Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn nâng cao chất lượng giảng dạy âm nhạc thcs...

Tài liệu Skkn nâng cao chất lượng giảng dạy âm nhạc thcs

.DOC
12
511
96

Mô tả:

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao chÊt lîng m«n ¢m nh¹c PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để thể hiện tâm tư tình cảm của con người. Ngay từ xa xưa Âm nhạc đã gắn bó hoà quyện với đời sống con người từ lúc cất tiếng khóc chào đời tới khi lìa xa cuộc sống. Trong những năm qua, môn Âm nhạc đã tạo nên những bước thành công trong cải cách giáo dục và trong quá trình đổi mới giáo dục cho phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Âm nhạc được coi là môn học cần thiết để giáo dục con người phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách. Môn Âm nhạc trong thường THCS không nhằm đào tạo những người làm nghề âm nhạc, diễn viên, những nhạc sĩ, ca sĩ... Mà chính là thông qua môn học để tác động vào đời sống tinh thần của các em, góp phần cùng với các môn khác thực hiện mục tiêu của bậc Trung học cơ sở. Giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông là một trong bốn mặt giáo dục quan trọng nhất: " Đức - Trí - Thể - Mỹ ". Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình tượng âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động lòng người, hướng con người tới " Chân - Thiện - Trí ". Cần phải giáo dục thị hiếu âm nhạc tốt cho học sinh để các em biết yêu thích âm nhạc lành mạnh, giàu tính nhân văn, đậm đà bản sắc dân tộc. Giáo dục thị hiếu âm nhạc tốt sẽ góp phần làm trong sáng tình cảm đạo đức, và làm phong phú đời sống tinh thần của các em trong hiện tại và tương lai. Ở nước ta ngày nay, giáo dục đã trở thành một hệ thống được tổ chức rộng khắp. Chúng ta đã đưa giáo dục nên hàng đầu, vì giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Mở đường cho sự phát triển của kinh tế, trường học công nghệ, văn hoá, chính trị của đất nước. Đại học Đảng lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định : " Phát triển giáo dục và trường học - công nghệ là quốc sách hàng đầu và xây dựng chiến lược con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, xây dựng xã hội công bằng văn minh ". II. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI : Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã tìm và khảo sát một số công trình nghiên cứu sách giáo trình, tài liệu giảng dạy, kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (mã số B 98 - 48 - 01) liên quan đến ngành học Trung học cơ sở như: - Giáo trình : " Âm nhạc và phương pháp giáo dục Âm nhạc " tập 1 và 2 của tiến sĩ Ngô Thị Nam cùng các cộng sự để cung cấp cho giáo viên Trung học cơ sở một số kiến thức nhạc lý cơ bản, sướng âm, thưởng thức âm nhạc, phương pháp giáo dục âm nhạc cho học sinh. Ngêi thùc hiÖn : §ç ThÞ H¹nh Trang 1 Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao chÊt lîng m«n ¢m nh¹c PHẦN NỘI DUNG I. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÁO DỤC ÂM NHẠC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI VÀ ĐỐI VỚI HỌC SINH THCS. 1.1. Vai trò của giáo dục Âm nhạc đối với đời sống con người. Âm nhạc là một môn nghệ thuật có sức mạnh vô cùng to lớn và phong phú trong việc thể hiện một cách tinh tế thế giới nội tâm của con người và đời sống xã hội. Nó phản ánh hiện thực khách quan bằng những hiện tượng có sự biểu cảm của âm thanh, âm nhạc vui hay buồn, hùng tráng hay sâu lắng ... sẽ dấy lên những cảm xúc tương ứng ở con người. Âm nhạc có những nét đặc trưng riêng, không giống với các loại hình nghệ thuật khác. Hình tượng âm thanh của âm nhạc không mang ý nghĩa cụ thể rõ ràng như từ ngữ trong nghệ thuật văn chương, cũng không tái hiện tại thế giới khách quan bằng những bức tranh có đường nét bố cục chặt chẽ, có mảng màu phong phú trong hội hoạ. Âm nhạc có thế mạnh ở khả năng thể hiện rõ nội tâm của con người, những suy cảm hết sức tế nhị của nỗi đau, niềm vui, day dứt, suy tư, nghi ngờ, thất vọng, tin tưởng... đối với các sự vật hiện tượng và các mối quan hệ trong đời sống một cách đầy đủ và đa dạng, ý nghĩa tình cảm của Âm nhạc thực chất cũng chứa đựng cả ý nghĩa tư tưởng. Khi tác động trực tiếp vào lĩnh vực tình cảm của con người, âm nhạc có khả năng thống nhất con người cùng nỗi xúc động và trở thành phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm giữa con người mà không cần tới ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ biểu cảm đặc biệt của Âm nhạc mà những con người từ khắp các phương trời, không cùng ngôn ngữ có thể có những hiểu biết về nhau. Âm nhạc tác động tới con người ngay từ khi mới sinh ra trong tiếng hát ầu ơ của mẹ tới khi giã từ cuộc đời. Tuy không trực tiếp nuôi dưỡng con người như : cơm ăn, nước uống, khí trời, cũng không làm ra của cải vật chất, nhưng Âm nhạc có sức mạnh làm cho con người nhận thức cuộc sống, giáo dục tâm hồn tình cảm và đem lại cho con người những rung cảm về cái đẹp. Sau mỗi ngày lao động mệt mỏi căng thẳng, Âm nhạc có tác động giải trí lành mạnh làm cho con người vui tươi thoải mái, phục hồi sức khoẻ nhanh chóng... Chính vì vậy mà Phu Xích người lãnh tụ của nhân dân lao động đã nói : " Cuộc sống thiếu âm nhạc thì khác nào trái đất thiếu ánh nắng mặt trời ". Ngêi thùc hiÖn : §ç ThÞ H¹nh Trang 2 Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao chÊt lîng m«n ¢m nh¹c 1.2. Vai trò của Âm nhạc đối với học sinh THCS. Âm nhạc giáo dục thẩm mĩ cho các em, giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của sự vật hiện tượng xung quanh. Giáo dục thẩm mĩ Âm nhạc với nhiều thể loại nội dung khác nhau. Âm nhạc gợi cho các em tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thương gắn bó quan tâm tới người thân, thầy cô và bạn bè, lòng biết ơn cho những người cống hiến cho Tổ quốc, cho dân tộc đem lại cho các em cảm xúc trữ tình và niềm tự hào dân tộc. Các em được hiểu biết về các dân tộc khác nhau nhen nhóm trong lòng trẻ tình hữu nghị quốc tế cộng đồng qua những giai điệu của một số bài hát hoặc trích đoạn tác phẩm Âm nhạc nước ngoài. Khi hoạt động Âm nhạc các em cùng nhau chia sẻ hình tượng Âm nhạc tính đồng cảm, tinh thần kỷ luật, ý thức tập thể hình thành rõ rệt. Sự phấn khởi tươi vui khi biểu diễn bài hát, sự tự tin trong các hoạt động hoà nhập cộng đồng. Khi tập hát học sinh tiếp thu đường nét giai điệu, tiết tấu, lời ca giản dị dễ hiểu gần gũi với cuộc sống. Qua đó giúp học sinh phát triển ngôn ngữ, phát âm chính xác tiếng mẹ đẻ, nói biểu cảm và mở rộng vốn từ. Tóm lại : Giáo dục Âm nhạc tạo điều kiện phát triển chung cho nhân cách của học sinh, tạo điều kiện cho hoạt động tri thức cùng phát triển và hoàn thiện nhân cách và thể chất của học sinh. 1.3. Đặc điểm khả năng Âm nhạc của học sinh trường THCS. Âm nhạc trong xã hội chúng ta được nuôi dưỡng bằng cội nguồn vĩ đại của văn hoá Âm nhạc dân gian các dân tộc Việt Nam. Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục - thẩm mĩ cho học sinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới Việt Nam. Tuy nhiên Âm nhạc trong nhà trường THCS với tư cách một môn học, có mức độ nhất định về mục đích và nội dung. Mục đích của việc dạy học Âm nhạc trong nhà trường THCS là nhằm giáo dục " Văn hoá Âm nhạc " cho các em, cung cấp những kiến thức cơ bản, các kỹ năng, tạo điều kiện cho khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật Âm nhạc, khơi dậy trong các em khả năng sáng tạo tình cảm đạo đức và niềm tin, thị hiếu nghệ thuật trong hoạt động Âm nhạc. Giáo dục thẩm mĩ thông qua dạy học Âm nhạc nhằm phát triển thẩm mĩ toàn vẹn của nhân cách học sinh, làm giàu nhân cách bằng trình độ thẩm mỹ nghệ thuật nói chung trong đó có Âm nhạc. Với sự hỗ trợ của dạy học Âm nhạc giúp học sinh phát triển những đặc trưng tâm lý của nhân cách : Tai nghe Âm Ngêi thùc hiÖn : §ç ThÞ H¹nh Trang 3 Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao chÊt lîng m«n ¢m nh¹c nhạc tinh tế, sự nhạy cảm với nghệ thuật, trí tưởng tượng sáng tạo, tư duy độc đáo. Qua giáo dục tình cảm thẩm mỹ, hình thành ý thức thẩm mỹ ở học sinh. Khả năng Âm nhạc của học sinh THCS. Phần đông ở lứa tuổi này, vốn tích luỹ về kinh nghiệm Âm nhạc của các em đã nhiều hơn. Trong điều kiện sống hiện nay, theo nhịp độ phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, văn hoá, xã hội... hàng ngày các em được tiếp xúc với Âm nhạc qua các phương tiện thông tin đại chúng như : Truyền hình, truyền thanh, băng, đĩa nhạc ... Nhiều hơn thế hệ trước, ở nhiều vùng trung tâm, số lượng học sinh THCS biết sử dụng nhạc cụ đông dần lên. Do vậy, tính chất cảm thụ Âm nhạc của học sinh lứa tuổi này đã mang lại màu sắc độc lập, có lựa chọn và phức tạp hơn. Hứng thú đối với mỗi thể loại Âm nhạc, từng tác phẩm hay phong cách Âm nhạc của mỗi tác giả của các em cũng có thể khác nhau, có sự phân hoá khá rõ rệt. Có những em rất thích nghe hát, lại có nhiều em say mê nhạc đàn. Có em thích ca khúc của một tác giả này, có em lại thích nhạc nền trong một bộ phim của một tác giả khác... Đây là một giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể chất của trẻ vị thành niên. Học sinh cơ sở mau lớn, hồn nhiên. Sự phát triển của các cơ quan phát thanh, hình thành giọng hát, cũng theo cơ thể mà dần hoàn thiện. Âm sắc giọng của các em trai và các em gái còn thống nhất, chưa có sự phân biệt về giới tính rõ rệt ở các lớp đầu cấp 2. Tầm cữ giọng của các em đã phát triển hơn ở học sinh Tiểu học, nhưng không vượt quá âm khu chuyển giọng. Các em gái, các em trai đều có thể hát dễ dàng trong quãng 9 là từ 2 đến đô 1. Âm vực giọng THCS tuy không rộng, nhưng âm vang, trong trẻo và rất hấp dẫn. Học sinh THCS có khả năng nghe rất tốt. Các em rất nhạy cảm, nhận biết nhanh, dễ dàng nắm được cao độ, trường độ, âm hình tiết tấu, đường nét giai đoạn và hoàn toàn có khả năng phát triển năng khiếu nếu có sự tiếp xúc thường xuyên, có định hướng, có phương pháp với Âm nhạc. Do tính ham hoạt động, các em có thể tham gia tích cực, hiệu quả vào các chương trình Âm nhạc : Hát đơn, hát tốp hay đứng trong đàn đồng ca để hát theo tay chỉ huy của cô giáo, múa hát tập thể. Tiểu kết: Trên đây là cơ sở lý luận về việc giáo dục Âm nhạc cho học sinh trong trường Trung học cơ sở. Căn cứ vào đó tôi có thể nghiên cứu những giải pháp để giải quyết vấn đề. Ngêi thùc hiÖn : §ç ThÞ H¹nh Trang 4 Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao chÊt lîng m«n ¢m nh¹c II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ. Âm nhạc ngày nay đã đi vào nhà trường phổ thông với tư cách một môn học độc lập. Nó là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức thẩm mỹ cho học sinh. Tạo cơ sở hình thành nhân cách cho các em. Mục đích của việc dạy học Âm nhạc trong nhà trường phổ thông là nhằm giáo dục văn hoá âm nhạc cho các em. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc trong nhà trường là một vấn đề quan trọng để truyền tải tốt những nội dung văn hoá âm nhạc đến với học sinh. Đó là : + Những kiến thức cơ bản, các kỹ năng kỹ sảo, tạo điều kiện cho khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật Âm nhạc. + Khơi dậy các em khả năng sáng tạo trong hoạt động Âm nhạc. + Tình cảm đạo đức và niềm tin thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu Âm nhạc của học sinh. Tinh thần cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học là lấy học sinh làm nhân vật trung tâm, người thầy đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn bằng những câu hỏi có tính dẫn dắt, gợi mở học sinh chủ động, tích cực tham gia xây dựng bài sao cho nhiều học sinh được làm việc tốt nhất trong tiết học. Trong thực tế giảng dạy ở trường tôi nhận thấy có một số vấn đề cần quan tâm để thực hiện tốt phương pháp đổi mới dạy học là : 1. Nội dung bài soạn, kỹ năng truyền thụ kiến thức. * Chuẩn bị giáo án cần làm rõ : - Mục đích chuẩn bị giáo cần làm được của bài. - Những công việc cần chuẩn bị của giáo viên, của học sinh trước bài giảng - Những hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp. - Hệ thống câu hỏi kiểm tra kiến thức. - Hệ thống câu hỏi gợi mở phát huy trí lực. - Sắp xếp đồ dùng dạy học hợp lý. - Hệ thống câu hỏi luyện tập và củng cố kiến thức. - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, chuẩn bị bài sau. Đề thực hiện tốt phương pháp dạy học, giáo viên cần chú trọng hơn về : - Hệ thống câu hỏi dẫn dắt, kiểm tra kiến thức. - Câu hỏi gợi mở, phát huy trí lực. Ngêi thùc hiÖn : §ç ThÞ H¹nh Trang 5 Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao chÊt lîng m«n ¢m nh¹c - Lấy kiến thức đã học, đã biết để dạy cái chưa biết. Không nên dùng phương pháp diễn giải mà chủ yếu dùng phương pháp quy nạp để dạy lý thuyết âm nhạc. Thực tế của việc đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc là gây sự hứng thú say mê học tập của học sinh. Muốn lôi cuốn nhiều em tham gia vào bài học thì hệ thống câu hỏi trong bài giảng phải được coi trọng, dẫn dắt gợi mở, có sự sáng tạo giúp các em hiểu bài, nhạy cảm với Âm nhạc hơn. VD : Khi giới thiệu bài " Như có Bác Hồ trong ngày đại thắng" của Phạm Tuyên có thể có hệ thống câu hỏi như sau : + Bài hát này ra đời trong hoàn cảnh nào ? + Nó gắn bó với sự kiện lịch sử nào ? + Nội dung của bài hát nói lên điều gì ? + Em có nhận xét gì về tiết tấu của bài hát ? + Nhạc sĩ Phạm Tuyên viết những bài hát nào cho thiếu nhi mà em biết ? Hãy kể tên và hát một bài mà em thuộc. Khi các em trả lời tốt giáo viên cho điểm, khen ngợi ... làm cho các em hào hứng hơn trong giờ học. Cần chú ý rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh với phương châm từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Không đọc chép nhiều. Đa dạng hoá không gian, hình thức các hoạt động dạy học như : xem biểu diễn nghệ thuật, học hát tập thể ngoài trời, thi văn nghệ trong trường, dạy học sinh sử dụng nhạc cụ và giới thiệu tranh ảnh Âm nhạc. Khi dạy không nhất thiết theo trình tự đề mục ở SGK, cần nhấn mạnh nội dung trọng tâm. Người thầy cần hiểu rõ đối tượng học sinh : học sinh ở thành phố thường nhạy cảm âm nhạc nhiều hơn. Để tránh nhàm chán người thầy cần lựa chọn nội dung, khối lượng và phương pháp truyền thụ thích hợp. Trong bài giảng cần có những ví dụ minh hoạ thật chọn lọc, mới lạ gây hứng phấn học tập cho các em. * Các bước của quy trình dạy giờ học hát. - Giáo viên chép nhạc và lời bài hát (hoặc treo bảng phụ có ghi sẵn), học sinh ghi vào vở. - Giáo viên giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung lời ca, đặc điểm âm nhạc, giá trị nghệ thuật của tác phẩm một cách ngắn gọn, dí dỏm và dùng tranh ảnh để minh hoạ. Ngêi thùc hiÖn : §ç ThÞ H¹nh Trang 6 Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao chÊt lîng m«n ¢m nh¹c - Giáo viên đàn cho học sinh nghe hoặc mở băng 1 đến 2 lần toàn bộ bài để học sinh làm quen với tiết tấu, giai điệu cao độ, ... của bài hát. - Giáo viên đàn hát mẫu. - Giáo viên phân đoạn, phân câu, đánh dấu lấy hơi, nhả lời rõ ràng. - Giáo viên lấy giọng theo tầm giọng của học sinh và cho học sinh luyện giọng, khởi động. Sau khi luyện giọng, khởi động đọc gam giáo viên bắt đầu dạy học sinh học hát. - Cho học sinh tập từng câu ngắn theo lối móc xích, hết câu này đến câu khác. Trong khi tập từng câu, giáo viên chú ý đến nhịp hoặc hát mẫu cho học sinh nghe giai điệu giáo viên chú ý vào chỗ khó trong bài để cho học sinh luyện tập nhiều. Chú ý sửa sai cho học sinh về cao độ, tiết tấu, về phát âm ngọng, luyến láy sai để đạt được yêu cầu chính xác về tiết tấu, giai điệu, lời ca. - Giáo viên tập cho học sinh nghe nhạc để bắt vào đúng nhịp, ngân nghỉ đúng chỗ. Giáo viên cho ghép từng câu thành từng đoạn, rồi cả bài yêu cầu vừa ghép, vừa gõ nhịp. Tiếp đó nâng yêu cầu phải thể hiện đúng sắc thái, tình cảm của bài hát. Tập cho học sinh các động tác minh hoạ và tập biểu diễn bài hát trước lớp. Sau khi học sinh đã chép thành bài, giáo viên tổ chức hát theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Xây dựng các bè hát đuổi, tạo nên một không khí thi đua sôi nổi trong giờ dạy học nói chung, giáo viên phải hát nói riêng và dạy học nói chung, giáo viên phải luôn động viên khích lệ học sinh bằng những lời khen, bằng điểm số. Tóm lại : Khi dạy phân môn này các giáo viên như trên, song có nên có chút thay đổi về giờ dạy học hiệu quả hơn và tích cực hơn. Thay vì giáo viên phân tích các ký hiệu Âm nhạc có trong bài, phân tích nhịp phách, ... nên gợi ý để học sinh tự suy nghĩ và phát biểu. Thay việc giáo viên hát mẫu trước, hoặc cho nghe đài trước thì nên để học sinh tự phá bài. Việc hát mẫu của giáo viên hoặc cho nghe đài cuối giờ khi học sinh đã phá được bài. Lúc này nghe mẫu để sửa giọng hát, thể hiện sắc thái bài một cách trau chuốt và chính xác hơn. Ngêi thùc hiÖn : §ç ThÞ H¹nh Trang 7 Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao chÊt lîng m«n ¢m nh¹c THIẾT KẾ BÀI DẠY CỤ THỂ TRONG CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC LỚP 9 BÀI 2 - TIẾT 4 HỌC HÁT : BÀI NỤ CƯỜI I. MỤC TIÊU. + Về kiến thức : Học sinh biết một bài hát của thiếu nhi nước Nga. + Về kỹ năng : Thể hiện được giai điệu rộn ràng trong sáng, tươi vui của bài hát " Nụ Cười ". + Thái độ : Giáo dục tình cảm lạc quan, sự tin yêu cuộc sống và tình thân ái hữu nghị giữa thiếu nhi hai nước Việt - Nga. II. CHUẨN BỊ. * Giáo viên : - Bản đồ thế giới, vị trí nước Nga trên bản đồ. - Một vài hình ảnh nước Nga (thủ đô Mát-xcơ-va, cung điện Krem-li, Quảng trường đỏ...) - Hát và đàn bài hát thành thạo. - Băng nhạc bài hát " Nụ Cười ". * Học sinh : - Nghiên cứu nội dung bài hát trước. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. Nội dung Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định lớp. Nội dung 1 : Bài 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) " Nụ Cười " H : Hãy cho biết 1 vài bài hát phổ thơ Nhạc : Nga viết cho người lớn mà em biết ? Lời: Phạm Tuyên 3. Bài mới. * Hoạt động 1 : Giáo viên hướng dẫn Giới thiệu bài (10 Giáo viên thuyết trình : Chỉ bản đồ nước phút) Nga là một đất nước rộng lớn, có vị trí quan trọng trên thế giới. Thủ đô là Mátxcơ-va. Nước Nga là quê hương của cuộc cách mạng tháng mười vĩ đại với vị Ngêi thùc hiÖn : §ç ThÞ H¹nh Hoạt động của học sinh - Học sinh lên bảng trình bày. - Học sinh khởi động giọng bằng một bài hát Trang 8 Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao chÊt lîng m«n ¢m nh¹c lãnh tụ thiên tài Lê-Nin. Đây cũng là đất nước có một nền văn hoá cao với những tên tuổi lẫy lừng thế giới : Về văn học có Pus-Kin, Sê-Khốp, Lép Tôn - Xtôi, Goóc-Ki ; Về mĩ thuật có Lê-vi-tan ; Về âm nhạc có Trai-cốpxki, Prô-cô-phi-ep và nhiều danh nhân văn hoá nổi tiếng Việt Nam và Nga đã có quan hệ hữu nghị từ nhiều năm nay và ngày càng phát triển tốt đẹp. - Bài hát được viết ở nhịp 2/2 - Giáo viên giải thích rõ nhịp 2/2 H : Bài hát chia làm mấy đoạn ? - Giáo viên chia câu : Đ1 gồm 4 câu hát viết ở giọng đô trưởng. Đ2 gồm 4 câu hát chuyển sang giọng đô thứ. Đ1 giai điệu như một sự khẳng định, tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp, tính chất âm nhạc rộn ràng, lạc quan. Đ2 âm nhạc đi vào chiều sâu tình cảm, êm nhẹ hơn nhưng rõ ràng, dứt khoát song không kém phần tha thiết, như muốn nói lên lòng tin yêu cuộc sống, luôn hướng tới tương lai tươi đẹp, hạnh phúc. * Hoạt động 2: - Giáo viên đàn câu 1 (2 lần) Học hát từng câu (17 phút) - Giáo viên hát mẫu câu 1 - Giáo viên nhận xét, sửa sai - GV chú ý phần ngân nghỉ của kết từng câu hát. - Hướng dẫn học hát tương tự như câu 1 sau đó hát lối các câu theo lối móc xích. Ngêi thùc hiÖn : §ç ThÞ H¹nh - Học sinh nhắc lại nhịp 2/2 - Chia làm 2 đoạn Đ1 : Từ đầu đến "cùng cất tiếng cười" Đ2 : Từ "để làn mây" đến "xoá nhoà". - Học sinh nghe và nhẩm theo. - HS cả lớp hát câu 1 Trang 9 Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao chÊt lîng m«n ¢m nh¹c * Hoạt động 3: - GV bắt nhịp. Ôn luyện bài hát (10 phút) - GV nhận xét, sửa sai. - GV chỉ định. - Cá nhân hát. - Học sinh nhận xét. - HS thực hiện - Giáo viên đàn giai điệu bài hát - HS hát hoàn chỉnh bài hát (lời 1) - HS sửa sai - HS tổ nhóm hát bài hát (lời 1) - HS nhận xét, sửa sai 4. Củng cố - dặn dò (3 phút) GV cho học sinh cả lớp hát hoàn chỉnh bài hát kết hợp vỗ tay theo phách. - H : Em rút ra điều gì cho mình qua bài hát này ? - Bài tập về nhà : + Chép bài hát vào vở. + Làm bài tập số 1 và 2 trong SGK Ngêi thùc hiÖn : §ç ThÞ H¹nh - HS nhẩm lời 2 - HS hát lời 2 - Hát hoàn chỉnh bài hát. - Sống vui tươi chan hoà với mọi người, đoàn kết hữu nghị với các nước. Trang 10 Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao chÊt lîng m«n ¢m nh¹c KẾT LUẬN Trong quá trình dạy học thì nội dung dạy học đã được quy định trong chương trình sách giáo khoa, còn phương pháp dạy học lại phụ thuộc nhiều vào khả năng, điều kiện cụ thể. Hoạt động sáng tạo của người giáo viên chủ yếu tìm tòi những phương pháp dạy học thích cho mỗi nội dung, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Theo quan điểm trên, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp thích hợp để có thể giải quyết được những vấn đề bất cập mà đề tài đề cập đến. Những giải pháp và một số ý kiến trên còn mang tính cá nhân, giải pháp được tôi thực hiện tại trường đã đạt kết quả tốt, nhưng cũng có ý kiến chỉ là ý tưởng, mong muốn sự đề xuất đó sẽ góp phần đạt được mục tiêu của đề tài đề ra. Cổ Am, ngày 17 tháng 11 năm 2008 Người thực hiện §ç ThÞ H¹nh Ngêi thùc hiÖn : §ç ThÞ H¹nh Trang 11 Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao chÊt lîng m«n ¢m nh¹c CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN CAM KẾT I - TÁC GIẢ : Họ và tên : §ç ThÞ H¹nh Ngày 10 tháng 11 năm 1979. Đơn vị công tác : Trường THCS Cổ Am. Điện thoại : 0904.811017. II - SẢN PHẨM : Tên sản phẩm : " Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao chÊt lîng m«n ¢m nh¹c " III - CAM KẾT : Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Sở GD & ĐT về tính trung thực của bản cam kết này. Ngày 17 tháng 11 năm 2008 Người cam kết §ç ThÞ H¹nh Ngêi thùc hiÖn : §ç ThÞ H¹nh Trang 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan