Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một vài suy nghĩ về phương pháp dạy truyện dân gian (truyền thuyết) trong c...

Tài liệu Skkn một vài suy nghĩ về phương pháp dạy truyện dân gian (truyền thuyết) trong chương trình ngữ văn lớp 6 tập i

.DOC
12
373
124

Mô tả:

Một vài suy nghĩ về phương pháp dạy truyện dân gian (truyền thuyết) trong chương trình Ngữ Văn lớp 6 tập I. I. Đặt vấn đề: Lịch sử dạy học từ xưa đến nay cho thấy truyện dân gian là những tác phẩm được sáng tác do một thể hay truyền miệng. Hiện tại, thể loại này do nhân dân sáng tạo ra vẫn mang giá trị lịch sử và tiếng nói thắng thắn của quần chúng nhân dân lao động trong xã hội. Truyện dân gian vốn là tiếng nói chung của nhân dân nên tác phẩm nào cũng mang giá trị lịch sử và ý nghĩa giáo dục.Khi tiếp cận tác phẩm phần nào chúng ta thấy được đặc trưng riêng của lịch sử dân tộc dẫn tới thể loại truyền thuyết trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam rất phong phú và đã để lại một số lượng lớn các tác phẩm…Do vậy, việc tiếp cận truyền thuyết theo đúng đặc trưng thể loại là một việc làm vô cùng có ý nghĩa. Chương trình Ngữ Văn lớp 6 tập I, thể loại văn học dân gian được đưa vào gồm: Truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, thành ngữ…Như vậy nghĩa là thể loại này đưa vào chương trình khá nhiều so với các thể loại văn học dân gian khác nên nó có một vị trí rất quan trọng. II. Phương pháp chung: 1. Một số đặc điểm biết khi dạy truyện dân gian. - Muốn hiểu được tác phẩm văn học dân gian chúng ta phải giải mã tác phẩm theo đúng đặc trưng thể loại. - Thực tiễn trong công việc dạy- học văn học trong các nhà trường hiện nay còn có những giáo viên hướng dẫn học sinh đọc - hiểu tác phẩm văn học dân gian nói chung và những tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết nói riêng còn xa rời đặc trưng thể loại. - Dạy học ngày nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học trò, tức là thầy đóng vai trò là người tổ chức hướng dẫn trò khám phá ra tri thức. Giờ dạy học văn không còn là giờ giảng văn truyền thống mà là giờ đọc - hiểu văn bản. Có nghĩa là dưới sự tổ chức hướng dẫn của thầy trò phải đọc và hiểu được văn bản. 2. Những cơ sở khoa học và thực tiễn. a. Một vài điểm lưu ý khác biệt giữa thể loại truyền thuyết với một số thể loại văn học dân gian khác dề nhầm lẫn. - Truyền thuyết với thần thoại: +Thần thoại ra đời từ thưở "hồng hoang" của người nhằm giải thích nguồn gốc của một số sự vật và một số hiện tượng của tự nhiên và xã hội. Khi nhận thức của con người phát triển đến một trình độ nhất định nào đó thì sáng tác thần thoại chấm dứt. +Truyền thuyết ra đời giai đoạn sau của thần thoại và tiếp tục tồn tại song hành với lịch sử, phán ánh lịch sử theo quan điểm dân gian. - Truyền thuyết với truyện cổ tích: + Truyện cổ tích là truyện kể về những điều không có thực, ít yếu tố hiện thực những chuyện không thể xảy ra trong thực tế. + Truyền thuyết là truyện kể về những điều có thực hay ít nhiều cũng liên quan đến điều có thực hoặc làm cho người kể và người nghe nhận thức như là những điều có thật. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng và kì ảo. Truyện truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. * Truyền thuyết có các tiểu loại khác nhau: +Truyền thuyết địa danh là những truyện kể dân gian về nguồn gốc lịch sử của những tên gọi địa lí khác nhau hoặc về nguồn gốc bên trong những đặc điểm, địa hình, .. ví dụ: Sự tích Sông Tô Lịch, Sự tích Hồ Tây,… +Truyền thuyết phổ hệ là những truyện kể dân gian về nguồn gốc của các thị tộc, bộ lạc, làng xã… ví dụ: Truyền thuyết Hùng Vương, truyền thuyết về Trạng Bùng. +Truyền thuyết lịch sử là những truyện kể dân gian về các nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử: ví dụ: Lê Lợi. Hai Bà Trưng, Bà Triệu. 3. Đặc điểm nội dung của truyện truyền thuyết. - Truyền thuyết là những truyện kể dân gian về về những việc có thực những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử trong quá khứ có liên quan đến vận mệnh dân tộc, vận mệnh quốc gia. Đây chính là phần cốt lõi lịch sử của truyện. - Khi kể lại cái cốt lõi lịch sử này nhân dân đã kì diệu hoá các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử bằng phương pháp tư duy của thần thoại. người ta gọi đây là phần tư tưởng hoang đường của truyện. 4. Vài nét về phương pháp dạy một truyện truyền thuyết. Trước hết phải hiểu được đặc điểm về thi pháp của truyện truyền thuyết. Nếu như nhân vật trong truyện cổ tích, sự kiện trong truyện cổ tích là nhân vật hư cấu, sự kiện hư cấu thì nhân vật trong truyện truyền thuyết, sự kiện trong truyện truyền thuyết là những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử. Truyện truyền thuyết không chỉ có chức năng, ghi chép lịch sử mà còn có chức năng phản ánh, ghi lại thái độ, tư tưởng, tình cảm và quan điểm của dân gian về các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử bằng hình thức nghệ thuật ngôn từ. Vì vậy trong quá trình giảng dạy và kinh nghiệm cho thấy rằng để học sinh lớp 6 hiểu được đầy đủ về nguồn gốc, giá trị tư tưởng và ý nghĩa của truyện dân gian thì việc đọc - hiểu văn bản là vô cùng quan trọng và thiết thực. Phải chăng đây là phương pháp dạy học mới hiện nay.Để làm được điều đó giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc kĩ, đọc đúng ngữ điệu của từng nhân vật trong từng hoàn cảnh khác nhau, đọc để cảm nhận được nội dung tác phẩm. Đọc để thâm nhập văn bản như người sáng tác văn bản.Có như thế người đọc mới thấm nhuần và hiểu sâu sắc tư tưởng, tình cảm của nhân vật. Thầy là người thiết kế, trò thi công nghĩa là thầy mở đường cho học sinh bước vào văn bản để hiểu đời sống, thể nghiệm, tìm hiểu nhận định rút ra kết luận về tư tưởng, tình cảm của tác phẩm. Thứ hai trong giáo án phải là một hệ thống gồm ý lớn ý nhỏ, chỗ nào nêu câu hỏi, chỗ nào nêu nội dung, giá trị nội dung gồm mấy điểm, giá trị nghệ thuật gồm mấy điểm. Vì vậy cần phải khai thác hết mà không bỏ sót điểm nào nhưng phương pháp này là hoạt động hình thức bề ngoài mà chủ yếu là giúp học sinh thâm nhập vào văn bản để khám phá văn bản. Thấy phải là người biết trân trọng những cảm thụ, thể nghiệm, lý giải độc đáo của trò, biết phát huy và nâng những thể nghiệm ấy thành năng lực đọc tự giác. Muốn vậy cần coi trọng thời gian tự đọc của học sinh. Thông thường học sinh đọc qua loa, chưa hiểu gì, còn thầy cô thì xem đồng hồ để chấm dứt đúng lúc việc đọc nhằm chuyển sang nêu câu hỏi theo ý đồ của giáo án. Thầy hỏi trò trả lời nhưng chỉ hời hợt, nhạt nhẽo vô bổ lại mất thì giờ. Để học sinh hiểu tác phẩm thì văn bản phải không quá dài hoặc thời lượng bài học nhiều hơn. Muốn vậy phải hiểu ngôn từ, kết cấu, nhân vật, tình huống, kết cụ đến mức có thể cảm nhận, thể nghiệm suy nghĩ cùng nhân vật, tức là " đi vào văn bản". Nhưng như thế cũng chỉ mới nắm được phần " cái biểu đạt" của văn bản. Đối với văn bản văn học cổ văn học dân gian có nhiều yếu tố cần giải nghĩa, những từ ngữ địa phương thì giáo viên phải có giáo án tối ưu để xử lí. Điểm then chốt để học sinh tư duy sau khi đọc là thầy giúp học sinh tìm " điểm chưa xác định" hay " điểm còn để trống" của văn bản. Điểm đó thường là chủ đề, tư tưởng, dụng ý, cách diễn đạt, từ ngữ phi lôgíc giáo án của thầy dành cho trò chủ yếu là gợi ra những điểm chưa xác định đó. Ví dụ văn bản "Sơn Tinh Thuỷ Tinh" nếu chỉ đọc qua thì chỉ biết đó là cuộc chiến giữa hai nhân vật Sơn Tinh và Thuỷ Tinh chứ chưa biết đằng sau nó có ý nghĩa gì sâu sắc hơn nữa? hay văn bản " Bánh Chưng Bánh Giầy" thì điểm chưa xác định là tại sao lại dùng hai loại bánh này làm nhan đề mà không chọn tên bài khác. Tên bánh này có ý nghĩa gì và giải thích như thế nào? Tại sao vua lại chọn bánh của Lang Liêu? Điều này học sinh sẽ dựa vào văn bản để tư duy tìm câu hỏi trả lời, từ đó giáo viên tuỳ vào câu trả lời rồi nâng cao lên làm cho chính xác thêm. Như thế cá tính của học sinh được bộc lộ, khẳng định và chắp cánh. Dạy theo phương pháp này vai trò của giáo viên không thể thiếu nhưng chủ thể học sinh không bị đẩy vào thế thụ động, ngược lại, được phát huy cao độ. Tuy nhiên phương pháp này học sinh chưa được hưởng ứng nhiều vì quen lối học thụ động nhưng nếu kiên trì học theo phương pháp này chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Thứ 3 giáo viên biến giờ học văn thành không gian đối thoại. Phải chăng giáo viên giúp học sinh phải thác điểm chưa xác định là tiền đề để biến giờ học văn trở thành giờ đối thoại giữa thầy và trò, giữa thầy với văn bản, trò với trò. "Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều là một cuộc đấu tranh đối voíư từng người trong công chúng. Đây là vấn đề giáo viên cần chú ý để biết phương pháp dạy mới.Vì vậy đối thoại đòi hỏi các bên các bêb đều có mục đích chung, hai bên đều là chủ thể, đối tượng là quá trình giao lưu, hợp tác, cùng tham gia, cùng sáng tạo. Vì thế thầy được dùng tư duy để áp đặt cho học sinh mà thầy chỉ là người khích lệ học trò. Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã từng áp dụng giảng dạy và áp dụng cho từng học sinh tôi lớp 6Avà B khi dạy tác phẩm văn học dân gian. III.Cách dạy một truyện truyền thuyết cụ thể. Tiết 9: SƠN TINH - THỦY TINH A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Hiểu được truyện truyền thuyết "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" nhằm giải thích hiện tượng lụt lội xảy ra ở châu thổ Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên tai lũ lụt. - Rèn kỹ năng đọc sáng tạo, kể. - Giáo dục học sinh biết bảo vệ thiên nhiên. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu văn học dân gian, sưu tầm tranh ảnh về cảnh lụt lội và bức tranh về các thuỷ điện, bảng phụ. - Học sinh: Học bài, soạn bài đầy đủ. C. Phương pháp : Nêu vấn đề , phân tích , gợi mở , sắm vai D.Tiến trình lên lớp I. Ổn định : Kiểm tra sỉ số II. Bài cũ Nêu ý nghĩa của tuyện “ Thánh Gióng”?Theo em trong truyện chi tiết nào đẹp nhất ? vì sao ? III. Bài mới H»ng n¨m, cø vµo mïa ®«ng (10 ->12) th× trêi l¹i ma nh trót níc, lò lôt x¶y ra triÒn miªn. V× sao vµo thêi gian nµy, ma vµ lò lôt l¹i x¶y ra. Nh©n d©n ta ®· gi¶i thÝch hiÖn tîng nµy b»ng truyÒn thuyÕt S¬n Tinh, Thuû Tinh. TiÕt häc nµy chóng ta sÏ t×m hiÓu truyÒn thuyÕt nµy ®Ó gi¶i thÝch hiÖn tîng nªu trªn. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1 I. Đọc -hiểu chú thích. GV hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích. 1. Khái niệm về truyện dân gian và Lưu ý: Đây là tiết 9 của chương trình nên ta truyện truyền thuyết. không nhất thiết phải giới thiệu lại về truyện dân gian hay truyện truyền thuyết nữa. 2. Tác phẩm:sgk Gọi 1-> 2 HS tóm tắt -> GV tóm tắt lại - Giới thiệu nguồn góc của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ? Ở núi Tản Viên có thờ vị thần thiêng liêng 3. Giải thích từ khó nhất của nước ta xưa là gì? Hs : Sơn tinh ?Trong văn bản những từ nào làm cho em (2), (4), (6) khó hiểu ? Hãy giải thích các từ :Tản Viên, II. Đọc-hiểu văn bản Sơn tinh, Thuỷ Tinh, Ván , cồn 1.Đọc: 2.Tìm hiểu văn bản: Hoạt động 2 1. Bố cục 3 đoạn Chậm rải 2 đoạn đầu , bình tĩnh ở đoạn +Đ1 đầu->Một thứ một đôi : Vua Hùng cuối, nhanh gấp ở đoạn giữa -> gọi HS đọc kén rể GV nhậ xét cách đọc và sữa lỗi +Đ2 : -> Thần nước rút lui : Sơn tinh, thuỷ tinh cầu hôn, cuộc giao tranh xảy ra ? Truyện chia làm mấy đoạn? Nội dung? +Đ3 : Còn lại : Sự trả thù hàng năm của Hs : thuỷ tinh và chiến thắng của Sơn tinh ? Truyện gắn với thời đại nào? 2 Vua Hùng kén rể : Hs : thời đaị vua Hùng - Lí do :Vua chỉ có 1cô con gái xinh đẹp + Cả 2 đến cầu hôn cùng 1 lúc, đều tài Nhân vật chính của truyện là ai? giỏi Hs : Sơn tinh, thuỷ tinh * Sơn Tinh: chúa non cao ?Vua Hùng kén rể trong điều kiện ntn? * Thuỷ Tinh: chúa vùng nước thẳm Hs : => Tài cao , phép lạ ? Sơn tinh, Thuỷ tinh là người ntn? Hs : - Không biết chọn ai làm rể -> thách cưới Cả 2 chàng trai đến cầu hôn có ai thua kém -> Thuận lợi cho Sơn tinh ai không ? Hs : Không ? Trước tài năng của 2 vị thần Vua đã làm gì để chọn rể ? Hs : Thách cưới ? Em có nhận xét gì về lễ vật mà vua Hùng đưa ra ? Hs : Đều có ở miền núi thuận lợi cho ST 2 . Cuộc giao tranh giữa ST Và TT ? Từ đó cho thấy tình cảm của Vua Hùng - ST đem sính lễ đến trước cưới đựoc vợ đối với Sơn tinh ra sao ? Hs : cảm tình, yêu mến , muốn chàn làm - TT đến sau không lấy được vợ,nổi giận con rể đem quân đuổi theo -> Giao tranh xảy ra ? Cuộc đua tài kến rễ giữa ST và TT diến ra ntn ? Hs : GV cho hs xem tranh cuộc giao trạm giưa - ST không hề run sợ, chống cự 1 cách Sơn Tinh và Thuỷ Tinh quyết liệt : Nước dâng cao bao nhiêu thì Không lấy được vợ Thuỷ Tinh đã làm gì ? núi dâng cao bấy nhiêu, bốc từng quả đồi Hs : Nổi giận đem quân đuổi theo định ngăn nước lũ cướp vợ ? ST đã đối phó với TT ntn ? - ST đã chiến thắng, TT thất bại hàng Hs : năm dâng nước đánh ST -> gây ra lũ lụt 3. Ý nghĩa xây dựng 2 nhân vật ? Kết qủa ra sao ? - ST, TT là nhân vật mang tính chất Hs : hoang đường kì ảo do nhân dân tưởng tượng ra ? Theo em Sơn Tinh và Thuỷ Tinh là 2 + TT là thần nước tương trưng cho sức nhân vật có thật không ? Nhân dân ta đã mạnh của mưa lụt hàng năm xây dựng hình tượng 2 nhân vật này nhằm + ST là thần núi , s/m vĩ đại của nhân mục đích gì? dân ta trong việc chống lũ lụt hàng năm Hs : -> Ước mơ chiến thắng thiên tai bảo vệ mùa màng và c/s con người 4.Ý nghĩa của truyện - Giải thích hiện tượng mưa, gió, bão lụt - Thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên nhiên - Ca ngợi công lao giữ nước của vua HS thảo luận nhóm 4p. Hùng Ghi vào bảng phụ, sau đó treo lên bảng - Xây dựng hình tượng nghệ thuật mang trình bày tính tượng trưng, khái quát cao ? Truyện muốn giải thích điều gì? Ca ngợi * Ghi nhớ : SGK điều gì? GVnhận xét , đánh giá III. Luyện tập: Bài tập: Em hãy dựa vào truyện kể sáng Gọi hs đọc ghi nhớ (SGK) tạo câu chuyện "Sơn Tinh Thuỷ Tinh". Hs : đọc Gọi 4 hs đóng 4 vai : Vua Hùng, Mị nương, ST, TT kể lại nội dung câu chuyện GV nhận xét, có thể lấy điểm IV. Củng cố: GV hệ thống lại toàn bài, Hs đọc ghi nhớ ? Truyện có nhân vật nào? Thời vua nào? Sính lễ vua đưa ra? ? Đánh nhau rồng rã mấy năm? Ai thắng? Ý nghĩa? V. Dặn dò - Tóm tắt truyện , nắm các chi tiết hoang đường kì ảo - Học ghi nhớ sgk. - Chuẩn bị : Sự tích Hồ Gươm IV.Kết luận: Giảng dạy truyện dân gian (truyện truyền thuyết) là một hoạt động hội tụ được nhiều kĩ năng và tri thức, trong đó hạt nhân là kiến thức và kĩ năng xử li những văn bản truyện dân gian (một thể loại trữ tình dân gian) cụ thể với một kĩ năng tổ chức dạy học-kĩ năng sư phạm trước một đối tượng là học sinh THCS. Tuỳ theo những truyện dân gian với đặc trưng thể loại và đề tài của nó (bởi vì văn bản chỉ tồn tại trong thể loại), mà người giáo viên tổ chức cho học sinh đọc tác phẩm, chỉ ra phương pháp phát hiện, sưu tập, lựa chọn, phân tích,sư dụng sáng tạo như tư liệu nguồn để khám phá ý nghĩa,giá trị của tác phẩm. Trên cơ sở đó mà tích hợp giá trị của nhân cách. Sự tích hợp này sẽ vừa mang bản sắc cá nhân,vừa có sắc thái cộng đống-một điểm có thể trở nên rất mạnh,tuỳ thuộc vào tài năng, đức độ của người giáo viên và môi trường sư phạm. Để giảng dạy truyện truyền thuyết có hiệu quả, hay dạy theo phương pháp mới, chúng ta cần hiểu rằng:phương pháp mới thực chất nó xuất hiện trong quá trình dạy học,mang sắc thái linh hoat và phong cách của mỗi người. Đó cũng chính là điều giáo dục của ta và nhiều nước đang nhằm đến: Trao quyền sáng tạo cho mỗi cá nhân. Trên đây là một vài suy nghĩ của bản thân tôi khi dạy truyện dân gian ( truyện truyền thuyết) mà tôi đã thực hiện trong thời gian qua và có hiệu quả.Tuy nhiên những vấn đề mà tôi trình bày trên chưa phải là toàn diện rất mong được những ý kiến đóng góp của các đồng chí lãnh đạo, hội đồng khoa học, các đồng nghiệp về vấn đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ngày 25 tháng4 năm 2010 Người viết SKKN:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan