Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn những biện pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn giáo dục quốc...

Tài liệu Skkn những biện pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn giáo dục quốc phòng - an ninh

.DOC
22
120
80

Mô tả:

Së gi¸o dôc & ®µo t¹o thanh hãa Trê n g T H p t b ¸ t h í c 3 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Tªn ®Ò tµi Những biện pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi nội dung nhận thức, môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh ở trường THPT Bá Thước 3 Ngêi thùc hiÖn : Lª V¨n S©m Chøc vô: Gi¸o viªn §¬n vÞ c«ng t¸c: Trêng THPT B¸ Thíc 3 SKKN thuéc lÜnh vùc: QP - AN N¨m häc 2011 - 2012 1 Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 lí do chọn đề tài: Trong những năm trở lại đây, trước mục tiêu chăm lo giáo dục toàn diện cho học sinh của Đảng và Nhà nước, môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh đã trở thành một môn học chính khóa ở cấp bậc THPT trong hệ thống Giáo dục và Đạo tạo Quốc dân. Đây là một môn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn mở ra nhiều thách thức và cơ hội đối với đất nước ta, một đất nước yêu chuộng hòa bình và có ý chí tự tôn dân tộc vô cùng mãnh liệt. Trong ý nghĩa đó môn học luôn giáo dục cho học sinh những chủ trương quan điểm cơ bản của Đảng về Quốc phòng - An ninh, nâng cao ý thức cảnh giác Cách mạng và rèn luyện những kĩ năng quân sự cần thiết. Nhận rõ vai trò, vị trí của môn học, hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa lại tổ chức hội thi Giáo dục Quốc phòng - An ninh cấp tỉnh, là cơ hội để các em học sinh lớp 11, 12 trong tất cả các trường THPT được giao lưu, học hỏi lẫn nhau và trau dồi, nâng cao kiến thức về môn học, đồng thời để đánh giá lại kết quả giáo dục môn học ở các nhà trường. Vì vậy có thể thấy rằng. việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm phát hiện tài năng của học sinh ở rất nhiều các môn học trong bậc học nói chung và môn giáo dục Quốc phòng An ninh nói riêng là công việc diễn ra thường xuyên hàng năm, là một công tác trọng tâm ở các nhà trường Trung học Phổ thông. Một điều nhân thấy rằng, trong kì thi cấp tỉnh môn học này bao gồm rất nhiều nội dung thi, cụ thể là 6 nôi dung. Nhiệm vụ của giáo viên ôn luyện đội tuyển là phải chú trọng tất cả các nội dung này một cách hợp lí sao cho phù hợp với nguồn lực học sinh để nhằm đạt đươc cả số lượng và chất lượng giải như mong muốn. Và do vậy nội dung thi nhận thức là một nội dung gây nhiều trở ngại nhất đối với đối tượng học sinh trường THPT Bá Thước 3 một trường học thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh, bởi hình thức của nó là nội dung thi viết, đề thi bao hàm chương trình ba khối lớp 10, 11, 12. Do đó đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng trình bày tốt, khoa học, chữ viết sạch, đẹp, có trí nhớ tốt và khả năng tổng hợp kiến thức cao thì mới đạt giải, nhất là khi muốn hướng đến các giải cao nhất của nội dung. Hơn thế tài liệu tham khảo cho giáo viên về chuyên đề này còn quá hạn chế Trước thực tế đó, việc trao đổi, nghiên cứu kinh nghiệm về công tác giảng dạy ôn luyện học sinh giỏi môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh ở cấp bậc THPT đặc biệt ở nội dung nhận thức là một công việc quan trọng, cần thiết để nâng cao hơn nữa chất lượng ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi và tăng dần số lượng, chất lượng giải của học sinh giỏi qua các năm học, khẳng định uy tín về chất lượng chuyên môn của nhà trường nói chung với chất lượng về môn học nói riêng. Điều này lại càng đặc biệt có ý nghĩa đối với việc thúc 2 đẩy phong trao học tập ở một trường học có đặc thù thuộc vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế xã hội của tỉnh như trường THPT Bá Thước 3. Xuất phát từ nhũng lí do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Những biện pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi nội dung nhận thức, môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh ở trường THPT Bá Thước 3”. 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.2.1.Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu là những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng ôn luyện học sinh giỏi trong dạy học giáo dục Quốc phòng An ninh ở trường THPT, nội dung nhận thức. 1.2.2. Phạm Vi: Phạm vi nghiên cứu là việc dạy học, bồi dưỡng HSG môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh ở trường THPT. 1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 1.3.1. Mục đích: Thông qua nghiên cứu lí luận và thực trạng ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi ở trường THPT Bá Thước 3, chúng tôi khẳng định vai trò, ý nghĩa của những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn luyện học sinh giỏi nội dung nhận thức trong daỵ học giáo dục Quốc phòng An ninh. Từ đó xác định việc áp dụng phù hợp với từng đơn vị kiến thức để có kết quả cao nhất. 1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng liên quan đến vấn đề. - Tham khảo các tài liệu về nội dung ôn luyện môn nhận thức. - Tập hợp, thống kê, lựa chọn các nội dung quan trọng. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thí, hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp. 1.4. Phương Pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu lý luận về những biện pháp nâng cao hiệu quả ôn luyện học sinh giỏi nội dung nhận thức, môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh ở trường THPT Bá Thước 3. - Nghiên cứu chương trình SGK, đề thi học sinh giỏi các năm trước, các tài liệu tham khảo liên quan để ôn luyện cho học sinh - Phương pháp thực nghiệm. 3 Phần 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. Cơ sở lý luận. 2.1.1. Giới thiệu nội dung chương trình phần thi nhận thức: Chương trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh cấp THPT được ban hành 24/12/2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo. a. Vị trí: - Giáo dục Quốc phòng - An ninh là một bộ phận của nền quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, là môn học chính khóa trong trương trình giáo dục của cấp THPT. - Môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và niềm tự hào dân tộc của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt nam; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố Quốc phòng toàn dân, An ninh nhân dân. b. Mục tiêu: - Về kiến thức: Có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân - an ninh nhân dân, về truyền thống chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc, của quân đội, công an và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của ông cha. Có những kiến thức tối thiểu về phòng thủ dân sự, tính năng kĩ thuật, chiến thuật, một số loại vũ khí bộ binh. - Về kĩ năng: Có kĩ năng tối thiểu về điều lệnh đội ngũ, kỹ thuật chiến thuật bộ binh, biết sử dụng súng AK hoặc CKC, thực hành bắn mục tiêu cố định ban ngày. Làm được động tác từng người trong chiến đấu, có khả năng tự bảo vệ mình. - Về thái độ: Xây dựng niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của học sinh tham gia vào các hoạt động, về công tác Quốc phòng - An ninh ở nhà trường, địa phương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần hình thành lối sống có ý thức tổ chức kỉ luật của thế hệ trẻ học sinh. - Hệ thống kiến thức trong chương trình môn học được cấu trúc theo hệ thống hình bậc thang từ thấp đến cao luôn có sự kế thừa và phát truyển những kiến thức và kỹ năng ở lớp dưới, là tiền đề để nhận thức tốt hơn những kiến thức và kỹ năng ở lớp trên. Mặc dù ở trong mạch nội dung kiến thức và thực hành đều có tính độc lập tương đối song tổ hợp của mỗi lớp sễ tạo cho học sinh một mảng kiến thức tương đối cơ bản về Quốc phòng - An ninh. - Môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh ở cấp THPT trong giai hiện nay cần coi trọng việc giaó dục nhận thức về Quốc phòng - An ninh cho học sinh giáo dục lịch sử, truyền thống của dân tộc gắn với lịch sử, truyền thống của địa phương, gắn liền với phần thực hành các kĩ năng quân sự, an ninh và tổ chức hội thao Giáo dục Quốc phòng - An ninh theo quy định. 4 c. Nội dung chương trình: Chương trình ôn luyện học sinh giỏi nội dung nhận thức môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh là toàn bộ kiến thức trong chương trình sách giáo khoa lớp 10,11,12. Đây là một lượng kiến thức tương đối dài và rộng nó có ở cả bài lý thuyết và bài thực hành và nội dung thi viết có thể cả trắc nhiệm và tự luận, tự luận thường là phần chính. Vì vậy việc đưa ra các biện pháp ôn luyện phù hợp đạt hiệu quả cao là rất cần thiết để học sinh có thể nắm vững những kiến thức cơ bản nhất. 2.1.2 Biện pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả: Là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học. Những hình thức và cách thức đó chủ yếu được thực hiện ở các giờ học chính khóa nhưng cũng có thể thực hiện trong các giờ ngoại khóa. 2.1.3. Thể lệ nội dung thi nhận thức: Mỗi trường THPT thành lập một đoàn gồm học sinh lớp 11,12 nội dung thi nhận thức được cử tối đa 6 học sinh không phân biệt nam và nữ, hình thức thi viết, thời gian thi 120 phút, đề thi theo chương trình sách giáo khoa GDQP - AN (lớp 10,11,12), gồm hai hình thức tự luận và trắc nghiệm( hình thức tự luận là chính). - Tự luận: là hình thức kiểm tra, thi mà trong đó đề kiểm tra, thi gồm các câu hỏi dạng mở yêu cầu thí sinh phải trình bày nội dung trả lời các câu hỏi trong một bài viết để giải quyết vấn đề nêu ra. - Trắc nghiệm: là hình thức kiểm tra, thi mà trong đó đề kiểm tra, thi thường gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết yêu cầu thí sinh chỉ trả lời vắn tắt với từng câu hỏi. 2.2 Thực trạng của vấn đề. 2.2.1. Thực trạng chung: Trường THPT Bá Thước 3 là một trường trẻ mới thành lập được vài năm, thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Bá Thước tỉnh Thanh Hóa, do vậy còn gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện dạy học. Tuy nhiên qua từng năm học, nhà trường vẫn luôn quan tâm và tạo điều kiện để nâng cao chất lượng học sinh giỏi tỉnh nhất là với những môn lợi thế như bộ môn giáo dục Quốc phòng - An ninh. Tuy còn tạm bợ nhưng nhà trường đã xây dựng được phòng học đa năng để thực hiện các bài giảng giáo án điện tử, đồng thời trang bị đầy đủ sách giáo khoa cho học sinh… 2.2.2. Thực trạng đối với giáo viên: Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, tận tâm trong giảng dạy. Có nhiều giáo viên có kinh nghiệm nên thông qua công tác dự giờ, thao giảng đã đóng góp ý kiến giúp cho bản thân nhiều kinh nghiệm quý báu vận dụng khi lên lớp mặc dù không cùng chuyên môn. Ngoài thuận lợi này, giáo viên còn gặp phải nhiều 5 khó khăn hơn đó là cả trường chỉ có một giáo viên bộ môn quốc phòng nên việc trao đổi kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vu là hạn chế. Giáo viên phải tự lực cánh sinh rất nhiều trong việc nghiên cứu, chắt lọc trọng tâm kiến thức và phương pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh để có chất lượng và hiệu quả trong dạy học. Thầy trò phải ôn luyện trong mọi hoàn cảnh khó khăn về thời tiết và địa hình. Một khó khăn nữa của giáo viên là tài liệu tham khảo, kinh nghiệm thì còn khiêm tốn mà những bài viết , những chuyên đề về vấn đề này còn quá ít ỏi. 2.2.3. Thực trạng đối với học sinh: Đa số các em học sinh đều là con em dân tộc thiểu số, gia đình khó khăn nên còn thiếu sự tự tin và tính chủ động. Việc tự học và đi học thêm còn rất hạn chế, ngoài giờ học các em phải phụ giúp gia đình làm việc. Các em phải đến trường trong điều kiên địa hình khó khăn, vất vả, nhà xa lại phải đi qua nhiều đèo, dốc. Vì vậy mà chất lượng đầu vào của các em và nhà trường rất thấp. Tuy vậy hầu hết các em đều rất chăm ngoan, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, nhiều em có tố chất về môn học cần được bồi dưỡng và phát huy thế mạnh. 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện những biện pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi nội dung nhận thức, môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh ở trường THPT Bá Thước 3. 2.3.1. Xác định vai trò của người thầy: Trước hết, ta phải xác định vai trò của người thầy là hết sức quan trọng. Bởi vì người thầy có vai trò chỉ đạo và hướng dẫn học sinh, gợi ý, dẫn dắt học sinh để đi đến các phương pháp học tích cực. Nếu học sinh có kiến thức cơ bản tốt, có tố chất thông minh mà không được bồi dưỡng, nâng cao tốt thì sẽ khó có hiệu quả hoặc không có hiệu quả. Đồng thời giáo viên lại phải lựa chọn đúng đối tượng học sinh vào bồi dưỡng và phải soạn thảo chương trình bồi dưỡng một cách hợp lí, khoa học, sáng tạo. Thực tế cho thấy một số em mặc dù có tố chất tốt nhưng ý thức học tập không cao, cẩu thả, thiếu nỗ lực cố gắng thì dẫn đến thi cử kết quả sẽ thấp. Vì thế, để học sinh luôn cố gắng hết khả năng của mình, giáo viên cần thường xuyên tác động tới ý thức học tập của học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau, như : Nêu gương các anh chị những năm trước, kể cho các em nghe một số kì thi tiêu biểu… cho các em thấy được nếu nỗ lực cố gắng sẽ đạt giải cao trong các kì thi, từ đó mang lại niềm vinh dự tự hào không chỉ cho mình mà còn cho cả bố mẹ, thầy cô, bạn bè, trường, lớp… Ngược lại nếu thiếu cố gắng một chút thôi có thể không đem lại kết quả gì. 2.3.2. Phát hiện, lựa chọn đúng đối tượng học sinh giỏi để bồi dưỡng: Đây là bước đầu tiên, quan trọng, có ảnh hưởng mang tính quyết định đến số lượng và chất lượng giải. Nó thể hiện sự tận tâm và óc nhạy bén của người giáo viên trong việc phát huy năng lực của học sinh. Giáo viên nên lựa chọn một 6 cách khách quan, chính xác, tránh tình trạng bỏ sót những em giỏi, hoặc chọn nhầm những em không đạt yêu cầu. Việc này nên được tiến hành qua quá trình dạy học, qua việc học sinh phát biểu ý kiến xây dựng bài đặc biệt trước những câu hỏi khó, qua các bài kiểm tra, qua những tình huống khác… nhằm bộc lộ được khả năng của học sinh. Từ những cơ sở đó giáo viên nên chọn những học sinh (thuộc khối 11 hoặc 12) có học lực khá trở lên, có đạo đức tốt, đăc biệt phải chăm chỉ, chủ động, tích cực. Ngoài ra còn cần những tiêu chí cụ thể sau: chữ viết rõ ràng, sạch, đep, biết diễn đạt, ít hoặc không mắc lỗi chính tả, có hứng thú với môn học, Lợi thế lớn nhất là chọn được những em có trí nhớ tốt, thông minh, có khả năng tư duy và sáng tạo, học tốt, học đều các môn học nhất là hai môn văn và toán… Nhìn chung sẽ khó có nhiều em đáp ứng được hoàn hảo những yêu cầu trên nên trong quá trình chọn lựa giáo viên linh hoạt sao cho các em đáp ứng những yêu cầu cơ bản nhất như về chữ viêt, sự cần cù, và niềm hứng thú với môn học để rồi qua quá trình ôn luyện sẽ giúp các em tiến bộ và đạt thêm nhiều tiêu chí. Số lượng tối đa là 6 em. Tuy nhiên, giáo viên cũng nên định lượng học sinh đi thi nội dung này tùy vào tình hình chất lượng từng năm học, không quá ôm đồm mà nên đầu tư mũi nhọn để có giải cao và giành thời gian cho những nội dung khác. Cá nhân tôi trong hai năm học 2008-2009 và 2009-2010 đều mỗi năm chọn 5 học sinh và kết quả là giành về 4 giải, trong đó đã có giải nhì. Và để đánh giá một cách chính xác mức độ tiến bộ, có chất lượng trong ôn luyện của học sinh thì cũng cần tổ chức vòng kiểm tra sàng lọc. 2.3.3. Làm công tác tư tưởng: Sau khi đã lựa chọn được đội ngũ thích hợp giáo viên cần gieo cho học sinh một tư tưởng vững vàng đó là sự tự tin và quyết tâm cao độ. Nên tạo cho các em một tâm thế tốt nhất để ôn luyện. Dù thời tiết nắng mưa, dù đến trường vất vả các em vẫn phải luôn thực hiện lịch ôn đều đặn và hiệu quả, làm sao tạo cho các em tính kỷ luật trong học tập, Giáo viên phải khiến các em luôn chủ động và tích cực trong việc tự học dưới sự hướng dẫn của thầy. Tránh tình trạng khi đã được đưa vào đội tuyển mà vẫn có trường hợp bỏ lửng, không tham gia. 2.3.4. Xây dựng chương trình bồi dưỡng: Hiện nay, chương trình bồi dưỡng không có sách hướng dẫn chi tiết như trong chương trình chính khóa. Trong khi việc soạn thảo chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn đòi hỏi chúng ta phải có sự tham khảo, nghiên cứu, tìm tòi và biết chắt lọc, chắt lọc kiến thức, chắt lọc kinh nghiệm qua từng năm. Điều cần thiết là giáo viên cần nắm vững nội dung, chương trình học, cần phải soạn thảo nội dung nhằm dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản, khắc sâu kiến thức cơ bản từ đó vận dụng để nâng cao dần lên. Cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo các yêu cầu: cung cấp kiến thức, hướng dẫn tự học và rèn luyện kĩ năng làm 7 bài, Cả ba khâu đều rất quan trọng trong đó nên chú trọng đến kĩ năng làm bài. Từ đó nên soạn thảo một buổi ôn có những nội dung sau: - Kiến thức truyền đạt (lí thuyết, ví dụ…). Nên ôn cho học sinh theo chủ đề để học sinh hình thành hệ thống kiến thức trong mình, như từ chủ đề 1: Một số hiểu biết chung về Quốc phòng- An ninh gồm 10 nội dung,…cho đến hết các chủ đề tiếp theo. - Bài tập vận dụng gồm trắc nghiệm và tự luận. - Phần việc về nhà. - Sau khi đã cung cấp đầy đủ kiến thức về các chủ đề cho học sinh thì ra dạng bài tập tổng hợpkiến thức, kỹ năng. Trong quá trình soạn thảo cần chú ý đảm bảo mức độ tiếp thu của từng học sinh, làm sao cho các em có thể tiêu hóa được, để thực sự lưu nhớ và biết vận dụng, phát huy cao độ tính tích cực và chủ động của học sinh. Nhìn chung giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài liệu để đúc rút và cô đọng nội dung chương trình bồi dưỡng, phù hợp với đối tượng học sinh và thời gian ôn luyện. Giáo viên phải là người tìm và cung cấp (pho to) một số tài liệu cần thiết hướng dẫn học sinh cách học. 2.3.5. Tiến hành các phương pháp ôn luyện, bồi dưỡng: * Truyền đạt kiến thức cho học sinh theo chủ đề và theo trình tự từ thấp đến cao, từ cơ bản đến chuyên sâu. Để thực hiện tốt phương pháp này giáo viên cần phân chia các chủ đề để học sinh tái hiện và khắc sâu dần những đơn vị kiến thức cần nhớ, hình thành trong các em một hệ thống mạch lạc nhất, tránh lẫn lộn, mơ hồ và dàn trải đến lúc cần vận dụng lại không thể vận dụng. Ví dụ khi ôn tập “những hiểu biết chung về Quốc phòng - An ninh” phải làm sao cho học sinh ghi nhớ những nội dung cơ bản của luật nghĩa vụ quân sự, hiểu những nội dung cơ bản về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia. Hay khi ôn tập đến chủ đề về “điều lệnh đội ngũ” phải hiểu rõ ý nghĩa và nắm vững những động tác điều lệnh đội ngũ trong từng trường hợp…cho đến nhũng chủ đề còn lại. * Giành thời gian cho các em tự ôn tập Phương pháp dạy học tích cực xem việc rèn luyện phương pháp, kĩ năng, thói quen và ý chí tự học cho học sinh chính là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học tốt nhất. Sau khi đã hướng dẫn và truyền đạt cặn kẽ, đầy đủ kiến thức cho các em thì giáo viên ôn nên giành thời gian cho học sinh tự học. Các em phải học thuộc lòng các đơn vị kiến thức nhưng tránh tình trạng học vẹt, mà học đến đâu, ghi nhớ đến đó, có thể trao đổi, truy bài cho nhau, nâng cao tính hợp tác cùng tiến bộ. Các em phải luôn luôn là người chủ động, tích cực nhất trong quá trình ôn luyện, phải tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải tiếp thu một cách thụ động. 8 * Hướng dẫn và rèn kĩ năng làm bài cho học sinh Đây là công việc quan trọng bởi học sinh có kiến thức nhưng nếu kĩ năng chưa cao thì dẫn tới kết quả sẽ không thể tốt. - Muốn vậy giáo viên phải xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập để rèn kĩ năng, có thể thực hành theo từng chuyên đề rồi tiến tới tổng hợp kiến thức bằng những câu hỏi dành cho đối tượng học sinh giỏi ( nên tham khảo đề qua từng năm) - Tiếp đến hướng dẫn học sinh kĩ năng làm bài. + phải bình tĩnh khi nhận đề, đọc kĩ nội dung câu hỏi. + Cụ thể: Giáo viên hướng dẫn học sinh khi làm đề trắc nghiệm, chủ yếu là hình thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn, phải đọc kĩ phần câu hỏi và các đáp án rồi nhanh chóng chỉ ra đáp án đúng. Khi làm đề tự luận, cần giành nhiều thời gian và tâm huyết cho dạng đề này vì đây là phần có thang điểm cao nhất, phần kiểm tra rõ nét năng lực của thí sinh. Phải đọc kĩ nội dung câu hỏi, xác định trọng tâm yêu cầu của đề, phác họa những ý cơ bản ra nháp để tránh bỏ sót hoặc trùng lặp ý. Lưu ý bố cục bài làm chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, nên đầu tư cho các ý trọng tâm làm nổi bật vấn đề, thể hiện khả năng tư duy sáng tạo, tư duy trừu tượng và bộc lộ ý tưởng cá nhân… + Cần phân bố thời gian hợp lí tránh dồn hết thời gian vào câu khó. - Giáo viên phải cho học sinh thưc hành thật nhiều trên các đề bài cụ thể. * Thảo luận trao đổi, giải đáp thắc mắc của học sinh. Sau khi đã sử dụng các hình thức trên, giáo viên giành một thời gian nhất định một đến hai buổi học cho học sinh thảo luận những kiến thức đã được học, tập hợp những ý kiến thắc mắc, băn khoăn, vướng mắc của học sinh để giải đáp, bổ sung, củng cố lại giúp các em có một lượng kiến thức vững vàng trước khi thi. * Tổ chức kiểm tra, thi thử. Giáo viên cần thực hiện bước này để các em nhận rõ khả năng của mình. Giáo viên lụa chọn một số đề phù hợp cho học sinh làm bài, giám sát chặt chẽ, quán triệt học sinh nghiêm túc, tính thời gian làm bài và chấm bài theo đáp án, biểu điểm. Cần ưu tiên cho những bài làm có sự sáng tạo, trình bày khoa học. Sau đó nhận xét bài làm, sửa chữa, bổ sung, và công bố kết quả đánh giá cho các em. Những em chưa đạt yêu cầu thì cần được động viên và lưu tâm nhiều hơn, những em đã có kết quả tốt thì không được chủ quan. 9 Một số đề tham khảo Đề số 1 Môn thi: Giáo dục Quốc phòng - An ninh Câu 1.(1.5 điểm): Trách nhiệm của công dân và học sinh trong việc xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia ? Câu 2.(1.5 điểm): Trình bày đối tượng và tiêu chuẩn tuyển sinh đào tạo sĩ quan bậc đại học trong các trường Quân đội ? Câu 3.(1.5 điểm): Trình bày mục đích, nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân? Câu 4.(2.5 điểm): Hãy phân tích làm rõ Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước ? Câu 5.(3.0 điểm: mỗi câu trắc nhiệm 0.25 điểm): chọn phương án đúng trong các câu hỏi trắc nhiệm sau ? 5.1. Trong Quân đội nhân dân Việt Nam, chức vụ Phó đô đốc hải quân tương đương cấp hàm nào ? A. Thiếu tướng B.Trung tướng C. Thượng tướng D. Đại tướng 5.2.”Dĩ đoản chế trường” là cách đánh giặc của ai ? A. Lý Thường Kiệt B. Lê Lợi C. Trần Quốc Tuấn D. Quang Trung 5.3. Bộ đội địa phương thành lập vào năm nào? A. Năm 1945 B. Năm 1946 C. Năm 1949 D. Năm 1954 5.4. Dùng vai mình làm giá súng cho đồng đội tiêu diệt địch là Anh hùng thuộc lực lượng vũ trang nào? A. Tô Vĩnh Diện B. Nguyễn Viết Xuân C. Bế Văn Đàn D. Phan Đình Giót 5.5. Súng tiểu liên AK và súng trường CKC có cỡ nòng là ? A. 7.26mm B. 7.62mm C. 6.72mm D. 6.27mm 5.6. Bom từ trường MK-82,117 dùng để đánh phá giao thông của đối phương có thể tự hủy sau thời gian ? A. 6-8 tháng B. 12-18 tháng C. 24 tháng D. 36 tháng 5.7.Đường kính của lựu đạn phi 1 là ? A.15 cm B. 10 cm C. 11,8 cm D. 5 cm 5.8. Ecstasy thuộc nhóm nào? A. Nhóm chất ma túy có hiệu lực cao B. Nhóm chất ma túy có hiệu lực thấp C. Nhóm chất ma túy gây ảo giác D. Nhóm chất không phải ma túy 5.9. Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh hóa là đơn vị trực thuộc ? A. Bộ chủ huy quân sự tỉnh Thanh hóa B. Bộ quốc phòng C. Bộ tự lệnh bồ đội biên phòng C. Quân khu 4 5.10. Vùng đặc quyền kinh tế trên biển được tính từ đường ranh giới ngoài vùng đặc quyền kinh tế đến đường nào? A. Đường bờ biển B. Đường cơ sở C. Ranh giới ngoài thềm lục địa D. Biên giới Quốc gia trên biển 10 5.11. Theo quy định của Luật Công an nhân dân, hệ thống chức vụ cơ bản của công an nhân dân nhỏ nhất là: A.Tiểu đội trưởng B.Trung đội trưởng C.Đại đội trưởng D.Tiểu đoàn trưởng 5.12Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày tháng năm? A. 09-12-1946 B. 19 -12 -1946 C. 29 -12 -1946 D.29 -12 -1947 ĐÁP ÁN - BI ỂU CHẤM A. PHẦN TRẮC NGHI ỆM : (3.0 điểm) (Mỗi câu trả lời đúng được 0, 25 đ ) Câu 5.1: B Câu 5.2: C Câu 5.3: C Câu 5.4: C Câu 5.5: B Câu 5.6: A Câu 5.7: D Câu 5.8: C Câu 5.9: C Câu 5.10: D Câu 5.11:A Câu 5.12: B B. PHẦN TỰ LUẬN(7.0 điểm): Câu Đáp án Điểm a. Trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia? - Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới quốc gia. - Trước hết công dân phải nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia - Thực hiện nghiêm luật quốc phòng, luật nghĩa vụ quân sự, luật biên giới; tuyệt đối trung thành với tổ quốc. - Làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 1 1.5 b. Trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia? - Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc - Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc. - Tích cực học tập kiến thức QP -AN, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ QP -AN khi nhà nước và người có thẩm quyền huy động. - Tích cực tham gia các phong trào của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng về vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. 11 2 a)Đối tượng tuyển sinh: - Quân nhân tại ngũ là hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, có 6 tháng tuổi quân trở lên; - Công nhân viên chức quốc phòng có thời gian phục vụ quân đội từ 12 tháng trở lên (tính đến thời điểm dự thi tuyển) - Nam thanh niên ngoài quân đội( kể cả quân nhân đã xuất ngũ). - Nữ thanh niên ngoài quân đội và nữ quân nhân: Nếu một số trường có tuyển nữ. b)Tiêu chuẩn tuyển sinh: Phân tích 4 tiêu chuẩn sau - Tự nguyện đăng ký dự thi. - Có lí lịch chính trị gia đình và bản thân rõ ràng. - Tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT, đủ điểm qui định vào trường dự thi. - Sức khỏe ( theo qui định ) *Mục đích: - Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ, Bảo vệ sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, Bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, Giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình… 3 4 1.5 1.5 *Nhiệm vụ : - Nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân: Bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia; đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ hiện nay của các thế lực phản động. - Nhiệm vụ xây dựng nền an ninh nhân dân: Giữ vững sự ổn định và phát triển trong mọi hoạt động, của xã hội; đấu tranh chống lại mọi hành động gây rối, phá hoại; giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Phân tích làm rõ sáu truyền thống sau. 1. Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước. 2. Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều. 3. Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện. 4. Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo. 5. Truyền thống đoàn kết quốc tế. 6. Truyền thống môt lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi CM Việt Nam. 2.5 12 Đề số 2 Môn thi: Giáo dục Quốc phòng - An ninh Câu 1.(2.5 điểm): Phân tích những nội dung cơ bản của công tác phòng không nhân dân ? Câu 2.(2.0 điểm): Trình bầy các biện pháp phòng tranh bom đạn thông thường ? Câu 3.(1.0 điểm): Hãy nêu mục đích, nguyên tắc cố định tạm thời xương gãy ? Câu 4.(1.5 điểm): Sĩ quan Công an nhân dân Việt Nam có những nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi gì ? Câu 5.(3.0 điểm: mỗi câu trắc nhiệm 0.25 điểm):Chọn phương án đúng trong các hỏi trắc nhiệm sau ? 5.1.Nhóm các chất ma túy gây ảo giác gồm ? A. Amphetamine, methamphetamine B. Thuốc phiện, morphine,côcain C. Amphetamine, côcain D.Cần sa, lyergide 5.2.Động tác chạy đều chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng chạy với tốc độ ? A. 110 bước/phút B.150 bước/phút C. 170 bước/phút D. 190 bước/phút 5.3. Công dân Việt Nam là Nữ có chuyên môn kỹ thuật cần cho quân đội, nếu tự nguyện thì có thể vục vụ tại ngũ từ ? A.Từ 18-25 tuổi B.Từ 18-40 tuổi C. Từ 19-25 tuổi D. Từ 19-45 tuổi 5.4. Nghệ thuật đánh giặc “ Dĩ đoản chế trường” là cách đánh giặc của ? A. Lý Thường Kiệt B. Lê Lợi C. Trần Quóc Tuấn D. Quang Trung 5.5. Nhóm các chất ma túy có hiệu lực thấp ? A. Morphine,côcain, lyergide B. Thuốc phiện, morphine,côcain C. Diazepam, clordiazepam D. Diazepam, lyergide 5.6. Lực lượng Công an bảo vệ an ninh tổ Quốc,bảo đảm an ninh,trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở là ? A. Công an huyện B.Công an xã. C. Cảnh sát điều tra D.Cảnh sát hình sự 5.7. Lãnh hải nước CHXHCNVN tính từ đường cơ sở rộng bao nhiêu hải lý ? A. 12 hải l ý B. 24 hải lý C. 188 hải lý D. 200 hải lý 5.8. Thủ tướng Chính phủ kí ban hành Nghị định số 65/ 2002/ NĐ- CP về công tác phòng không nhân dân trong tình hình mới vào ngày tháng năm nào ? 13 A. 01/ 5/ 2002. B. 01/ 6/ 2002. C. 01/ 7/ 2002. D. 01/ 8/ 2002. 5.9. Tổng cục tình báo trực thuộc bộ, ngành nào ? A. Bộ Ngoại giao. B. Bộ Quốc phòng. C. Bộ công an D. Bộ Nội vụ. 5.10. Là đường thẳng từ mắt người ngắm qua chính giữa mép trên khe thước ngắm đến điểm chính giữa mép trên đầu ngắm, đó là định nghĩa về ? A. Đường ngắm đúng B. Đường ngắm cơ bản C. Điểm ngắm đúng D. Đường ngắm sai 5.11.Ở Việt Nam, mọi ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về biên giới quốc gia do cơ quan nào có thẩm quyền quyết định ? A. Bộ Quốc phòng B. Chính phủ C. Chủ tịch nước D. Quốc hộ 5.12. Tầm ngắm hiệu quả của súng tiểu liên AK và súng trường CKC là bao nhiêu ? A. 400m B. 500m C. 800m D. 1000m ĐÁP ÁN - BI ỂU CHẤM A. PHẦN TRẮC NGHI ỆM : (3.0 điểm) (Mỗi câu trả lời đúng được 0, 25 đ ) Câu 5.1: D Câu 5.2: C Câu 5.3: B Câu 5.4: C Câu 5.5: C Câu5.6: B Câu 5.7: A Câu5. 8: C Câu 5.9: C Câu 5.10: B Câu 5.11 :B Câu 5.12: A B. PHẦN TỰ LUẬN(7.0 điểm): Câu Đáp án Điểm Phân tích làm rõ các nội dung sau a. Tuyên truyền giáo dục về công tác phòng không nhân dân: b. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động, quan sát nắm được hoạt 1 động đánh phá của địch: 2.5 c. Tổ chức nguỵ trang, sơ tán, phòng tránh: d. Tổ chức đánh trả và phục vụ chiến đấu: e. Tổ chức khắc phục hậu quả: 2 Một số biện pháp phòng tránh thông thường a. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động: - Mục đích là nhằm phát hiện các hoạt động của máy bay địch để kịp thời thông báo, báo động cho nhân dân phòng tránh. b. Nguỵ trang, giữ bí mật chống trinh sát của địch - Nguỵ trang kết hợp nghi binh đánh lừa không để lộ mục tiêu, chống trinh sát của địch. c.Làm hầm, hố phòng tránh: - Để phòng tránh tác hại của bom, đạn địch, tuỳ theo tình hình cụ thể. Đào hầm, hố… cho các lớp học, bệnh viện, trường học, trên 2.0 đường đi nơi học tập và công tác. 14 d. Sơ tán phân tán các nơi tập trung đông dân cư, các khu công nghiệp, khu chế xuất, tránh tụ họp đông người. e. Đánh trả: - Việc đánh trả tiến công bằng đường không của của địch góp phần rất lớn trong phòng tránh bom đạn và do lực lượng vũ trang đảm nhiệm. 3 g. Khắc phục hậu quả: + Tổ chức cứu thương. + Tổ chức lực lượng cứu sập, cứu hoả, cứu hộ trên sông. + Đối với bom napan: Dùng bao tải hoặc cát, chăn, chiếu nhúng nước trùm lên đám cháy. Nếu cháy nhỏ thì dùng cành cây tươi để dập. + Đối với bom phốt pho: Khi chữa cháy cần phải chuẩn bị dụng cụ phòng độc như khẩu trang, gang tay, dùng nước với lực lượng lớn để dập tắt hoặc dùng xẻng xúc cấc mảnh phốt pho đang cháy dở đổ vào hố nước + Chôn cất người chết, phòng dịch bệnh, làm vệ sinh môi trường, giúp đỡ gia đình có người bị nạn, ổn định đời sống. + Khôi phục sản xuất, sinh hoạt bình thường Mục đích: làm giảm đau đớn, cầm máu tại vết thương, giữ cho đầu xương gãy tương đối yên tĩnh, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển người bị thương về các tuyến cứu chữa, phòng ngừa các tai biến: choáng do mất máu, do đau đớn; tổn thương thứ phát do các đầu xương gãy di động; nhiễm khuẩn vết thương. Nguyên tắc cố định tạm thời xương gãy: - Nẹp cố định phải cố định được cả khớp trên và khớp dưới ổ gãy...... - Không đặt nẹp cứng sát vào chi, phải đệm, lót bằng bông mỡ, gạc hoặc vải mềm tại những chõ tiếp xúc để không gây thêm các tổn thương khác... - Không co kéo, nắn chỉnh ổ gãy tránh tai biến nguy hiểm cho người bị thương... - Băng cố định nẹp vào chi phải tương đối chắc, không để nẹp xộc xệch, nhưng cũng không quá chặt để gây cản trở sự lưu thông máu của chi. 1.5 15 4 * Nghĩa vụ và trách nhiệm: + Tuyệt đối trung thành. + Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách, điều lệnh, chỉ thị, mệnh lệnh. + Trung thực, dũng cảm, hoàn thành mọi nhiệm vụ. + Vì dân phục vụ. + Luôn học tập nâng cao trình độ mọi mặt. + Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp trên và cấp dưới thuộc quyền về mệnh lệnh của mình, mệnh lệnh cấp trên và thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới * Những việc sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an không được làm: + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của dân. + Những việc trái với pháp luật, điều lệnh Công an và những việc mà pháp luật qui định không được làm. * Quyền lợi + Quyền công dân theo qui định của Hiến pháp và pháp luật. + Nhà nước bảo đảm chế độ chính sách ưu đãi. + Được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển tài năng 1.0 Đề số 3 Môn thi: Giáo dục Quốc phòng - An ninh Câu 1.(1,5 điểm): Trình bầy tổ chức và hệ thống tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam ? Câu 2.(2.0 điểm): Hãy nêu một số nội dung trong việc chấp hành quy định về đăng ký nghĩa vụ Quân sự của học sinh ? Câu 3.(1.5 điểm): Là người học sinh, chúng ta phải thực hiện những nhiệm vụ gì để góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc ? Câu 4. (3.0 điểm): Trình bày khái niệm, các bộ phận cấu thành, nguyên tắc và cách xác định biên giới quốc gia ? Câu 5. (2.0 điểm): Là học sinh chúng ta có trách nhiệm như thế nào để phòng chống ma túy ? ĐÁP ÁN - BI ỂU CHẤM Câu Đáp án Điểm 16 1 2 a.Tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam: Quân đội nhân dân Việt Nam của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng cộng sản Việt Nam, thuộc quyền thống lĩnh của Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namvà chỉ huy điều hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Quân đội nhân dân Việt Nam gồm: - Bộ đội chủ lực. - Bộ đội địa phương. 1.5 - Bộ đội biên phòng. - Lực lượng thường trực và lực lượng dự bị. b. Hệ thống tổ chức: - Nhìn tổng quát, tổ chức QĐND VN bao gồm: + Bộ Quốc phòng + Các cơ quan Bộ QP + Các đơn vị trực thuộc Bộ QP + Các bộ, ban chỉ huy quân sự. - Đăng kí nghĩa vụ quân sự là việc kê khai lí lịch và những yếu tố cần thiết khác theo quy định của Phấp luật đối với người trong độ tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự, để cơ quan quân sự địa phương quản lí và tổ chức thực hiện quy định của Pháp luật về nghĩa vụ quân sự đối với 2.0 các đối tượng trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Học sinh đến độ tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự (nam từ đủ 17 tuổi trở lênn, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên có chuyên môn cần phục vụ cho quân đội) phải đăng kí nghĩa vụ QS. - Đăng kí nghĩa vụ quân sự được tiến hành tại nơi cư trú của công dân do Ban Chỉ huy quân sự cấp xã (phường) và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện (quận) chịu trách nhiệm thực hiện. Khi di chuyển nơi cư trú từ xã (phường) này sang xã (phường) khác trong phạm vi huyện (quận) thì trước khi chuyển đi phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã (phường) nơi đang cư trú xuất trình giấy tờ về sự thay đổi nơi cư trú để xoá tên trong sổ đăng kí nghĩa vụ quân sự. - Khi di chuyển nơi cư trú từ huyện (quận) này sang huyện (quận) khác thì trước khi di chuyển phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã (phường) và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện (quận) nơi đang cư trú xuất trình giấy tờ về sự thay đổi nơi cư trú, xin giấy giới thiệu di chuyển đăng kí nghĩa vụ quân sự. Khi chuyển đến nơi cư trú mới, trong thời hạn 10 ngày phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện (quận) và Ban Chỉ huy quân sự cấp xã (phường) nơi cư trú mới để đăng kí di chuyển. 17 3 - Đăng kí nghĩa vụ quân sự là nhằm nắm chắc tình hình bản thân, gia đình học sinh để đảm bảo việc tuyển chọn và gọi nhập ngũ được chính xác, bảo đảm công bằng xã hội trong thực hiện nghĩa vụ quân sự. Do vậy, trách nhiệm của học sinh phải đăng kí kê khai đầy đủ, chính xác, đúng thời gian quy định. Học sinh trình bày và phân tích được ba nhiệm vụ phải thực hiện để góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc. -Nâng cao nhận thức trách nhiệm của học sinh về nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ mới. - Thực hiện tốt những nội dung bảo vệ an ninh quốc gia. - Nêu cao cảnh giác, chủ động tích cự tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc. 1.5 a. Khái niệm: BGQG nước CHXHCNVN: Là đường và mặt phẳng thẳng đứng theo các đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo ( Hoàng Sa và Trường Sa ) vùng biển, lòng đất, vùng trời nước CHXHCNVN. 4 3.0 b. Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia: - Biên giới quốc gia trên đất liền: Biên giới quốc gia trên đất liền là đường phân chia chủ quyền lãnh thổ đất liền của một Quốc gia với Quốc gia khác. - Biên giới quốc gia trên biển: có thể có hai phần: + Một phần là đường phân định nội thuỷ + Một phần là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải - Biên giới lòng đất của quốc gia: Là biên giới được xác định bằng mặt thẳng đứng đi qua đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển xuống lòng đất, độ sâu tới tâm trái đất. - Biên giới trên không: + Phần thứ nhất, là biên giới bên sườn. + Phần thứ hai, là phần giới quốc trên cao 18 c. Nguyên tắc xác định biên giới quốc gia. - Xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định. - Xác định biên giới quốc gia bằng 2 cách: + Đàm phán thương lượng để đi đến kí kết hiệp ước, hoặc sử dụng một cơ quan tài phán hay trọng tài quốc tế để phán quyết. + Đối với biên giới trên biển thì nhà nước tự quy định phù hợp với công uớc Liên Hợp Quốc về luật biển d. Cách xác định biên giới quốc gia. - Xác định biên giới quốc gia trên đất liền: Xác định theo các điểm, toạ độ, đường, vật chuẩn. - Xác định biên giới quốc gia trên sông suối: + Trên sông mà tàu thuyền đi lại thì được xác định giữu các lạch chính của sông. + Trên sông mà tàu thuyền không đi lại thì biên giới theo giữa sông, suói đó.  Khi biên giới được xác định thì dùng tài liệu ghi lại, đặt mốc quốc giới, dùng đường phát quang… - Xác định biên giới quốc gia trên biển: được hoạch định và đánh dấu bằng các tạo độ trên hải đồ . - Xác định biên giới quốc gia trong lòng đất: Được xác định là mặt thẳng đứng của đường biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. - Xác định biên giới quốc gia trên không: Được xác định là mặt thẳng đứng của đường biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời. Trách nhiệm của Học sinh trong phòng, chống ma tuý: - Học tập, nghiên cứu nắm vững những quy định của pháp luật đối với công tác phòng, chống ma tuý và nghiêm chỉnh chấp hành. - Không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào. - Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến ma tuý. - Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma tuý hoặc tham gia các hoạt đông vận chuyển, mua bán ma tuý. - Khi phát hiện những Học sinh, Sinh viên có biểu hiện sử dụng ma 2.0 19 5 tuý hoặc nghi vấn buôn bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho Thầy, Cô giáo để có biện pháp ngăn chặn. - Nâng cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý. - Phát hiện những đối tượng bán ma tuý xung quanh khu vực trường học và kịp thời báo cáo cho Thầy, Cô giáo, cán bộ nhà trường. - Phát hiện và báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương những đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý và những nghi vấn khác xảy ra ở địa bàn mình cư trú hoặc tạm trú. - Tích cực tham gia phong trào phòng, chống ma tuý do nhà trường, tổ chức đoàn, tổ chức hội phụ nữ phát động. - Ký cam kết không vi phạm pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma tuý. 2.4. kiểm nghiệm. Năm học đầu tiên 2007-2008 do chưa đúc rút thành kinh nghiệm mà đội thi nhân thức chưa có giải nào. Kể từ các năm học kế tiếp đó, tôi đã áp dụng những biện pháp trên và thu được những kết quả đáng khích lệ như sau: - Năm học 2008-2009: 3/5 (1 giải nhì, 1 giải 3 và 1 giải khuyến khích) - Năm học 2009-2010: 4/5 (2 giải 3, 2 giải khuyến khích) - Năm học 2010-2011: 3/3 (1 giải 3, 2 giải khuyến khích) - Năm học 2011-2012: 2 giải khuyến khích (vì chỉ chú trọng các nội dung thi thực hành). * Những bài học kinh nghiệm: - Xác định vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng. - Lựa chọn đúng đối tượng học sinh để đưa vào bồi dưỡng. - Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng khoa học, sáng tạo. - Lựa chọn phương pháp dạy học dễ hiểu, phù hợp yêu cầu đổi mới. - Hướng dẫn và theo dõi học sinh thực hành. Với kinh nghiệm này cá nhân tôi tin tưởng rằng mình sẽ còn gặt hái được những kết quả cao hơn. Phần 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT: 3.1. Nhận định chung : Qua thực tế bản thân tôi đã áp dụng nhiều năm cho thấy kết quả rất khả quan như đã nêu ở trên. Vì thế tôi thiết nghĩ rằng các bạn đồng nghiệp có thể tham khảo và vận dụng. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ thỏa mãn với những gì 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất