Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn phản biện trong văn nghị luận...

Tài liệu Skkn phản biện trong văn nghị luận

.PDF
49
112
83

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY BẢN ĐĂNG KÍ SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2018- 2019 TÊN SÁNG KIẾN: PHẢN BIỆN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN Giáo viên: 1. Lê Trâm Anh 2. Vũ Thị Yến Đơn vị công tác: Tổ Ngữ văn Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy Ninh Bình, tháng 5 năm 2019 1 BẢN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2018 - 2019 I. Tên sáng kiến Phản biện trong văn nghị luận. II. Đồng tác giả sáng kiến 1. Vũ Thị Yến Chức danh: Giáo viên Đơn vị công tác : trường THPT chuyên Lương Văn Tụy Trình độ chuyên môn : Thạc sỹ Ngữ văn Email: [email protected] Số điện thoại: 01689445274 2. Lê Trâm Anh Chức danh: Giáo viên Đơn vị công tác : Trường THPT chuyênLương Văn Tụy Trình độ chuyên môn : Thạc sĩ Ngữ văn Email: [email protected] Số điện thoại: 0984961912 2 1. Giải pháp cũ thường làm Trong phương pháp dạy truyền thống, phần lớn giáo viên thường nghiêng về cách dạy truyền đạt một chiều, thày đọc trò chép, học sinh thụ động theo những lối mòn của tư duy. Kết quả là không phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Học sinh ngày càng có xu hướng “không mặn mà” với môn Văn, thiếu hứng thú tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo trong giờ học. 2. Giải pháp mới cải tiến Trong dạy văn hiện nay, việc phát huy tư duy phản biện đã được chú trọng. Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng trường học nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản biện. Ngày nay, nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đã coi trọng tư duy phản biện trong dạy học. Ở Mĩ, người ta đề cao tính dân chủ trong giáo dục, tạo điều kiện cho người học phát huy khả năng phản biện. Hệ thống giáo dục Anh thì coi tư duy phản biện như một môn học chính quy. Ở Việt Nam, trong thời đại công nghệ số và thế giới phẳng, khi từng khắc từng giờ con người phải đối diện với sự bùng nổ thông tin, đôi khi là nhiễu loạn thông tin, các nhà giáo dục cũng đã quan tâm đến phát triển tư duy phản biện cho học sinh, giúp các em có nhận thức đúng đắn và vững vàng hơn, để lựa chọn phương hướng, hành động đúng đắn trong cuộc sống. Phát huy khả năng phản biện của học sinh còn là một cách đề cao, coi trọng tính dân chủ trong giáo dục. Theo John Dewey – nhà giáo dục Mĩ : nền giáo dục biết coi trọng tính dân chủ là một nền giáo dục tiến bộ. Do đó, phát huy khả năng phản biện của học sinh là một yếu tố thúc đẩy sự tiến bộ trong giáo dục. Đây cũng đã và đang là mong muốn của lãnh đạo các cấp ngành giáo dục. 3 Xu hướng đề thi THPTQG những năm gần đây, Bộ GD và ĐT có xu hướng ra đề mới: Ở câu 4 phần đọc hiểu (thang điểm là 1,0) thường là câu hỏi: “Suy nghĩ của anh chị…” về một vấn đề được nêu ra ở văn bản (đoạn trích đọc hiểu ở trên). Đây là câu hỏi để học sinh có thể phát triển được tư duy phản biện. Phương hướng đáp án có thể là: đồng tình, không đồng tình, hoặc đồng tình một phần tùy theo quan điểm chính kiến của học sinh. Đặc biệt, trong kì thi học sinh giỏi các cấp môn Ngữ văn cũng đánh giá rất cao những bài học sinh thể hiện tư duy phản biện sắc sảo, đưa ra được dẫn chứng và lý lẽ thuyết phục, để phản bác những quan điểm sai, thiếu căn cứ. Rõ nhất là ở ý học sinh nêu ra được phản đề, đưa ra ý kiến trái ngược với vấn đề của đề bài, thể hiện cái nhìn toàn diện, sâu sắc. Minh chứng rõ nét nhất là đề thi HSGQG năm 2019, câu nghị luận văn học yêu cầu như sau: “Rồi đây, có thể xuất hiện những cỗ máy biết viết văn, làm thơ. Lúc đó, sáng tạo văn học có còn là độc quyền của con người"?Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình. Rõ ràng để giải quyết được tốt đề bài trên, học sinh không thể thiếu được tư duy phản biện. Hơn nữa, “văn học là nhân học”, dạy chữ phải đi đôi với dạy người. Trong mỗi giờ văn, giáo viên không chỉ dừng lại ở việc giúp các em khám phá cái hay cái đẹp của văn chương nghệ thuật; mà còn phải trau dồi cho học sinh những kỹ năng cần thiết như kỹ năng tranh luận, giao tiếp, bộc lộ tư tưởng, tình cảm… Vì vậy, việc vận dụng tư duy phản biện trong văn nghị luận là một phương pháp hiệu quả. Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi thấy bên cạnh quá trình giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức về các tác phẩm văn học, thì việc rèn kỹ năng làm bài cho học sinh là một khâu then chốt quyết định chất lượng. Triết lý về con cá và cần câu luôn luôn đúng đắn, giúp học sinh trở thành một chủ thể độc lập và sáng tạo. Đây cũng chính là một trong những đích cần đạt tới của giáo dục Việt Nam hiện nay. Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh có ý nghĩa quan thiết. 4 Như vậy có thể kết luận rằng trang bị cho học sinh không đơn giản là kiến thức cơ bản về tác phẩm, mà quan trọng hơn giáo viên giúp các em có kĩ năng làm bài NLVH dạng liên hệ đối sánh một cách nhuần nhuyễn là khâu then chốt quyết định thành công trong kì thi THPTQG năm nay. Hơn nữa, các tác phẩm văn học văn xuôi lớp 12 và lớp 11 được chọn lọc đọc hiểu trong chương trình THPT đều là những tác phẩm xuất sắc của những tác giả lớn. Trong xu hướng đổi mới của giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh, đây vẫn là những tác phẩm có giá trị vững bền, góp phần không nhỏ trong việc bồi đắp tâm hồn, hoàn thiện nhân cách cho học sinh biết sống yêu thương, nhân ái, hoà nhập cùng cộng đồng, nhận biết và trân trọng giữ gìn những giá trị đích thực của cuộc sống. Đây cũng là những tác phẩm thuộc trọng tâm kiến thức để ôn thi THPTQuốc gia, thi học sinh giỏi các cấp… Vì vậy thực hiện đề tài: Rèn kỹ năng làm câu nghị luận văn học trong bài thi THPTQG (dạng bài liên hệ đối sánh)có ý nghĩa thiết thực với giáo viên và học sinh trong cả quá trình dạy và học. IV. Thời gian áp dụng: Các năm học : 2010 - 2011; 2011 - 2012; 2012 - 2013; 2013 - 2014; 2014 - 2015, 2015 - 2016, 2016 - 2017, 2017 – 2018, 2018 – 2019. V. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được Là giáo viên dạy văn cấp THPT, thực hiện đề tài Phản biện trong văn nghị luận, cũng là một cách chúng tôi tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hơn nữa, chúng tôi mong muốn qua đề tài này sẽ giúp học sinh rèn được kỹ năng thể hiện quan điểm riêng, kỹ năng tư duy độc lập, kỹ năng lập luận, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm bài văn nghị luận – một dạng đề trọng tâm trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT, một cách tốt nhất. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để chúng tôi được trao đổi với đồng nghiệp về một dạng đề bài mới mẻ. 5 Chúng tôi đã vận dụng sáng kiến này để ôn thi học sinh giỏi tỉnh, thi Ôlimpic Đồng bằng và duyên hải Bắc Bộ, bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia… ôn thi Đại học, ôn thi THPT Quốc gia và đã đạt được những kết quả khả quan. Cụ thể : Kết quả Năm học Thi HSG tỉnh Thi HSG Khu vực Thi HSG Quốc gia Thi ĐH ĐBDH và BB 2010-2011 Lớp 12 Văn : 11 6/6 HS đạt giải (2 giải (1 nhất, 4 nhì, 1 ba, 2 khuyến nhì, 6 ba ) khích Điểm TB môn Văn đạt 7,87 Lớp 10 Văn: 3/3 hs 2011-2012 đạt giải (2 Ba, 1 khuyến khích) Lớp 10 Văn: 3/3 hs 2012-2013 đạt giải (1 nhì, 2 ba.) 2013-2014 Lớp 11 và 12 Lớp 11 Văn :3/3 hs3/6 hs đạt giải (3 Điểm TB môn Văn : 15 giải ( 1 đạt giải (2 nhất, 1giải ba ) nhất, 8 nhì, 6 ba ) ba) 2014-2015 Lớp 12 Văn: 15 Đạt 5/6 hs đạtgiải (2 giải (7 giải nhì, nhì, 2 ba, 1 khuyến 8 giải ba) khích) 2015-2016 Lớp 10 Văn: 3/3 hs đạt giải (1 Ba, 2 khuyến khích) 2016-2017 Lớp 11Văn : 15 Lớp 10 Văn: 3/3 hs 1 HS đạt giải khuyến 6 văn đạt 7,81 giải (3 nhì, 5 đạt giải (1 Ba, 2 khích Ba, 7 khuyến khuyến khích) khích) 2017-2018 Lớp 12 Văn: 17 giải (1 nhất, 4 giải nhì, 5 giải ba, 7 khuyến khích) Năm học Lớp 10 Văn: 3/3 hs 2018 - đạt giải (2 huy 2019 chương bạc, 1 khuyến khích) VI. Điều kiện và khả năng áp dụng Nội dung sáng kiến này có thể vận dụng rộng rãi trong quá trình dạy và học ở các bậc: Tiểu học, THCS, THPT.Các thầy cô giáo và học sinh có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, hội thảo chuyên đề; vận dụng tài liệu trong quá trình dạy học ở các cấp…để đạt hiệu quả thiết thực, phù hợp với yêu cầuđổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh hiện nay Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả sáng kiến Vũ Thị Yến Lê Trâm Anh 7 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG 1. Tư duy phản biện 1.1. Khái niệm Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Tư duy phản biện hay là tư duy phân tích là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lôgíc đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm…Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Đó có thể tóm tắt là quá trình tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính chính xác của thông tin.” - Tư duy phản biện hiểu một cách đơn giản nhất, đó là khả năng suy nghĩ và tư duy đa chiều, xem xét mọi khía cạnh của vấn đề để tìm ra chân lý, chứ không chấp nhận mọi ý kiến một cách dễ dãi ngay từ đầu. 1.2. Vai trò Trong Quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường trung học do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành có nói: “Hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết phản biện”. Tư duy phản biện có ý nghĩa hết sức to lớn. Trước hết, tư duy phản biện sẽ giúp học sinh thoát khỏi tư duy khuôn mẫu, lỗi thời của cách học thụ động. Học sinh sẽ chủ động tiếp cận, khám phá tri thức, suy nghĩ một vấn đề theo nhiều cách khác nhau, chứ không nhất nhất tán đồng theo quan điểm áp đặt của giáo viên. Nhờ vậy, học sinh sẽ rèn luyện được thói quen tư duy độc lập, sáng tạo. Thứ hai, nhờ có tư duy phản biện, học sinh có thể nhìn nhận, đánh giá một vấn đề ở nhiều góc độ, từ đó tìm ra một quan điểm sống tích cực, một bản lĩnh vững vàng, tránh cái nhìn phiến diện, hời hợt. Đây là một kỹ năng thiết yếu 8 trong thời hiện đại, khi cuộc sống ngày càng hối hả, xô bồ với biết bao vấn đề phức tạp, vàng thau lẫn lộn, tốt xấu đan xen. Thứ ba, để phản biện được những quan điểm trái chiều, chúng ta sẽ học được cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, đồng thời cũng tự tin, mạnh dạn, cởi mở để bày tỏ chính kiến của mình trước cộng đồng. Thứ tư, tư duy phản biện sẽ là động lực để học sinh nỗ lực, tìm hiểu khám phá tri thức sách vở và tích lũy hiểu biết đời sống, để có thể chuẩn bị cho mình những lý lẽ sắc bén hơn trong tranh luận. Đặt trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, mục tiêu đào tạo con người toàn diện, năng động, sáng tạo trong công việc thì việc phát huy khả năng phản biện của học sinh cần thiết hơn bao giờ hết. Trang bị cho thế hệ trẻ tư duy phản biện cũng có nghĩa là trang bị cho các em khát vọng đổi mới và khát vọng thành công trong cuộc sống. 1.3. Yêu cầu Muốn phát huy được khả năng phản biện của học sinh, trước hết cả người dạy và người học đều phải có tư duy phản biện. Người học phải luôn suy nghĩ về những điều giáo viên trình bày, biết đặt ra và trả lời được các câu hỏi như “Tại sao lại như vậy?”, “Như thế thì đã thực sự đúng đắn chưa?”…; không tiếp thu kiến thức một cách thụ động, một chiều mà phải chủ động, chọn lọc, luôn luôn hướng tới chân lí của vấn đề. Nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách biện chứng. Người học phải biết, nhìn nhận, đánh giá mọi vấn đề theo những cách mới mẻ, thậm chí, khi cần thiết có thể phủ nhận lại cách đánh giá của giáo viên. Muốn phản biện được, học sinh cần có hiểu biết sâu rộng về vấn đề. Đây chính là yếu tố thúc đẩy người học luôn luôn có ý thức tìm tòi, khám phá nếu muốn vươn tới đỉnh cao tri thức. Học sinh cũng phải có kĩ năng lập luận (bao gồm các kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh…) mới có thể phản biện tốt vấn đề. Trong phản biện, cần thuyết phục được người khác hướng 9 tới những kết luận chính xác hơn. Phản biện phải mang tính khách quan, khoa học cần có tâm sáng, tầm cao, cách đúng. Giáo viên cần coi tư duy phản biện là tư duy của con người hiện đại. Quan hệ thày – trò phải thực sự thân thiện, chân lí của vấn đề phải được đưa lên hàng đầu. Giáo viên tạo môi trường thuận lợi cho những phản biện của học sinh, bằng các biện pháp động viên, khích lệ làm cho học sinh thấy tự tin, hào hứng. Phản biện của học sinh có thể chưa đạt đến chân lí thì giáo viên cũng nên kết thúc bằng những lời động viên, tránh chỉ trích gây tâm lý căng thẳng, hoặc đẩy trò vào tình trạng tự ti,mặc cảm, không dám tiếp tục thể hiện quan điểm của mình. 2. Tư duy phản biện trong văn nghị luận Văn nghị luận là kiểu bài người viết bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình trước một vấn đề đặt ra trong đời sống (nghị luận xã hội), hoặc trong văn học (nghị luận văn học). Trong những năm gần đây, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn theo hướng tăng tính mở trong đề bài, nhất là phần nghị luận xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh chủ động, sáng tạo trong trình bày, lập luận theo quan điểm của mình. Đó chính là cơ hội phát huy khả năng phản biện của học sinh. Hơn nữa,tác phẩm văn học là một kết cấu mời gọi. Bạn đọc là người đồng sáng tạo với nhà văn. Việc tiếp cận giá trị của tác phẩm phụ thuộc vào thị hiếu thẩm mĩ, năng lực cảm thụ, trình độ, sự trải nghiệm… của mỗi người. Vì vậy, khi bàn luận về văn chương, mỗi người có thể có những cách khám phá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Vì vậy, trong việc dạy và học văn, tư duy phản biện rất quan trọng. Những góc nhìn đa chiều sẽ làm dày thêm lớp trầm tích ý nghĩa của tác phẩm. Tuy nhiên mọi quan điểm chỉ được đánh giá cao trên cơ sở khoa học. 10 3. Cách thức vận dụng tư duy phản biện trong văn nghị luận Phản biện một quan điểm sai có thể thực hiện bằng nhiều cách: phản biện luận điểm, phản biện luận cứ, phản biện cách lập luận, hoặc kết hợp cả ba cách thật linh hoạt. 3.1. Phản biện một luận điểm Phản biện một luận điểm tức là vạch ra cái sai của bản thân luận điểm. Trước hết, học sinh phải đọc, nghiền ngẫm thật kỹ để phát hiện ra những luận điểm sai lầm, chuẩn bị lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục, để trình bày quan điểm riêng của mình một cách tự tin. Trong quá trình phản biện, học sinh phải có thái độ khách quan, chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng tranh luận. Cách thức để phản biện một luận điểm là, chúng ta có thể: - Nêu tác hại. - Chỉ ra nguyên nhân. - Phân tích các khía cạnh, phương diện của vấn đề. - Dùng thực tế. - - Dùng phép suy luận. Thông thường chúng ta hay dùng thực tế, và dùng phép suy luận để phản biện. Ví dụ 1: Dùng thực tế để phản biện: Chẳng hạn nghiên cứu “Truyện Kiều”, Nguyễn Bách Khoa đưa ra nhận định: “Nó (Truyện Kiều) chứa chan một chất tàn héo, tiêu ma (chất thơ)… Cái đẹp của “Truyện Kiều” ngày nay chỉ những tâm hồn muốn thụt lùi mới có thể thưởng ngoạn được”. Luận điểm này có hai điểm chưa thỏa đáng: Thứ nhất: chất thơ của “Truyện Kiều” chứa chan một sự tàn héo. Thứ hai: chỉ những tâm hồn muốn thụt lùi mới có thể thưởng ngoạn được “Truyện Kiều”. Để phản biện ý kiến này, chúng ta có thể chỉ ra: 11 Trong thực tế tác phẩm chất thơ của “Truyện Kiều” không phải là sự tàn héo, mà là tình yêu tha thiết đối với con người, là nỗi đau khi phẩm giá con người bị chà đạp. Hơn nữa, nhận định đó trái với thực tế đời sống, bởi những người có chí tiến thủ, không bao giờ chịu thụt lùi cũng vẫn yêu mến “Truyện Kiều”. Ví dụ 2: Dùng phép suy luận để làm rõ cái sai của luận điểm. Chẳng hạn để phản biện luận điểm trên, chúng ta có thể suy luận như sau: Nếu luận điểm: Cái đẹp của “Truyện Kiều” ngày nay chỉ những tâm hồn muốn thụt lùi mới có thể thưởng ngoạn được” là đúng, thì đa số người dân Việt Nam, những người chắc chắn là không muốn thụt lùi, sẽ quay lưng lại với “Truyện Kiều”. Nhưng thực sự không phải như vậy. “Truyện Kiều” luôn là cuốn sách gối đầu giường của rất nhiều người dân Việt Nam. Ví dụ 3: Tôi còn nhớ một cuộc đối đáp rất thú vị giữa nhà soạn kịch Anh Bớc-na Sô và cô vũ nữ. Bớc-na Sô khi đã nổi tiếng, có một cô vũ nữ đề nghị ông cưới cô ta với lý do: “Nếu ông và em lấy nhau thì con của chúng ta sẽ thông minh như ông và xinh đẹp như em, thật là tuyệt vời”. Bớc-na Sô hóm hỉnh bác lại: “Nếu tôi và em lấy nhau, mà con cái chúng ta lại đẹp như tôi và thông minh như em, thật đáng sợ biết bao!” 3.2. Phản biện một luận cứ Phản biện một luận cứ tức là vạch ra tính chất sai lầm, giải tạo trong lý lẽ và dẫn chứng được sử dụng. Ví dụ, vào thời kì trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhất Chi Mai phê bình Vũ Trọng Phụng: đọc văn Vũ Trọng Phụng, thấy “phẫn uất, khó chịu…vì cảm thấy tư tưởng hắc ám, căm hờn, nhỏ nhen ẩn trong đó”. Sự chỉ trích của Nhất Chi Mai ở đây gồm ba luận cứ: hắc ám, căm hờn, nhỏ nhen. Và theo ông, đó toàn là những thứ xấu xa, đê tiện cả. Vũ Trọng Phụng đã phản biện lại Nhất Chi Mai một cách chặt chẽ, thuyết phục: 12 “Hắc ám, có! Vì tôi vốn là người bi quan. Căm hờn, cũng có, vì tôi cho rằng cái xã hội nước nhà mà lại không đáng căm hờn, mà lại cứ vui vẻ trẻ trung, trưởng giả, ăn mặc tân thời, khiêu vũ, v.v…như các ông chủ trương thì một là không muốn cải cách gì xã hội, hai là ích kỷ một cách đáng sỉ nhục. Còn bảo nhỏ nhen thì là thế nào? Tả thực cái xã hội khốn nạn, công kích cái xa hoa dâm đãng của bọn người có nhiều tiền, kêu ca những sự thống khổ của bọn dân nghèo bị bóc lột, bị áp chế, bị cưỡng bức, muốn cho xã hội công bình hơn nữa, đừng có những chuyện ô uế, dâm đãng, mà bảo là nhỏ nhen, thì há dễ Zola, Hugo, Malraux, Dostoievski, Maxime Gorki, lại không cũng là nhỏ nhen?” Vũ Trọng Phụng đã bác lại đúng ba luận cứ, khẳng định nội dung tiến bộ và tính chiến đấu của ông đối với xã hội thối nát đương thời. 3.3. Phản biện cách lập luận Phản biện cách lập luận là chỉ ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi logic trong lập luận của đối phương, chỉ ra sự đổi thay khái niệm trong quá trình lập luận. Ví dụ: Trong bài diễn thuyết về Truyện Kiều này được Phạm Quỳnh đọc nhân lễ kỷ niệm ngày giỗ Nguyễn Du vào ngày 8 tháng 12 năm 1924, tức ngày mồng 10 tháng 8 năm Giáp Tý do Hội Khai trí tiến đức của ông tổ chức, tác giả viết: “Một nước không thể không có quốc-hoa, Truyện Kiều là quốc-hoa của ta; một nước không thể không có quốc-túy, Truyện Kiều là quốc-túy của ta; một nước không thể không có quốc-hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta.” Cách lập luận của Phạm Quỳnh ngợi ca giá trị của “Truyện Kiều” trong nền văn hóa dân tộc nói chung là đúng, nhưng trong điều kiện lúc bấy giờ cách lập luận như vậy có phần phiến diện, và chưa chặt chẽ, làm như “Truyện Kiều” là tất cả, ngoài kiệt tác này ra không có gì giá trị hơn nữa. Ngô Đức Kế đã phản biện lại cách lập luận ấy như sau: “… thế thì từ Gia Long về trước, chưa có Truyện Kiều, thì nước ta không quốc hoa, không quốc túy, không quốc hồn, thế 13 thì cái văn trị vũ công mấy triều… đều là ở đâu đem đến…”. Với cách lập luận này, Phạm Quỳnh đã không thể trả lời được. Các cách thức phản biện trên đây, trong thực tế nhiều khi không tách rời nhau, mà liên kết với nhau để tạo nên những lập luận chặt chẽ. Mục đích của phản biện là xác nhận sự thật, bảo vệ chân lý. Nếu xa rời chân lý thì phản biện trở thành ngụy biện. 14 CHƯƠNG II: MỘT SỐ DẠNG ĐỀ VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN 1. Tư duy phản biện trong nghị luận xã hội Nghị luận xã hội là kiểu bài yêu cầu học sinh trình bày quan điểm của mình về một vấn đề xã hội (một tư tưởng đạo lý, một hiện tượng đời sống, hoặc một vấn đề xã hội được đặt ra trong một tác phẩm văn học). Cuộc sống vốn đa diện, nhiều chiều. Việc vận dụng tư duy phản biện trong kiểu bài này giúp học sinh nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ, rèn luyện tư duy sắc sảo, khả năng suy nghĩ độc lập, để có thể trình bày quan điểm một cách thuyết phục. 1.1. Nghị luận về tư tưởng đạo lý Phần lớn những tư tưởng đạo lý được đưa ra cho học sinh bàn bạc là những tư tưởng đúng, là bài học quý giá về cách sống, lý tưởng sống cao đẹp … mà tuổi trẻ cần hướng tới. Tuy nhiên, một quan điểm rất khó có thể bao chứa được toàn bộ chân lý của đời sống. Vì vậy, vận dụng tư duy phản biện để bổ sung, hoặc lật ngược lại vấn đề của đề bài là một kỹ năng tốt, giúp học sinh bàn luận về ý kiến một cách toàn diện, sâu sắc hơn. Ví dụ minh họa: Đề bài 1 : Suy nghĩa của anh (chị) về câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công” Đây là câu tục ngữ rất quen thuộc với học sinh, nhưng để bàn luận sâu sắc về nó thì không phải em nào cũng làm được. Phần lớn các em chỉ dừng lại ở việc tán đồng xuôi chiều với bài học mà tác giả dân gian gửi gắm: Sau mỗi lần thất bại con người sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm qúy giá cho mình để trưởng thành, vững vàng hơn. Mà rất ít học sinh lật ngược được vấn đề: Không chỉ “Thất bại là mẹ thành công”, mà thành công cũng là mẹ của thành công. Thành công sẽ tạo cho chúng ta một cơ sở vững chắc, đặc biệt là sự tự tin vào bản thân – một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của con người; 15 thêm vào đó thành công sẽ đem lại cho con người những điều kiện cần thiết để vươn tới thành công tiếp theo. Đề bài 2: Suy nghĩa của anh (chị) về ý kiến của Ban-zắc: “Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ” Đây là một bài học rất bổ ích với học sinh phổ thông, bởi tuổi trẻ bồng bột, luôn khao khát tỏa sáng, và đôi khi chưa ý thức được hết về giới hạn của bản thân mình. Với đề bài này, đa phần các em sẽ khẳng định được: Khi công nhận cái yếu của mình, tức là con người đã có đủ dũng cảm và năng lực nhận thức để kiểm điểm bản thân một cách khách quan, tòan diện. Điều ấy giúp con người có nghị lực, trưởng thành, “trở nên mạnh mẽ” hơn. Nói cách khác, một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh cho con người trong cuộc sống là nhận thức đúng đắn về điểm yếu của bản thân và đủ dũng cảm, trung thực để công nhận điều này. Tuy nhiên, để bài viết sắc sảo hơn, học sinh cần vận dụng tư duy phản biện để đưa ra ý kiến trái ngược với đề bài, đó là: Không chỉ khi nhận thức được rõ hạn chế của mình con người mới trở nên mạnh mẽ, mà khi hiểu được thế mạnh của bản thân, và phát huy được tận độ năng lực của mình, con người cũng sẽ làm nên được những điều kì diệu. “Công nhận cái yếu của mình”, không có nghĩa là tự ti, mặc cảm, cũng không tự cao tự đại, mà biết ứng xử một cách khiêm tốn, đúng mực, biết mình biết ta để vươn lên trong cuộc sống. Đề bài 3: Nhà tâm lý học Christopher Stont đã nói: “Trong thâm tâm, con nguời thường ái ngại trước cái mới, cái tiến bộ. Chính vì thế họ cố nép mình sau những định kiến”. Suy nghĩa của anh (chị) về ý kiến trên Đứng trước một đề văn nghị luận, nếu học sinh chỉ quen tư duy một chiều thì bài viết sẽ nông cạn, hời hợt. Không phải lúc nào ý kiến của đề bài nêu ra cũng đúng đắn, tòan diện. Vì vậy, khi gặp những đề bài này, học sinh cần vận dụng lý lẽ và dẫn chứng sắc bén để phản biện vấn đề. Ví dụ đối với đề bài trên, một học sinh đã viết như sau: 16 ...Mỗi con người được sinh ra ở những quốc gia khác nhau, hòan cảnh khác nhau, thời điểm khác nhau,... song đều giống nhau ở chỗ đều được lớn lên, được hít thở bầu không khí mang đậm bản sắc văn hóa của gia đình mình, dân tộc mình. Những gì thuộc về truyền thống, thuộc về bản sắc dường như đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi người ngay từ khi là những đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời cho đến tận giây phút trút hơi thở cuối cùng. Christopher Stont quả không sai khi nắm bắttâm lý rất chung của mỗi con người. “Định kiến” là những gì đã trở nên lỗi thời, cổ hủ, song vì lí do gì mà đôi khi người ta vẫn sùng bái, tôn thờ? Đó là bởi vì trong chúng ta luôn ẩn náu một kẻ thù mang tên “sợ hãi”. Ta sợ quay lưng lại với những gì được cho là truyền thống, là đạo lý nghìn đời của dân tộc. Ta sợ bị quy kết là kẻ “có mới nới cũ”. Ta sợ mình không có đủ khả năng để tiếp nhận và chiếm lĩnh những điều mới mẻ, tiến bộ. Ta sợ những thứ tân kì, mới mẻ kia biết đâu lại là những “bông hoa ác”, hay những “luồng gió độc” mang đến cho ta sự nguy hiểm... Lúc nào ta cũng sợ, cũng toan tính theo kiểu:“Giữ cái cũ thì có ba điều lợi, tiếp thu cái mới thì có năm điều hại”.... để rồi từ thời đại này qua thời đại khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác, ta cứ mãi ru mình trong những định kiến, “những chiếc bao cũ kĩ”, thậm chí đã trở nên rách nát, lạc hậu. Không đâu xa lạ, ngay chính ngôi nhà ta đang sống, lúc nào ta cũng mãi là đứa trẻ bé bỏng và yếu ớt cần được sự chở che, ôm ấp của cha mẹ. Để rồi ngay đến những ước mơ, ngay đến tương lai, thậm chí chuyện hôn nhân trọng đại cũng một tay cha mẹ sắp xếp. Đó là lý do vì sao đến tận hôm nay, kỉ nguyên của thời hiện đại, của khoa học công nghệ mà ta vẫn được nhà trường dạy cho những điều đã trở nên “lỗi thời”: Rằng Việt Nam là quốc gia có “rừng vàng biển bạc”, trong khi thống kê mới nhất, tài nguyên thiên nhiên nước ta đang cạn kiệt đến mức báo động. Vì lí do gì mà ta vẫn được dạy là: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, trong khi đó người dân trong nước vẫn không đủ gạo để ăn, biết bao người dân đã và đang không thể sống sót qua hôm nay. Thật không sai khi nói rằng, chúng ta luôn bị ảnh hưởng bởi quan niệm: 17 “Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” Thế nhưng, bạn thử nghĩ xem, trong cuộc sống hội nhập hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng, thế giới của phát minh, của khoa học công nghệ, sẽ ra sao nếu chúng ta cứ sống mãi với quá khứ vàng son, mà quên đi câu trả lời hoàn hảo nhất cho giá trị của những điều tiến bộ. Còn nhớ khi văn học phương Tây tràn vào Việt Nam, ban đầu rất nhiều người còn e dè, không chấp nhận. Nhưng rồi ta vẫn phải tiếp thu những điều tân kì mới lạ đó và thực tế đã chứng minh chúng ta hòa nhập nhưng không hòa tan, hòa hợp để mình tốt lên, đẹp lên. Cất đi những bộ áo tứ thân mớ ba mớ bảy gây khó khăn trong đi lại, con người Việt Nam cũng trở nên năng động trong những bộ quần áo công sở. Từ bỏ tục nhuộm răng đen, con người Việt Nam trở nên đẹp hơn với nụ cười “như mùa thu tỏa nắng” của bộ răng trắng sáng. Từ bỏ những hủ tục khắt khe của thời đại phong kiến, con người Việt Nam trở nên nhạy bén, linh hoạt, thỏa sức đam mê, sáng tạo trong những ước mơ của mình... Thế mới biết, đôi khi việc cởi bỏ chiếc áo cũ không phải là điều tồi tệ, trái lại một chiếc áo mới giúp ta trở nên đẹp hơn, rạng rỡ hơn, thành công hơn trong cuộc sống. Tất nhiên, mọi thứ đều có giới hạn của nó. Việc chúng ta chấp nhận cái “dị kỉ”, cái mới, không có nghĩa là ta đánh mất đi bản sắc của mình, không có nghĩa là ta a dua, chạy theo thế giới. Bạn thử nghĩ xem, trên con đường cả nhân loại băng về phía trước, đôi khi chúng ta chậm lại, dừng lại một phút thôi để ngắm nhìn những gì ta đang có, để nâng niu lời mẹ dạy bảo con gái phải giữ cho mình nét duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam, để trân trọng giọng kể đầy tự hào của ông bà về một thời chiến đấu anh dũng của dân tộc, về đức tính cần cù, siêng năng và tinh thần đoàn kết yêu thương nhau của đồng bào ta... chậm lại để biết trân quý và lưu giữ những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của gia đình, dân tộc mình. Ta yêu những bức họa nổi tiếng của Pháp, nhưng cũng phải biết yêu tranh Đông Hồ của Việt Nam. Ta yêu những bộ đầm rực rỡ, nhưng cũng phải biết yêu tà áo dài truyền thống của dân tộc. Ta tiếp nhận cái 18 mới nhưng cũng phải xem xét cái mới ấy có thực sự phù hợp với ta hay không? Hãy luôn biết rộng mở tâm hồn để tiếp thu tinh hoa, nhưng cũng cần biết “đóng cửa” để lưu giữ giá trị của riêng mình... (Nguyễn Thị Ánh Nguyệt - Học sinh lớp 12 chuyên Văn) 1.2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống Cuộc sống vốn đa sắc màu, đa sự, đa đoan. Nên những vấn đề đời sống được nêu ra để học sinh bàn bạc cũng dung chứa những góc nhìn đa diện. Bởi vậy, tư duy phản biện đặc biệt cần thiết trong những dạng dề này. Đề bài 1: Hiệu ứng đám đông đang là vấn đề làm xôn xao dư luận trong thời gian vừa qua. Suy nghĩa của anh (chị) về hiện tượng này. Ở đề bài này, giáo viên không chỉ gợi mở để học sinh thấy đượcnhững tác động tiêu cực của hiệu ứng đám đông như: Hội chứng đám đông gây nên những hậu quả nặng nề cho cộng đồng nhưng hiện tượng này đang xuất hiện ngày càng nhiều và trở thành cách hành xử phi văn hóa, thậm chí vô nhân tính giữa người với người. Chúng ta có thể kể đến những những minh chứng hùng hồn như vụ hôi bia, hôi ngô ở Đồng Nai, cả xã đánh chết trộm chó, hàng nghìn công nhân xô xát với bảo vệ, hàng nghìn người chen chúc để được ăn miễn phí buffet hay đến việc người dân đổ xô đi lễ chùa, lễ hội, mua vàng... Đặc biệt, gần đây, chúng ta thật sự đau lòng trước vụ việc hai người phụ nữ vì hoàn cảnh éo le nghèo khổ phải đi bán tăm, lại bị nghi ngờ là bắt cóc trẻ con và bị đám đông hành hung đến trọng thương, phải nhập viện cấp cứu...Quả không sai khi ai đó đã nói: Hiệu ứng đám đông có thể “giết chết” một con người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải kích thích tư duy phản biện để các em thấy, chúng ta không thể phủ nhận hiệu quả tích cực của hiệu ứng đám đông nếu biết khai thác đúng cách và có mục đích chính đáng. Hiệu ứng đám đông có thể giúp một cộng đồng người thực hiện được những điều lớn lao hay vĩ đại mà một vài người riêng lẻ không thể thực hiện được. Khi một điều gì đó được sự tham gia, đồng thuận của nhiều người thì rất dễ thành công, đúng như cha ông ta đã 19 dạy: “Nhiều tay vỗ nên bộp”, “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Cuộc kháng chiến chống Pháp, và chống Mĩ trường kì, khi cả dân tộc ta cùng ra trận để đánh tan hai đế quốc hùng mạnh đã minh chứng cho điều đó. Đề bài 2: Về hiện tượng một số giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đang bị mai một. Ở đây, đa phần học sinh sẽ đưa ra dẫn chứng thực tế để khẳng định sự mai một của một số giá trị văn hóa truyền thống trên các lĩnh vực như: trong đời sống, tín ngưỡng, tôn giáo, trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật (hội họa, âm nhạc, sân khấu điện ảnh,...). Nhận thức được như vậy cũng đã rất quý. Nhưng chúng ta cần phải hướng cho các em có cái nhìn sâu hơn, biết bàn bạc mở rộng và lật ngược lại vấn đề: Không phủ nhận hiện nay một số giá trị văn hóa truyền thống đang bị mai một. Nhưng chúng ta còn đủ niềm tin cho một thế hệ trẻ dù cuộc sống số hóa đang cuốn họ vào vòng quay chóng mặt, nhưng họ vẫn tha thiết một tình yêu với những gì là “quốc hồn quốc túy”. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại, nhưng rất nhiều thanh niên các dân tộc Mường, Thái, Mông... vẫn rất yêu thích bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Họ thường xuyên mặc quần áo dân tộc, sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình trong đời sống hàng ngày chứ không chỉ trong các ngày lễ hội. Nam nữ thanh niên vẫn say mê học hát then, đàn tính, học nghề thủ công truyền thống; cùng nhau hát, biểu diễn trò chơi dân gian trong những ngày lễ hội... Hãy lắng nghe tiếng lòng của một nhà thơ nữ, thế hệ 8X: “12 tháng bộn bề, 12 giờ hối hả Vòng đua cuối chạy về năm mới Tất bật quá, tất niên ngày không hề cũ. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng