Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn nâng cao hiệu quả vẽ theo mẫu cho học sinh lớp 3a trường tiểu học sơn hiệp ...

Tài liệu Skkn nâng cao hiệu quả vẽ theo mẫu cho học sinh lớp 3a trường tiểu học sơn hiệp bằng việc tổ chức các trò chơi học tập

.DOC
15
426
121

Mô tả:

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI VẼ THEO MẪU CỦA HỌC SINH LỚP 3A TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN HIỆP THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP I. Tóm tắt đề tài Phân môn vẽ theo mẫu là một phần quan trọng trong môn mĩ thuật ở cấp Tiểu học vì qua đây rèn cho học sinh các kĩ năng như quan sát, phân tích về cấu trúc, đường nét, màu sắc của vật mẫu để từ đó tạo nền tảng cho các em phát triển các kĩ năng khác như vẽ tranh đề tài, vẽ tranh chân dung, vẽ trang trí, nặn tạo dáng, … Vẽ theo mẫu phải tiến hành trình tự các bước quan sát, phân tích cấu trúc mẫu, bày mẫu vẽ, xác định đường tầm mắt, tỷ lệ đều có sự rèn luyện theo mức độ từ dễ đến khó. Khi vẽ học sinh cần phải ghi nhớ và tuân theo những quy định nghiêm túc để tránh sa vào vẽ theo ý thích, vẽ thêm nhiều chi tiết không đúng mẫu. Trong quá trình giảng dạy người giáo viên đã cố gắng đưa ra nhiều phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh ghi nhớ và có sự so sánh vật mẫu với thực tế cuộc sống hàng ngày mà các em biết. Tuy nhiên đối với một số bài vẽ theo mẫu như: vẽ con vật quen thuộc, vẽ quả, vẽ cái ấm pha trà,… mà người giáo viên chỉ mô tả bằng lời hay trên tranh ảnh không thì sự hứng thú tiếp thu và vận dụng của học sinh để thực hành vào bài vẽ sẽ có nhiều hạn chế. Nhiều học sinh nhìn mẫu để vẽ được nhưng không thể hiện hết được sự vận dụng giữa mẫu vẽ với thực tế vẫn chưa tốt. Giải pháp đưa ra của tôi là tổ chức trò chơi học tập trong các bài vẽ theo mẫu nhằm giúp học sinh ghi nhớ để vẽ tốt các vật mẫu gần gũi với cuộc sống hàng ngày mà các em đã biết. Nghiên cứu này được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Lớp 3A và lớp 3C của trường Tiểu học Sơn Hiệp. Lớp 3A là nhóm Thực nghiệm và lớp 3C là 1 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nhóm Đối chứng. Nhóm Thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế từ khi các em học bài 7 (Vẽ theo mẫu: Vẽ cái chai) đến bài 27 (Vẽ theo mẫu: Vẽ lọ hoa và quả). Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả chất lượng bài vẽ của học sinh: nhóm Thực nghiệm đã đạt điểm cao hơn so với nhóm Đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của nhóm Thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,3; điểm bài kiểm tra đầu ra của nhóm đối chứng có giá trị trung bình là 6,4. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p<0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm Thực nghiệm và nhóm Đối chứng. Điều đó chứng minh rằng tổ chức trò chơi học tập sẽ nâng cao hiệu quả vẽ theo mẫu cho học sinh lớp 3A trường Tiểu học Sơn Hiệp. 2. Giới thiệu Hiện trạng: Tổng số học sinh khối 3 là 36 em, do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của các em, do các em chưa hiểu và phân biệt được phân môn vẽ theo mẫu, khi vẽ chưa có thói quen quan sát nhận xét hình, so sánh tỉ lệ, vẽ các nét thẳng bằng thước. Phần lớn các em không có hứng thú trong học tập. Giáo viên chỉ mô tả bằng lời hay trên tranh ảnh không thì sự hứng thú tiếp thu và vận dụng của học sinh để thực hành còn hạn chế. Nhìn chung kết quả bài vẽ còn yếu so với các phân môn khác. Trình độ tiếp thu của các em không đồng đều. Mặc dù có giáo viên chuyên Mĩ thuật, trong lớp còn một số học sinh nhút nhát thụ động, chưa phát biểu xây dựng bài. Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập. Khả năng phân tích cấu trúc mẫu, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin. Học sinh lười liên tưởng, còn trông chờ thầy cô giúp đỡ, trình độ tư duy, khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền, đặc biệt chưa nắm vững phân môn vẽ theo mẫu. Các em về nhà không 2 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng hoàn thành bài tập ở lớp theo yêu cầu cô thầy đã dặn. Các em học sinh yếu người dân tộc thiểu số càng ít có điều kiện học hơn so với các bạn khác. Ở nhà các em không có góc học tập riêng, bố mẹ ít quan tâm nhắc nhở. Đồ đùng dạy học bộ môn mĩ thuật còn thiếu, phòng chức năng riêng cho việc dạy và học môn Mĩ thuật chưa có. Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần thấp, thái độ học tập và chất lượng học tập của học sinh còn thấp cho thấy nhận thức và thái độ của phụ huynh trong việc hợp tác với nhà trường là chưa cao. Đa số phụ huynh chưa thật sự quan tâm, chăm lo và đôn đốc con em mình học tập, còn phó thác cho nhà trường và thầy cô giáo. Đa số HS là người dân tộc Raglay hoàn cảnh khó khăn, đồ dùng học tập còn thiếu nhiều. Tuy nhiên, theo tình hình điều kiện thực tế cho phép để linh hoạt sử dụng các đồ dùng đã có hoặc đã chuẩn bị được mà có nội dung tương tự, không cứng nhắc rập khuôn. Giáo viên khai thác triệt để thiết bị dạy - học Mĩ thuật có ở nhà trường, tranh ảnh trong sách giáo khoa, vở Tập vẽ... Đặc biệt giáo viên tự chuẩn bị mẫu vẽ hoặc giao cho các nhóm học sinh chuẩn bị. Lựa chọn mẫu vẽ phải có sự đa dạng, phong phú về kiểu dáng, màu sắc, kích thước nhằm tạo hứng thú cho học sinh, tránh sự đơn điệu, nhàm chán. Trong vở tập vẽ lớp 3, các hình ảnh về mẫu vật trong các bài vẽ theo mẫu là những hình ảnh trên mặt phẳng, kích cỡ nhỏ, kém sinh động. Một số bài vẽ theo mẫu là các đồ vật thì giáo viên còn chuẩn bị được các vật thật, tuy nhiên đối với các mẫu vật để vẽ là con vật quen thuộc thì không thể đem đến lớp để giới thiệu cho học sinh được. Qua phương pháp tổ chức trò chơi thì giáo viên đã giúp cho các em thêm hứng thú và liên tưởng đến thực tế để nhận biết rõ và sâu sắc hơn giữa mẫu vật đặt ra của giáo viên với thực tế mà các em biết. Qua việc dự giờ và nắm bắt cách dạy học của các giáo viên Tiểu học dạy môn mĩ thuật tại các trường trong huyện thì đa số giáo viên chỉ dùng các tranh ảnh 3 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng về các mẫu vật để cho học sinh quan sát rồi đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu về bài vẽ. Học sinh đã suy nghĩ để trả lời câu hỏi của giáo viên, kết quả là dù các em có trả lời được câu hỏi nhưng khi vận dụng trí tưởng tượng thực tế để thể hiện vào bài vẽ thì chưa tốt. Nguyên nhân: Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy cho học sinh tôi đã tìm hiểu và phát hiện ra cái cốt lõi chính dẫn đến thực trạng như trên là do các nguyên nhân sau: + Học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Sơn Hiệp yếu là do học sinh nhút nhát, hay vắng học. Các em chưa ý thức được cần phải cố gắng học tập để nên người, các em thiếu ý chí phấn đấu và thường phải làm những công việc nặng nhọc phụ giúp gia đình như phát rẫy, chặt lồ ô để bán kiếm tiền, làm cỏ bắp, chặt chuối, . . . + Phần lớn các em không có hứng thú trong học tập. Giáo viên chỉ mô tả bằng lời hay trên tranh ảnh không thì sự hứng thú tiếp thu và vận dụng của học sinh để thực hành còn hạn chế. + Thường có thói quen vẽ theo ý thích, dựng thước kẻ, vẽ hình quá nhỏ, bố cục lệch so với khổ giấy. + Mắt nhìn chưa quen nên không ước lượng tỉ lệ được. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là người giáo viên chỉ mô tả bằng lời hay trên tranh ảnh không thì sự hứng thú tiếp thu và vận dụng của học sinh để thực hành vào bài vẽ sẽ có nhiều hạn chế. Nhiều học sinh nhìn mẫu để vẽ được nhưng không thể hiện hết được sự vận dụng giữa mẫu vẽ với thực tế vẫn chưa tốt. Giáo viên còn cứng nhắc chưa thường xuyên tổ chức trò chơi trong từng hoạt động. Với cách dạy không thường xuyên tổ chức trò chơi cho học sinh, thì học sinh sẽ nhàm chán không có sự hứng thú khi vẽ bài. Từ đó, các em không hứng thú và không biết liên 4 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng tưởng đến thực tế để nhận biết rõ và sâu sắc hơn giữa mẫu vật đặt ra của giáo viên với thực tế mà các em biết. Giải pháp thay thê Để khắc phục tình trạng trên, giải pháp của tôi là thông qua phương pháp tổ chức trò chơi học tập để nâng cao hiệu quả các bài vẽ theo mẫu cho học sinh lớp 3A trường Tiểu học Sơn Hiệp. Thông qua kế hoạch bài học của môn Mĩ thuật cụ thể là các bài vẽ theo mẫu trong chương trình lớp 3, Trò chơi học tập được tổ chức xuyên suốt trong từng hoạt động. Việc làm này có tác dụng nhằm giúp học sinh ghi nhớ bản chất mẫu vẽ để vẽ tốt các vật mẫu gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em, cung cấp vốn tiếng Việt cho học sinh, rèn cho các em sự tự tin, mạnh dạn trong quá trình giao tiếp. Vấn đề nghiên cứu: thông qua phương pháp tổ chức trò chơi học tập có nâng hiệu quả các bài vẽ theo mẫu cho học học sinh lớp 3A trường Tiểu học Sơn Hiệp không? Giả thuyêt nghiên cứu: thông qua phương pháp tổ chức trò chơi học tập sẽ nâng hiệu quả các bài vẽ theo mẫu cho học học sinh lớp 3A trường Tiểu học Sơn Hiệp. - Phương pháp tổ chức trò chơi học tập còn có ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ em, tính kiên trì, tự lập, tính tập thể, kỹ năng hành động theo các chuẩn mực ứng xử. Các trò chơi có tác dụng học tập (tranh ảnh, khối hộp, lô tô, đôminô…) hoặc các phương tiện lời nói (câu đố, bài vè, kể chuyện, bắt chước tiếng kêu). - Đối với học sinh Tiểu học, vui chơi vẫn là một thành tố quan trọng trong hoạt động của học sinh. Vì vậy, trò chơi học tập có một số tác dụng sau: 5 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng + Làm thay đổi hình thức hoạt động học tập tạo ra bầu không khí trong lớp học trở nên dễ chịu, thoải mái hơn, học sinh tiếp thu kiến thức tự giác và tích cực hơn. HS thấy vui hơn, cởi mở hơn, thư thái, dễ chịu và khoẻ hơn. + Giúp học sinh rèn luyện, củng cố tiếp thu kiến thức, đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà các em đã được tích luỹ thông qua hoạt động chơi. + Đối với học sinh không có phương tiện nào giúp các em phát triển một cách tự nhiên có hiệu quả, rèn luyện tính tự chủ bằng trò chơi học tập. Qua trò chơi học tập các em biết tự kiềm chế, được tham gia hoạt động học tập tích cực. Trò chơi học tập không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. - Trò chơi học tập được giới hạn bởi không gian và thời gian. Mục đích và nội dung của mỗi trò chơi học tập phụ thuộc vào người tổ chức trò chơi. Vì thế, phải có các không gian để đáp ứng cho từng trò chơi. Mặt khác, dù bất kỳ quy mô chơi như thế nào, thì trò chơi cũng phải có một thời gian nhất định: thời gian chuẩn bị, thời gian nghe, nhìn, thời gian chơi thử và chơi thật. - Quy trình các bước tiến hành tổ chức một trò chơi học tập có hiệu quả như sau: Gồm 5 bước 1. Giới thiệu trò chơi - Nêu tên trò chơi. - Hướng dẫn cách chơi: Vừa mô tả vừa thực hành. - Phân chia nhóm chơi. 2. Chơi thử 3. Nhấn mạnh luật chơi, nhất là những lỗi thường gặp ở nhiều phần chơi thử 4. Chơi thật, xử phạt những người phạm luật chơi 6 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 5. Nhận xét kết quả trò chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh. - Người giáo viên phải hình dung được tổ chức chơi trò chơi này ở đâu, lúc nào, thời gian bao nhiêu cho hợp lý và hiệu quả nhất, để vừa đáp ứng được mục đích, yêu cầu đề ra vừa đảm bảo nâng cao hiệu quả các bài vẽ theo mẫu cho các em học sinh dân tộc lớp 3A trường Tiểu học Sơn Hiệp. - Như vậy, nâng cao hiệu quả các bài vẽ theo mẫu cho các em học sinh dân tộc lớp 3A trường Tiểu học Sơn Hiệp thông qua phương pháp tổ chức trò chơi học tập sẽ giúp cho các em phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Trò chơi học tập làm cho học sinh được phát triển các năng lực một cách tự nhiên, giúp các em trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau từ đó các em tiếp thu kiến thức được dễ dàng. Trò chơi học tập có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập của học sinh; gắn với nội dung bài học và giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, để học. Trò chơi mang sắc thái tình cảm đi kèm cảm giác thoả mãn. Khi chơi trẻ sẽ tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm các tình huống, học cách lập luận để đạt kết quả. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Tôi tiến hành nghiên cứu tại Trường Tiểu học Sơn Hiệp vì học sinh trong trường sẽ thuận lợi cho quá trình nghiên cứu đề tài. Về giáo viên: bản thân tôi là giáo viên chuyên Mĩ thuật cùng dạy cả lớp Thực nghiệm và Đối chứng. Về học sinh: Đối tượng học sinh hai lớp 3A và 3C Trường Tiểu học Sơn Hiệp có số học sinh tương đương cả về nam và nữ, học sinh dân tộc cụ thể: Bảng 1: Thành phần học sinh lớp 3A và 3C 7 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Lớp Số học sinh các nhóm Dân tộc Tổng số Nam Nữ Kinh Raglay 3A 11 HS 5 HS 6 HS 0 HS 11 HS 3C 10 HS 3HS 7 HS 1 HS 9 HS Ý thực học tập của tất cả các em ở hai lớp này đều như nhau về kết quả học tập năm học 2012-2013 thì cả hai lớp đều tương đương nhau về mức độ hoàn thành các bài vẽ theo mẫu trong môn Mĩ thuật. 3.2. Thiêt kê Chọn hai lớp nguyên vẹn 3A là nhóm Thực nghiệm và 3C là nhóm Đối chứng. Dùng kết quả bài vẽ theo mẫu: bài “Vẽ quả” làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm tra sự chênh lệch về điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động. Kết quả: Bảng 2: Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương Trung bình cộng P Đối chứng Thực nghiệm 5,9 5,6 0,203 P=0,203>0,05 do đó ta kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm Thực nghiệm và Đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được gọi là tương đương. Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra Tác động Kiểm tra 8 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trước tác sau tác động động Thực O1 Dạy học có tổ chức trò chơi học tập nghiệm O3 trong các bài vẽ theo mẫu. Đối chứng O2 Dạy học không tổ chức trò chơi học tập O4 trong các bài vẽ theo mẫu. Sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập. 3.3. Quy trình nghiên cứu Tại lớp 3C tiến hành dạy bình thường (đối chứng) Tại lớp 3A (thực nghiệm) thiết kế bài học: tổ chức các trò chơi học tập trong các bài vẽ theo mẫu nhằm giúp học sinh nhận biết rõ về mẫu vật, rèn luyện kĩ năng và củng cố được các bước vẽ, bản chất thực tế của nó để vẽ bài được tốt hơn cho học sinh trước khi vẽ theo mẫu. Tiến hành tác động: Trong thời gian từ 18/10/2013 đến 28/3/2014, giáo viên tiến hành tổ chức trò chơi trong các tiết học vẽ theo mẫu ở Hoạt động 1: Quan sát nhận xét; Hoạt động 2: Cách vẽ; và Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. Tiến hành dạy thực nghiệm theo thời khóa biểu đã lập sẵn của nhà trường cụ thể: Bảng 4: Thời gian thực nghiệm Thứ ngày Môn/ Tiết lớp chương Tên bài dạy trình Sáu Mĩ thuật 18/10/2013 3A 15/11/2013 Mĩ thuật 7 Vẽ theo mẫu: Vẽ cái chai 11 Vẽ theo mẫu: Vẽ cành lá 9 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 3A 06/12/2013 03/01/2014 28/02/2014 28/3/2014 Mĩ thuật 3A Mĩ thuật 3A Mĩ thuật 3A Mĩ thuật 3A 14 Vẽ theo mẫu: Vẽ con vật quen thuộc 18 Vẽ theo mẫu: Vẽ lọ hoa 23 Vẽ theo mẫu: Vẽ cái bình đựng nước 27 Vẽ theo mẫu: Vẽ lọ hoa và quả 3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu Bài kiểm tra trước tác động là kết quả bài vẽ theo mẫu: “Vẽ quả”. Bài kiểm tra sau tác động là kết quả bài vẽ theo mẫu: “Vẽ lọ hoa và quả”, tôi tổ chức cho học sinh vẽ bài và chấm điểm dựa trên thang điểm đã xây dựng ở phần phụ lục. 4. Phân tích dữ liệu và kêt quả Sau thời gian tiến hành tác động thời gian từ 18/10/2013 đến 28/3/2014, tiến hành cho học sinh 2 nhóm (Thực nghiệm và Đối chứng) làm bài kiểm tra sau tác động cũng là bài vẽ theo mẫu: “Vẽ lọ hoa và quả”, thông qua tiết dạy có lồng ghép các trò chơi học tập. Trên cơ sở kết quả thu được, chúng tôi tiến hành phân tích dữ liệu qua các thông số: Tính giá trị chênh lệch qua giá trị trung bình của các bài kiểm tra trước và sau tác động: Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Điểm trung bình Đối chứng Thực nghiệm 6,4 7,3 10 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Độ lệch chuẩn 0,8 Giá trị P của phép kiểm chứng T-test 0,7 0,005 Chênh lệch giá trị trung bình chuấn SMD 1,1 Trước tác động cả hai nhóm là tương đương, sau kiểm tra kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả P=0,005 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm Thực nghiệm và nhóm Đối chứng rất có ý nghĩa tức là chênh lệch điểm trung bình nhóm Thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm Đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động mà có. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 7,3  6,4 1,1 0,8 Đối chiếu bảng tiêu chí Côhen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD=1,1 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có tổ chức trò chơi trong các bài vẽ theo mẫu, qua đây các em nhận biết rõ về mẫu vật, rèn luyện kĩ năng và củng cố được các bước vẽ, bản chất thực tế của nó để vẽ bài được tốt hơn đã được kiểm chứng. 11 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 5. Bàn luận - Cơ sở để lựa chọn các đối tượng học sinh để nghiên cứu cho đề tài là: + Cùng học một chương trình như nhau (lớp 3). + Điều kiện học tập như nhau (Điểm Đội 4). + Ý thức học tập như nhau. + Trình độ như nhau, vốn Tiếng Việt như nhau. + Giáo viên Mỹ thuật có trình độ chuyên môn Cao đẳng Mỹ thuật. Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề tài đặt ra. 12 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Việc tổ chức trò chơi học tập trong tiết dạy thông qua các hoạt động: Quan sát nhận xét, hướng dẫn cách vẽ và nhận xét đánh giá cho học sinh hai lớp 3A và 3C trường Tiểu học Sơn Hiệp là có khả năng thực hiện. Để tạo tính hiệu quả cần phải tiếp tục được nghiên cứu và phát triển. Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm Thực nghiệm có điểm trung bình cộng bằng 7,3 và kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm Đối chứng có điểm trung bình cộng bằng 6,4 tính ra độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,9 cho thấy điểm số trung bình cộng của hai lớp có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp Đối chứng. Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của bài kiểm tra là SMD=1,1 đối chiếu ta thấy mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn. Dùng phép kiểm chứng Ttest độc lập cho biết chênh lệch giá trị điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là P=0,005<0,05. Kết quả khẳng định sự chênh lệch giá trị điểm trung bình của hai nhóm là do tác động mà có thiên về nhóm Thực nghiệm chứ không phải là ngẫu nhiên. * Hạn chê: - Nghiên cứu này đòi hỏi tăng thời lượng soạn giảng của GV vì giáo viên phải nghiên cứu các trò chơi để đưa vào kế hoạch bài dạy. - Giáo viên cần phải biết lựa chọn trò chơi phù hợp, nắm được mục đích, cách tổ chức và hướng dẫn cách chơi cho học sinh. - GV cần có sự nhiệt tình luôn tìm tòi nhiều trò chơi để thiết kế bài học hợp lý gây hứng thú cho học sinh bồi dưỡng lòng say mê các bài vẽ theo mẫu cho các em học sinh dân tộc lớp 3A, 3C trường Tiểu học Sơn Hiệp. 6. Kêt luận và khuyên nghi Kêt luận 13 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Qua một thời gian tổ chức trò chơi cho học sinh trong các bài vẽ theo mẫu cho thấy hiệu quả mang lại khá cao, cụ thể: Học sinh lớp 3A (thực nghiệm) đã có hứng thú và ghi nhớ sâu hơn về mẫu vẽ từ đó các em đã tiến hành bài vẽ tốt hơn về hình vẽ, màu sắc, bố cục. Như vậy việc dạy học có tổ chức trò chơi trong các bài vẽ theo mẫu đã giúp các em nâng cao hiệu quả các bài vẽ. Khuyên nghi Đối với các cấp lãnh đạo cần quan tâm đầu tư thêm về cơ sở vật chất như: phải có phòng học riêng dành cho môn mĩ thuật đảm bảo rộng rãi đủ ánh sáng và không gian phù hợp, môn mĩ thuật cũng cần phải đặc biệt quan tâm như một môn học khác tránh tình trạng chỉ xem thường như một môn phụ chỉ dạy sơ qua. Đầu tư mua sắm thêm các đồ dùng, tranh ảnh phục vụ môn học nhất là các loại mẫu vật phục vụ các tiết dạy theo mẫu. Đối với giáo viên khi dạy các bài vẽ theo mẫu cần tổ chức các tổ chức trò chơi nhằm tạo hứng thú và sự ghi nhớ sâu sắc cho học sinh về mẫu vật với thực tế giúp các em nâng cao hiệu quả các bài vẽ. Với kết quả đề tài này của mình, tôi hy vọng rằng các giáo viên chuyên mĩ thuật trên địa bàn huyện Khánh Sơn sẽ áp dụng có hiệu quả việc tổ chức trò chơi trong các bài vẽ theo mẫu để giúp các em nâng cao hiệu quả các bài vẽ./. Sơn Hiệp, ngày 31 tháng 3 năm 2014 Người viêt Võ Thị Huyền 14 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan