp kĩ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp được học trong môn Công nghệ lớp 7 và kiến thức Di truyền, Sinh thái ở Sinh học lớp 9; - Giáo viên đưa ra giải pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức và khơi dậy khả năng học tập tích cực chủ động ở từng em; - Nhờ hoạt động nhóm học sinh sẽ tự học tập, nhận xét, đánh giá lẫn nhau; tự bộc lộ mình; tăng khả năng tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới; 1 - Tiết học trở nên tự nhiên sinh động, nhẹ nhàng, thoải mái, học sinh có cảm giác như được vui chơi ngay trong giờ học; - Giải pháp mà đề tài đề cập được rút ra từ thực tế giảng dạy nên phù hợp với trình độ, tâm lý của học sinh lớp 6; - Giáo viên tự tin, phấn khởi khi sử dụng giải pháp này vào bài giảng với niềm tin là học sinh đạt được kết quả học tập tốt nhất. * Khuyết điểm của giải pháp Giáo viên có yêu nghề nhưng tinh thần nhiệt quyết, sự chịu thương chịu khó, tính kiên nhẫn trong nghiên cứu tìm tòi phương pháp giảng dạy phù hợp với năng lực, trình độ học sinh không phải thầy cô nào cũng có được. Vì thế việc giáo viên đầu tư, nghiên cứu sâu cho bài giảng chưa nhiều. Bài giảng còn thiếu tính sáng tạo, sự đa dạng về hình thức tổ chức dạy học… làm hạn chế sự thu hút học sinh vào môn học của mình; Trong giảng dạy giáo viên thực hiện phương pháp thảo luận nhóm chưa thường xuyên, đều đặn trong từng tiết học; khi sử dụng thì qua loa, hình thức; chủ yếu sử dụng khi có dự giờ, thao giảng. Vì thế hàng ngày giáo viên thường giảng giải nhiều, học sinh nghe nhiều, giáo viên chưa tạo điều kiện cho học sinh phát huy vốn hiểu biết của mình, chưa tạo được sự hứng thú cũng như tính sáng tạo của các em nên giờ học thường nặng nề, chưa mang lại hiệu quả cao trong giáo dục; Trong giờ học giáo viên thường hoạt động nhiều hơn học sinh do sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống; Trình độ tư duy của học sinh lớp 6 còn thấp; sự mới mẽ về nội dung kiến thức làm cho các em gặp nhiều khó khăn trong việc lĩnh hội tri thức mới; Một số học sinh lười biếng, ỉ lại vào sự giúp đỡ của các bạn giỏi hơn nên không tham gia hoạt động; Điều hành thảo luận nhóm không tốt dễ dẫn đến mất đoàn kết, mất trật tự trong lớp học và lãng phí thời gian; 2 Ở một số phụ huynh và học sinh vẫn còn suy nghĩ môn chính, môn phụ và quan niệm Sinh học là một trong những môn phụ nên việc học còn thái độ xem thường, lơ là, chưa cố gắng; các em dành thời gian đầu tư cho các môn mà tự cho là quan trọng hơn như Ngữ văn, Toán, Vật lí,… 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến kinh nghiệm a. Mục đích của giải pháp Cùng với các bộ môn khác thì chương trình SGK Sinh 6 có thông tin từng bài, số lượng câu hỏi, bài tập, sơ đồ,… phù hợp với trình độ các em. Mỗi bài học bên cạnh nội dung dễ nhận biết thì cũng có nội dung trừu tượng cần suy nghĩ cũng như trong lớp học thì luôn có sự phân loại học sinh giỏi - khá - trung bình yếu để giải quyết các vde neu trên. Để tất cả các em vừa dễ dàng tiếp thu kiến thức vừa phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập thì giáo viên cần lựa chọn và sử dụng các kĩ thuật dạy học cũng như phương pháp giảng dạy phù hợp. Trong các phương pháp giảng dạy hiện nay, tôi thấy phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học hiệu quả bởi qua đó giáo viên là người tổ chức cho học sinh hoạt động còn học sinh sẽ biết kết hợp làm việc cá nhân với làm việc theo nhóm, các em vừa lĩnh hội tri thức vừa kích thích tính tích cực chủ động của mình trong học tập. Hiện nay phương pháp này không còn xa lạ với giáo viên khi lên lớp. Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để đạt hiệu quả tối ưu nhất thì không phải giáo viên nào cũng thực hiện được nhất là đối với học sinh lớp 6 – lớp mở đầu của bậc THCS. Từ học sinh lớn nhất của trường tiểu học lại trở thành nhỏ nhất của trường THCS nên các em nhút nhát, bỡ ngỡ với trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới, chương trình - phương pháp học tập mới… Từ đó dẫn đến tình trạng các em rụt rè, mất tự tin. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp thu tri thức và kết quả học tập của các em; Là một giáo viên giảng dạy Sinh học 6 tôi nghĩ mình cần nghiên cứu lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp để học sinh vừa dễ dàng tiếp thu kiến thức vừa phát huy tính tích cực cũng như khơi dậy ở các em lòng yêu thích môn học. 3 Đó là mục đích để tôi chọn đề tài “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh bằng phương pháp thảo luận nhóm ở môn Sinh học 6”. b. Nội dung của giải pháp b.1. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ - Nâng cao hiệu quả dạy – học môn Sinh học 6 bằng cách hướng dẫn học sinh đưa ra suy nghĩ để cùng giải quyết các vấn đề có liên quan đến bài học; - Tạo sự hiểu biết sâu, rộng về thực vật và phát huy tính chủ động, tự giác, sáng tạo, hứng thú cho học sinh khi học môn Sinh học; - Giáo viên kiên trì, thực hiện thường xuyên, đều đặn hoạt động thảo luận nhóm trong từng tiết học giúp học sinh hiểu bài nhanh chóng, hiệu quả; - Trong hoạt động học tập học sinh thật sự là người tích cực, chủ động tìm tòi lĩnh hội tri thức còn giáo viên là người tổ chức, theo dõi hoạt động của các em. Vì thế học sinh làm việc nhiều hơn giáo viên; - Tất cả học sinh đều tham gia giải trình, trao đổi, thảo luận về thực hiện nhiệm vụ học tập. Qua đó rèn cho các em tính sáng tạo, kỹ năng thuyết trình, mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến của nhóm mình trước tập thể cũng như nhận xét, đánh giá ý kiến của nhóm bạn; - Đề cao sự đóng góp của học sinh yếu - kém dựa vào sự nổ lực của bản thân qua đó giúp học sinh tự tin hơn và tăng cường tình đoàn kết giúp đỡ trong nhóm; - Rèn kỹ năng nhận xét, đánh giá vấn đề một cách đúng đắn, phân tích có lí lẽ, giải quyết hợp lý, có dẫn chứng minh họa, phát triển được tư duy khoa học; - Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế trong sản xuất và đời sống; - Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong học tập ở từng cá nhân học sinh. Từ đó ta có thể đánh giá thái độ của các em tham gia hoạt động nhóm ở mức độ nào mà có phương pháp điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. b.2. Cách thức thực hiện các bước của giải pháp 4 b.2.1. Tìm hiểu rõ vai trò, đặc điểm, ý nghĩa của phương pháp thảo luận nhóm Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp dạy học tính cực, trong đó giáo viên là người tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm để bàn bạc, trao đổi, chia sẻ những thông tin tri thức của bản thân cùng nhau xây dựng nhận thức mới trong một thời gian nhất định. Nó xuất phát từ các yêu cầu đổi mới dạy học theo hướng phát huy năng lực, tạo tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập nhằm hình thành, rèn luyện tính chủ động, tự giác của mỗi cá nhân học sinh, đồng thời các em biết giúp đỡ nhau để cùng chiếm lĩnh tri thức; Sử dụng thảo luận nhóm trong dạy học nhằm tạo điều kiện cho tất cả học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập. Tạo cơ hội cho các em chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung cần tìm hiểu; học sinh được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung; Nhờ thảo luận nhóm mà các kĩ năng nói, giao tiếp, tranh luận của từng học sinh được ngày cành hoàn thiện hơn; Thảo luận giúp cho giáo viên biết được sự nhận thức, thái độ, suy nghĩ, xu hướng hành vi của học sinh. b.2.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Giáo viên - Phải xác định rõ ràng, đúng mục tiêu bài học và căn cứ vào nội dung cụ thể từng phần để sử dụng phương pháp thảo luận nhóm hợp lý; không nên lạm dụng, áp dụng một cách máy móc, mang tính hình thức sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập và thời gian bài học; - Hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị những yêu cầu cần thiết khi thảo luận như viết, vở, sách giáo khoa (SGK), bảng phụ, mẫu vật,...; - Chia nhóm học sinh; - Chuẩn bị các vấn đề cần thảo luận và dự kiến các tình huống xảy ra cùng các phương án xử lý; 5 - Lựa chọn nội dung thảo luận đủ khó để thực hiện hoạt động nhóm, không nên tổ chức với nội dung đơn giản, ít khó; - Câu hỏi thảo luận có nội dung rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích dễ hiểu; - Nội dung công việc phải vừa sức với học sinh. Cần phải phù hợp với trình độ, phù hợp giữa số lượng thành viên trong nhóm với khối lượng công việc; - Cần giải thích một số từ ngữ dùng trong SGK phù hợp với từ địa phương (Ví dụ (VD): cây sắn, cây dong ta, cây thuốc bỏng, cây dưa chuột, quả chò, quả chi chi…); - Sắp xếp thời gian đủ để học sinh thảo luận và trình bày kết quả. Học sinh - Học thuộc bài cũ; - Chuẩn bị bài mới theo đúng yêu cầu hướng dẫn của giáo viên; - Chú ý, tích cực, chủ động trong khi thảo luận nhóm; - Nhận vị trí, nhiệm vụ của mình trong nhóm. b.2.3. Tổ chức nhóm để học sinh thảo luận - Chia học sinh thành 2 loại nhóm: + Nhóm nhỏ: . 02 học sinh/nhóm (02 học sinh ngồi cùng bàn hoặc 01 học sinh bàn trên với 01 học sinh bàn dưới); . Không có nhóm trưởng và thư ký; . Thảo luận khi câu hỏi ngắn, ít nội dung, thời gian ngắn; . Với nhóm học tập này giáo viên thường cho học sinh quan sát hình ảnh, thông tin và rút ra nhận xét. + Nhóm lớn: 6 . Với bài học lý thuyết: thường 04 học sinh/nhóm (nếu lớp có sĩ số lẻ thì sẽ có một nhóm là 03 học sinh); . Với bài học thực hành: Thường 06 - 08 học sinh/nhóm; . Khi hoạt động, học sinh bàn trên quay xuống bàn dưới hoặc bàn ghế được sắp xếp lại thành từng nhóm rồi các em ngồi xung quanh đó. Các em ngồi đối diện nhau để tạo sự tương tác trong quá trình học tập; tránh học sinh bàn sau chỉ nhìn vào lưng của học sinh bàn trước hay di chuyển nhiều tốn thời gian và ồn ào mất trật tự; . Có 01 nhóm trưởng và 01 thư ký. Nhóm trưởng là người điều khiển tất cả các thành viên trong nhóm đều tham gia thảo luận; thư ký ghi bảng khi đại diện nhóm trả lời; . Mỗi nhóm có 01 bảng phụ kích thước cỡ 50cm x 70cm là vừa, có phấn trắng và phấn màu dùng để ghi kết quả thảo luận; . Sẽ thảo luận khi có nhiều câu hỏi khó hay câu hỏi mang tính tổng quát, so sánh…; . Mỗi nhóm có đủ thành phần học sinh: giỏi – khá – trung bình – yếu – kém, hiếu động – trầm lặng, nhanh nhẹn – chậm chạp…; . Nếu nội dung câu hỏi mang tính chất tìm tòi thì giao cho học sinh trung bình – yếu. Nếu câu hỏi mang tính suy luận, tư duy cao thì giao cho học sinh khá - giỏi. b.2.4. Hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm - Giáo viên đưa câu hỏi cần thảo luận trước lớp; - Mỗi nhóm phải hoành thành câu trả lời cho từng câu hỏi cần thảo luận trong một khoảng thời gian được qui định. (VD: 2 phút, 3 - 4 phút…); - Khi có lệnh thảo luận phải nhanh chóng gom nhóm, phải biết dựa vào SGK, kiến thức cũ đã học, kiến thức thực tế… để trao đổi thảo luận. Kết thúc thảo luận, các bạn phải thống nhất kết quả chung của nhóm; 7 - Nhóm trưởng phải là người có kết quả học tập tốt, có ý thức giúp đỡ và biết tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm. Phải đảm bảo tất cả các bạn trong nhóm đều tham gia thảo luận, hiểu được vấn đề, tự ghi nhận kết quả thảo luận và có thể thay mặt nhóm lên trình bày trước lớp; - Yêu cầu thảo luận vừa đủ nghe trong nhóm; không cãi vã ồn ào, đi lại trong lớp; khi có hiệu lệnh hết thời gian thảo luận thì nhanh chóng quay về vị trí và tiếp tục chú ý theo dõi để tiếp thu kiến thức hoặc bổ sung thêm ý kiến; - Mỗi nhóm có thể phân công người đại diện trình bày kết quả thảo luận hoặc giáo viên sẽ chỉ định bất kỳ thành viên trong nhóm trình bày để xem học sinh đã biết được gì trong quá trình thảo luận và đặt các em luôn trong tư thế chú ý, sẵn sàng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Như vậy học sinh sẽ tập trung thảo luận, chú ý tốt và hiệu quả thảo luận sẽ cao hơn, tránh trường hợp chỉ có cá nhân được phân công hoặc nhóm trưởng chuẩn bị, chú ý; - Khi trình bày, nếu thành viên trong nhóm thấy chưa đủ ý trả lời có thể giơ tay phát biểu bổ sung thêm; - Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, nhận xét và bổ sung ý kiến. b.2.5. Trình bày kết quả thảo luận trước lớp: - Đại diện nhóm: + Lần lượt báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình khi hết thời gian thảo luận; + Yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung kết quả thảo luận; + Mời nhận xét của giáo viên sau khi các nhóm khác đã nhận xét, bổ sung. - Kết quả thảo luận có thể diễn đạt bằng lời, viết trên bảng hoặc bảng phụ, phiếu học tập; có thể do đại diện nhóm trình bày toàn bộ hoặc trình bày một đoạn rồi thành viên còn lại của nhóm bổ sung; - Giáo viên không cắt ngang lời HS, không biểu hiện thái độ khó chịu nếu câu trả lời không đúng với ý mình; 8 - Giáo viên khẳng định lại kết quả thảo luận đúng, chốt các kiến thức cần đạt và có thể bổ sung, sữa sai (nếu có); lời nhận xét nên ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên, khuyến khích các nhóm thảo luận tốt hơn và rút kinh nghiệm các nhóm làm việc chưa tốt, tránh tình trạng giáo viên nêu lại toàn bộ vấn đề học sinh đã trình bày làm mất thời gian; - Từng cá nhân tự so sánh, đối chiếu nhận xét của các bạn và kết luận của giáo viên so với sản phẩm ban đầu của mình. Từ đó tự sửa sai, bổ sung, điều chỉnh những gì cần thiết, tự ghi nội dung bài học. b.2.6. Thiết kế câu hỏi cho học sinh thảo luận - Câu hỏi đặt ra phải: + Rõ ràng, cụ thể; + Phù hợp với mục tiêu của hoạt động đang tìm hiểu và trình độ học sinh; + Có số lượng, nội dung phù hợp với thời gian thảo luận. - Nội dung câu hỏi thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau. Nếu câu hỏi khó, giáo viên có thể gợi ý để các em thảo luận đúng yêu cầu được đặt ra; - Nếu mỗi nhóm phải thực hiện nhiều câu hỏi thì các câu hỏi đó phải sắp xếp theo một trật tự hợp lí. b.2.7. Thời gian thảo luận nhóm - Giáo viên sẽ căn cứ vào nội dung thảo luận cũng như đặc điểm lớp học mà qui định thời gian thảo luận cho phù hợp, rõ ràng để đảm bảo thời gian cho tiết học; - Tránh trường hợp quá lạm dụng phương pháp thảo luận nhóm trong một tiết học hoặc qui định thời gian dài cho hoạt động nhóm đẫn đến không hoàn thành được mục tiêu bài học. b.2.8. Những lưu ý để thảo luận nhóm đạt hiệu quả 9 - Giáo viên hướng dẫn các thành viên trong nhóm bầu nhóm trưởng và thư kí cho mỗi nhóm phải phù hợp với năng lực của học sinh; - Học sinh trong nhóm được luân phiên làm người đại diện nhóm để trả lời các nội dung đã thảo luận; - Yêu cầu học sinh không cười nhạo những câu trả lời sai của bạn; - Hạn chế ở mức thấp nhất sự thay đổi vị trí của từng thành viên trong nhóm; - Cần tạo không khí thi đua giữa các nhóm để khuyến khích học tập; - Giáo viên là người điều khiển, theo dõi, quản lí, hỗ trợ các nhóm học sinh làm việc. Khi hoạt động nhóm có nhiều vấn đề có thể xảy ra nhất là khi quan sát video, hình ảnh, làm thí nghiệm… vì vậy giáo viên cần bao quát lớp, đi đến từng nhóm để quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ và lắng nghe ý kiến của học sinh; kịp thời phát hiện các sai sót mà học sinh mắc phải hay gợi ý, giúp đỡ các em khi cần thiết để dẫn dắt học sinh đến những cấp độ hiểu biết cao hơn và tuyệt đối không tham gia ý kiến thảo luận, chỉ can thiệp khi cuộc thảo luận đi chệch hướng; - Đôi lúc giáo viên nên đặt thêm những câu hỏi bổ sung để phát huy tính tích cực của nhóm; - Kết thúc thảo luận, giáo viên cần nhấn mạnh các khái niệm, các ý quan trọng của bài học; - Giáo viên cần thân thiện với học sinh, gần gũi chia sẻ những khó khăn vướn mắc mà các em gặp phải trong quá trình thảo luận để khuyến khích, động viên học sinh kịp thời; - Cần khen ngợi những thành viên đã đóng góp giúp cho nhóm tiến bộ. Đó sẽ là động lực để học sinh có ý thức học tập tốt và có trách nhiệm hơn trong quá trình học của mình cũng như trong quá trình thảo luận. b.2.9. Ví dụ một số bài học soạn giảng theo đề tài và có áp dụng biện pháp thực hiện thử nghiệm * Dạy hàng ngày 10 VÍ DỤ 1. Bài 7. CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT (Chương I. TẾ BÀO THỰC VẬT) Hoạt động 3. MÔ (8 phút) Hoaït ñoäng cuûa GV Hoaït ñoäng cuûa HS GV chiếu hình 7.5. Một số loại mô thực - HS quan saùt hình 7.5 vật. Và lệnh cần thực hiện: Quan sát hình 7.5. Hãy nhận xét: Trao đổi thảo luận 3 phút trả lời câu hỏi. Yêu cầu: (Thảo luận nhóm nhỏ 3 phút) 1. Caáu taïo, hình daïng caùc tế bào cuûa 1. cuøng moät loaïi moâ, caùc loaïi moâ khaùc + Caáu taïo, hình daïng caùc tế bào cuûa nhau như thế nào? cuøng moät loaïi mô thì giống nhau. + Caáu taïo, hình daïng tế bào cuûa các loại mô khác nhau thì khác nhau. 2. Từ đó ruùt ra kết luận: moâ laø gì ? 2. Mô là nhóm tế bào có hình dạng - Theo dõi học sinh thảo luận. cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng chung. - Theo dõi học sinh trả lời, nhận xét lẫn - Ñaïi dieän nhoùm: nhau. + Lên bảng vừa chỉ trên hình vừa trình baøy kết quả thảo luận; 11 + Mời nhóm khác nhận xét, bổ sung; - Nhận xét các câu trả lời của học sinh + Mời GV nhận xét. HS nhaéc laïi keát luaän và ghi bài VÍ DỤ 2. Bài 13. CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN (Chương III. THÂN) Hoạt động 2. CÁC LOẠI THÂN CÂY (10 phút) Hoaït ñoäng cuûa GV Hoaït ñoäng cuûa HS - Giới thiệu 1 đoạn video khoảng 1 Quan sát video phút về các loại thân cây (Các cây: cây bìm bìm, cây cao, cây khổ qua, cây mướp, cây bằng lăng, cây mồng tơi, cây đậu que, cây rau má) - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 phút HS thảo luận nhóm, thống nhất traû lôøi để traû lôøi các caâu hoûi: từng câu hỏi 1. Xác định loại thân của từng cây đã 1. Xác định từng loại thân cây trong quan sát ? đoạn video đã quan sát 2. Coù maáy loaïi thaân cây ? 2. Có 3 loaïi: Thaân ñöùng, thaân boø, thaân leo. 3. Các loại thân phân biệt nhau nhờ 3. Caùch moïc cuûa thaân. vào đặc điểm nào ? 12 + Thaân ñöùng coù maáy daïng ? Neâu đặc + Thaân ñöùng có 3 dạng: thân gỗ, thân điểm từng dạng ? Cho ví dụ ? cột, thân cỏ. VD: cây phượng…. + Thaân leo: leo bằng thân quấn, tua +Thaân leo coù đặc điểm gì khác thân cuốn. VD: Caây moàng tôi… đứng ? Cho ví dụ ? + Thaân boø: mềm, yếu, bò lan sát đất. + Thaân boø coù đặc điểm như thế nào ? VD: Caây rau maù… Cho ví dụ ? - Theo dõi HS trả lời, nhận xét lẫn - Ñaïi dieän nhoùm: + Trình baøy kết quả thảo luận nhau + Mời nhóm khác nhận xét + Mời GV nhận xét - GV nhận xét, chốt lại kết luận => Ghi bài * Dạy thi giáo viên giỏi VÍ DỤ 1. Bài 19. ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ (Chương IV. LÁ) Hoạt động 1. ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ a. Phiến lá (8 phút) Hoaït ñoäng cuûa GV Hoaït ñoäng cuûa HS a. Phieán laù a. Phieán laù GV chiếu lệnh: - HS đọc lệnh  Quan sát các lá đã mang đến lớp - HS đặt tất cả cá lá lên bàn quan sát kết hợp với hình 19.2 SGK trang 61 và quan sát hình 19.2 SGK để trả lời các câu hỏi: (thảo luận nhóm 4 phút) 13 1. Nhaän xeùt hình daïng, kích thöôùc, maøu saéc cuûa phieán laù, dieän tích beà maët cuûa phaàn phieán so vôùi cuoáng? 2. Tìm những ñieåm gioáng nhau cuûa phaàn phieán caùc loaïi laù. 3. Nhöõng ñieåm gioáng nhau ñoù coù taùc duïng gì ñoái vôùi vieäc thu nhaän aùnh saùng cuûa laù ? - Thaûo luaän theo lệnh , ghi cheùp yù kieán thoáng nhaát cuûa nhoùm. Câu 1, 2: GV chỉ định HS lên bảng Hết thời gian thảo luận, GV chỉ định HS bất kỳ trong nhóm HS trả lời vừa chỉ trên hình vừa trả lời: 1. Phieán laù coù: 1. Nhaän xeùt hình daïng, kích thöôùc, maøu - Hình daïng: troøn, bầu dục, tim… saéc cuûa phieán laù, dieän tích beà maët cuûa - Kích thöôùc: to, nhỏ... phaàn phieán so vôùi cuoáng? - Màu sắc: maøu xanh - Dieän tích beà maët cuûa phần phieán so với cuống: phiến lá lôùn vaø roäng hôn so vôùi cuoáng lá. + Mời nhóm khác nhận xét (Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhau) => Chiếu đáp án + Mời GV nhận xét GV nhận xét => Ghi bài Quan sát, ghi nhớ kiến thức * Giới thiệu hình và thông tin về các 14 dạng của phiến lá Lá mít (lá nguyên) Lá dâu tằm (lá răng cưa) Lá khoai mì (lá chẻ thùy) Lá mướp (lá có thùy) Lá đu đủ (lá phân thùy) Câu 2. Tìm những ñieåm gioáng nhau cuûa phaàn phieán caùc loaïi laù. 2. Nhöõng ñieåm gioáng nhau cuûa phieán caùc loaïi laù: . Maøu xanh . Phần phiến lôùn vaø roäng hôn so vôùi phaàn cuoáng . Daïng baûn deït - GV nhận xét => Chiếu đáp án + Mời nhóm khác nhận xét (Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung => ghi bài cho nhau) Câu 3. Nhöõng ñieåm gioáng nhau ñoù coù + Mời GV nhận xét taùc duïng gì ñoái vôùi vieäc thu nhaän aùnh => ghi bài saùng cuûa laù ? Câu 3. Nhöõng ñaëc ñieåm giống nhau ñoù giuùp phieán laù nhaän ñöôïc => Chiếu đáp án - GV nhận xét => Ghi bài nhieàu aùnh saùng. -Học sinh đứng tại chỗ trả lời và mời nhoùm khaùc nhận xét, boå sung. 15 + Mời GV nhận xét => Ghi bài VÍ DỤ 2. Bài 39. QUYẾT – CÂY DƯƠNG XỈ (Chương VIII. CÁC NHÓM THỰC VẬT) Hoạt động 1. QUAN SAÙT CAÂY DÖÔNG XÆ. a. Cơ quan sinh dưỡng (9 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a. Cơ quan sinh dưỡng a. Cơ quan sinh dưỡng Yêu cầu HS xác định rễ, thân lá - Một HS lên trước lớp: của cây dương xỉ trên mẫu vật + Xác định từng cơ quan của cây dương xỉ (gọi 1 HS lên trước lớp chỉ từng trên mẫu vật : cơ quan của cây dương xỉ) Cây dương xỉ + Mời các bạn nhận xét (HS nhận xét) 16 + Mời GV nhận xét - GV nhận xét - Đọc lệnh và quan sát lại cây dương xỉ và -> Chiếu lệnh: cây rêu Hãy trả lời các câu hỏi: (Thảo luận nhóm 3 phút) 1. Quan sát kĩ các bộ phận của cây dương xỉ rồi ghi lại đặc điểm rễ, thân, lá; chú ý xem lá non có đặc Cây dương xỉ Cây rêu điểm gì? 2. So sánh đặc điểm rễ, thân, lá của cây dương xỉ với cây rêu. Quan sát mẫu vật, thảo luận nhóm 3 phút và - Theo dõi học sinh thảo luận hoàn thành lệnh - Đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu - Hết thời gian thảo luận. Mời HS - Học sinh trình bày xong thì tự yêu cầu các trả lời từng câu nhóm bạn nhận xét, bổ sung - Theo dõi học sinh trả lời, nhận - Khi trong lớp không còn ý kiến thì HS sẽ xét lẫn nhau mời ý kiến của GV - Chiếu đáp án từng câu, nhận xét HS trả lời, yêu cầu nêu được: các câu trả lời của học sinh Câu 1. Rễ chùm Câu 1. Thân rễ, phân nhánh… => Chiếu đáp án Lá kép, lá non thì cuộn tròn.... - Nhận xét -> ghi bài -> ghi bài Câu 2. So sánh: Câu 2 Giống nhau: Đều có rễ, thân, lá Khác nhau: 17 => Chiếu đáp án Rêu Dương xỉ Rễ: - Giả Chùm Thân Ngắn, không phân Thân rễ, có nhánh phân nhánh Lá Lá đơn Lá kép Rễ, - Nhỏ - Lớn thân, lá: - Nhận xét - Hỏi tiếp: + Nếu xét cấu tạo trong thì cây dương xỉ còn khác cây rêu ở đặc Lắng nghe, suy nghĩ trả lời: + Rễ, thân lá của dương xỉ: có mạch dẫn còn rêu chưa có điểm nào ? + Rêu với dương xỉ thì loài nào + Dương xỉ. Vì: Rêu thì: Rễ giả; Rễ, thân, lá: Chưa có mạch dẫn còn dương xỉ thì Rễ thật; phát triển hơn ? Vì sao? Rễ, thân, lá: Có mạch dẫn. - Cá nhân suy nghĩ trả lời. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Nhận xét - Mời GV nhận xét. - Lưu ý: Đặc điểm chứng tỏ Dương xỉ phát triển, tiến hóa hơn so với Rêu. => ghi bài -> ghi bài. 18 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp - Giải pháp của đề tài không chỉ áp dụng trong môn Sinh học đối với lớp 6 mà còn có thể mở rộng ra ở các khối lớp khác; bên cạnh đó còn có thể phổ biến sang các môn học khác: Ngữ văn, Vật lí, Lịch sử…; - Sáng kiến được áp dụng liên tục trong tất cả các buổi học, có rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy; - Thời gian đầu, các tiết dạy áp dụng đề tài này thường không kịp giờ vì học sinh chuẩn bị bài ở nhà chưa tốt cũng như chưa quen với phương pháp thảo luận nhóm. Sau nhập học khoảng một tháng thì hầu hết các em đã có thói quen và làm việc khoa học, rút ngắn được thời gian so với lúc đầu và kết quả thảo luận đạt hiệu quả. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp * Với học sinh - Các em nhanh chóng biết cách thảo luận nhóm, mạnh dạn đóng góp ý kiến, nắm được nội dung cơ bản của bài học. Một số học sinh khá - giỏi thuộc bài ngay tại lớp; - Hình thành nhiều năng lực: tổ chức, hợp tác, lãnh đạo, ….cũng như tác phong làm việc nhanh nhẹn của nhà khoa học, biết cách chọn lọc nội dung trình bày bảng phụ; nâng cao tính sáng tạo, tự giác có thói quen soạn những nội dung cần thảo luận ở nhà trước khi đến lớp; - Khoảng 80% học sinh tự tin trình bày, diễn đạt kiến thức trước lớp, tạo không khí cho lớp học thêm sinh động; các em tích cực, chủ động phát biểu sôi nổi trong tiết học; 19 - Kiến thức được tái hiện nhanh, nhớ lâu và vận dụng tốt để giải thích các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống; - Rèn cho học sinh các kỹ năng: biểu đạt một quan điểm, lắng nghe, thảo luận, bảo vệ quan điểm, giải quyết mâu thuẫn…; - Học sinh cảm thấy thoải mái khi học tập, thích làm việc tập thể, mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của nhóm bạn để tự rút ra kiến thức. Do đó, học sinh rất hứng thú khi học Sinh học. * Với giáo viên - Hình thành được bài giảng một cách chủ động, đạt mục tiêu đề ra, phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp theo phương pháp dạy học mới, dễ dàng tạo sự gắn kết nội dung kiến thức giữa tiết trước và tiết sau, bài cũ với bài mới; - Trong tiết học giáo viên không phải làm việc nhiều mà chủ yếu hướng dẫn học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức bằng cách bàn bạc, thảo luận, tự khai thác và hoàn thành kiến thức trong bài. Như vậy, nhờ vận dụng hiệu quả phương pháp này vào bài học hàng ngày mà các em nắm được kiến thức một cách rõ ràng, mạch lạc; đã xây dựng được tinh thần đồng đội, khả năng hoà nhập, kĩ năng giao tiếp và tính tự giác tiên phong tốt hơn. Với không khí thảo luận nhóm cởi mở giúp các em cảm thấy thoải mái, tự tin trong việc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe có phê phán ý kiến của người khác. Mặc khác, kiến thức học sinh tiếp thu được trở nên sâu, rộng, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu học hỏi giữa các thành viên trong nhóm. Có thể nói việc đổi mới và sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong bộ môn Sinh học 6 đã phát huy năng lực, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Từ đó, chất lượng môn học cũng được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Cụ thể sau một thời gian áp dụng, kết quả đạt được cụ thể như sau: Năm học Giỏi – khá Trung bình Yếu - kém Tổng số HS SL TL SL TL SL TL 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan