Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn nâng cao hiệu quả giáo dục lòng tin cho học sinh trong dạy học môn gdcd...

Tài liệu Skkn nâng cao hiệu quả giáo dục lòng tin cho học sinh trong dạy học môn gdcd

.DOC
15
126
76

Mô tả:

1 2 MỤC LỤC Trang A- ĐẶT VẤN ĐỀ I- Lời nói đầu 4 II- Thực trạng giáo dục lòng tin cho học sinh trong dạy học môn GDCD 4 B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I- Các giải pháp thực hiện giáo dục lòng tin cho học sinh. 6 II- Các biện pháp để tổ chức thực hiện: 9 III. Kết quả đạt được 12 C- KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT I. Kết luận 14 II. Ý kiến đề xuất: 14 3 A- ĐẶT VẤN ĐỀ I- Lời nói đầu: Mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông chúng ta là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ đó sẽ là những công dân tương lai những người lao động mới phát triển hài hoà trên tất cả các mặt đức dục, trí dục, mỹ dục, lao động,những người sẽ xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, sẽ nâng cao đời sống vật chất,tinh thần của nhân dân ngày càng tươi đẹp và hạnh phúc. Để hình thành và phát triển những con người như vậy, nhà trường trung học phổ thông phải có chương trình, nội dung giáo dục,giáo dưỡng phù hợp với đất nước con người Việt Nam,phù hợp với thời đại.Yêu cầu khách quan đó được quán triệt trong tất cả các chương trình và nội dung học tập của toàn bộ các môn trong nhà trường nói chung, trong đó có môn giáo dục công dân(GDCD). Cùng với các môn khoa học khác, môn GDCD góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động mới, vừa có tri thức khoa học vừa có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị, tư tưởng, vừa có ý thức trách nhiệm đối với gia đình và đối với chính bản thân mình. Hơn nữa,.môn GDCD không chỉ cung cấp cho những công dân tương lai những tri thức vừa khái quát hoá,mà còn thông qua môn học giúp cho người học hình thành và phát triển phương pháp suy nghĩ và hành động phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người. Với vị trí đó, yêu cầu của môn GDCD là học sinh phải có niềm tin vào tri thức khoa học, vào cuộc sống, định hướng đúng về chính trị , tư tưởng, đạo đức trong các hoạt động xã hội, trong cuộc sống hiện tại và sau này. Để đạt được yêu cầu đó đòi hỏi trong giảng dạy môn GDCD giáo viên phải giáo dục lòng tin cho học sinh đối với tri thức môn học.Với lí do đó tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả giáo dục lòng tin cho học sinh trong dạy học môn GDCD” II- Thực trạng giáo dục lòng tin cho học sinh trong dạy học môn GDCD 1- Thực trạng: Trong nhà trường trung học phổ thông,môn GDCD được xếp cùng loại với các môn khoa học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một hệ thống tri thức khoa học theo quy định của chương trình môn học.Nhưng nhiệm vụ này của môn GDCD 4 có điểm khác biệt so với các môn học khác.Trước hết, về mặt nhận thức,ở môn học này vấn đề lòng tin vào chân lý của bài học là một vấn đề lớn, một yêu cầu giáo dục thể hiện đậm nét cuộc đấu tranh giữa các xu hướng khác nhau trong xã hội.Yêu cầu giáo dục này đòi hỏi phải được quán triệt trong toàn bộ tiến trình của môn học. Không phải các môn học khác không có nhiệm vụ giáo dục lòng tin. Nhưng trong thực tế giảng dạy, trước những bài học của các môn học khác, việc thực hiện yêu cầu này không thành một vấn đề gay gắt như đối với môn GDCD: học sinh hầu như không băn khoăn về tính chân lý của bài học.Còn đối với môn GDCD,yêu cầu này đặt ra với đa số nội dung của nó.Và thực tế của môn học này cho thấy việc thực hiện yêu cầu này có khó khăn. Từ kết qủa theo dõi, việc giảng dạy môn học nhiều năm qua, tôi có thể nhận xét tổng quát thực trạng dạy học môn GDCD là chưa tạo được lòng tin cho học sinh vào tri thức môn học. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó: Thứ nhất: Nhiều giáo viên đã đơn giản hoá, tầm thường hoá những tri thức khoa học của môn GDCD.Điều này thể hiện trong việc truyền thụ tri thức một cách hình thức, không giúp học sinh nắm được tri thức phổ thông, cơ bản, thiết thực. Thứ hai: Khuynh hướng tách rời lý luận với thực tiễn và thực tiễn với lý luận,những biểu hiện không đúng trong việc vận dụng những tri thức lý luận của môn học vào cuộc sống. Không có tri thức của bộ môn khoa học nào lại gắn chặt với đời sống xã hội như tri thức của môn GDCD. Dường như bất kỳ tri thức nào của nó cũng liên quan với các hiện tượng của đời sống thường ngày của con người, kể cả cuộc sống của học sinh. Song, nếu chỉ truyền thụ tri thức lý luận sẽ làm cho học sinh không tiếp thu nổi do mức độ trừu tượng và khái quát cao của nó. Nhưng nếu vận dụng một cách vụmg về, thô thiển sẽ hạ thấp giá trị của lý luận, không khái quát hoá thực tiễn phục vụ lý luận. Thứ ba: một số giáo viên thiếu tự tin, thiếu sáng tạo, tự ti, mặc cảm trong giảng dạy môn GDCD. Mặt khác, thực tế hiện nay cho thấy, yêu cầu sử dụng phương pháp mới và các thiết bị dạy học chưa được thực hiện đồng bộ và còn phụ thuộc vào đối tượng học sinh. Giáo viên lên lớp giảng bài mới chỉ thực hiện được mục tiêu về kiến thức 5 của bài học, còn mục tiêu về tư tưởng thái độ chưa được chú trọng. Có giáo viên còn bỏ qua mục tiêu này, do vậy khi giáo viên chuẩn bị bài giảng và khi giảng bài trên lớp sẽ không đề cập đến việc tạo dựng lòng tin cho học sinh vào tri thức môn học 2- Kết quả thực trạng: Vì không thấy được tầm quan trong của môn GDCD nên nhiều giáo viên không đầu tư cho giáo án,không thật sự tâm huyết trong bài giảng của mình.Do đó dẫn đến một thực tế là: Các giờ dạy môn GDCD giáo viên không khắc sâu được kiến thức cơ bản và không giáo dục được lòng tin cho học sinh vào những tri thức môn học.Từ chỗ không hiểu bài, học sinh sẽ không có lòng tin vào tri thức môn học,dẫn đến học sinh không thích học môn GDCD.Các giờ học tẻ nhạt,nhàm chán học sinh không chú ý học thậm chí có học sinh còn không ghi bài mang môn khác ra học.Điều này cũng có nghĩa môn học không đáp ứng được mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Từ thực tế dạy học ở trường trong nhiều năm qua,tôi đã chọn đối tượng thực nghiệm và đối chứng là học sinh 6 lớp 11: 11B4,11B5,11B6,11B7,11B8,11B9 có số lượng học sinh như nhau,trình độ nhận thức tương đương nhau,tinh thần thái độ học tập của học sinh 6 lớp đều rất tốt .Tôi tiến hành dạy với 2 cách dạy khác nhau. Lớp 11B4,11B5,11B6 là 3 lớp thực nghiệm,tôi đã sử dụng phương pháp giáo dục lòng cho học sinh.Còn 3 lớp: 11B7,11B8,11B9 là các lớp đối chứng trong bài dạy tôi không sử dụng các phương pháp giáo dục lòng tin.Sau khi dạy xong bài học không sử dụng các phương pháp giáo dục lòng tin cho học sinh,tôi đã nêu câu hỏi khảo sát thái độ học sinh “ Em có thích học môn GDCD không” Kết quả tôi đã thu được như sau: Đối tượng điều tra Thích học Bình thường Không thích học Không tỏ thái độ 11B7,11B8,11B9 0 học sinh 55 học sinh 55 học sinh 25 học sinh (135 học sinh) (0 %) (41 %) (41 %) (18%) B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I- Các giải pháp thực hiện giáo dục lòng tin cho học sinh. 1- Quan niệm về giáo dục lòng tin cho học sinh: 6 Đây là lòng tin vào chân lý của những tri thức mà môn học giáo dục cho học sinh. Môn học này có những tri thức đặc biệt - những tri thức về thế giới quan, nhân sinh quan, những tri thức về lý tưởng nhân đạo mà xã hôi phải phấn đấu thực hiện trong tương lai, hình thái xã hội cộng sản chủ nghĩa, về phẩm chất đạo đức của con người trong xã hội nước ta, v.v…Đây là những tri thức rất quan trọng nhưng lại đòi hỏi phải có lòng tin của mọi người vì tính chân lý của chúng chỉ có thể nhận thức được trong quá trình dạy - học, rèn luyện một cách nghiêm túc, sáng tạo. Giáo dục lòng tin đối với những tri thức quan trọng cũng đồng thời là khắc sâu cho học sinh tri thức cơ bản của môn học. Thực hiện nhiệm vụ giáo dục này có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. 2. Các phương pháp giáo dục lòng tin cho học sinh: a- Phương pháp triết lý hoá: Để hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt này, triết lý hóa là một trong những phương pháp có thể vận dụng có hiệu quả. Bản chất của phương pháp triết lý hoá là sự khái quát ở mức độ cao. Một ví dụ của phương pháp này để khẳng định sự vận động thường xuyên của mọi sự vật, hiện tượng là câu nói nổi tiếng của nhà triết học cổ đại Hê-ra-clit: “ Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Trong kho tàng tục ngữ, ca dao của ta có những triết lý rất sâu sắc. Về ý nghĩa của lao động đối với đời sống con người có câu “Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa, sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày”. Phê phán tệ cờ bạc có câu: “Cờ bạc là bác thằng bần, của nhà bán hết tra chân vào cùm”. Giáo viên có thể tự tìm ra những triết lý để giáo dục lòng tin cho học sinh đối với tri thức môn học. Chẳng hạn, để học sinh tin vào tính khách quan của vật chất, có thể nêu cho các em triết lý: “Vật chất không tồn tại khách quan thì không có chính con người để họ hàng ngày cầu khấn thần linh”. Câu triết lý này giáo viên phải giải thích học sinh mới hiểu được và khi hiểu rồi thì học sinh sẽ thích thú, sẽ không quên nguyên lý duy vật biện chứng “Vật chất tồn tại khách quan” b- Phương pháp đấu tranh chống phản diện: Để giáo dục lòng tin còn có phương pháp đặc trưng khác – phương pháp đấu tranh chống phản diện. Đó là sự đấu tranh, phê phán quan điểm, tư 7 tưởng trái ngược với quan điểm, tư tưởng cần giáo dục cho học sinh. Phê phán cái phản diện để bảo vệ vững chắc cái chính diện. Ngược lại, không phê phán cái lạc hậu, bảo thủ thì cũng khó củng cố được cái đúng, cái tiến bộ. Thực chất của phương pháp này là vạch ra những tiêu cực, hạn chế, sai trái của cái đối lập với những tư tưởng, quan điểm cần khác sâu cho học sinh. Chú ý, trong nhiều bài giảng, sự phê phán mà giáo viên thực hiện không sâu sắc, chỉ nêu lên kết luận cuối cùng của sự phê phán là duy tâm, phản khoa học, sự phê phán thật sự làm sâu sắc nhận thức nội dung bài học, tạo nên sự tin tưởng của học sinh vào tính chân lý của tri thức môn học cụ thể phải vạch ra sự bất hợp lý của quan điểm so với đời sống hiện thực mà học sinh có thể tiếp thu được. Xin nêu ví dụ cụ thể bài “Quan niệm về đạo đức” sách giáo khoa GDCD lớp 10 viết: Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người.Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện,sống có ích,tăng thêm tình yêu đối với Tổ quốc,đồng bào và rộng hơn là toàn nhân loại.Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất,năng lực khác sẽ không còn ý nghĩa. Ngày nay, trong quan điểm có người theo xu hướng đề cao tài năng hơn đạo đức. Quan điểm của sách giáo khoa đã nêu ra ở đây có thể có ý kiến không đồng tình. Sự không đồng tình họ có thể không nói ra, nhưng trong thâm tâm thì họ không chấp nhận. Nhiệm vụ của giáo viên môn học là phải giáo dục cho học sinh lòng tin đối với quan điểm đạo đức đúng đắn này. Vận dụng phương pháp đấu tranh chống phản diện ở đây là phê phán quan điểm chỉ coi trọng trí tuệ,tài năng hơn là đạo đức . Vì vậy, giảng dạy nội dung này, giáo viên đặt ra cho học sinh câu hỏi:Theo em trong mỗi con người, đức và tài, cái nào quan trọng hơn?Nếu một người có đức mà không có tài hoặc ngược lại có tài mà không có đức thì người đó sẽ như thế nào? Sau khi nghe học sinh phát biểu ý kiến, giáo viên kết luận như sau: “Bác hồ đã từng nói : Có tài mà không có đức là người vô dụng ,có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.Mỗi cá nhân cần phát triển hài hoà hai mặt đạo đức và tài năng,trong đó đạo đức là gốc.Vì học hỏi bòi dưỡng sẽ có tài năng. Nếu không có đạo đức sẽ trở thành người không có lương tâm,nhân phẩm,danh dự có thể sẽ làm hại cho người khác,cho xã hội.Ví dụ một kĩ sư xây dựng cầu đường giỏi nhưng lại bớt xén vật liệu khi thi công dẫn đến làm sập cầu gây thiệt hại cho nhà nước và nhân dân. Một người như thế sẽ bị dư luận xã hội chê trách, khinh miệt.” Giáo viên 8 giải thích như vậy học sinh sẽ tin rằng đức và tài cần phải phát triển hài hoà trong mỗi cá nhân. c- Phương pháp liên hệ thực tế: Liên hệ thực tế cũng là phương pháp giáo dục lòng tin cho học sinh rất có hiệu quả. Phương pháp dạy học này giúp cho học sinh thấy rõ sự phù hợp hoặc không phù hợp của tri thức lý luận với thực tế đời sống. Lý luận đúng thì phù hợp, và ngược lại, lý luận không phản ánh đúng thực tại khách quan thì không thể có sự phù hợp giữa lý luận với thực tế. Khi giảng bài, sự liên hệ có thể do giáo viên thực hiện, cũng có thể giáo viên cho học sinh thực hiện. Sự liện hệ do giáo viên thực hiện phải chú ý đến thực tế quan trọng, có ý nghĩa đối với sự phát triển của đất nước. Có như vậy mới có tác dụng giáo dục lòng tin cho học sinh. Liên hệ thực tế, cùng với ý nghĩa giáo dục đã nêu ra trên đây, còn có tác dụng nâng cao trình độ học sinh về nhiều mặt. Nó giúp cho học sinh biết vận dụng các tri thức đã tiếp thu được để lý giải các hiện tượng xã hội, các phẩm chất nhân cách và ngược lại, biết vận dụng các sự kiện của đời sống thực tế để hiểu lý luận một cách sâu sắc. Như vậy, phương pháp này làm cho lý luận được nhận thức sâu sắc hơn về mặt thực tế và thực tế được nhận thức sâu sắc hơn về mặt lý luận. Tuy nhiên trong thực tế dạy học, nhiều trường hợp phương pháp này không đem lại kết quả cao cho bài giảng. Đó là những sự liên hệ máy móc, gượng ép không thật sự gắn bó lôgíc với bài học. Sự liên hệ có tác dụng giáo dục rõ rệt, có tác dụng nâng cao hiệu quả giáo dục của môn học là đưa những vấn đề lý luận tưởng như rất xa vời, rất cách biệt với thực tại trở về với đời sống sinh động của nhân dân, hoặc vạch ra cơ sở lý luận sâu xa của những hiện tượng quen thuộc hàng ngày. II- Các biện pháp để tổ chức thực hiện: Vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục lòng tin trong thực tế dạy học: Giáo dục lòng tin cho học sinh có ý nghĩa rất lớn đối với việc giáo dục tư duy và vận dụng tri thức môn học vào cuộc sống của học sinh.Tuy nhiên để vận dụng tốt phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có tay nghề vững vàng và phải có 9 thời gian đầu tư từ khâu thiết kế bài giảng. Để giáo dục lòng tin cho học sinh giáo viên phải chuẩn bị từ giáo án. Trong giáo án của mình giáo viên phải thể hiện được mục tiêu về thái độ, tư tưởng cần giáo dục cho học sinh. Bên cạnh đó giáo viên phải chuẩn bị được những nội dung và câu hỏi để khắc sâu kiến thức cơ bản và tạo được lòng tin cho học sinh vào những tri thức khoa học của bài học. Tuỳ vào nội dung của từng bài học mà giáo viên có thể vận dụng các phương pháp giáo dục lòng tin sao cho phù hợp và đạt hiệu quả . Xin nêu ra một ví dụ cụ thể trong chương trình giáo dục công dân lớp 10 phần” Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học” có thể sử dụng phương pháp triết lý hoá,phương pháp liên hệ thực tế, phần “ Công dân với đạo đức có thể sử dụng phương pháp đấu tranh chống phản diện và phương pháp liên hệ thực tế. Điều quan trọng là khi thực hiện bài giảng của mình trên lớp giáo viên phải thể hiện được những gì mình đã thể hiện trong giáo án và khi truyền đạt tri thức đến học sinh đòi hỏi giáo viên cũng phải có niềm tin vào những tri thức đó.Giáo viên phải tin vào chân lý mình truyền thụ cho học sinh. Nếu đánh mất lòng tin, chẳng hạn dạy học sinh về tính vật chất của thế giới khách quan mà chính giáo viên lại tin vào tướng số, cầu xin thần linh. Dạy học sinh về bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội mà chính giáo viên lại nhìn đâu cũng chỉ thấy những tiêu cực của xã hội và hoài nghi mọi chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước thì không thể có kết quả giáo dục. Sự không trung thực của người dạy học sẽ làm làm cho bài giảng mất hết khả năng thuyết phục học sinh, làm cho chân lý trở thành mơ hồ, thành công thức có tính giáo điều, hoàn toàn xa lạ với cuộc sống thực. Do đó, để có thể dạy tốt bài GDCD người giáo viên bộ môn còn phải có bản lĩnh của người cách mạng. Bản lĩnh đó chỉ có thể có được do chính quá trình tu dưỡng, rèn luyện của người giáo viên trong thực tế xây dựng xã hội mới. Xin nêu ra một ví dụ cụ thể : Khi dạy tiết 2 bài “Cách thức vân động phát triển của sự vật và hiện tượng ” ( PPCT tiết 8- GDCD lớp 10).Nội dung tiết 2 là phần 3 : Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.Trước hết tôi xác định mục tiêu về thái độ của tiết học này là học sinh có thái độ,ý thức kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi thường việc nhỏ,tránh các biểu hiện nôn nóng trong cuộc sống.. Để đạt được mục tiêu đó học sinh phải có niềm tin vào nội dung bài 10 học đó là : Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng..Tôi đã sử dụng phương pháp triết lí hoá và phượng pháp liên hệ thực tế để giáo dục lòng tin cho học sinh. Sử dụng phương pháp liên hệ thực tế, tôi đặt câu hỏi : Để thực hiện ước mơ trở thành một sinh viên đại học các em phải làm gì? Các em có thể ngay lập tức đạt được ước mơ đó hay không ? Vì sao? Học sinh trả lời sau đó giáo viên bổ sung :Không ,vì để trở thành sinh viên các em phải có quá trình tích luỹ đủ một lượng tri thức,kinh nghiệm và kĩ năng cần thiết.quá trình đó phải được thực hiện dần dần qua nhiều năm.Việc các em đang có mặt tại đây cũng chính là để thực hiện quá trình đó. Giáo viên tiếp tục nêu vấn đề: Lượng tri thức mà các em đã không ngừng tích luỹ gần 10 năm qua trong nhà trường đã giúp các em không ngừng trưởng thành trong nhận thức hành động...Song với lượng kiến thức đó các em vẫn chỉ là học sinh phổ thông chứ chưa thể trở thành sinh viên.Vậy muốn thay đổi thì cần phải có điều kiện gì? Học sinh trả lời:Phải trải qua kì thi đại học (phải đỗ đại học). Giáo viên chỉ rõ: Nếu không thi đỗ đại học thì các em không thể trở thành sinh viên đại học được.Như vậy sự tích luỹ về lượng (kiến thức.kĩ năng...) của các em vẫn chưa đủ để cho chất (học sinh) thay đổi.Muốn làm cho chất cơ bản của sự vật hiện tượng thay đổi (trở thành sinh viên) đòi hỏi lượng của sự vật hiện tượng (kiến thức,kĩ năng...) phải biến đổi (tích luỹ) đến một giới hạn nhất định.Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là “độ”.Khái niệm “độ” phản ánh sự thống nhất giữa chất và lượng . Vậy sự biến đổi (tích luỹ) đạt đến giới hạn của độ điều gì sẽ xảy ra? Khi đó sự vật hiện tượng sẽ không còn là nó nữa mà bị thay thế bởi sự vật hiện tượng mới.Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là “điểm nút”.Khi các em vượt qua kì thi đại học các em sẽ trở thành sinh viên (chất biến đổi). Kì thi đại học được gọi “điểm nút”. Điều đó khẳng định rằng: Khi sự vật biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định,Phá vỡ sự thống nhất của chất và lượng,chất cơ bản của sự vật sẽ thay đổi,chất mới ra đời thay thế chất cũ,sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ. 11 Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi:Khi các em trở thành sinh viên (chất mới) thì lượng sẽ thay đổi như thế nào? Học sinh trả lời, giáo viên bổ sung : Chất mới (sinh viên) ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất giữa chất và lượng đó là sự thay đổi về số lượng kiến thức,về ngoại ngữ,về khả năng tư duy và khả năng ứng dụng... Giáo viên đưa ra một ví dụ nữa để liên hệ thực tế .Trong hình học: một hình chữ nhật ( chất) có chiều dài 30cm, chiều rộng 15cm, lượng của nó tồn tại ở quy mô: Chu vi = (30+15) x 2 = 90 (cm) Nhưng nếu tăng chiều rộng từ 15 -> 30 cm thì hình chữ nhật sẽ trở thành hình vuông ( chất mới) . Lúc này lượng mới sẽ là chu vi của hình vuông. Chu vi = 30 x 4 = 120 (cm) Với phương pháp liên hệ thực tế như vậy học sinh sẽ hiểu và tin vào quy luật “Lượng - Chất” :Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng. Lượng mới lại dần biến đổi trong sự vật để tạo ra những biến đổi về chất và ngược lại..cứ như thế các sự vật hiện tượng trong thế giới không ngừng vận động và phát riển .Đó chính là cách thức vận động,phát triển của các sự vật và hiện tượng. Để củng cố lòng tin cho học sinh ,bên cạnh việc sử dụng phương pháp liên hệ thực tế, tôi còn kết hợp với phương pháp triết lí hoá.Sử dụng phương pháp này tôi đưa ra một số câu tục ngữ : “Tích tiểu thành đại” “Năng nhặt chặt bị” “Có công mài sắt có ngày nên kim” Tôi phân tích để cho học sinh thấy được mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi.Sau đó tôi kết luận: Trong cuộc sống phải kiên trì tích luỹ về lượng ,chủ động tạo điều kiện cho sự biến đổi về chất.Các em phải cố gắng liên tục,bền bỉ,kiên trì học tập và rèn luyện,không coi thường việc nhỏ, tránh các biểu hiện nôn nóng trong cuộc sống, đốt cháy giai đoạn là trái với quy luật. III. Kết quả đạt được 12 Sử dụng phương pháp giáo dục lòng tin cho học sinh trong giảng dạy môn GDCD mang lại hiệu quả cao trong việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu môn học.Phương pháp giáo dục lòng tin đã giúp học sinh hiểu bài một cách sâu sắc, khắc sâu kiến thức trọng tâm, học sinh tin tưởng vào chân lý của những tri thức mà môn học giáo dục cho học sinh, từ niềm tin đó học sinh có hứng thú với môn học và mới có thể vận dụng những tri thức đã học vào cuộc sống để giải quyết những vấn đề thực tế đang diễn ra trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Sau khi dạy xong tiết 2 bài 5 lớp 10 có sử dụng phương pháp giáo dục lòng tin cho học sinh , tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của bài dạy bằng một câu hỏi kiểm tra 10 phút: * Em hãy nêu một vài ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân. Từ nội dung bài học hôm nay, em rút ra được điều gì cho bản thân ? - Kết quả thực nghiệm được trình bày trong bảng sau: Nhìn vào kết quả trên ta thấy kết quả học tập của HS lớp thực nghiệm ( 11 B4, 11B5, 11B6) cao hơn lớp đối chứng ( 11B7, 11B8, 11B9). Lớp 11 B4, 11B5, 11B6( TN) 11B7, 11B8, 11B9 (ĐC) SL % SL % Trung bình SL % 48 36 57 42 30 12 9 30 22 75 Giỏi Khá Yếu SL % 22 0 0 56 18 13 Cụ thể là: Loại giỏi ở lớp đối chứng chỉ có 12 học sinh , còn lại đa số các em không rút ra được bài học cho bản thân. Trong khi đó, lớp thực nghiệm lại nêu được ví dụ và rút ra được bài học, tỉ lệ HS đạt mức khá, giỏi tăng, tỉ lệ yếu kém giảm. Lớp 11 B4, 11B5, 11B6 là 3 lớp thực nghiệm ( TN ) tôi đã sử dụng phương pháp giáo dục lòng tin trong bài dạy. Qua điều tra khảo sát thái độ của học sinh được hỏi sau khi học xong các bài dạy có sử dụng phương pháp giáo dục lòng tin : Em có thích học môn GDCD không? Tôi đã thu được kết quả như sau: 13 Đối tượng điều Thích học tra Bình thường Không thích học Không tỏ thái độ 11B7,11B8,11B9 102 học sinh 33 học sinh 0 học sinh 0 học sinh (135 học sinh) (76 %) (24 %) (0 %) (0 %) C- KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT I. Kết luận Trong hệ thống các môn khoa học của nhà trường,môn GDCD có nhiệm vụ rất lớn trong việc trang bị cho học sinh trung học phổ thông một cách tương đối có hệ thống những tri thức phổ thông cơ bản,thiết thực của triết học duy vật biện chứng,của lý luận về chủ nghĩa xã hội,về nhà nước pháp quyền,về đạo đức và lối sống có đạo đức…Trên cơ sở đó từng bước hình thành thói quen và kĩ năng vận dụng những tri thức đã học vào cuộc sống. giúp học sinh định hướng đúng đắn về chính trị,tư tưởng đạo đức trong các hoạt động xã hội,trong cuộc sống hiện tại và sau này.Thế nhưng môn GDCD cho tới nay còn bị xem nhẹ. Có thể do nhiều nguyên nhân: Do quan niệm lệch lạc,do chưa có phương pháp phù hợp,do thiếu phương tiện dạy học, do môn học trừu tượng khô khan…Từ thực tế đó dặt ra yêu cầu cần đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD,kích thích sự say mê học tập của học sinh,học sinh biết ủng hộ cái đúng,cái mới,biết chống lại những cái cũ, cái lỗi thời,lạc hâu. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay,khi đất nước đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội,nền kinh tế thị trường với nhiều mặt trái của nó thì việc giáo dục lòng tin cho học sinh là điều cần thiết. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa sáng kiến “Nâng cao hiệu quả giáo dục lòng tin cho học sinh trong dạy học môn GDCD” Với phương pháp này,bước đầu đã thu được kết quả khả quan về chất lượng dạy và học của bộ môn. II. Ý kiến đề xuất: 1. Đối với Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT: - Cần hỗ trợ, tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học như: máy chiếu Projecter, các phòng chức năng, đồ dùng dạy học, băng đĩa, các tư liệu tham khảo. Để tạo điều kiện cho giáo viên có thể thực hiện đổi mới phương pháp để bài dạy môn GDCD đạt hiệu quả hơn. 14 2. Đối với các trường phổ thông. - Không ngừng yêu cầu giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao ăng lực chuyên môn, kiên trì , tích cực đổi mới phương pháp trong giảng dạy nhằm phát huy tốt năng lực học của trò và dạy của thầy. - Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học trong quá trình giảng dạy . XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hoá, ngày 20 tháng 05 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Phạm Thị Hồng Duyên 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan