Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn nâng cao hiệu quả sử dụng di sản trong dạy học âm nhạc...

Tài liệu Skkn nâng cao hiệu quả sử dụng di sản trong dạy học âm nhạc

.DOC
11
1108
122

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Khoa học thành phố Ninh Bình Tôi là: Phạm Thị Thu Hằng Năm sinh: 12/11/1983 Nơi công tác: Trường THCS Lê Hồng Phong Chức danh: Giáo viên Trình độ chuyên môn: ĐHSP Âm nhạc Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Nâng cao hiệu quả sử dụng Di sản trong dạy học âm nhạc ở trường THCS I. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Phương pháp dạy học bộ môn âm nhạc II. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN: Phạm Thị Thu Hằng III. THỜI GIAN ÁP DỤNG: từ tháng 2/2013 IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN 1. Nội dung sáng kiến: Căn cứ vào đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc, căn cứ vào mục tiêu và thời lượng của môn học. Căn cứ vào đặc điểm tiếp thụ âm nhạc của học sinh đại trà, chương trình môn âm nhạc trường THCS được cấu trúc dựa trên những nguyên tắc: Lấy Học hát làm trọng tâm, học Nhạc lí- Tập đọc nhạc để nâng cao, coi trọng truyền thụ những kiến thức âm nhạc phổ thông, tất cả nhằm xây dựng và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc để hình thành một trình độ học vấn âm nhạc phổ thông. Cấu trúc chương trình môn học âm nhạc gồm 3 phân môn: Học Hát, Nhạc lí - Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức. Đặc biệt, căn cứ vào: 1 - Luật Giáo dục, Điều 5. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục: “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”. - Khuyến nghị của UNESCO: “Khuyến nghị về bảo vệ văn hóa truyền thống và văn hóa dân gian”. Chính vì vậy Bộ Giáo dục và Đào Tạo đã có công văn liên ngành số 73/HDBGD&ĐT- BVH-TT&DL ngày 16/1/2013 giữa Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Bộ Văn Hóa-Thể Thao và Du Lịch về: Sử dụng Di sản trong dạy học ở trường phổ thông các môn học: Lịch sử, Địa lí và Âm nhạc. Trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2013-2014 Bộ GD&ĐT cũng hướng dẫn các Sở GD&ĐT triển khai nhiệm vụ, trong đó có nội dung Sử dụng Di sản trong dạy học. *Di sản là gì? - Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể( bao gồm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên) là sản phẩm tinh thần,vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. - Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc anh em, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kế thừa và tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay. Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của Di sản văn hóa nhân loại. - Di sản văn hóa được chia thành 2 loại: + Di sản văn hóa vật thể: di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia... + Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian, nghệ thuật dân gian, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, nghề thủ công, ... Di sản văn hóa Việt Nam đặc biệt là Di sản văn hóa phi vật thể có sức sống mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 1.1. Giải pháp cũ thường làm 1.1.1. Nội dung giải pháp: 2 - Thực tế trước đây khi bàn về các điều kiện giáo dục, dạy học, nhìn chung các tài liệu về lí luận dạy học bộ môn âm nhạc hầu như chưa đề cập đến các điều kiện, phương tiện dạy học là các Di sản văn hóa. Gần đây trong phong trào xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực, một trong những hoạt động được đặt ra là tổ chức cho học sinh tham gia chăm sóc các Di sản , chủ yếu là các di tích mang tính lịch sử của địa phương. Việc khai thác các Di sản văn hóa ở địa bàn nhà trường như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục ít khi được quan tâm hoặc nếu có cũng chỉ mang tính tự phát. Vì vậy vai trò, thế mạnh của những Di sản văn hóa đa dạng, muôn hình muôn vẻ ở địa phương gần như chưa được nghành Giáo dục biết đến và tận dụng. - VD trong tiết học âm nhạc phần Âm nhạc thường thức lớp 6: Sơ lược dân ca Việt Nam, giáo viên vẫn cho các em nghe những bài dân ca, dân vũ. Nhưng chưa nhấn mạnh tô đậm hát Quan Họ ở Bắc Ninh- Bắc Giang, các em không được nghe giới thiệu các làn điệu dân ca khác, không được tìm hiểu về hình thức âm nhạc truyền thống hát Ca Trù ở Hà Nội. Hoặc khi giới thiệu bài: Âm nhạc thường thức lớp 8: Một số nhạc cụ dân tộc. Giáo viên có cho học sinh xem, quan sát, hình ảnh Cồng, Chiêng, đàn T'rưng v..v nhưng chưa chú trọng vào “Không gian văn hóa Cồng- Chiêng Tây Nguyên”, chưa được xem biểu diễn sinh hoạt văn hóa Cồng, Chiêng Tây Nguyên– là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận năm 2005. - Di sản văn hóa phi vật thể là cái vô hình, chỉ được lưu truyền và biểu hiện bằng hình thức trình diễn - truyền miệng như các làn điệu dân ca, nhã nhạc cung đình, không gian văn hóa cồng chiêng… Nghe và thẩm thấu chứ không nhìn thấy được. Là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, nên di sản văn hóa phi vật thể thể hiện một bản sắc riêng không hòa lẫn vào đâu được. Tuy nhiên, trong cuộc đấu tranh sinh tồn với quy luật cuộc sống có những di sản văn hóa đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền. Ca trù là một hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo nhưng ít ai nối gót theo nghề, hát Xoan, hát Ghẹo còn xa lạ ngay trên chính mảnh đất mà nó sinh ra. Những trò chơi dân gian vào các dịp lễ tết đang thưa vắng dần và ngày một lùi xa vào quá khứ. Tất 3 cả như những hồi chuông đang lên tiếng báo động về “sự ra đi thầm lặng” của những báu vật tinh thần. Trong lúc đó không thể phủ nhận vai trò và sức bền của Di sản văn hóa đối với việc hình thành nhân cách và trí tuệ con người đặc biệt góp phần hoàn thiện những giá trị cao đẹp về chân - thiện - mỹ. Sử dụng Di sản trong dạy học sẽ giúp thế hệ trẻ có cái nhìn đúng đắn hơn về những giá trị văn hóa dân tộc, hình thành và nâng cao ý thức trân trọng, giữ gìn và bảo vệ các tài sản người xưa để lại. 1.1.2. Những nhược điểm của giải pháp cũ: - Học sinh chưa có hiểu biết nhất định về những giá trị của các Di sản, vì thế sẽ không có ý thức gìn giữ, bảo vệ các Di sản của đất nước. - Không tạo được hứng thú trong học tập, không giúp cho quá trình học của học sinh hấp dẫn hơn. Hạn chế trong phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, phát triển một số kĩ năng sống cho học sinh 1.2. Giải pháp mới cải tiến Tính mới - tính sáng tạo 1.2.1 Về hình thức: Có nhiều hình thức sử dụng Di sản trong dạy học khác nhau, nhưng đặc trưng nhất trong việc sử dụng Di sản trong dạy học âm nhạc ở trường phổ thông đó là: * Sử dụng Di sản dạy học trên lớp: Đây là hình thức sử dụng Di sản trong dạy học dễ thực hiện hơn cả,có khả năng thực thi rất hiệu quả. Để thực hiện giờ dạy, giáo viên có tìm hiểu kĩ nội dung bài dạy, tìm hiểu và chọn lọc những tài liệu nào thuộc về di sản liên quan và có thể phục vụ cho bài dạy. Tài liệu về Di sản đóng vai trò là một nguồn kiến thức góp phần bổ sung, cụ thể hóa, làm phong phú hơn nội dung bài học. Ngoài các kênh hình có sẵn trong SGK thì việc sưu tầm tài liệu về các Di sản vào dạy học là điều cần thiết. VD: Khi giới thiệu bài Một số nhạc cụ dân tộc (ÂNTT- lớp 8) giáo viên ngoài thực hiện giải pháp cũ thường làm là giới thiệu cho học sinh biết một số nhạc cụ dân tộc Việt Nam thì bây giờ giáo viên cho học sinh xem hình ảnh và nghe các nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Đặc biệt giáo viên giới thiệu đến các em Không gian văn 4 hóa Cồng, chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Qua đó giáo dục học sinh có ý thức tìm hiểu, bảo vệ và gìn giữ các nhạc cụ dân tộc Việt Nam. *Dạy học tại Di sản: Có một cách gọi khác là dạy học tại thực địa. Đó là cách tiến hành một giờ dạy học tại nơi có Di sản hay (tại thực địa). Trong một năm, trong một Học kì có thể tổ chức được 1, 2 tiết dạy học tại Di sản. Có thể gộp 4, 5 tiết trong một học kì, dùng quỹ thời gian đó để tập trung chuẩn bị cho một giờ dạy tại Di sản. Giáo viên cũng có những yêu cầu cụ thể và chuẩn bị trước cho học sinh về tư tưởng, kiến thức chuyên môn. Đối với bài học có trong SGK môn học âm nhạc thì bài giảng tại Di sản cần bổ sung các tài liệu địa phương phù hợp bằng cách vừa giảng, vừa kết hợp tổ chức cho học sinh quan sát, tìm hiểu các hiện vật, chứng tích thực địa có liên quan tới bài học. Hoặc sau khi giảng dạy xong nội dung bài học, giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát, tìm hiểu các loại tài liệu, hiện vật liên quan đến bài. VD: Khi dạy bài học Sơ lược dân ca Việt nam- phần ÂNTT lớp 6. Giáo viên có thể kết hợp cho học sinh tham quan học tập tại Nhà hát Chèo Ninh Bình để tìm hiểu về một thể loại âm nhạc truyền thống đó là Hát Xẩm, mà Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi, là quê hương của loại hình nghệ thuật hát Xẩm, là nơi có những nghệ nhân tiêu biểu (nghệ nhân Hà Thị Cầu – được coi là người hát Xẩm cuối cùng của thế kỷ XX). Nhà hát chèo Ninh Bình đã và đang nỗ lực thực hiện khôi phục, bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát “Xẩm” * Sử dụng Di sản trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Trong một năm học có những ngày lễ lớn của đất nước, những ngày kỉ niệm, ngày truyền thống của quê hương, đất nước như: Ngày Quốc Khánh 2/9, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập QĐND Việt Nam 22/12…Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh các hoạt động có thể theo từng lớp, theo từng khối học, theo nhà trường…Chúng ta nên kết hợp với cán bộ phụ trách Đoàn, Đội của nhà trường để tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động gắn liền với Di sản địa phương. Thông 5 qua các hoạt động này học sinh sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong học tập, nâng cao năng lực nhận thức và hứng thú học tập, khả năng giao tiếp, khả năng tổ chức…. VD: Để tiến tới chào mừng ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và để hiểu rõ công lao của Bác Hồ, nhà trường và giáo viên phối hợp tổ chức cho học sinh sưu tầm, sử dụng các tài liệu, những hình ảnh chụp những hiện vật ở Bảo tàng, nhà truyền thống, và phát động cuộc thi Văn nghệ với chủ đề về Đảng, về Bác. 1.2.2. Về phương pháp: Trong đổi mới phương pháp giáo dục phải luôn đề cao vai trò hoạt động, chủ động của học sinh. Đó là dạy học theo hướng “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học”. Theo từ điển tiếng Việt tích cực là “Chủ động, hướng hoạt động” nhằm tạo ra những thay đổi, phát triển “hăng hái, năng nổ với công việc”. Theo các nhà giáo dục học “Tích cực hóa” là một tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. Hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục nhằm đạo tạo những con người năng động, thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng. Người ta có thể coi tính tích cực là một điều kiện, là kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục. Tính tích cực học tập thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Tính tích cực học tập liên quan với động cơ học tập - động cơ sáng tạo ra hứng thú, hứng thú là tiên đề của tính tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lí tạo nên tính tích cực. Phương pháp tích cực hướng tới hoạt động hóa,tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học. Tức là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học dưới sự điều khiển hướng dẫn, lãnh đạo của người dạy. Bởi vì phương pháp dạy chỉ đạo 6 phương pháp học. Nhưng thói quen học tập của học sinh cũng có ảnh hưởng tới phương pháp dạy của thầy. Vì vậy giáo viên phải kiên trì dùng phương pháp dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động, vừa sức học sinh và nâng dần từ thấp lên cao. Trong đổi mới phương pháp phải có sự hợp tác thầy trò, sự phối hợp hoạt động dạy và học thì mới thành công. Dạy học tích cực hay các phương pháp tích cực có dấu hiệu đặc trưng là: Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh; dạy học trú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác; kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Một số phương pháp dạy học khi sử dụng Di sản: * Trình bày miệng: - Lời nói giữ vai trò chủ đạo đối với việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Việc trình bày miệng không chỉ giúp học sinh khôi phục hình ảnh về nội dung bài học đang nghiên cứu mà còn giúp các em nhận thức sâu sắc kiến thức, trình bày những suy nghĩ, hiểu biết trong nghiên cứu, tìm tòi. - Có nhiều cách trình bày miệng: tường thuật, miêu tả, kể chuyện, giải thích, v..v… VD: Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết được: Có đến 6 Di sản thế giới ở VN gắn liền với sinh hoạt văn hóa và âm nhạc, đó là: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ Bắc Ninh- Bắc Giang, Ca trù, hát Xoan Phú Thọ và Dân ca tài tử Nam Bộ. * Sử dụng đồ dùng trực quan: - Đồ dùng trực quan hiện vật: Bao gồm những di tích văn hóa, di tích lịch sử và cách mạng, những di vật khảo cổ hoặc di vật thuộc các thời đại lịch sử. - Đồ dùng trực quan tạo hình: hình vẽ, phim ảnh,tranh ảnh… - Sử dụng trao đổi, đàm thoại: Khi sử dụng tranh, ảnh về Di sản trong bài học, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nêu câu hỏi gợi mở để học sinh tìm hiểu nội dung bài học, cuối cùng giáo viên đánh giá, chốt lại thành kiến thức. 7 VD1: Khi tham quan học tập tại Nhà hát Chèo Ninh Bình, các em sẽ được tận mắt xem các nhạc cụ dân tộc như Trống, đàn Đáy, đàn Nhị, v…v..được xem và nghe các nghệ sĩ biểu diễn… VD2: Khi dạy bài Học hát Lí cây đa - lớp 7. Giáo viên có thể cho học sinh xem hình ảnh các “liền anh, liền chị” hát quan họ, và nghe một vài trích đoạn hát Quan họ. - Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.VD: Sử dụng máy vi tính và phần mềm Powerpoint góp phần đảm bảo tính trực quan trong dạy học. 2. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả các giáo viên (kể cả giáo viên kiêm nhiệm) và các trường học trong toàn Tỉnh. V. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Sáng kiến sẽ được áp dụng hiệu quả khi giáo viên biết khai thác và phát huy giá trị Di sản trong việc dạy học, giáo dục ở trường phổ thông - Thực tế ở địa phương có nhiều các di tích được xếp hạng Cấp Quốc gia, trong đó Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư và danh thắng Tam Cốc Bích Động được xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt. Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới. Đó cũng là một thuận lợi cho việc dạy học sử dụng Di sản. - Cần xác định và sử dụng kết hợp tối đa khung thời gian: Hoạt động ngoại khóa, chương trình ngoài giờ, chương trình địa phương, các tiết chào cờ, sinh hoạt tập thể cho các hoạt động giáo dục Di sản. Để thực hiện đào tạo các em học sinh trở thành những người phát triển toàn diện về: Đức - Trí - Thể - Mĩ… ngoài việc người thầy phải có năng lực thực sự ra thì việc khách quan, ngoại cảnh, khuôn viên, môi trường là những điều tác động lớn đến các em. - Nhà trường có sự phối hợp chặt chẽ với các cán bộ nghiên cứu, cơ quan quản lí Di sản để tiếp cận Di sản, nhận dạng giá trị Di sản và khai thác Di sản một cách phù hợp, hiệu quả. 8 VI. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC 1. Hiệu quả kinh tế: - Khi nhà trường tổ chức cho học sinh đi tham quan học tập tại Di sản cũng đã góp phần tiết kiệm lớn quỹ thời gian cho giáo viên và học sinh. Trong một buổi học tại Di sản, học sinh được thu thập một số thông tin thay vì phải tìm hiểu khắp nơi. Tại Di sản, các em được nghe các nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật thay vì phải chờ đợi, hay xem một chương trình biểu diễn Nghệ thuật qua thông tin đại chúng. + Kĩ năng quản lí thời gian: Đó là khả năng con người biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc chính, trọng tâm trong một thời gian nhất định + Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Kĩ năng này giúp học sinh có thể thu được những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác và kịp thời. 2. Hiệu quả xã hội: 2.1. Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh: Các di sản văn hóa dù là vật thật hay ảo (thể hiện qua tranh,ảnh, phim…) sử dụng trong dạy học,giáo dục đều góp phần nâng cao tính trực quan giúp người học mở rộng khả năng tiếp cận với đối tượng, hiện tượng liên quan đến bài học tồn tại trong Di sản. 2.2. Giúp học sinh phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức: Di sản văn hóa là phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn một số kĩ năng học tập như: kĩ năng quan sát, thu thập, xử lí thông tin, thảo luận nhóm, qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu được. Thông qua Di sản có thể tiếp cận với nhiều kiến thức của các môn học khác. VD: Học hát về Dân ca. Các em được kết hợp kiến thức môn Địa lí. Dân ca Quan họ Bắc Ninh thuộc vùng nào?( Đồng bằng Bắc Bộ). Kết hợp kiến thức môn Văn: Sau khi học xong bài hát em có thể diễn đạt nội dung bài hát bằng một đoạn văn hoặc một bài thơ v..v… 2.3. Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh: Hứng thú nhận thức là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến cường độ và hiệu quả của quá trình học tập. Thông qua Di sản các em có những hiểu biết thêm về Lịch sử đất nước, lịch sử 9 địa phương…càng yêu thích những làn điệu dân ca, những câu tục ngữ, Hò, Vè, Hát ru…từ đó có ý thức bảo tồn, giữ gìn Di sản. 2.4. Phát triển trí tuệ của học sinh: Học sinh được tiếp cận Di sản đúng mục đích, đúng lúc với những phương pháp dạy học phù hợp, với sự hướng dẫn chi tiết mang tính định hướng, kích thích tư duy, giáo viên sẽ giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, khả năng xử lí thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp và so sánh, qua đó phát triển trí tuệ của các em. 2.5. Giáo dục nhân cách học sinh: Di sản văn hóa là một trong những phương tiện dạy học đa dạng, sống động nhất. Ẩn chứa trong Di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nên nó có khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách của học sinh. 2.6. Góp phần phát triển một số kĩ năng sống ở học sinh: - Kĩ năng giao tiếp: Học sinh được rèn luyện cách trình bày, diễn đạt suy nghĩ, quan điểm, nhu cầu, mong muốn, cảm xúc của bản thân dưới hình thức nói, viết, `giúp học sinh có mối quan hệ tích cực với người khác, đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới. - Kĩ năng lắng nghe tích cực: - Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng: Học sinh có thể diễn đạt ý kiến,quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của bản thân, thông qua các hình thức nói, viết, và cả ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười…) - Kĩ năng hợp tác: Là chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. - Kĩ năng tư duy phê phán: Khi học tập về Di sản, học sinh được thu thập thông tin theo từng nội dung, so sánh, đối chiếu, đưa ra những nhận định về những mặt tích cực, hạn chế của vấn đề. - Kĩ năng đảm nhiệm, trách nhiệm: Giáo viên giao nhiệm vụ rõ ràng, học sinh tiếp nhận nhiệm vụ và trao đổi nhóm, phân công nhau và thực thi nhiệm vụ được giao một cách có ý thức, nhiệt tình và có kết quả. 10 - Kĩ năng đặt mục tiêu: Ở từng hoạt động cụ thể, học sinh cần biết mình phải đạt được cái gì sau buổi tìm hiểu Di sản và phải làm gì để đạt được mục tiêu đó. Kĩ năng đặt mục tiêu giúp học sinh hoạt động có mục đích, có kế hoạch và có khả năng thực hiện được mục tiêu do chính mình xác định. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thành phố Ninh Bình ngày tháng năm NGƯỜI NỘP ĐƠN (Kí, ghi rõ họ tên) TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG XÁC NHẬN 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất