Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn nâng cao chất lượng dạy và học chương cấu tạo động cơ đốt trong – công nghệ...

Tài liệu Skkn nâng cao chất lượng dạy và học chương cấu tạo động cơ đốt trong – công nghệ 11 thpt thông qua việc sử dụng video clip

.PDF
35
114
62

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ***** BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CHƯƠNG “CẤU TẠO ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG” CÔNG NGHỆ 11 THPT THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG VIDEO CLIP Hà Tĩnh, Năm học 2018 - 2019 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ***** BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CHƯƠNG “CẤU TẠO ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG” CÔNG NGHỆ 11 THPT THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG VIDEO CLIP Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Oanh Đơn vị: Trường THPT Nghèn MỤC LỤC Hà Tĩnh, Năm học 2018 - 2019 Bìa Trang phụ bìa Mục lục Danh mục các chữ viết tắt trong đề tài Bản cam kết Phần mở đầu I. Bối ảnh của đề tài II. Lí do chọn đề tài III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu IV. Mục đích nghiên cứu V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Phần nội dung I. Cơ sở lí luận 1. II. Thực trạng của vấn đề III. Các biện pháp để tiến hành giải quyết vấn đề IV. Hiệu quả mang lại của sáng kiến V. Khả năng áp dụng và triển khai VI. Ý nghĩa của sáng kiến Phần kết luận I. Những bài học kinh nghiệm II. Những kiến nghị, đề xuất Phụ lục Tài liệu tham khảo DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI Viết tắt Viết đầy đủ ĐC Đối chứng GV Giáo viên HS Học sinh PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa TN Thực nghiệm THPT Trung học phổ thông TNSP Thực nghiệm sư phạm BẢN CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong sáng kiến là trung thực. Không sao chép chuyên đề, bài viết, công trình nghiên cứu của người khác; không vi phạm bản quyền. Tác giả PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài Để đáp ứng yêu cầu về vấn đề đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay, tất cả các giáo viên trong ngành giáo dục đã và đang tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động ngoại khoá, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. II. Lí do chọn đề tài Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học thì phương tiện dạy học đóng vai trò quan trọng. Phương tiện dạy học hiện đại ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng phổ biến và chiếm ưu thế. Chương trình Công nghệ 11, chương “Cấu tạo động cơ đốt trong” là một trong những chương có nội dung rất quan trọng và khá trừu tượng đối với học sinh. Sách giáo khoa THPT đã được biên soạn với hình thức và nội dung phong phú. Tuy nhiên, nguồn tư liệu về hình ảnh chưa nhiều. Để khắc phục hạn chế trên, giáo viên (GV) bộ môn thường tìm kiếm các videoclip đưa vào các bài dạy nhằm tăng tính hấp dẫn, tính trực quan cho học sinh (HS), nhưng việc tìm kiếm tài liệu mất nhiều thời gian và đôi khi chưa đủ đáp ứng yêu cầu sử dụng. Với những lí do trên tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng dạy và học chương Cấu tạo động cơ đốt trong – Công nghệ 11 THPT thông qua việc sử dụng video clip” Đề tài thể hiện cách nhận thức của tôi về vấn đề đổi mới giáo dục, hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc đào tạo những con người mới năng động, tự lực, sáng tạo, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, làm việc hiệu quả như mục tiêu của công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục đề ra. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1. Phạm vi nghiên cứu Chương “Cấu tạo động cơ đốt trong” Công nghệ 11 THPT và sử dụng các video clip hỗ trợ trong dạy học môn Công Nghệ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài - Lí luận và phương pháp dạy học môn Công nghệ ở trường THPT - Nội dung chương trình Công nghệ 11 THPT - Một số ứng dụng của CNTT trong dạy học Công nghệ IV. Mục đích nghiên cứu Sử dụng các video clip nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Công nghệ ở trường THPT. Đóng góp của đề tài về mặt lí luận: Hệ thống hoá cơ sở lí luận của việc xây dựng và sử dụng video clip trong dạy học môn Công nghệ ở trường THPT Về ứng dụng: Sưu tầm hệ thống video clip phục vụ dạy học chương “Cấu tạo động cơ đốt trong”. Biên soạn 4 giáo án trong chương “Cấu tạo động cơ đốt trong” có sử dụng các video clip. Thiết kế 1 buổi ngoại khóa để học sinh trải nghiệm sáng tạo. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 1. Giải pháp cũ thường làm: Sách giáo khoa Công nghệ 11 THPT đã được biên soạn với hình thức và nội dung phong phú. Ở các trường THPT hiện nay đã được trang bị thiết bị dạy học như mô hình động cơ đốt trong, tranh ảnh nhưng vẫn không đủ phục vụ cho nhiều lớp học trong cùng một khoảng thời gian. Các hình ảnh tĩnh không thể hiện được rõ nội dung và bản chất vấn đề cần nêu. Để khắc phục hạn chế trên, giáo viên bộ môn thường tìm kiếm các videoclip đưa vào các bài dạy nhằm tăng tính hấp dẫn, tính trực quan cho học sinh, nhưng việc tìm kiếm tài liệu mất nhiều thời gian và đôi khi chưa đủ đáp ứng yêu cầu sử dụng. Nhiều giáo viên vẫn còn phân vân không biết sử dụng như thế nào cho hợp lí và đặc biệt nguồn tài liệu phong phú trên mạng đó đã được kiểm định hay chưa. 2. Những điểm mới của sáng kiến: - Sáng kiến đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc xây dựng và sử dụng video clip trong dạy học môn Công nghệ ở trường THPT. - Sưu tầm, phân loại hệ thống video clip phục vụ dạy học chương “Cấu tạo động cơ đốt trong”. - Hướng dẫn người sử dụng biết cách cắt và xử lý các video clip cho phù hợp. - Biên soạn 4 giáo án trong chương “Cấu tạo động cơ đốt trong” có sử dụng các video clip. Giáo viên dễ dàng sử dụng, thay đổi nội dung cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Sử dụng các video clip để thiết kế 1 buổi ngoại khóa có nội dung về động cơ đốt trong. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỆ THỐNG VIDEO CLIP TRONG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG THPT 1. Khái niệm video clip Video là một dạng hình ảnh động tập hợp của rất nhiều hình ảnh tĩnh kết hợp lại với nhau, thường thì 1 giây có 24 hình. 2. Yêu cầu đối với video clip Đối tượng phục vụ của video clip hỗ trợ dạy học là GV và HS vì vậy nội dung của tài liệu phải được lựa chọn và xây dựng sao cho nó có thể đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Video clip phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc: đảm bảo mục tiêu dạy học, đảm bảo tính sư phạm, đảm bảo tính đặc thù của bộ môn. 3. Một số yêu cầu đối với người sử dụng video clip - Biết sử dụng các phần mềm mở được các file video. - Biết cách sử dụng máy tính, lắp ghép các thiết bị ngoại vi như loa, máy chiếu projecter vào máy tính. - Khi sử dụng giáo án, GV cần phải chỉnh sửa để phù hợp với đối tượng HS. II. Thực trạng của vấn đề 1. Thực trạng dạy học môn công nghệ ở các trường THPT hiện nay Nội dung kiến thức của chương: nghiên cứu về cấu tạo, nhiệm vụ và nguyên lí làm việc của các cơ cấu, các hệ thống của động cơ đốt trong. Khi dạy đến phần nguyên lí hoạt động của các cơ cấu, hệ thống của động cơ đốt trong thì việc sử dụng hình ảnh tĩnh không thể hiện được hết bản chất của hiện tượng. Số lượng mô hình động cơ đốt trong không đủ để cho các giáo viên dạy trong cùng một thời điểm. Hơn nữa mô hình động cơ đốt trong đã bị hư hỏng, không hoạt động được. 2. Khó khăn gặp phải trong vấn đề chọn sáng kiến Các video clip đăng tải trên mạng có nội dung bằng tiếng việt rất ít. Phải tìm kiếm trên các trang mạng nước ngoài. Việc tìm kiếm thông tin bằng tiếng nước ngoài là một vấn đề khó khăn. Các video có nội dung rất dài, tải về máy chiếm nhiều dung lượng. Việc xử lí cắt ghép các video mất rất nhiều thời gian. 3. Thuận lợi khi thực hiện: Hầu hết các lớp học ở trường tiến hành thực nghiệm đều có máy chiếu nên việc áp dụng thực nghiệm để kiểm tra đánh giá rất thuận tiện. III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 1. Các bước cụ thể tiến hành - Tìm hiểu nội dung dạy học chương “Cấu tạo động cơ đốt trong” Công nghệ 11 THPT. - Tìm hiểu thực trạng dạy và học môn Công nghệ 11 THPT ở một số trường thuộc tỉnh Hà Tĩnh. - Sưu tầm, tổng hợp các video clip. - Phân loại, cắt ghép, sắp xếp các video clip theo từng bài trong chương. - Soạn 4 giáo án có sử dụng các video clip - Thiết kế nội dung buổi ngoại khóa - Tiến hành thực nghiệm sư phạm - Đánh giá kết quả thực nghiệm qua các bài kiểm tra của học sinh, dự giờ các tiết thực nghiệm, toàn tổ trao đổi góp ý. 2. Phương pháp tiến hành - Tìm hiểu thực trạng dạy và học: Gặp gỡ ban giám hiệu nhà trường, tham quan phòng máy vi tính, phòng thí nghiệm. Trao đổi trực tiếp với tổ bộ môn và các GV môn Công nghệ, dự giờ, sử dụng phiếu thăm dò ý kiến. - Đánh giá kết quả thực nghiệm: Ngoài việc kiểm tra kết quả học tập sau mỗi tiết học, chúng tôi tiến hành cho các lớp đối chứng và thực nghiệm làm bài kiểm tra cuối chương. Sau đó chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lí kết quả thu được theo phương pháp thống kê toán học. IV. Hiệu quả mang lại của sáng kiến Giáo án, bài giảng mà chúng tôi tiến hành giảng dạy được được sử dụng video clip hỗ trợ dạy học chương “Cấu tạo động cơ đốt trong” Công nghệ 11 THPT bao gồm: Giáo án 1: Cơ cấu phân phối khí Giáo án 2: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền Giáo án 3: Hệ thống bôi trơn Giáo án 4: Hệ thống làm mát Kết quả thực nghiệm sư phạm - Đánh giá định tính Chúng tôi sử dụng video clip hỗ trợ trong các tiết dạy có tác dụng kích thích HS tự lực xây dựng kiến thức mới, khai thác các khía cạnh của kiến thức. Các tiết dạy thực nghiệm đã lôi cuốn sự chú ý của HS, các em tích cực suy nghĩ, mạnh dạn tranh luận và tự tin trình bày quan điểm của mình trước tập thể. Cuối các tiết học, chúng tôi sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm để củng cố kiến thức, ở lớp thực nghiệm các em trả lời đúng nhiều hơn, diễn đạt rõ ràng và khá mạch lạc. Điều này chứng tỏ các em ở lớp thực nghiệm nắm vững kiến thức hơn lớp đối chứng. - Đánh giá định lượng Để đánh giá kết quả TNSP, ngoài việc kiểm tra kết quả học tập sau mỗi tiết học, chúng tôi tiến hành cho 6 lớp TN và ĐC làm bài kiểm tra cuối chương. Bài kiểm tra HS làm trong thời gian 45 phút với 25 câu trắc nghiệm khách quan, sử dụng phần mềm trộn đề để tăng tính khách quan. Sau đó chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lí kết quả thu được theo phương pháp thống kê toán học. Kết quả: điểm trung bình cộng của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình cộng của nhóm đối chứng là thực chất, không phải do ngẫu nhiên. Điều đó cho phép kết luận việc sử dụng video clip hỗ trợ vào dạy học chương “Cấu tạo động cơ đốt trong” Công nghệ 11 THPT đã mang lại hiệu quả cao hơn so với tiến trình dạy học thông thường. V. Khả năng ứng dụng triển khai: Sáng kiến được triển khai ở môn Công nghệ khối lớp 11. Hệ thống các video clip không chỉ áp dụng cho các tiết dạy trên lớp mà còn có thể sử dụng để thiết kế các buổi trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Đặc biệt có thể triển khai ở các ngành như động cơ đốt trong, ngành cơ khí của các trường cao đẳng, dạy nghề. VI. Ý nghĩa của sáng kiến Chất lượng dạy và học chương “Cấu tạo động cơ đốt trong” được nâng cao thông qua việc xây sử dụng Video clip. Góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc của giáo viên PHẦN KẾT LUẬN I. Những bài học kinh nghiệm Các video clip hỗ trợ dạy học có thể cắt ghép để phù hợp với thời gian, nội dung bài dạy và đối tượng học sinh. Trong các tiết thực nghiệm ban đầu, cần có sự hỗ trợ của đồng nghiệp trong việc dự giờ, đánh giá. Qua những nhận xét và góp ý của đồng nghiệp, chúng tôi tiếp nhận ý kiến để hoàn thiện hơn. Đợt thực nghiệm ban đầu cho kết quả tốt, chúng tôi áp dụng dạy thực nghiệm lần hai với tất cả các lớp trong khối. năm học này chúng tôi sẽ áp dụng đề tài cho nhiều trường trong tỉnh. II. Những kiến nghị, đề xuất Để phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp hạy học với sự hỗ trợ của Video clip, cần tổ chức cho HS làm quen với môi trường học tập mới từ các lớp dưới và từ các phần học trước. Trang bị cho HS những kiến thức và kĩ năng tin học cơ bản phục vụ cho mục đích học tập. Phải nâng cao cơ sở vật chất như: phương tiện nghe nhìn , máy chiếu, máy vi tính…cho các trường phổ thông. Nên có phòng học bộ môn để tạo điều kiện sử dụng phương pháp dạy học hiện đại vào quá trình dạy học một cách tốt nhất. Số lượng HS mỗi lớp nên có khoảng từ 30 đến 35 HS để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức học tập, thảo luận theo nhóm. Có biện pháp khuyến khích GV ứng dụng phương tiện dạy học hiện đại trong quá trình dạy học Mặc dầu đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu xây dựng và tiến hành đưa đề tài áp dụng vào dạy học nhưng do giới hạn về nội dung của đề tài, thời gian thực hiện , điều kiện cơ sở vật chất nên đề tài chỉ dừng lại ở chương “Cấu tạo động cơ đốt trong”. Có thể mở rộng đề tài cho một khối lớp hoặc cả chương trình Công nghệ THPT nếu có sự cộng tác nhiệt tình của đồng nghiệp. Trong thời gian tới, cùng với sự giúp đỡ, sự ủng hộ và cộng tác của đồng nghiệp và sự cố gắng của bản thân. Hy vọng đề tài sẽ được hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao hơn trong dạy học Công nghệ. Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Văn Khôi (chủ biên), Nguyễn Văn Ánh, Nguyễn Trọng Bình, Đặng Văn Cứ, Nguyễn Trọng Khanh, Trần Hữu Quế (2015), Sách giáo khoa Công nghệ 11, NXB Giáo dục. [2]. Nguyễn Văn Khôi (chủ biên), Nguyễn Văn Ánh, Nguyễn Trọng Bình, Đặng Văn Cứ, Nguyễn Trọng Khanh, Trần Hữu Quế (2015), Sách giáo viên Công nghệ 11, NXB Giáo dục. [3]. Nguyễn Thị Dung, Lê Thị Thu Hằng, Đỗ Ngọc Hồng, Nguyễn Văn Khôi, Phan Thị Lạc, Trần Thị Nhung (2005), Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn công nghệ trung học phổ thông, NXB Giáo dục. [4]. Thái Duy Tuyên, PPDH truyền thống và đổi mới, NXBGD, HN. Website [5]. http://taimienphi.vn/download-free-video-cutter-joiner-2311 [6]. http://www.vi.wikipedia.org PHỤ LỤC GIÁO ÁN CÁC BÀI TRONG CHƯƠNG “CẤU TẠO ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG” Ngày soạn ...................... Tiết ....... Bài 23 : CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu được nhiệm vụ, cấu tạo của pittông, trục khuỷu, thanh truyền. 2. Kỹ năng -Vận dụng kiến thức đó biết để có thể trình bày trên mô hình 3. Thái độ - HS có ý thức trong học tập II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Tranh vẽ H 23.1, H23.2. H23.3, H23.4 - Một số video clip 2. Học sinh III. Bài cũ - Nêu nhiệm vụ của thân máy và nắp máy IV.Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động 1: Giới thiệu chung về cơ cấu trục khuỷu thanh truyền Hoạt động của GV Hoạt động học của HS Kiến thức cần đạt - Yêu cầu HS đọc SGK, trả - Nghiên cứu SGK, lời câu hỏi trả lời câu hỏi. ? Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền được chia thành mấy nhóm? ? Khi động cơ hoạt động, pittông, trục khuỷu, thanh truyền chuyển động như thế nào? - Cho HS quan sát 2 video - Xem video clip về hoạt động của pittông, thanh truyền và trục khuỷu - GV phân lớp thành 3 nhóm nghiên cứu về nhiệm vụ, cấu tạo của pittông, thanh truyền và trục khuỷu. - Các nhóm nhận nhiệm vụ. Trao đổi, cử đại diện trình bày. I. Giới thiệu chung + Chia làm 3 nhóm: nhóm pittông, nhóm trục khuỷu, nhóm thanh truyền. + Pittông chuyển động tịnh tiến, thanh truyền truyền lực, trục khuỷu chuyển động quay Hoạt động 2: Tìm hiểu về pittông Hoạt động của GV Hoạt động học của Kiến thức cần đạt HS - Yêu cầu HS phải trả lời - Nhóm 1 cử đại diện II. Pittông được các câu hỏi sau: trình bày 1. Nhiệm vụ: + Cùng với xilanh và nắp máy tạo ? Nêu nhiệm vụ của pittông? thành không gian làm việc. + Nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền lực cho trục khuỷu để sinh công và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện quá trình nạp, nén, thải. 2. Cấu tạo: ? Nêu cấu tạo của pittông? + Pittông gồm 3 phần: đỉnh, đầu và thân. + Đỉnh có 3 dạng: bằng, lồi, lõm ? Đỉnh pittông có mấy dạng? Nhiệm vụ? ? Cấu tạo, nhiệm vụ của đầu và thân pittông? + Đầu : bao kín buồng cháy. Trên đầu có các rãnh để lắp mecxăng, mecxăng khí lắp ở trên, mecxăng dầu lắp ở dưới. + Thân: dẫn hướng chuyển động cho pittông, liên kết với thanh truyền để truyền lực. Trên thân có lỗ ngang để lắp chốt pittông. ? Tại sao không làm pittông khít với xilanh để không + Khi động cơ hoạt phải sử dụng xecmăng? động, nhiệt độ và ma sát giữa các chi tiết rất lớn. Xéc măng còn có tác dụng để đưa dầu đi bôi trơn, làm mát các chi tiết. Hoạt động 3: Tìm hiểu về thanh truyền Hoạt động của GV Hoạt động học của HS - Nhóm 2 cử đại diện trình bày. ? Nêu nhiệm vụ và cấu tạo - HS có thể chỉ trên của thanh truyền? tranh vẽ - GV giới thiệu H 23.3 ? Tại sao ở đầu nhỏ và đầu to thanh truyền lại phải lắp Kiến thức cần đạt III. Thanh truyền 1. Nhiệm vụ : - Truyền lực giữa pittông và trục khuỷu 2. Cấu tạo: Gồm 3 phần: đầu nhỏ, thân và đầu to bạc lót và ổ bi? Gợi ý: lắp thêm bạc hoặc ổ bi để làm giảm ma sát, giảm độ mài mòn. Hoạt động 4: Tìm hiểu về trục khuỷu Hoạt động của GV Hoạt động học của HS Kiến thức cần đạt IV. Trục khuỷu 1. Nhiệm vụ: ? Nêu nhiệm vụ và cấu tạo - Đại diện nhóm 3 - Nhận lực từ thanh truyền tạo của trục khuỷu trình bày cấu tạo và momen quay, dẫn động các cơ cấu nhiệm vụ trục khuỷu. và hệ thống của động cơ. 2. Cấu tạo : Gồm: cổ khuỷu, chốt khuỷu, má khuỷu. - Yêu cầu HS chỉ trên hình + Lắp thêm đối trọng vẽ để cân bằng trục khuỷu. ? Trên má khuỷu làm thêm đối trọng để làm gì? Hoạt động 5: Củng cố kiến thức - GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài:cấu tạo và nhiệm vụ của pittông, trục khuỷu, thanh truyền GV cho HS xem clip về quy trình sản xuất pitton Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà - Làm bài tập 1, 2, 3 trang 109 - Đọc và nghiên cứu bài 24 cơ cấu phân phối khí
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng