Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn nâng cao chất lượng giảng dạy luyện từ và câu ở lớp 4...

Tài liệu Skkn nâng cao chất lượng giảng dạy luyện từ và câu ở lớp 4

.DOC
17
253
61

Mô tả:

Mét vµi kinh nghiÖm nhá vÒ d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u Một vài kinh nghiệm nhỏ để nâng cao chất lượng dạy phân môn luyện từ và câu lớp 4 A. Đặt vấn đề. I. Lý do chọn đề tài. Môn Tiếng Việt trong chương trình bậc Tiểu học nhằm hình thành và phát triển giúp học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.Giúp học sinh có cơ sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Trong bộ môn Tiếng Việt phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về Tiếng việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết) kỹ năng đọc cho học sinh. Cụ thể là: 1. Mở rộng hệ thống hóa vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu. 2. Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu. 3. Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng việt trong văn hóa giao tiếp. II. Cơ sở lý luận. Chuyên để sử dụng kiến thức đã có trong bài học, trong phần ghi nhớ, tham khảo các sách hướng dẫn, chuyên san, tài liệu bồi dưỡng môn Tiếng Việt; tài liệu dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới của nhà xuất bản giáo dục … III. Cơ sở thực tiễn. 1. Thuận lợi. a) Giáo viên: Nhà trường luôn tạo điều kiện cho công tác thay sách đạt kết quả tốt nhất. Đội ngũ giáo viên co 3 đồng chí thì cả 3 đồng chí đều được học chương trình mới, phương pháp dạy học mới ngay từ đợt đầu. Có tay nghề chuyên môn vững vàng, đầy đủ sách giáo khoa, sách hướng dẫn và được học về sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Đội ngũ giáo viên yêu nghề có năng lực sư phạm. Phân môn luyện từ và câu lớp 4 nhìn chung ngắn gọn chỉ rõ 2 dạng bài: Bài lý thuyết và bài tập thực hành với định hướng rõ ràng. b) Học sinh: Học sinh đã quen với cách học mới từ lớp 1,2,3 nên các em đã biết lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng có phần nâng cao chất lượng môn học nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. Các em học sinh đều được học 2 buổi/ngày. Buổi sáng học lý thuyết và buổi chiều được luyện tập củng cố để khắc sâu kiến thức. Từ đó giúp các em sử dụng thành thạo các bài tập thực hành và áp dụng linh hoạt vào các phân môn khác: 2. Khó khăn. Hoµng ThÞ B×nh 1 TiÓu häc Hng Lam Mét vµi kinh nghiÖm nhá vÒ d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u a) Giáo viên: Do đặc điểm của nhà trường là 100% lớp học 2 buổi/ngày nên việc thăm lớp dự giờ học hỏi chuyên môn của đồng nghiệp còn hạn chế. Đa số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn nhưng trình độ chưa đồng đều, đôi lúc còn lúng túng trong việc vận dụng các phương pháp dạy học và sử dụng các hình thức tổ choc dạy học. Việc phân chia thời lượng lên lớp ở mỗi môn dạy đôi khi còn dàn trải, hoạt động của cô - trò có lúc thiếu nhịp nhàng; một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm bao quát lớp dẫn đến tình trạng một số em học sinh còn chơi nghịch, trêu chọc bạn làm ảnh hưởng đến hoạt động học tập của học sinh khác, của lớp. Thực trạng có giáo viên còn lệ thuộc vào sách giáo viên, thiết kế bài dạy một cách máy móc thiếu tính sáng tạo dẫn đến tiết học chưa sinh động, các hoạt động học tập trong giờ học chưa được đồng đều trên tất cả các đối tượng học sinh. Tiết học có lúc còn nặng nề khô khan, không gây hứng thú cho học sinh học tập. b) Học sinh: Bên cạnh đó là học sinh với lối tư duy cụ thể, chưa có thói quen động não, tranh luận bàn bạc giữa học sinh với học sinh. Một số học sinh thiếu mạnh dạn, tự tin khi trình bày ý kiến cá nhân; cá biệt còn có học sinh mãi chơi trong giờ học, ngại làm bài tập, ngại rèn luyện các kỹ năng. Phần đa học sinh tiểu học còn hạn chế về ngôn ngữ, cách dùng từ, viết câu, cách sử dụng các dấu câu. Đặc biệt là ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp còn nhiều lúng túng. c) Phụ huynh: Là một trường ở xa trung tâm đa số học sinh là con em có bố mẹ làm nghề nông. Một số lớn học sinh là con em của gia đình làm nghề trên sông nước. Vì vậy phụ huynh học sinh ít có điều kiện quan tâm đến việc học của con em mà phó thác hoàn toàn cho thầy cô giáo ở trường. Là một người làm công tác phụ trách chuyên môn, không trực tiếp giảng dạy nhưng qua quá trình chỉ đạo chuyên môn, dự giờ thăm lớp trong nhiều năm qua tôi nhận thức rõ được tầm quan trọng của phân môn Luyện từ và câu. Tôi thấy rằng cần phải chú trọng việc rèn kỹ năng dùng từ, đặt câu, … kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp. Tôi mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề “Nâng cao chất lượng giảng dạy luyện từ và câu ở lớp 4” với hi vọng được góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt đối với học sinh tiểu học. B. Giải quyết vấn đề. I. Nội dung chương trình, yêu cầu kiến thức, kỹ năng của phân môn luyện từ và câu. 1. Nội dung chương trình. Từ ngữ được mở rộng và hệ thống hóa trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 bao gồm các từ thuần Việt, Hán Việt, thành ngữ và tục ngữ phù hợp với chủ điểm học tập của từng đơn vị học. * Học kỳ I: 5 chủ điểm học trong 18 tuần. Chủ điểm 1: Thương người như thể thương thân thì có mở rộng vốn từ Nhân hậu - Đoàn kết. Chủ điểm 2: Măng mọc thẳng thì có mở rộng vốn từ Trung thực – Tự trọng. Chủ điểm 3: Trên đôi cánh ước mơ thì có mở rộng vốn từ Ước mơ Chủ điểm 4: Có chí thì nên thì có mở rộng vốn từ Nghị lực – ý chí Hoµng ThÞ B×nh 2 TiÓu häc Hng Lam Mét vµi kinh nghiÖm nhá vÒ d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u Chủ điểm 5: Tiếng sáo diều tuổi thơ thì có mở rộng vốn từ Trò chơi * Học kỳ II: 5 chủ điểm học trong 17 tuần. Chủ điểm 1: Người ta là hoa đất thì có mở rộng vốn từ Tài năng – Sức khỏe Chủ điểm 2: Vẻ đẹp muôn màu thì có mở rộng vốn từ Cái đẹp Chủ điểm 3: Những người quả cảm thì có mở rộng vốn từ Dũng cảm Chủ điểm 4: Khám phá thế giới thì có mở rộng vốn từ Du lịch – Thám hiểm Chủ điểm 5: Tình yêu cuộc sống thì có mở rộng vốn từ Lạc quan yêu đời 2. Yêu cầu kiến thức. 2.1. Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ: Môn Tiếng Việt có 10 đơn vị đọc thì môn Luyện từ và câu mở rộng và hệ thống hóa từ ngữ của 10 chủ điểm đó. 2.2. Trang bị các kiến thức về từ và câu. - Cấu tạo tiếng - Cấu tạo từ: + Từ đơn và từ phức + Từ ghép và từ láy. - Từ loại: + Danh từ : - Danh từ là gì? - Danh từ chung và danh từ riêng - Cách viết hoa danh từ riêng + Động từ: - Động từ là gì? - Cách thể hiện ý nghĩa, thời gian hoạt động + Tính từ: - Tính từ là gì? - Cách thể hiện ý nghĩa mức độ của đặc điểm, tính chất. - Các kiểu câu: + Câu hỏi: - Câu hỏi là gì? - Dùng câu hỏi vào mục đích khác. - Giữ phép lịch sự khi hỏi. + Câu kể: - Câu kể là gì? - Cách dùng câu kể. - Câu kể Ai là gì ? – Câu kể Ai thế nào? – Câu kể Ai làm gì? + Câu khiến: - Câu khiến là gì? - Cách đặt câu khiến. - Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị. + Câu cảm: - Thêm trạng ngữ trong câu : Trạng ngữ là gì? - Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian …. - Các dấu câu: dấu chấm hỏi, dấu chấm than …. Hoµng ThÞ B×nh 3 TiÓu häc Hng Lam Mét vµi kinh nghiÖm nhá vÒ d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u 3. Yêu cầu kỹ năng về từ và câu. 3.1. Từ : - Nhận biết được cấu tạo của tiếng. - Giải các câu đố tiếng liên quan đến cấu tạo của tiếng. - Nhận biết từ loại. - Đặt câu với những từ đã cho. - Xác định tình huống sử dụng thành ngữ, tục ngữ. 3.2. Câu: - Nhận biết các kiểu câu. - Đặt câu theo mẫu. - Nhận biết các kiểu trạng ngữ, thêm các trạng ngữ cho câu. - Tác dụng của dấu câu. - Điền dấu câu thích hợp. - Viết đoạn văn với dấu câu thích hợp … 3.3. Dạy Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp. Thông qua nội dung dạy Luyện từ và câu lớp 4 bồi dưỡng cho học sinh ý thức thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu và ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hóa. - Chữa lỗi dấu câu. - Lựa chọn các kiểu câu, kiến thức kỹ năng mà học sinh cần đạt được …là nhiệm vụ mà người giáo viên cần nắm vững khi giảng dạy phân môn này * Quy trình dạy luyện từ và câu: Dạy bài lí thuyết Dạy bài thực hành 1. Kiểm tra bài cũ( 3-5 phút ) 1. Kiểm tra bài cũ( 3-5 phút ) 2. Bài mới 2. Bài mới a. Giới thiệu bài ( 1- 2 phút) a. Giới thiệu bài ( 1- 2 phút) b. Hình thành KT – KN (10 – 12 phút) b. Hướng dẫn thực hành (32 – 34 phút) - GV phân tích dữ liệu. c. Hướng dẫn luyện tập (20 – 22 phút) - Đọc và xác định yêu cầu bài tập - Hướng dẫn giải một phần bài tập mẫu - Hướng dẫn giải một phần bài tập mẫu- Học - Chữa, chấm, nhận xét -> chốt kiến thức sinh làm bài tập - Đọc và xác định yêu cầu của bài tập - Học sinh làm bài tập - Chữa, chấm, nhận xét -> chốt kiến thức Hoµng ThÞ B×nh 4 TiÓu häc Hng Lam Mét vµi kinh nghiÖm nhá vÒ d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u d. Củng cố dặn dò (2 – 3 phút) d. Củng cố dặn dò (2 – 3 phút) II. Phương pháp dạy học 1. Phương pháp rèn luyện kĩ năng Dạy Tiếng Việt nói chung và dạy luyện từ và câu nói riêng là dạy các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Kĩ năng được hình thành trên một quá trình luyện tập lâu dài theo cách thức lặp đi lặp lại nhiều lần. Quá trình này đòi hỏi nhiều thời gian và nhiều công sức, rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt cũng như vậy. Để đạt kết quả tốt trong phương pháp dạy học này người giáo viên phải hiểu một cách thấu đáo yêu cầu kiên trì rèn luyện đối với kỹ năng sử dụng Tiếng Việt và không được nóng vội. Làm thế nào để có kỹ năng nhận biết các từ loại, nhận biết các kiểu câu, nói và viết thành câu … hay kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp nếu không qua luyện tập lâu dài gian khổ. Để nói và viết Tiếng Việt thành thạo, học sinh cần làm nhiều bài tập, cần được luyện tập nhiều lần. Tư tưởng ngại làm bài tập, ngại luyện tập các kỹ năng nhưng lại muốn học giỏi tạo nên mâu thuẫn không thể thực hiện được. Như vậy người giáo viên trực tiếp đứng lớp phải giúp học sinh hiểu rõ vấn đề vừa nêu trên đồng thời xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng, tăng thời gian luyện tập để học sinh được luyện tập nhiều lần. Giúp học sinh từ bỡ ngỡ, lúng túng vụng về đến khi thành thạo, thành thục trở thành kỷ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp. Sau đây là một số dạng bài tập minh họa: Bước đầu ra những bài tập nhỏ, dễ làm dần dần nâng cao lên vừa sức với các em. Chú ý làm những bài tập liên quan đến nhược điểm mà các em thường mắc phải từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ 1: Trong những dòng sau đây dòng nào đã thành câu: - Trời mùa thu - Bác rất vui khi thấy các cháu đều ngoan. - Học sinh lớp 4. - Tất cả học sinh trường em. - Trong cặp có 4 quyển vở. Giáo viên nêu câu hỏi: Đề yêu cầu ta làm gì? (Chỉ ra những dòng đã thành câu). Học sinh sẽ tìm được những dòng đã thành câu. - Vì sao những dòng đó đã thành câu? (Vì đã diễn đạt được một ý trọn vẹn, người nghe hiểu được). - Đồng thời cũng yêu cầu học sinh nêu các dòng chưa thành câu và giải thích vì sao? Khuyết đi bộ phận nào? => Từ đó khắc sâu cho các em khái niệm về câu, cách nói và viết thành câu. Ví dụ 2: Chỉ ra các bộ phận chính trong câu. Hoµng ThÞ B×nh 5 TiÓu häc Hng Lam Mét vµi kinh nghiÖm nhá vÒ d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u - Hà viết thư cho bố. - Mặt trăng tròn tỏa sáng rực rỡ. - Cây phượng đã thay lá. - Trong đêm tối con mèo nhà em đang rình chuột. * Để chỉ ra các bộ phận chính chủ ngữ và vị ngữ trong các câu đó thì bắt buộc học sinh phải nhớ lại: - Cách tìm chủ ngữ bằng cách đặt câu hỏi: Ai ? Cái gì? Con gì? - Tìm vị ngữ bằng cách đặt câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Từ đó các em dễ dàng xác định bộ phận chính chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Khi làm dạng bài tập này cần lưu ý thêm cho học sinh về vị trí củ ngữ và vị ngữ trong câu : chủ ngữ thường đứng trước, vị ngữ đứng sau nhưng đôi lúc ta cũng gặp vị ngữ đứng trước, chủ ngữ đứng sau. Ví dụ: - Bạc phơ mái tóc người cha. - Dưới bóng tre ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính. Với ví dụ trên giáo viên hướng dẫn cho học sinh hiểu đó là loại câu đảo ngữ (sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ) có tác dụng nhấn mạnh tính chất, đặc điểm, hoạt động của bộ phận chủ ngữ. Ví dụ 3: Ghép các từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kể: Ai làm gì? A B Đàn cò trắng kể chuyện cổ tích Bà em giúp dân gặt lúa Bộ đội bay lượn trên cánh đồng (Tiếng Việt 4 – Tập 1. Trang 172) Với dạng bài tập này rèn luyện kỹ năng viết câu đúng ngữ nghĩa. Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập nàycũng như khi chấm bài tránh chê bai làm học sinh chán nãn dẫn đến sợ môn học. Vì vậy cần động viên, khen ngợi đúng mức tạo cho các em sự hứng thú ham học. Em nào làm sai thì cho học sinh đọc lại câu đó và hỏi xem câu đó đã đúng chưa, đã hợp lý chưa? Nghĩa câu đó có phù hợp không sau đó cho học sinh đó tự làm lại và tuyên dương để động viên khuyến khích học sinh đó. Ví dụ 4: Đặt một vài câu kể: - Kể các việc em làm hằng ngày khi em đi học về. - Tả chiếc bút em đang dùng. - Trình bày ý kiến của em về tình bạn. - Nói lên niềm vui của em khi nhận điểm tốt. (Tiếng Việt 4 – Tập 1. Trang 161) => Dạng bài tập này giúp các em dùng từ ngữ phù hợp, chính xác rèn luyện kỹ năng nói, viết thành câu. * Tất cả các dạng bài tập trên các em đều đã được học trên lớp, đối với học sinh khá giỏi thì quá dễ dàng nhưng đối với học sinh trung bình, yếu thì cực kỳ khó khăn. Vì vậy với thời gian ở trên Hoµng ThÞ B×nh 6 TiÓu häc Hng Lam Mét vµi kinh nghiÖm nhá vÒ d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u lớp giáo viên cho các em làm bài vào vở nháp, cho học sinh đọc lên để cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung -> giáo viên chốt lại. Sau đó yêu cầu học sinh về nhà nhớ và viết lại vào vở bài tập. Phân công đôi bạn học tập ( 1 giỏi – 1 yếu) học sinh giỏi có nhiệm vụ giúp đỡ và hướng dẫn học sinh yếu trong quá trình học tập, khi làm bài đến khi học sinh yếu không còn sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi viết câu. Đến giờ học sau giáo viên lại kiểm tra một lần nữa. 2. Phương pháp vấn đáp. Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra những kiến thức đã hoàn chỉnh mà hướng dẫn cho học sinh tư duy từng bước một để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học. Phương pháp gợi mở vấn đáp nhằm tăng cường khả năng suy nghĩ sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và xác định mức độ hiểu bài cũng như kinh nghiệm đã có của học sinh. Giúp các em hình thành khả năng tự lực tìm tòi kiến thức. Qua đó học sinh ghi nhớ tốt hơn, sâu sắc hơn. Yêu cầu khi sử dụng phương pháp này giáo viên phải lựa chọn những câu hỏi theo đúng nội dung bài học, câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong cùng một lớp. Giáo viên dành thời gian cho học sinh suy nghĩ. Sau đó cho học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét bổ sung. Phương pháp này phù hợp với cả hai loại bài lý thuyết và thực hành. Ví dụ: Khi dạy bài danh từ (tuần 5) mục đích của bài học là học sinh phải nắm được danh từ là gì, biết tìm danh từ trong đoạn văn và đặt câu với danh từ đó. - Đưa ví dụ: Mang theo truyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình + H: Hãy tìm những từ ngữ chỉ sự vật trong đoạn thơ Dòng 1: truyện cổ Dòng 5: đời, cha ông Dòng 2: cuộc sống, tiếng xưa Dòng 6: con sông, chân trời Dòng 3: cơn nắng, cơn mưa Dòng 7: truyện cổ Dòng 4: con sông, rặng dừa Dòng 8: ông cha +Yêu cầu học sinh sắp xếp các từ vừa tìm được theo các nhóm : - Từ chỉ người: ông cha – cha ông - Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời - Từ chỉ hiện tượng: mưa, nắng Hoµng ThÞ B×nh 7 TiÓu häc Hng Lam Mét vµi kinh nghiÖm nhá vÒ d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u - Từ chỉ khái niệm: cuộc sống, truyện cổ, tiếng xưa, đời. - Từ chỉ đơn vị: cơn, con, rặng + H: Những từ đó thuộc loại từ gì? + H: Vậy danh từ là gì? ( Danh từ là những từ chỉ sự vật: người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị) Vậy qua 4 câu hỏi gợi mở cho các em kết thúc một khái niệm ngữ pháp mà nội dung của bài đề ra. * Tóm lại phương pháp gợi mở vấn đáp được sử dụng trong tất cả các tiết học và phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh. 3. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. Dạy học nêu vấn đề là một phương pháp dạy học có nhiều phả năng phát huy tính sáng tạo độc lập suy nghĩ của học sinh. Dạy học nêu vấn đề đòi hỏi học sinh tham gia giải quyết các vấn đề do một hoặc một số tình huống đặt ra. Nhờ đó , học sinh nắm được tri thức, vừa phát triển tư duy sáng tạo, giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức mới. Tăng thêm sự hiểu biết và khả năng áp dụng lý thuyết vào giải quyết vấn đề của thực tiễn. Nâng cao kỹ năng phân tích và khái quát từ tình huống cụ thể và khả năng độc lập cũng như khả năng hợp tác trong quá trình giải quyết vấn đề. Khi sử dụng phương pháp này giáo viên phải đưa ra các tình huống có vấn đề. Một tình huống có vấn đề được xây dựng trên 3 yếu tố: Nhiệm vụ nhận thức, nhu cầu nhận thức và khả năng nhận thức của chủ thể. Mỗi tình huống có vấn đề có thể diễn đạt dưới dạng một bài tập có vấn đề. Bài tập này phải tạo ra mâu thuẫn giữa những tri thức học sinh đã biết với những hiện tượng mới các em chưa biết. Từ đó nảy sinh niềm khát khao tìm hiểu các hiện tượng mới lạ đó. Bài tập có vấn đề thường gồm các phần: Phần nêu dự kiện (gồm các tri thức học sinh đã biết và tri thức học sinh chưa biết), phần nêu nhiệm vụ của người làm bài tập. Bài tập này phải đảm bảo điều kiện sau: Mâu thuẫn do bài tập tạo ra không được quá dễ hoặc quá khó. Trái lại vấn đề do bài tập tạo ra cho học sinh phải có cơ sở giải quyết nếu học sinh chịu khó suy nghĩ. Giáo viên cần chuẩn bị trước câu hỏi sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu và nội dung của bài đảm bảo tính sư phạm phù hợp với các đối tượng học sinh, người giáo viên phải chuẩn bị tốt kiến thức để giải quyết vấn đề mà học sinh đưa ra. Sau đây là một bài tập tình huống có vấn đề có thể dùng để dạy dấu hai chấm (Tuần 2, SGK Tiếng Việt 4. Tập 1) có các câu văn câu thơ sau: a) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong suốt cuộc đời của Người. Theo Trường Chinh b) Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò: - Em đừng sợ. Hãy trở về cùng tôi đây. Hoµng ThÞ B×nh 8 TiÓu häc Hng Lam Mét vµi kinh nghiÖm nhá vÒ d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u Tô Hoài c) Bà thương không muốn bán Bèn thả vào trong chum Rồi bà lại đi làm Đến khi về thấy lạ: Sân nhà sao sạch quá Đàn lợn đã được ăn Cơm nước nấu tinh tươm Vườn rau tươi sạch cỏ. Phan Thị Thanh Nhàn Trong các câu văn, câu thơ trên có loại dấu câu nào em đã biết, có loại dấu câu nào em chưa biết? Các loại dấu câu đó có thể thay thế nhau được không? Loại dấu câu em chưa biết dùng để làm gì? Em hãy nêu tác dụng của dấu hai chấm. Trong các tình huống trên, kiến thức học sinh đã biết là dấu chấm, dấu phẩy, kiến thức học sinh chưa biết là dấu hai chấm. Các câu hỏi gợi ý của giáo viên đã làm nảy sinh nhu cầu của học sinh muốn biết tác dụng của dấu hai chấm. Tạo được tình huống có vấn đề giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động để từng bước giải quyết vấn đề đặt ra trong tình huống. Có thể nêu ra đây các hoạt động nhằm giải quyết vấn đề nêu trong bài tập trên: - Học sinh đọc kỹ các câu thơ, câu văn. - Học sinh tìm các loại dấu câu có trong các câu thơ, câu văn. - Thử xem chúng có thể thay thế nhau được không. - Đọc từng đoạn văn trích dẫn tìm xem từng dấu hai chấm dùng để làm gì, nêu tác dụng của dấu hai chấm. Ví dụ: khi dạy bài mở rộng vốn từ “Đồ chơi – Trò chơi” giáo viên đưa ra một số thành ngữ, tục ngữ “chơi với lửa”, “ở chọn nơi, chơi chọn bạn”. Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp trên để khuyên bạn trong những tình huống sau: a) Nếu bạn em chơi chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi. b) Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh rất nguy hiểm để tỏ ra là minh gan dạ. Với tình huống (a) các em có thể chọn thành ngữ, tục ngữ “ở chọn nơi, chơi chọn bạn”. Nhưng với tình huống(b) các em có thể chọn một hoặc hai thành ngữ, tục ngữ đều được. 4. Phương pháp thảo luận nhóm. Phương pháp thảo luận nhóm được dùng chủ yếu khi dạy học theo nhóm. Thảo luận là một cách học tập tạo điều kiện cho học sinh luyện tập khả năng giao tiếp, khả năng hợp tác và khả năng thích ứng với hoàn cảnh xung quanh. Qua thảo luận ngôn ngữ và năng lực tư duy của học sinh trở nên linh hoạt. Hoµng ThÞ B×nh 9 TiÓu häc Hng Lam Mét vµi kinh nghiÖm nhá vÒ d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u Điều kiện đảm bảo thành công cho việc thảo luận nhóm: - Các đề tài đưa ra thảo luận có tác dụng kích thích sự suy nghĩ của học sinh, gây sự tò mò chú ý ở học sinh. Nếu đề tài dễ quá hoặc toàn là vấn đề học sinh đã biết rồi thì học sinh sẽ chóng chán. Nếu đề tài khó quá học sinh sẽ không có ý kiến trao đổi, cuộc thảo luận thành bế tắc. - Không lạm dụng hình thức thảo luận nhóm. Chỉ những vấn đề cần thiết mới nêu thành đề tài để thảo luận nhóm. - Mỗi nhóm cần tóm tắt ý kiến ghi trên giấy khổ lớn và trình bày trước lớp. Sau mỗi lần trình bày của một nhóm cần có thời gian để học sinh nhóm khác hỏi, thắc mắc và nhóm vừa trình bày phải giải thích. - Trong quá trình thảo luận nhóm , giáo viên phải bao quát lớp, giáo viên đến với các nhóm giúp học sinh học tập trao đổi, thảo luận đồng thời động viên học sinh tham gia hoạt động từng nhóm. Học sinh nào mải chơi giáo viên cần nhắc nhở ngay. Kết thúc cuộc thảo luận, giáo viên tổng kết giảng giải thêm và nêu ý kiến kết luận, khen ngợi những nhóm có kết quả thảo luận tốt, động viên các nhóm học sinh còn lúng túng và có kết quả chưa tốt trong quá trình thảo luận. Đối với phương pháp này giáo viên cần đầu tư thời gian và tâm trí suy nghĩ khi soạn bài nhằm tìm ra các bài tập, các nhiệm vụ phù hợp với trình độ học sinh. 5. Phương pháp trực quan. Phương pháp trực quan là phương pháp dạy học trong đó giáo viên sử dụng các phương pháp nhằm giúp học sinh có biểu tượng đúng về sự vật và thu nhận được kiến thức, rèn luyện kỹ năng theo nội dung bài học một cách thuận lợi. Thu hút sự chú ý và giúp học sinh ghi nhớ bài tốt hơn, học sinh có thể khái quát nội dung bài và phát hiện liên hệ của các đơn vị kiến thức. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát theo yêu cầu nội dung cần truyền đạt. Ví dụ: Khi dạy bài “Đồ chơi – Trò chơi” giáo viên đưa ra 6 bức tranh trong sách giáo khoa để tìm các từ ngữ chỉ tên đồ chơi – trò chơi mà các em được mở rộng trong bài học. Bức tranh 1: Học sinh tìm từ đồ chơi: diều – Trò chơi: Thả diều Bức tranh 2: Từ chỉ đồ chơi: đèn ông sao, trống; Trò chơi: Múa lân Bức tranh 3: Từ chỉ đồ chơi: dây, nồi, xoong, búp bê; Trò chơi: nấu ăn, cho bé ăn bột, nhảy dây. … * Tóm lại: Sử dụng phương pháp trực quan khi sử dụng giảng dạy phân môn luyện từ và câu là rất quan trọng vì sẽ khai thác triệt để các kênh hình của bài học nhờ đó mà giúp học sinh năm bài tốt hơn. 6. Phương pháp rèn luyện theo mẫu. Hoµng ThÞ B×nh 10 TiÓu häc Hng Lam Mét vµi kinh nghiÖm nhá vÒ d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u Phương pháp rèn luyện theo mẫu là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra các mẫu cụ thể qua đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đặc điểm của mẫu, cơ chế tạo mẫu và thực hiện theo mẫu. Giúp học sinh có điểm tựa để làm bài đặc biệt là với học sinh trung bình và yếu còn đối với học sinh khá giỏi không bắt buộc phải theo mẫu để học sinh phát huy tính tích cực, chủ động. 7. Phương pháp phân tích. Đây là phương pháp dạy học trong đó học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên tiến hành tìm hiểu các dấu hiệu theo định hướng bài học từ đó rút ra bài học. Giúp học sinh huy động vốn kiến thức cũ của mình để suy nghĩ tìm ra kiến thức mới. Ví dụ: Khi dạy bài “Câu hỏi và dấu chấm hỏi” Bài 1: Cho học sinh tìm các câu hỏi trong bài tập đọc “Người tìm đường lên các vì sao”. Các em sẽ tìm được hai câu: 1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? 2. Cậu làm thế nào ma mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế? * Phân tích: H: Câu hỏi (1) là của ai? (Xi-ôn-côp-xki tự hỏi mình) H: Câu hỏi (2) là của ai? (Bạn của Xi-ôn-côp-xki hỏi) H: Dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi ( cuối câu có dấu chấm hỏi). H: Khi đọc câu hỏi chúng ta cần đọc như thế nào? (Khi đọc câu hỏi cần nhấn mạnh ý cần hỏi). Qua phân tích giáo viên, giúp học sinh rút ra được bài học. 1. Câu hỏi dùng đề làm gì? (Dùng để hỏi những điều chưa biết) Cho học sinh nêu ví dụ về câu hỏi: Bạn đã học bài chưa? Có phải trái đất quay xung quanh mặt trời không? Bạn Hoa trở thành học sinh giỏi à? Chú Đất trở thành chú Đất Nung phải không? 2. Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác nhưng cũng có những câu hỏi để tự hỏi mình. Học sinh nêu ví dụ : Chiếc bút này mình đã mua ở đâu nhỉ? Vì sao trái đất lại quay nhỉ? Thứ mấy là sinh nhật của mình nhỉ? 3. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (có phải không, phải không, à, …) Khi viết cuối câu có dấu chấm hỏi (?) Học sinh nêu ví dụ: Có phải trái đất quay xung quanh mặt trời không? Bạn Hoa trở thành học sinh giỏi à? 8. Phương pháp thực hành. Thực hành là phương pháp được dùng nhiều trong dạy học nói chung trong dạy học Luyện từ và câu nói riêng. Hình thức cốt lõi để thực hiện phương pháp thực hành là ra bài tập và làm bài tập. Có lúc dùng bài tập thực hành phân tích ngôn ngữ để hình thành các tri thức Tiếng Việt. Ví dụ: Bài: Cách viết hoa tên người , tên địa lí Việt Nam (tr.68,74 TV4, tập 1) là bài tập thực hành hình thành cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. Hãy nhận xét cách viết những tên riêng sau đây: Hoµng ThÞ B×nh 11 TiÓu häc Hng Lam Mét vµi kinh nghiÖm nhá vÒ d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u a) Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ,Nguyễn Thị Minh Khai b) Tên địa lí: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây Lại có lúc dùng bài tập thực hành phân tích ngôn ngữ để củng cố tri thức đã học. Sau khi học xong cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam, học sinh tiếp tục làm bài tập sau: 1. Viết tên em và địa chỉ gia đình em. 2. Viết tên một số xã ( xã, phường, thị trấn) ở huyện em. 3. Viết tên và tìm trên bản đồ: - Các quận , huyện, thị xã ở tỉnh và thành phố của em. - Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em/ 4. Viết lại cho đúng các tên riêng trong bài ca dao sau: Rủ nhau chơi khắp Long Thành Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai: Hàng bồ, Hàng bạc, Hàng gai Hàng buồm, Hàng thiếc, Hàng bài, Hàng khay …. Bốn bài tập trên là bốn bài thực hành ở các dạng khác nhau nhằm cũng cố quy tắc viết hoa vừa học. ở mức độ cao hơn dùng bài tập thực hành để vận dụng một cách sáng tạo các khái niệm vừa học. Ví dụ: Bài luyện tập về tính từ (SGK Tiếng Việt 4. Tập 1. Trang 112): Hãy viết một câu có dùng tính từ: a) Nói về một người bạn hoặc một người thân của em. b) Nói về một sự vật quen thuộc với em (cây cối, con vật, nhà cửa, đồ vật, sông núi, …) Làm bài tập trên học sinh một lần nữa nhận thức sâu hơn khái niệm tính từ và tập sử dụng những tính từ vào một câu cụ thể. Tóm lại: Trên đây là một số phương pháp dạy học mà tôi chỉ đạo giáo viên áp dụng trong giảng dạy phân môn luyện từ và câu. Tuy nhiên không có một phương pháp dạy học nào là tối ưu mà mỗi phương pháp thường có mặt mạnh – mặt yếu của nó; mặt mạnh của phương pháp này sẽ hỗ trợ cho mặt yếu của phương pháp kia. Dù sử dụng phương pháp dạy học nào, nguyên tắc cao nhất là phải phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, là tạo nhiều cơ hội cho học sinh luyện tập trong giao tiếp bằng Tiếng Việt. Để tránh sự nhàm chán cần phối kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Có như vậy tiết học mới đạt kết quả cao. III. Biện pháp dạy phân môn luyện từ và câu lớp 4. Để có thể thực hiện các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của phân môn luyện từ và câu cần sử dụng một số biện pháp sau: 1. Phải nắm vững và phát huy những kiến thức và kỹ năng học sinh đã đạt được ở các lớp 1.2.3. Hoµng ThÞ B×nh 12 TiÓu häc Hng Lam Mét vµi kinh nghiÖm nhá vÒ d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u Với mạch kiến thức được sắp xếp theo vòng tròn đồng tâm tùy theo ở mỗi lớp mà có những yêu cầu khác nhau. Nếu các em nắm chắc những kiến thức ở lớp dưới thì ở lớp 4 các em sẽ nắm kiến thức dễ dàng hơn. Ví dụ: ở lớp 1: Các em được học về âm, vần học sinh tìm tiếng, từ có vần, nói câu chứa tiếng có vần vừa học thì ở lớp 4 các em sẽ được học kỹ hơn về cấu tạo của tiếng: tiếng thường gồm có 3 bộ phận “âm đầu – vần – thanh” (có tiếng không có âm đầu). Hay chỉ là một khái niệm “câu hỏi và dấu chấm hỏi” ở lớp 2 học sinh mới chỉ cần đạt yêu cầu “chọn dấu chấm hay dấu hỏi để điền vào ô trống” ở lớp 3 các em phải đặt và trả lời câu hỏi. Nhưng đến lớp 4 thì không những phải hiểu khái niệm mà còn phải biết giữ lịch sự khi đặt câu hỏi tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác. Ví dụ: Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không? Phải biết sử dụng vào câu hỏi với mục đích khác, không chỉ dừng lại ở hỏi những điều muốn biết mà còn phải biết dùng câu hỏi để thể hiện: thái độ, khen chê, khẳng định, phủ định, yêu cầu mong muốn. Ví dụ: Câu hỏi thể hiện thái độ khen chê: - Em học mẫu giáo chiều qua mang về phiếu bé ngoan. Em khen bé “Sao bé ngoan thế nhỉ”. - Tối qua bé rất nghịch bôi mực bẩn hết sách của em. Em tức quá kêu lên “Sao em hư thế nhỉ?” Ví dụ: Câu hỏi thể hiện yêu cầu mong muốn: - Em trai em nhảy nhót trên giường huỳnh huỵch lúc em đang chăm chú học bài. Em bảo: “Em ra ngoài chơi cho chị học bài được không?” Ví dụ: Câu hỏi thể hiện sự nhờ cậy, giúp đỡ: - Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẫn trước bến xe: “Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi Hà Nội được không?”. 2. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong cùng một tiết dạy. Đó là các hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, trao đổi nhóm, đàm thoại gây hứng thú cho học sinh tránh nhàm chán đơn điệu. Ví dụ: Khi dạy bài “Mở rộng vốn từ : Ước mơ” Bài tập 2 học sinh thảo luận nhóm đôi. Tìm thêm những từ cùng nghĩa với “ước mơ”. Yêu cầu học sinh thảo luận để tìm từ : bắt đầu bằng tiếng “ước”; từ bắt đầu bằng tiếng “mơ”. Bài tập 3 nêu yêu cầu ghép thêm vào sau từ “ước mơ” những từ ngữ thể hiện sự đánh giá: đẹp đẽ, viễn vông (Bài tập 3. Tiếng Việt 4. Tập 1. Trang 87) cho học sinh thảo luận nhóm 4. Bài tập 4: Nêu ví dụ minh họa về một loại ước mơ nói trên. bài này cho học sinh là việc cá nhân. 3. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Hoµng ThÞ B×nh 13 TiÓu häc Hng Lam Mét vµi kinh nghiÖm nhá vÒ d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u Đổi mới phương pháp dạy học là phải phát huy tính tích cực học tập của học sinh giáo viên cần phân loại các đối tượng học sinh trong lớp để có phương pháp dạy học thích hợp. Khi xây dựng bài dạy người giáo viên phải có hệ thống câu hỏi trong mỗi bài, xây dựng các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài “ Câu kể” “Ai làm gì?” (Tuần 17). Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau: “ Trên nương mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Cụ già thì nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ tra ngô. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó sủa om cả rừng”. Và tìm xem trong mỗi câu trên các từ ngữ chỉ hoạt động. - Chỉ người hoặc vật hoạt động thì học sinh có thể tìm được. - Từ chỉ hoạt động: đánh trâu ra cày, nhặt cỏ, đốt lá … Giáo viên gạch chân những từ mà các em tìm được. Sau đó tiến hành hỏi: Em hãy đặt câu hỏi cho từng từ ngữ chỉ hoạt động? Học sinh nêu: Người lớn làm gì? các cụ già làm gì? … 4. Phối hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tích lũy vốn hiểu biết, vốn từ ngữ cho học sinh. Phối kết hợp hoạt động ngoài giờ nhằm bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen sử dụng Tiếng Việt trong văn hóa giao tiếp. Để thực hiện nhiệm vụ đó không chỉ bó gọn trong việc tổ chức các hoạt động dạy- học trên lớp mà còn tổ chức cho các em hoạt động học trong và ngoài nhà trường (trong xưởng trường, vườn trường, viện bảo tàng …) Ví dụ: Qua bài “Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi” các em thấy được những trò chơi nào có lợi, trò chơi nào có hại cần tránh. Thông qua thảo luận nhóm, tọa đàm trao đổi các em biết đặt câu hỏi một cách lịch sự, tránh hỏi trống không hoặc những câu hỏi tò mò thiếu tế nhị. Biết giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị. Tóm lại phối hợp một cách linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học để tiến hành các bài học nhất là ở tiểu học. Một bài học có thể gồm cả nội dung học trong phòng học và ngoài phòng học. Một tiết học thường thực hiện xen kẻ cả hình thức tổ chức học theo lớp, học theo nhóm và tổ chức học cá nhân. Không có một tiết học nào chỉ sử dụng thuần túy một hình thức tổ chức dạy học. C. Kết luận. I. Kết quả. Qua quá trình vừa nghiên cứu vừa triển khai áp dụng vào thực tế giảng dạy tôi thấy rằng việc áp dụng chuyên đề đó đã có những kết quả đáng mừng. Kết quả khảo sát lần thứ nhất vào cuối tháng 9 với bài “ Từ đơn – từ ghép” kết quả thu được như sau: Hoµng ThÞ B×nh 14 TiÓu häc Hng Lam Mét vµi kinh nghiÖm nhá vÒ d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u Lớp Tổng số HS 4A Xếp loại Giỏi Khá TB Yếu 27 4 8 11 4 4B 29 4 10 12 4 Cộng 56 8 (14,0%) 18 (31,5%) 22 (38,6%) 8 (14,2%) Sau khi kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh, số học sinh trung bình và yếu còn nhiều, số học sinh khá giỏi chưa cao tôi tổ chức cho giáo viên thảo luận trong tổ nhóm vào những buổi sinh hoạt chuyên môn và đưa chuyên đề vào thảo luận và áp dụng trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh nắm bắt bài tốt hơn nâng cao chất lượng, hiệu quả bộ môn. Sau khi áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học theo chuyên đề. Tôi cho khảo sát lần thứ 2 vào cuối tháng 11 với bài tập tìm danh từ - động từ – tính từ trong đoạn văn. Kết quả cho thấy: Lớp Xếp loại Tổng số HS Giỏi Khá TB Yếu 4A 27 8 10 6 3 4B 28 10 12 4 2 Cộng 55 18 (18,18%) 12 (40,0%) 10 (18,18%) 5 (9,09%) ( 1 học sinh lớp 4B chuyển đi) Kết quả khảo sát lần 2 cho thấy việc áp dụng chuyên đề đã có chuyển biến về chất lượng. Tiếp tục chỉ đạo cho GV vận dụng chuyên đề vào quá trình dạy học trong phân môn Luyện từ và câu. Đến cuối năm học kết quả khảo sát đạt chất lượng 100%. Cụ thể: Lớp Tổng số HS Xếp loại Giỏi Khá TB Yếu 4A 27 9 11 7 0 4B 28 10 12 6 0 Cộng 55 19 (34,5%) 23 (41,8%) 13 (23,63%) 0% Kết quả khảo sát cho thấy chất lượng của học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Kết quả trên đã chứng minh được chuyên đề mà tôi nghiên cứu và triển khai áp dụng trong dạy học đã đi đúng theo sự chỉ đạo của nhà trường và ngành đề ra. Cho đến nay chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện và phát huy những mặt đã đạt được, khắc phục những mặt còn hạn chế để nâng cao chất lượng dạy học hơn nữa. II. Bài học. Qua kết quả thu được sau khi triển khai chuyên đề cho thấy chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao. Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau: Hoµng ThÞ B×nh 15 TiÓu häc Hng Lam Mét vµi kinh nghiÖm nhá vÒ d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u 1. Nắm vững nội dung chương trình, mức độ yêu cầu học và các đối tượng học sinh. 2. Lập kế hoạch bài học: Giáo viên cần nắm vững nội dung cơ bản của từng bài học và những yêu cầu cần đạt. Tùy theo đặc điểm của từng bài học, đối tượng học sinh mà xây dựng kế hoạch bài giảng cho phù hợp. 3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học: Giáo viên nắm vững các phương pháp các hình thức lựa chọn các phương pháp phù hợp với từng nội dung bài dạy, từng đối tượng học sinh. Dù sử dụng phương pháp nào, nguyên tắc cao nhất là phải phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo nhiều cơ hội cho học sinh luyện tập. 4. Tổ chức hoạt động trên lớp. Sự phối hợp các hình thức tổ chức dạy học khác nhau tạo sự mềm dẻo linh hoạt trong quá trình dạy học. Nó cho phép giáo viên sử dụng nhiều biện pháp, thủ pháp dạy học. Quan trọng hơn nó tạo điều kiện cho giáo viên cụ thể hóa việc dạy học, tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào hoạt động học tập, tạo điều kiện cho học sinh học cách làm việc tập thể, theo nhóm; học cách phối hợp với bạn bè trong công việc, tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn, tự nhiên trình bày ý kiến cá nhân; tạo môi trường thuận lợi cho việc giao tiếp, rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Vì vậy giáo viên cần khéo léo sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học. Các hoạt động của tiết học không thể tách rời nhau mà phải có sự đan xen, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Bên cạnh đó giáo viên cần phải có dự kiến về các câu hỏi, các câu trả lời của học sinh; các tình huống sư phạm xẩy ra trong mỗi hoạt động để có biện pháp giải quyết và điều chỉnh kịp thời. Trong quá trình dạy học cần thống kê chính xác những lỗi phổ biến nhất mà học sinh thường sai, từ đó rút ra được phương pháp, hình thức dạy học thích hợp. Xây dựng được bài tập cụ thể, khắc phục dần các lỗi sai thường gặp ở học sinh. Đối với những em có nhiều tiến bộ ngoài tuyên dương cần có thêm phần thưởng như hộp bút, cuốn vở … để động viên khích lệ tinh thần học tập của các em, giúp cho những em khác noi theo để học tập. “Nâng cao chất lượng dạy học môn Luyện từ và câu lớp 4”. Là một việc làm cần thiết đáp ứng được yêu cầu của chương trình môn Luyện từ và câu, tạo điều kiện cho các em học tốt môn Tập làm văn và các môn học khác. Chuyên đề “Nâng cao chất lượng dạy học môn Luyện từ và câu lớp 4” ở trên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp và Hội đồng khoa học các cấp để chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng cao. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hưng Lam ngày 10 tháng 5 năm 2011 Người viết Hoµng ThÞ B×nh 16 TiÓu häc Hng Lam Mét vµi kinh nghiÖm nhá vÒ d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u Hoàng Thị Bình Hoµng ThÞ B×nh 17 TiÓu häc Hng Lam
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan