Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Skkn pham thi le thu(lt2)

.DOC
13
408
52

Mô tả:

Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy-học Luyện từ và câu cho học sinh lớp Năm I. Lý do chọn đề tài. 1. Đặt vấn đề. Chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học, Luyện từ và câu được tách thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với các phân môn khác như: Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn… Dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học cần chú ý tập trung đi sâu 3 nhiệm vụ chủ yếu gồm: -Giúp học sinh phong phú hóa vốn từ. -Chính xác hóa vốn từ. -Tích cực hóa vốn từ. Với 3 nhiệm vụ đó tạo điều kiện cho từ đi vào hoạt động ngôn ngữ (ngheđọc-nói-viết) được thuận lợi. Chính xác hóa vốn từ giúp học sinh hiểu nghĩa từ một cách chính xác. Tích cực hóa vốn từ là giúp học sinh luyện tập, sử dụng từ ngữ trong nói-viết. Tất cả đều nhằm mục đích phát triển kỹ năng, kỹ xảo phát triển từ ngữ cho học sinh. Ngoài ra phân môn Luyện từ và câu còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số khái niệm, sơ giản ban đầu về cấu tạo từ và nghĩa của từ như: (khái niệm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, về từ loại: đại từ, quan hệ từ…) a) Cơ sở lí luận: Ngôn ngữ là công cụ, là hiện thực của tư duy. Bởi lẽ đó tư duy và ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Người có tư duy tốt sẽ nói năng mạch lạc, trôi chảy và nếu trao dồi ngôn ngữ được tỉ mỉ chu đáo thì sẽ tạo điều kiện cho tư duy phát triển tốt. Trong giáo dục, việc nắm vững tiếng nói(trước hết là tiếng mẹ đẻ) có ý nghĩa quyết định. Nếu học sinh yếu kém về ngôn ngữ nghe nói chỉ hiểu lơ mơ, nói viết không chính xác thể hiện ý mình cho suôn sẻ thì không thể nào khai thác đầy đủ các thông tin tiếp nhận từ thầy cô, từ sách vở được. Bởi vậy, trong nội dung giáo dục chúng ta cần hết sức coi trọng việc đào tạo về mặt ngôn ngữ. Đó là điều kiện không thể thiếu, bởi nó là phương tiện bảo đảm sự thành công trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. b) Cơ sở thực tiễn: Do Luyện từ và câu là một phân môn mà phương pháp dạy hầu như chưa định hình, cho nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy, giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức một tiết dạy-học Luyện từ và câu sao cho đúng yêu cầu của phân môn, đúng đặc trưng của phân môn và đạt được hiệu quả dạy-học cao. Dưới cái nhìn của giáo viên có tâm lý ngại dạy Luyện từ và câu, vì có mấy nguyên nhân sau: *Về phía giáo viên: Cách dạy phân môn này còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên, chưa sinh động, chưa cuốn hút được học sinh, hầu như rất ít sáng tạo, cần nhiều thời gian đầu tư, lựa chọn, tìm tòi phương pháp đa dạng, phong phú. -Vốn từ ngữ chưa phong phú, còn hạn hẹp gây khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ. Giáo viên còn lúng túng khi miêu tả giải thích nghĩa của từ. Vì lẽ ấy mà giáo viên hướng dẫn học sinh tập giải nghĩa từ, làm bài tập cũng chưa đạt hiệu quả cao. Kiến thức về từ vựng-ngữ nghĩa còn hạn chế, nên bộc lộ những sơ suất, sai sót về kiến thức. Người thực hiện: Phạm Thị Lệ Thu 1 Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy-học Luyện từ và câu cho học sinh lớp Năm -Điều kiện giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, các tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy luyện từ như tranh ảnh, vật chất và các đồ dùng dạy học khác chưa phong phú. *Về phía học sinh: -Luyện từ và câu là một môn học khô và khó, vì chủ đề nội dung bài còn trừu tượng khó hiểu, không gần gũi quen thuộc, cách miêu tả, giải nghĩa một số từ trong sách giáo khoa còn mang tính chất ngôn ngữ học, chưa phù hợp với lối tư duy trực quan của các em. Trong chương trình sách giáo khoa thường xuyên xuất hiện loại bài tập (điền từ) gây sự nhàm chán, có loại bài tập khó thực hiện không rõ ràng, không tường minh (bài tập viết thành đoạn văn ngắn) 2. Mục đích đề tài. -Giúp học sinh mở rộng hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ, câu và văn bản. -Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. -Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, chính xác để nói, viết thành câu, có ý thức sử dụng ngôn ngữ lưu loát trong giao tiếp. 3. Lịch sử đề tài. Đề tài mà tôi nghiên cứu đã được đề cập thảo luận, bàn bạc ít nhiều về phương pháp giảng dạy-học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp Năm, cụ thể là chuyên đề Tiếng Việt tổ khối. Tôi đi sâu tìm hiểu nguyên nhân những giải pháp cụ thể nhằm giúp các em có vốn kiến thức học tốt phân môn Luyện từ và câu. 4. Phạm vi đề tài. Thực hiện cho đối tượng học sinh lớp Năm trong phạm vi toàn tỉnh, nhất là học hiểu biết về từ và câu còn ít, chưa thông thạo kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu, hạn chế ngôn ngữ văn hóa trong giao tiếp. Người thực hiện: Phạm Thị Lệ Thu 2 Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy-học Luyện từ và câu cho học sinh lớp Năm II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC 1. Thực trạng đề tài: Đầu năm học 2010-2011, tôi phát hiện một số vấn đề mà học sinh gặp phải và thường xuyên làm bài bị sai. Từ đó, tôi chú tâm tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục, giải pháp kịp thời nhằm giúp học sinh sửa ngay trong các tiết Luyện từ và câu. Nguyên nhân làm cho học sinh học và chưa đạt là do: +Không hiểu nghĩa của từ, từ ngữ. +Chưa có kĩ năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu. +Chưa có thói quen dùng từ đúng, nói, viết thành câu. +Chưa có ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp; trong thực hành viết đoạn văn. Do đó, để tiết dạy học Luyện từ và câu đạt hiệu quả cao, bằng cách đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh làm cho giờ học trên lớp "nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, chất lượng hơn". Tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, thu thập kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tổ khối áp dụng biện pháp tích cực hay nhất; hữu hiệu nhất vào lớp Năm 1, năm học 2010-2011. Lớp được tôi truyền tải kiến thức bằng nhiều hình thức, phương pháp đa dạng, phong phú. Xuất phát từ các vấn đề trên, tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: "Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp Năm" 2. Nội dung cần giải quyết: Từ thực trạng trên, tôi đưa ra các nội dung cần giải quyết: -Nội dung 1 Hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức bài học nhẹ nhàng, tự nhiên, phát huy được tính tích cực của học sinh. - Nội dung 2: Coi trọng việc mở rộng vốn từ-câu cho học sinh: - Nội dung 3: Bên cạnh đó khi dạy nội dung luyện câu cho học sinh, tôi đan xen phân môn Tập làm văn, luyện tập tổng hợp, luôn luôn củng cố với từng cá nhân, từng loại đối tượng cả lớp… qua các bài văn viết, văn miệng. 3. Biện pháp giải quyết: -Nội dung 1 Hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức bài học nhẹ nhàng, tự nhiên, phát huy được tính tích cực của học sinh. Khi dạy bài "Nghĩa của từ". Tôi cần cho học sinh nắm khái niệm “Nghĩa của từ” là sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào trong ngôn ngữ, được ngôn ngữ hóa. Nói cách khác “Nghĩa của từ là các sự vật, hoạt động, tính chất, số lượng mà từ biểu thị”. Ví dụ: Đất: chất rắn, ở trên đó người và và các loại động vật đi lại, sinh sống, cây cỏ mọc. Công nhân: người lao động chân, tay, làm việc ăn lương. Người thực hiện: Phạm Thị Lệ Thu 3 Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy-học Luyện từ và câu cho học sinh lớp Năm Nghĩa của từ được miêu tả, giải thích rất rõ ràng trong các sách từ điển. Bên cạnh ấy khi dạy nghĩa của từ, tôi tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với sự vật, hoạt động, tính chất mà nó biểu thị. Ví dụ: Giải thích từ:“Chôm chôm”, tôi cho học sinh nhìn thấy quả chôm chôm(quả có gai mềm ở vỏ, khi chín vỏ có màu đỏ, cùi trắng, ngọt như quả vải) Hay nghĩa từ “bế”, “ôm”, tôi cho các em làm động tác để quan sát. Ngoài ra, có thể dùng tranh ảnh, mô hình… cho quan sát, từ đó nêu nghĩa của từ, bằng cách này học sinh có thể hiểu nghĩa của từ chỉ các sự vật, hiện tượng không trực tiếp nhìn thấy hoặc diễn ra ở xung quanh. Mặt khác tôi còn tìm cách giải thích nghĩa của từ sát hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Cụ thể lối miêu tả trực quan khi giải nghĩa từ theo lối “khôi phục các biểu tượng” hoặc giải nghĩa từ một cách “mộc mạc, gần gũi”… của học sinh. Ví dụ: +Tổ quốc: Đất nước mình. +Bão biển: Bão ở vùng biển. +Bà ngoại: Người sinh ra mẹ. Để giờ học thêm vui, thoải mái, tôi đọc bài thơ giúp học sinh hiểu thêm phong phú Tiếng Việt từ "Bất". -Tiếng Việt phong phú từ “Bất”. -Bên Tàu bất tức là “không” Ví như: bất cẩn, bất công, bất tài. -Bất tận dài ơi là dài Bất khả xâm phạm không ai đụng vào! -Bất hạnh đời những khổ đau Bất hòa mà ở với nhau thêm buồn. -Làm điều độc ác: bất nhân Không lường trước được bất thần xảy ra. -Bất đắc kỳ tử, ái chà Chết không kịp ngáp, thành ma tức thời! -Bất chấp sá gì hiểm nguy Bất minh nên có khoản chi bất thường. -Không lương thiện kẻ bất lương Bất nghĩa mất cả tình thương gia đình. -Học trò học bất bình phương Bài khó bất lực thôi đành điểm hai. Khi dạy bài “Từ đồng nghĩa”, tôi yêu cầu học sinh phải nắm được thế nào là từ đồng nghĩa? Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Ví dụ: Siêng năng, chăm chỉ, cần cù… Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau trong lời nói. Ví dụ: hổ, hùm, cọp… Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng. Ví dụ: -Ăn, xơi, chén… (biểu thị thái độ) Người thực hiện: Phạm Thị Lệ Thu 4 Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy-học Luyện từ và câu cho học sinh lớp Năm -Mang, khiêng, vác (biểu thị cách thức) Tôi cho học sinh tìm từ đồng nghĩa chỉ màu sắc qua hình thức tổ chức tìm từ trong đoạn thơ sau: Ví dụ: Tìm các từ chỉ màu trắng: Đàn cò đậu trắng phau phau Đôi mắt trắng dã nhìn nhau hận thù… Mưa rào trắng xóa đất trời. Cổ tay em trắng nõn nà xinh xinh. Mẹ may cho áo trắng tinh Nhìn đã trắng bệch bệnh tình bên trong. Tấm lòng nhân hậu trắng trong Hạt gạo trắng bóng bao công chuyên cần. Nước da bạn gái trắng ngần. Bãi cát trắng mịn dưới chân sóng trào. Đầu trọc trắng hếu người chê. Tường vôi trắng toát thân quê đẹp giàu. (TNTP số 115 tháng 10/2001) Khi dạy bài “Từ trái nghĩa” học sinh cần biết là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: cao-thấp, phải-trái, ngày-đêm, sáng-tối. Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái… đối lập nhau. Tôi dẫn chứng các câu thơ, ca dao, tục ngữ để học sinh dễ hiểu. Ví dụ: Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. (Hồ Chí Minh) Hoặc dùng bài thơ sau để giúp học sinh nhận biết từ trái nghĩa. Dòng sông bên lở bên bồi Bên lở thì đục bên bồi thì trong. Khôn nhà dại chợ long đong Việc này hẳn có tay trong tay ngoài. Lươn ngắn lại chê trạch dài Vụng chèo khéo chống khen ai vững vàng. Vào sinh ra tử gian nan Ăn không nói có làm càn chớ nên. Xấu người đẹp nết là hơn Đầu đuôi kể rõ dưới trên ngọn ngành. Trống xuôi kèn ngược sao đành Áo rách khéo vá hơn lành vụng may. (TNTP số 19 tháng 3/2007) Muốn tìm được cặp từ trái nghĩa, trước các cặp từ còn đang “nghi vấn”, học sinh cần trả lời 2 câu hỏi nhỏ sau: Người thực hiện: Phạm Thị Lệ Thu 5 Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy-học Luyện từ và câu cho học sinh lớp Năm *Thứ nhất: “Nghĩa của 2 từ đó có đối lập nhau không? Trái ngược nhau không?” *Thứ hai: “Cơ sở chung của sự đối lập về nghĩa của 2 từ là gì?” Trả lời được 2 câu hỏi trên, học sinh đã xác định có cơ sở chắc chắn về từ trái nghĩa. Tôi củng cố kiến thức bằng cách tổ chức thi sử dụng từ trái nghĩa dưới dạng 2 loại bài tập: +Loại bài tập 1: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống các câu sau: Chân cứng đá ……… (mềm) Việc………… nghĩa lớn (nhỏ) Thức ……….. dậy sớm (khuya) +Loại bài tập 2: Đặt câu với cặp từ trái nghĩa. Ví dụ: Đặt câu với cặp từ trái nghĩa. (béo-gầy) Ở dạng bài tập điền từ, học sinh cần được dựa vào từ cho sẵn(từ in đậm trong câu) coi đó là từ “điểm tựa” để tìm từ có nghĩa trái ngược, tạo nên 1 cặp từ trái nghĩa hoàn chỉnh. Còn ở dạng bài tập đặt câu, học sinh cần căn cứ vào “đặc trưng về nghĩa của cặp từ trái nghĩa đó để đặt câu có nội dung thích hợp. Để chuyển tải được khái niệm và giúp học sinh phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển, tôi đã tìm cách đặt từ vào trong câu nói rộng hơn là đặt từ trong ngữ cảnh. Ngữ cảnh có tác dụng hiện thực hóa, cụ thể hóa nghĩa của từ và để học sinh hiểu vấn đề, tôi cung cấp trong các nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa, nghĩa nào là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, “dễ hiểu” thì đó là nghĩa gốc; còn nghĩa nào là nghĩa gián tiếp, phải suy ra, hiểu rộng ra từ nghĩa gốc, không gần gũi “khó hiểu” thì đó là nghĩa chuyển. Ví dụ: Mỗi bữa, bé ăn một bát cơm. Da cậu ăn nắng quá. Từ “ăn” câu 1 mang nghĩa gốc. Từ “ăn” câu 2 mang nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. - Nội dung 2: Coi trọng việc mở rộng vốn từ-câu cho học sinh: Ở lớp Năm, loại bài tập mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ được sử dụng khá nhiều dưới các dạng khác nhau. KhI có vốn từ phong phú, học sinh rất thuận lợi trong giao tiếp và tư duy như: Tìm từ ngữ cùng chủ đề, tìm từ có tiếng cho trước, tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa, tìm từ có cùng yếu tố cấu tạo. Có thể mở rộng vốn từ bằng nhiều cách. *Cách ghép từ: Xuất phát từ từ gốc bằng phương pháp ghép từ sẽ cho ra các từ mới. Ví dụ: Em hãy tìm một số từ có tiếng “cổ” (xưa, cũ). Tôi cho học sinh cả lớp thi tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hiểu đúng nghĩa của các câu sau: Đầu xuân vui tết……………… (cổ truyền) Hội làng: vật võ, đu tiên, chọi gà. Ngôi chùa ………….. làng ta (cổ kính) Người thực hiện: Phạm Thị Lệ Thu 6 Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy-học Luyện từ và câu cho học sinh lớp Năm Mùa hè gió mát là đà bóng cây Quê mình đẹp nhất nơi đây Cây đa……… hồ đầy nước trong (cổ thụ) Câu chuyện……. đêm đông (cổ tích) Bà em đã kể đầy tình yêu thương ………… răn dạy bao lời (cổ nhân) Chơi nhạc……. hai ba chục người (cổ điển) Để học sinh có vốn từ khá phong phú, tôi đã cho học sinh thi tìm từ điền vào bài thơ sau: « Bài tập 3-Tiết 3(TV5) Tìm một số từ có tiếng « đồng » (theo nghĩa là cùng) ............. son sắt một lòng(đồng lòng) ............. là chỗ cùng làng, cùng quê (đồng hương) ............ ý hợp tâm đầu (đồng tình) ............ sát cánh chẳng hề xa nhau.(đồng đội) ............ chung lớp, chung trường,(đồng môn) ............. tiến bước trước sau nhịp nhàng.(đồng hành) ............. tay nắm chặt tay. (đồng chí) ............. sum họp bốn phương một nhà.(đồng bào) ............. quần áo quả giống nhau. (đồng phục) ............. hội tụ một nơi.(đồng quê) ............ cộng khổ ngọt bùi sẻ chia. (đồng cam) ............ cộng tác cùng nghề. (đồng nghiệp) ............ thống nhất xin mời giơ tay. (đồng ý). (TNTP. Tháng 1/2007) Để tạo ra những câu nói có nhiều ý nghĩa, gây bất ngờ, thú vị cho người đọc, người nghe, tôi đưa ví dụ dùng từ đồng âm để chơi chữ. Ví dụ : -Ruồi đậu mâm xôi đậu -Kiến bò đĩa thịt bò. *Phương pháp liên tưởng : Từ một từ cho trước sẽ cho ra một từ mới cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa với từ cho sẵn. Loại bài tập này gồm một số dạng sau : *Dạng 1 : Điền từ vào chố trống Sạch sẽ là không ………(dơ bẩn) ............ là không lộn xộn.(gọn gàng) *Dạng 2 : Tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa được nêu trực tiếp. *Phương pháp láy : Tìm từ bằng cách lặp lại một bộ phận của từ, hoặc láy lại từ đã cho. Ví dụ : Từ từ gốc "đỏ" láy từ sẽ cho ra các từ : đỏ dỏ, đo đỏ. Từ từ gốc "xinh" láy từ sẽ cho ra các từ : xinh xắn, xinh xinh. Bên cạnh ấy, nhằm giúp học sinh học tốt, đạt chất lượng giờ luyện từ và câu khi dạy bài « Đại từ », các em cần hiểu là từ để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy. Ví dụ : Chích bông sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ. Người thực hiện: Phạm Thị Lệ Thu 7 Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy-học Luyện từ và câu cho học sinh lớp Năm Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp : tôi, chúng tôi, mầy, chúng mày, nó, chúng nó… Bên cạnh các từ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính : ông, bà, anh, chị… Ví dụ : Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế ? Khi xưng hô cần chú ý chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới. Để thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu văn với nhau, ta dùng từ nối các từ ngữ, các câu. Chẳng hạn như : và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về,… Ví dụ : Lan học giỏi nhưng bạn ấy không tự cao. Có khi nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ. Các cặp quan hệ từ thường gặp là : +Vì …… nên …… ; do …… nên …… ; nhờ …… mà…… (biểu thị nguyên nhân –kết quả) Ví dụ: Vì trời mưa to nên đường phố lầy lội. +Nếu …… thì ……; hễ …… thì…… (biểu thị quan hệ giả thiết-kết quả; điều kiện-kết quả) Ví dụ: Nếu thời tiết đẹp thì em sẽ đi bơi. +Tuy …… nhưng……; mặc dù …… nhưng …… (biểu thị quan hệ tương phản) Ví dụ: Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Huyền vẫn luôn học giỏi. +Không những …… mà……; không chỉ …… mà…… (biểu thị quan hệ tăng tiến) Ví dụ: Bạn Lan không những học giỏi mà còn hát hay. Khi dạy bài câu đơn, câu ghép, tôi chú ý lấy ví dụ và giúp học sinh nhận dạng. +Tôi/là học sinh (câu đơn) CN VN -Câu đơn có 2 bộ phận chính : chủ ngữ và vị ngữ. +Mùa xuân đã về, trăm hóa đua nở. (câu ghép) +Mặt trời mọc, sương tan dần. (câu ghép) Câu ghép do nhiều vế câu ghép lại, mỗi vế câu ghép có cấu tạo giống một câu đơn. *Chú ý câu ghép có thể được nối với nhau bằng một quan hệ từ hoặc 1 cặp quan hệ từ. Để thể hiện mối quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, ngoài quan hệ từ ta còn có thể nối các vế câu ghép bằng một số cặp từ hô ứng như : vừa…đã… ; chưa… đã… ; mời…đã… ; vừa…vừa ; càng… càng ; đâu…đấy ; nào…ấy ; sao… vậy ; bao nhiêu…. bấy nhiêu. Ví dụ : Mưa càng to, gió càng thổi mạnh. Người thực hiện: Phạm Thị Lệ Thu 8 Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy-học Luyện từ và câu cho học sinh lớp Năm Trong bài văn, đoạn văn, các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau. Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước. Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc ta có thể dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở trong câu đứng trước để tạo mối quan hệ giữa các câu và tránh lặp từ nhiều lần. Ví dụ : Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng Nàng bảo chồng…. Và khi để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu ấy bằng quan hệ từ hoặc một số từ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời,… Ví dụ: Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay khi quan sát để miêu tả người viết phải tìm cái mới, cái riêng. - Nội dung 3: Bên cạnh đó khi dạy nội dung luyện câu cho học sinh, tôi đan xen phân môn Tập làm văn luyện tập tổng hợp, luôn luôn củng cố với từng cá nhân, từng loại đối tượng cả lớp… qua các bài văn viết, văn miệng. a)-Luyện dùng từ chính xác(nắm ý nghĩa của từ, dùng đúng chỗ) Ví dụ: Giải thích sự khác nhau giữa 2 hình ảnh: bồng, cõng. -Đánh dấu x vào ô trống những câu dùng từ chính xác. a.  Mặt hồ lăn tăn gợn sóng. b. Sóng lượn lăn tăn trên mặt hồ. c. Sóng biển lăn tăn xô vào bờ. -Điền từ thích hợp vào chỗ trống: (sinh, chết, đẻ, qua đời) a. Em bé mới đẻ ra đã cân được ba cân bảy. b. Anh Kim Đồng sinh ra lớn lên trong một gia đình nghèo khổ. c. Ngày ông tôi qua đời, cả xã đều thương tiếc và tiễn đưa ông đến nơi an nghỉ cuối cùng. d. Tên giặc trúng dạn chết ngay không kịp kêu lên một tiếng. -Dùng từ đặt câu, tôi chọn các từ có cùng trường nghĩa: Ví dụ: + Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm. + Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. + Trong vườn, những chùm xoài chín vàng lịm. a)-Chữa câu sai về cách dùng tư: Ví dụ: +Răng em bé mọc thưa thớt. Chữa lại là: +Răng em bé mọc thưa. +Bạn Hùng chạy bon bon. Chữa lại là : +Bạn Hùng chạy nhanh. +Bạn Hùng chạy thoăn thoắt. Người thực hiện: Phạm Thị Lệ Thu 9 Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy-học Luyện từ và câu cho học sinh lớp Năm b)- Luyện đặt dấu phẩy, dấu chấm đúng vị trí. Chữa đoạn văn đã chấm câu sai. Ví dụ: Nam Bắc Thành, là ba bạn học sinh giỏi nhất lớp. Đặt dấu phẩy câu trên. Nam, Bắc, Thành là ba bạn học sinh giỏi nhất lớp. c)- Hoàn chỉnh câu thiếu thành phần chính: d)- Chữa câu văn dài, lủng củng thành câu văn gọn hoàn chỉnh, đầy đủ 2 bộ phận chính. Chữa đoạn văn thành những câu văn đúng. e)- Thêm vào chủ ngữ, vị ngữ, các từ cho sẵn, thêm các từ cho sẵn vào câu đã có 2 bộ phận chính của câu để mở rộng câu. g)- Tập đặt câu sinh động, ngắn gọn, chính xác. -Dùng các từ cho sẵn đặt thành những câu khác nhau.(chú ý thêm dấu câudấu phẩy) Ví dụ: +Tôi thấy anh đến nó. +Tôi thấy anh, nó đến. +Tôi thấy nó, anh đến. +Tôi thấy, nó đến anh. -Thay đổi vị trí các từ trong một câu để có những câu khác nhau. Ví dụ: +Cô mai xinh nhưng không thông minh. +Cô Mai không xinh nhưng thông minh. +Cô Mai không thông minh nhưng xinh. +Mai thông minh nhưng cô không xinh. -Cho một câu mẫu, yêu cầu học sinh diễn đạt bằng nhiều ý khác nhau. Mẫu: Bầu trời cao vời vợi. +Bầu trời xanh trong. +Bầu trời cao và rộng. +Bầu trời cao vòi vọi. +Bầu trời cao và xanh thẳm. h)- Sắp xếp lại các từ ngữ trong câu cho sẵn theo thứ tự, hợp lí, chặt chẽ. i)- Tập dùng tính từ, lối so sánh, lối nhân hóa để mở rộng câu, làm cho câu có hình ảnh, diễn đạt cụ thể. Ví dụ: +Bầu trời xanh. Mở rộng câu có từ ngữ thể hiện sự so sánh: +Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao. Mở rộng câu có từ ngữ thể hiện sự nhân hóa: +Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa. 4. Kết quả chuyển biến của đối tượng. Bằng những phương pháp luyện câu được đưa vào phối hợp với văn miệng và văn viết đã giúp cho việc dạy của tôi và việc học của học sinh được nâng dần lên, mức độ học tập của học sinh được thể hiện đầy đủ, rõ ràng hơn, chuẩn mực hơn như: Người thực hiện: Phạm Thị Lệ Thu 10 Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy-học Luyện từ và câu cho học sinh lớp Năm -Có thêm vốn từ phong phú. -Hiểu biết chắc về từ và câu. -Kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu tốt hơn. -Thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu lưu loát, suôn sẻ. -Ứng dụng luyện tập viết đoạn văn ngắn có tiến bộ hơn. -Dùng ngôn ngữ trong giao tiếp mạnh dạn hơn, bộc lộ suy nghĩ về vốn sống, vốn từ của mình trước lớp qua các bài tập, trò chơi, câu đối. -Giờ học chuyển biến tốt, học sinh hứng thú, say mê yêu thích học phân môn này thật nhẹ nhàng, sôi nổi. Người thực hiện: Phạm Thị Lệ Thu 11 Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy-học Luyện từ và câu cho học sinh lớp Năm III. Kết luận 1)- Tóm lược giải pháp: Với sự chuyển biến từ kết quả của học sinh, cũng như qua quá trình áp dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy-học Luyện từ và câu lớp Năm, tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau: a)- Đối với giáo viên: -Giáo viên cần phải nghiên cứu bài thật kỹ trước khi dạy. +Nắm vững nội dung cần dạy cho học sinh. +Phải có những phương pháp dạy-học đa dạng. +Đồ dùng dạy-học cần chuẩn bị đầy đủ phong phú. +Dẫn chứng ví dụ nhiều bằng những câu ca dao, câu thơ, tục ngữ quen thuộc, gần gũi với học sinh. +Thường xuyên kiểm tra, nhận xét đánh giá học sinh. +Hình thức động viên kịp thời đối với những học sinh có tiến bộ. +Chú ý phát hiện rèn, sửa sai và cung cấp vốn kiến thức, kỹ năng cho học sinh. -Cố gắng phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập. b)- Đối với học sinh: -Học sinh ghi nhớ kiến thức như: +Nghĩa của từ, về dạng từ, về câu. +Hướng dẫn thực hành luyện tập. +Rèn các kỹ năng dùng từ đặt câu, sử dụng đặt, sửa dấu câu phù hợp. +Thói quen dùng từ đúng, nói, viết thành câu gãy gọn, đúng ngữ pháp. +Bồi dưỡng cho học sinh có ý thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. +Học sinh phải chịu khó suy nghĩ, tích cực hăng hái, trao đổi bạn với nhau. 2. Phạm vi đối tượng áp dụng: Trên đây là một số vấn đề tôi đã suy nghĩ, học hỏi , nghiên cứu và thể hiện trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu ở học sinh lớp Năm. Tôi nghĩ rằng những vấn đề bất ổn như: mức độ kĩ năng hiểu nghĩa từ, kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu, dùng từ chưa sát, đúng, nói, viết chưa thành câu..... Đó là những vướng mắc có tính phổ biến ở bậc Tiểu học hiện nay trong nhà trường. Nhưng từ khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này nó đã đem lại kết quả khả thi, đã khắc phục nhiều hạn chế. Giúp học sinh học tốt hơn phân môn Luyện từ và câu. Tôi rất mong được sự nhận xét, đóng góp ý kiến chân thành của quý đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy-học phân môn Luyện từ và câu ngày càng đạt kết quả cao hơn trong “sự nghiệp trồng người”. 3. Kiến nghị đối với cấp trên. Người viết Phạm Thị Lệ Thu Người thực hiện: Phạm Thị Lệ Thu 12 Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy-học Luyện từ và câu cho học sinh lớp Năm IV. Phụ lục 1)- Bảng thống kê số liệu về chất lượng phân môn Luyện từ và câu: -Bằng việc theo dõi kết quả thực hành bài tập, kết quả làm bài kiểm tra, tôi đã thống kế như sau: Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Lần 1 Lần 2 Lần 3 G K TB Y G K TB Y G K TB Y 10 08 12 06 15 10 9 2 15 12 8 1 2. Tài liệu tham khảo STT 1 2 3 4 5 Tên tài liệu Ghi chú Sách Tiếng Việt lớp 5. Sách Tiếng Việt giáo viên lớp 5. Vở bài tập nâng cao từ và câu lớp 5-NXB Đại học sư phạm. Năm 2008 Luyện từ và câu lớp 5-NXB Đại học sư phạm. Năm 2011 Báo Thiếu niên Tiền Phong Người thực hiện: Phạm Thị Lệ Thu 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan