Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh trong thời đại công nghệ 4.0...

Tài liệu Skkn nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh trong thời đại công nghệ 4.0

.PDF
23
119
68

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Nâng cao hiệu quả đọc sách trong thời đại 4.0 Tác giả Phan Thiết Khoa Trương Thị Hồng Thắm Nguyễn Thị Huệ Chức vụ Chuyên viên Phó Hiệu trưởng Giáo viên Đơn vị công tác Phòng GD&ĐT Nho Quan Trường THCS Phú Lộc Trường THCS Phú Lộc Phú Lộc, tháng 4 năm 2019 1 MỤC LỤC I. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ……………... Trang 2 II. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN ……………... Trang 2 III. THỜI GIAN ÁP DỤNG ……………... Trang 2 IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN ……………... Trang 2 1. Nội dung sáng kiến ……………... Trang 2 1.1. Giải pháp cũ thường làm ……………... Trang 4 1.2. Giải pháp mới cải tiến ……………... Trang 5 2. Khả năng áp dụng của sáng kiến ……………... Trang 11 V. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ……………... Trang 11 VI. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN ……………... Trang 12 1 Hiệu quả đạt được ……………... Trang 12 2. Bài học kinh nghiệm ……………... Trang 13 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Bình. Tôi: STT Họ và tên Năm Nơi công Chức sinh tác danh 1 Phan Thiết Khoa 2 Trương Thị Hồng 1975 Thắm 3 Nguyễn Thị Huệ 1972 1993 Phòng Chuyên GD&ĐT viên Nho Quan Phó THCS hiệu Phú Lộc trưởng THCS Giáo Phú Lộc viên Trình độ chuyên môn Tỷ lệ đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến Đại học 30% Đại học 30% Đại học 40% Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả đọc sách trong thời đại công nghệ 4.0” I. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Áp dụng trong việc giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh ở trường THCS. II. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN: Gồm nhóm tác giả STT Họ và tên Năm sinh Nơi công tác 1976 Phòng GD&ĐT Chuyên viên Nho Quan Chức danh 1 Phan Thiết Khoa 2 Trương Thị Hồng Thắm 1975 THCS Phú Lộc Phó hiệu trưởng 3 Nguyễn Thị Huệ THCS Phú Lộc Giáo viên 1993 2 III. THỜI GIAN ÁP DỤNG: Từ năm 2017 đến năm 2019. IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN: 1. Nội dung sáng kiến: Mác-xin Go-rơ-ki đã khuyên chúng ta: “Hãy yêu sách. Nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Thật vậy, sách là nguồn kiến thức vô tận, đã qua quá trình tích lũy, chọn lọc và tổng hợp của nhân loại. Đọc sách giúp con người nâng cao tầm hiểu biết và thêm yêu mến cuộc sống. Ngoài ra, đọc sách là một cách giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Theo số liệu nghiên cứu của Nguyễn Quang Thạc, khi phỏng vấn 3000 người (độ tuổi từ 10 đến 40 tuổi) cho thấy 90% người chưa từng mượn sách ở thư viện. Tỉ lệ người hoàn toàn không đọc sách chiếm tới 26% dân số. Bạn đọc thư viện chỉ chiếm 8-10% dân số. Tính trung bình, mỗi người dân chỉ đọc 0,8 cuốn sách /1 năm. Ngoài ra, người đọc có xu hướng “chạy theo” tâm lý đám đông, “chạy” theo nhu cầu của thị trường, theo các chiêu PR, quảng bá từ các đơn vị xuất bản sách; ”chạy theo” những cuốn sách bị “cấm” để giải quyết sự tò mò, giải trí hơn là đọc để trau dồi về tri thức. Tâm lý đọc này đã tạo ra sự thay đổi thói quen đọc sách và phương thức đọc sách của người đọc. Trước sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, khoa học kỹ thuật khiến người đọc có ít thời gian dành cho việc đọc sách. Quỹ thời gian eo hẹp cùng với sự xuất hiện của nhiều loại hình giải trí nghe – nhìn đã làm thay đổi thói quen đọc sách. Người Việt Nam đọc sách nhanh hơn, sách mỏng hơn và “đọc lướt” hơn. Khi đọc họ có xu hướng đọc trên mạng internet, điện thoại di động còn việc đọc trên sách in ngày càng giảm. Đối với lứa tuổi học sinh, trước đây các em chủ yếu đọc sách in để tìm hiểu kiến thức. Từ đó, hoạt động của thư viện cũng rất phát triển. Qua nhiều năm phấn đấu liên tục, được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương, Ban giám hiệu Trường THCS Phú Lộc đã quyết tâm xây dựng thư viện của trường, phấn đấu trở thành thư viện đạt chuẩn theo Quyết định 01 của Bộ giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, học sinh hiện nay thờ ơ, lãnh cảm với việc đọc sách in. Theo ghi chép thời gian đọc sách và lượt mượn sách trên thư viện, chúng tôi thấy đa số học sinh trong trường chưa dành nhiều thời gian để đọc sách, vẫn còn 7,3% các bạn học sinh không đọc sách, phần nhiều ở các học sinh nam. Số học sinh đọc sách thường xuyên chỉ chiếm 28,7%. Ngoài ra, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, khi sử dụng điện thoại, máy tính, học sinh dễ bị lôi cuốn vào các sản phẩm nghe nhìn và mạng xã hội, chưa biết tận dụng để đọc sách và những tin tức phục vụ việc học tập. 3 Vậy, làm thế nào để việc đọc sách có hiệu quả cao nhất? Làm thế nào để có thể kết hợp hiệu quả cả hai loại hình sách in và sách điện tử? Làm thế nào để học sinh có thói quen đọc sách và trở nên yêu thích việc đọc sách? Với những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và quản lí, qua nghiên cứu các chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước, văn bản chỉ thị của ngành giáo dục trong những năm gần đây, chúng tôi hiểu được cần phải có những hành động cụ thể việc đọc sách trở thành thói quen và sở thích của học sinh. Việc nâng cao hiệu quả đọc sách góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Việc làm này góp phần nâng cao tri thức và chất lượng giáo dục toàn diện. Với những lý do trên chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả đọc sách của học sinh trong thời đại công nghệ 4.0” Đề tài được nghiên cứu ứng dụng vào thực tế tại trường THCS Phú Lộc, mong muốn đem lại những mặt tích cực trong công tác giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Thời gian nghiên cứu và áp dụng bắt đầu từ năm học 2017 - 2018 đến nay. 1.1. Giải pháp cũ thường làm: 1.1.1 Nội dung giải pháp: - Những năm trước đây, hoạt động của thư viện tập trung vào việc thu hút học sinh và giáo viên đọc sách và mượn sách. + Xây dựng tủ sách ở thư viện và ở các lớp học để giúp người đọc tiếp cận sách một cách dễ dàng nhất. + Xây dựng phòng đọc cho học sinh đọc sách tại thư viện. + Có hệ thống mục lục giúp việc tìm sách và tra cứu dễ dàng. + Học sinh sử dụng thẻ thư viện để mượn sách về nhà trong thời gian 1 tuần. + Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn khuyến khích học sinh đọc sách, đặc biệt là sách liên quan đến bài học. + Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu sách trong các buổi chào cờ để thu hút học sinh tìm đọc. - Một số ngoại khóa được tổ chức. Để tham gia những hoạt động này, học sinh phải có kiến thức nhất định. - Trong ba năm gần đây (từ năm 2017 đến năm 2019), công nghệ thông tin phát triển, học sinh đa số được sử dụng điện thoại hoặc máy tính để đọc báo, đọc tin tức, nghe nhạc hay xem video. Ban giám hiệu Nhà trường đã có những 4 biện pháp định hướng, nhắc nhở học sinh để các em đọc và xem những tin tức phù hợp với lứa tuổi. 1.1.2 Nhược điểm của giải pháp cũ: - Việc mượn sách và đọc sách chỉ tập trung ở một số học sinh có ý thức học và yêu thích đọc sách. Đa số học sinh thỉnh thoảng hoặc không lên thư viện mượn sách và đọc sách. - Nguồn sách còn hạn chế, đa số là các cuốn sách giáo khoa, sách tham khảo và sách về Hồ Chí Minh nên chưa thu hút học sinh tìm đọc. - Hoạt động ngoại khóa còn mang tính hình thức. Tài liệu chuẩn bị cho các buổi ngoại khóa này hầu hết học sinh tự tìm kiếm. Vì vậy, thông qua các buổi hoạt động ngoại khóa, chưa phát huy được ý thức đọc sách của học sinh. - Nhiều em học sinh sử dụng điện thoại, máy tính nhưng chưa biết cách khai thác để phục vụ học tập. Các em còn đọc và chia sẻ những thông tin hot, tin giật gân, những hiện tượng nổi bật trên mạng xã hội. Có em còn đọc những thông tin không lành mạnh, không chính thống hoặc sa đà vào việc xem phim, xem những video bạo lực. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến đạo đức và kết quả học tập. Nhà trường chưa có một trang mạng riêng để kiểm duyệt thông tin, định hướng và giám sát việc đọc thông tin điện tử cho học sinh. 1.2. Giải pháp mới cải tiến Đọc sách không chỉ nâng cao chất lượng dạy học mà còn là một hoạt động lành mạnh, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và tu dưỡng đạo đức cho con người nói chung và học sinh nói riêng. Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động của thư viện cũng như việc đọc sách của học sinh đứng trước thử thách lớn. Muốn nâng cao hiệu quả đọc sách trong trường học, chúng ta không chỉ chú trọng vào hoạt động của thư viện truyền thống trong trường mà còn phải tích cực phát triển thư viện điện tử. Sau thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã rút ra được một số giải pháp sau: 1.2.1. Tạo môi trường đọc sách điện tử cho học sinh - Lập fanpage Thư viện điện tử - Trường THCS Phú Lộc, Những tản văn hay về Tình yêu và cuộc sống trên facebook và mục tin tức trên trang web nhà trường. Qua đó, thực hiện tuyên truyền về vai trò của việc đọc sách, hướng dẫn cách đọc sách hiệu quả cho mọi đối tượng có thể tiếp cận. Dựa vào sở thích, nhu cầu và phản hồi của bạn đọc đồng thời dựa vào chủ đề từng tháng của nhà trường, đăng tải lên fanpage và website có chọn lọc những bài viết chất lượng, link những tác phẩm hay, có ý nghĩa. Thành lập Ban kiểm duyệt gồm cán bộ thư viện, một số giáo viên. Ban kiểm duyệt có nhiệm vụ chọn lọc những tin tức, những tác phẩm hay, có giá trị nhân văn đăng tải lên fanpage và website của trưởng. 5 - Xây dựng các chủ đề theo tháng để có kế hoạch kết hợp giữa thư viện điện tử và thư viện truyền thống. + Tháng 9: Chủ đề “Mùa thu – Mùa khai trường”: Nhóm tác giả giới thiệu những bài viết, tác phẩm đã được tổng hợp trên trang web nhà trường và sách báo trên thư viện trong giờ chào cờ thứ hai đầu tuần. + Tháng 10: Chủ đề: “Tình cảm gia đình”: Giới thiệu tới các học sinh những cuốn sách tiêu biểu trên website và thư viện như: Cho tôi một vé đi tuổi thơ – Nguyễn Nhật Ánh; Từ bỏ - Nguyễn Ngọc Tư,… + Tháng 11: Chủ đề: “Tri ân thầy cô”: Đại diện các lớp giới thiệu các cuốn sách hay có ý nghĩa về thầy cô như: Hồ Chí Minh về giáo dục (NXB Lao động – xã hội); Người thầy đầu tiên – Ai-ma-tốp,... + Tháng 12: Chủ đề: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tư thế, tác phong của anh bộ đội cụ Hồ”. Đăng tải tư liệu là link các cuốn sách về các anh hùng trẻ tuổi khác như Nguyễn Văn Trỗi, Lê Văn Tám… trên Website nhà trường. Từ đó, giúp các em thấy được trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước. + Tháng 1; 2: Chủ đề: “Tìm hiểu lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ địa phương”. Chúng tôi sưu tầm những cuốn sách về Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ địa phương. Những cuốn sách này được chuyển đến thư viện từng lớp học. Ngoài ra, đăng tải những bài viết có nội dung liên quan lên trên thư viện điện tử (fanppage và website trường). + Tháng 3: Chủ đề: “Tìm hiểu về các nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới”. Phát động phong trào sưu tầm những cuốn sách về các nhà khoa học lỗi lạc ở Việt Nam và trên thế giới. Phát động cuộc thi sáng tạo trẻ. Trên thư viện điện tử, đăng tải về thành tựu của các nhà khoa học lỗi lạc, những sáng tạo nổi bật của học sinh, sinh viên Việt Nam. + Tháng 4: Chủ đề: “Ngày hội đọc sách”. Chúng tôi đăng tải trên thư viện điện tử thông tin về Ngày hội đọc sách Việt Nam và những cuốn sách hay để học sinh tìm đọc. Xây dựng kế hoạch Ngày hội đọc sách của cụm trường phía nam Nho Quan. + Tháng 5: Chủ đề “Tìm hiểu về danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử địa phương”. Chúng tôi sưu tầm cuốn sách về danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử Ninh Bình, phát sách tới từng lớp học. Trên thư viện điện tử, đăng tải những bài viết kết hợp với hình ảnh đẹp mắt để thu hút học sinh. Ngoài ra, chúng tôi xây dựng kế hoạch để học sinh tham quan một số địa danh ở địa phương (gồm Vườn Quốc gia Cúc Phương và cố đô Hoa Lư). Sau khi thực hiện biện pháp này, việc đọc sách điện tử của học sinh có những chuyển biến tích cực, cụ thể qua bảng sau: 6 Tháng 3/2018 1587 Tháng 4/2019 10046 Lượt truy cập của fanpage Số lượt thích, chia sẻ, 685 8149 bình luận Lượt truy cập website 164 920 Bảng 1: So sánh lượt truy cập trên Facebook và website trường Ngoài ra, học sinh có ý thức tự giác đọc sách và tin tức bổ ích. Thông qua khảo sát, học sinh đã biết chọn lọc những nội dung đọc phù hợp. Khi đọc những trang mạng không chính thống, tin tức câu like, câu view, báo lá cải, học sinh đã biết cách nhận biết và hạn chế đọc. Từ đó, đạo đức và học lực của học sinh được nâng cao, số học sinh vi phạm nội quy nhà trường và măc vào các tệ nạn xã hội có chiều hướng giảm rõ rệt. 1.2.2 . Tiếp tục phát triển thư viện trường học - Bổ sung đa dạng các thể loại sách cho thư viện trường. Chúng tôi tận dụng tối đa mọi nguồn sách như mượn ở thư viện tỉnh, quân đội đồng thời kêu gọi sự ủng hộ từ giáo viên, học sinh và trên mạng xã hội. Đồng thời, thư viện trường cũng mua thêm một số đầu sách mới để phục vụ bạn đọc. Tính từ tháng 8/2018 đến tháng 4/2019, Nhóm tác giả bổ sung thêm được 1152 bản sách. Tại thư viện lớp học, luân phiên đổi sách hai tuần một lần để các bạn có thể thay đổi “món ăn tinh thần” thường xuyên, tránh sự nhàm chán. Khi bổ sung đa dạng các thể loại sách, học sinh đã bắt đầu chú ý đến việc đọc sách. Các em có nhiều sự lựa chọn về thể loại sách như sách văn học, sách tham khảo, sách về khoa học, về nấu ăn hay về giáo dục giới tính. Mỗi loại sách này đều có giá trị thiết thực với học sinh. Chúng tôi thực hiện khảo sát 420 học sinh và phỏng vấn 100 học sinh để đánh giá hiệu quả của việc đọc sách. Ngoài ra, dựa vào sổ sách của thư viện, chúng tôi có kết quả sau: Tháng 4/2018 30 phút Tháng 4/2019 1h30’ Thời gian đọc sách 1 ngày/ 1 học sinh Số lượt mượn sách 218 573 Bảng 2: So sánh thời gian đọc sách và mượn sách của học sinh - Thực hiện nhiều cách tuyên truyền, giới thiệu sách khác nhau như giới thiệu một cuốn sách hay, một câu chuyện ý nghĩa, qua một vở kịch, một bộ phim,… Hoạt động tuyên truyền này thực hiện dưới cờ và trên thư viện điện tử. Trước đây, hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách thực hiện rất hình thức. Chủ 7 yếu là những bài tuyên truyền, giới thiệu trên phòng đọc. Vì vậy, lượng học sinh tiếp cận còn ít. Khi thực hiện tuyên truyền, giới thiệu sách với những hình thức đa dạng đã thu hút được đa số học sinh lắng nghe, tiếp cận và tìm đọc những cuốn sách này. Nội dung những bài tuyên truyền, giới thiệu gắn với kế hoạch nội dung từng tháng của nhà trường nên các em đã biết đọc có định hướng và chọn lọc. - Áp dụng hình thức Thư viện xanh và Thư viện thân thiện: Thư viện xanh và Thư viện thân thiện được áp dụng từ nhiều năm nay và đem lại những hiệu quả tích cực. Sau khi thực hiện, học sinh tích cực tham gia hoạt động đọc sách trước giờ vào lớp, trong giờ ra chơi và sau mỗi buổi học. Thể loại sách mà học sinh tìm kiếm cũng đa dạng hơn, không chỉ gồm truyện tranh, truyện cười nữa. - Tổ chức chuyên đề: Hướng dẫn cách đọc sách hiệu quả gồm nêu vai trò của việc đọc sách, hướng dẫn học sinh một số cách đọc sách hiệu quả. Hai em học sinh có kết quả học tập tốt trong trường chia sẻ về kinh nghiệm đọc sách của bản thân. Trước đây, học sinh thường đọc sách theo sở thích, thói quen của bản thân. Sau khi tổ chức chuyên đề này, học sinh đã biết lựa chọn cách đọc hiệu quả nhất và áp dụng vào việc đọc sách của mình. 1.2.3. Xây dựng Tủ sách cộng đồng Hầu hết, ở các thôn đạt nông thôn mới đều có tủ sách cộng đồng. Tuy nhiên, thể loại sách gồm sách về Đảng, Nhà nước và pháp luật nên chưa hấp dẫn được đối tượng học sinh. Chúng tôi thực hiện xây dựng các tủ sách mới tại những thôn chưa có tủ sách. Tại các tủ sách đã có, chúng tôi bổ sung đa dạng các thể loại sách như sách văn học, báo, tạp chí, sách tham khảo,…. Tủ sách này hoạt động vào cuối tuần và dưới sự quản lí của bí thư chi đoàn của thôn và sự giúp đỡ của Câu lạc bộ sách. Học sinh tích cực sưu tầm sách cho tủ sách của lớp, trường và tủ sách tại địa phương. Các thể loại sách đa dạng gồm sách văn học, sách tham khảo, sách khoa học, nấu ăn, tâm lí lứa tuổi vị thành niên,… Chúng tôi kết hợp với thư viện trường, bí thư chi đoàn các thôn,… luân chuyển sách thường xuyên giữa tủ sách của nhà trường với tủ sách cộng động. Tủ sách cộng đồng đã lôi kéo được cả xã hội vào đọc sách, không chỉ những người cao tuổi mà cả những người trung niên, thanh niên, thiếu niên tham gia. Phụ huynh quan tâm và cùng đọc với các em học sinh. Mối liên hệ giữa giáo viên và phụ huynh được kết nối liên tục. Các tổ chức xã hội như Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,… đã có những biện pháp tích cực tham gia vào quá trình xã hội hóa giáo dục. Nhân ngày thành lập Đoàn TNTP Hồ Chí Minh 26/3, Đoàn xã Phú Lộc kết hợp với Đoàn trường tổ chức vui chơi cho các em học sinh, chọn những học sinh ưu tú tham gia học lớp cảm tình Đảoàn. Học 8 sinh đã tự giác tìm hiểu về Đoàn, phấn đấu được đứng trong hang ngũ của Đoàn. Hội phụ nữ xã thực hiện tư vấn lứa tuổi cho học sinh nữ, giúp các em nhận thức rõ hơn về giới tính, sức khỏe sinh sản của bản thân. 1.2.4. Nâng cao hiệu quả đọc sách qua hoạt động ngoại khóa - Thành lập câu lạc bộ Những người yêu sách Câu lạc bộ Sách và Hành động có quy mô lớn và hoạt động rất tích cực ở các trường cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, trong trường phổ thông, câu lạc bộ về sách vẫn còn xa lạ. Vì vây, cần thành lập một câu lạc bộ về sách để kết nối những học sinh có cùng sở thích, niềm đam mê đọc sách tham gia dưới sự định hướng của giáo viên. Ngay từ tháng 4 năm 2018 ban giám hiệu đã lên kế hoạch dự thảo xây dựng câu lạc bộ Những người yêu sách sau đó họp hội đồng sư phạm cùng ban đại diện hội cha mẹ học sinh để lấy ý kiến thống nhất. Câu lạc bộ được thành lập từ tháng 8 của năm học 2018 -2019. Câu lạc bộ đã thu hút được 32 học sinh và 10 giáo viên tham gia. Câu lạc bộ do một giáo viên trong trường làm chủ nhiệm. Câu lạc bộ hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kỳ. Sau khi xây dựng Câu lạc bộ về sách, mọi hoạt động của thư viện đều có lực lượng nòng cốt này tham gia. Các thành viên trong câu lạc bộ là bộ phận tích cực của thư viện trường, thực hiện trưng bày sách, đổi sách cho các lớp, xây dựng môi trường đọc sách điện tử và hỗ trợ cho tủ sách cộng đồng. - Thành lập Câu lạc bộ Sáng tạo trẻ Đây là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những học sinh có cùng sở thích, niềm đam mê về các lĩnh vực như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, âm nhạc, mỹ thuật v.v dưới sự định hướng của giáo viên. Ngay từ tháng 7 năm 2017, Ban giám hiệu đã lên kế hoạch dự thảo xây dựng câu lạc bộ sáng tạo trẻ sau đó họp hội đồng sư phạm cùng ban đại diện hội cha mẹ học sinh để lấy ý kiến thống nhất. Câu lạc bộ được thành lập từ tháng 8 của năm 2017 và duy trì phát triển kế tiếp các năm sau đó đến năm 2018, câu lạc bộ đã thu hút được 15 học sinh và 12 giáo viên tham gia. Câu lạc bộ hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kỳ. Ngay từ đầu năm học các thành viên trong câu lạc bộ trình bày ý tưởng về dự án sáng tạo, nghiên cứu khoa học của mình dưới sự định hướng của các thày cô giáo. Câu lạc bộ thảo luận thống nhất chọn từ 2 đến 3 dự án khoa học cho một năm học để phân công nhiệm vụ cho các thành viên, các nhóm bắt tay vào nghiên cứu, tìm tòi, cải tiến, sáng tạo cho đến khi hoàn thành dự án. Để thẩm định và đánh giá về dự án nghiên cứu khoa học của học sinh nhà trường đã thành lập hội đồng đánh giá có thi đua, khen thưởng và động viên kịp thời khuyến khích phong trào phát triển. Hoạt động câu lạc bộ nghiên cứu khoa học này đã tạo ra cơ hội để các em chia sẻ những kiến thức hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, 9 qua đó phát triển các kỹ năng của học sinh như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng biểu đạt ý kiến, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng trình bày suy nghĩ, lý tưởng, kỹ năng viết bài, kỹ năng chụp ảnh, kỹ năng hợp tác, hoạt động nhóm,….. Qua hoạt động sáng tạo và nghiên cứu khoa học này, các em học sinh đã xây dựng được một số dự án khoa học có tính khả thi rất cao như +Dự án của em Nguyễn Thùy Linh và em Phạm ĐinhTú Linh lớp 9 về đề tài: Phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em. Khi thực hiện dự án khoa học này các em đã trở thành những tuyên truyền viên rất tích cực tuyên truyền cho toàn bộ học sinh, phụ huynh toàn trường (trong cuộc họp phụ huynh học sinh) về những nguy cơ, hiểm họa mà trẻ em dễ bị xâm hại tình dục, về các cách phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em. Các buổi tuyên truyền đã thu hút được tất cả học sinh tham gia và đông đảo phụ huynh tán thưởng. Các buổi tuyên truyền đó giúp cho học sinh và phụ huynh có thêm các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục với trẻ em, cho thấy được trách nhiệm của gia đình, xã hội với vấn đề này. Giúp các em có thêm kỹ năng giao tiếp, có thêm những phẩm chất tự tin, sống có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Dự án đạt giải Ba kì thi Khoa học kĩ thật cấp huyện. + Dự án “Tạo chất chỉ thị màu từ lá khoai lang tím” trong môn Hóa học của em Nguyễn Thu Hà và emTrần Chí Nghĩa lớp 9 cho thấy được việc học phải áp dụng vào thực hành, từ sự tìm tòi nghiên cứu và sáng tạo các em đã tìm ra được một chât chỉ thị màu có trong lá khoai lang tím. Dự án của các em đã tham gia dự thi cấp tỉnh và đạt được giải nhì cấp tỉnh trong năm học 2017-2018. + Dự án Thiết kế chống trơn trượt cho xe máy ở miền núi trong năm học 2018-2019 của em Bùi Đức Duy và em Nguyễn Hồng Phúc. Để thực hiện dự án, các em phải tìm tòi những kiến thức vật lí và sáng tạo một sản phẩm phù hợp với đặc điểm địa hình đường trơn trượt ở địa phương. + Dự án Nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh Trường THCS Phú Lộc của em Lê Thanh Xuân và Nguyễn Hương Quỳnh. Dự án đã tạo hứng thú, thói quen đọc sách cho học sinh trong trường. Dự án của các em cũng đạt giải Nhì cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp tỉnh năm học 2018-2019. Những thành công bước đầu của việc thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học cho thấy khi chịu khó tìm tòi kiến thức qua sách báo và khả năng sáng tạo của bản thân, kết hợp với sự định hướng của thầy cô giáo thì học sinh mới có cơ hội bộc lộ, phát huy được hết khả năng, năng lực của mình. - Tổ chức các hội thi/cuộc thi: Hằng năm nhà trường tổ chức được các cuộc thi như: Là con gái thật tuyệt, thi hội vui học tập, kể chuyện, sáng tác, viết cảm nhận về sách, thi cắm hoa, Ngày hội đọc sách,… Các cuộc thi được xây dựng kế hoạch rất chi tiết và được 100% các thành viên trong hội đồng sư phạm thông qua. Hội thi được tổ chức vào dịp chào 10 mừng các ngày lễ lớn trong năm như ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày quốc tế phụ nữ mùng 8/3, ngày thành lập đoàn 26/3 v.v. Cuộc thi Là con gái thật tuyệt, Hội thi cắm hoa, Thi viết cảm nhận sách, Thi kể chuyện,…. Các cuộc thi, hội thi đều có có thi đua khen thưởng, rút kinh nghiệm. Trước mỗi cuộc thi, thư viện sẽ phát những cuốn sách có liên quan đến nội dung thi cho tủ sách các lớp trước 2-3 tuần để học sinh có thời gian tìm đọc. Các hội thi, cuộc thi lôi cuốn được học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường, đáp ứng được nhu cầu về vui chơi giải trí cho học sinh đồng thời tạo thói quen và hứng thú đọc sách cho học sinh. - Tổ chức chuyên đề Ngày hội đọc sách Chào mừng Ngày hội đọc sách Việt Nam 24/4, Trường THCS Phú Lộc và các cụm trường Nho Quan phía Nam xây dựng chuyên đề Ngày hội đọc sách tại Trường THCS Phú Lộc. Trong buổi chuyên đề, thực hiện nhiều hoạt động có ý nghĩa như: + Trưng bày sách + Giới thiệu sách + Thi viết cảm nhận sách Chuyên đề giúp học sinh có kĩ năng trưng bày sách theo chủ đề, giới thiệu sách, viết cảm nhận về sách, giáo dục tinh thần đoàn kết, làm việc nhóm, cách xây dựng kế hoạch cho bản thân. Sau chuyên đề, nhiều em học sinh đến thư viện để mượn sách và đọc sách hơn. Mối quan hệ giữa thầy cô và học trò thêm khăng khít. Một số em học sinh bộc lộ được năng khiếu viết và thuyết trình, nâng cao khả năng tự học, tự đọc. - Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo Theo kế hoạch của Ban giám hiệu Nhà trường, dự kiến vào cuối tháng 5, nhà trường tổ chức cho học sinh toàn trường tham gia hoạt động trải nghiệm Vườn Quốc gia Cúc Phương và Cố đô Hoa Lư. Trước hoạt động tham quan 2 tuần, thư viện tổ chức cho học sưu tầm các cuốn sách, bài báo, tạp chí về hai địa danh này. Sau đó, các cuốn sách được luân chuyển tới từng lớp học. Các em sẽ tìm hiểu những kiến thức về Vườn Quốc gia Cúc Phương và Cố đô Hoa Lư, chuẩn bị bài thuyết minh. Hoạt động tham quan diễn ra, đại diện từng lớp thuyết minh về một số địa điểm. Ngoài ra, học sinh còn tìm hiểu về thiên nhiên và chơi các trò chơi tập thể. Hoạt động tham quan không chỉ giúp học sinh tìm hiểu kiến thức về danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử địa phương mà còn có trải nghiệm thực tế. Qua đó, bồi dưỡng cho các em tinh thần tập thể, khả năng làm việc nhóm và tình yêu quê hương, đất nước. 2. Khả năng áp dụng của sáng kiến. Có thể áp dụng cho tất cả các trường cấp THCS 11 V. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN. Nhà trường phải luôn bám sát các chỉ đạo định hướng của phòng GD&ĐT, và Sở GD&ĐT từ đó có sự bàn bạc trong chi ủy, trong ban giám hiệu phải đề ra các kế hoạch đối với các hoạt động dạy học và giáo dục thông qua các hoạt động trong cả năm học. Ban giám hiệu định hướng, triển khai tới các tổ chức trong nhà trường như các tổ bộ môn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công đoàn, lập kế hoạch cho cả năm học như kế hoạch của tổ chuyên môn, kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa của hai tổ Tự nhiên và Xã hội, các chuyên đề được lồng ghép trong kế hoạch dạy học và giáo dục của từng cá nhân và tổ chức. Ban giám hiệu phải thường xuyên bám sát, nhắc nhở, đôn đốc các tổ chức đoàn thể và mỗi cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó nhà trường cần làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tạo được sự ủng hộ về vật chất của các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn. Cán bộ giáo viên phải hiểu rõ trong các hoạt động dạy học, hoạt động nâng cao hiệu quả đọc sách đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh. Vì vậy chung tay góp sức để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường qua việc đọc sách là một nhiệm vụ cụ thể thiết thực của mỗi cán bộ giáo viên trong thời kỳ hiện nay. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên trước tiên phải có lòng nhiệt tình, có tình yêu đối với thế hệ trẻ, tận tụy với công việc được giao. Không ngừng học tập trên mọi lĩnh vực nhất là các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để có những giờ dạy đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó mỗi cán bộ giáo viên đều phải lập cho mình một kế hoạch dạy học kết hợp với việc nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh. Đối với học sinh: các em phải xác định nhiệm vụ của mình là đến trường không chỉ có nhiệm vụ học tập qua những cuốn sách giáo khoa bắt buộc mà còn phải tích cực tìm kiếm thông tin, trau dồi kiến thức qua nhiều cuốn sách khác. Ngoài ra, các em cũng phải tích cực tham gia vào các hoạt động do giáo viên dạy, do nhà trường tổ chức như hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các hội vui học tập, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong cùng một lớp, trong cùng một trường, trong khu vực, trong tỉnh và vươn lên quốc gia. Thông qua mỗi hoạt động này, các em không chỉ bồi dưỡng năng lực mà còn rèn luyện thói quen đọc sách, xây dựng tình yêu và niềm đam mê đọc sách. VI. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN CỦA SÁNG KIẾN. 1. Hiệu quả đạt được: 12 Qua thời gian 02 năm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tại trường THCS Phú Lộc chất lượng giáo dục đã được nâng lên rõ rệt. Điều đó thể hiện qua bảng thống kê số liệu về hạnh kiểm, học lực 03 năm học vừa qua: xếp loại Năm học 2016-2017 2017-2018 Kì I 2018-2019 Tốt SL 284 298 365 Khá % 82.08 83.94 87.32 SL 61 56 52 Yếu TB % 17.63 15.78 12.44 SL 1 1 1 % 0.29 0.28 0.24 SL 0 0 0 % Bảng 3: Thống kê số liệu về hạnh kiểm xếp loại Năm học 2016-2017 2017-2018 Kì I 2018-2019 Giỏi SL 69 73 87 % 20 20.6 20.8 Khá SL 115 119 140 Yếu TB % 33 33.5 33.5 SL 156 158 185 % 45 44.5 44.3 SL 6 5 6 % 2 1.4 1.4 Bảng 4: Thống kê số liệu về học lực Số học sinh quan tâm đến việc đọc sách trên thư viện truyền thống và thư viện điện tử trong thời gian áp dụng sáng kiến đã tăng lên rõ rệt. Thời gian đọc sách của học sinh cũng có sự cải thiện tích cực. Học sinh đã biết cách sử dụng điện thoại để đọc những thông tin bổ ích cho học tập cũng như cuộc sống. Trong thời gian từ đầu năm học đến nay, học sinh tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức, từ đó tạo thói quen tìm kiếm thông tin từ những cuốn sách phù hợp. Học sinh bắt đầu yêu thích việc đọc sách. Từ đó, chất lượng giáo dục của nhà trường trong hai năm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã được nâng lên rõ rệt. Về phẩm chất các em đã biết sống có trách nhiệm hơn trong gia đình với bạn bè và xã hội, sống trung thực, thật thà, tự chủ biết vượt khó, chăm chỉ chịu khó, biết chia sẻ động viên những người có hoàn cảnh khó khăn, biết đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Trong hai năm không có một học sinh nào mắc các tai, tệ nạn xã hội, không có học sinh trộm cắp. Các em có ý thức chấp hành tốt các nội quy của trường, lớp, các quy định của pháp luật về trật tự xã hội, về an toàn khi tham gia giao thông.v.v Học sinh chủ động, tự giác trong học tập, từ đó làm nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa của nhà trường số lượng học sinh giỏi cấp huyện cấp tỉnh tăng. Một thành tích đáng phấn khởi trong năm học 2018 - 2019 trường đã có 01 học sinh đạt giải Khuyến khích môn Toán trong kì thi Học sinh giỏi cấp tỉnh. Đặc biệt là từ khi thành lập được câu lạc bộ: “Sáng tạo trẻ” thì nhà trường đã liên tục có những dự án khoa học của học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp huyện, cấp tỉnh như năm 2018-2019 có một dự án đạt giải nhì cấp tỉnh. Những thành tích đó là niềm cổ vũ động viên rất lớn, tạo đà tiến lên trong những năm học tiếp theo. 13 2. Bài học kinh nghiệm Để hoạt động dạy học có hiệu quả qua nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy một số bài học kinh nghiệm sau: Kinh nghiệm về việc nâng cao hiệu quả đọc sách không chỉ thông qua việc đọc sách truyền thống trong trường và tại địa phương mà cả việc đọc sách điện tử, từ đó hình thành thói quen đọc sách cho học sinh, và bồi dưỡng tình yêu, niềm đam mê đọc sách. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh đọc sách có chủ đề, chủ điểm, có sự kiểm tra, đánh giá của giáo viên và viết thu hoạch của bản thân. Trong hoạt động của thư viện, cần có sự phong phú về đầu sách, chủng loại sách để học sinh có sự lựa chọn và có hứng thú đọc sách. Kinh nghiệm gắn đọc sách với nội dung chương trình học trên lớp và qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh và học tập cá nhân phối hợp với học tập hợp tác thông qua hoạt động ngoại khóa để học sinh tìm nguồn kiến thức qua sách, từ đó phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Một điều quan trọng nhất : Đây là một việc làm đòi hỏi thời gian dài và sự kiên trì, cần sự chung tay, phối kết hợp, sự ủng hộ của phụ huynh cũng như các tổ chức xã hội. Có như vậy mới hình thành được thói quen đọc sách ở học sinh, từ đó hướng tới việc nâng cao khả năng tự học của các em. Vì khả năng có hạn, tầm quan sát tổng thể chưa cao, nên sáng kiến của tôi khó tránh khỏi thiếu sót và khiếm khuyết. Rất mong được hội đồng thẩm định giúp đỡ và bổ sung cho tôi để sáng kiến được đầy đủ hơn có thể áp dụng được trong các nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Phú Lộc, ngày 10 tháng 4 năm 2019 Đại diện nhóm tác giả Nguyễn Thị Huệ 14 XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NHO QUAN 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hữu Viêm, Đọc như thế nào? Tạp chí Sách, 2001, Số 8, Tr. 20-22. 2. Kevin Nance (Mỹ) do Đàm Ngọc Xuyến dịch, Chuyện không chỉ của độc giả, Tạp chí Văn nghệ số 1,2,3, 2012. 3.Vũ Bá Hòa, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường phổ thông, Hồ Chí Minh, 2009. 4. Góp phần nâng cao chất lượng tự học qua đọc sách và tài liệu tham khảo hiện nay / Nguyễn Ngọc Dung/ Tạp chí Dạy và Học ngày nay, 2012, Số 7, tr. 63, 73. 5.Văn hóa đọc trong bối cảnh hội nhập và phát triển / Vũ Thị Thu Hà/Tạp chí Thư viện Việt Nam, 2013, Số 2, tr. 20-27 16 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỌC SÁCH CỦA TRƯỜNG THCS PHÚ LỘC Năm học 2018 – 2019 Tuyên truyền cho học sinh vào buổi chào cờ Tổ chức buổi trưng bày sách một cách bắt mắt để thu hút học sinh 17 Xây dựng thư viện tại lớp để các bạn học sinh dễ dàng mượn sách để đọc Học sinh phân loại sách để chuẩn bị xây dựng tủ sách cộng đồng 18 Hình ảnh tủ sách tại nhà văn hóa Thôn Kho – xã Phú Lộc Đăng các bài viết hay lên web trường để các bạn học sinh có thể đọc 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng