Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn những nét mới trong tổ chức hoạt động ban nữ công tại đơn vị công tác...

Tài liệu Skkn những nét mới trong tổ chức hoạt động ban nữ công tại đơn vị công tác

.PDF
13
103
109

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ GIẢI PHÁP Mã số:…………………………….. 1. Tên sáng kiến “Những nét mới trong tổ chức hoạt động Ban Nữ công tại đơn vị công tác” (Nguyễn Thị Hồng Lan, Võ Thị Bạch Huệ, Huỳnh Thị Yến Tuyết, Phan Hồng Diễm, Nguyễn Tri Liêm, @THPT Ngô Văn Cấn) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác Công đoàn 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Ban Nữ công (BNC) tại đơn vị bắt đầu hoạt động từ năm 2007. Vào những năm đầu mới thành lập BNC hoạt động còn non trẻ và chưa có nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú, đa dạng nên chưa thu hút được nhiều công đoàn viên (CĐV) nữ tham gia. Cơ sở vật chất trường rất hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động của BNC. Do vậy, việc đổi mới cách thức sinh hoạt trong BNC là cần thiết và tất yếu. 3.1.1. Ưu điểm của giải pháp Ban Nữ công đã tổ chức sinh hoạt với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích vào các ngày lễ liên quan đến Công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nữ nên thu hút đông đảo CĐV nữ tham gia. BNC luôn được Ban Chấp hành Công đoàn trường quan tâm tạo điều kiện, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động đối với từng buổi họp mặt. Sinh hoạt Ban Nữ công ngày càng tạo được sự đoàn kết, gắn bó giữa các CĐV nữ, phát huy trí tuệ, tài năng và nâng cao vị thế của nữ nhà giáo trong đơn vị; nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức vai trò của CNVCLĐ trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. 3.1.2. Khó khăn của giải pháp Trước năm 2007, sinh hoạt BNC chủ yếu tổ chức dưới hình thức báo cáo chuyên đề và một số trò chơi nhỏ. Nhiều CĐV nữ chưa phát huy vai trò của mình trong chuyên môn và hoạt động tập thể; chưa đề cao vị thế của người phụ nữ trong đóng góp phát triển 1 kinh tế - xã hội. Do vậy, hoạt động của BNC chưa thực sự lôi cuốn, hấp dẫn và thu hút CĐV nữ tham gia. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 3.2.1. Mục đích của giải pháp là nhằm nêu ra một số hình thức tổ chức mới giúp CĐV nữ tham gia sinh hoạt BNC được tích cực, nhiệt tình và đạt hiệu quả hơn; giúp chị em thể hiện bản lĩnh, sự tự tin, tự khẳng định giá trị của người phụ nữ hiện đại, nhất là trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đề tài góp phần nghiên cứu cách thức tổ chức mới cho các buổi sinh hoạt BNC. Từ đó, hướng CĐV nữ nói riêng và CNVCLĐ nói chung hưởng ứng, tham gia sôi nổi những hoạt động do Công đoàn cơ sở phát động. 3.2.2. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp là đi sâu trình bày cụ thể các hình thức hoạt động mới giúp CĐV nữ tích cực tham gia sinh hoạt BNC nhằm tạo sân chơi lành mạnh sau thời gian làm việc mệt mỏi, căng thẳng giúp chị em nâng cao tay nghề, kỹ năng xã hội, khéo léo hơn trong nữ công gia chánh. Đồng thời, giúp CĐV nữ tìm hiểu ý nghĩa của các ngày lịch sử trong năm, hiểu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách chủ động, nhẹ nhàng, dễ nhớ và không khô khan. Tuyên truyền giáo dục phẩm chất, đạo đức người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Qua đó giúp CĐV nữ thêm tự tin, năng động với cuộc sống xã hội hiện đại, ngày càng hoàn thiện bản thân góp phần đẩy lùi nạn bạo lực gia đình. Mặc khác, các giải pháp có thể giúp cán bộ BNC ở các trường Trung học phổ thông (THPT) vận dụng một cách linh hoạt, tích cực, hiệu quả vào quá trình tổ chức các buổi họp mặt, giao lưu trong thời gian tới. 3.2.3. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp 3.2.3.1. Về cơ sở lí luận * Vai trò của Ban Nữ công trong hoạt động Công đoàn Công tác nữ công là nhiệm vụ của Ban Chấp hành Công đoàn mỗi cấp, nhằm phát huy vai trò và đảm bảo nghĩa vụ, quyền lợi hợp pháp, chính đáng của lao động nữ theo quy định của pháp luật. Trước đây, công tác nữ công tại Công đoàn cơ sở còn gặp không ít khó khăn. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do BNC chưa tạo được nét đột phá cho việc tạo sân chơi bổ ích giúp chị em giảm căng thẳng, mệt mỏi sau quãng thời gian làm việc đầy áp 2 lực; hình thức tổ chức chưa đa dạng, phong phú; công tác vận động, tuyên truyền đối với lao động nữ chưa được quan tâm. Những năm gần đây, BNC luôn đổi mới về nội dung, hình thức tổ chức ngày càng đa dạng, phong phú, sáng tạo, hướng đến những hoạt động thiết thực, bổ ích nên đã thu hút CĐV nữ tham gia nhiệt tình, sôi nổi. Thông qua đó, BNC đã tiếp thêm động lực giúp CĐV nữ trong đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, biết cách tổ chức tốt cuộc sống gia đình, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, khéo léo và đảm đang, nữ công gia chánh,...; trong công tác các chị luôn khắc phục khó khăn, tham gia học tập, nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ. * Lí luận về sự cần thiết đổi mới cách thức sinh hoạt nhằm thu hút sự hứng thú trong hoạt động Ban nữ công tại nhà trường Bên cạnh những căng thẳng của công việc giảng dạy và cuộc sống, các buổi sinh hoạt BNC được thực hiện ngoài giờ dạy, tùy thuộc vào khuôn khổ khả năng và điều kiện tổ chức có được của nhà trường. Môi trường của buổi sinh hoạt sẽ giúp mọi người trở nên năng động, tự tin hơn rất nhiều, nâng cao các kỹ năng sinh hoạt tập thể, làm việc nhóm. Không chỉ thế, việc dành chút thời gian tham gia vào hoạt động tập thể giúp thể hiện năng khiếu của bản thân ở những thế mạnh nhất định trong các lĩnh vực khác nhau, giảm bớt căng thẳng, thêm niềm vui và tăng năng lượng cho những ngày làm việc tiếp theo. Ngoài ra, các hoạt động của BNC còn giữ vai trò quan trọng và là cầu nối để cán bộ công đoàn cơ sở gần gũi với CĐV, hiểu và nắm bắt tâm lí của CNVCLĐ; kịp thời quan tâm, giúp đỡ trước khó khăn của CĐV, tiến tới xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc bền vững; nhằm nâng cao hiệu quả buổi sinh hoạt, đẩy mạnh nâng cao ý thức, giá trị sống và kỹ năng sống cho các CĐV toàn trường. 3.2.3.2. Thực trạng của vấn đề Chủ đề 1: “Phụ nữ trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8-3, kỷ niệm Khởi nghĩa Hai bà Trưng và ngày Quốc tế hạnh phúc. Mục đích tổ chức: Nhằm ôn lại, tôn vinh nét đẹp truyền thống “Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang” của người phụ nữ Việt Nam; nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy phẩm chất, truyền thống tốt đẹp và nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ trên mọi lĩnh vực hoạt động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3 Thực hiện quyền “Bình đẳng giới”, tăng cường tình đoàn kết trong cơ quan, động viên nữ CNVCLĐ tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Giúp chị em có những định hướng, những việc làm, những hành động cụ thể thiết thực nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc. Hình thức tổ chức: Ôn lại lịch sử, ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Khởi nghĩa Hai bà Trưng và ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, hướng dẫn làm “Rau câu 3D”, hướng dẫn làm “Bánh sinh nhật”, hướng dẫn “Cắt tỉa rau củ và trang trí dĩa thức ăn”. Nội dung buổi sinh hoạt bao gồm những hoạt động sau: Hoạt động 1. Ôn lại lịch sử, ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Khởi nghĩa Hai bà Trưng và ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 do Ban Nữ công phụ trách. Hoạt động 2. Hướng dẫn làm “Rau câu 3D”. Mục đích: Giúp chị em phát huy tính sáng tạo, chia sẻ bí quyết khéo tay hay làm và những mẹo vặt hằng ngày. Nhiệm vụ: Ủy viên BNC chuẩn bị dụng cụ làm rau câu 3D. Hình thức: BNC hướng dẫn cách pha chế bột rau câu và cách nấu. Giới thiệu và hướng dẫn các kiểu tỉa hoa 3D, cách thức tỉa hoa 3D. Sau đó để các chị tự sáng tạo ra những kiểu hoa, cách tỉa theo ý thích. Ban tổ chức chia ngẫu nhiên 3 người thành 1 nhóm để tổ chức thi tạo hình rau câu 3D. Kết quả: Ban tổ chức chọn ra đội xuất sắc nhất để trao giải thưởng (đã được chuẩn bị trước). Chị em có thể mang tác phẩm của mình về làm quà cho người thân. Hoạt động 3. Hướng dẫn làm “Bánh sinh nhật” . Mục đích: Hướng dẫn chị em làm những món quà ý nghĩa cho người thân vào những dịp đặc biệt, nơi giao lưu học hỏi nữ công gia chánh. Nhiệm vụ: Ủy viên BNC chuẩn bị dụng cụ làm bánh. Hình thức: BNC hướng dẫn chị em làm bánh bông lan, đánh kem, làm nhân khóm (dứa); giới thiệu và hướng dẫn cách trang trí bánh kem, bắt bông kem. Sau đó để các chị tự sáng tạo ra những kiểu hoa kem, trang trí tùy theo sở thích. Ban tổ chức chia nhóm để tổ chức thi tạo hình bánh sinh nhật. Kết quả: Ban tổ chức sẽ trao thưởng cho những sản phẩm hoàn thành nhanh và đẹp nhất. Chị em có thể mang tác phẩm của mình về làm quà cho người thân. Hoạt động 4. Hướng dẫn “Cắt tỉa rau củ và trang trí dĩa thức ăn”. 4 Mục đích: Phát huy tính khéo léo, tỉ mỉ, sáng tạo; giúp bữa cơm gia đình thêm phong phú, nhiều màu sắc, gắn kết tình cảm giữa các thành viên của gia đình. Nhiệm vụ: Ủy viên BNC chuẩn bị dụng cụ cắt tỉa rau củ. Hình thức: BNC hướng dẫn các chị chọn rau củ để cắt tỉa, giới thiệu và hướng dẫn các mẫu cắt tỉa cơ bản trang trí trên dĩa thức ăn. Sau đó để các chị tự sáng tạo ra những kiểu trang trí tùy theo khiếu thẩm mỹ của cá nhân. Ban tổ chức chia tổ để tổ chức thi sáng tạo trang trí rau củ. Kết quả: Ban tổ chức sẽ trao thưởng cho những sản phẩm đẹp và có ý nghĩa cho ngày 8/3. Chủ đề 2. “Bữa cơm gia đình” chào mừng ngày Gia đình Việt Nam 28/6. Mục đích tổ chức: Ôn lại lịch sử, ý nghĩa ngày “Gia đình Việt Nam”, tuyên truyền, phòng chống bạo lực gia đình, góp phần thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình hạnh phúc “5 không, 3 sạch” và Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt”. Hình thức tổ chức: Ôn lại lịch sử, ý nghĩa ngày “Gia đình Việt Nam”, tổ chức thi nấu ăn giữa các gia đình, trò chơi dân gian “Chuyền chanh tiếp sức”. Nội dung buổi sinh hoạt bao gồm những hoạt động sau: Hoạt động 1. Ôn lại truyền thống ngày “Gia đình Việt Nam” do Ủy viên BNC phụ trách. Hoạt động 2. Tổ chức thi nấu ăn giữa các gia đình với nhau. Mục đích: Giúp chia sẻ bí quyết giữ lửa trong hôn nhân, chăm sóc gia đình, tránh tình trạng bạo lực gia đình. Hình thức: Các tổ liên kết với nhau (ưu tiên các cặp vợ chồng làm việc chung trong đơn vị) và tự chọn món ăn để dự thi, gồm các món: Canh chua, cá kho tiêu; Sushi Hàn Quốc; Cánh gà chiên nước mắm; Sườn xào chua ngọt. Kết quả: Ban tổ chức chấm điểm và chọn ra món ăn ngon, ý nghĩa với bữa cơm gia đình Việt Nam. Hoạt động 3. Trò chơi dân gian “Chuyền chanh tiếp sức”. Mục đích: Giúp các tổ CĐV giao lưu thắt chặt tình đoàn kết nội bộ trong đơn vị; tạo sân chơi bổ ích, giảm căng thẳng, áp lực công việc. Hình thức: Các tổ công đoàn được chia thành 4 đội, mỗi đội gồm 2 tổ công đoàn ghép lại, bốc thăm ngẫu nhiên thi đấu. 5 Nhiệm vụ: Mỗi đội chơi có 6 người (nam và nữ). Ban tổ chức chuẩn bị mỗi đội 1 quả chanh và 6 cái muỗng, xếp thành 2 hàng cùng chuyền chanh đến đích, trong vòng 2 phút đội nào chuyền được nhiều quả chanh hơn sẽ thắng (không dùng tay, nếu rơi quả chanh thì sẽ quay lại từ đầu). Các đội thi đấu loại trực tiếp, chọn 2 đội thắng vào vòng trong. Kết quả: Ban tổ chức trao thưởng cho đội xuất sắc nhất. Chủ đề 3. “Phụ nữ ngày nay” chào mừng ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10). Mục đích tổ chức: Ôn lại truyền thống, sự ra đời và lớn mạnh của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, khơi dậy lòng tự hào của phụ nữ nói chung và phụ nữ ngành giáo dục nói riêng trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nữ CNVCLĐ về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Qua đó vận động nữ CNVCLĐ tích cực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hăng hái thi đua dạy tốt; thi đua thực hiện có hiệu quả phong trào “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”; khẳng định vị trí, vai trò của phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hình thức tổ chức: ôn lại truyền thống ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930), cuộc thi trắc nghiệm “Những giai điệu tháng 10”, trò chơi dân gian “Chuyền bóng bằng mông”, hướng dẫn làm “Trà sữa trân châu”, thi đấu bóng chuyền hơi nam nữ, thi “Trang trí các loại bánh”, hướng dẫn các bước cơ bản về “Khiêu vũ Rumba”. Nội dung buổi sinh hoạt bao gồm những hoạt động sau: Hoạt động 1. Ôn lại truyền thống ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930) do Ủy viên BNC phụ trách. Hoạt động 2. Cuộc thi trắc nghiệm “Những giai điệu tháng 10”. Mục đích: Nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các tổ công đoàn và tìm hiểu kiến thức về những phẩm chất đạo đức, chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam. Hình thức: Trên màn hình lần lượt hiện ra 5 câu hỏi. Mỗi đội có 15 giây để suy nghĩ để đưa ra đáp án cho câu hỏi đó bằng hình thức giơ bảng. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Điểm tối đa cho phần thi này là 150 điểm. Kết quả: Ban tổ chức trao thưởng cho tổ công đoàn xuất sắc nhất. 6 Hoạt động 3. Trò chơi dân gian “Chuyền bóng bằng mông”. Mục đích: Tạo sân chơi giải trí bổ ích, thu hút CNVCLĐ tham gia. Hình thức: Các tổ công đoàn được chia thành 4 đội, mỗi đội gồm 2 tổ công đoàn ghép lại, bốc thăm ngẫu nhiên thi đấu. Nhiệm vụ: Mỗi lượt chơi có 4 cặp đại diện cho 4 đội. Ban tổ chức chuẩn bị cho mỗi cặp 1 quả bóng bay, 4 cặp cùng di chuyển đến đích bằng cách đặt bóng ở giữa 2 người, cặp nào di chuyển bóng đến đích trước sẽ thắng (nếu dùng tay chuyền bóng sẽ thua). Kết quả: Ban tổ chức trao thưởng cho cặp đôi xuất sắc nhất. Hoạt động 4. Hướng dẫn làm “Trà sữa trân châu”. Mục đích: Giúp cho CĐV trong đơn vị biết thêm loại thức uống mới đưa vào thực đơn của gia đình và để giải khát trong những ngày nắng nóng. Nhiệm vụ: Trưởng BNC hướng dẫn; tất cả CNVCLĐ cùng tham gia. Hình thức: Hướng dẫn cách pha chế bột rau câu làm thạch trân châu, hướng dẫn pha bột để làm viên trân châu và cách pha chế trà với sữa để làm nước trà sữa. Kết quả: tất cả CNVCLĐ cùng nhau thưởng thức trà sữa. Hoạt động 5. Thi đấu bóng chuyền hơi nam nữ. Mục đích: Rèn luyện sức khỏe, tinh thần đồng đội giữa các thành viên trong đơn vị. Hình thức: Mỗi tổ công đoàn chọn 5 thành viên, gồm 2 nam 3 nữ. Bốc thăm chia thành 4 cặp đấu, đấu loại trực tiếp. Kết quả: Ban tổ chức trao thưởng cho tổ công đoàn xuất sắc nhất. Hoạt động 6. Thi “Trang trí các loại bánh”. Mục đích: Giúp nam CĐV chia sẻ công việc gia đình với các chị em phụ nữ, thể hiện sự sáng tạo của các anh trong việc nữ công gia chánh. Hình thức: Dành cho nam CNVCLĐ, các tổ công đoàn được chia thành 4 đội, mỗi đội gồm 2 tổ công đoàn ghép lại, bốc thăm ngẫu nhiên thi đấu. Nhiệm vụ: Trang trí 4 loại bánh do Ban tổ chức chuẩn bị (mỗi đội chuẩn bị dĩa, hoa, lá… để trang trí). Kết quả: Ban tổ chức sẽ trao thưởng cho những sản phẩm đẹp và có ý nghĩa cho ngày 20/10. 7 Hoạt động 7. Hướng dẫn các bước cơ bản về “Khiêu vũ – Rumba”. Mục đích: Giúp các chị em mạnh dạn, tự tin, năng động, cuốn hút trước đám đông, khơi dậy tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cuộc sống hiện đại. Nhiệm vụ: Cô Lê Thị Ngọc Hà – Giáo viên thể dục hướng dẫn cho các chị em vài bước cơ bản về khiêu vũ. Kết quả: Các chị em lên sân khấu cùng nhau thực hiện các bước nhảy cơ bản về Rumba. * Một số lưu ý: trong quá trình tổ chức hoạt động chúng ta có thể đan xen thay đổi không khí buổi sinh hoạt bằng một số trò chơi vận động hoặc tiết mục văn nghệ. Những đổi mới trong hình thức sinh hoạt như trên giúp cho CNVCLĐ có thể tự mình làm nên những phần quà ý nghĩa nhân ngày lễ, ngày sinh nhật bạn bè, người thân, không thua kém gì những món quà vật chất khác và cũng không quên kèm theo nhiều lời chúc tốt đẹp của mình. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Qua thành công của các lần tổ chức cho thấy, tùy vào điều kiện thực tế mà các giải pháp trên có thể áp dụng cho các buổi sinh hoạt BNC tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre cũng như các địa phương khác. Bởi lẽ, thông qua các hoạt động, CNVCLĐ sẽ rèn luyện được nhiều kỹ năng sống, trình độ nhận thức của CĐV nữ được nâng lên. Qua đó, CĐV nữ ý thức được vai trò và tầm quan trọng của bản thân đối với xã hội; tăng thêm sự tự tin, bản lĩnh trước khó khăn, áp lực của công việc và cuộc sống gia đình. Vì những hiệu quả và ý nghĩa thiết thực nêu trên, giải pháp có thể áp dụng rộng rãi nhằm vận động CĐV các trường THPT tích cực và thực hiện một cách có hiệu quả các hoạt động do Công đoàn phát động. Để thực hiện được điều này, chúng ta cần thiết phải: Thứ nhất, xây dựng hoạt động như một trò chơi lớn, trong đó các đơn vị cấu tạo là những trò chơi nhỏ hơn (mini game) được gắn kết xuyên suốt và lồng ghép các bài học, các giá trị tinh thần cũng như định hướng về thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn. Mỗi hoạt động được đầu tư thiết kế tốt sẽ tạo ra môi trường thuận lợi, đảm bảo sự gắn kết liên tục, khoa học và hợp lý giữa các nội dung diễn ra trong suốt thời gian sinh hoạt. Có thể khẳng định, hoạt động của BNC đã tạo được hiệu ứng và sức lan tỏa lớn trong toàn thể CĐV trường. Hoạt động cũng đã tạo không khí vui tươi, gần gũi, đoàn kết, gắn bó với nhau giữa các tổ công đoàn, giúp chị em ngày càng linh hoạt, năng động, mạnh dạn, tự 8 tin trong giao tiếp; biết lắng nghe, biết động viên chia sẻ trong mọi hoạt động của tập thể, đơn vị. Thứ hai, Ban Chấp hành Công đoàn khi tổ chức chương trình phải nắm vững và có phương pháp tác động thích hợp đến các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển kỹ năng của các CĐV. Vì thế, chương trình phải được thiết kế đa dạng, phù hợp với mọi người để có thể trực tiếp tham gia, hòa nhập vào các hoạt động, tránh tạo cho CĐV cảm thấy không phù hợp, lạc lõng trong không gian của các buổi sinh hoạt. Có thể nhận thấy, vai trò quan trọng của người tổ chức chương trình trong việc gắn kết các thành viên, tạo điều kiện cho các CĐV thực sự hòa nhập và xem bản thân là một phần không thể thiếu của tập thể, của đơn vị; gia tăng sự hứng thú, lòng nhiệt thành đối với các hoạt động đã được thiết kế. Vì vậy, hiệu quả của toàn bộ hoạt động cũng được nâng cao, khả năng tiếp nhận và phát triển kỹ năng sống của mọi người cũng từ đó được cải thiện đáng kể. Kinh nghiệm cần chú trọng là Công đoàn cơ sở phải luôn nắm bắt và thực sự hiểu được tâm tư, nguyện vọng cũng như những vướng mắc, lo lắng của CĐV, từ đó đầu tư khai thác những hình thức tổ chức phải vừa bổ ích, vừa mới lạ, lôi cuốn, hấp dẫn để họ yêu thích, tích cực, hăng hái tham gia và thu về cho mình những bài học thực tiễn sâu sắc, xóa bỏ tâm lý tham gia hoạt động để cho có, miễn cưỡng cũng như giải tỏa được những ngại ngùng mà mọi người gặp phải khi tham gia các hoạt động từ BNC. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp theo tác giả sáng kiến Thứ nhất, các hình thức hoạt động mới của BNC lồng ghép các buổi tuyên truyền giáo dục và đẩy mạnh các phong trào thi đua. Qua các buổi tuyên truyền giúp CĐV nữ thực hiện nghiêm túc mọi chủ trương của Đảng, Nhà nước và các phong trào thi đua của ngành giáo dục. Là những hạt nhân tích cực trong cuộc vận động phong trào thi đua với nội dung phong phú, thiết thực cho các CĐV nữ luôn chú trọng đến công tác tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ; với khẩu hiệu "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan” và thực hiện nghiêm túc cuộc vận động ''Xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa'' với mục tiêu: ''Ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững''. Những năm học qua, tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một 9 tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ GD - ĐT, các cô càng nhận thức sâu sắc hơn trách nhiệm nặng nề của mình trong giai đoạn mới. Từ các phong trào thi đua, nữ CNVCLĐ đã khắc phục mọi khó khăn, giúp đỡ lẫn nhau phấn đấu vươn lên trong lao động, học tập; luôn đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau khi ốm đau. Các hoạt động nữ công được lồng ghép vào hoạt động cụ thể góp phần cải thiện nền nếp làm việc ở đơn vị. Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong CNVCLĐ nữ được gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Qua đó, gửi gắm thông điệp tuyên truyền các chính sách pháp luật, bình đẳng giới, dân số kế hoạch hóa gia đình hết sức sâu sắc. Thứ hai, tạo sân chơi, mái ấm để chị em giao lưu học hỏi kinh nghiệm, tạo mối quan hệ đoàn kết gắn bó cùng chia sẻ, động viên, giúp đỡ nhau trong công việc và cuộc sống; khẳng định mình và phát triển toàn diện bản thân, phòng chống bạo lực gia đình hiện nay. Sinh hoạt BNC được các công đoàn trường nói riêng và công đoàn giáo dục tỉnh nói chung quan tâm xây dựng, trở thành nơi tập hợp, sân chơi hấp dẫn, bổ ích cho CNVCLĐ nữ mọi thành phần, lứa tuổi. Đến với các buổi họp mặt, vừa là một sân chơi, một mái ấm để chị em chia sẻ, động viên, giúp đỡ nhau trong công việc và cuộc sống. Điều đáng nói ở đây, BNC đã xây dựng và tổ chức phong phú nhiều loại hình như tọa đàm, trao đổi các chuyên đề về xây dựng gia đình, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con,… nhằm giảm căng thẳng, tạo đoàn kết, vui vẻ, hòa đồng, không xích mích, hiềm khích nhau, nơi chia sẻ bí quyết giữ lửa cho hôn nhân, chăm sóc gia đình, tránh tình trạng bạo lực gia đình. Đặc biệt với hình thức chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết “Khéo tay hay làm”, các mẹo vặt hằng ngày được các CĐV nữ vận dụng vào thực tiễn đời sống gia đình mình một cách thiết thực và hiệu quả. Đây cũng là hình thức được áp dụng nhiều và hiệu quả nhất trong các kỳ sinh hoạt BNC. Thông qua các hoạt động của BNC giúp CĐV nữ xác định được những đam mê, sự quan tâm, cống hiến của mình; CĐV nữ còn được hướng dẫn “khéo tay hay làm”, giúp chị em nhận thức được lợi ích từ việc vận dụng các kỹ năng mềm vào thực tiễn cuộc sống. Từ đó, bản thân CĐV nữ ngày càng khéo léo và chu đáo hơn trong chăm sóc hạnh phúc gia đình bền vững. Các chị em sẽ học được nhiều điều qua các hoạt động đó như: 10 khả năng mạnh dạn, tự tin, năng động cuốn hút trước đám đông, sự ngọt ngào trong cách giao tiếp, tỉ mỉ khéo léo, xử lý tốt những tình huống khó khăn, chú ý đến phong cách riêng của bản thân, dành thời gian cho gia đình và bạn bè. Trước và sau mỗi buổi sinh hoạt của BNC, CĐV nữ rất phấn khởi, hào hứng, tích cực và nhiệt tình tham gia. Các chị em có điều kiện và thời gian sinh hoạt vui tươi, thoải mái, học hỏi, giao lưu, giảm mệt mỏi, áp lực sau thời gian dài làm việc căng thẳng, bản thân được khơi dậy tinh thần và bản lĩnh dám nghĩ, dám làm, dám ước mơ trong cuộc sống hiện đại. Có thể khẳng định, dù với hình thức tổ chức nào thì cũng chung một mục tiêu tạo sân chơi lành mạnh cho CĐV nữ chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc, cuộc sống. Trong khi tham gia hoạt động, các CĐV được tìm hiểu thêm về ý nghĩa và những thông điệp mà các trò chơi và hoạt động mang lại. Nhờ đó, CĐV nữ thể hiện được sự khéo léo, nhanh nhạy và sáng tạo của mình, thử thách tinh thần tập thể của các thành viên cả đội. Thứ ba, nâng cao trình độ nhận thức, ý thức vai trò của phụ nữ đối với gia đình và xã hội; đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, tự rèn, tự bồi dưỡng kỹ năng sống của chính bản thân mỗi nữ công đoàn viên trong thời kì hội nhập. Sáng kiến kinh nghiệm góp phần tích cực vào việc nâng cao trình độ nhận thức, ý thức vị thế của người phụ nữ trong xã hội hiện đại. Các CĐV nữ ý thức được vai trò và tầm quan trọng của bản thân đối với xã hội, tăng thêm sự tự tin, bản lĩnh trước khó khăn, áp lực của công việc và cuộc sống gia đình. Bản thân mỗi ủy viên BNC phải là một chủ thể tích cực, năng động, linh hoạt, nhạy bén trong tiếp nhận và xử lý những thông tin, kiến thức ở bên ngoài, hình thành cho mình một kỹ năng sống thật trong sáng, lành mạnh để hòa nhập và bắt nhịp được với cuộc sống sôi động ở bên ngoài. Mỗi CĐV nữ phải biết lựa chọn, tìm tòi cái hay, cái đẹp, cái tiến bộ và loại bỏ những cái xấu, cái không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, đồng thời, bổ sung những cái mình chưa biết, chưa được học, rút ra những bài học ý nghĩa cho bản thân trong mọi hoạt động. Hiệu quả rõ hệt là CĐV nữ được phát động và tích cực thực hiện các cuộc vận động của ngành; tích cực học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từng bước học tập và quán triệt chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam “Xây dựng người phụ nữ 11 Việt Nam yêu nước, có tri thức, có sức khoẻ, năng động sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng”. Hơn nữa, các buổi họp mặt có nhiều chủ đề được thảo luận, tuyên truyền nâng cao nhận thức về giới; các chuẩn mực xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững; các kiến thức làm vợ, làm mẹ, kỹ năng giao tiếp ứng xử trong gia đình, trong tập thể và cộng đồng. Có thể nói, lợi ích quan trọng của việc tổ chức thành công những buổi họp mặt BNC nêu trên có tác dụng giải tỏa căng thẳng, nâng cao tinh thần tự học tự sáng tạo. Nhờ đó các chị em có điều kiện, cơ hội tìm tòi, tự do sáng tạo ra những món ăn, những bước nhảy, biết chăm sóc bản thân và gia đình nhằm áp dụng vào đời sống hằng ngày. Hoạt động của BNC sẽ là một trong những hoạt động giúp CĐV nữ dễ dàng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày mà không bị nhàm chán, giúp gắn bó, đoàn kết trong tập thể môi trường giáo dục để học sinh noi theo. Góp phần nâng cao nhận thức để xây dựng gia đình hạnh phúc, cách ứng xử hòa nhã và tinh thần tập thể, đoàn kết gắn bó với nhau, phấn đấu đạt phẩm chất người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới: "Tự tin, Tự trọng, Trung hậu, Đảm đang". Tóm lại, các hình thức tổ chức nêu trên hoàn toàn có thể thực hiện và đạt hiệu quả cao, đem lại những thành công lớn và có thể được áp dụng đến tất cả các công đoàn cơ sở trường THPT trong tỉnh. Qua đó, hình thành nên con người hoàn thiện với trí - thể - mĩ, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và công cuộc xây dựng con người Xã hội chủ nghĩa. 3.5. Tài liệu kèm theo Một số hình ảnh trong các buổi sinh hoạt Ban Nữ công tại trường. 3.6. Các từ viết tắt có trong sáng kiến CĐV: Công đoàn viên. BNC: Ban Nữ công. CNVCLĐ: Công nhân, viên chức, lao động. THPT: Trung học phổ thông. Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 2018 12 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan