Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn_nâng cao chất lượng tiết dạy thể dục thông qua lồng ghép trò chơi...

Tài liệu Skkn_nâng cao chất lượng tiết dạy thể dục thông qua lồng ghép trò chơi

.DOC
15
850
132

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU HỒ PHÚ HÒA NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT DẠY THỂ DỤC THÔNG QUA LỒNG GHÉP TRÒ CHƠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đồng Tháp, tháng 4 1 năm 2013 MỤC LỤC Nội dung Phần mở đầu Phần nội dung . Cơ sở lý luận . Cơ sở thực tiễn Biện pháp Kết luận và kiến nghị Trang 04 05 05 05 06 13 DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT Nội dung Ký hiệu THPT HS GV Trung học phổ thông Học sinh Giáo viên Thể dục thể thao TDTT 2 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT DẠY THỂ DỤC THÔNG QUA LỒNG GHÉP TRÒ CHƠI Tấm gương rèn luyện TDTT của Hồ Chủ Tịch 3 Bác Hồ tập võ cùng các chiến sĩ A/PHẦN MỞ ĐẦU: 1/ Lý do chọn đề tài: Thể dục là môn học, là hoạt động chủ yếu của công tác giáo dục thể chất, trong giáo dục toàn diện ở nhà trường nhằm trang bị cho HS những kiến thức và kỹ năng cơ bản để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, giúp HS giải tỏa căng thẳng do học tập và thiếu vận động tạo nên. Việc dạy và học thể dục trong trường phổ thông góp phần giữ gìn sức khỏe, phát triển thể lực nâng cao chất lượng con người Việt Nam và chuẩn bị cho con người lao động tương lai đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để có được một con người mới xã hội chủ nghĩa- con người đó phải được phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam. Trong các mặt giáo dục mà con người cần phải được rèn luyện thì mặt giáo dục thể chất là phải có trước. Do vậy phải tạo hưng thú cho người tập bằng những biện pháp cụ thể và thiết thực như đưa hình thức trò chơi vào trong buổi luyện tập, giúp người tập luôn luôn cảm nhận được bài tập không thấy nhàm chán, mà cứ tập rồi lại muốn tập nữa, tập thêm, tập thường xuyên, tập liên tục, tập mãi mãi. Một khi con người đã có sức khỏe rồi thì làm việc gì cũng được, và thực hiện các mặt còn lại một cách nhanh chóng, hiệu quả đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống hiện tại, bởi sức khỏe là “vàng”. 2/ Phạm vi nghiên cứu: Như chúng ta đã biết HS trường chuyên học hai buổi/ ngày: mỗi lớp học 2830 tiết cho buổi sáng và 6-9 tiết cho buổi chiều/ tuần học = khoảng 34-39 tiết/ tuần học, vì vậy việc tập luyện TDTT cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt 4 TDTT thường xuyên lại càng khó hơn, bởi không có thời gian, nên tôi đã soạn bài giảng của mình có đủ các nội dung dựa trên phân phối chương trình mà Trường và Sở quy định, trong đó lồng ghép trò chơi vào bài tập để HS thích thú khi tập luyện. Đối với tôi chỉ chọn hai lớp để khảo sát mà thôi- Một lớp thì tôi dạy bình thường không áp dụng trò chơi vào bài tập, lớp còn lại lồng ghép trò chơi từ những kỹ thuật động tác mang lại. Nghĩa là thông qua trò chơi mà phát triển thể lực, phát triển kỹ thuật cho HS, dần dần hình thành kỹ năng động tác cho HS, tập thường xuyên trở thành kỹ xảo. 3/ Thực trạng của đề tài: Trong tình hình chung hiện nay, đa số giáo viên và học sinh chưa coi trọng chất lượng của tiết học thể dục: tất cả đều cho rằng đó là môn phụ, chỉ cần hằng năm huấn luyện đội tuyển (một số em) để tham dự Đại hội TDTT hoặc HKPĐ có thành tích xếp hạng là được. Như vậy nhìn chung giáo viên chỉ chú trọng đến một số em có năng khiếu mà thôi. Do điều kiện cơ sở vật chất (sân bãi, dụng cụ học tập) còn nhiều hạn chế nên sự đánh giá chất lượng tiết dạy chưa đòi hỏi cao. Chính vì những lý do trên mà các tiết dạy thể dục, giáo viên chưa đầu tư tìm tòi sáng tạo để vận dụng nhiều phương pháp vào các tiết dạy. Một trong những phương pháp đó là chọn và tổ chức trò chơi. 4/ Phương pháp nghiên cứu: Qua thời gian công tác, bản thân tôi đã được dự giờ và dạy cho người khác dự rất nhiều, nhất là đồng nghiệp dạy thể dục trong trường. Trò chuyện và tiếp xúc với rất nhiều đồng nghiệp ở các trường bạn. Chặng hạn như trường THPT TP Cao Lãnh, THPT Chuyên Nguyễn Đình Chiểu, THPT TX Sa Đéc, THPT Đỗ Công Tường… * Từ đầu năm học: 2011 -2012 tôi đã chú ý nghiên cứu các phương pháp làm sao để tiết dạy có chất lượng hơn. * Tìm hiểu sự ham thích học hỏi, luyện tập thể dục qua các trò chơi: Thông qua các trò chơi các em được gì? trong mục tiêu của tiết dạy. a)Khởi động thư giãn. b) Luyện tập các động tác đã học. c) Thư giãn cuối giờ d) Rèn kỹ năng, kỹ xảo, giáo dục truyền thống. * Tìm trò chơi, nhất là những trò chơi dân gian, tự sáng tạo các trò chơi mới, mang tính hấp dẫn lôi cuốn người học. Bản thân tôi đã áp dụng vào đầu năm học 2011-2012 thấy tiết dạy kết quả rất khả quan. B/ PHẦN NỘI DUNG: 5 1/ Cơ sở lý luận: Phương pháp tổ chức trò chơi là giúp cho học sinh chống lại mệt mỏi trong hoạt động TDTT . Trò chơi có ảnh hưởng đặc biệt đối với thành tích thi đấu của nhiều môn thể thao và là yếu tố quyết định đối với khả năng chịu đựng lượng vận động đối với học sinh. Phương pháp tổ chức trò chơi là tiền đề cần thiết cho khả năng phục hồi nhanh chóng sau các lượng vận động lớn. Phương pháp trò chơi là một phương pháp cấp thiết cần phải có trong thời buổi hiện nay khi mà áp lực học tập đã đè nặng lên bản thân HS 2/ Cơ sở thực tiễn: Trong xã hội hiện đại, tình trạng học sinh thiếu vận động nên thừa chất dinh dưỡng ngày càng nhiều vì thế hiện tượng học sinh có trọng lượng cơ thể vượt quá mức bình thường hoặc mắc bệnh béo phì cũng ngày càng cao. Việc tập luyện thường xuyên liên tục đặc biệt là trò chơi sẽ giúp các em thoát khỏi tình trạng nêu trên, tiêu hao năng lượng thừa, không thể tích thành mỡ. Trò chơi vừa có lợi cho sức khoẻ vừa chống lại được căn bệnh béo phì và tạo hứng thú cho tiết học. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, để nâng cao chất lượng tiết dạy đồng thời phát triển trò chơi cho học sinh THPT nhằm giúp cho các em vừa có thể lực tốt vừa có hứng thú cho tiết học. Tôi mạnh dạn viết sáng kiến: “Nâng cao chất lượng tiết học thể dục thông qua lồng ghép trò chơi.” Trong quá trình viết có thể còn do hạn chế về kinh nghiệm, do đó không thể tránh khỏi thiếu sót nhất định. Vì vậy mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để bản sáng kiến mang lại hiệu quả nhiều hơn. 3/ Biện pháp: Cũng như các môn học khác, bao giờ giáo viên cũng phải có kế hoạch cụ thể trước khi giảng dạy là giáo án mà ở đây muốn chọn được trò chơi phù hợp để đưa vào tiết dạy, trước tiên giáo viên cần tìm hiểu và nắm được: * Nội dung bài dạy: Lượng kiến thức theo yêu cầu trong tiết dạy đó ít hay nhiều, yêu cầu về lượng vận động trong tiết dạy ra sao? Các dạng vận động đó là dạng nào? (tay, chân, toàn thân…). *Không gian, thời gian: Chú ý: điều kiện sân bãi phải bằng phẳng, rộng, thoáng, tiếng ồn không làm ảnh hưởng xung quanh hay ngược lại. Một tiết dạy thời lượng cho phép 45 phút. Như vậy khi phân bố thời gian cho phép tổ chức trò chơi, giáo viên cần lưu ý sao cho hợp lý (phần này còn lệ thuộc vào mục đích của trò chơi). Ngoài ra cần chú ý đến thời gian vào buổi nào ?(ảnh hưởng của thời tiết). 6 Phân loại trò chơi: *Theo tính chất vận động: Có trò chơi động và trò chơi tĩnh. - Trò chơi động: Dạng trò chơi đòi hỏi vận động toàn thân và được thay đổi vị trí của người chơi. - Trò chơi tĩnh: là trò chơi chỉ vận động một bộ phận của cơ thể, và không thay đổi vị trí của người chơi. *Theo mục đích của trò chơi: Tất cả các trò chơi đều có một mục đích chung là giúp cho người chơi thư giãn, song trò chơi trong tiết dạy thể dục còn có mục đích riêng: - Là một bài tập khởi động, làm nóng các bộ phận cơ thể liên quan mạnh đến bài tập ở phần tiếp theo. - Là một bài tập luyện: Thông qua trò chơi học sinh được tập luyện thêm các động tác, các kiến thức mới được học hoặc ôn luyện những kiến thức đã học những tiết trước. - Là bài tập củng cố: Thông qua trò chơi học sinh được củng cố lại những kiến thức đã được học. * Theo thời gian trong tiết dạy: Chơi vào đầu giờ, giữa giờ hoặc cuối giờ. Như vậy căn cứ vào mục tiêu của bài mà chọn trò chơi theo mục đích. 3.1. NẾU TRÒ CHƠI LÀ BÀI TẬP KHỞI ĐỘNG: Thì thường được tổ chức vào đầu giờ hoặc giữa giờ (đầu phần mới). - Loại trò chơi này ta nên chọn để áp dụng vào những tiết dạy mà sự luyện tập của học sinh là sự vận động mạnh các cơ bắp và các khớp cơ. Tất nhiên vào đầu giờ học bao giờ giáo viên cũng cho học sinh khởi động , song bài tập như thế có thể một số học sinh thực hiện còn hời hợt, thì sự khởi động đó chưa đạt yêu cầu, nhất là các tiết học vào đầu buổi sáng khi các em sau một đêm ngủ các cơ bắp nghỉ, cơ thể còn mệt mỏi uể oải. * Nếu giáo viên cho tổ chức trò chơi sau khi thực hiện bài tập khởi động, các em sẽ thấy thoải mái, hưng phấn hẳn lên. Khởi động có chất lượng hơn, khi vào bài tập luyện có sự vận động mạnh các em sẽ thấy dễ dàng và còn tránh được các tai nạn như trật khớp, đau cơ bắp sau khi tập luyện. Do đó ta chọn trò chơi động là chủ yếu. Theo tính chất vận động của tiết dạy mà chọn nội dung trò chơi cho phù hợp với sự vận động đó. Có thể cải tiến những trò chơi cũ thành trò chơi mới mà sự vận động trong trò chơi phù hợp với nội dung bài. 7 Ví dụ: Tiết 8 (thể dục 10) có nội dung chạy ngắn. . Ôn: chạy bước nhỏ,nâng cao đùi, chạy đạp sau. . Học mới: bài tập 5 là chạy tốc độ cao các đoạn ngắn - Vì yêu cầu phát triển sức nhanh, sức mạnh của tay chân nên ngoài việc tập ba động tác bổ trợ trên thì phải tập thêm trò chơi: “ Chạy tiếp sức”. -Chuẩn bị: Kẻ hai vạch giới hạn song song, cách nhau 5-15m. Các đội chơi có số lượng người bằng nhau. Mỗi đội chia thành hai nhóm,đứng đối diện hai vạch giới hạn. - Cách chơi: Có lệnh bắt đầu, người số 1 bên trái của mỗi đội chạy sang vỗ vào tay người số 2 bên phải, rồi vòng xuống đứng vào cuối hàng bên phải. Người số 1 bên phải đưa tay về trước để chạm vào bạn, chỉ sau khi chạm vào tay mới được qua vạch giới hạn để chạy sang vỗ vào tay người số 2 ở hàng đối diện …Cứ như vậy cho tới khi hai hàng đối diện của mỗi đội hoàn thành việc chuyển vị trí cho nhau ( nhóm bên phải chuyển hết sang bên trái và ngược lại). Đội thắng là đội hoàn thành việc vị trí trước, không phạm quy ( xuất phát trước, khi bạn chưa vỗ vào tay hoặc vỗ trượt, giẫm lên hoặc vượt vạch giới hạn trước khi xuất phát ) và giữ được hàng ngũ chỉnh tề. - Chú ý khi chạy không chạy sang ô của đội bạn, hay chạy đánh tay đá chân sang ô bạn làm ảnh hưởng việc chạy của đội bạn là phạm quy. - Trò chơi này chơi trong 3 lần đội nào thắng 2 là thắng. Qua trò chơi này giúp HS sẵn sàng cho việc học chạy ngắn, ngoài ra giúp HS có tính đồng đội, đoàn kết. 3.2. NẾU TRÒ CHƠI LÀ BÀ I TẬP LUYỆN: Thì thường được tổ chức vào gần cuối phần cơ bản. Theo yêu cầu của chương trình thì khoảng 70% các tiết phải có loại trò chơi này, Trong đó có khoảng 40% số tiết giáo viên tự chọn trò chơi (đối với chương trình lớp 11, 12), 90% (đối với chương trình lớp 10). Trò chơi loại này có tác dụng giúp các em luyện tập kiến thức với tinh thần tự nguyện tự giác cao, nên giáo viên chú ý chọn đúng trò chơi thì tác dụng luyện tập sẽ được nâng cao hiệu quả. Giáo viên cần xem nội dung của tiết học yêu cầu hoạt động các động tác thế nào để chọn trò chơi có tính chất tập luyện những động tác đó. Ví dụ: Ở chương trình thể dục 10. 8 a. Môn chạy ngắn: Từ tiết 3 cho đến tiết 12, với trò chơi chạy tiếp sức mà trong chương trình đã giới thiệu (tiết 37) thì chỉ dùng luyện chạy nhanh xuất phát cao và chỉ vận dụng một vài tiết còn những tiết còn lại giáo viên phải tự chọn: Nên giáo viên cần tìm các trò chơi có tác dụng phù hợp với tiết dạy ví dụ như: trò chơi (gọi tên, ra lệnh) (giáo viên từ đặt tên). Trò chơi 1: (H1) Chia lớp thành hai đội, đứng thành hai hàng cách nhau từ 2-3 m và đứng quay lưng vào nhau, giáo viên đặt tên cho hai đội. Khi giáo viên gọi tên đội nào thì đội đó sẽ quay lưng lại và đuổi đội kia, đồng thời đội kia cũng chạy bạn nào bắt được bạn của đội kia sẽ thắng, bạn bị bắt thua.      20m      3m 20m (H1)  Trò chơi 2: Vẽ một vòng cách vạch xuất phát 20m (tùy thuộc vào lượt em chạy). Ở vạch xuất phát, học sinh được xếp hàng ngang. Khi có hiệu lệnh của giáo viên hàng đầu vào vạch xuất phát chạy lên và đứng vào vòng tròn, mỗi vòng chỉ đứng một số em theo quy định lúc ban đầu. .Như vậy số em được đứng trong vòng tròn sẽ bằng 2/3 số em chạy lên. . Học sinh nên chạy nhanh để dành chỗ đứng của mình, em nào không đứng được trong vòng tròn sẽ xuống và chạy lại vào những hàng sau. Với trò chơi như trên giáo viên có thể tự đặt tên và hướng dẫn các em chơi, luyện chạy nhanh xuất phát cao. *Tác động: - Đây là trò chơi hoàn thiện bài tập chạy nhanh xuất phát cao nên áp dụng từ tiết 2-8. Những tiết từ 8-12, có thể chọn trò chơi nhẹ nhàng hơn, với bộ 9 môn chạy, nếu là xuất phát thấp nên cải thay đổi trò chơi sao cho có tính chất kỹ năng nhanh nhẹn.  20m            Hình 2 Trò chơi 3: (H3) Ví dụ chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm ngồi thành một vòng tròn, bán kính của vòng tròn là quãng đường chạy( tùy theo sân bãi mà vòng tròn lớn hay nhỏ). Trong vòng tròn lớn, ta kẻ thêm một vòng tròn nhỏ bán kính khoảng 50 cm (trong vòng nhỏ bỏ một số vật: cái cờ nhỏ, cái khăn,…) Số vật trong vòng tròn nhỏ sẽ ít hơn số tổ 12. Khi có hiệu lệnh những em mang số 1 sẽ chạy lên vòng tròn nhỏ và lấy vật (phải lấy được một vật) chạy về đưa cho bạn số 2, bạn số 2 chạy lên bỏ vật vào vòng tròn và chạy về cứ như thế chạy cho đến hết bạn cuối cùng của tổ. Giáo viên điều khiển sẽ bấm thời gian của mỗi tổ và xếp thi đua (nhất, nhì…). * Tác động: Với trò chơi này sẽ rèn luyện các em tham gia chạy nhanh xuất phát thấp với kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo, giáo dục được tính tổ chức, tinh thần tập thể đoàn kết, tên trò chơi giáo viên có thể tự đặt sao cho phù hợp với nội dung của tiết dạy.  ** 10 Hình 3 b/ Môn bóng chuyền: Ở cả 3 khối lớp 10, 11, 12 đều có trong phần TTTC. Cách chơi như sau: Tên trò chơi là: “ Chuyền bóng”. Mỗi lớp chia thành 4 hàng dọc đều nhau về số lượng, bắt đầu chơi là người đứng đầu hàng cầm bóng chuyền ra sau qua đầu cho người thứ 2, rồi người thứ 2 chuyền tiếp ,cứ như thế cho đến người cuối cùng, người này cầm bóng và quay lại chuyền qua 2 chân của mình cho bạn cứ như thế cho đến hết hàng. Người đầu hàng lại bây gời là người cuối hàng cầm bóng hô to “ xong” là đội đó thắng. * Tác động: - Với trò chơi này giáo viên nên tổ chức chơi nhanh để tạo cho HS có tính đoàn kết, kỷ luật cao, và đặc biệt là kỹ thuật chuyền bóng của các em. ( Đối với HS lớp 10 và 11) c. Môn đá cầu: Từ tiết 38-49(lớp 11). Do yêu cầu của bộ môn chủ yếu là rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn. Nên giáo viên có thể chọn trò chơi sao cho mục đích của trò chơi có tác dụng như trên. Trò chơi 5: (hình 5) chia lớp làm 2 nhóm, mỗi học sinh có 1 quả cầu đá. Cách chơi: Kẻ 1 đường giới hạn, cách đường giới hạn 4m ta vẽ vòng tròn đường kính 1m50. Hai nhóm đứng trước 2 vòng có vạch giới hạn lần lượt cầm cầu đá, sao cho cầu vào vòng tròn, đội nào có số lượng cầu đá vào vòng tròn nhiều hơn thì đội đó thắng. Trò chơi này có thể gọi là “Đá cầu trúng đích” 1,50 m  11  4m Hình 4 * Tác động: Trò chơi trên vừa giáo dục tính đoàn kết và rèn luyện sự khéo léo cho học sinh, hoặc cho học sinh mỗi nhóm thi tâng cầu. Có thể giáo viên tổ chức trò chơi khác trò chơi trên, nhưng làm thế nào để trò chơi là bài tập luyện có tính giáo dục cao là được. Nó phụ thuộc vào sự sáng tạo của giáo viên trong cách tổ chức trò chơi. Những trò chơi là bài tập luyện thì giáo viên cần chú ý đến các động tác luyện tập của bài học và tự cải biến trò chơi có động tác phù hợp là được, làm sao đảm bảo tính giáo dục toàn diện cho các em học sinh. Trò chơi loại này có tác dụng lớn đối với luyện tập TDTT nhất là đối với học sinh THPT. 3.3. NẾU TRÒ CHƠI CÓ TÍNH THƯ GIẢN ĐƠN THUẦN: thường thì được tổ chức vào cuối giờ. Chỉ áp dụng cho những tiết dạy mà giáo viên đã cho các em học sinh luyện tập nhiều lần, đảm bảo được yêu cầu của bài. * Nếu tiết dạy đòi hỏi lượng vận động lớn, giáo viên cho tập luyện nhiều, lúc các em đã thấm mệt. Giáo viên nên tổ chức trò chơi tĩnh, chủ yếu để các em lấy tinh thần vui vẻ thoải mái, trường hợp này có thể áp dụng cho các tiết luyện tập chạy bền. Thời gian tổ chức các trò chơi này khoảng từ 5-7 phút cuối giờ. 4. KẾT LUẬN: a. Kết quả đạt được: Qua điều tra các lớp học do tôi trực tiếp giảng dạy trong năm: 2011-2012: - Có 100% học sinh thích các tiết học có trò chơi.( Có danh sách đính kèm) - Có 97% học sinh thấy sức khỏe thoải mái sau các tiết dạy này. b/Bài học kinh nghiệm: 12 -Trong các tiết dạy thể dục, giáo viên biết lựa chọn và tổ chức trò chơi hợp lý sẽ có tác dụng lớn trong việc luyện tập thể lực một cách toàn diện cho học sinh gây được hứng thú học cho học sinh và hứng thú dạy cho giáo viên. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. -Xóa được tư tưởng: “xem nhẹ bộ môn” ở giáo viên làm cho giáo viên thêm yêu nghề. -Giáo dục truyền thống đạo đức lối sống, tính tổ chức kỷ luật, tính đoàn kết cho các em học sinh. - Qua những trò chơi hợp lý giáo viên tận dụng được thời gian tiết dạy để học sinh “chơi mà học”. - Giáo viên không mất nhiều công sức, thời gian tìm tòi các trò chơi này mà chỉ cần chú ý suy nghĩ và sáng tạo làm thế nào để các em học sinh vui chơi bổ ích có tính tổ chức, tính giáo dục đặc biệt tăng chất lượng tiết học lên. C/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Môn thể dục được coi là môn năng khiếu, song không phải ai có năng khiếu thể dục thể thao. Để có một sức khỏe tốt, đòi hỏi người tập phải có sự tập luyện hợp lý và thường xuyên. Tùy thuộc vào tâm lý lứa tuổi, sự phát triển về mặt sinh học mà có kế hoạch luyện tập phù hợp. Nếu giáo viên giảng dạy mà không chú ý các yếu tố trên thì kết quả giáo dục sẽ ngược lại. Khi áp dụng sáng kiến này, tôi thấy đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc lồng ghép trò chơi trong tiết dạy cho học sinh. Thông qua tiết dạy giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau cùng học tập – tập luyện . Giúp cho học sinh hứng thú hơn và chịu đựng được lượng vận động lớn, khắc phục khó khăn, chống lại mệt mỏi hồi phục nhanh chóng sau một giờ tập, buổi tập. Làm cho các em luôn tích cực hăng say và hiểu rõ được kỹ năng vận động, phương pháp tập luyện của một giờ học, một buổi học . Nâng cao hiệu quả phát triển toàn diện về đức- - trí - thể - mỹ trong nhà trường phổ thông. Theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hôm nay. Đây mới chỉ là quan điểm của tôi qua quá trình giảng dạy và huấn luyện. Vì vậy sẽ còn những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng nghiệp để bản sáng kiến được hoàn chỉnh hơn. 2. Kiến nghị: Bản thân tôi kiến nghị với lãnh đạo nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo.Đặc biệt là việc xây nhà tập luyện TDTT, giúp học 13 sinh ham thích học tập và rèn luyện từ đó các em có được thể chất cường tráng đáp ứng được yêu cầu học tập hiện nay. Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH TRƯỜNG 1. Ưu điểm chính ............................................................................................................................. .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .................................... 2. Tồn tại cần khắc phục ............................................................................................................................. .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ................................... 3. Kết quả thực hiện tại đơn vị ............................................................................................................................. .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 14 .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... 4. Hướng phát triển ............................................................................................................................. .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... 4. Xếp loại A  ; B  ; C  ; KXL  ; Sao chép  Đồng Tháp, ngày 10 tháng 4 năm 2013 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (ký tên và đóng dấu) 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan