Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Công nghệ Skkn nâng cao chất lượng dạy và học phần động cơ đốt trong môn công nghệ 11 ...

Tài liệu Skkn nâng cao chất lượng dạy và học phần động cơ đốt trong môn công nghệ 11

.DOC
28
2188
69

Mô tả:

MỞ ĐẦU Cùng với mục tiêu chung của ngành giáo dục, mục tiêu của cấp THPT là: “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Ở THPT môn công nghệ là môn học tích hợp của nhiều môn học khác như: toán học, vật lí học, hóa học…, nó cùng với các môn học khác tạo nền tảng ban đầu để phát triển con người toàn diện. Trên thực tế phần động cơ đốt trong của môn công nghệ 11 gắn liền với đời sống sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, quân sự… do đó mỗi người học sinh tốt nghiệp THPT, cần có kiến thức cơ bản về phần này, không những giúp ích cho các em trong việc tiếp tục học lên hoặc bổ trợ cho quá trình lao động sản xuất. Cụ thể ở vùng tây nguyên, con người gắn liền với sản xuất nông nghiệp, làm việc với rất nhiều loại máy móc như máy cày, máy xúc, máy phát điện, công nông, ô tô, xe máy…được trang bị kiến thức về động cơ đốt trong đối với học sinh THPT nói riêng và mỗi người dân nói chung là điều hết sức quan trọng. Trên đây là những vấn đề vừa là cơ sở lý luận, vừa là cơ sở thực tiễn làm động lực cho mỗi giáo viên công nghệ THPT có niềm đam mê hơn với môn học, tích cực đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, giúp các em khắc sâu hơn kiến thức về phần động cơ đốt trong nói riêng và môn công nghệ nói chung. 1 THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU Như chúng ta đã biết, hằn sâu vào tâm trí của mỗi con người việt đó là truyền thống học tập, việc học luôn được mọi người hết sức chú trọng, quan tâm và khuyến khích, nhưng cũng chỉ là những môn học có liên quan đến thi tốt nghiệp, đại học, còn những môn học khác như công nghệ,… thì được coi là môn phụ. Quan điểm đó đã khắc sâu vào tất cả phụ huynh và học sinh, nhất là học sinh THPT, các em đua nhau thi vào đại học, cao đẳng, trong khi đó hiện nay con số thất nghiệp của sinh viên đại học, hay số lượng con em không nghề nghiệp sau THPT chiếm tỉ lệ rất cao, nhiều phụ huynh, học sinh đang hoang mang trước tình trạng này và chỉ mong muốn có được một nghề để kiếm sống. Trong khi đó, nội dung phần động cơ đốt trong lại rất quan trọng nhưng quá trừu tượng, khối lượng kiến thức tương đối nhiều, không được trang bị đầy đủ về trang thiết bị, nên việc dạy và học chỉ là thụ động, chưa mang lại kết quả như mong muốn . Nguyên nhân chính ở đây, một phần là tinh thần học của học sinh, sự thiếu sót về thiết bị, PPDH của giáo viên. Với vai trò là người lái đò, giáo viên cần phải luôn đổi mới phương pháp để thay đổi cách học của học sinh. Không ngừng học tập, tìm hiểu về nội dung bài dạy để tiết học trở nên sinh động, tạo hứng thú học tập cho học sinh, từ đó chất lượng của việc dạy và học mới được nâng cao. Với kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục của tôi, cùng với kinh nghiệm học hỏi được từ đồng nghiệp tôi xin mạnh giản đề xuất sáng kiến: “Nâng cao chất lượng dạy và học phần động cơ đốt trong môn công nghệ 11” nhằm góp phần vào sự phát triển chung của nền giáo dục nước nhà. NỘI DUNG I. PHẦN LÝ THUYẾT 2 1. Thực trạng dạy học lý thuyết phần động cơ đốt trong Truyền thống dạy học phần động cơ đốt trong mà các giáo viên hay sử dụng nhất đó là thuyết trình có minh họa, sử dụng các câu hỏi mà câu trả lời sẵn có ở sách giáo khoa hoặc những nội dung nguyên lí làm việc chỉ nhìn vào sơ đồ trong sách để trình bày… Những phương pháp dạy học này chỉ có tác dụng tức thời trên lớp, không có tính chất khắc sâu kiến thức cho các em. Một phần do phương tiện dạy học của phần này rất hạn chế, cả về giáo viên và nhà trường, mặt khác giáo viên chưa thật sự tâm huyết để có thể đầu tư về phương pháp dạy học cho phần động cơ đốt trong này. Theo tôi, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng, nếu chúng ta biết phối hợp giữa các phương pháp dạy học tích cực sẽ nâng cao chất lượng dạy và học phần động cơ đốt trong. Vì PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. 2. Phương pháp dạy học tích cực phần lý thuyết động cơ đốt trong 2.1. Phương pháp vấn đáp Vấn đáp ( đàm thoại ): là phương pháp dạy học trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên, qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp: Vấn đáp tái hiện, Vấn đáp giải thích – minh hoạ, Vấn đáp tìm tòi. Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. đây chỉ là phương pháp giúp các em nhớ lại kiến thức cũ. Vấn đáp giải thích – minh hoạ : Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có 3 sự hỗ trợ của các phương tiện nghe – nhìn. Đây là phương pháp giúp học sinh khắc sâu được kiến thức. Vấn đáp tìm tòi: giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Phương pháp này giúp học sinh có khả năng tư duy, phân tích và tổng hợp cao, kết quả đạt được sẽ mang lại niềm hứng thú học tập cho các em. 2.2. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề Trong nội dung dạy học giáo viên luôn đưa học sinh vào các tình huống có vấn đề yêu cầu các em giải quyết sẽ giúp các em có khả năng giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo. Trong dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, học sinh vừa có được tri thức mới, vừa có được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh. Cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề thường như sau: - Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức + Tạo tình huống có vấn đề. + Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh. + Phát hiện vấn đề cần giải quyết. - Giải quyết vấn đề đặt ra + Đề xuất cách giải quyết. + Lập kế hoạch giải quyết. + Thực hiện kế hoạch giải quyết. - Kết luận: +Thảo luận kết quả và đánh giá. 4 + Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra. + Phát biểu kết luận. + Đề xuất vấn đề mới. Có thể phân biệt bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề: Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh. Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá. Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá. Mức 4 : Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc. Tất nhiên, tùy theo từng nội dung bài dạy, tùy theo năng lực của học sinh để chúng ta chọn mức độ đặt và giải quyết vấn đề nào là phù hợp nhất, đem lại kết quả cao nhất cho học sinh. 2.3. Phương pháp trực quan Dạy học trực quan là PPDH sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Hình thức trực quan: PPDH trực quan được thể hiện dưới hình thức là minh họa và trình bày. - Minh họa thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa như bức tranh, hình vẽ trên bảng,... 5 - Trình bày thường gắn liền với việc trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc như mô hình, vật thật, ảnh động…. Nó là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá trình nhận thức - học tập của học sinh, là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn. Thông qua sự trình bày của giáo viên, học sinh không chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn học tập được những thao tác mẫu của giáo viên từ đó hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Ưu điểm của phương pháp trực quan: Trực quan tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật. Ví dụ: dùng ảnh động sẽ giúp học sinh phân biệt được các quá trình trong một chu trình làm việc của động cơ đốt trong, tương ứng với các quá trình làm việc là sự đóng mở của các xu páp, sự chuyển động của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền… Đồ dùng trực quan phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, óc tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Hạn chế của phương pháp trực quan: Phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian, giáo viên cần tính toán kĩ để phù hợp với thời lượng đã quy định. Nếu sử dụng đồ dùng trực quan không hợp lí sẽ làm phân tán sự chú ý của học sinh, dẫn đến học sinh không lĩnh hội được những nội dung chính của bài học Khi sử dụng đồ dùng trực quan, đặc biệt là khi quan sát tranh, ảnh động, mô hình, nếu giáo viên không định hướng cho học sinh quan sát sẽ dễ dẫn đến tình trạng học sinh sa vào những chi tiết nhỏ lẻ, không quan trọng. Nguyên tắc sử dụng đồ dùng trực quan: Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dục của bài học, năng lực nhận thức của học sinh để lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp. Vì vậy, cần xây dựng một hệ thống đồ dùng trực quan phong phú, phù hợp với từng bài học. 6 Phải đảm bảo được tất cả học sinh đều quan sát được. Phát huy tính tích cực của hs khi sử dụng đồ dùng trực quan bằng cách đặt học sinh vào tình huống có vấn đề. Đảm bảo kết hợp lời nói sinh động với việc trình bày các đồ dùng trực quan, đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của học sinh khi xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan. 3. Phương tiện dạy học Giúp học sinh dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn. Phương tiện dạy học giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp, giúp làm sinh động nội dung học tập. Phương tiện dạy học, bộ môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học. Phương tiện dạy học nâng cao hứng thú học tập, giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cậy...). Các phương tiện dạy học phần động cơ đốt trong: Phương tiện truyền tin: phần động cơ đốt trong cần sử dụng Máy chiếu để mô tả hình ảnh thật, mô hình, sự chuyển động hay nguyên lý làm việc của động cơ. Phần động cơ đốt trong cần phải đưa công nghệ thông tin vào với từng nội dung, ở đây người giáo viên phải trình chiếu, mô phỏng các sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu và hệ thống để học sinh khắc sâu kiến thức. ví dụ: mô phỏng nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong để học sinh thấy được các quá trình diễn ra trong một chu trình làm việc và sự đóng mở của các xu páp…, nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa để học sinh thấy được thứ tự nổ của các máy…Ngoài ra, việc mô phỏng này người giáo viên có thể làm từng bước chậm lại để học sinh quan sát kỹ hơn, từ đó tìm ra được các vấn đề nảy sinh và giải quyết các tình huống đó một cách sâu sắc hơn. Ví dụ: giải quyết vấn đề đặt ra là: vì sao giữa pít tông và xi lanh luôn chế tạo có 7 khe hở nhất định? Đầu pít tông lắp các xéc măng nhằm mục đích gì? hoặc giải thích vì sao trong cơ cấu phân phối khí số vòng quay trục cam chỉ bằng ½ số vòng quay trục khuỷu?... Những phương tiện mang tin gồm có các loại như sau: Các tài liệu in: Những tài liệu chép tay, vở viết, các tài liệu in. Sách giáo khoa, sách chuyên môn, tài liệu tham khảo. Chương trình môn học. Những phương tiện mang tin thị giác: Tranh vẽ, sơ đồ khối. Ảnh chụp: ảnh đen trắng và màu. Những phương tiện mang tin dùng cho việc hình thành khái niệm: Mô hình (tĩnh và động) của động cơ đốt trong. Tranh lắp ghép hoặc dán các cơ cấu và hệ thống của động cơ. Như vậy việc sử dụng phương tiện dạy học đối với phần động cơ đốt trong là hết sức cần thiết, nếu dạy “chay” phần này chỉ cung cấp cho học sinh khối lượng kiến thức trên cơ sở lý thuyết, xa rời với thực tiễn. II. PHẦN THỰC HÀNH 1. Thực trạng dạy học thực hành phần động cơ đốt trong Hiện nay, nội dung thực hành phần động cơ đốt trong ở các trường THPT chưa được chú trọng, trong phân phối chương trình, nội dung thực hành rất ít, hơn nữa điều kiện của giáo viên, nhà trường và xã hội tại các trường cho phần thực hành này rất hạn chế. Vì thế, hầu như giáo viên chỉ cho học sinh quan sát tranh, ảnh về mô hình động cơ đốt trong ở sách giáo khoa, như thế các em chỉ nhìn thấy một mặt của vấn đề. Theo tôi, nội dung thực hành của phần động cơ đốt trong rất quan trọng, vì phần này gắn liền với thực tiễn hàng ngày của chúng ta, có thể áp dụng chúng để giải quyết một số tình huống xảy ra trong cuộc sống. Vì vậy, chú trọng vào nội dung thực hành phần này là rất thiết thực, mỗi giáo viên công nghệ cần phải biết lựa chọn những phương pháp thực hành vừa phù hợp với điều kiện hiện có của khách quan, vừa phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh. 8 2. Phương pháp dạy học thực hành phần động cơ đốt trong Có rất nhiều phương pháp dạy học thực hành mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên không phải nội dung nào, môn học nào cũng sử dụng một phương pháp mà có hiệu quả cao, phải tùy vào từng nội dung, điều kiện dạy và học của từng trường, năng lực của từng giáo viên và học sinh để lựa chọn phương pháp dạy học thực hành phù hợp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất cho phần động cơ đốt trong. Nội dung thực hành của phần động cơ đốt trong chỉ ở mức độ tìm hiểu về mô hình động cơ đốt trong; quy trình tháo lắp động cơ đốt trong. Vì thế phương pháp dạy học thực hành phần này chủ yếu là thuyết trình có minh họa và phương pháp hoạt động nhóm kết hợp trực quan. Phương pháp hoạt động nhóm kết hợp trực quan: Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 học sinh, trong nhóm tự phân công công việc cho nhau. Chia nhóm nhỏ yêu cầu mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không ỷ lại cho người khác. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Giáo viên phải quan sát, nhắc nhở các nhóm làm việc, tránh tình trạng một số cá nhân không làm việc. Kết quả được các nhóm cử người đại diện trình bày trước lớp. Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Tuy nhiên, phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiết học, bởi ý thức tự giác của học sinh, cho nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lý. Ý nghĩa của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác, đoàn kết, hỗ trợ nhau giữa các thành viên trong tổ chức lao động. 9 3. Hình thức tổ chức dạy học thực hành Hình thức tổ chức dạy học là hình thức vận động của nội dung dạy học cụ thể trong không gian, địa điểm và những điều kiện xác định nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu dạy học. Có nhiều hình thức tổ chức dạy học đối với THPT, nhưng với nội dung thực hành động cơ đốt trong chủ yếu là hình thức tổ chức lớp – bài và hình thức thăm quan ngoại khóa. Hình thức tổ chức dạy học lớp – bài: Dạy học lớp - bài là hình thức dạy học mà với hình thức đó trong suốt thời gian học tập được quy định một cách chính xác và ở một địa điểm riêng biệt, giáo viên chỉ đạo hoạt động nhận thức có tính chất tập thể ổn định, có thành phần không đổi, đồng thời chú ý đến đặc điểm của từng học sinh để sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học nhất định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững tài liệu học... Hình thức tổ chức dạy học lớp bài sẽ giúp cho giáo viên dễ dàng kiểm soát các em về mọi mặt, làm chủ được thời gian và kiến thức dạy học. Hình thức này, giáo viên sẽ kết hợp các phương pháp dạy học tích cực, trong đó chọn phương pháp trực quan làm phương pháp dạy học chủ đạo, phương tiện của quá trình dạy học là tranh ảnh và máy chiếu. Hình thức tổ chức dạy học ngoại khóa: Ngoại khóa là hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp có kế hoạch, có phương hướng xá định, được học sinh thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện dưới sự điều khiển, hướng dẫn của giáo viên, nhằm bổ sung, cũng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức đã được học chính khóa, đồng thời góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh. Hoạt động ngoại khoá không chỉ giúp học sinh phát triển nhanh về tư duy, mà còn tạo cho học sinh khả năng ứng dụng tốt, vận dụng kiến thức linh hoạt vào thực tế. Thông qua hoạt động ngoại khoá, học sinh củng cố, mở rộng các kiến thức đã học, tìm kiếm các kiến thức mới, phát triển hứng thú nhận thức các môn học, do đó, kiến thức và kĩ năng của các em vững hơn, sâu và 10 rộng hơn. Hình thức tổ chức ngoại khóa phải được tổ chức trên cơ sở kiến thức các em đã được học chính khóa, phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh, đồng thời phải phù hợp với điều kiện hiện có của địa phương. Phương pháp ngoại khóa phù hợp nhất cho phần động cơ đốt trong chính là “thăm quan”. Sau khi học sinh có được kiến thức lý thuyết về phần động cơ đốt trong, việc thăm quan tới các xưởng sản xuất, xưởng sửa chữa hoặc các trung tâm dạy nghề cơ khí động lực là con đường ngắn nhất để các em khắc sâu kiến thức, gắn liềnlý thuyết với thực tiễn. III. QUÁ TRÌNH THỬ NGHIỆM 1. Tiến hành thử nghiệm 1.1. Nội dung lý thuyết Thử nghiệm 1: Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực cho phần “nguyên lý làm việc của động cơ Điêzen bốn kì”. Đồ dùng trực quan là ảnh chụp hình dạng bên ngoài của động cơ đốt trong, ảnh của mô hình động cơ đốt trong thể hiện kết cấu bên trong thân máy. Hình ảnh mô tả bốn quá trình làm việc của động cơ đốt trong bằng tranh vẽ phóng to của hình 21.2.a,b,c,d SGK, ảnh động về nguyên lý làm việc của động cơ điêzen bốn kì và hình vẽ thể hiện góc mở sớm, đóng muộn của các xu páp. Phương tiện là máy chiếu, nội dung bài học được trình chiếu bằng PowerPoint. Hoạt động của GV và HS Nội Dung Hoạt động 1: cho học sinh quan sát ảnh chụp về hình dạng bên ngoài của động cơ đốt trong: Động cơ Điêzen bốn kì, làm mát bằng nước. Dùng cho máy xây dựng. 11 Nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức khái quát về hình dạng bên ngoài của động cơ. - Cho học sinh quan sát mô hình động cơ đốt trong (Động cơ nhiêu xi lanh), nhằm thể hiện vị trí, hình dạng, cấu tạo của các chi tiết như: Pít tông, thanh truyền, trục khuỷu, xi lanh, xu páp… 12 Hoạt động 2: tìm hiểu về quá trình nạp khí mới vào xi lanh - Trực quan: cho học sinh quan sát hình vẽ a. Kì 1: Nạp phóng to 21.2.a và yêu cầu học sinh điền tên - Nhờ sự dẫn động của trục của các chi tiết trong hình vẽ. Kết hợp với khuỷu, pít tông đi từ ĐCT hình vẽ minh họa của giáo viên. xuống ĐCD, tương ứng trục khuỷu quay được 1800, xu páp nạp mở, xu páp thải đóng. - Thể tích xi lanh tăng dần, áp suất xi lanh giảm dần. - Do sự chênh lệch áp suất ở trong xi lanh so với trên đường ống nạp, không khí được nạp vào xi lanh qua cửa nạp. - Khi pít tông đến ĐCD, xu 1.Trục khuỷu 2.Thanh truyền 3.pít tông páp nạp đóng, kết thúc kì 4.Xi lanh 5.ống nạp 6. Xupap nạp nạp. - Phát vấn: + pít tông di chuyển từ vị trí nào tới vị trí nào? Pít tông di chuyển được nhờ sự dẫn động từ đâu? + Trục khuỷu quay được bao nhiêu độ? + Hai xu páp ở trạng thái gì? + Các yếu tố như: áp suất, thể tích xi lanh thay đổi như thế nào? + Không khí đi vào xi lanh của động cơ bằng cách nào? Hoạt động 3: Tìm hiểu về quá trình nén - Trực quan: cho học sinh quan sát tranh vẽ b. Kì 2: Nén phóng to hình 21.2.b. - Nhờ sự dẫn động của trục 13 khuỷu, pít tông đi từ ĐCD xuống ĐCT, tương ứng trục khuỷu quay được 1800, hai xupap đều đóng. - Thể tích xi lanh giảm dần, áp suất xi lanh tăng dần, nhiệt độ tang dần. 7. Vòi phun Phát vấn: + Pít tông di chuyển từ đâu đến đâu? Nhờ sự dẫn động của yếu tố nào? + Trục khuỷu quay được bao nhiêu độ? + Hai xu páp ở trạng thái gì? + Các yếu tố như: áp suất, thể tích, nhiệt độ trong xi lanh thay đổi như thế nào? + không khí trong xi lanh lúc này diễn biến ra sao? Cuối kì nén diễn ra quá trình gì? + Vì sao nhiên liệu được phun vào với áp suất cao? - Không khí bị nén, cuối kì nén vòi phun phun một lượng nhiên liệu điêzen vào với áp suất cao hòa trộn với không khí tạo thành hòa khí. - Nhiên liệu được phun vào với áp suất cao vì trong xi lanh lúc này áp suất cao, và các hạt nhiên liệu sẽ được xé tơi ở dạng sương mù dễ dàng hòa trộn với không khí. - Khi pít tông đến ĐCT kết thúc kì nén. Hoạt động 4: Tìm hiể về quá trình cháy- giãn nở - sinh công - Trực quan: cho học sinh quan sát tranh vẽ c. kì 3: Cháy - giãn nở phóng to hình 21.2c sinh công - Hòa khí với điều kiện áp suất cao, nhiệt độ cao cùng với tỉ số nén của điêzen cao nên tự bốc cháy. 14 - Áp suất khí cháy đẩy pít tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, tương ứng trục khuỷu quay được 1800, hai xupap vẫn đóng. - Phát vấn: - Lực đẩy của khí cháy làm + Hòa khí được đốt cháy bằng cách nào? vì trục khuỷu quay, tạo mô men quay quán tính nên gọi sao? + Pít tông di chuyển từ vị trí nào tới vị trí kì này là kì sinh công. nào? Nhờ sự dẫn động từ đâu? + Trục khuỷu quay được bao nhiêu độ? + Hai xu páp ở trạng thái như thế nào? + Tại sao gọi kì 3 là kì sinh công? + Tại sao trên các loại máy nông nghiệp thông dụng, động cơ đốt trong không có bugi? (hầu hết các máy nông nghiệp, động cơ sử dụng nhiên liệu điêzen nên hòa khí tự bốc cháy, không cần bu gi). Hoạt động 5: Tìm hiểu về quá trình thải khí cháy ra ngoài - Trực quan: cho học sinh quan sát tranh vẽ d. Kì 4: Thải phóng to hình 21.2.d. - Nhờ sự dẫn động của trục khuỷu, pít tông đi từ ĐCD xuống ĐCT, tương ứng trục khuỷu quay được 1800, xu páp nạp đóng, xu páp thải mở. - Thể tích xi lanh giảm dần, áp suất xi lanh giảm dần, 8. Ống thải 9. Xupap thải nhiệt độ giảm dần. - Phát vấn: 15 + Pít tông di chuyển từ vị trí nào tới vị trí - Do sự chênh lệch áp suất nào? Nhờ sự dẫn động từ đâu? ở trong xi lanh so với trên + Trục khuỷu quay được bao nhiêu độ? đường ống thải, cùng với + Hai xu páp ở trạng thái như thế nào? lực đẩy của pít tông, khí + Các yếu tố như: áp suất, thể tích, nhiệt độ cháy được thải ra ngoài trong xi lanh thay đổi như thế nào? theo đường ống thải. + Làm thế nào để thải sạch khí cháy ở trong - Trong thực tế khi pít tông xi lanh? đến ĐCT, xu páp thải chưa đóng, xupap thải thường mở sớm và đóng muộn nhằm thải sạch khí cháy ra ngoài. Hoạt động 6: Mô phỏng nguyên lý làm việc bằng ảnh động Sau khi giáo viên nhận xét, kết luận về nguyên lý làm việc của động cơ qua bốn quá trình, giáo viên trình chiếu bằng PowerPoint ảnh động mô phỏng chu trình làm việc của động cơ, để học sinh thấy được sự liên kết giữa các quá trình trong một chu trình. 12 0 120 16 Đồ thị góc mở sớm đóng muộn của xu páp: ĐCT kì thải kì nạp Xupap nạp: mở sớm ≈ 120 Đóng muộn ≈ 13,70 Xupap thải: mở sớm: ≈ 120 13,70 120 ĐCD Đóng muộn: ≈ 120 • Thử nghiệm 2: Áp dụng phương pháp đặt và giải quyết tình huống có vấn đề vào nội dung “hệ thống đánh lửa” áp dụng cho lớp 11A 2,4,6 năm học 2013 – 2014. Sau khi sử dụng phương pháp dạy học tích cực cho nội dung, đặt học sinh vào tình huống có vấn đề và yêu cầu học sinh giải quyết theo trình tự sau: - Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức Giáo viên tạo tình huống có vấn đề: “ Một người đang đi xe máy trên đường, tự dưng xe tắt máy dừng lại ở một nơi vắng người. Trong trường hợp này nếu hệ thống nhiên liệu vẫn bình thường thì người lái xe phải làm gì?” - Học sinh giải quyết vấn đề đặt ra. - Đề xuất cách giải quyết. Lập kế hoạch và giải quyết: Người lái xe phải tự kiểm tra sơ bộ về hệ thống điện và hệ thống nhiên liệu. Nếu nhiên liệu bình thường thì phải kiểm tra bugi. Tháo nắp chụp bugi Kiểm tra bu gi bị ướt hay bị bụi Dùng khăn hoặc dẻ lau sạch Đẩy nắp chụp bu gi - Kết luận: Thảo luận kết quả và đánh giá: Yêu cầu các ý kiến đánh giá phương án giải quyết của bạn 17 Giáo viên kết luận: Bugi là chi tiết thường hay bị lỏng nắp chụp, bị ướt hoặc bị bám bụi, làm cho dòng điện không đi qua được dẫn đến không đánh lửa được, thường hay xảy ra tình trạng tắt máy giữa chừng. Chúng ta cần phải chú ý đến bugi khi gặp tình huống như thế này. Mục đích của tình huống này giúp học sinh gắn liền lý thuyết đánh lửa với thực tiễn, đồng thời trang bị cho các em kinh nghiệm trong cuộc sống. 1.2. Nội dung thực hành • Thử nghiệm 1: áp dụng hình thức tổ chức dạy học lớp bài, phương pháp dạy học theo nhóm kết hợp trực quan, phương tiện máy chiếu để dạy nội dung thực hành “quy trình tháo lắp cơ cấu trục khuỷu thanh truyền”. Phương pháp: + Chia lớp học thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 học sinh. + Yêu cầu học sinh quan sát mô hình 20.1 SGK nhận dạng các bộ phận và kết cấu các chi tiết của động cơ. 1. Nắp máy 7. Trục cam 13. Chốt pít tông 2. Bugi 8. Bơm dầu bôi trơn 14. Xu páp nạp 3. Pít – tông 9. Các te 15. Bộ chế hòa khí 4. Bơm nước 10. Bánh rang phân phối 16. Xu páp thải 18 5. Con đội 11. Trục khuỷu 6. Bánh đà 12. Thanh truyền 17. Cò mổ 18. Đũa đẩy Phương tiện: Sử dụng máy chiếu cho học sinh quan sát sơ đồ vẽ tách các chi tiết của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. 1. Chốt piston 4. Đối trọng 7. Xéc măng 2. Thanh truyền 5. Bu lông thanh truyền 3. Đầu to thanh truyền 6. Piston 8. Má khuỷu 9. Bạc đầu to thanh truyền. Yêu cầu các nhóm lập quy trình tháo lắp cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. Mời đại diện các nhóm trình bày. Giáo viên nhận xét và kết luận. TT Nội dung các bước Thiết bị, vật Yêu tư cầu kĩ thuật Quy trình tháo: 1 Bước 1: Tháo các bộ phận liên Nới lỏng đều các quan theo trình tự riêng: nắp bu lông trên nắp máy( bao gồm các cụm chi tiết máy trên nắp), các te… 19 2 Quay trục khuỷu cho cổ biên định Tay quay, đột- Thao tác chính tháo xuống ĐCD, kiểm tra dấu búa xác, dấu phải rõ trên thanh truyền(nếu không có rang 3 dấu thì phải tiến hành lấy dấu). Tháo Bulông thanh truyền và lấy Tuýp 24 Nới 4 nắp đầu to thanh truyền ra. Tháo nhóm Piston thanh truyền ra Gậy gỗ, búa đều Tránh làm xước 5 khỏi động cơ và gá lại cả cụm. Tháo Bulông gối đỡ chính đưa Tuýp 30 xi lanh Nới lỏng 6 trục khuỷu ra ngoài. Vệ sinh sạch sẽ cả cụm Khay, Chổi đều Rửa sạch, thổi lông và dầu khô 7 8 lỏng dần Điêzen Tháo phanh hãm chốt Piston tháo Kìm mỏ nhọn, Thao tác chính Xecmăng dụng Tháo chốt Piston chuyên dùng. Đột, búa Tránh và nước 800 hỏng pít tông Quy trình lắp: 1 Lắp chốt Piston và phanh cụ xác làm chốt,Phanh 2 Lắp Xecmăng 3 chuyên dùng Lắp trục khuỷu vào thân động cơ. Tuýp 30 (Lực xiết Bulông hư Đột,búa,nước Không làm biến 800 kìm nhọn dạng hãm 4 dần Dụng cụ 28÷30 Dầu bôi trơn lỗ hãm đúng vị trí Đúng vị trí Tra dầu bôi trơn. Lắp đúng thứ tự. KG.m) Xiết từ giữa ra 2 Lắp cụm Piston thanh truyền vào Dầu bôi trơn, đầu. Chia trong Xilanh động cơ Xecmăng.Tra dầu Vòng hãm miệng bôi trơn. Lắp đúng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan