Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn nâng cao hiệu quả bài thực hành khảo sát mạch r, l, c nối tiếp...

Tài liệu Skkn nâng cao hiệu quả bài thực hành khảo sát mạch r, l, c nối tiếp

.PDF
11
469
91

Mô tả:

Sáng kiến: Nâng cao hiệu quả bài thực hành Khảo sát mạch R, L, C nối tiếp. PH ẦN MỞ ĐẦ U PHẦ ĐẦU Kính thưa quý thầy, cô. Dòng điện không đổi là kiến thức mà học sinh đã được học ở chương trình lớp 9; lên lớp 11, chương Dòng điện không đổi được nâng cao hơn, đi sâu vào các định luật và xác định các đại lượng đặc trưng của dòng điện, những tính chất, hiện tượng được làm rõ hơn về mặt định tính lẫn định lượng. Trong chương trình lớp 12, học sinh được học Dòng điện xoay chiều. Các tính chất và công thức của định luật Ohm đối với dòng điện không đổi đều áp dụng được cho dòng điện xoay chiều; tuy nhiên, có nhiều vấn đề rất khác biệt. Ví dụ: Dòng điện và điện áp (hiệu điện thế) được mô tả bằng biểu thức hàm sin và có 3 giá trị: cực đại, hiệu dụng, tức thời; giữa điện áp và dòng điện có sự lệch pha nhau; tụ điện dẫn điện được; ngoài điện trở thuần, cuộn dây còn có đại lượng mang tính chất giống điện trở, cản trở dòng điện, ... Những vấn đề trên phải được học sinh kiểm chứng, minh họa bằng thực nghiệm do chính học sinh thực hiện. Trong điều kiện thiết bị dạy học hiện nay, các điện kế có độ tin cậy không cao, mỗi lần đo có giá trị khác nhau, các cuộn dây không hoàn toàn giống nhau và rất dễ hỏng nên khi tiến hành bài thực hành rất khó đo các giá trị và chưa đáp ứng được yêu cầu của sách giáo khoa. Vì vậy, Tôi đã thay đổi một vài số liệu ban đầu để thuận lợi hơn khi học sinh thực hiện bài thực hành; các số liệu của bài thực hành trong bài viết này tôi đã đo nhiều lần, mỗi lần đo các giá trị có khác nhau không lớn, nhưng ưu điểm là chứng minh được sự khác biệt giữa dòng điện xoay chiều và dòng điện không đổi. Do đó, tôi đã chọn kết quả này mong quý thầy, cô đọc và góp ý. Xin chân thành cám ơn. Tác giả: Mai Thị Phước, tổ Lý – KT Công nghiệp, trường THPT Nguyễn Trãi Trang 1/12 Sáng kiến: Nâng cao hiệu quả bài thực hành Khảo sát mạch R, L, C nối tiếp. ực hành: Bài th thự ẢO SÁT MẠCH R, L, C NỐI TI ẾP KH KHẢ TIẾ CH ƯƠ NG TR CHƯƠ ƯƠNG TRÌÌNH VẬT LÝ 12 NÂNG CAO VÀ CƠ BẢN ọn đề tài: I. Lý do ch chọ 1. Trong những năm gần đây, bài thực hành “Khảo sát mạch R, L, C nối tiếp” được thực hiện một cách hời hợt, thiếu chính xác; vì đây là bài tham khảo, không lấy điểm hệ số 2 như các bài thực hành khác nên giáo viên thường ít quan tâm đến số liệu, chỉ chú ý đến cách mắc mạch, cách sử dụng đồng hồ đo. 2. Nguyên nhân của sự thiếu chính xác này là do các thông số của dụng cụ thực hành dẫn đến các giá trị quá chênh lệch nhau giữa các UR , UL , UC. Vì vậy giản đồ vectơ vẽ không giống như hình 19.2 sách giáo khoa 12 cơ bản. Rất nhiều học sinh thắc mắc phải vẽ giản đồ vectơ như thế nào ? Có thể vẽ tượng trưng mà không theo đúng số liệu đo được không ? Hoặc sao không dùng tụ điện có giá trị điện dung lớn hơn để giảm dung kháng ? v.v. . . Bản thân tôi cũng chỉ khuyên học sinh nên vẽ giản đồ theo số liệu mà các em đo được, chứ chưa khắc phục những khuyết điểm trên. 3. Bộ thí nghiệm khảo sát “Mạch R, L, C nối tiếp” và các đồng hồ đa năng được trang bị khá đầy đủ cho các trường phổ thông, việc lắp ráp mạch điện rất dễ dàng: chỉ có 3 linh kiện mắc nối tiếp và 1 đồng hồ đo điện áp, học sinh chỉ cần thay đổi vị trí các chốt đo là có được các số liệu cần đo. Vì thế học sinh có thể tự mình kiểm chứng lý thuyết đã học. 4. Thông qua giản đồ vectơ của bài thực hành cần chứng minh cho học sinh thấy được sự lệch pha giữa các điện áp (đây là sự khác biệt giữa dòng điện xoay chiều và dòng điện không đổi). 5. Trong sách giáo khoa, hướng dẫn bài thực hành khi đo cuộn dây không có lỏi thép, tôi nghĩ nên dùng cuộn dây có lỏi thép vì hai lí do: Một là chứng minh được độ tự cảm L của cuộn dây phụ thuộc vào lỏi thép; Hai là nhờ có lỏi thép mà độ tự cảm L của ống dây tăng dẫn tới điện áp UL tăng, giản đồ vectơ rõ hơn. 6. Các linh kiện trong thùng “Khảo sát mạch R, L, C” khi đo cho giản đồ vectơ không cân đối và góc lệch pha ϕ giữa điện áp và dòng điện quá lớn (trên 800) điều này trong thực tế nên tránh. Vậy nên cần làm giảm góc ϕ. Khi giảng dạy các tiết thực hành, tôi luôn tìm cách xử lí những nhược điểm trên để phép đo hợp lí hơn, giản đồ vectơ của các điện áp rõ ràng và cân đối hơn; đồng thời, giải đáp được thắc mắc của học sinh, giúp học sinh sáng tạo trong việc học và hành. Sau nhiều lần nghiên cứu và tiến hành đo với các linh kiện có các thông số khác với sách giáo khoa (R, cuộn dây có lỏi thép, nối tiếp 2 cuộn dây, ...) tôi đã đo được các giá trị các điện áp tương đối cân đối và có được giản đồ vectơ gần giống như các hình ở sách giáo khoa và sách giáo viên. Tác giả: Mai Thị Phước, tổ Lý – KT Công nghiệp, trường THPT Nguyễn Trãi Trang 2/12 Sáng kiến: Nâng cao hiệu quả bài thực hành Khảo sát mạch R, L, C nối tiếp. ững bi áp th ực hi II. Nh Nhữ biệện ph phá thự hiệện: ọn linh ki A. Lựa ch chọ kiệện: 1. Linh kiện trong thùng “Khảo sát mạch R, L. C”: R là biến trở núm xoay Ω ; C = 4µF ; cu có giá trị từ 10Ω đến 100Ω. Chọn R = 100 100Ω cuộộn dây kh khôông lỏi th théép. Các giá trị đo được cho giản đồ vectơ không cân đối ; góc lệch ϕ quá lớn. Ω (không có R = 220Ω hoặc 2. Để có kết quả hợp lí hơn, thay R = 680 680Ω 270Ω như sách giáo khoa đã dùng) ; C = 4µF ; cu cuộộn dây có lỏi th théép. B. Ti Tiếến hành đo: Để thực hiện tốt bài thực hành, tôi tiến hành qua 4 bước: Bướ ướcc 1: Đo bằng Vôn kế xác định UR ; UC ; Udây ; URdây và UMQ . Bướ ướcc 2: Đo bằng thước và compa, vẽ giản đồ, xác định Ur ; UL ; UMQ ; ϕ . Bướ ướcc 3: Tính toán các đại lượng ; tìm r ; L ; C ; cosϕ ; ϕ . Bướ ướcc 4: So sánh các kết quả và đưa ra giá trị của r ; L ; C ; cosϕ ; ϕ . 1. Đo bằng Vôn kế: Ngu Nguồồn có U = 12V ; f = 50Hz Ω ; C = 4µF (che 1.1. Dùng các linh kiện trong thùng thí nghiệm: R = 100 100Ω giá trị của C lại) ; cuộn dây kh khôông có lỏi th théép: UR = 1,25V ; Udây = 0,6V ; URdây = 1,36V ; UC = 12,05V ; UMQ = 12,12V (được thể hiện ở giản đồ 1, trang 4) Ω ; C = 4µF . 1.2. Dùng cuộn dây có lỏi th théép ; R = 100 100Ω UR = 1,6V ; Udây = 0,805V ; URdây = 2,1V ; UC = 13,32V ; UMQ = 12,50V (được thể hiện ở giản đồ 2, trang 4) Ω (có trong thùng Dòng điện không đổi lớp 1.3. Bây giờ, dùng R = 680 680Ω 11) ; cuộn dây có lỏi th théép ; C = 4µF : UR = 8,24V ; Udây = 0,74V ; URdây = 8,28V ; UC = 8,45V ; UMQ = 12,01V (được thể hiện ở giản đồ 3, trang 5) ững vấn đề cần lưu ý trong khi th ực hi Nh Nhữ thự hiệện bướ ướcc này: * Các số đo cứ nhảy liên tục và giá trị khác nhau, phải đo nhiều lần, ghi lại các giá trị rồi chọn giá trị xuất hiện nhiều nhất. * Nguồn dùng 12V nhưng giá trị điện áp đo được lại lớn hơn 12V (đo nhiều lần cũng có giá trị như thế). Đây là thực tế chưa giải thích được, có lẻ do số đo của điện kế chênh lệch so với nguồn. * Khi dùng cuộn dây có lỏi thép, giá trị Udây có tăng lên (cùng R = 100Ω) * Cuộn dây có khi không dẫn điện vì đưa lỏi thép ra, vào nhưng giá trị Vôn kế không đổi và rất bé, lúc thế này thì nên kiểm tra chốt ở 2 đầu dây. Tác giả: Mai Thị Phước, tổ Lý – KT Công nghiệp, trường THPT Nguyễn Trãi Trang 3/12 Sáng kiến: Nâng cao hiệu quả bài thực hành Khảo sát mạch R, L, C nối tiếp. ướ ơ: 2. Đo bằng th thướ ướcc và compa. Vẽ gi giảản đồ véct ctơ ản đồ 1: với R = 100 Ω ; cu 2.1. Gi Giả 100Ω cuộộn dây kh khôông có lỏi ; tỉ lệ: 1V = 1cm. Cách vẽ: + Vẽ vectơ UR có độ dài 1,25cm . + Dùng compa vẽ 2 vòng tròn có bán kính Udây dài 0,6cm tâm N và URdây dài 1,36cm tâm M. Hai vòng tròn giao nhau tại P. URdây = MP ; Udây = NP UR = MN ; Từ đó suy ra Ur = NH ; UL = HP * Khi đo bằng thước theo tỉ lệ xích đã chọn: (đo chính xác đến 1mm) Ur = 0,3V ; UL = 0,48V và UMQ = 11,9V ; ϕ = 850 * Giản đồ vectơ không hợp lí ; góc ϕ quá lớn. ản đồ 2: Với R = 100 Ω ; cu 2.2. Gi Giả 100Ω cuộộn dây có lỏi th théép. Tương tự: Ur = 0,36V ; UL = 0,72V ; UMQ = 12,2V; ϕ = 820 * Giản đồ vectơ 2 có UL lớn hơn giản đồ vectơ 1 vì L tăng, ZL tăng theo và tổng trở Z giảm, cường độ dòng điện qua mạch sẽ tăng và điện áp UL cũng tăng ; góc ϕ có giảm. * Giản đồ vectơ có rõ hơn một chút nhưng góc ϕ vẫn quá lớn. P P M N ục i tr trụ H ϕ ϕ Gi Giảản đồ 1 Q M N H ục i tr trụ Gi Giảản đồ 2 Q Tác giả: Mai Thị Phước, tổ Lý – KT Công nghiệp, trường THPT Nguyễn Trãi Trang 4/12 Sáng kiến: Nâng cao hiệu quả bài thực hành Khảo sát mạch R, L, C nối tiếp. * Giản đồ vectơ có góc lệch pha ϕ giữa u và i lớn, điều này trong thực tế cần phải tránh khi sử dụng các thiết bị điện vì thế giản đồ này không hợp lí. ản đồ 3: Với R = 680 Ω ; cu 2.3. Gi Giả 680Ω cuộộn dây có lỏi th théép. Khi đo bằng thước Ur = 0,32V ; UL = 0,65V ; Ung = 11,7V ; ϕ = 410. Vì R và ZC không chênh lệch nhau nhiều nên giản đồ vectơ có phần cân đối hơn, gần giống hình 19.2 trong sách giáo khoa lớp 12 cơ bản ; góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện giảm đi nhiều. P M H N ϕ ục i tr trụ Gi Giảản đồ 3 Q ững vấn đề cần lưu ý trong khi th ực hi Nh Nhữ thự hiệện bướ ướcc này: * Các giá trị Ur , UL , Ung được đo trực tiếp bằng thước nên việc tìm giao điểm P của 2 điện áp Udây và URdây phải hết sức cẩn thận và chính xác. * Khi cuộn dây có lỏi thì các điện áp đều tăng vì ZL tăng; Z giảm; I tăng. * Khi dùng R = 680Ω các điện áp UR và UC không chênh lệch nhiều vì thế giản đồ vectơ thay đổi rất rõ, nhất là góc lệch pha ϕ. án các đạ ng 3. Tính to toá đạii lượ ượng ng:: Ω ; cu 3.1. Với R = 100 100Ω cuộộn dây kh khôông có lỏi. Ur R = 24 Ω r1 = UR U L .R L1 = = 0,122 H U R .2π f UR C1 = = 3,8 µF 2π fRU . C Tác giả: Mai Thị Phước, tổ Lý – KT Công nghiệp, trường THPT Nguyễn Trãi Trang 5/12 Sáng kiến: Nâng cao hiệu quả bài thực hành Khảo sát mạch R, L, C nối tiếp. U R = 969,6 Ω UR R+r cos ϕ = = 0,128 ⇒ ϕ1 = 82039’ : góc lệch pha quá lớn. Z u đoạn mạch đoạn mạch: Điện áp hai đầ đầu Z1 = UMQ = (U R + U r )2 + (U L −U C )2 = 11,8 V Ω ; cu 3.2. Với R = 100 100Ω cuộộn dây có lỏi th théép. Ur R = 22,5 Ω r2 = UR U L .R L2 = = 1,433 H U R .2π f UR C2 = = 3,83 µF 2π fRU . C U Z2 = R = 781,25 Ω UR R+r cos ϕ = = 0,1568 ⇒ ϕ2 = 80058’43’’ : góc lệch pha vẫn quá lớn. Z u đoạn mạch đoạn mạch: Điện áp hai đầ đầu UMQ = (U R + U r )2 + (U L −U C )2 = 12,7 V Ω ; cu 3.3. Với R = 680 680Ω cuộộn dây có lỏi th théép. Ur R = 26,4 Ω r3 = UR U L .R L3 = = 0,17 H U R .2π f UR C3 = = 4,57 µF 2π fRU . C U Z3 = R = 1003,5 Ω UR R+r cos ϕ = = 0,704 ⇒ ϕ3 = 45015’22’’ : góc lệch pha giảm đáng kể. Z u đoạn mạch đoạn mạch: Điện áp hai đầ đầu UMQ = (U R + U r )2 + (U L −U C )2 = 11,54 V ững vấn đề cần lưu ý trong khi th ực hi Nh Nhữ thự hiệện bướ ướcc này: * Cuộn dây có lỏi thép thì chỉ có L tăng, còn r không bị ảnh hưởng nhưng giá trị của r vẫn bị chênh lệch giữa các lần đo. Điều này làm cho học sinh dễ hiểu nhầm r thay đổi là do lỏi sắt. Tác giả: Mai Thị Phước, tổ Lý – KT Công nghiệp, trường THPT Nguyễn Trãi Trang 6/12 Sáng kiến: Nâng cao hiệu quả bài thực hành Khảo sát mạch R, L, C nối tiếp. * Mặc dù giá trị điện dung của tụ đã biết nhưng vẫn phải tính, khi giá trị C bị chênh lệch lớn thì nên đo lại nhiều lần để sai số chấp nhận được. * Liệu có thể làm tăng L lên (để UL tăng, giản đồ vectơ rõ hơn) bằng cách nối tiếp 2 cuộn dây lại không ? Điều này cũng đã được đo thử nhưng giá trị L và r bị sai lệch nhiều và không tăng gấp đôi như lí thuyết; mặt khác khi mắc nối tiếp 2 cuộn dây sẽ làm cho mạch điện phức tạp. ng 4. So sánh các số li liệệu và kết qu quảả đo các đạ đạii lượ ượng ng:: 4.1. Qua thực tế giảng dạy, tôi đã hướng dẫn hai học sinh thực hiện hai bài báo cáo thực hành (Phụ lục 2 và 3) với hai giá trị của R (R = 100Ω là giá trị ban đầu thường dùng ở các năm qua và R = 680Ω là linh kiện trong thùng thiết bị điện không đổi của lớp 11) và cuộn dây không có lỏi sắt. Từ các số liệu thu nhận được, tôi nhận thấy các học sinh nắm bắt vấn đề nhanh, kỹ năng sử dụng đồng hồ đo thành thạo và các giản đồ vectơ của học sinh cũng tương đồng với giản đồ của tôi thực hiện. 4.2. Các giá trị chênh lệch nhau, cần đo nhiều lần, chọn kết quả hợp lí và chấp nhận sai số. 4.3. Từ các số liệu của tôi đo và hai bài của học sinh; tôi đưa ra các giá trị của L, r , C, cosϕ và ϕ như sau: r = r ± ∆r = 24,3 ± 2 (Ω); r = r −r r1 + r2 + r3 = 24,3(Ω) , ∆r = Max min =1,95(Ω) 3 2 L = 0,118 ± 0,004 (H) (không có lỏi sắt) L = 0,156 ± 0,014 (H) (có lỏi sắt) ; C = 3,99 ± 0,385 (µF) cosϕ = 0,704 ± 0,01 ϕ = 450 ± 20 (từ giản đồ vectơ) ; ϕ = 52,50 ± 20 (từ phép tính) Các kết quả từ bài của học sinh và bài của tôi gần giống nhau (sai lệch ít) và giản đồ vectơ gần giống hình 19.2 của sách giáo khoa. Ở lớp 12 (Phụ lục 2 và 3), tôi chỉ phân công một nhóm làm thí nghiệm với R = 680(Ω), còn ba nhóm kia dùng R = 100(Ω). Khi viết báo cáo, các học sinh của ba nhóm dùng R = 100(Ω) so sánh kết quả và nhận thấy sự khác nhau. Một số học sinh nghĩ là nhóm mình đo sai, nhưng tôi đã giải thích nguyên nhân của sự khác nhau không phải do cách đo mà do thiết bị. Vì vậy cách thay đổi giá trị của R cũng là một ưu điểm của phép đo. III. Kết qu ả và hi ực ti quả hiệệu qu quảả ph phổổ bi biếến ứng dụng nội dung vào th thự tiễễn: nh gi á kết qu ả: 1. Đá Đánh giá quả 1.1 Với số liệu mới, góc lệch ϕ giảm đáng kể so với bài thực hành trước và gần với thực nghiệm hơn. Tác giả: Mai Thị Phước, tổ Lý – KT Công nghiệp, trường THPT Nguyễn Trãi Trang 7/12 Sáng kiến: Nâng cao hiệu quả bài thực hành Khảo sát mạch R, L, C nối tiếp. 1.2 Học sinh nhận ra được góc lệch ϕ phụ thuộc và tính chất của mạch điện (R , L , C). 1.3. Giản đồ 3 gần giống với hình 19.2 của sách giáo khoa đã gây hứng thú cho học sinh và các em tin vào kết quả của mình làm. 1.4. Chứng minh được giá trị của L phụ thuộc vào ống dây có lỏi sắt và không có lỏi sắt. 1.5. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng đồng hồ điện; tính toán được sai số của phép đo, vận dụng lý thuyết để xử lý kết quả đo được. ững ki 2. Nh Nhữ kiếến ngh nghịị: 2.1. Trong sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 12 cơ bản có ghi dùng R = 220Ω hay 270Ω và tụ có điện dung 4µF và 10µF nhưng trong thùng “ Khảo sát mạch R, L, C” chỉ có biến trở núm xoay có R = 10 Ω đến 100 Ω và tụ có C = 1µF đến 4µF ; do đó, khi đo các giá trị không cho được giản đồ vectơ cân đối như hình 19.1 trong sách giáo viên và hình 19.2 sách giáo khoa. Nên trang bị các linh kiện thích hợp để giáo viên không cần phải ghép mạch (nối tiếp 2 cuộn dây để có UL lớn hoặc ghép tụ song song để giảm bớt UC). 2.2. Điểm thu hút và thuyết phục của các bài thực hành là kết quả của các phép đo, thế nhưng đa số các dụng cụ đo của phòng thí nghiệm đều không bền và sai số quá lớn (đồng hồ cổng quang; vôn kế; ampe kế; ...). Điều này làm cho học sinh thường thắc mắc sao các giá trị không khớp ? Có phải do các thao tác tiến hành không ? Hoặc các em đo sai ? ... Cần trang bị dụng cụ đáng tin cậy cho phòng thực hành. 2.3. Cần trang bị cho phòng thí nghiệm ống dây có cảm kháng bằng dung ng điện vì đây là một tính chất rất riêng của dòng kháng của tụ để có cộng hưở ưởng điện xoay chiều. 2.4. Mỗi bài thực hành được học trong 2 tiết và mỗi học kỳ có 2 bài, nên tính điểm trung bình của các bài thực hành trong một học kì để việc thực hiện các bài thực hành đạt chất lượng và nghiêm túc hơn. 2.5. Cần thống nhất các phương án tiến hành bài thực hành chung cho hai khối 12 nâng cao và cơ bản phù hợp với học sinh. 2.6. Để bài thực hành có nội dung đầy đủ và khoa học, cần xây dựng một mẫu báo cáo dùng chung (Phụ lục 1). Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 02 tháng 4 năm 2012 ườ Ng Ngườ ườii vi viếết ướ Mai Th Thịị Ph Phướ ướcc Tác giả: Mai Thị Phước, tổ Lý – KT Công nghiệp, trường THPT Nguyễn Trãi Trang 8/12 Sáng kiến: Nâng cao hiệu quả bài thực hành Khảo sát mạch R, L, C nối tiếp. ườ ng THPT Nguy ãi Tr Trườ ường Nguyễễn Tr Trã Tổ Lý – KTCN ụ lục 1 Ph Phụ öïc ha Ba Baùùo ca caùùo th thöï haøønh n nh: h: ẢO SÁT MẠCH R , L , C NỐI TI ẾP KH KHẢ TIẾ ♦ Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp: . . . . . . . . . . Nhóm: . . . . . . . ♦ Ngày làm thực hành: . . . . . . . / . . . . . / . . . . . . . . . NỘI DUNG: ch: I. Mục đí đích: ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. II. Dụng cụ: ................................................................. ................................................................. ................................................................. R r,L C ả: III. Kết qu quả M N P Q 1. UR = MN = . . . . . . . . . ± . . . . . . . ; 2. Udây = NP = . . . . . . . . . . ± . . . . . . . 3. UMP = MP = . . . . . . . . ± . . . . . . . ; 4. UPQ = PQ = . . . . . . . . . . ± . . . . . . . 5. Ur = NH = . . . . . . . . . . ± . . . . . . . ; 6. UL = HP = . . . . . . . . . . ± . . . . . . 1cm tươ ng ứng 1V 7. Vẽ giản đồ vectơ: theo tỉ lệ đã chọn (1cm ương 1V) Tác giả: Mai Thị Phước, tổ Lý – KT Công nghiệp, trường THPT Nguyễn Trãi Trang 9/12 Sáng kiến: Nâng cao hiệu quả bài thực hành Khảo sát mạch R, L, C nối tiếp. UR = . . . . . . . . . . . . .± . . . . . . . . . . . . . 2π fR.U C Ur R=................±............. r= UR 8. C = 9. Z= U R=.... ...... ...... ±... ...... .... UR 11. L = U L .R =............±............. U R .2π f 10. 12. 13. R+r =.............±............. Z ϕ=........±......... cos ϕ = 14. UMQ = (U R + U r )2 + (U L −U C )2 = . . . . . . . ± . . . . . . . . ận xét: IV. Nh Nhậ ............................................................... ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. Tác giả: Mai Thị Phước, tổ Lý – KT Công nghiệp, trường THPT Nguyễn Trãi Trang 10/12 Sáng kiến: Nâng cao hiệu quả bài thực hành Khảo sát mạch R, L, C nối tiếp. ng Sáng ki ườ ng THPT Nguy Ý ki kiếến của Hội đồ đồng kiếến cơ sở Tr Trườ ường Nguyễễn Tr Trããi: ủ tịch Ch Chủ (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên) Tác giả: Mai Thị Phước, tổ Lý – KT Công nghiệp, trường THPT Nguyễn Trãi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan