Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn những kinh nghiệm trong công tác duy trì sỉ số lớp 4...

Tài liệu Skkn những kinh nghiệm trong công tác duy trì sỉ số lớp 4

.DOC
8
1558
146

Mô tả:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “NHỮNG KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC DUY TRÌ SỈ SỐ”. I- Sơ lược lí lịch tác giả: - Họ và tên: Lê Thị Kim Pha Nữ - Sinh ngày 15 – 12 – 1968 - Nơi thường trú: ấp Hưng Thới, xã Đào Hữu Cảnh,Huyện Châu Phú, Tỉnh AG - Đơn vị công tác: Trường TH “A” Đào Hữu Cảnh - Chức vụ hiện nay: Giáo viên dạy lớp. - Lĩnh vực công tác: Giáo viên dạy lớp 4B. II.SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA ĐƠN VỊ: - Thuận lợi: Được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu và tổ chuyên môn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên tự phát triển kiến thức về lĩnh vực thông tin và trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy để nâng cao tay nghề. - Khó khăn: Do địa phương ở vùng trong, nên điều kiện cha mẹ quan tâm đến việc học của học sinh vẫn còn hạn chế. Đa số gia đình các em cha mẹ đi làm ăn xa, cuộc sống các em nương tựa vào người thân ở địa phương. Nên đôi khi việc nhắc nhở các em đến trường thường xuyên gặp không ít khó khăn. -Tên sáng kiến kinh nghiệm: Những kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số. -Lĩnh vực : Giáo dục III/ Mục đích yêu cầu Công tác duy trì sĩ số học sinh hiện nay trở thành chỉ tiêu bức bách đối với ngành giáo dục nói chung đối với cá nhân tôi nói riêng. Qua nhiều năm dạy học tôi gặp không ít khó khăn trong việc duy trì sĩ số, nhờ đó mà tôi đúc kết được 1 những kinh nghiệm cho bản thân và cũng gặt hái được không ít thành công trong công tác này. - Trọng trách của giáo viên dạy lớp là duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng dạy học với chủ trương Phổ cập giáo dục Tiểu học trong cả nước. Vì vậy việc duy trì sĩ số càng có ý nghĩa cao hơn. - Tình hình kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn nên việc chuyên cần của các em không được đảm bảo. Trong cuộc sống các em ở gia đình có một trọng trách rất lớn vừa đi học học vứa phải giúp cha mẹ lo kế sinh nhai. - Được phân công dạy lớp 4 nhiều năm, số học sinh ở lứa tuổi này nghỉ học giữa chừng còn cao, tôi trăn trở không biết làm thế nào để các em không bỏ học ? Thế là tôi quyết tâm tìm ra giải pháp cho mình về việc duy trì sĩ số như sau : 1.Nguyên nhân giảm sĩ số: a.Về phía học sinh:nhìn chung học sinh bỏ học đa số là: - Học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Phải theo cha mẹ làm ăn xa. - Những em có học lực yếu. - Nhút nhát ,thụ động. - Mải mê chơi không lo học. - Không có bạn tốt để cùng nhau học hành. - Là học sinh cá biệt (hay quậy phá bạn bè, làm mất trật tự của lớp ) - Là học sinh thiểu năng (hay đần độn ) b.Về phía gia đình : - Vì hoàn cảnh nghèo không có việc làm ở địa phương nên đành phải” tha phương cầu thực “. Trong lúc đó không thể để con lại nhà một mình nên đành phải mang theo. - Một số gia đình tuy ở địa phương nhưng vẫn không quan tâm đến các em (Vì chén cơm manh áo ). - Nhiều em phải sống nương nhờ ông ,bà ,dì, dượng..(cha mẹ ly dị, chết…) 2 - Một số gia đình nghèo lại sống những nơi không lành mạnh. - Phong trào rủ bạn đi học chưa thực hiện rộng rãi. - Nhà nghèo nên các em phải nghỉ học để đi cắt lúa mướn, hái ớt, làm cỏ… Nói chung học sinh rơi vào hoàn cảnh này đều gặp hoàn cảnh khó khăn mỗi khi đến trường. c.Về phía giáo viên : 1/ Thực trạng ban đầu : - Chưa tìm hiểu kĩ về hoàn cảnh của học sinh, thiếu cảm thông chia sẻ cùng các em. - Kế hoạch chủ nhiệm chưa cụ thể, chưa rõ ràng, thiếu khoa học. - Mối quan hệ giữa giáo viên và gia đình học sinh chưa mật thiết ( họp mặt phụ huynh ít, thông báo kết quả học tập của học sinh chưa kịp thời, theo dõi việc chuyên cần chưa sát sao ) - Chưa làm tốt công tác thông tin tuyên truyền động viên gia đình chăm lo cho con em học hành. - Thông tin liên lac giữa phụ huynh và giáo viên chưa tốt ( ngày xưa chưa sử dụng nhiều điện thoại di động ) - Giáo viên thường trách móc, chê bai, phê bình các em học sinh yếu trước đám đông. - Giáo viên chưa gần gũi với các em học sinh yếu, chưa quan tâm đến hoàn cảnh gia đình các em. - Đặt nặng nề về chất lượng kiến thức,gây áp lực và nghiêm khắc đối với học sinh yếu trước lớp. - Chưa phối hợp nhịp nhàng với cấp trên về việc vận động học sinh bỏ học . 2/ Cách giải quyết : Qua nhiều lần tiếp xúc với gia đình các em, tình cờ tôi thấy được ở các em có một hoàn cảnh hết sức thương tâm khó tả. Hằng đêm và nhiều đêm như thế tôi suy nghỉ là mình phải làm gì để có giải pháp tháo gỡ bớt những khó khăn này. 3 3/Biện pháp tiến hành : * Nắm tình hình học tập và hoàn cảnh gia đình học sinh : -Đầu tháng tám nhận lớp để ôn tập chuẩn bị cho năm học mới. Đây là thời gian để giáo viên nắm tình hình học sinh đầu năm học. -Trước hết tôi xem thông tin về chất lượng học tập của học sinh năm học trước (thông qua học bạ ), rồi kết quả khảo sát chất lượng đầu năm , tìm hiểu các em qua giáo viên chủ nhiệm cũ. Từ đó nắm được học lực và hạnh kiểm của từng em. -Kế theo là tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng em ( thông qua học sinh , giáo viên chủ nhiệm cũ, người thân gần gũi nhất với các em ) * Kế hoạch chủ nhiệm : Sau khi nắm rõ tình hình tôi đề ra kế hoạch chủ nhiệm như sau : -Phân loại học lực của các em thành 2 nhóm : nhóm học sinh khá-giỏi, nhóm học sinh trung bình –yếu .Hầu như nhóm học sinh trung bình- yếu thường là nhóm học sinh rơi vào trường hợp gia đình không quan tâm đến các em sẽ có nguy cơ bỏ học. -Đáng quan tâm nhất là những học sinh có hoàn cảnh gia đình éo le : cha, mẹ ly dị hoặc gia đình quá đông con, những em này có nguy cơ bỏ học. - Đặc biệt hơn nữa là gia đình có chiều hướng đi làm ăn xa. -Từ đó tôi khoanh vùng được những học sinh có nguy cơ bỏ học để có kế hoạch tiếp cận với gia đình . 4/ Cách giải quyết chống bỏ học : -Khi giảng dạy trên lớp tôi cố gắng tạo cho lớp học có một không khí vui tươi, sinh động, dạy theo phương pháp tích cực nhưng phải linh hoạt không tạo cho học sinh áp lực… -Lên kế hoạch dạy học cụ thể, rõ ràng tiến hành cho học sinh học theo cặp tức là đôi bạn học tập, em khá giỏi sẽ kèm em yếu và cho các em ngồi chung một 4 bàn ( giáo viên theo dõi, hướng dẫn học sinh thực hiện ) để có thể điều chỉnh phù hợp, kịp thời. -Từ đó tạo cho các em thêm tình đoàn kết, thương yêu lẫn nhau trong học tập, luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn trong mọi khó khăn. -Trong những tiết học tôi luôn dành những câu hỏi đễ cho học sinh yếu, khen ngợi, động viên các em. Ngoài ra tôi còn phụ đạo cho học sinh yếu ở các môn như : chính tả, toán, tập đọc, tập làm văn… -Luôn có những lời nhẹ nhàng, dịu dàng đối với học sinh yếu để các em không tự ái, khen ngợi đối với các em học sinh yếu có tiến bộ ( dù rất nhỏ ) -Sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần thường xuyên để biết được sự tiến bộ của các em mà khen và động viên. -Nêu tấm gương điển hình của anh chị năm học trước để học sinh yếu có ý chí vươn lên trong học tập. -Thường xuyên gởi phiếu liên lạc thông báo việc học tập của học sinh cho gia đình biết. -Học sinh nghỉ học giáo viên phải đến nhà ngay tìm hiểu kịp thời để có hướng giải quyết có như thế mối quan hệ nhà trường – gia đình thêm mật thiết tạo điều kiện cho các em học tốt hơn, tạo được lòng tin ở phụ huynh học sinh ( là các em sẽ tiến bộ ). 5/Tìm sự hỗ trợ : -Tham mưu với Hiệu Trưởng để hỗ trợ việc mời phụ huynh hoặc gặp trực tiếp Phụ huynh để động viên các em tiếp tục đi học. -Nhà trường và giáo viên hỗ trợ hoặc vận động giúp đỡ học sinh nghèo về quần, áo, sách ,vở… - Kết hợp với các em trong hội phụ nữ, nhờ tiếp tay việc vận động.Ngoài ra còn nhờ bạn bè lân cận rủ bạn đi học . - Bên cạnh đó còn phát hiện một vài em có hoàn cảnh quá nghèo phải theo cha mẹ đi làm ăn xa. Tôi đã kết hợp với ban giám hiệu liên hệ với chính quyền địa 5 phương giữ chân em đó ở lại địa phương tạo điều kiện cho các em tiếp tục đến trường. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : 1. Kết quả các năm : Năm Số hs bỏ học Lên lớp 2008 – 2009 1 100% 2009 – 2010 0 100% 2010 – 2011 0 100% 2011 – 2012 0 100% 2013 – 2014 0 100% 2014 – 2015 0 100% 2017 – 2018 0 100% 2.Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm : a.Nguyên nhân thành công : -Ngoài việc lập kế hoạch chủ nhiệm, tôi còn thường xuyên quan tâm những học sinh có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ bỏ học để kịp thời giải quyết việc nghỉ học. -Tạo mối quan hệ mật thiết giáo viên –gia đình- nhà trường-chính quyền-đoàn thể để hỗ trợ và tạo thêm sức mạnh chống bỏ học. -Giáo viên nắm đặc điểm tâm lí của từng học sinh để trong quá trình thực hiện không gặp khó khăn. b.Nguyên nhân tồn tại : -Bên cạnh những thành công còn có những tồn tại như : Địa bàn nông thôn quá rộng , hoàn cảnh gia đình học sinh còn nghèo . Các em còn cắt lúa mướn tiếp cha mẹ, trình độ dân trí thấp,Phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học của con em mình. V.MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG : 6 - Qua quá trình dạy học và thời gian áp dụng kinh nghiệm tôi đã rút ra được bài học như sau : + Là giáo viên dạy lớp, trước hết phải có cái tâm, luôn kiên trì và nhẫn nại trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công. + Hiểu rõ nguyên nhân bỏ học để lên kế hoạch chủ nhiệm ngay từ đầu năm học. + Hiểu rõ tâm lí của từng học sinh có hướng khen ngợi, động viên hợp lí, tạo cho lớp học không khí vui tươi tránh gây nhàm chán cho học sinh. + Khi có học sinh nghỉ học ngày đầu tiên không xin phép, tôi đã liên hệ gia đình tìm hiểu lí do, ngày thứ hai tôi sẽ thông báo với gia đình để vận động các em trở lại lớp. + Luôn tạo mối liên hệ mật thiết với gia đình học sinh để họ thấy giáo viên rất quan tâm đến con em mình, muốn giúp con em mình tiến bộ. Từ đó tạo được lòng tin ở Phụ huynh. + Phối hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu và chính quyền, các đoàn thể tạo mọi điều kiện để các em tiếp tục đi học. + Tôi không lùi bước trước bất cứ trường hợp nào. VI. KẾT LUẬN : - Là giáo viên phải xem việc duy trì sĩ số là trách nhiệm quan trọng của mình, phải thực hiện không chán nản, không lùi bước. - Phải có lòng yêu thương, thông cảm và chia sẻ đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. - Việc duy trì sĩ số được như thế không chỉ nhờ ở sự cố gắng của bản thân mà còn có sự hỗ trợ của nhà trường và các lực lượng xã hội. Qua đó tôi thấy việc duy trì sĩ số là hết sức cần thiết. Tôi sẽ cố gắng phấn đấu đến cùng để các em có thể được đến trường đều đặn giúp các em có một tương lai tươi đẹp. Chính là mong muốn của bản thân tôi và tất cả các giáo viên đứng trên bụt giảng. Người viết 7 Lê Thị Kim Pha 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan