Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong giờ học văn...

Tài liệu Skkn phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong giờ học văn

.DOC
20
262
79

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG PT NGUYỄN MỘNG TUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT HUY NĂNG LỰC LIÊN TƯỞNG, TƯỞNG TƯỢNG CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC VĂN Giáo viên : Lê Thị Hương Chức vụ: Giáo viên, Tổ trưởng tổ Văn Đơn vị: Trường PT Nguyễn Mộng Tuân SKKN thuộc môn: Ngữ Văn 0 THANH HÓA NĂM 2013 MỤC LỤC 1 Mục lục Mục lục A. Đặt vấn đề I. Lý do chọn đề tài 1. Cơ sở lý luận 2. Cơ sở thực tiễn II. Nhiệm vụ của đề tài III. Phạm vi nghiên cứu IV. Phương pháp nghiên cứu B. Giải quyết vấn đề 1. Khái niệm và vai trò của liên tưởng, tưởng tượng trong văn học II. Khảo sát thực tế 1. Từ giờ học văn… 2. … đến bài văn 3. Đánh giá kết quả III. Những giải pháp 1. Giải pháp tình thế 2. Giải pháp chiến lược C. Phần kết luận và những kiến nghị sau quá trình thực hiện đề tài Tài liệu tham khảo trang 1 2 2 2 2 3 3 3 4 4 6 6 9 10 11 12 12 14 15 A/-ĐẶT VẤN ĐỀ I/-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1.Cơ sở lý luận Đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế. Xu hướng toàn cầu hóa thể hiện trong nhiều phương diện đời sống xã hội trong đó có giáo dục. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt ra vấn đề giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phương pháp giáo dục vì vậy cũng phải đổi mới cho phù hợp với xu thế chung của thời đại, trong đó 2 đặc biệt phải luôn phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học. Trong quá trình giảng dạy nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng, vai trò của người giáo viên là vô cùng quan trọng: Là người điều khiển, hướng dẫn để học sinh khám phá vẻ đẹp của văn bản văn học. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho giáo viên là cần rèn luyện cho học sinh tự nhạy bén, linh hoạt và tư duy nhanh, phát huy những khả năng mới vốn tiềm ẩn mà lâu nay các em chưa có điều kiện khám phá, tạo cho các em sự mạnh dạn, tự tin khi đứng trước tập thể. Mặt khác, đối với giáo viên dạy môn Ngữ văn, do đặc thù bộ môn, còn giúp học sinh cảm nhận một cách phong phú, đa chiều vẻ đẹp của thế giới hình tượng nghệ thuật thông qua khả năng liên tưởng, tưởng tượng kỳ thú của học sinh. Đây là lí do thứ nhất tôi lựa chọn đề tài này. 2.Cơ sở thực tiễn. Qua nghiên cứu tìm hiểu và thực tế giảng dạy 14 năm ở trường PT Nguyễn Mộng Tuân, tôi thấy khả năng liên tưởng, tưởng tượng trong quá trình học Văn của các em học sinh còn nhiều hạn chế. Hầu hết các em mới chỉ biết tái hiện lại tác phẩm, tức là mới chỉ nói được những gì trong tác phẩm đã có, còn khả năng cảm thụ lại rất yếu. Các em không có khả năng suy nghĩ độc lập nên gặp khó khăn khi phải trả lời câu hỏi suy luận hay cảm thụ văn học. Trước những vấn đề văn học cần phải bộc lộ quan điểm cá nhân, các em thường phải dựa vào sự đánh giá của người khác trong sách vở hoặc ở bài giảng của thầy cô giáo. Đối với các bài viết, học sinh thường phụ thuộc nhiều vào tài liệu, nếu không bài văn thường sơ sài, khô khan, ngôn ngữ diễn đạt nghèo nàn, cách cảm hiểu tác phẩm hết sức nông cạn. Đây là lý do thứ hai tôi lựa chọn đề tài Phát huy năng lực liên tưởng tưởng tượng của học sinh trong học văn với mong muốn giúp học sinh hiểu và yêu thích môn văn hơn. 3 II/-NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI. Nghiên cứu đề tài: Phát huy năng lực liên tưởng tưởng tượng của học sinh trong học văn nhằm cung cấp cho học sinh một số hiểu biết về vai trò của tưởng tượng, rèn luyện thêm cho học sinh khả năng liên tưởng trong giờ học văn. III/-PHẠM VI NGHIÊN CỨU. -Lớp 12A4,12A5 và 12A7 trường PT Nguyễn Mộng Tuân năm học 20122013. IV/-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Để tiến hành đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp như sau: -Phương pháp phân tích, tổng hợp -Phương pháp điều tra, khảo sát. -Phương pháp gợi mở. -Tổng kết kinh nghiệm. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I/- KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA LIÊN TƯỞNG, TƯỞNG TƯỢNG TRONG HỌC VĂN. Liên tưởng là một hoạt động tâm lý của con người từ việc này nghĩ đến việc kia, từ người này nghĩ đến người khác. Cơ sở của liên tưởng là mối quan hệ của các sự vật trong đời sống tự nhiên và xã hội. Ví dụ nói tới núi người ta hay nghĩ tới rừng, suối, khe. Nói tới mây người ta liên tưởng tời bầu trời, mưa. 4 Tưởng tượng cũng là một hoạt động tâm lý nhằm tái tạo, biến đổi các biểu tượng trong trí nhớ thành các hình tượng mới. Các nhà văn, nhà thơ thường thông qua các sự việc, kinh nghiệm có thật, biến hoá đi, mở rộng ra, biến đổi không gian, thời gian, tạo ra các hình tượng mới. Liên tưởng, tưởng tượng có một vai trò hết sức quan trọng đối với môn Văn. Liên tưởng, tưởng tượng không những giúp học sinh xác đinh đúng những ấn tượng trực cảm, chủ quan khi tiếp xúc với văn bản mà thông qua quá trình phân tích sẽ giúp học sinh chuyển từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính để từ đó học sinh đi vào chiều sâu, bề rộng của nhận thức, tạo cơ sở khách quan trong thao tác đánh giá toàn bộ giá trị tác phẩm. Phecđăngđơ Xuya, một học giả phương tây nhận xét: “Trong cuộc sống tồn tại bao nhiêu thứ quan hệ thì trong đầu óc con người có bấy nhiêu chuỗi liên tưởng”. Nói cách khác: Liên tưởng là hiện tượng mang tính phổ biến, góp phần biểu thị các mối quan hệ đa dạng và phức tạp của đời sống. Nhờ có liên tưởng, cuộc sống con người mới trở nên phong phú và mang tính xã hôi. Liên tưởng có chức năng như là câu nối tư tưởng con người với con người, giữa con người với thế giới xung quanh, giữa các chiều không gian với thời gian, giữa thế giới vĩ mô với thế giới vi mô… Liên tưởng là hiện tượng mang tính phổ biến không chỉ phản ánh các quá trình tâm lý mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống con người. Những người có khả năng liên tưởng, tưởng tượng tốt bao giờ cũng là người có đời sống tâm hồn phong phú. Trong quá trình sáng tác, người nghệ sĩ nếu không có sự liên tưởng, tưởng tượng bên cạnh tài năng, vốn sống, sự hiểu biết… thì không xây dựng được thế giới nghệ thuật sống động trong tác phẩm. Người học thiếu sự liên tưởng, tưởng tượng thì văn phong sẽ nghèo nàn, khô khan, không còn hấp dẫn. Liên tưởng và tưởng tượng của học sinh trong học văn chính là một phương diện sinh động biểu hiện quá trình cảm thụ văn chương, năng lực chủ 5 quan của người học trong việc tiếp nhận văn học, từ một vấn đề này liên tưởng tới một vấn đề khác, khái quát sinh động hơn. Quá trình tiếp nhận của học sinh trong học văn phải tuân theo từng quy luật khách quan của cuộc sống. Lĩnh hội văn chương cũng xuất phát từ đặc trưng thẩm mỹ, đặc điểm thể loại và tính độc đáo qua từng tác phẩm cụ thể. Ngoài ra, chúng ta cũng cần nhấn mạnh đến điều kiện xã hội và tâm lý lứa tuổi, nhu cầu thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ cũng như toàn bộ kinh nghiệm sống và kinh nghiệm nghệ thuật đã ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận văn chương của các em. Thông qua tác phẩm văn chương, nhà văn truyền đạt niềm vui, nỗi buồn và quan niệm sống đến bạn độc. Bởi vậy những sáng tác có chất lượng tư tưởng và nghệ thuật đích thực bao giờ cũng có tác động mãnh liệt và bền lâu trong tâm hồn các em. Nhưng tác phẩm có trở thành đối tượng hấp dẫn sâu sắc đối với học sinh hay không tuỳ thuộc vào quá trình và năng lực tiếp nhận văn học sáng tạo, tích cực của chủ thể học sinh. Nhờ sự liên tưởng, các em mới có thể hiểu và khai thác được những vấn đề ẩn chứa trong tác phẩm. liên tưởng và tưởng tượng vì vậy là một hoạt động vô cùng cần thiết trong quá trình chiếm lĩnh chân giá trị của tác phẩm văn chương. Để giúp các em học sinh phát huy khả năng liên tưởng, tưởng tượng trong quá trình học văn tôi đã tiến hành điều tra thực tế khả năng liên tưởng, tưởng tượng của học sinh qua giờ học văn trên lớp, qua bài viết cụ thể, từ đó đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng dạy và học văn. II/-KHẢO SÁT THỰC TẾ. 1.Từ giờ học văn… Từ những nghiên cứu thuộc bình diện lý thuyết, tôi tiến hành công việc khảo sát thực tế khả năng liên tưởng của học sinh trong giờ học văn nhằm mục đích tìm kiếm căn cứ thực tế cho việc hình thành những luận điểm khao học về phương pháp luận cũng như cơ sở khách quan cho việc xây dựng những thiết kế thí nghiệm dạy 6 học tác phẩm văn chương theo phương pháp phát huy năng lực liên tưởng sáng tạo của học sinh. Trên cơ sở sự chuẩn bị của học sinh, tôi tổ chức hướng dẫn cho các em khám phá tác phẩm văn chương bằng nhiều hình thức, trong đó tôi lựa chọn hình thức đàm thoại với những thao tác chủ yếu: gợi mở, phân tích, bình giảng. Bằng con đường đàm thoại, giáo viên tạo ra cho lớp học một không khí tự do tư tưởng, tự do bộc lộ những nhận thức trực tiếp của mình. Những tín hiệu phản hồi được báo lại kịp thời trong khi lên lớp. Giờ dạy văn, học văn có được cái không khí tâm tình, trạo đổi thân mật về những vấn đề cuộc sống do nhà văn nêu lên, mối liên hệ giữa nhà văn, giáo viên, học sinh được hình thành ngay trong lớp học. Qua hệ thống câu hỏi, việc liên tưởng, tưởng tượng xuyên thấm trong tất cả các hình thức câu hỏi: Liên tưởng hoàn cảnh ra đời của tác phẩm với hoàn cảnh xã hội, liên tưởng mối quan hệ giữa nhân vật với hoàn cảnh, giữa nhân vật với nhau, liên tưởng mối quan hệ giữa các chi tiết nghệ thuật, liên tưởng các hình ảnh, hình tượng, biểu tượng của các phẩm này với tác phẩm khác, tưởng tượng tâm trạng của tác giả, nhân vật…. Việc đặt câu hỏi đối với học sinh trong quá trình tiếp nhận văn học có ý nghĩa làm thay đổi tình thái của giờ học, xác định tâm thế thực tại và đặt học sinh vào các yêu cầu của việc nhận thức. Các câu hỏi nói chung và câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng nói riêng không chỉ thể hiện từng bước khai thác giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm mà còn thể hiện lôgic kiến thức, tiến trình lĩnh hội đơn vị kiến thức và khả năng sáng tạo trong tiếp nhận. Câu hỏi phải được xây dựng trên cơ sở yêu cầu cấp độ kiến thức của bài học, phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh, thích hợp với khuôn khổ một giờ học trên lớp, vừa làm cho học sinh có khả năng suy nghĩ tìm tòi sáng tạo. Câu hỏi trong giờ văn phải được xây dựng thành một hệ thống có tính toán. Cần có sự cân đối giữa loại câu hỏi cụ thể và câu hỏi tổng hợp gợi vấn đề. Phạm vi 7 câu hỏi có khi rất hẹp thuộc một từ một câu, một hình ảnh, một biện pháp nghệ thuật nhưng có khi lại là những câu hỏi yêu cầu học sinh phải biết huy động những kiến thức ngoài tác phẩm. Câu hỏi cần xây dựng một cách hợp lý từ dễ đến khó. Có khi hỏi được theo lối diễn dịch có lúc lại là quy nạp. Thông qua hệ thống câu hỏi, tôi phát hiện có nhiều em học sinh có khả năng liên tưởng rất tốt. Ví dụ: Câu hỏi: Qua hai câu thơ mở đầu bài “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm em hình dung như thế nào về lối sống của nhân vật trữ tình? Trả lời: Hai câu thơ đã mở ra trước mắt người đọc một lối sống nhàn tản thanh cao, Nhịp điệu 2/2/1/2 diễn tả trạng thái ung dung của nhân vật trữ tình trong cuộc sống hằng ngày. Hình ảnh con người hiện lên thật nhàn hạ thảnh thơi, không bận chút cơ mưu tư dục. Lối sống ấy khiến người đọc liên tưởng tới phong thái thong dong của Nguyễn Trãi ở Công Sơn: “Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cẩm bên tai”. Thế nhưng cũng có những em khả năng liên tưởng, tưởng tượng rất hạn chế hoặc tưởng tượng rất tuỳ tiện, không phù hợp với lôgíc hình tượng thơ. Ví dụ khi học bài “Vội vàng” của Xuân Diệu giáo viên đặt câu hỏi: Đoạn thơ cuối của bài thơ gợi cho em những gì về quan niệm sống của Xuân Diệu? Một học sinh đã trả lời: Xuân Diệu quả thật là thanh lam, nhà thơ muốn ôm, riết, say, thấu mọi sự vật, lại còn muốn cắn cả cô gái… Xuân Hồng nữa (em học sinh đã nhầm xuân hồng là từ chỉ người) Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Trước hết phải kể đến nguyên nhân có tính chất khách quan. Đó là Cuộc sống văn minh hiện đại cùng với sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông và những thành tựu của công nghệ thông tin 8 đã khiến phần đông học sinh ít quan tâm đến bộ môn văn học. Qua tìm hiểu ở một số trường PT trong huyện và khu vực lân cận tôi thấy tỉ lệ học sinh có nguyện vọng học theo khối C rất thấp so với các khối còn lại. Chính vì vậy khả năng liên tưởng, tưởng tượng trong học văn cũng bị hạn chế nhiều. Văn hóa đọc giảm bởi sự lấn lướt của văn hóa nghe – nhìn. Và nếu có đọc sách thì học sinh cũng không chú tâm nhiều đến nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật mà chỉ quan tâm đến diễn biến cốt truyện, số phận nhân vật, từ đó tạo nên góc nhìn hời hợt, sai lệch khi cảm thụ tác phẩm văn chương. Mặt khác, đời sống xã hội với những diễn biến phức tạp, dòng chảy ồ ạt của nền kinh tế thị trường cũng đã tác động ít nhiều đến sự phát triển tâm hồn và nhân cách các em. Nhiều em bị chai sạn, sơ cứng trước bức tranh cuộc sống phong phú hoặc dửng dưng khi chứng kiến những số phận, những cảnh ngộ bất hạnh. Không thể nói rằng những học sinh ấy có khả năng liên tưởng và tưởng tượng trong khi học văn. Còn một số nguyên nhân có tính chất chủ quan đó là do sự hạn chế về năng lực cảm thụ. Học sinh trường chúng tôi tuyển vào đây vẫn thuộc tốp sau của Đông Sơn I nên chất lượng chưa cao, khả năng tư duy nói chung và tư duy hình tượng nói riêng còn chưa nhạy bén. Chẳng hạn khi học bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, giáo viên hỏi: em hãy hình dung và miêu tả cảnh tượng cho chữ?. Một em đã trả lời: Cảnh tượng cho chữ gồm có ba người: Huấn Cao viết chữ, viên quản ngục khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ, thầy thơ lại thì run run bưng chậu mực. Em học sinh ấy chỉ đơn giản tái hiện một cách sơ sài khung cảnh cho chữ mà chưa thể tưởng tượng và miêu tả sinh động không khí thiêng liêng được toát lên từ hình ảnh của một bó đuốc tẩm dầu cháy rần rật như đám cháy nhà, mùi thơm của chậu mực bốc lên như xua tan đẩy lùi không gian đầy bạo lực và phản văn hóa của chốn ngục tù, đặc biệt chưa làm nổi bật tư thế đĩnh đạc, uy nghi vượt lên mọi sự 9 kiềm tỏa của Huấn cao để sống cùng cái đẹp. Đó là linh hồn, thần thái của cảnh tượng cho chữ. Không giống với các bộ môn khoa học khác được giảng dạy trong nhà trường, môn văn học có một đặc trưng riêng, đòi hỏi người học phải có khả năng tư duy hình tượng cao. Người học văn không chỉ tái hiện những sự kiện, hiện tượng văn học mà quan trọng hơn phải biết rung cảm thật sự trước một tác phẩm văn học, một sự kiện văn học. Và chỉ khi có được tình cảm đó mới thấy được hết cái hay, mới yêu thích môn văn, nghĩa là người học văn phải cỏ khả năng liên tưởng, tưởng tượng. Lý luận và thực tiễn cho thấy, khả năng liên tưởng của học sinh trong giờ học văn sẽ tạo cho quá trình tiếp thu chân lý nghệ thuật nhẹ nhàng mà sâu sắc. Từ những hiểu biết khác nhau về cuộc sống, khi đối diện với các trang sách, các em sẽ rung cảm, xúc động để từ đó hình thành sự liên tưởng phong phú, thế nhưng sự liên tưởng, tưởng tượng chỉ có thể đạt được khi học sinh luôn nhiệt tình say mê với cuộc sống và có ý thức học tập nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo. Mặt khác,học sinh trường tôi thuộc vùng nông thôn nên điều kiện học tập còn khó khăn vất vã. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập môn văn nói chung và khả năng liên tưởng,tưởng tượng nói riêng đối với học sinh 2….đến bài làm văn. Tôi cũng đã tiến hành khảo sát sự liên tưởng, tưởng tượng của học sinh qua một số bài viết và thấy rằng: xu hướng tưởng tượng của các em khá đa dạng. Câu hỏi: Cảm nhận của em về truyện ngắn “Vợt nhặt” của Kim Lân (Ngữ văn 12)? Có em đã cảm nhận: “Vợ nhặt” đã tái hiện lại bức tranh xám xịt của thời khắc lịch sử năm đói Ất Dậu 1945 nhưng ngòi bút Kim Lân không hướng vào cái phần thảm đạm mà lại hướng tới ánh sáng của tình người và niềm hi vọng. Khi 10 bóng đen của nạn đói cứ dần dần tự lại thành một tai hoạ khủng khiếp bao trùm lên cuộc sống của cả dân tộc cũng chính là lúc con người bộc lộ vẻ đẹp của tấm lòng và khát vọng sống. Không ai ngờ trong không khí thê lương ảm đạm ấy vẫn có những con người khao khát hạnh phúc, vượt lên trên cái đói, cái chết để xây dựng tổ ấm gia đình, để cưu mang đùm bọc những số phận cùng khổ, bất hạnh, hẩm hiu… (Bài của Nguyễn Thị Hương, 12A5) Hoặc với câu hỏi: Vẻ đẹp của sông Hương trong bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường? Có em viết: Vẻ đẹp độc đáo của sông Hương được nhà văn miêu tả ở nhiều góc nhìn, điểm nhìn khác nhau, cả ở phương diện văn hóa, lịch sự, địa lý và đời thường. Sông Hương được nhân hóa mang tâm hồn, cốt cách và thần thái của một con người có nhiều tính cách: Khi man dại, phóng khoáng như một cô gái Digan, lúc lại như “một bà mẹ phù sa” dịu dàng và trí tuệ, khi mang vẻ “trầm mặc”, “như triết lý”, “như cổ thi”… Qua cái nhìn tinh tế và lãng mạng của nhà văn, vẻ đẹp sông Hương càng nổi bật bởi sự hài hoà kỳ thú giữa dòng sông với thiên nhiên xứ Huế thơ mộng, đẹp đẽ.. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gặp gỡ với nhà văn Nguyễn Tuân khi viết về đề tài quê hương đất nước (Bài của Lê Thị Hà, 12A7) Rõ ràng không thể phủ định đây là đoạn văn của các em có năng lực văn chương, có nhiều cảm nhận khá sâu sắc, văn phong mạch lạch, sáng rõ. Tuy nhiên, khá nhiều bài viết sơ sài, không liên tưởng hoặc suy diễn chủ quan, thoát ly văn bản, lan man không có căn cứ, diễn đạt còn tối nghĩa. Khảo sát 149 em học sinh ở ba lớp 12A4,12A5, và 12A7 đầu năm học 20122013 và tiến hành phân loại, tôi thấy. -Có 33 em có khả năng liên tưởng đúng, chiếm 22,1%. -Có 51 em biết liên tưởng nhưng chưa nhạy bén, chiếm 34,2% -Số còn lại khả năng liên tưởng yếu, sức ỳ cao, thiếu cảm xúc là 65 em chiếm 43.7%. 11 3.Đánh giá kết quả. Sự liên tưởng, tưởng tượng của học sinh khá phong phú. Tuy nhiên bên cạnh những em có khả năng liên tưởng, tưởng tượng tốt vẫn còn một số em liên tưởng kém hoặc không có khả năng liên tưởng. Nhóm học sinh có khả năng liên tưởng tốt thì hiệu quả tiếp nhận, làm bài của các em đạt kết quả khá. Còn những học sinh hạn chế về liên tưởng thì khả năng tiếp thu kém, không hiểu bài hoặc hiểu hời hợt, dẫn đến tình trạng sợ học hoặc không thích học văn. Trong giờ học văn và làm văn thì khả năng liên tưởng của học sinh là vô cùng cần thiết. Nó giúp các em nhạy bén hơn, sâu sắc hơn khi cảm thụ văn chương. Khi nhà văn viết thế này nhưng người đọc phải liên tưởng đến cái khác rộng hơn, phạm vi lớn hơn, có thể cùng thời hoặc xa hơn nữa là mọi thời đại. Nhưng khá nhiều học sinh còn rất thụ động, chưa phát huy được trí tưởng tượng bay bổng và khả năng liên tưởng phong phú khi học văn. Chính điều này giảm bớt không khí hứng khởi và hiệu quả đối với cả hai quá trình dạy và học văn. III/-NHỮNG GIẢI PHÁP. Để phát huy khả năng liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong giờ học văn, để giờ văn trở thành giờ đàm thoại, trò chuyện bằng văn chương giữa thầy và trò, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học văn, tôi thiết nghĩ phải phối hợp nhiều phương pháp, thực hiện một cách kiên trì, liên tục, bền vững. Qua khảo sát thực tế một số lớp ở trường PT Nguyễn Mộng Tuân, tôi xin mạnh dạn đưa ra những giải pháp sau mà bản thân tôi đã áp dụng và đạt được kết quả nhất định. 1.Giải pháp tình thế. -Về phía giáo viên. +Phải chuẩn bị bài trước khi lên lớp thật chu đáo.Vận dụng một cách thuần thục phương pháp dạy học tích cực.Tuỳ theo đối tượng học sinh từng lớp mà vận dụng các kĩ thuật dạy học. Tạo lập được hệ thống câu hỏi phong phú, khoa học, 12 chuẩn xác, có câu hỏi “có vấn đề” để khơi gợi khả năng liên tưởng của học sinh, có câu hỏi tái hiện, phát hiện, so sánh, mở rộng, gợi mở, suy luận, cảm thụ, vận dụng và nâng lên thành nhận xét, đánh giá, khái quát. +Thông qua câu trả lời của học sinh (bằng miệng và bài viết), chỉ ra cho học sinh những ưu điểm và những mặt hạn chế, trân trọng, khích lệ những học sinh có khả năng liên tưởng, tưởng tượng tốt, uốn nắn những học sinh liên tưởng chưa đúng hoặc liên tưởng còn nghèo nàn. +Thuyết phục học sinh bằng vốn liến thức sâu rộng của thầy để bài giảng có lôgíc, tạo hứng thú cho các em học sinh. -Về phía học sinh +.Nắm vững kiến thức đã học,có sự hệ thống hoá và tổng hợp kiến thức văn học +Cần chuẩn bị bài chu đáo, chủ động và sáng tạo trong giờ học văn và làm văn. +Mạnh dạn trình bày những suy nghĩ, cảm nhận riêng của bản thân để thầy cô giáo và các bạn góp ý. 2.Giải pháp chiến lược. -Về phía giáo viên. +Phải bồi đắp tâm hồn, năng lực cảm thụ văn chương của học sinh bằng nhiều cách. Bài giảng phải hấp dẫn từ lời vào bài, cách dẫn dắt gây hứng thú, cách tổ chức, điều khiển học sinh làm việc tích cực, chủ động, nhịp nhàng, tạo không khí giờ dạy sôi nổi, qua hệ thống câu hỏi buộc học sinh phải tư duy, tưởng tượng, so sánh. +Hướng dẫn học sinh mua và đọc sách để thành lập tủ sách cá nhân, sổ tay văn học, tập sáng tác thơ văn, tìm hiểu sách hay, tổ chức ngoại khóa, tham gia học tập, tìm hiểu, gặp gỡ các nhà văn, nhà thơ để nâng cao sự hiểu biết và năng lực liên tưởng, tưởng tượng của học sinh. 13 + Phát hiện và bồi dưõng những học sinh có khả năng liên tưởng ,tưởng tượng tốt + Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc học và làm bài tập của các em để chống sự ỉ lại ,sự lười biếng -Về phía học sinh: +Thành lập các nhóm năng khiếu về môn Văn: Nhóm thơ, nhóm văn xuôi, nhóm ban yêu môn văn… để có thể tiếp thu bài và có sự liên tưởng nhạy bén. +Cần rèn luyện lối sống nhiệt tình, say mê , không ngừng nâng cao hiểu biết của bản thân thông qua sách vở và cuộc sống để phát huy năng lực liên tưởng phong phú. Kết quả thu được có sự so sánh đối chứng. Trong những năm qua, cùng với việc tham khảo các tài liệu, học chuyên đề, dự giờ đồng nghiệp tôi luôn áp dụng các biện pháp đã nêu trên vào giờ giảng văn để rèn luyện, phát huy khả năng liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh. Qua việc thực hiện đề tài tôi thấy, khả năng tiếp nhận, cảm thụ văn học của các em được nâng lên rõ rệt, các em có hứng thú học văn hơn, say mê tìm hiểu kiến thức hơn và kỹ năng phân tích, bình giảng văn học (cả nói và viết) có nhiều tiến bộ. Kết quả khảo sát cuối năm 2012-2013 như sau: -Lớp 12A4 (sĩ số 55 em). +Số học sinh liên tưởng đúng: 22 em +Số học sinh biết liên tưởng tương đối đúng: 27 em +Số học sinh liên tưởng còn yếu: 6 em. -Lớp 12A7 (sĩ số 53 em) +Số học sinh liên tưởng đúng: 24 em +Số học sinh biết liên tưởng tương đối đúng: 26 em +Số học sinh liên tưởng còn yếu: 3 em. 14 C.PHẦN KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. Nhà thơ Tố Hữu từng nói: “Dạy học văn thật là một niềm vui sướng lớn. qua mỗi giờ văn thầy giáo có thể làm cho các em yêu đời, yêu lẽ sống và lớn thêm một chút”. Là một giáo viên dạy văn, được hướng dẫn các em học sinh khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn chương, theo tôi, đó là một niềm hạnh phúc. Nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn là phải biết phát huy sự sáng tạo, tính chủ động của học sinh, giảng dạy xuất phát từ đặc trưng bộ môn, giúp học sinh hình dung một cách cụ thể, sinh động bức tranh đời sống mà nhà văn tái hiện trong tác phẩm, cảm nhận được âm thanh và hình ảnh như nó vốn có trong hiện thực. Để phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng của học sinh phong phú hơn, tôi có một vài đề xuất: -Nhà trường tạo điều kiện cho các em hoạt động ngoại khoá thông qua những buổi giao lưu nói chuyện với những nhà văn, nhà thơ. -Thành lập câu lạc bộ Văn học để học sinh yêu văn có điều kiện gặp gỡ, trao đổi. -Tăng cường số đầu sách tham khảo Văn học phong phú, da dạng để nâng cao năng lực học tập môn văn của học sinh, - Kết hợp tôt mối quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh học sinh đặc biệt mối quan hệ ciữa giáo viên dạy văn với phụ huynh .Tạo sự thân thiện giữa học sinh với giáo viên Trên đây là một vài suy nghĩ, tâm tư của bản thân tôi qua thực tiễn giảng dạy, mông muốn được chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp gần xa. Do thời gian, trình độ và kinh nghiệm có hạn nên đề tài không tránh khỏi được những thiếu sót. Người viết còn phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung và phát triển để đạt được hiệu quả cao hơn. Rất mong được sự tham gia góp ý kiến của các đồng nghiệp. 15 Tôi xin cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN Thanh Hóa, ngày 05 tháng 05 năm VỊ 2013 Tôi cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Lê Thị Hương Tài liệu tham khảo 1. Dạy học văn ở trường phổ thông Nguyễn Thị Thanh Hương – NXB Giáo dục 1998 2. Giảng văn văn học Việt nam – NXB Giáo dục 1997 3. Một số vấn đề về cách dạy và cách học – NXB Đại học Quốc gia Hà nội 4. Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường THPT Nguyễn Thị Thanh Hương – NXB Giáo dục 1998 5. Từ điển tiếng Việt 6. Ngữ văn 10, 11, 12, NXB Giáo dục. 7. Sách giáo viên Ngữ văn 10, 11, 12. 16 Ý kiến của Hội đồng khoa học cấp trường ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 17 ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………….. Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o thanh ho¸ Trêng PT nguyÔn méng tu©n 18 ----------------&------------------ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm §Ò tµi: Ph¸t huy n¨ng lùc liªn tëng, tëng tîng Cña häc sinh trong giê häc v¨n Hä tªn: Lª ThÞ H¬ng Chøc vô: - Gi¸o viªn - Tæ trëng tæ V¨n §¬n vÞ: Trêng PT NguyÔn Méng Tu©n SKKN Thuéc m«n: Ng÷ v¨n Th¸ng 05 n¨m 2013 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan