Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn nghiên cứu một số bài tập nhằm nâng cao hiệu qủa kỹ thuật đập bóng ở vị trí...

Tài liệu Skkn nghiên cứu một số bài tập nhằm nâng cao hiệu qủa kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 cho nam đội tuyển bóng chuyền trường thpt

.DOC
29
111
109

Mô tả:

I: TÊN CƠ SỞ ĐƯỢC YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN: - Trường THPT Tạ uyên. II. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: - Họ tên: NGUYỄN NGỌC CHẤN - Chức vụ giáo viên. - Trình độ: Đại học sư phạm. - Trường THPT Tạ Uyên. - Gmail: [email protected] - Điện thoại:0947699293. III. TÊN SÁNG KIẾN: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QỦA KỸ THUẬT ĐẬP BÓNG Ở VỊ TRÍ SỐ 3 CHO NAM ĐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN TRƯỜNG THPT TẠ UYÊN – HUYỆN YÊN MÔ – TỈNH NINH BÌNH - Lĩnh vực áp dụng: Nâng cao chất lượng thi đấu của đôi tuyển bóng chuyền nam và các đội thi đấu mang tính chất phong trào. IV. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Giải pháp cũ thường làm: 1.1. Mục đích nghiên cứu Trước đây trong quá trình giảng dạy huấn luyện ở trường THPT mà đặc biệt là giảng dạy các kỹ thuật bóng chuyền, chúng ta thường sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, chỉ chú trọng giảng dạy kiến thức trong phạm vi bài học mà không gắn kỹ năng với thực tiễn đời sống, chúng ta vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết . Việc rèn luyện kỹ năng động tác, kỹ năng giải quyết các kỹ thuật động tác cho học sinh chưa thực sự được quan tâm. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Để giải quyết mục đích nghiên cứu đã đề ra, đề tài xác định 2 mục tiêu sau: + Môc tiªu 1: Lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 cho nam đội tuyển bóng chuyền trường THPT Tạ Uyên – Yên Mô – Ninh Bình SANG KIẾN KINH NGHIỆM Trang: 1 + Môc tiªu 2: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 cho nam đội tuyển bóng chuyền trường THPT Tạ Uyên – Yên Mô – Ninh Bình 1.3. Giả thiết khoa học Qua quan sát thực tiễn và qua trao đổi trực tiếp với các giáo viên dạy môn thể dục ở trường THPT Ta Uyên – Yên Mô – Ninh Bình cho thấy kỹ thuật đập bóng nói chung và kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 của đội tuyển bóng chuyền nam của trường còn nhiều hạn chế nên kết quả thi đấu chưa cao. Vì vậy tôi đã nghiên cứu và ứng dụng số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả đập bóng ở vị trí số 3, từ đó nâng cao được hiệu quả tập luyện và thi đấu bóng chuyền của các em. Kết quả nghiên cứu của đề tài này là tư liệu chuyên môn giúp cho các giáo viên, huấn luyện viên bóng chuyền trong công tác giảng dạy- huấn luyện học sinh. Mặt khác một số bài tập chuyên môn ứng dụng trong giảng dạy kỹ thuật đập bóng giúp cho các nhà chuyên môn, giáo viên- huấn luyện viên có cơ sở khoa học khi sử dụng trong quá trình giảng dạyhuấn luyện kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 để nâng cao hiệu quả tập luyện và thi đấu cho học sinh THPT ở Việt Nam. 1.4. Đối tượng - phương pháp - tổ chức nghiên cứu. a. Đối tượng nghiên cứu. a.1. Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu lµ một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả của kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 trong bóng chuyền đối với đội tuyển nam trường THPT Tạ Uyên – Yên Mô – Ninh Bình. a.2. Đối tượng thực nghiệm. Gồm 18 học sinh thuộc đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Tạ Uyên – Yên Mô – Ninh Bình b. Phương pháp. Để giải quyết các vấn đề của đề tài trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: SANG KIẾN KINH NGHIỆM Trang: 2 b.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã đọc, tham khảo các tài liệu chung và chuyên môn liên quan đến lĩnh vực giảng dạy - huấn luyện VĐV bóng chuyền nói riêng và hoạt động TDTT nói chung nhằm xác định những cơ sở chung và chuyên môn để giải quyết sau khi xác định tên và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Các tài liệu được dùng để phục vụ cho công tác nghiên cứu sẽ được trình bày ở phần danh mục tư liệu tham khảo của đề tài. b.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm. Đây là phương pháp sử dụng nhằm xác định, tìm hiểu các quan điểm và thực tế giảng dạy kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 trong thời điểm hiện nay, cũng như định hướng việc ứng dụng và phát triển kỹ thuật này. Đồng thời xác định cơ sở lựa chọn các bài tập đập bóng ở vị trí số 3 phù hợp với đối tượng và điều kiện ở mỗi khu vực, mỗi địa phương và ở từng trường THPT, đặc biệt ứng dụng vào việc giảng dạyhuấn luyện cho học sinh THPT Tạ Uyên – Yên Mô – Ninh Bình. b.3. Phương pháp quan sát sư phạm Đây là phương pháp được sử dụng trong quá trình lựa chọn các bài tập đập bóng ở vị trí số 3, thông qua quan sát thực tế, quá trình học tập cũng như quá trình thi đấu của đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Ta Uyên – Yên Mô – Ninh Bình, quan sát việc giảng dạy - huấn luyện về kỹ - chiến thuật đập bóng của HLV các đội tuyển, câu lạc bộ và các đội tuyển bóng chuyền trường THPT. b.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Các bài tập đập bóng ở vị trí số 3 được ứng dụng trong quá trình giảng dạy và huấn luyện cho nam đội tuyển bóng chuyền trường THPT Tạ Uyên – Yên Mô – Ninh Bình.Đối tượng thực nghiệm bao gồm: 18 nam học sinh đội tuyển bóng chuyền trường THPT Tạ Uyên – Yên Mô – Ninh Bình. b.5. Phương pháp toán học thống kê SANG KIẾN KINH NGHIỆM Trang: 3 Phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài. Các tham số đặc trưng mà chúng tôi quan tâm là: x , t, , r, . c. Tổ chức nghiên cứu c.1. Tæ chøc nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 10/2013 dến tháng 6/2014 và được chia thành 3 giai đoạn. - Giai đoạn 1: Từ tháng 10/2013 đến tháng 11/2013 - Là giai đoạn xác định các vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu, bảo vệ đề cương nghiên cứu. - Giai đoạn 2: Từ tháng 11/20103 đến 04/2014 - Là giai đoạn tiến hành giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Giai đoạn 3: Từ tháng 04/2014 đến 06/2014 - Là giai đoạn xử lý các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu, phân tích các kết quả nghiên cứu, viết và hoàn thiện kết quả nghiên cứu. Chuẩn bị và bảo vệ kết quả nghiên cứu trước Hội đồng nghiệm thu. Qua quan sát thực tiễn và qua trao đổi trực tiếp với các giáo viên dạy môn thể dục ở trường THPT Ta Uyên – Yên Mô – Ninh Bình cho thấy kỹ thuật đập bóng nói chung và kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 của đội tuyển bóng chuyền nam của trường còn nhiều hạn chế nên kết quả thi đấu chưa cao. Vì vậy tôi đã nghiên cứu và ứng dụng số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả đập bóng ở vị trí số 3, từ đó nâng cao được hiệu quả tập luyện và thi đấu bóng chuyền của các em. Kết quả nghiên cứu của đề tài này là tư liệu chuyên môn giúp cho các giáo viên, huấn luyện viên bóng chuyền trong công tác giảng dạy- huấn luyện học sinh. Mặt khác một số bài tập chuyên môn ứng dụng trong giảng dạy kỹ thuật đập bóng giúp cho các nhà chuyên môn, giáo viên- huấn luyện viên có cơ sở khoa học khi sử dụng trong quá trình giảng dạyhuấn luyện kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 để nâng cao hiệu quả tập luyện và thi đấu cho học sinh THPT ở Việt Nam. SANG KIẾN KINH NGHIỆM Trang: 4 2. Giải pháp cải tiến: Khi nói về con người trong xã hội, Công ước quốc tế về quyền con người đã nêu rõ: Con người là vốn quý nhất của xó hội, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của con người là mục tiêu cao quý của tất cả cỏc quốc gia tiờn tiến trờn thế giới. Ở Việt Nam, Đảng ta đã chú trọng và quan tâm đến vấn đề nhân quyền và sức khoẻ của người dân được thể hiện ở trách nhiệm của nhiều ngành, nghề. Trong đó, thể dục thể thao đóng một vai trò quan trọng. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập ngành thể dục thể thao, nó đã có những vị thế nhất định trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước. Ngày nay, trong thời kỡ cụng nghiệp húa,hiện đại hóa đât nước, quan hệ quốc tế phát triển . TDTT cũng đóng vai trũ quan trọng trong sự nghiệp xõy dụng và bảo vệ tổ quốc xó hội chủ nghĩa Phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy tích cực nâng cao nhân tố con người. Công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khoẻ, thể hiện, giáo dục nhân cách đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân, cũng như sẵn sàng ứng cứu với mọi thiên tai lũ lụt xẩy ra. Để xứng đáng với vị trí vai trò và tầm quan trọng của TDTT đối với nhu cầu của phát triển xã hội. Nhiệm vụ của công tác TDTT đòi hỏi phải bám sát các yêu cầu thực tiễn cuộc sống, hoạt động có hiệu quả thực tiễn, gắn liền với mục tiêu xây dựng con người mới, phục vụ các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp nhân dân về rèn luyện sức khoẻ, chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần. Phát huy bản sắc truyền thống dân tộc. Góp phần làm lành mạnh hoá xã hội. SANG KIẾN KINH NGHIỆM Trang: 5 Đây là những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển TDTT Việt Nam trong những năm gần đây và những năm tiếp theo. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên đòi hỏi sự nỗ lực của toàn ngành TDTT cũng như các môn thể thao trọng điểm nói riêng. Đặc biệt là môn Bóng chuyền. Bóng chuyền là môn thể thao được nhiều giới, nhiều lứa tuổi ưa chuộng và tham gia tập luyện nhiều nhất. Tuy nhiên môn thể thao này ra đời muộn hơn các môn thể thao khác: xuất hiện từ năm 1895 do một giáo viên thể dục tên là Uyliam Moocgan (người Mỹ) sáng lập. Sau hai năm, các điều luật cũng được biên soạn, lúc đầu cũng rất đơn giản. Qua thời gian dài phát triển môn bóng chuyền cũng được đưa vào thi đấu. Phong trào luyện tập TDTT nói chung và phong trào tập luyện môn bóng chuyền nói riêng ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu tập luyện, thi đấu bóng chuyền ngày càng cao, đòi hỏi phải có những bài tập khoa học giúp cho công việc nâng cao trình độ bóng chuyền là vấn đề cần được coi trọng. Mỗi kỹ thuật động tác thể thao khi thực hiện đều là một tổ hợp những thành phần hoạt động khác nhau. Để hoàn thành nhiệm vụ nội dung động tác, chất lượng và hiệu quả động tác biểu hiện sự phối hợp nhịp nhàng, ổn định, hợp lý đã vận dụng trong thi đấu có hiệu quả cao. Hoạt động thi đấu bóng chuyền là tổ hợp mọi tư thế kỹ thuật cơ bản như: Phát bóng, đệm bóng, đập bóng, chuyền bóng, chắn bóng tạo nên hệ thống chiến thuật. Thực tế quá trình phát triển môn thể thao bóng chuyền cho thấy: kỹ thuật luôn là khâu cơ bản để thực hiện quy luật được hoặc mất điểm trên cơ sở tố chất thể lực và hình thái cơ thể. Nói một cách khác: kỹ thuật là khâu xuyên suốt để hợp đồng trực tiếp giữa các thành viên trong đội để chiến thuật biến hoá trên cơ sở kỹ thuật điêu luyện, trong đó kỹ thuật tấn công làm động lực chủ yếu. Kỹ thuật đập bóng nói chung và kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 nói riêng là mũi độ kích, kéo theo sự phát triển các kỹ thuật khác. Tuy nhiên kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 là kỹ thuật tương đối khó, để đạt được trình độ cao không phải là điều đơn giản, muốn đập bóng chuẩn xác đòi hỏi người tập không chỉ có thể lực tốt mà còn phải có cảm giác, định SANG KIẾN KINH NGHIỆM Trang: 6 hướng, dùng sức đúng, phải xác định chính xác điểm rơi, cách chạy đà, nắm được yếu lĩnh kỹ thuật, thể hiện nhịp nhàng, chuẩn xác động tác. Trong chương trình đào tạo của trường THPT, bóng chuyền là một trong những nội dung tự chọn được nhiều trường sử dụng giảng dạy và huấn luyện cho học sinh nhằm nâng cao sức khoẻ, phát triển thể chất cho học sinh. Tại các giải hội khoẻ Phù Đổng từ cấp tỉnh cho đến cấp quốc gia, bóng chuyền đã và đang được sử dụng là một nội dung thi đấu chính thức. Nhằm xác định và lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng nói chung và kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 nói riêng thì người học phải trải quá trình luyện tập bền bỉ, khắc phục những sai lầm mắc phải trong tập luyện. Chính vì vậy khi giảng dạy người giáo viên (huấn luyện viên) phải luôn tìm ra biện pháp, sáng tạo và rút ra những kinh nghiệm, phát hiện và tìm ra những nguyên nhân dẫn tới sai lầm của học sinh. Từ đó lựa chọn và ứng dụng một số bài tập phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của kỹ thuật đập bóng nói chung và của kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 nói riêng. Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 cho nam đội tuyển bóng chuyền trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình”. a. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này được xác định là: Nghiên cứu, lựa chọn một số bài tập của kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 trong bóng chuyền, để từ đó có thể đưa vào ứng dụng trong giảng dạy - huấn luyện cho học sinh ở trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình và các đội thi đấu mang tính chất phong trào. b. Mục tiêu nghiên cứu Để giải quyết mục đích nghiên cứu đã đề ra, đề tài xác định 2 mục tiêu sau: SANG KIẾN KINH NGHIỆM Trang: 7 + Môc tiªu 1: Lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 cho nam đội tuyển bóng chuyền trường THPT Tạ Uyên – Yên Mô – Ninh Bình + Môc tiªu 2: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 cho nam đội tuyển bóng chuyền trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình. c. Giả thiết khoa học Qua quan sát thực tiễn và qua trao đổi trực tiếp với các giáo viên dạy môn thể dục ở trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình. cho thấy kỹ thuật đập bóng nói chung và kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 của đội tuyển bóng chuyền nam của trường còn nhiều hạn chế nên kết quả thi đấu chưa cao. Vì vậy tôi đã nghiên cứu và ứng dụng số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả đập bóng ở vị trí số 3, từ đó nâng cao được hiệu quả tập luyện và thi đấu bóng chuyền của các em. Kết quả nghiên cứu của đề tài này là tư liệu chuyên môn giúp cho các giáo viên, huấn luyện viên bóng chuyền trong công tác giảng dạy- huấn luyện học sinh. Mặt khác một số bài tập chuyên môn ứng dụng trong giảng dạy kỹ thuật đập bóng giúp cho các nhà chuyên môn, giáo viên - huấn luyện viên có cơ sở khoa học khi sử dụng trong quá trình giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 để nâng cao hiệu quả tập luyện và thi đấu cho học sinh THPT ở Việt Nam. A. Đối tượng - phương pháp - tổ chức nghiên cứu. 1. Đối tượng nghiên cứu. a. Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu lµ một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả của kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 trong bóng chuyền đối với đội tuyển nam trường THPT Tạ Uyên – Yên Mô – Ninh Bình. b. Đối tượng thực nghiệm. Gồm 18 học sinh thuộc đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình. SANG KIẾN KINH NGHIỆM Trang: 8 2. Phương pháp. Để giải quyết các vấn đề của đề tài trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: a. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã đọc, tham khảo các tài liệu chung và chuyên môn liên quan đến lĩnh vực giảng dạy - huấn luyện VĐV bóng chuyền nói riêng và hoạt động TDTT nói chung nhằm xác định những cơ sở chung và chuyên môn để giải quyết sau khi xác định tên và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Các tài liệu được dùng để phục vụ cho công tác nghiên cứu sẽ được trình bày ở phần danh mục tư liệu tham khảo của đề tài. b. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm. Đây là phương pháp sử dụng nhằm xác định, tìm hiểu các quan điểm và thực tế giảng dạy kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 3 trong thời điểm hiện nay, cũng như định hướng việc ứng dụng và phát triển kỹ thuật này. Đồng thời xác định cơ sở lựa chọn các bài tập đập bóng ở vị trí số 3 phù hợp với đối tượng và điều kiện ở mỗi khu vực, mỗi địa phương và ở từng trường THPT, đặc biệt ứng dụng vào việc giảng dạyhuấn luyện cho học sinh THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình. c. Phương pháp quan sát sư phạm Đây là phương pháp được sử dụng trong quá trình lựa chọn các bài tập đập bóng ở vị trí số 3, thông qua quan sát thực tế, quá trình học tập cũng như quá trình thi đấu của đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình, quan sát việc giảng dạy - huấn luyện về kỹ - chiến thuật đập bóng của HLV các đội tuyển, câu lạc bộ và các đội tuyển bóng chuyền trường THPT. d. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Các bài tập đập bóng ở vị trí số 3 được ứng dụng trong quá trình giảng dạy và huấn luyện cho nam đội tuyển bóng chuyền trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình. Đối tượng thực nghiệm bao gồm: 18 nam học sinh đội tuyển bóng chuyền trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình. SANG KIẾN KINH NGHIỆM Trang: 9 e. Phương pháp toán học thống kê Phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài. Các tham số đặc trưng mà chúng tôi quan tâm là: x , t, , r, . 1. Giá trị trung bình cộng: n x i x  i 1 n 2. Phương sai: δ2   ( xi  x ) n 1 (Với n  30) 3. Độ lệch chuẩn: δ  δ2 4. So sánh 2 số trung bình quan sát: t x A  xB  c2  c2 (Với nA < 30 và nB < 30)  n A nB Trong đó:  2  (x  x  )2   (x  xB )2 A n A  nB  2 5. So sánh 2 số trung bình tự đối chiếu: t xd d n Trong đó: xd d ;  n  d2  d 2 n  d    n     2 ; 6. Tính hệ số tương quan: r  ( x  x )( y  y )  ( x  x ) ( y  y) i i 2 i 2 i Kết quả tính toán của các tham số đặc trưng trên được trình bày trong phần kết quả nghiên cứu của đề tài. 3. Tổ chức nghiên cứu SANG KIẾN KINH NGHIỆM Trang: 10 a. Tæ chøc nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 10/2013 dến tháng 6/2014 và được chia thành 3 giai đoạn. - Giai đoạn 1: Từ tháng 10/2013 đến tháng 11/2013 - Là giai đoạn xác định các vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu, bảo vệ đề cương nghiên cứu. - Giai đoạn 2: Từ tháng 11/20103 đến 04/2014 - Là giai đoạn tiến hành giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Giai đoạn 3: Từ tháng 04/2014 đến 06/2014 - Là giai đoạn xử lý các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu, phân tích các kết quả nghiên cứu, viết và hoàn thiện kết quả nghiên cứu. Chuẩn bị và bảo vệ kết quả nghiên cứu trước Hội đồng nghiệm thu. b. Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại: - Trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình. B: Phần nội dung. I. Cơ sở lý luận. 1. Kỹ thuật đập bóng trong Bóng chuyền hiện đại. Trong các kỹ thuật tấn công có phát bóng, chắn bóng..., nhưng chủ yếu và quyết định nhất là đập bóng và biến hoá của nó. Xét từ vị trí tác dụng của đập bóng tấn công cho thấy: - Đập bóng là biện pháp tấn công tích cực hiệu quả nhất trong thi đấu. - Đập bóng là cách chủ yếu giành được điểm và giành lại quyền phát bóng. - Đập bóng là hành động quyết định cuối cùng đến hiệu quả của toàn bộ phối hợp chiến thuật đồng đội. - Đập bóng là yếu tố then chốt quyết định thắng, thua, được, hỏng của trận đấu. Xét đặc điểm của kỹ thuật đập bóng cho thấy: SANG KIẾN KINH NGHIỆM Trang: 11 - Đập bóng là động tác hoàn thành cuối cùng trên không của thân thể, là chuỗi động tác vận động gồm phán đoán, tư thế chuẩn bị xuất phát, chạy đà, dậm nhảy (một chân, hai chân, tại chỗ và sau di chuyển...), động tác đánh bóng trên không và rơi tiếp đất. Đập bóng là kỹ thuật có cấu trúc phức tạp, độ khó cao, có vật cản là độ cao của lưới và tay chắn của đối phương. Đập bóng cần khả năng khống chế tầm không gian cao nên cần chiều cao đứng, chiều cao với tay lớn và sức bật nâng trọng tâm thân thể cao, năng lực khống chế bóng của bàn tay, cổ tay và động tác vung tay như “roi quất vào bóng”. Do đập bóng phải hoàn thành với bóng chuyển động với tốc độ, quỹ đạo... khác nhau nên không chỉ mang tính thời gian và không gian đơn thuần. Để đập bóng theo đúng ý đồ, dù có cản trở của đối phương chắn bóng và tầm cao của lưới, người đập phải có năng lực xác định đúng thời gian chạy đà, bật nhảy, xác định đúng quan hệ người - bóng chuyển động, tức đặc tính không gian, thời gian chính xác, có cảm giác không gian, thời gian tốt, từ đó điều chỉnh thân thể trên không hợp lý, có năng lực dừng trên không tốt. - Hiệu quả đập bóng phụ thuộc phần lớn vào sự phối hợp chặt chẽ với bóng chuyền 2. - Đập bóng có mặt đối lập trực tiếp là chắn bóng trên lưới và xa hơn là phòng thủ hàng sau. Dó đó, chất lượng, hiệu quả đập bóng không chỉ dựa vào trình độ điêu luyện vận dụng kỹ thuật, mà phải dựa vào năng lực kỹ xảo đập bóng cá nhân biến hoá (biến điểm, biến đường, biến lực, biến tầm, biến tốc, biến hình động tác) phối hợp tạo điều kiện cho khi đập bóng không có người chắn hoặc ít người chắn hơn, tức do trình độ vận dụng phối hợp chiến thuật cao hay thấp. Từ xu hướng phát triển Bóng chuyền hiện đại và vị trí tác dụng theo tính chất tấn công và hiệu quả, các chuyên gia Bóng chuyền đã xác định đập bóng phát triển theo hướng chủ đạo “cao, nhanh, ác hiểm, biến hoá” mới thể hiện hết uy lực, phong cách, lối đánh chiến thuật của cá nhân và đồng đội, phát huy các nhân tố thể hiện sở trường của con người về tầm cao, tốc độ, biến hoá và kỹ xảo, động tác giả. Cụ thể là: SANG KIẾN KINH NGHIỆM Trang: 12 - Cao: Tranh giành chiếm lĩnh không gian cao rộng là đặc trưng của Bóng chuyền hiện đại. Cao bao hàm nhân tố: Người cao, tay với cao, điểm đập cao, điểm bóng qua lưới cao, mở rộng diện khống chế khi đập bóng, tăng khả năng bóng qua lưới, tăng tốc độ. Cao kết hợp nhanh làm phạm vi khống chế khi tấn công lớn, đảm bảo đạt hiệu quả. - Nhanh: Nhanh là biện pháp tốt nhất phá hàng chắn bóng và phòng thủ hàng sau của đối phương, là đặc trưng lớn của Bóng chuyền thế giới và nổi bật của Bóng chuyền phương Đông. Nhanh gồm kỹ thuật đập nhanh gần người chuyền 2, đập lao dãn biên, đập lao tên bắn, đập lao ngắn, đập lao điều chỉnh, đập nhanh hàng sau... Để đập được bóng cần phản ứng nhanh, phán đoán nhanh chuẩn, chạy đà nhanh, bật nhảy nhanh, vung tay đánh bóng, đập bóng nhanh và biến, động tác nhanh và biến tốc nhanh. Nhanh có biến hoá thời gian, không gian, nhịp điệu tiết tấu nhanh làm đối phương không kịp thích ứng. - Ác hiểm: Do sức ép mạnh đập bóng có tác động tăng hưng phấn, hăng hái cá nhân cũng như toàn đội, uy hiếp giảm hưng phấn và làm yếu ý chí của đối phương, giúp đội giành được điểm, giành quyền chủ động. Đập bóng là một kỹ thuật tác động rõ không chỉ về giá trị điểm của nó mà cả về tâm lý. Để tăng tác động uy lực đập bóng, phải nói đến tác động nguy hiểm khó ngăn chặn được là sự ác hiểm của đập bóng, thể hiện hữu cơ nhuần nhuyễn, trong đó các nhân tố hình thái, tố chất vững vàng, kỹ thuật cao siêu độc đáo, tâm lý điều khiển bóng theo ý đồ trước mọi ngăn chặn mạnh mẽ của chắn bóng đối mặt trực tiếp (về vị trí thời gian, không gian) ngay trước mặt trên lưới một cách tương đối chủ động, kín, phối hợp chặt chẽ giữa hàng chắn và hàng sau phòng thủ... Vì thế đập bóng không chỉ dựa vào sự thô bạo đơn giản dùng sức mạnh hay tốc độ đơn giản mà đạt được. Có nghĩa là, đập bóng không chỉ dùng sức mạnh đơn thuần, mà phải biểu hiện tổng hợp cao của tâm lý kiên quyết, rứt khoát, thông minh, khi hành động đập bóng vào phút cuối cùng lúc thân thể trên không. SANG KIẾN KINH NGHIỆM Trang: 13 - Biến hoá: Biến hoá là tổng hợp cuối cùng của các điểm trên, có cơ sở là chuẩn xác và kỹ xảo cá nhân cao. Trong đối kháng căng thẳng, đập bóng không chỉ cần dũng cảm, kiên quyết mà cả sự thông minh, nhanh nhạy, linh hoạt. Đập mạnh là cần, nhưng không thể thiếu trí tuệ con người điều khiển hành động. Biến hoá đập đa dạng là sự kết hợp giữa nhanh và mạnh, lợi dụng hết mức tính thời gian, không gian và tính không - thời gian của hành động đập bóng “ra tay” cuối cùng. Sự kết hợp này chỉ rõ sự biến hoá mang tính kỹ xảo, biến đường, biến tốc, biến cự ly, biến điểm, biến lực, biến tầm, biến hướng... thể hiện: Nhanh và chậm, cao và thấp, thẳng và chéo, mạnh và nhẹ, xa và gần, đập và bỏ vận dụng bàn tay và cổ tay, quay người và quay tay, đập ép hàng chắn và đập bạt tay chắn... vào thời điểm ra tay cuối cùng. Không thể đập bóng mạnh không biến hoá, khéo cũng không thể chỉ khéo không mạnh. Mạnh là cơ sở mở đầu và biến hoá khéo léo là biến dạng của mạnh. 2. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật Bóng chuyền và kỹ thuật đập bóng. a. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật Bóng chuyền. Phương pháp chỉ cách thức nghiên cứu và nhận biết sự vật, là một hình thức căn cứ vào quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu để nắm vững đối tượng về lý luận và thực tiễn. Phương pháp giảng dạy là tổng hợp về cách thức, “thủ đoạn”, phương thức được sử dụng trong một hoạt động chung của thầy và trò nhằm hoàn thành nhiệm vụ dạy và học nhất định. Nó gồm các phương thức: Giảng giải truyền thụ, hỏi đáp, tập luyện... và “thủ đoạn” với mục đích nâng cao hiệu quả dạy học bằng dụng cụ, trang thiết bị, mô hình, hình vẽ... Nội dung và phương pháp giảng dạy trong Bóng chuyền và đặc điểm của nó gồm các phương pháp sau: - Phương pháp lời nói: Giảng giải trực tiếp, phân đoạn, tóm tắt điểm quan trọng, nhấn mạnh trọng điểm, đối chiếu so sánh, hỏi đáp và liên hệ... Ví dụ: Khi giảng dạy kỹ thuật chạy đà, ta có thể quy nạp các bước chạy đà là: “Bước 1 nhỏ, bước 2 lớn, bước 3 hai chân cùng dậm nhảy”. SANG KIẾN KINH NGHIỆM Trang: 14 - Phương pháp trực quan: Gồm thị phạm làm mẫu, dùng mô hình giáo dục trực quan, ảnh và phim hấp dẫn thu hút. - Phương pháp hoàn chỉnh và phân đoạn: Tức là thực hiện toàn vẹn và phân đoạn động tác kỹ thuật. - Phương pháp phòng và sửa chữa sai lầm. - Phương pháp giảng dạy kỹ thuật tương tự gồm: + Đưa nội dung kỹ thuật tương tự vào một phần của giảng dạy có chính, có phụ và xen kẽ xuất hiện để tác động tốt cho nhau. + Dùng cấu trúc động tác tương tự để tập luyện, tập thể lực bổ trợ, tạo mối liên kết lẫn nhau. + Lấy hai phần chính của động tác tương tự để xếp sắp giảng dạy và tập luyện theo nguyên tắc khuyếch tán lẫn nhau. - Phương pháp tự học, phát hiện nhằm kích thích động cơ học, làm người học tăng tính chủ động, tích cực học, tự tìm hiểu phát hiện vấn đề sâu sắc hơn. - Phương pháp giảng dạy theo trình tự: Tức là dùng cách phân tích chính xác, thiết thực và dùng lời nói trình bày nội dung một cách lôgic, đúng trình tự. Bản chất của phương pháp này chính là tối ưu hoá thông tin và toán học hoá giảng dạy, cơ sở chung của nó là các quy luật chung về điều khiển học. Dùng phương pháp này ta phân chia nội dung theo trình tự thành các học phần, học trình phân đoạn để học tập với cách dùng máy và không dùng máy. TDTT không là chỉ học lý thuyết, mà phải có thực hành vận động, nên khi giảng dạy phải kết hợp với luyện tập củng cố nâng cao theo mức phù hợp. Các phương pháp huấn luyện được sử dụng trong quá trình giảng dạy có phương pháp liên tục, phương pháp lặp lại, phương pháp ngắt quãng, phương pháp thay đổi, phương pháp vòng tròn, phương pháp trò chơi và thi đấu, phương pháp tâm lý. b. Giảng dạy kỹ thuật đập bóng: SANG KIẾN KINH NGHIỆM Trang: 15 Giảng dạy đập bóng là một nội dung trọng điểm của chương trình đào tạo huấn luyện môn Bóng chuyền. Trình tự giảng dạy bắt đầu bằng đập chính diện theo phương lấy đà, trước hết là ở khu số 4 với bóng cao trung bình. Khi đã nắm vững trình độ đập bóng cơ bản trên mới chuyển sang nâng cao kỹ thuật đập bóng với các biến hoá phức tạp từ các kỹ thuật cơ bản tại vị trí cơ bản trên sân. Thứ tự giảng dạy và nâng cao trình độ kỹ thuật đập bóng có thể được trình bày theo sơ đồ 1 dưới đây. Đập Đập chính chính diện diện theo theo phương phương lấy lấy đà đà (sè (sè 4, 4, sè sè 2). 2). Đập Đập số số 44 nhanh nhanh trung trung bình bình gần gần người người chuyền chuyền 2. 2. Đập Đập điều điều chỉnh chỉnh các các loại loại đường đường biến biến hoá. hoá. Các Các loại loại đập đập biến biến hoá hoá từ từ yểm yểm hộ hộ (đập (đập lệch lệch vị vị trí, trí, lệch lệch thời thời gian, gian, lệch lệch không không gian). gian). Sơ đồ 1. Trình tự giảng dạy và nâng cao trình độ kỹ thuật đập bóng. Các loại khác. loại khác.  Các bước giảng dạy đậpCác bóng là: - Thị phạm. - Giảng giải. - Tập luyện theo trình tự: + Tập bật tại chỗ vung tay đập bóng: Tay không làm động tác bật đập vật cố định, bật đập bóng cố định (bóng treo), bật đập bóng cố định trên lưới thấp rồi nâng cao dần. SANG KIẾN KINH NGHIỆM Trang: 16 + Tập chạy đà dậm bật nhảy không bóng rồi chuyển sang nhảy bắt bóng tung với vật giới hạn là không có lưới, có lưới. + Tập đập bóng với bóng tung, bóng chuyền 2, đập bóng có chuyền bước 1 và bước 2... (như sau đỡ phát, sau đỡ đập, sau chắn bóng). - Sửa chữa sai lầm kịp thời trong từng pha, từng giai đoạn động tác, toàn bộ động tác. Dùng các bài tập tương tự giúp sửa sai lầm và làm học sinh tự nhận biết sửa sai nhờ khái niệm đúng cấu trúc kỹ thuật động tác. Khi giảng dạy cần làm cho học sinh nắm vững khái niệm toàn bộ động tác kỹ thuật, cũng như từng phần của kỹ thuật đập bóng theo hướng toàn diện, nhanh và biến, lấy toàn diện làm cơ sở như nắm vững hướng chạy đà cơ bản rồi chuyển sang biến hướng, bật hai chân, rồi bật một chân lên cao rồi bật lao.  Các sai lầm thường mắc trong đập bóng là: - Nhịp chạy đà không tốt: Cách sửa thường dùng là tập chạy đà không bóng rồi với bóng cố định chuyển sang bóng “động” (bóng tung, bóng chuyền 2...). - Bước cuối cùng không đúng (dài, ngắn...): Các bài tập sửa sai là tập chạy đà một bước, tập bổ trợ nhảy có vật cản và không vật cản... - Không xác định đúng quan hệ người - bóng: Tập sửa bằng tự tung bóng tự bắt, người khác tung (nêu) và chạy đà nhảy bắt bóng. - Chạy đà dậm nhảy lỡ trớn (chậm hay sớm): Giảng giải rõ khái niệm quan hệ thời gian giữa tốc độ bóng và bật nhảy, dùng phương pháp nhấn mạnh cường hoá thời gian chạy đà dậm nhảy (lời nói...). - Động tác tay không đúng: Dùng bài tập bổ trợ ném bóng (ném vươn thẳng tay, đập cố định bóng treo cao, nhảy bật đập với cao, đập bóng vào tường hay qua lưới độ cao vừa phải tại chỗ hay bật nhảy...  Các bước và các bài tập giảng dạy đập bóng. * Giảng giải thị phạm: - Nội dung giảng giải: Tác dụng của đập bóng, phương pháp kỹ thuật và yếu lĩnh (chạy đà dậm nhảy, vung tay và hình tay đập bóng). Khi mới học cần chỉ rõ kỹ SANG KIẾN KINH NGHIỆM Trang: 17 thuật, sau đó nhấn mạnh tiết tấu chạy đà, thời cơ bước cuối cùng dậm nhảy, thời gian dậm nhảy, vị trí bóng, tay ôm khi đập bóng ra sao. - Thị phạm: Làm mẫu toàn bộ kỹ thuật để người học có khái niệm hoàn chỉnh về kỹ thuật (học sinh đứng bên tay đập quan sát), sau đó phân đoạn kỹ thuật để làm mẫu, kết hợp giảng giải. Có thể dùng bóng và không bóng, xen kẽ động tác nhanh, chậm, vừa giảng giải, vừa thị phạm. Khi thị phạm phân đoạn đông tác, chú ý động tác vung tay đập bóng gồm quỹ đạo chuyển động tay, phát lực và đập bóng. Chạy đà dậm nhảy chỉ rõ một bước và hai bước đà cuối cùng, độ dài của bước và động tác dậm nhảy. Tiếp đất chú ý động tác hoãn xung của chân và giữ thăng bằng cơ thể. Chú ý cả nhịp điệu và tính liên kết giữa các động tác. * Trình tự các bài tập: - Chạy đà dậm bật nhảy. - Tập vung tay đập đánh bóng. - Chạy đà bật nhảy đập bóng cố định. - Tự tung, tự đập. - Bật nhảy tại chỗ đập bóng tung. 3. Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh THPT. a. Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh THPT. Đây là lứa tuổi từ 16  18 tuổi, các em muốn chứng tỏ mình là người lớn, muốn mọi người tôn trọng mình, các em mong muốn hiểu biết nhiều, có ước mơ và hoài bảo, song các em còn nôn nóng, thiếu kinh nghiệm. Lứa tuổi này chủ yếu hình thành thế giới quan tự ý thức, hình thành tính cách, lãng mạn, mong muốn tương lai tốt đẹp, tươi sáng, có nhu cầu say mê học hỏi, có ý thức vươn lên mãnh liệt. - Về hứng thú: Các em tự giác tích cực trong học tập, có động cơ học tập đúng đắn, và có định hướng nghề nghiệp sau khi học xong THPT. SANG KIẾN KINH NGHIỆM Trang: 18 - Về tình cảm: Biểu lộ rõ tình cảm gắn bó và yêu quý mái trường cũng như giáo viên giảng dạy khi sắp tốt nghiệp. - Về trí nhớ: Các em ghi nhớ có hệ thống, bảo đảm tính logíc, tư duy chặt chẽ và tiếp thu lĩnh hội được bản chất của vấn đề học tập. - Về phẩm chất ý chí: Các em mạnh dạn hơn, các em có thể hoàn thiện tốt công việc được giao. b. Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT - Hệ vận động: + Hệ xương: Bắt đầu giảm tốc độ phát triển. Mỗi năm nữ cao thêm 0,5cm đến 1cm, Nam cao thêm 1cm đến 3cm. Tập luyện TDTT một cách liên tục làm cho bộ xương khoẻ hơn. ở tuổi THPT các xương nhỏ như: xương cổ tay, bàn tay hầu như đã hoàn thiện nên các em có thể tập luyện một số động tác như: treo, chống, mang, vác nặng ... mà không tổn hại hoặc không tạo sự phát triển lệch lạc cho cơ thể. Tuy nhiên vẫn có khả năng cong vẹo cột sống nên giáo viên - huấn luyện viên cần phải lựa chọn các bài tập phù hợp với các em. Riêng đối với các em nữ xương xốp hơn các em nam, ống tuỷ rổng hơn, chiều dài ngắn hơn, cơ bắp nhỏ hơn và yếu hơn nên xương của nữ không khoẻ bằng nam, đặc biệt xương chậu của nữ to và yếu hơn. Vì thế trong quá trình giáo dục thể chất không thể sử dụng các bài tâp có khối lượng và cường độ vận động như nam mà phải có sự phù hợp đặc điểm giới tính. II. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1. Thực trạng công tác giảng dạy và huấn luyện của nhà trường Không phải là trường năng khiếu, song môn học giáo dục thể chất nói chung và môn bóng chuyền nói riêng đã được nhà trường cũng như Sở Giáo Dục quan tâm, nhà trường đã xây dựng nhà tập đa năng, có đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của trường có trình độ chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu giảng dạy tại bậc trung học phổ thông. Nhiều năm qua trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh SANG KIẾN KINH NGHIỆM Trang: 19 Bình đã chú ý đến việc lựa chọn những học sinh nam có năng khiếu về môn bóng chuyền để thành lập đội tuyển bóng chuyền nam tham gia các giải thi đấu ở cụm, ở tỉnh, tham gia hội khoẻ phù đổng. Qua đó nhằm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau, góp phần thúc đẩy nền TDTT của tỉnh Ninh Bình và TDTT nước nhà phát triển. Nhà trường đã giao cho tổ thể dục và thông qua các hoạt động nghiêm túc, có khoa học, có hệ thống trong tuyển chọn, trong giảng dạy và huấn luyện của tổ thể dục. Do đó chất lượng đào tạo ngày một tốt hơn, liên tục nhiều năm qua đội tuyển bóng chuyền nữ đã tích cực tham gia các giải thi đấu từ cụm đến tỉnh. Trong các kỳ thi Hội khoẻ phù đổng, các cuộc thi đấu thể thao ở cụm, đội tuyển bóng chuyền nam của nhà trường đều đặn tham gia và đạt được những thành tích đáng kể. Trong thực tế luyện tập và thi đấu bóng chuyền ở trường THPT Tạ Uyên – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình đã thể hiện rõ: trình độ, năng lực của học sinh đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trong quá trình thi đấu. Quá trình huấn luyện và thi đấu bóng chuyền luôn luôn căng thẳng đòi hỏi người VĐV phải rèn luyện tạo cho mình tâm lý ổn định, vững vàng, đảm bảo sự toàn diện cho tính toán chiến thuật, kỹ thuật cá nhân diễn ra trong thời gian cực nhanh để phối hợp với đồng đội hoặc xử lý tình huống: tấn công mạnh, nhẹ, lỏng. Tạo nên sự biến hóa bất ngờ gây áp lực cho đối phương và giành thắng lợi. Trong bóng chuyền muốn thực hiện chiến thuật đạt hiệu quả tối ưu thì VĐV phải đạt được trình độ kỹ thuật điêu luyện. Kỹ thuật trong bóng chuyền gắn liền với trình độ chiến thuật tạo nên hiệu quả thi đấu cao. Khi tiến hành thi đấu hay luyện tập bóng chuyền, việc thực hiện kỹ thuật chuẩn không phải là việc đơn giản. Nó là kết quả của quá trình hoạt động hợp lý. Một động tác mà trước tiên phải đảm bảo được thành tích hay hiệu qua ở VĐV là phải biết kết hợp nhiều yếu tố thể lực, khả năng vận động phối hợp trong thực tế thi đấu các tình huống diễn ra đa dạng và phức tạp. Để thực hiện kỹ thuật đập bóng nói chung và kỹ thuật đập bóng số 3 nói riêng, kỹ thuật tuy không phức tạp nhưng thực hiện đúng, chính xác phải nắm chắc các yếu lĩnh kỹ thuật động tác và đòi hỏi người học phải có độ chính xác cao trong vận dụng, thực hiện. SANG KIẾN KINH NGHIỆM Trang: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng