Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn nâng cao hiệu quả dạy học môn thể dục lớp 5 bằng việc sử dụng âm nhạc hỗ tr...

Tài liệu Skkn nâng cao hiệu quả dạy học môn thể dục lớp 5 bằng việc sử dụng âm nhạc hỗ trợ

.PDF
19
279
55

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN TÊN SÁNG KIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN THỂ DỤC LỚP 5 BẰNG VIỆC SỬ DỤNG ÂM NHẠC HỖ TRỢ * Đồng tác giả sáng kiến 1. Lương Thị Oanh – Hiệu trưởng 2. Lê Thị Thanh – Giáo viên 3. Nguyễn Thị Hằng – Giáo viên * Đơn vị: Trường Tiểu học Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình Thành phố Ninh Bình, tháng 3 năm 2018 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến thành phố Ninh Bình Chúng tôi: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh 1 Lê Thị Thanh 28/3/1974 2 Lương Thị Oanh 04/8/1970 3 Nguyễn Thị Hằng 08/02/1988 Nơi công tác Chức Trình Tỷ lệ (%) danh độ đóng góp vào chuyên việc tạo ra môn sáng kiến Trường TH Ninh Khánh Trường TH Ninh Khánh Trường TH Ninh Khánh GV CĐSP 40% HT ĐHSP 30% GV ĐHSP 30% - Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN THỂ DỤC LỚP 5 BẰNG VIỆC SỬ DỤNG ÂM NHẠC HỖ TRỢ” * Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp dạy học Thể dục cho học sinh lớp 5. * Thời gian áp dụng: 02 năm học (Từ tháng 8/2016). NỘI DUNG SÁNG KIẾN Mỗi môn học ở Tiểu học đều hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở Tiểu học, môn Thể dục có vị trí quan trọng vì: Các kiến thức, kĩ năng của môn Thể dục ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, rất cần thiết cho người lao động; rèn luyện thân thể cho học sinh có sức khỏe tốt để học tập các môn học khác. Môn Thể dục ở tiểu học giúp học sinh có những kiến thức cơ bản ban đầu về các kĩ năng, kĩ xảo vận động cơ bản và đơn giản; hình thành và rèn kỹ năng thực hành những kĩ năng và kĩ xảo có nhiều ứng dụng thực tế trong cuộc sống. Bằng các hoạt động tập luyện theo nội dung của môn học xây dựng cho các em một số nền nếp học tập, góp phần rèn luyện cho học sinh lối sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật và phẩm chất của con người mới. Trong quá trình học tập còn giúp các em biết cách ứng dụng những kĩ năng của thể dục vào hoạt động học tập và sinh 2 hoạt ở trong và ngoài nhà trường. Do đó, học tập môn Thể dục đã góp phần hình thành và rèn luyện phẩm chất đạo đức của các em, giúp các em trở thành những con người phát triển toàn diện. Tuy nhiên, trên thực tế trong trường Tiểu học hiện nay, việc dạy và học môn thể dục vẫn mang tính chất truyền thống. Học sinh học ngoài trời, giáo viên hô cho học sinh tập luyện các nội dung. Quy trình lặp đi, lặp lại khiến cho học sinh nhàm chán, không có hứng thú tập luyện; giáo viên còn thiếu kinh nghiệm với cách thức tổ chức hoạt động tích cực cho học sinh lĩnh hội kiến thức, hoặc có tổ chức thì còn lúng túng, mất thời gian, chưa đáp ứng được việc dạy học tích hợp nội dung các môn học một cách hiệu quả. Chính vì vậy mà chất lượng giáo dục thể chất chưa đạt được như mong muốn. 1. Giải pháp cũ thường làm - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung bài học. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động khởi động: + Giáo viên hô cho học sinh chuyển đổi đội hình. + Giáo viên hô cho học sinh khởi động các khớp: đầu cổ, tay, vai, hông, đầu gối, cổ chân .... + Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động cơ bản: Nội dung 1: Đội hình đội ngũ; Bài thể dục phát triển chung; Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản. + Giáo viên làm mẫu, phân tích kĩ thuật. + Giáo viên hô cho học sinh luyện tập kết hợp quan sát, sửa sai cho học sinh. + Cán sự lớp điều hành các bạn luyện tập theo tổ. + Giáo viên hoặc cán sự lớp hô cho học sinh thi đua thực hiện các động tác theo tổ, nhóm. Nội dung 2: Trò chơi vận động + Giáo viên giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi. + Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi vận động và rèn kĩ năng cơ bản. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động kết thúc: + Giáo viên củng cố nội dung bài học, nhận xét việc thực hiện 3 mục tiêu bài học. + Giáo viên hô cho học sinh thực hiện các động tác thả lỏng, hồi tĩnh. Ở giải pháp này, khi học sinh thực hành các hoạt động: khởi động, di chuyển đội hình, thực hành các động tác thể dục, chơi trò chơi,.. chủ yếu giáo viên là người hô, điều khiển để học sinh thực hiện. * Ưu điểm của giải pháp cũ - Đây là phương pháp truyền thống, phương pháp chung của các tiết dạy học Thể dục. - Giáo viên đã quen thuộc quy trình dạy nên khi thực hiện không phải chuẩn bị, mất nhiều thời gian nghiên cứu. - Học sinh quen với các bước, tiến trình của một tiết thể dục, không bỡ ngỡ, ít phải tư duy. - Không yêu cầu quá cao về cơ sở vật chất như: loa, máy tính, các bài hát, đoạn nhạc ... * Nhược điểm, tồn tại của giải pháp cũ - Giáo viên phải làm mẫu, nói nhiều, mất nhiều sức lực, thời gian, không còn thời gian quan sát, hỗ trợ, sửa sai cho học sinh khi luyện tập. - Nhịp hô hoàn toàn phụ thuộc vào sức khỏe của giáo viên. - Học sinh quen với tiến trình bài dạy nên sinh ra nhàm chán, dễ mệt mỏi. - Học sinh không hào hứng thực hiện các nội dung học tập, có thói quen tập cho xong. Do đó, học sinh không chú ý để hoàn thành tốt mục tiêu bài học, làm ảnh hưởng đến tiết dạy của giáo viên, làm mất nhiều thời gian để hướng dẫn lại cho học sinh, dẫn tới dạy quá thời gian quy định. - Giờ dạy chưa đáp ứng được mục tiêu dạy học tích hợp nội dung các môn học. - Giờ học đơn điệu, hiệu quả chưa cao. 2. Giải pháp mới cải tiến Để khắc phục những tồn tại nói trên, giúp học sinh hứng thú luyện tập qua đó góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy học môn Thể dục, chúng tôi đã áp dụng giải pháp “Nâng cao hiệu quả dạy học môn Thể dục lớp 5 bằng việc sử dụng âm nhạc hỗ trợ” và đã thu được thành công nhất định. Cụ thể như sau: *Mô hình hóa 4 GIẢI PHÁP MỚI Giải pháp 1: Sử dụng âm nhạc hỗ trợ hiệu lệnh trong hoạt động khởi động và thả lỏng Khởi động: HS nghe các bài hát thiếu nhi nhịp nhẹ nhàng vừa nghe, vừa khởi động các khớp. Thả lỏng: HS nghe các bài hát thiếu nhi có tiết tấu nhẹ nhàng, êm dịu thư thái. Giải pháp 2: Sử dụng âm nhạc để tạo nhịp trong hoạt động thực hành các động tác thể dục và rèn luyện tư thế cơ bản. Luyện tập Bài thể dục: HS nghe các bài hát thiếu nhi có giai điệu dứt khoát, có đảo phách, sử dụng quãng 4, 5, 6. Luyện tập đội hình, đội ngũ, tư thế cơ bản: HS nghe các bài hát thiếu nhi nhịp 2/4 và 4/4 hoặc các quãng 4, 5, 6 Giải pháp 3: Sử dụng âm nhạc trong quá trình tổ chức trò chơi. Tổ chức trò chơi rèn luyện thể lực: HS nghe các bài hát có tiết tấu sôi động mang tính cao trào, cổ vũ, khích lệ. Tổ chức trò chơi rèn kĩ năng: HS nghe các bài hát có tiết tấu nhẹ nhàng, êm dịu, thư thái HIỆU QUẢ - - Chất lượng môn học được tăng lên; đáp ứng mục tiêu dạy học tích hợp. - Học sinh tập đều, đúng kĩ thuật động tác, có hứng thú, yêu thích môn học, các em có sức khỏe tốt, nâng cao tinh thần để học tốt các môn học khác - Giáo viên không phải hô nhiều, sức khỏe được đảm bảo, có thời gian quan sát, hỗ trợ, sửa sai cho học sinh kịp thời; rèn tư duy sáng tạo góp phần đổi mới phương pháp dạy học. 5 *Mô tả giải pháp Giải pháp 1: Sử dụng âm nhạc hỗ trợ hiệu lệnh trong hoạt động khởi động và thả lỏng. a. Khi khởi động Hoạt động khởi động là hoạt động mở đầu cho một tiết học, ở hoạt động này, tôi thường chọn loại bài hát nhịp nhẹ có đặc điểm chung là nhịp độ vừa phải phù hợp với nhịp của bước chân và các em dễ hát; loại nhịp và nhịp độ của bài thể hiện rõ chu kỳ lặp lại của các phách mạnh - nhẹ, nên tôi chọn các bài hát hoặc đoạn nhạc có nhịp 2/4, 4/4, các em vừa nghe, vừa khởi động các khớp. Cách tiến hành: - Giáo viên nhận lớp, phổ biến mục tiêu bài học. - Giáo viên mở nhạc nền, học sinh dàn hàng, di chuyển về đội hình và khởi động các khớp trước khi luyện tập. Ví dụ: Bài 26, 27, tôi sử dụng bài hát Con cào cào, Khăn quàng thắp sáng bình minh. (Hình ảnh minh họa Phụ lục 1) b. Khi thả lỏng Việc lựa chọn một số bài hát hoặc đoạn nhạc phù hợp khi thả lỏng, giúp học sinh thư giãn theo tiếng nhạc, sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao. Với hoạt động này, tôi đã chọn loại bài trữ tình có giai điệu mượt mà du dương, tính chu kỳ của tiết tấu không rõ rệt, hay gặp các ký hiệu ngân dài. Thực hiện kiểu hát liền tiếng với âm thanh ngân vang có sự liên kết từ âm này sang âm khác không đứt quãng. Hơi thở được liên tục khống chế và giữ đều để giai điệu bài hát trôi chảy, tạo dòng âm thanh mềm mại trong sáng diễn cảm. Loại nhịp và nhịp độ của bài mang tính trữ tình nên chọn nhịp độ vừa phải, hơi chậm hoặc chậm vừa và thường viết ở nhịp: 3/4, 6/8. Các bài hát thường dùng: Một con vịt; Ước mơ hồng; Trời nắng, trời mưa;... Cách tiến hành: - Giáo viên tập hợp học sinh về đội hình thả lỏng. - Giáo viên mở nhạc, học sinh thả lỏng các cơ trên nền nhạc. Ví dụ: Bài 31, 32, học sinh thả lỏng trên nền nhạc bài hát Trời nắng, trời mưa. Bài 55,56, Học sinh thả lỏng trên nền nhạc bài hát “Ước mơ hồng”;.... 6 (Hình ảnh minh họa Phụ lục 1) Giải pháp 2: Sử dụng âm nhạc để tạo nhịp trong hoạt động thực hành các động tác thể dục và rèn luyện tư thế cơ bản. a. Sử dụng âm nhạc để tạo nhịp trong hoạt động thực hành các động tác của bài thể dục phát triển chung. Khi học sinh đã biết tập các động tác của bài thể dục phát triển chung, thay vì giáo viên hoặc cán sự lớp hô cho học sinh tập thì tôi hướng dẫn cho học sinh tập trên nền nhạc, các bài hát. Lúc này, bắt buộc các em phải chú ý lắng nghe xem các câu hát, đoạn nhạc này thì tập với các động tác nào nên các em rất hứng thú. Chỉ qua vài lần tập luyện, các động tác trở nên mềm dẻo, có tính thẩm mỹ. Học sinh rất nhớ các động tác. Với hoạt động này, tôi chọn loại bài hát có tính chất vui - sôi nổi có giai điệu dứt khoát thể hiện một không khí sinh hoạt vui vẻ liên quan đến cuộc sống xung quanh của các em. Tiết tấu thường sử dụng nốt trắng, nốt đen, móc đơn, dấu lặng đen, lặng đơn, đôi khi có móc kép để tạo không khí nhanh vui hay sự dí dỏm ngộ nghĩnh của bài hát. Một vài bài tác giả có thay đổi về tiết tấu như đảo phách, nghịch phách. Một số bài khác lại sử dụng các quãng 4, quãng 5, thỉnh thoảng có quãng 6 tạo sự mới lạ cho trẻ. Đôi khi để thay đổi tránh sự nhàm chán, tôi thường chọn một số bài hát vui, sôi nổi thường có sự hài hước dí dỏm; tiết tấu trong bài rõ ràng ổn định và có sự lặp lại của một âm hình tiết tấu; hát với âm thanh sáng, gọn, linh hoạt, trôi chảy; hát nhịp nhàng, ngắt tiếng và nhấn đều vào phách mạnh ở đầu nhịp; lấy hơi nhanh, ngắt hơi chính xác; phát âm rõ nét nhưng lướt nhanh không đẩy hơi ồ ạt. Loại nhịp và nhịp độ của bài mang tính vui vẻ, hoạt náo, sôi nổi có nhịp độ vừa, nhanh hoặc hơi nhanh, chủ yếu ở nhịp 2/4 và 4/4. Khi cho học sinh ôn luyện Bài thể dục phát triển chung, tôi thường cho các em tập trên nền bài hát Em bay trong đêm pháo hoa, Em yêu trường em, Reo vang bình minh, Trái đất này là của chúng mình, … Cách tiến hành: - Cán sự lớp hô cho các bạn ôn lại các động đã học. - Giáo viên và học sinh nhận xét, sửa sai. - Giáo viên tổ chức cho học sinh tập luyện trên nền nhạc. 7 Ví dụ: Bài 31, 32, Học sinh tập bài thể dục phát triển chung trên nền nhạc bài hát “Trái đất này là của chúng mình” (Hình ảnh minh họa Phụ lục 2) b. Sử dụng âm nhạc để tạo nhịp trong hoạt động thực hành các động tác rèn luyện tư thế cơ bản. Nội dung rèn luyện các tư thế cơ bản ở lớp 5 gồm các bài tập phối hợp, thông qua luyện tập các bài tập trên giúp cho học sinh có được các kỹ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất, thể lực phù hợp với khả năng vận động của học sinh. Khi luyện tập những bài tập trên yêu cầu người tập biết cách thực hiện bài tập, biết phối hợp vận động, khả năng khéo léo linh hoạt, tính chính xác trong mỗi động tác để hoàn thành được các bài tập cả về kỹ thuật và chất lượng động tác. Vì vậy, khi dạy nội dung này để nâng cao hiệu quả các bài tập, tôi thường chọn những bài hát mang tính hành tiến nhịp 2/4 như: Đội kèn tí hon, Bài trống hành tiến... Cách tiến hành: - Giáo viên gọi tên, làm mẫu hoàn chỉnh bài tập rồi giải thích ngắn gọn. - Hướng dẫn học sinh tập các động tác hoặc các cử động đơn lẻ - Hướng dẫn học sinh tập các động tác phối hợp hoàn chỉnh bài tập. - Tổ chức cho học sinh trình diễn các động tác phối hợp hoàn chỉnh trên nền nhạc đã chọn. Ví dụ: Bài 14, học sinh ôn đi đều trên nền nhạc bài hát “Đội kèn tí hon” (Hình ảnh minh họa Phụ lục 2) Giải pháp 3: Sử dụng âm nhạc trong quá trình tổ chức trò chơi. a. Sử dụng âm nhạc trong quá trình tổ chức các trò chơi rèn luyện thể lực Các trò chơi rèn luyện thể lực cho học sinh lớp 5 nhằm giáo dục học sinh cả về thể lực và trí lực như phát triển các tố chất thể lực cơ bản. Những trò chơi này thường dựa trên một số trò chơi dân gian và những trò chơi gần với hiểu biết hay vốn sống của học sinh tiểu học. Các em cần thực hiện đúng theo luật chơi và cách chơi đã hướng dẫn. Vì vậy, khi dạy nội dung này, tôi thường chọn loại nhạc có tính chất vui - sôi nổi có giai điệu dứt khoát thể hiện một không khí vui vẻ, thôi thúc, cổ vũ, khích lệ gần gũi với lứa 8 tuổi của các em. Tiết tấu thường sử dụng nốt trắng, nốt đen, móc đơn, dấu lặng đen, lặng đơn, đôi khi có móc kép để tạo không khí nhanh vui hay sự dí dỏm ngộ nghĩnh của bài hát. Một vài bài tác giả có thay đổi về tiết tấu như đảo phách, nghịch phách. Một số bài hát thường sử dụng: Baby shark, Chú thỏ con, Trên ngựa ta phi nhanh…… Cách tiến hành: - Giáo viên gọi tên trò chơi, làm mẫu và giải thích ngắn gọn cách chơi, luật chơi (hoặc cho học sinh nhắc lại – nếu là trò chơi các em đã được học). - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi thử. - Tổ chức cho học sinh chơi, thi đua giữa các tổ / nhóm trên nền nhạc cổ vũ. - Học sinh, giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi. Ví dụ: Bài 29, 30 (Tuần 15), Học sinh trò chơi “Thỏ nhảy” - Bài hát “ Chú thỏ con”. Bài 57 (Tuần 29), Học sinh trò chơi “Nhảy ô tiếp sức” Bài hát “Baby shark”. b. Sử dụng âm nhạc trong quá trình tổ chức các trò chơi rèn luyện các kĩ năng. Các trò chơi trong chương trình Thể dục lớp 5 không chỉ rèn luyện thể lực cho các em mà còn góp phần rèn luyện các kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo, chính xác... Các trò chơi này đã giáo dục học sinh một số phẩm chất đạo đức, nếp sống vui tươi, lành mạnh, tự tin. Để thực hiện có hiệu quả nội dung này, tôi thường chọn những bài hát vui tươi, trong sáng phù hợp với lứa tuổi, những bản nhạc học sinh dễ cảm nhận, dễ thuộc, phù hợp với các bài tập để tạo cảm giác hứng thú cho các học sinh như: This is the way go to school, A B C song,... Cách tiến hành: Tương tự như khi tổ chức các trò chơi rèn luyện thể lực Ví dụ: Bài 68 (Tuần 34), trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh” - Bài hát “This is the way go to school”. (Hình ảnh minh họa Phụ lục 3) 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được a. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế mà sáng kiến đem lại chính là việc giảm bớt năng 9 lượng tiêu hao cho giáo viên qua mỗi giờ dạy, tăng thời lượng thực hành cho học sinh, hiệu quả giảng dạy tăng. Theo khảo sát, tỉ lệ học sinh tăng ở các nội dung trung bình 21,05%, tương đương với hiệu quả lao động của giáo viên tăng khoảng 21,05%. Đặc biệt, hiệu quả kinh tế của sáng kiến được kéo dài trong nhiều năm, liên quan đến các nhà trường và nhiều thế hệ học sinh trong toàn tỉnh Ninh Bình nên hiệu quả kinh tế mà sáng kiến mang lại còn có thể cao hơn nữa. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế lớn nhất mà sáng kiến mạng lại chính là chất lượng dạy học môn Thể dục tăng lên rõ rệt. Đây chính là nguồn lợi kinh tế về tri thức vô giá, rất khó có thể kiểm đếm được. b. Hiệu quả xã hội Để khẳng định tính hiệu quả của giải pháp“Nâng cao hiệu quả dạy học môn Thể dục lớp 5 bằng việc sử dụng âm nhạc hỗ trợ”, sau một năm thực hiện, kết quả cụ thể như sau: Nội dung khảo sát Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Số lượng học sinh được khảo sát 110 131 Học sinh tập đúng kĩ thuật động tác 60=55% 95=73% Học sinh tập nhanh, đẹp 50= 45,4% 85= 64,8% Học sinh thích học môn Thể dục 80=72,7% So sánh chênh lệch 18% 19,4% 129 =98,5% 25,8% Học sinh biết biểu lộ cảm xúc, thái 65=59% 105=80% 21% độ tích cực về nội dung học tập Kết quả khảo sát trên đã phần nào phản ánh tính đúng đắn của sáng kiến “Nâng cao hiệu quả dạy học môn Thể dục lớp 5 bằng việc sử dụng âm nhạc hỗ trợ”. Cụ thể: * Khắc phục được một số hạn chế, tồn tại trên thực tế giảng dạy hiện nay - Chất lượng môn học được tăng lên; đáp ứng mục tiêu dạy học tích hợp. - Học sinh hứng thú, tích cực tập luyện, tiết học không gây nhàm chán. Khi áp dụng âm nhạc vào các hoạt động, nhịp điệu trong các bài hát đều, chắc, học sinh tập đều, đẹp hơn. Chính vì vậy, các giờ học trở nên thoải mái, hấp dẫn, thu hút được học sinh tích cực tham gia luyện tập, có hứng thú, yêu thích môn học, các em có sức khỏe tốt, nâng cao tinh thần để học tốt các môn học khác. 10 - Giáo viên không phải hô nhiều, sức khỏe được đảm bảo, có thời gian quan sát, hỗ trợ, sửa sai cho học sinh kịp thời; rèn tư duy sáng tạo góp phần đổi mới phương pháp dạy học. * Hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và giáo dục được thay đổi đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh, tăng thêm tính hấp dẫn cho học sinh. Giáo viên được lựa chọn các bài hát, đoạn nhạc phù hợp. Các bài hát đa dạng, phù hợp với từng động tác của bài thể dục, từng trò chơi,... đã kích thích mạnh mẽ tư duy sáng tạo của giáo viên. Tác động tích cực đến thái độ và hành vi, góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của học sinh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Học sinh không chỉ học tập, tiếp thu kiến thức mà còn được bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm; được bộc lộ khả năng, năng khiếu về các lĩnh vực nghệ thuật. Qua đó góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Giải pháp “Nâng cao hiệu quả dạy học môn Thể dục lớp 5 bằng việc sử dụng âm nhạc hỗ trợ” là một trong những giải pháp cụ thể hoá mục tiêu “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đây cũng là một điểm mới, có tính đột phá, quyết liệt về đổi mới cách dạy, đổi mới cách học theo phương châm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Điều kiện và khả năng áp dụng a. Điều kiện để áp dụng sáng kiến Giải pháp “Nâng cao hiệu quả dạy học môn Thể dục lớp 5 bằng việc sử dụng âm nhạc hỗ trợ” có thể áp dụng đối với mọi điều kiện dạy và học: không đòi hỏi nhiều về trình độ, năng lực của giáo viên cũng như điều kiện về cơ sở vật chất của các trường; mỗi trường chỉ cần sắm một chiếc loa di động đi kèm với một chiếc điện thoại thông minh (hầu hết giáo viên nào cũng có) có các bài hát đã được lựa chọn phù hợp với nội dung từng bài. Sáng kiến sẽ được áp dụng hiệu quả hơn khi: Giáo viên nhiệt tình, tâm huyết, nghiên cứu kỹ nội dung bài học trước khi lên lớp để lựa chọn các bài hát và các đoạn nhạc phù hợp. Các bài hát, đoạn nhạc được lựa chọn nên thay đổi, cập nhật kịp thời các bài hát, đoạn nhạc phù hợp với sở thích, đôi khi mang tính trào lưu để tạo sự mới mẻ, hấp dẫn đối với học sinh. Tránh sử 11 dụng lại một bài hát, một đoạn nhạc nhiều lần. Tuỳ theo nội dung từng tiết học mà giáo viên nên lựa chọn hoạt động nào cần sử dụng âm nhạc cho phù hợp, không nên lạm dụng quá nhiều gây nên sự nhàm chán cho học sinh. b. Khả năng áp dụng của sáng kiến Giải pháp “Nâng cao hiệu quả dạy học môn Thể dục lớp 5 bằng việc sử dụng âm nhạc hỗ trợ” đã được áp dụng có hiệu quả ở trường Tiểu học Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, được tập thể giáo viên và học sinh đánh giá rất cao. Qua thực tế giảng dạy tôi có thể khẳng định: Sáng kiến có thể áp dụng hiệu quả trong những điều kiện khác nhau, các địa bàn thuộc các vùng miền khác nhau, đồng thời có thể áp dụng được với cả cấp Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông. TP.Ninh Bình ngày NGƯỜI NỘP ĐƠN ĐỒNG TÁC GIẢ Lương Thị Oanh PHÒNG GDĐT TP NINH BÌNH XÁC NHẬN Lê Thị Thanh tháng năm 2018 Nguyễn Thị Hằng TRƯỜNG TH NINH KHÁNH XÁC NHẬN 12 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA Phụ lục 1: HỌC SINH KHỞI ĐỘNG VÀ THẢ LỎNG Giờ TD của lớp 5C- Học sinh khởi động theo bài “Con cào cào” Giờ TD của lớp 5E- Học sinh khởi động theo bài “Khăn quàng thắp sáng bình minh” 13 Gg Giờ TD của lớp 5E- Học sinh thả lỏng theo bài “Ước mơ hồng” Giờ TD của lớp 5A- Học sinh thả lỏng trên nền nhạc bài “Trời nắng, trời mưa” Giờ TD của lớp 5A- Học sinh khởi động theo bài “Khăn quàng thắp sáng Giờ TD của lớp 5D- Học sinh thả lỏng trên nền nhạc bài “Ước mơ hồng” 14 15 Phụ lục 2: HỌC SINH TẬP CÁC ĐỘNG TÁC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN Học sinh ôn đi đều trên nền nhạc bài “Đội kèn tí hon” 16 Phụ lục 2: HỌC SINH TẬP BÀI THỂ DỤC Học sinh tập bài thể dục trên nền nhạc bài “Trái đất này là của chúng mình” Học sinh tập bài thể dục trên nền nhạc bài “Em bay trong đêm pháo hoa” 17 Phụ lục 3: HỌC SINH CHƠI TRÒ CHƠI Học sinh chơi trò chơi “Nhảy ô tiếp sức” trên nền bài hát “Baby sharak” Học sinh chơi trò chơi “” trên nền bài hát “This is the way go to school” 18 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng