Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Vật lý Skkn-nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy học ở bộ môn lịch sử ...

Tài liệu Skkn-nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy học ở bộ môn lịch sử lớp 7 trường thcs

.DOC
24
163
128

Mô tả:

A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục của nước ta cũng được đề cao và không ngừng phát triển, điều đó được thể hiện ở sự luôn đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học. Vì thế trong nghị quyết II Ban chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ con đường đổi mới giáo dục và đào tạo của nước ta là " Đổi mới mạnh mẽ các phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nền nếp tư duy sáng tạo của người học . . ." Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn . Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng, cao hơn là giáo dưỡng hướng đến nguồn gốc cội nguồn của tổ tiên và trân trọng nó vì thế tôi mạnh dạng chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy học ở bộ môn lịch sử lớp 7 trường THCS”. 2/.Ñoái töôïng nghieân cöùu - Học sinh học lòch söû lôùp 7. 3. phaïm vi nghieân cöùu: - Giới hạn trong học kỳ I naêm hoïc 2010-2011. - Phạm vi giới hạn ở khối 7 trường THCS 4. phöông phaùp nghieân cöùu: * Để hoàn thành đề tài : “Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy học ở bộ môn lịch sử lớp 7 trường THCS”. Tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp điều tra hứng thú học tập bộ môn lịch sử. - Phương pháp phân tích, phát hiện (đọc tài liệu, sách giáo khoa phân tích nội dung 1 từng phần, từng bài để phát hiện ở nội dung nào có thể tổ chức thảo luận nhóm) - Phương pháp xây dựng tình huống, phán đoán ( trước mỗi nội dung bài học giáo viên tìm những điểm nút để xây dựng tình huống có vấn đề, yêu cầu học sinh theo nhóm học tập giải quyết vấn đề, dự kiến các đáp án và phán đoán kết quả học tập của học sinh, kịp thời điều chỉnh để bài tập đưa ra không quá khó cũng không quá dễ). - Phương pháp thực nghiệm, đối chiếu, so sánh. * Để giải quyết các vấn đề nêu trên, bản thân giáo viên cần phải biết phối hợp tốt các phương pháp dạy học, động thời phải biết kết hợp tốt với học sinh để tiến hành các hoạt động dạy và học đem lại hiệu quả cao và có chất lượng. B NỘI DUNG 1 Cơ sở lý luận : - Thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH10 của quốc hội là quá trình đổi mới về nhiều lĩnh vực cũa giáo dục mà tâm điểm của quá trình nầy là đổi mới giáo dục ở các cấp học. - Đáp ứng yêu cầu của xã hội giáo dục là quốc sách hàng đầu để đưa đất nước tiến lên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước. - Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn . Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng, cao hơn là giáo dưỡng hướng đến nguồn gốc cội nguồn của tổ tiên và trân trọng nó * Vai troø cuûa giaùo vieân: - Trong thảo luận nhóm nên tạo những nhóm nhỏ có khả năng học tập. Những học sinh nhanh hiểu có thể giúp những học sinh chậm hiểu không bị tụt hậu so với nhóm. Mỗi thành viên của nhóm chịu trách nhiệm về thành tích của nhóm mình và cũng yêu cầu sự tự giác của các bạn khác trong nhóm tạo ra bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập. - Trong thảo luận nhóm giáo viên phải khéo léo làm thế nào để giúp những học sinh nhút nhát, diễn đạt kém có điều kiện rèn luyện, tập dượt, để dần khẳng định bản thân 2 trong sự hấp dẫn của các hoạt động nhóm. - Thảo luận nhóm còn giúp các vấn đề về kỷ luật lớp học, nâng cao thành tích học tập của nhóm. Do có thời gian làm việc độc lập, tự giải quyết các vấn đề nên học sinh trong nhóm sáng tạo hơn. - Thảo luận nhóm còn giúp cho học sinh sống trong thế giới hiện thực - thế giới của sự hợp tác. * Vai troø cuûa hoïc sinh: -Phaûi bieát chuû ñoäng tích cöïc lĩnh hoäi kieán thöùc, phaûi xem tröôùc baøi ôû nhaø, taøi lieäu tham khaûo theo söï höôùng daãn cuûa giaùo vieân caùc em môùi tiến hành nhanh mang tính đoàn kết có hiệu quả sau giờ thảo luận. 2. Cơ sở thực tiễn: Trong những năm gần đây, chương trình SGK mới của Bộ GD-ĐT đã có rất nhiều những thay đổi về nội dung của bài học, về số lượng câu hỏi, bài tập, bài thực hành, sơ đồ, biểu đồ, lược đồ…Những sự thay đổi đó nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục ở đối tượng học sinh, mà chất lượng của học sinh phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp dạy họcvà áp dụng một số kĩ thuật dạy học mới của giáo viên. Với bộ môn lịch sử việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm là một trong những hình thức thực hiện tốt nhất việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Dưới hình thức học tập này học sinh được khuyến khích thảo luận và hợp tác với nhau, được trao đổi chia sẻ và có cơ hội để sử dụng kiến thức và các kỹ năng mà các em được lĩnh hội và rèn luyện. Cùng với đó học sinh được lôi cuốn vào các hoạt động học tập, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự hướng dẫn của giáo viên. Hơn nữa trong lớp học thường có học sinh giỏi - khá - trung bình - yếu. Trong nội dung bài học có nội dung dễ nhận biết, nhưng có nội dung trừu tượng… khó nhận biết, mà để phát huy tính tư duy của học sinh thì giáo viên là người hướng dẫn, giúp đỡ các em khai thác kiến thức, không nên tự giải thích, thuyết trình kiến thức cho các em. Để làm được việc này (Đưa học sinh đóng vai trò chủ đạo trong giải quyết kiến thức) thì nên cho các em cùng nhau trong một tổ, nhóm đọc sách giáo khoa cùng bàn bạc - phân tích - mổ xẻ - so sánh rồi các em đánh giá, nhận xét và đưa ra câu trả lời 3 cho nội dung trong đó. Với tình huống này các em trong nhóm sẽ tự giải quyết được vấn đề, tự tin, làm chủ kiến thức. Các em còn có được sự đoàn kết tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong học tập theo hướng tích cực. Giáo viên hạn chế được phương pháp diễn giải thuyết trình, mang tính áp đặt kiến thức. Hoạt động nhóm là phương pháp học tập mà theo đó học sinh trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau. Đây là một hình thức dạy - học thực hiện tốt nhất việc phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Trong môi trường nhóm học sinh trao đổi ý tưởng và kiến thức với các thành viên trong nhóm. Học sinh được học tập thông qua giao tiếp, trao đổi, tranh luận với nhau, chia sẻ và có cơ hội để diễn đạt ý nghĩ của mình, tìm tòi và mở rộng suy nghĩ. Còn giáo viên là người tổ chức các hoạt động gợi mở, hướng dẫn, kích thích và hỗ trợ học sinh bằng kinh nghiệm giáo dục của mình. -Thảo luận nhóm có vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động dạy- học: - Thảo luận nhóm nuôi dưỡng môi trường học tập có lợi. Tất cả học sinh trong nhóm trao đổi, giúp đỡ, và hợp tác với nhau tạo nên một môi trường học tập cởi mở. Các thành viên của nhóm được tự do học hỏi lẫn nhau những vấn đề mình còn chưa hiểu. Với việc thảo luận cùng các thành viên khác của nhóm và lớp, nhiệm vụ học tập được giải quyết dễ dàng hơn. - Thảo luận nhóm tạo nên những nhóm nhỏ có khả năng học tập. Những học sinh nhanh hiểu có thể giúp những học sinh chậm hiểu không bị tụt hậu so với nhóm. Mỗi thành viên của nhóm chịu trách nhiệm về thành tích của nhóm mình và cũng yêu cầu sự tự giác của các bạn khác trong nhóm tạo ra bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập. Thảo luận nhóm giúp những học sinh nhút nhát, diễn đạt kém có điều kiện rèn luyện, tập dượt, để dần khẳng định bản thân trong sự hấp dẫn của các hoạt động nhóm. - Thảo luận nhóm còn giúp các vấn đề về kỷ luật lớp học, nâng cao thành tích học tập của nhóm. Do có thời gian làm việc độc lập, tự giải quyết các vấn đề nên học sinh trong nhóm sáng tạo hơn. - Thảo luận nhóm còn giúp cho học sinh sống trong thế giới hiện thực - thế giới của sự hợp tác. 4 -Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ là mới đa số giáo viên .Phương phápdạy học hợp tác giúp các thành viên trong nhóm chia sẽ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Mỗi học sinh có thể nhận thức rõ trình độ hiểu biết về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi lẫn nhau giữa học sinh chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. -Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ gọi là phương pháp cùng tham gia. -Trong hoạt động nhóm, Giáo viên cần phát huy tư duy tích cực của học sinh. Để rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viêntrong hoạt động học tập. 3/. Noäi dung vaán ñeà: 3.1. Vấn đề đặt ra: -Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐBGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. -Việc nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy học ở bộ môn lịch sử 7 là vấn đề rất cần thiết trong hoạt động dạy và học. Với các kĩ thuật dạy học tích cực nhằm gíúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào tình huống khác nhau trong học tập làm cho học là quá trình kiến tạo, học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập. Tự hình thành tri thức, có năng lực và phẩm chất năng động, sáng tạo trong cuộc sống.Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy học ở bộ môn lịch sử 7 có vai trò cực kỳ quan trọng để tiết học đạt hiệu quả cao. + Hệ thống các phương pháp tạo nhóm để thảo luận. * Khái niệm về nhóm: Nhóm là một tổ chức gồm 2 đến 8 học sinh, nhóm là môi trường cơ sở, nơi diễn ra các quan hệ trực tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh và học 5 sinh với giáo viên. Nhóm không nên có số lượng lớn vì như vậy các thành viên không có cơ hội để thể hiện ý kiến của mình và giáo viên khó quản lý. Nhóm bao giờ cũng đặt trong môi trường trung gian là lớp, tuỳ theo số lượng học sinh trong lớp, nội dung học tập mà giáo viên chia thành bao nhiêu nhóm, số lượng thành viên trong nhóm. * Cơ cấu nhóm: Để nhóm hoạt động có hiệu quả, các thành viên phải biết rõ nhiệm vụ của mình, vì vậy phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho các em: - Trưởng nhóm: Điều khiển thảo luận trong nhóm và báo cáo kết quả sau thảo luận. - Thư ký: Ghi chép kết quả hoạt động của nhóm sau khi đã thống nhất. - Thành viên khác: Có nhiệm vụ tham gia tích cực vào các hoạt động thảo luận của nhóm. * Cách chia nhóm và các kiểu nhóm để thảo luận. Tùy theo mục tiêu và yêu cầu vấn đề học tập mà các nhóm được phân ngẫu nhiên hoặc mặc định ,được duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động của tiết học .Các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hoặc khác nhiệm vụ . - Để chia nhóm theo ngẫu nhiên, có thể dùng thẻ học tập có ghi số hoặc điểm danh hoặc ghép mảnh theo chủ đề học tập . Trong tiết học, nếu có nhiều nội dung, ta nên thay đổi hình thức nhóm, tạo ra cái mới, không khí học tập vui vẻ hơn - Để chia theo chủ định, giáo viên nên chú ý đặc điểm của học sinh (trình độ, thái độ ,tính cách ,giới tính…) để cơ cấu nhóm cho phù hợp . Các hình thức nhóm cụ thể : - Nhóm nhỏ (2-3 học sinh) : Thường dùng khi cần học sinh trao đổi, thảo luận những vấn đề cụ thể ,đơn giản ,thời gian ngắn . - Nhóm ghép đội : Dùng để nghiên cứu, phân tích, trao đổi về một số vấn đề phức tạp đòi hỏi có sự cộng tác cao. - Nhóm 4-6 học sinh : Dùng khi học sinh trao đổi ý kiến hoặc thực hành một công việc cụ thể đòi hỏi nỗ lực chung của cả nhóm khi tiến hành thảo luận. - Nhóm 6- 8 học sinh : Dùng khi thảo luận với nội dung có nhiều vấn đề ,nhiều quan điểm trong khả năng giải quyết của học sinh, các vấn đề cần so sánh hay đi sâu hơn vào một nội dung đã thảo luận ở nhóm nhỏ nhưng khó thực hiện chung cho cả 6 lớp. - Nhóm xuất phát và nhóm chuyên sâu : Dùng khi thu thập thông tin và các vấn đề thảo luận, rèn luyện kỹ năng xử lý và trình bày thông tin. * Khi chọn kiÓu nhãm vµ chia nhãm, gi¸o viªn cÇn chó ý: - ViÖc chia nhãm nªn nhanh gän, kh«ng ®Ó mÊt thêi gian. - Chó ý ®Æc ®iÓm cña mçi nhãm. - Phô thuéc vµo nhiÖm vô häc tËp. - Sù ®iÒu khiÓn cña nhãm trëng. 3.2 C¸c bíc tiÕn hµnh: a. Chuẩn bị nội dung thảo luận : + Trước tiên giáo viên cần chọn bài, chọn vấn đề thích hợp cho học sinh thảo luận. + Cần lưu ý khi chọn đề tài thảo luận là phải xem xét nghiên cứu xem học sinh đã biết gì về chủ đề đã nêu ra. + Khi đã chọn được vấn đề thảo luận đúng yêu cầu, giáo viên cần thông báo cho học sinh chuẩn bị ý kiến (viết thành văn bản) tham gia thảo luận. + Từ đó học sinh ý thức được yêu cầu nội dung của đề tài, các nguồn tài liệu chính, kế hoạch thực hiện và nhiệm vụ của tập thể cũng như của từng cá nhân… b. Tổ chức thảo luận : + Giáo viên chia nhóm, thông báo về chủ đề cần thảo luận, quy trình và nguyên tắc thảo luận. + Hướng dẫn thảo luận: Trong quá trình thảo luận giáo viên làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi mà không tham gia ý kiến thảo luận, không cắt ngang lời học sinh, không tỏ phản ứng nếu câu trả lời, tranh luận không đúng với ý mình. Tuy nhiên nhằm làm tăng thêm hứng thú khi thảo luận, giáo viên cũng có thể đưa ra các câu, giống như “ván nhún” hoặc nêu ra cách thảo luận để tạo không khí sôi nổi cho buổi thảo luận, tạo không khí thân mật, cởi mở, khuyến khích sự tham gia của mỗi học sinh trong thảo luận. Khi thảo luận, giáo viên phải nghe cẩn thận những điều học học sinh nói để hiểu học sinh định nói cái gì. c. Tổng kết thảo luận : - Giáo viên tổng kết những ý kiến phát biểu, nêu lên một cách súc tích và có hệ thống những ý kiến thống nhất và chưa thống nhất. 7 - Tham gia ý kiến về những điều chưa thống nhất và bổ sung thêm những điều cần thiết. Những ý kiến chưa thống nhất có thể sắp xếp vào buổi thảo luận sau. - Giáo viên cần đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét tinh thần thái độ làm việc chung của tập thể, của nhóm và cá nhân học sinh. * Một số vấn đề cần lưu ý khi tổ chức thảo luận nhóm - Các vấn đề đưa ra thảo luận phải là những vấn đề buộc các thành viên trong nhóm cùng suy nghĩ để đóng góp tìm hiểu bài, h¹n chÕ viÖc ®a vµo néi dung th¶o luËn nh÷ng vÊn ®Ò cã s½n trong s¸ch gi¸o khoa, häc sinh chØ viÖc nh¾c l¹i, nh thÕ sÏ kh«ng ph¸t huy ®îc tÝnh tÝch cùc cña th¶o luËn. - Khi chia nhóm thảo luận nên cơ cấu có đủ thành phần (giỏi – khá – trung bình – yếu – kém, hiếu động – trầm lặng…). Nên để học sinh luân phiên nhau làm nhóm trưởng, thư kí . Qui mô nhóm không nên quá đông. - Giáo viên nên chuẩn bị kỹ vấn đề cần thảo luận và dự kiến các tình huống xảy ra cùng các phương án xử lý - Giao nhiệm vụ phải rõ ràng , cụ thể , đảm bảo mỗi học sinh đều hiểu nhiệm vụ - Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên phải theo dõi từng nhóm, có sự giúp đỡ, hướng dẫn kịp thời, đảm bảo tất cả học sinh đều làm việc. -Trong mỗi nhóm cần có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ cụ thể trong đó đề cao vai trò hợp tác - Cần tạo không khí thi đua giữa các nhóm để khuyến khích học tập - Giáo viên nên nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên, khuyến khích các nhóm thảo luận tốt hơn và rút kinh nghiệm các nhóm làm việc chưa tốt 3.3. Tổ chức thảo luận nhóm ở một số tiết học trong chương trình lịch sử lớp 7. * Ví dụ 1: Tiết 4 - Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến 1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc. Sau khi giáo viên dùng bản đồ giới thiệu kết hợp phân tích điều kiện hình thành và phát triển của Trung Quốc, có thể cho học sinh thảo luận theo hình thức nhóm 6 đến 8 em theo 2 câu hỏi sau: 8 - Câu 1 ( Nhóm 1, 2): Những điều kiện nào đã làm biến đổi sâu sắc xã hội Trung Quốc thời cổ đại? - Câu 2( Nhóm 3, 4): Xã hội Trung Quốc đã bị phân hoá như thế nào? Với những câu hỏi này có thể cho học sinh thảo luận trong 5 phút. Sau khi học sinh thảo luận, các nhóm trình bày và nhận xét trong cùng câu hỏi, giáo viên đưa ra đáp án ( có thể ghi bảng phụ hoặc dùng máy chiếu) kết hợp khái quát nội dung và nhận xét phần báo cáo của mỗi nhóm. * Đáp án: - Những điều kiện đã làm biến đổi sâu sắc xã hội Trung Quốc thời cổ đại: + Những tiến bộ trong sản xuất : Việc xuất hiện công cụ sản xuất bằng sắt và những tác dụng của nó => kĩ thuật canh tác mới, giao thông và thuỷ lợi thuận tiện, năng xuất lao động tăng. + Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động đến xã hội, làm cho xã hội có sự biến đổi. - Xã hội Trung Quốc đã bị phân hoá như thế nào? + Giai cấp địa chủ xuất hiện + Nông dân bị phân hoá => Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành Hoặc giáo viên có thể khái quát trên sơ đồ 2. Xã hội Trung Quốc thời Tần- Hán. Ở ý thứ nhất- thời nhà Tần, sau khi giáo viên cho học sinh tìm hiểu về Tần Thuỷ Hoàng, có thể cho các em thảo luận theo nhóm lớn sơ đồ tư duy với hai câu hỏi sau: Câu 1( Nhóm 1, 2): Em trình bày tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần? Câu 2( Nhóm 3, 4): Các chính sách của ông đã gây ra hậu quả gì? Tương tự như phần trên, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận trong 5 phút, sau đó các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét chéo trong cùng câu hỏi. Giáo viên đưa ra đáp án, khái quát nội dung và nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm. 3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường. Ở phần này, sau khi giáo viện cho học sinh đọc sách giáo khoa, yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi trong thời gian 3 phút theo câu hỏi sau: ? Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được thể hiện như thế nào? 9 Sau khi học sinh thảo luận, đại diện một số cặp sẽ trình bày, các nhóm khác theo dõi và nhận xét. Sau các ý kiến nhận xét, giáo viên nhận xét chung và khái quát nội dung * Ví dụ 2: Tiết 15- Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống( 1075- 1077) I. Giai đoạn thứ nhất. 1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta. 2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ. Sau khi cho học sinh tìm hiểu phần này, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận theo nhóm với kĩ thuật khăn phủ bàn bằng hai câu hỏi sau: - Câu 1(nhóm 1, 2): Cuộc tấn công vào đất Tống của nhà Lý có phải là hành động xâm lược không? Vì sao? - Câu 2(nhóm 3, 4): Việc nhà Lý chủ động tấn công vào đất Tống có ý nghĩa như thế nào? Học sinh thảo luận trong thời gian 5 phút, sau đó đại diện các nhóm sẽ báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đóng góp ý kiến. Sau thời gian báo cáo và nhận xét của các nhóm giáo viên đưa ra đáp án ( có thể ghi bảng phụ hoặc dùng máy chiếu), khái quát nội dung và nhận xét kết quả thảo luận của từng nhóm. * Đáp án: Câu 1: Cuộc tấn công vào đất Tống của nhà Lý không phải là hành động xâm lược, vì nhà Lý chỉ tấn công các căn cứ quân sự, kho lương thảo, đó là những nơi quân Tống tập trung lực lượng, vũ khí để chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Hơn nữa, khi hoàn thành được mục đích thì nhà Lý đã cho rút quân ngay. Câu 2: Việc chủ động tấn công quân Tống có ý nghĩa: - Tiêu diệt lực lượng mà quân Tống chuẩn bị để xâm lược nước ta. - Làm quân Tống hoang mang, bị động, thêm khó khăn cho việc xâm lược nước ta. - Buộc quân Tống phải có thời gian để củng cố lực lượng và quân ta cũng có thời gian để chuẩn bị tốt cho cuộc kháng chiến chống Tống mà biết trước không thể tránh khỏi. 10 Các nhóm theo dõi, so sánh với kết quả thảo luận của nhóm mình và tự rút kinh nghiệm. * Ví dụ 3: Tiết 22 - Bài 13: Nước Đại Việt thế kỉ XVIII I. Nhà Trần thành lập 1. Nhà Lý sụp đổ 2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền. Sau khi giáo viên cho học sinh tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần có thể cho các em hoạt động nhóm bằng sơ đồ tư duy theo hai yêu cầu sau: Câu 1( nhóm 1, 2): Hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước cấp trung ương thời nhà Trần ? Câu 2( nhóm 3, 4): Hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước cấp trung gian và cấp cơ sở thời nhà Trần? Với câu hỏi thảo luận này giáo viên có thể cho các nhóm tiến hành trong 3- 4 phút, sau đó yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng trình bày, hoặc trình bày ra giấy( nếu dạy máy chiếu), hoặc ra bảng phụ. Thành viên các nhóm khác theo dõi và nhận xét. Sau khi học sinh trình bày, nhận xét, giáo viên đưa ra sơ đồ đã chuẩn bị: - Cấp triều đình Thái Thượng Hoàng Vua Quan võ Quan văn Quốc sử viện Hà đê sứ Thái y viện Khuyến nông sứ 11 Tôn nhân phủ Đồn điền sứ - Cấp hành chính 12 lộ ( An phủ sứ) + Trung gian Phủ (Tri phủ) Huyện (Tri huyện) Châu (Tri châu) Xã (Xã quan) + Cơ sở - Học sinh quan sát, rút kinh nghiệm. * Ví dụ 4: Tiết 24 - Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược MôngNguyên ( Thế kỉ XVIII ) 12 I. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ ( 1258 ). 1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ. 2. Nhà Trần chuẩn bị tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ. Sau khi giáo viên cho học sinh tìm hiểu và khép lại kiến thức của đơn vị bài học này bằng câu hỏi thảo luận theo hình thức nhóm trung bình( 4- 6 học sinh) như sau: Câu 1( nhóm1, 2): Tại sao trong vòng chưa đầy một tháng, quân dân ta đã đánh bại được quân Mông Cổ hùng mạnh? Câu 2( nhóm 3, 4): Bài học kinh nghiệm về cách đánh giặc của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất là gì? Câu 3( nhóm 5, 6): Hãy nêu những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất? Học sinh thảo luận trong 3 phút, sau đó đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác cùng theo dõi và nhận xét. Sau phần báo cáo và nhận xét của học sinh, giáo viên đưa ra đáp án, khái quát nội dung thảo luận và nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm. * Đáp án: Câu 1: Quân ta đã đánh bại đội quân hùng mạnh của Mông Cổ trong vòng chưa đầy một tháng là do: - Triều đình và nhân dân đoàn kết một lòng đánh giặc. - Vương triều Trần và nhân dân Đại Việt không hề run sợ, kiên quyết kháng chiến chống quân xâm lược đến cùng. - Đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. Câu 2: Bài học kinh nghiệm về cách đánh giặc: - Quân dân đoàn kết, quyết tâm đánh giặc. - Khi giặc mạnh, ta không dốc toàn lực lượng đối phó mà nhử sâu chúng vào trận địa để đánh lâu dài. - Khi giặc gặp khó khăn ta mới phản công, đó là kế " lấy yếu đánh mạnh, lấy ít thắng nhiều"phát huy sức mạnh đoàn kết quân dân... Câu 3: Những sự kiện biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta: 13 - Ba lần bắt giam sứ giả Mông Cổ. - Nhà Trần ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí. - Các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng đánh giặc. - Trần Thủ Độ trả lời vua Trần " Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" Học sinh so sánh với kết quả thảo luận của mình, rút ra bài học. * Ví dụ 5: Tiết 32- Bài 17: Ôn tập chương II và chương III. - Cho học sinh đọc SGK phần 1, 2 ở trên lớp. - Giáo viên có thể kết hợp cả hai phần làm thành 1 bài tập theo nội dung . - Học sinh thảo luận theo nhóm( 6- 8 em) + Nhóm 1, 3 : Trình bày những dữ kiện về thời Lý. + Nhóm 2, 4 : Trình bày những dữ kiện về thời Trần.  Sau đó các nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình . GV chỉnh sửa, phân tích, kết luận . Triề Thời gian Quân xâm lược Đường lối đánh Nguyên nhân thắng u đại và lực lượng Thời - 10/1075 - Tống giặc lợi và ý nghĩa lịch sử - Tiến công để tự - Tinh thần đoàn kết Lý vệ.  giặc. 12/1075 - 12/1076 - Tống (10 vạn - Phòng ngự –  3/1077 của nhân dân ta đánh quân) phản công 14 -1/1258 - Mông  (3vạn) 29/1/1258 Thời Trần - 1/1285 -  6/1285 Nguyên vạn) 12/1287 - Nguyên vạn) 4/1288 Cổ Đánh chỗ tránh chỗ yếu, - Quân dân ta anh maïnh dũng, gan dạ, mưu trí  buoäc ñòch phaûi trong kháng chiến . (50 - Sự lãnh đạo tài tình theo caùch ñaùnh của bộ chỉ huy. cuûa ta  chuyeån (30 töø phoøng ngöï sang phaûn coâng tieâu dieät giaëc. - Giáo viên cho học sinh sưu tầm và kể về một số gương tiêu biểu về lòng yêu nước bất khuất trong mỗi cuộc kháng chiến ( Lý Thường Kiệt, Tông Đản, Trần Hưng Đạo …) Một vài ví dụ về tinh thần đoàn kết đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến của dân tộc ( nhân dân Thăng Long thực hiện “vườn không nhà trống” ……). * . Ví dụ 6: Tiết 41- Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ ( 1428- 1527) II. Tình hình kinh tế- xã hội. 1. Kinh tế Để dạy phần này, giáo viên có thể cho học sinh đọc sách giáo khoa sau đó thảo luận theo câu hỏi sau: ? Để nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế, nhà nước Lê sơ đã thực hiện những biện pháp gì? Nhận xét về những biện pháp đó? Sau đó giáo viên chia nhóm ( 4- 6 học sinh) thảo luận kĩ thuật khăn phủ bàn theo lĩnh vực kinh tế, cụ thể: - Nhóm 1, 2 : Thảo luận về vấn đề nông nghiệp. - Nhóm 3, 4: Thảo luận về vấn đề thủ công nghiệp. - Nhóm 5, 6: Thảo luận về vấn đề thương nghiệp. Thời gian cho phần thảo luận là 5 phút, sau thảo luận các nhóm báo cáo kết quả( nếu sử dụng máy chiếu, giáo viên có thể chiếu kết quả của từng nhóm lên màn hình), các 15 nhóm khác cùng theo dõi và nhận xét. Sau phần báo cáo và nhận xét của học sinh, giáo viên đưa ra nội dung đáp án của câu hỏi đã chuẩn bị: - Về nông nghiệp: +Xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang đời sống nhân dân khổ cực. +Cho lính về quê làm rộng. + Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng.. + Đặt các chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp. + Thực hiện chính sách quân điền. + Cấm giết trâu bò. . . => Lực lượng sản xuất được đảm bảo, nông dân có ruộng để sản xuất, diện tích đất nông nghiệp được mở rộng => nông nghiệp phát triển. - Về thủ công nghiệp: + Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. +Thăng Long là nơi tập trung nhiều nghành nghề thủ công nhất. + Quản lý, đẩy mạnh các xưởng thủ công nhà nước . . . 16 => Thủ công nghiệp được mở rộng về qui mô sản xuất, trình độ kỹ thuật của thợ thủ công ngày càng cao. . . - Về thương nghiệp: + Khuyến khích lập chợ mới và họp chợ. + Đúc tiền đồng. + Buôn bán với nước ngoài phát triển. => Hàng hoá, tiền tệ được lưu thông dễ dàng. Học sinh so sánh kết quả thảo luận của mình với đáp án, tự rút ra bài học. * Hoạt động thảo luận nhóm còn được thể hiện ở những trò chơi lịch sử ( trò chơi ô chữ, ai nhanh hơn ai cho nhóm 2 học sinh, trò chơi ngôi sao may mắn, theo dòng lịch sử cho nhóm 4- 6 học sinh . . .), nhất là ở các bài dạy có áp dụng công nghệ thông tin. Trong phạm vi hạn hẹp của một đề tài nên tôi không thể đưa hết tất cả các ví dụ minh hoạ được. 3.4 . Kết quả đạt được: Mức độ nhận thức Giỏi Khá L Đầu Cuối học Đầu Cuối Đầu Cuối Ớ học kì I kì I học kì I học kì I học kì I học kì I % SL % SL % SL % S S P TS S L Trung bình L % Yếu L % Đầu học kì I S L % Cuối học kì I S L % 7 A 33 8 24,2 12 36,4 17 51,5 18 54,5 8 24,3 3 9,1 31 5 16,1 8 25,8 15 48,4 17 54,8 10 32,3 6 19,4 1 3,2 0 30 5 16,7 8 26,7 15 50,0 17 56,7 9 30,0 5 16,6 1 3,3 0 2 7 A 3 7 A 4 - Qua quá trình thực hiện việc dạy- học theo phương pháp thảo luận nhóm ở chương trình lịch sử lớp 7 nói riêng và chương trình lịch sử trung học cơ sở nói chung tôi thấy 17 có hiệu quả rất cao nếu giáo viên biết xây dựng, lựa chọn các tình huống có vấn đề và biết sử dụng đúng thời điểm. Phương pháp thảo luận nhóm sẽ phát huy được cao độ tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, giúp các em nhớ lâu, hiểu kỹ và tìm được các mối liên quan giữa các sự kiện lịch sử cùng loại. Gìơ học lịch sử cũng sôi nổi hơn, không sáo mòn, nhàm chán như trước kia nữa. Tình trạng nhầm lẫn kiến thức lịch sử, quên các sự kiện cơ bản được khắc phục một cách đáng kể. Khi tôi tìm hiểu tâm lí học sinh, có đến hơn 90% học sinh không ngần ngại thổ lộ: Hiện nay các em đã thấy thích học lịch sử, không còn sợ như trước nữa, vì học lịch sử các em được cuốn hút vào các hoạt động, các trò chơi, mà ở đó các em được thể hiện hiểu biết của mình, được nói những gì mình suy nghĩ chứ không bị gò bó ngồi yên nghe thầy cô giảng suốt 45 phút như trước kia nữa. Để học sinh hứng thú và yêu thích môn học, nhất là trong điều kiện xã hội hiện nay, thì đó là một kết quả vô cùng to lớn đối với mỗi giáo viên. Để áp dụng một cách có hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm trong dạy- học lịch sử cần thực hiện tốt các yêu cầu sau: 1. Đối với nhà trường: - Nhà trường cũng cần có phòng học bộ môn, phòng nghe nhìn có lắp đặt các thiết bị công nghệ để giáo viên có điều kiện thường xuyên sử dụng giáo án điện tử thì phương pháp thảo luận nhóm sẽ có hiệu quả cao hơn. - Để sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học lịch sử đạt hiệu quả, nhà trường cần chú trọng đầu tư đúng mức trang thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu dạy- học của giáo viên và học sinh. - Tích cực thực hiện các hoạt động tham quan, ngoại khoá, học hỏi kinh nghiệm . . . để mở rộng hơn nữa môi trường học tập của giáo viên và học sinh . 1. Đối với giáo viên: - Là người thiết kế và tạo môi trường cho phương pháp thảo luận nhóm, nên giáo viên cần lập một kế hoạch bài giảng kỹ càng, chu đáo. Ngoài việc xác định mục tiêu cụ thể của bài, giáo viên còn phải dự kiến kế hoạch hoạt động của thầy và trò, xác định xem đơn vị kiến thức nào thích hợp với phương pháp thảo luận nhóm với kĩ thuật khăn phủ bàn hoặc sơ đồ tư duy và nếu áp dụng thì nên lựa chọn kiểu nhóm nào? Trong thời 18 gian bao lâu? - Giáo viên cần phải chuẩn bị kĩ các câu hỏi, phiếu học tập, các tình huống và cả các câu hỏi gợi mở nếu cần để khuyến khích học sinh suy nghĩ. Bên cạnh đó cũng cần phải có kế hoạch chia nhóm cho phù hợp với nội dung kiến thức. Đặc biệt là phải giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm đảm bảo tất cả các em đều phải làm việc và làm việc một cách tích cực. - Là người tổ chức, thiết kế, giáo viên phải quản lý, giám sát giúp đỡ hoạt động thảo luận của học sinh. Phát hiện kịp thời những nhóm hoạt động không hiệu quả để uốn nắn, điều chỉnh, cũng như động viên khuyến khích khen ngợi những nhóm tích cực để tạo không khí học tập cởi mở, tự tin của học sinh. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà một cách chu đáo. 2. Đối với học sinh - Để thảo luận nhóm có hiệu quả cần phải chuẩn bị bài kĩ càng theo hướng dẫn của giáo viên trước khi vào học bài mới. Bởi có chuẩn bị bài học sinh mới có tâm thế tự tin tham gia vào nhóm học tập của mình. - Khi tham gia vào hoạt động thảo luận nhóm, cần chú ý lắng nghe sự hướng dẫn của giáo viên, thực hiện tốt nhiệm vụ mà giáo viên giao cho, tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, chú ý lắng nghe người khác phát biểu và cũng sẵn sàng đưa ra ý kiến của mình, hợp tác thân thiện để nhanh chóng thống nhất ý kiến với toàn nhóm. C. KẾT LUẬN Với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học lịch sử, học sinh được chủ động học tập, chiếm lĩnh và làm chủ kiến thức. Bằng cách này, các em được lôi cuốn vào các hoạt động học tập, được say mê tìm tòi và ngày càng trở nên yêu thích môn học hơn. Tác dụng của phương pháp thảo luận nhóm là rất to lớn, không thể phủ nhận.Tuy nhiên không nhất thiết bài nào, nội dung nào cũng phải thảo luận nhóm, bởi thảo luận nhóm cũng có những hạn chế nhất định như: một số học sinh chưa chú ý học có thể ỷ lại vào các bạn khác, học sinh có thể chỉ tập trung vào nội dung mà nhóm mình thảo luận . . .. Đó là những vấn đề mà mỗi giáo viên nên chú ý khắc phục trong quá trình 19 dạy học để mỗi giờ học đạt hiệu quả cao hơn. Trên đây là một số những suy nghĩ và việc làm mà tôi đã đúc rút trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong được các đồng nghiệp góp ý, xây dựng để được hoàn thiện hơn. - Höôùng nghieân cöùu tieáp cuûa đề tài: Vôùi nhöõng thaønh coâng toâi seõ tieáp tuïc nghieân cöùu tieáp nhöõng phöông phaùp söû duïng duïng cuï tröïc quan đeå hoïc sinh tieáp thu baøi nhanh choùng vaø hieäu quaû trong vieäc hoïc taäp boä moân. Trong quaù trình thöïc hiện đề tài, chaéc haún coù nhieàu thieáu soùt raát mong söï ñoùng goùp yù kieán ñeå laàn sau toâi thöïc hieän thaønh coâng hôn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Phương pháp dạy học lịch sử - NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 2003 2/ Tư duy học sinh tập 1- NXB Giáo dục Hà Nội 3/ Những vấn đề cơ bản giáo dục hiện đại - NXB Giáo dục Hà Nội năm 1999 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan