Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn nâng cao chất lượng giáo dục, kỹ năng sống và tích hợp liên môn trong trườn...

Tài liệu Skkn nâng cao chất lượng giáo dục, kỹ năng sống và tích hợp liên môn trong trường thpt thông qua giải pháp tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại trường thpt chuyên

.PDF
15
244
94

Mô tả:

“Nâng cao chất lượng giáo dục, kỹ năng sống và tích hợp liên môn trong trường THPT thông qua giải pháp tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm” MỤC LỤC I. Lý do chọn đề tài ………………………………………………… 2 II. Giải pháp thực hiện ……………………………………………. 3 III. Kết quả đạt được ……………………………………………… 8 IV. Khả năng nhân rộng …………………………………………... 11 V. Kết luận và kiến nghị …………………………………………... 11 Phụ lục hình ảnh …………………………………………………. 13 Giáo viên: Huỳnh Phúc Linh Trang 1 “Nâng cao chất lượng giáo dục, kỹ năng sống và tích hợp liên môn trong trường THPT thông qua giải pháp tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm” I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo hiện nay thì đổi mới giáo dục phổ thông đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu của hoạt động nghiên cứu khoa học, đây là sân chơi bổ ích giúp học sinh áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống, học đi đôi với hành; tiếp cận, làm quen với phương pháp, kỹ năng nghiên cứu khoa học, tạo đà cho các bậc học tiếp theo; tạo sự tự tin, tìm tòi và sáng tạo; rèn luyện cách làm việc tự lực, làm việc nhóm, tính tích cực, chủ động, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. Không những thế, nghiên cứu khoa học trong nhà trường là một trong những nội dung được đẩy mạnh, nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục. Để phát huy những lợi ích trên, hoạt động nghiên cứu khoa học phải được chú trọng ngay trong độ tuổi học trò, có như vậy mới có cơ sở xây dựng và phát triển được đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Trong những năm qua, Đảng, nhà nước, các ban ngành và xã hội đã tạo ra nhiều chính sách, chủ trương và sân chơi khoa học để thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học của học sinh phổ thông ngày càng mạnh mẽ và hiệu quả, nhiều hoạt động khuyến khích việc nghiên cứu khoa học như: Cuộc thi Khoa học và kỹ thuật dành cho học sinh trung học - Intel ISEF đến Hội thi Tin học trẻ không chuyên, hay Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên - Nhi đồng, Cuộc thi Sáng tạo Trần Đại Nghĩa và nhiều hoạt động khoa học phong phú khác. Hưởng ứng và thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm học 2012 – 2013, trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tích cực triển Cuộc thi Khoa học và kỹ thuật dành cho học sinh trung học. Nhà trường đã thành lập Hội đồng nghiên cứu khoa học tại đơn vị, với đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn cao, có lòng nhiệt tình, say mê nghiên cứu để thẩm định, đánh giá các đề tài cũng như hướng dẫn, giúp đỡ những học sinh tham gia Cuộc thi. Và đến nay với những thành tích đáng tự hào, qua đó có thể thấy được những chuyển biến tích cực trong chất lượng giáo dục mũi nhọn của nhà trường. Nhận thức được điều đó, là giáo viên đang giảng dạy môn Công nghệ, bộ môn có liên quan trực tiếp với cuộc thi sáng tạo KHKT, nên bản thân tham gia suốt trong quá trình thực hiện đề tài dự thi qua các năm, và các đề tài có các giải thưởng theo từng năm. Bản thân nhận thấy cần tổng hợp kinh nghiệm lại để Giáo viên: Huỳnh Phúc Linh Trang 2 “Nâng cao chất lượng giáo dục, kỹ năng sống và tích hợp liên môn trong trường THPT thông qua giải pháp tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm” chia sẻ cùng đồng nghiệp trong đơn vị cũng như trong tỉnh nhà, để góp phần nâng cao thành tích của ngành đồng thời phát động được nhiều đề tài hơn ở các đơn vị bạn, để tăng về chất lượng, rộng về lượng . Vì vậy, tôi chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng giáo dục, kỹ năng sống và tích hợp liên môn trong trường THPT thông qua giải pháp tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm ”. II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Thực trạng: 1.1 Thuận lợi: - Được sự quan tâm sâu sắc và chỉ đạo trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường ngay từ những ngày đầu định hướng cho tập thể hội đồng sư phạm và học sinh khi tham gia Cuộc thi. - Đội ngũ giáo viên trẻ ở nhà trường có nhiệt huyết, đam mê nghiên cứu , có tinh thần tự học và tâm huyết với nghề. - Sự phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc tạo điều kiện cho học sinh tham gia Cuộc thi là rất lớn ( về thời gian, kinh phí và sự quan tâm ). - Học sinh có tinh thần học tập cao, và tham gia vào các câu lạc bộ của nhà trường hiện có, đây là nơi để các em thể hiện về niềm đam mê nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào cuộc sống. 1.2 Khó khăn: Bên cạnh đó, có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau nên phong trào nghiên cứu khoa học nhà trường vẫn còn hạn chế, bị động: - Thực trạng nền giáo dục hiện tại quá đặt năng việc học và thi cử, nên phần lớn học sinh tập trung việc học là chính để đáp ứng tốt thi đầu vào đại học. - Vẫn còn một số giáo viên có kiến thức, kỹ năng tốt, tay nghề giỏi nhưng chưa đủ vượt ngưỡng đam mê, sáng tạo, dẫn đến tâm lý ngại hướng dẫn, đôi khi còn né tránh khi học sinh mời tham gia hướng dẫn đề tài. - Chương trình giáo dục của nhà trường luôn đòi hỏi chất lượng giảng dạy nên giáo viên chịu nhiều áp lực. - Nguồn kinh phí nghiên cứu còn hạn chế, đôi khi là không có. Bản thân học sinh và giáo viên hướng dẫn phải chủ động đi tìm nhà tài trợ hoặc phụ huynh học sinh hỗ trợ. Giáo viên: Huỳnh Phúc Linh Trang 3 “Nâng cao chất lượng giáo dục, kỹ năng sống và tích hợp liên môn trong trường THPT thông qua giải pháp tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm” - Chế độ khen thưởng, động viên cho học sinh và giáo viên hướng dẫn đạt giải khi tham gia Cuộc thi còn hạn chế, chưa được quan tâm cao như ở các đơn vị Tỉnh bạn nên chưa đủ sức thu hút giáo viên, học sinh tham gia. - Học sinh vẫn còn gặp khó khăn trong xác định ý tưởng, lựa chọn đề tài và thời gian dành cho nghiên cứu khoa học. 2. Phương pháp cụ thể: Thực tiễn cho thấy, hoạt động NCKH cùng với chất lượng đào tạo là một trong hai nhiệm vụ quan trọng đối với bất cứ một trường học. Qua đó khẳng định được rằng, hoạt động NCKH luôn đi đôi và gắn liền với chất lượng đào tạo. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, mỗi trường luôn tự làm mới mình, muốn không bị lạc hậu trước xu thế phát tiển ngày càng sâu rộng của quá trình hội nhập, muốn luôn đổi mới, sáng tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo phải coi trọng hoạt động NCKH trong suốt quá trình đào tạo của đơn vị. Để làm được điều đó thì mỗi giáo viên phải thực hiện song song cùng lúc 2 nhiệm vụ song hành là giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Nhà trường là nơi để các em học sinh biến những ý tưởng, niềm đam mê khoa hoc thành những sản phẩm thực tế cuộc sống. Để làm được những điều đó, tại đơn vị đã thực hiện các giải pháp sau: 2.1 Về phía Ban giám hiệu: - Ngay từ những ngày đầu hưởng ứng Cuộc thi, Ban giám hiệu đã xác định mục đích ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học là một hoạt động hữu ích, hỗ trợ tích cực cho hoạt động chuyên môn trong nhà trường, góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trong đơn vị. - Từ những mục đích đó, nên ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệm đã chỉ đạo đưa vào kế hoạch năm học của nhà trường, kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn. Song song đó, Ban giám hiệu tổ chức thảo luận để ban hành một số văn bản hướng dẫn cụ thể dựa trên các hướng dẫn của Bộ, của Sở về nghiên cứu khoa học và thi khoa học kỹ thuật tại đơn vị. - Ban giám hiệu tổ chức học tập và nghiên cứu quy chế thi khoa học kỹ thuật cho giáo viên và học sinh. Tổ chức tập huấn về nghiên cứu khoa học và các công đoạn của Cuộc thi khoa học kỹ thuật. Cũng như giao nhiệm vụ cho các tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo theo từng lĩnh vực tương ứng. để tổ chức hoạt Giáo viên: Huỳnh Phúc Linh Trang 4 “Nâng cao chất lượng giáo dục, kỹ năng sống và tích hợp liên môn trong trường THPT thông qua giải pháp tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm” động nghiên cứu khoa học phù hợp với thực tế hoạt động của nhà trường, với chương trình; không gây quá tải, nặng nề làm ảnh hưởng xấu đến việc học tập và rèn luyện của học sinh khi tham gia Cuộc thi. Công tác tuyên truyền sâu rộng đến từng CB-GVCNV và HS Vận động các nguồn kinh phí để hỗ trợ và khen thưởng đề tài NCKH Tổ chức học tập, chia sẻ, hội thảo, báo cáo các NCKH cho GV và HS Có kế hoạch tổ chức hội thi sáng tạo NCKH của năm học Luôn động viên, khuyến khích GV, HS tham gia 2.2 Về phía Đoàn thể: - Cùng với Ban giám hiệu trong nhà trường, các tổ chức như Công đoàn, đoàn thanh niên, hội liên hiệp thanh niên… cũng đều sớm vào cuộc để cùng với chính quyền sớm tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho Cuộc thi. - Đoàn thanh niên, hội liên hiệp thanh niên phát động phong trào học tập sáng tạo trong học sinh. Thành lập và tổ chức hoạt động các câu lạc bộ về học thuật, câu lạc bộ về sáng tạo, kỹ năng ở một số tổ bộ môn như: câu lạc bộ văn học, câu lạc bộ tiếng Anh, câu lạc bộ hoá học, câu lạc bộ sáng tạo KHKT… Giáo viên: Huỳnh Phúc Linh Trang 5 “Nâng cao chất lượng giáo dục, kỹ năng sống và tích hợp liên môn trong trường THPT thông qua giải pháp tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm” đồng thời phối hợp với các tổ chuyên môn tổ chức sân chơi khoa học, như: sáng tạo robocon, bắn tên lửa nước, đua xe bẫy chuột… - Các đoàn thể tham mưu với Chính quyền phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Tỉnh, các trường đại học trong tỉnh làm công tác hỗ trợ, tư vấn các đề tài của học sinh cũng như tổ chức các hội thi ở địa phương để khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh tham gia. - Thường xuyên lưu ý giáo viên bộ môn thuộc lĩnh vực định hướng những vấn đề thời sự, những vấn đề nảy sinh trong thực tế bàn bạc, trao đổi với học sinh trong các khoảng thời gian phù hợp để từ đó giáo viên hướng dẫn sẽ giúp đỡ học sinh hình thành ý tưởng cho việc lựa chọn đề tài. - Công đoàn và Đoàn thanh niên phát động phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học trong giáo viên và học thường xuyên tiến hành thông qua dịp họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt dưới cờ. Cũng như tuyên dương, khen thưởng kịp thời để khuyến khích phong trào ngày càng đi vào chiều sâu. - Công đoàn phát động phong trào thi đua viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu đề tài khoa học ứng dụng trong giáo viên, cũng như cố gắng xây dựng ngân hàng ý tưởng để phục vụ về lâu dài cho Cuộc thi. - Tham mưu với cấp ủy đảng, lãnh đạo đơn vị xây dựng cơ chế hỗ trợ cho giáo viên hướng dẫn và học sinh tham gia đạt giải để khuyến khích phong trào được lan toả trong nhà trường. 2.3 Về phía giáo viên : - Người giáo viên hướng dẫn cũng đảm trách vai trò, chức năng, nhiệm vụ không hề dễ dàng, liên quan đến những công việc cụ thể, đòi hỏi nỗ lực toàn diện về thời gian, trí tuệ, sức lực, tâm huyết và tính đáp ứng một cách linh hoạt. - Giáo viên hướng dẫn phải tìm hiểu kỹ từ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, học sinh của lớp mà có học sinh đang tham gia thực hiện đề tài về: học lực, niềm đam mê, những môn học là thế mạnh, sở thích, và các kỹ năng mà nhóm học sinh thực hiện đề tài đang có. Từ đó mới phát hiện hay khuyến khích các học sinh thực hiện đề tài đi đúng hướng, lĩnh vực nghiên cứu. - Với mỗi một lĩnh vực thực hiện đề tài, thông qua nó, giáo viên hướng dẫn sẽ chỉ ra cho học sinh những vấn đề ứng dụng trong thực tiễn. Khi thực hiện đề tài, giáo viên hướng dẫn còn đào tạo kỹ năng sống thông qua những thao tác khi Giáo viên: Huỳnh Phúc Linh Trang 6 “Nâng cao chất lượng giáo dục, kỹ năng sống và tích hợp liên môn trong trường THPT thông qua giải pháp tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm” tạo sản phẩm, hay quan sát, ghi nhận khi đi thực tế, đi phỏng vấn, khi thực nghiệm… Song song đó là tính phổ rộng của đề tài, ở đó có sự ứng dụng tính tích hợp liên môn của đề tài ở khâu thực tiễn, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu và giải thích những hiện tượng, hay giải quyết khó khăn khi đề tài vướng mắc bởi những kiến thức ở những môn học trong nhà trường. Đó chính là sự gắn kết với cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn để có thêm các ý tưởng cho dự án nghiên cứu. - Trong các buổi học, các môn học với điều kiện cho phép, giáo viên thường cho học sinh thực hiện các buổi báo cáo chuyên đề, hoặc báo cáo môn học trước lớp để tạo cho các em có kỹ năng thuyết trình trước đám đông. Đây là một kỹ năng quan trọng khi tham dự Cuộc thi. - Giáo viên trao đổi với học sinh về những vấn đề thời sự, khoa học, những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn và khuyến khích các em suy nghĩ, trao đổi, đặt câu hỏi về những tình huống, sự kiện diễn ra trong thực tế cuộc sống để tìm hiểu, xác định vấn đề cần tìm tòi, khám phá. Bên cạnh đó, còn tổ chức cho học sinh tham quan, đi thực địa, dã ngoại, quan sát thực tế để có số liệu chính xác, đảm bảo khoa học và tính trung thực khi làm nghiên cứu khoa học. - Khi lựa chọn ý tưởng nghiên cứu, giáo viên hướng dẫn cần phải xem xét các vấn đề: về tính mới, tính sáng tạo về khoa học, kĩ thuật, công nghệ; đảm bảo khả thi của đề tài. Đề tài phải vừa sức với khả năng kiến thức của học sinh, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất có thể đáp ứng được các thí nghiệm, thực nghiệm, đồng thời phạm vi nghiên cứu không quá rộng, nhưng cũng không nên quá hẹp. - Nếu có điều kiện thì giáo viên hướng dẫn nên mời chuyên gia, nhà khoa học ở những lĩnh vực mà đề tài đang thực hiện để được hỗ trợ. Hiện tại thì nhà trường đang có sự phối hợp và được sự hỗ trợ từ các chuyên gia là giảng viên tại trường Đại học đóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, như: Đại học sư phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long, đại học Xây dựng miền Tây, các phòng thí nghiệm tại đại học Cần Thơ… 2.4 Về phía học sinh: - Điều quan trọng hàng đầu là đề tài phải là ý tưởng của học sinh. Nếu học sinh chỉ nghiên cứu những gì giáo viên hướng dẫn hoặc bày sẵn sẽ không bao Giáo viên: Huỳnh Phúc Linh Trang 7 “Nâng cao chất lượng giáo dục, kỹ năng sống và tích hợp liên môn trong trường THPT thông qua giải pháp tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm” giờ có được niềm đam mê thực sự. Chỉ những học sinh thực sự đam mê, sẵn sàng hy sinh và cống hiến mới có thể thực hiện được những đề tài thành công. - Để có những kỹ năng, kiến thức cũng như khám phá ra niềm đam mê của bản thân, ngay từ đầu những năm mới vào trường, học sinh nên tham gia các câu lạc bộ hiện có của nhà trường, như: câu lạc bộ sáng tạo khoa học kỹ thuật, câu lạc bộ robocon… Bên cạnh đó, học sinh nên chủ động tham gia vào cuộc thi từ lớp 10 để khi vào lớp 11 thì học sinh đã quen với việc tìm đề tài, hoàn thành các báo cáo hồ sơ theo yêu cầu, từ đó tiết kiệm thời gian để tập trung vào tư duy nghiên cứu. - Để có những ý tưởng tốt, khả thi và ứng dụng cao thì học sinh nên tập quan sát những sự vật hiện tượng trong cuộc sống. Từ đó sẽ phát hiện ra những vấn đề cấp thiết, những khó khăn hay những điều còn tồn động cần giải quyết. Và đó chính là lúc ý tưởng của đề tài ra đời. - Tham gia vào các hoạt động NCKH ở bậc THPT rất có lợi cho học sinh, nhất là nuôi dưỡng đam mê sáng tạo, gợi sự tìm tòi nghiên cứu. Khi bắt tay vào các thí nghiệm, đòi hỏi học sinh phải nắm vững lí thuyết, biết thao tác thực hành và quan trọng là biết các kỹ năng: qui trình thực hiện đề tài, viết báo cáo, thuyết trình trước đám đông, xây dựng bài thuyết trình powerpoint… Vì thế luôn khuyến khích học sinh tham gia các giờ hoạt động ngoại khóa, hướng nghiệp để biết thêm nhiều thông tin, cũng như tăng khả năng tự tin, nói lưu loát trước đám đông. Qua những giải pháp vừa nêu, đơn vị đã đạt được những kết quả qua từng năm tham dự, riêng bản thân tôi là GVHD cũng có những thành tích cá nhân qua từng năm hướng dẫn đề tài từ cấp cơ sở, đến cấp Tỉnh và cấp Quốc gia. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Với những biện pháp mà nhà trường đã thực hiện trong thời gian vừa qua, đến nay tại trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có các câu lạc bộ hoạt động rất hiệu quả, được đông đảo học sinh tham gia, kể cả học sinh sau khi ra trường cũng trở về tham dự sinh hoạt , tham dự các hội thi của câu lạc bộ do nhà trường tổ chức. Có thể kể ra như: câu lạc bộ robocon với hội thi robocon truyền thống hằng năm của nhà trường, câu lạc bộ khoa học kỹ thuật … đây là những câu lạc bộ có số lượng học sinh tham gia nhiều nhất, duy trì lâu nhất và Giáo viên: Huỳnh Phúc Linh Trang 8 “Nâng cao chất lượng giáo dục, kỹ năng sống và tích hợp liên môn trong trường THPT thông qua giải pháp tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm” nhiều phong trào thiết thực bổ ích được báo chí từ địa phương đến trung ương đưa tin. Bên cạnh đó, thành tích tham gia Cuộc thi Khoa học và kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp Quốc gia - khu vực phía Nam, của nhà trường đạt được những kết quả rất đáng tự hào, kết quả như sau: 1. Thành tích đơn vị: ( giải cấp Quốc gia ) STT HỌ VÀ TÊN NĂM HỌC LỚP GIẢI 1 Trần Quốc Sang 2012-2013 12T2 Ba 2 Nguyễn La Ngọc Bảo 2012-2013 11H Ba 3 Lưu Nguyễn An Khương 2012-2013 11H Ba 4 Trần Minh Nghĩa 2012-2013 11H Ba 5 Lê Phú Cường 2012-2013 11HTS Ba 6 Nguyễn Quang Huy 2012-2013 11HTS Ba 7 Nguyễn Quốc Huy 2012-2013 11HTS Ba 8 Huỳnh Ngọc Thùy An 2012-2013 11V Ba 9 Huỳnh Thị Mai Trâm 2012-2013 11V Ba 10 Trần Liêu Minh Triết 2012-2013 11V Ba 11 Nguyễn Đức Thông 2013-2014 12.1 KK 12 Tống Gia Huy 2013-2014 12HTS KK 13 Nguyễn Tuấn Minh 2013-2014 12HTS KK 14 Nguyễn Khắc Duy 2014-2015 12.3 Ba 15 Nguyễn Cao Kỳ 2014-2015 12TS Ba 16 Đặng Minh Đức 2014-2015 12.2 KK 17 Nguyễn Công Danh 2014-2015 12L KK 18 Đỗ Huỳnh Quang Khải 2015-2016 12T1 Nhì GVHD Giáo viên: Huỳnh Phúc Linh Phạm Kim Cúc Nguyễn Thị Phương Thảo Nguyễn Thị Phương Thảo Nguyễn Thị Gấm Đoàn Thị Thu Trang Huỳnh Phúc Linh Huỳnh Phúc Linh Huỳnh Phúc Linh Trang 9 “Nâng cao chất lượng giáo dục, kỹ năng sống và tích hợp liên môn trong trường THPT thông qua giải pháp tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm” STT HỌ VÀ TÊN NĂM HỌC LỚP GIẢI 19 Nguyễn Huỳnh Thái 2015-2016 11L Nhì 20 Nguyễn Minh Tiến 2015-2016 12V Nhì 21 Trương Trọng Hiếu 2015-2016 11A2 Nhì 22 Đỗ Trọng Bình 2016-2017 12L KK 23 Nguyễn Huy Hoàng 2016-2017 12L GVHD KK Nguyễn Thị Xuân Thi Lê Phước Vinh 2. Thành tích cá nhân: ( từ năm 2014-2015 đến năm 2016-2017 ) NĂM HỌC LỚP GIẢI Cấp 1 Nguyễn Khắc Duy 2014-2015 12.3 Ba Tỉnh 2 Nguyễn Cao Kỳ 2014-2015 12TS Ba Tỉnh 3 Nguyễn Khắc Duy 2014-2015 12.3 Ba Quốc gia 4 Nguyễn Cao Kỳ 2014-2015 12TS Ba Quốc gia 5 Đặng Minh Đức 2014-2015 12.2 Nhì Tỉnh 6 Nguyễn Công Danh 2014-2015 12L Nhì Tỉnh 7 Đặng Minh Đức 2014-2015 12.2 KK Quốc gia 8 Nguyễn Công Danh 2014-2015 12L KK Quốc gia 9 Đỗ Huỳnh Quang Khải 2015-2016 12T1 Ba Tỉnh 10 Nguyễn Huỳnh Thái 2015-2016 11L Ba Tỉnh 11 Đỗ Huỳnh Quang Khải 2015-2016 12T1 Nhì Quốc gia 12 Nguyễn Huỳnh Thái 2015-2016 11L Nhì Quốc gia 13 Nguyễn Gia Bảo Khánh 2016-2017 11V Ba Tỉnh 14 Trần Mạnh Khang 2016-2017 10V Ba Tỉnh 15 Nguyễn Phương Nam 2016-2017 11L KK Tỉnh STT HỌ VÀ TÊN Giáo viên: Huỳnh Phúc Linh Trang 10 “Nâng cao chất lượng giáo dục, kỹ năng sống và tích hợp liên môn trong trường THPT thông qua giải pháp tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm” STT HỌ VÀ TÊN 16 Đinh Trường Thịnh NĂM HỌC LỚP GIẢI Cấp 2016-2017 11L KK Tỉnh IV. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG - Đề tài này đã được chia sẻ trong buổi hội thảo “Một số vấn đề trao đổi trong công tác quản lí ở trường THPT chuyên” tại Tiền Giang, và được in trong Kỷ yếu của hội thảo. - Đồng thời cũng được chia sẻ trong buổi Hội thảo khu vực đồng bằng sông Cửu Long (cụm 8), và được in trong kỷ yếu Hội thảo “ Chủ động, tích cực đổi mới quản lí giáo dục và hoạt động dạy học trong trường phổ thông” tại Sóc Trăng. - Trong những năm qua, tại tỉnh nhà, cũng như trong đơn vị, tôi thường xuyên tham gia vào BTC tập huấn kinh nghiệm thực hiện đề tài NCKH cấp trường, cấp tỉnh, cụm khối thi đua số 1 với đề tài này. V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: - Qua các hoạt động NCKH, nhiều học sinh đã thấy được ý nghĩa của việc ứng dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. - Rất nhiều học sinh đã tự tin tìm ra và hoàn thiện ý tưởng của bản thân thành hiện thực, đồng thời gửi đến GVHD hoặc trực tiếp đến BGH nhà trường. - Giáo viên thấy phấn khởi hơn khi thấy học sinh biết quan tâm việc học và ham học hỏi. Giáo viên và học sinh trở nên gần gũi hơn qua các hoạt động NCKH. - Trường học ngày càng trở thành môi trường học tập mà học sinh yêu thích, vì đây là nơi có thể biến những ý tưởng của học sinh thành hiện thực. - Có sự phân công hợp lí năng lực của giáo viên với lĩnh vực phù hợp, cần chú ý đến khả năng, sở trường, cũng như niềm đam mê mà giáo viên đang có. - Thường xuyên tổ chức các buổi báo cáo đề tài theo từng giai đoạn, với sự tham dự của giáo viên bộ môn thuộc lĩnh vực đề tài nghiên cứu để nhằm kiểm tra đánh giá tiến độ đề tài, bên canh đó nhằm giáo viên tham dự nắm được qui Giáo viên: Huỳnh Phúc Linh Trang 11 “Nâng cao chất lượng giáo dục, kỹ năng sống và tích hợp liên môn trong trường THPT thông qua giải pháp tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm” trình thực hiện đề tài dự thi, cũng như cách thức nghiên cứu khoa học có tính kế thừa cho những năm về sau. - Giáo viên được học sinh tin tưởng xin hướng dẫn đề tài cần mạnh dạn, sáng tạo, đột phá, chấp nhận các ý tưởng của học sinh. Từ đó sau quá trình tìm hiểu, chúng ta có thể điều chỉnh cho đề tài hợp lí và khả thi hơn. 2. Kiến nghị: - Cơ quan quản lí, lãnh đạo Sở GD&ĐT, lãnh đạo nhà trường cần xây dựng cơ chế hỗ trợ, khen thưởng, tuyên dương giáo viên và học sinh đạt giải các cấp cho phù hợp để khuyến khích được phong trào lan toả theo chiều sau. - Những đề tài có giá trị, khả thi, thực tiễn có khả năng ứng dụng cao thông qua các hội thi cần được phổ biến rộng rãi thông qua các kênh: website của Sở GD&ĐT, của đơn vị. Hoặc in trên tạp chí, tạp san của Sở Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Tỉnh để được mang tính phổ rộng thực tiễn. - Tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia Cuộc thi được tiếp xúc thực tế với những vấn đề trong xã hội, trong cuộc sống để trải nghiệm thực tế, từ đó mới có những đề tài, ý tưởng có giá trị và ứng dụng cao. Vĩnh Long, ngày 5 tháng 5 năm 2017 Người viết HUỲNH PHÚC LINH Giáo viên: Huỳnh Phúc Linh Trang 12 “Nâng cao chất lượng giáo dục, kỹ năng sống và tích hợp liên môn trong trường THPT thông qua giải pháp tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm” PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA ĐỀ TÀI Ảnh 1: GVHD với HS đạt giải 3 cấp Tỉnh năm học 2016-2017 Ảnh 2: HS của đề tài GVHD đạt giải KK cấp Tỉnh năm học 2016-2017 Giáo viên: Huỳnh Phúc Linh Trang 13 “Nâng cao chất lượng giáo dục, kỹ năng sống và tích hợp liên môn trong trường THPT thông qua giải pháp tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm” Ảnh 3: HS đạt giải 3 cấp Tỉnh – giải Nhì cấp QG năm học 2015-2016 Ảnh 4: Bìa 2 quyển kỷ yếu có in đề tài SKKN được chia sẻ tại Hội thảo Giáo viên: Huỳnh Phúc Linh Trang 14 “Nâng cao chất lượng giáo dục, kỹ năng sống và tích hợp liên môn trong trường THPT thông qua giải pháp tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm” * Nhận xét – Đánh giá của tổ chuyên môn: ………………………………………………………………………………...… ………………………………………………………………………………...… ………………………………………………………………………………...… ………………………………………………………………………………...… ………………………………………………………………………………...… ………………………………………………………………………………...… Vĩnh Long, ngày …. tháng 5 năm 2017 Tổ trưởng chuyên môn ( ký và ghi rõ họ tên ) ……………………………….. * Nhận xét – Đánh giá của HĐ KHKT nhà trường: ………………………………………………………………………………...… ………………………………………………………………………………...… ………………………………………………………………………………...… ………………………………………………………………………………...… ………………………………………………………………………………...… ………………………………………………………………………………...… Vĩnh Long, ngày …. tháng 5 năm 2017 TM. HĐ KH Chủ tịch Giáo viên: Huỳnh Phúc Linh Trang 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan