Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thiết kế mô hình sân chơi trí tuệ...

Tài liệu Skkn nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thiết kế mô hình sân chơi trí tuệ

.DOC
11
95
119

Mô tả:

S¸ng kiÕn: N©ng cao chÊt lîng, hiÖu qu¶ c«ng t¸c thiÕt kÕ m« h×nh S©n ch¬I trÝ tuÖ. Sáng kiến: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THIẾT KẾ MÔ HÌNH SÂN CHƠI TRÍ TUỆ TPT: TRẦN XUÂN KHÁNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Công tác Đội và phong trào thiếu nhi mỗi năm học được thực hiện theo một chủ đề nhất định. Việc hiện thực hoá chủ đề đó lại thông qua chủ điểm của từng tháng. Do vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các công việc trong từng chủ điểm, mỗi giáo viên Tổng phụ trách cần lập kế hoạch hoạt động cụ thể và xác định rõ trọng tâm công việc trong tháng là gì. Từ đó, xây dựng cho mình một chương trình làm việc hợp lí và có tính khả thi. Thực tế cho thấy, việc tuyên truyền giáo dục ở hầu khắp các Liên đội đã được quan tâm chú ý. Song, phương pháp và hình thức tuyên truyền còn chưa phong phú, hấp dẫn, mới tập trung chủ yếu ở việc tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, bảng tin của Liên đội. Với những hình thức này, thì việc tuyên truyền, giáo dục chưa mang lại hiệu quả cao. Vậy, làm thế nào để đưa công tác tuyên truyền, giáo dục đến với tất cả các đối tượng thiếu niên nhi đồng? Đó là điều khiến mọi Tổng phụ trách phải băn khoăn suy nghĩ. Qua kiểm nghiệm thực tế cho thấy, việc xây dựng và tổ chức các hội thi, sân chơi trí tuệ ở hầu khắp các Liên đội đã thu hút đông đảo các em thiếu nhi tham gia, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục mang lại là khá rõ nét. Tuy nhiên, việc thiết kế các sân chơi ở một số Liên đội vẫn còn những hạn chế nhất định: - Hình thức tổ chức còn đơn điệu. - Nội dung các phần thi chưa phong phú. - Câu hỏi đưa ra chưa phù hợp, chưa sát đối tượng. - Thời lượng chương trình kéo dài quá mức. - Kỹ thuật thiết kế đôi khi còn gặp khó khăn, tính thẩm mỹ chưa cao. Với kinh nghiệm nhiều năm làm Tổng phụ trách của Liên đội và đẫ từng thiết kế nhiều sân chơi trí tuệ được các đồng chí lãnh đạo các cấp đánh giá cao, tôi xin trao đổi kinh nghiệm của mình cùng các đồng nghiệp trong công tác “Thiết kế mô hình Sân chơi trí tuệ” như sau: TrÇn Xu©n Kh¸ng – Gi¸o viªn Tæng phô tr¸ch Liªn ®éi TiÓu häc §iÖp N«ng - Hng Hµ - Th¸i B×nh. -1- S¸ng kiÕn: N©ng cao chÊt lîng, hiÖu qu¶ c«ng t¸c thiÕt kÕ m« h×nh S©n ch¬I trÝ tuÖ. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Như chúng ta đã biết, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ ngày nay, các sân chơi dành cho thiếu nhi nói chung, lứa tuổi Tiểu học nói riêng rất phong phú và đa dạng. Thông qua các sân chơi này, các em được tìm hiểu không chỉ các kiến thức đơn thuần trong sách vở, mà các kiến thức từ thực tế đời sống cũng được các em tiếp cận một cách nhẹ nhàng hơn. Từ đó có thể nhận rõ hiệu quả của công tác tuyên truyền giáo dục thông qua các sân chơi bổ ích này. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tế của mỗi đia phương, mỗi nhà trường, đòi hỏi người Tổng phụ trách phải có óc tư duy sáng tạo, biết chọn lọc những mô hình phù hợp với địa phương - đơn vị mình. Trong quá trình thiết kế, người giáo viên Tổng phụ trách cần lưu ý một số vấn đề sau: 1. Phải xác định được mục tiêu, nhiệm vụ và những yêu cầu cần đạt được thông qua mô hình sân chơi trí tuệ này là gì. 2. Để thiết kế được mô hình sân chơi cần phải nghiên cứu, tham khảo những mô hình sân chơi nào mà đa số các em đều yêu thích. 3. Khi thiết kế, biên soạn nội dung, những số liệu, dẫn chứng cần phải được trích dẫn một cách cụ thể, rõ ràng. 4. Nội dung mô hình sân chơi phải nêu bật được chủ điểm trọng tâm công tác của tháng. 5. Hình thức thể hiện cần đảm bảo tính ngộ nghĩnh, dí dỏm, tạo không khí thoải mái cho các em khi tham gia các phần chơi. 6. Quá trình thiết kế cần luôn quan tâm, đảm bảo tính vừa sức đối với các đối tượng học sinh. 7. Cần huy động sự tham gia vào cuộc của các đoàn thể và các cá nhân có kinh nghiệm: Đoàn thanh niên, công đoàn, đội ngũ GVCN, cựu Tổng phụ trách… Từ những lưu ý trên, với sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã thiết kế một số mô hình sân chơi trí tuệ mô phỏng các chương trình “Tuổi thơ khám phá”, “Đường lên đỉnh OLYMPIA”, “Thần đồng Đất Việt” như sau: SÂN CHƠI TRÍ TUỆ TrÇn Xu©n Kh¸ng – Gi¸o viªn Tæng phô tr¸ch Liªn ®éi TiÓu häc §iÖp N«ng - Hng Hµ - Th¸i B×nh. -2- S¸ng kiÕn: N©ng cao chÊt lîng, hiÖu qu¶ c«ng t¸c thiÕt kÕ m« h×nh S©n ch¬I trÝ tuÖ. THẮP SÁNG TÀI NĂNG LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC ĐIỆP NÔNG LUẬT CHƠI Có 4 giỏ kiến thức được đánh số 1,2,3,4. Trong mỗi giỏ có 2 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có 15 giây suy nghĩ và tr ả lời . Các đội bốc thăm chọn giỏ kiến thức của mình và c ả 3 đội sẽ cùng trả lời các câu hỏi trong giỏ kiến thức đó. Đội đến lượt chọn sẽ ghi được 30 điểm nếu trả lời đúng. 2 đội còn lại sẽ ghi được 20 điểm. Câu 1: Hãy tìm từ thích hợp còn thiếu trong câu ca dao sau: Ai về Phú Thọ cùng ta Vui ngày …… tháng ba mồng mười. A. Giải phóng Giỏ số 1 C. Giỗ Tổ B. Hội Lim Mở rộng: Ngày 10/3 âm lịch hằng năm đã được coi là ngày Quốc giỗ. Trong ngày này, nhiều người dân Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước đã hành hương về đền Hùng để tìm về cội nguồn dân tộc. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành tâm linh tình cảm của người VN có ý nghĩa giáo dục đoàn kết dân tộc. Bắt đầu từ năm 2007, ngày 10/3 âm lịch, người lao động được nhgỉ 1 ngày như các ngày lễ trong năm. Câu 2: Ngày 30/4/2008 là th ứ Tư. Hỏi ngày 30/4/2009 là th ứ mấy? A. Thứ Năm B. Thứ Sáu C. Thứ Bảy Ta có: 365 : 7 = 52 (dư 1) Câu 1: Tìm từ thích hợp còn thiếu trong câu sau: “Cơm cha áo mẹ chữ thầy Gắng công mà học có ngày …….” A. thành công B. thành danh Giỏ số 2 C. thành tài TrÇn Xu©n Kh¸ng – Gi¸o viªn Tæng phô tr¸ch Liªn ®éi TiÓu häc §iÖp N«ng - Hng Hµ - Th¸i B×nh. -3- S¸ng kiÕn: N©ng cao chÊt lîng, hiÖu qu¶ c«ng t¸c thiÕt kÕ m« h×nh S©n ch¬I trÝ tuÖ. Câu 2: Số lẻ lớn nhất có 4 chữ số khác nhau là s ố nào trong các số sau: A. 1023 B. 6789 C. 9875 Câu1: Tìm từ thích hợp còn thiếu trong câu sau: “ Giỏi giang chớ vội khoe tài Sông sâu sào ngắn bể trời ............. ” A. Bao la B. thênh thang Giỏ số 3 C. mênh mông Câu 2: Cho dãy số: 1; 2; 3; 5; 8 … Dãy số không dám viết sai Này xin đố bạn, đố ai Viết thêm 2 số, thi tài nhanh nhanh Dãy số: 1; 2; 3; 5; 8; … (13; 21) A. 11; 14 B. 13; 21 C. 13; 18 Quy luật: Mỗi số hạng kể từ số thứ 3 bằng tổng 2 số liền trước nó.(Dãy Pi-bô-na-xi) Câu1: Tìm từ thích hợp còn thiếu trong câu sau: “Học là học để mà... Vừa ... vừa học mới thành người khôn” A. hành B. vui Giỏ số 4 C. chơi Học lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Biết vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống mới là những người năng động, sáng tạo. Câu 2: Nhà bác h ọc Lê Quý Đôn sinh năm 1726 tại làng Diên Hà (nay là thôn Đồng Phú xã Độc Lập – H ưng Hà). Lê Quý Đôn được sinh ra ở thế kỷ thứ mấy? A. XVII B. XVIII C. XIX Nhà bác học Lê Quý Đôn nguyên tên là Lê Danh Phương, tự là Doãn Hậu, hiệu là Quế Đường. Sinh ngày 05/7 năm Bính Tuất (tức ngày 02/8/1726) tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ (nay là thôn Đồng Phú xã Độc Lập – Hưng Hà), là con của tiến sỹ Lê Phú Thứ. Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn nhất của Việt Nam thời phong kiến. Ông mất năm 1784. TrÇn Xu©n Kh¸ng – Gi¸o viªn Tæng phô tr¸ch Liªn ®éi TiÓu häc §iÖp N«ng - Hng Hµ - Th¸i B×nh. -4- S¸ng kiÕn: N©ng cao chÊt lîng, hiÖu qu¶ c«ng t¸c thiÕt kÕ m« h×nh S©n ch¬I trÝ tuÖ.  Công bố điểm Vòng 1. LUẬT CHƠI Có 6 ô chữ hàng ngang và 1 ô ch ữ chìa khoá. Lần lượt các đội chơi được quyền chọn từng ô chữ hàng ngang. Có 30 giây suy nghĩ và tr ả lời. Nếu trả lời đúng ghi được 20 điểm. Nếu sai thì 2 đội còn lại được bấm chuông dành quyền trả lời ngay sau hiệu lệnh của MC và ghi được 10 điểm nếu có câu trả lời đúng. Sau khi giải được 6 ô chữ hàng ngang các đội có quyền được giải ô chữ chìa khoá và nếu đúng sẽ ghi được 40 điểm. 1. Ô chữ gồm 6 chữ cái: Đây là một loại xe quân sự có bánh xích. XE TĂNG 2. Ô chữ gồm 7 chữ cái: Đây là vật bị xe của quân ta húc đổ năm 1975. CỔNG SẮT 3. Ô chữ gồm 11 chữ cái: Đây là biểu tượng của Quốc kỳ Việt Nam. CỜ ĐỎ SAO VÀNG 4. Ô chữ gồm 6 chữ cái: Đây là tên một thành phố lớn ở Miền Nam. SÀI GÒN 5. Ô chữ gồm 10 chữ cái: Đây là trung tâm đầu não của chế độ nguỵ quyền. DINH ĐỘC LẬP 6. Ô chữ gồm 7 chữ cái: Đây là thời gian chúng ta thường tổ chức trồng cây. MÙA XUÂN 7. Ô chữ chía khoá gồm 9 chữ cái. Với đại thắng mùa xuân năm 1975, kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, non sông thu về một mối. Bắc – Nam sum họp một nhà. THỐNG NHẤT Công bố điểm Vòng 2 TrÇn Xu©n Kh¸ng – Gi¸o viªn Tæng phô tr¸ch Liªn ®éi TiÓu häc §iÖp N«ng - Hng Hµ - Th¸i B×nh. -5- S¸ng kiÕn: N©ng cao chÊt lîng, hiÖu qu¶ c«ng t¸c thiÕt kÕ m« h×nh S©n ch¬I trÝ tuÖ. LUẬT CHƠI Có 6 bông hoa ứng với 6 mảng kiến thức Toán, Tiếng Việt, Lịch sử, Khoa học, Địa lý, Ngoại ngữ. Trong mỗi bông hoa có 1 câu hỏi. Mỗi đội có 2 lựa chọn bông hoa của mình và c ả 3 đội sẽ lựa chọn đáp án để trả lời. Mỗi câu hỏi có 30 giây suy nghĩ. Nếu trả lời đúng được 30 điểm; có thể sử dụng ngôi sao hy vọng để gấp đôi số điểm iểm ( trả lời sai bị trừ 5 điểm). Các đội còn lại nếu trả lời đúng được 20 điểm. Câu 1: Người ta viết liên tục dãy chữ VIỆT NAM VIỆT NAM VIỆT NAM…… hỏi chữ cái thứ 2009 là ch ữ gì? a. M b. A c. N d. V Giải thích: 2009 : 7 = 287 (nhóm) = > chữ cái cuối cùng của nhóm VIỆT NAM là M Câu 2: Tìm từ khác loại trong số những từ sau: Xe đạp, xe máy, xe cộ, xe điện. A. Xe cộ B. Xe đạp C. Xe máy D. Xe điện Giải thích: Xe cộ là từ ghép có nghĩa tổng hợp, xe đạp. xe máy, xe điện là từ ghép có nghĩa phân loại. Câu 3: Người nổi tiếng với câu nói: “ Tâu bệ hạ, đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” Ông là ai? A. Trần Hưng Đạo C. Trần Quốc Toản B. Trần Bình Trọng D. Trần Thủ Độ Trần Thủ Độ quê ở làng Lưu Xá, huyện Ngự Thiên, lộ Long Hưng nay là xã Canh Tân huyện HH – TB. Ông là công thần sáng lập triều Trần, là người trung nghĩa, có chí anh hùng. Ông đã cùng với vua Trần lãnh đạo nhân dân đánh tan cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông lần thứ nhất. Cõu 4: Học sinh Tiểu học được phộp đi loại xe đạp như thế nào? TrÇn Xu©n Kh¸ng – Gi¸o viªn Tæng phô tr¸ch Liªn ®éi TiÓu häc §iÖp N«ng - Hng Hµ - Th¸i B×nh. -6- S¸ng kiÕn: N©ng cao chÊt lîng, hiÖu qu¶ c«ng t¸c thiÕt kÕ m« h×nh S©n ch¬I trÝ tuÖ. A . Xe đạp mi ni, cỡ vành nhỏ hơn 650mm B . Xe đạp mi ni, cỡ vành lớn hơn 650mm C . Xe đạp của người lớn D . Cả hai loại xe đạp. Câu 5: Cảng Diêm Điền thuộc huyện nào của tỉnh Thái Bình? A. Hưng Hà C. Thái Thuỵ B. Vũ Thư D. Tiền Hải Cảng Diêm Điền là một cảng lớn trong toàn quốc, là trung tâm đầu mối thương mại quan trọng của tỉnh Thái Bình. Năm 1999, cảng được Chính phủ công nhận là cảng Quốc tế. Câu 6: Chọn đáp án đúng cho câu sau: Would you like …..apples? A. a B. some C. an D. any Câu 1: Danh hiệu mà nhân dân dành cho cậu bé Nguyễn Văn Kỳ Đồng Câu 2: Ai là ng ười phát hiện và đặt tên cho Thái Bình Dương? Ma – gien – lăng Sau 1083 ngày vòng quanh trái đất, đoàn thám hiểm của Ma – gien – lăng đã phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới. Khẳng định trái đất hình TrÇn Xu©n Kh¸ng – Gi¸o viªn Tæng phô tr¸ch Liªn ®éi TiÓu häc §iÖp N«ng - Hng Hµ - Th¸i B×nh. -7- S¸ng kiÕn: N©ng cao chÊt lîng, hiÖu qu¶ c«ng t¸c thiÕt kÕ m« h×nh S©n ch¬I trÝ tuÖ. cầu. Trong trận giao tranh với dân đảo Ma – tan, Ma – gien – lăng đã hy sinh mà không kịp chứng kiến thành quả của mình. Câu 3: Ông sinh ra tại thôn Hoàng Nông xã Điệp Nông – m ột trong những thủ lĩnh của phong trào Duy Tân tại Thái Bình. Ông là ai? Nguyễn Thúc Khiêm Nguyễn Thúc Khiêm sinh tại Hoàng Nông - Điệp Nông – Hưng Hà, là con trai của Bang Tốn – một trong những thủ lĩnh của phong trào Cần Vương tại Thái Bình, khi Bang Tốn mất ông tiếp tục nối nghiệp cha và tham gia phong trào Duy Tân…. Chương trình Văn nghệ. LUẬT CHƠI Có 6 câu hỏi ứng dụng thực tế thuộc các lĩnh vực khác nhau. Các đội sẽ phải bấm chuông dành quyền trả lời, đội nào có tín hiệu trước sẽ được quyền trả lời. Trong thời gian 30 giây, mỗi câu trả lời đúng ghi được 30 điểm; nếu sai bị trừ 10 điểm và quyền trả lời thuộc về hai đội còn lại. Trả lời đúng ghi được 20 điểm, nếu sai sẽ bị trừ 5 điểm. Câu 1: Đây là một câu hát trích trong bài hát nào? do ai sáng tác? “Mùa thu đẹp tươi bao ước mơ sáng gương mặt người”. Bài hỏt : Những bụng hoa những bài ca Nhạc và lời : Hoàng Long Câu 2: Bạn hãy tìm ra “anh chàng” lạc loài đi nhé! TrÇn Xu©n Kh¸ng – Gi¸o viªn Tæng phô tr¸ch Liªn ®éi TiÓu häc §iÖp N«ng - Hng Hµ - Th¸i B×nh. -8- S¸ng kiÕn: N©ng cao chÊt lîng, hiÖu qu¶ c«ng t¸c thiÕt kÕ m« h×nh S©n ch¬I trÝ tuÖ. C A B E D Hình B có 1 cặp cạnh đối diện không song song. Câu 3: Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung đầu tiên sau ngày thống nhất là ngày nào? 25/4/1976 Tại kì họp lần thứ nhất, Quốc hội khoá VI, Đại hội quyết định lấy tên nước là nước CHXHCN Việt Nam, thủ đô là Hà Nội, Quốc ca là bài Tiến quân ca – Văn Cao, quyết định Quốc huy, Quốc kỳ của nước Việt Nam. Đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh. Câu 4: Đây là n ội dung một câu ca dao, em hãy dịch ra Tiếng Việt. Toots goox hown toots nuwowcs sown Xaaus nguwowif ddepj neets conf hown ddepj nguwowif. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. Xã Điệp Nông hiện nay có rất nhiều lễ hội. Lễ hội lớn nhất trong năm là l ễ hội nào? Câu 5: LỄ HỘI ĐỀN NGŨ (HỘI ĐỒNG ĐỀN) – TẠI THÔN ÁI QUỐC Ô chữ gồm 9 chữ cái. Đây là n ơi trang trọng và uy nghiêm nh ất của đất nước Việt Nam. Nơi được người Việt Nam và ng ười nước ngoài đến thăm viếng quanh năm. Câu 6: L Ă N G B Á C H Ồ Công bố kết quả và trao giải thưởng. TrÇn Xu©n Kh¸ng – Gi¸o viªn Tæng phô tr¸ch Liªn ®éi TiÓu häc §iÖp N«ng - Hng Hµ - Th¸i B×nh. -9- S¸ng kiÕn: N©ng cao chÊt lîng, hiÖu qu¶ c«ng t¸c thiÕt kÕ m« h×nh S©n ch¬I trÝ tuÖ. Câu 1: Nam có điểm số xếp thứ 18 từ trên xuống và xếp thứ 18 từ dưới lên. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh ? Đáp án: 35 học sinh Câu 2: Người Thái Bình đã cắm lá cờ Tổ quốc trên nóc hầm Đờ – cát là ai ? Đáp án: Tạ Quốc Luật Câu 3: Người Việt Nam đầu tiên được bay vào vũ trụ là ai? Đáp án: phạm Tuân III. KẾT LUẬN Như vậy, việc thiết kế và tổ chức các sân chơi trí tuệ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho học sinh. Qua công tác tuyên truyền, có thể khơi dậy trong các em tình yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc. Từ đó giúp các em có thêm niềm tin và nghị lực phấn đấu trở thành những người con ngoan – trò giỏi - Đội viên tốt – cháu ngoan Bác Hồ. Muốn thực hiện tốt điều này đòi hỏi người giáo viên Tổng phụ trách phải tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng sư phạm phù hợp, đặc biệt là kiến thức về việc tổ chức, thiết kế các mô hình sân chơi trí tuệ, hội thi… Năm học 2008 – 2009, hoạt động tuyên truyền – giáo dục ở Liên đội Tiểu học Điệp Nông diễn ra khá phong phú và hiệu quả thông qua việc tổ chức các hội thi, sân chơi trí tuệ… Có được thành tích như vậy bởi lẽ, ngoài việc vận dụng các hình thức tuyên truyền: Tổ chức Lễ mít tinh, xây dựng các tiết mục văn nghệ, các cuộc thi viết bài tìm hiểu… chúng tôi đã vận dụng linh hoạt và sáng tạo khá thành công hiệu quả các mô hình Hội thi, Sân chơi trí tuệ: Liên hoan văn nghệ Tiếng hát Tuổi hoa – 20/11. Hội thi Những tài năng trẻ – 03/2, , sân chơi trí tuệ Thắp sáng tài năng – 26/3, 30/4, sân chơi Toán tuổi thơ - giải Toán qua mạng Violympic, tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng toàn trường... TrÇn Xu©n Kh¸ng – Gi¸o viªn Tæng phô tr¸ch Liªn ®éi TiÓu häc §iÖp N«ng - Hng Hµ - Th¸i B×nh. - 10 - S¸ng kiÕn: N©ng cao chÊt lîng, hiÖu qu¶ c«ng t¸c thiÕt kÕ m« h×nh S©n ch¬I trÝ tuÖ. Để công tác thiết kế mô hình Sân chơi trí tuệ thực sự có chất lượng và hiệu quả, tôi mong rằng, bạn bè - đồng nghiệp – chúng ta hãy cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm của mình góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả các chương trình Công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong những năm học tới… Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong quá trình công tác nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả việc tổ chức, thiết kế mô hình Sân chơi trí tuệ trong trường học. Kính mong các cấp lãnh đạo ghi nhận và động viên để những năm sau bản thân tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình tốt hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! Điệp Nông, ngày 01 tháng 6 năm 2009. XÁC NHẬN CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG Người viết Trần Xuân Kháng XÁC NHẬN CỦA BTV HUYỆN ĐOÀN XÁC NHẬN CỦA BTV TỈNH ĐOÀN TrÇn Xu©n Kh¸ng – Gi¸o viªn Tæng phô tr¸ch Liªn ®éi TiÓu häc §iÖp N«ng - Hng Hµ - Th¸i B×nh. - 11 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan