Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một vài suy nghĩ nhỏ khi dạy bài ánh trăng của nguyễn duy (văn 9- tập i)...

Tài liệu Skkn một vài suy nghĩ nhỏ khi dạy bài ánh trăng của nguyễn duy (văn 9- tập i)

.DOC
16
782
59

Mô tả:

Một vài suy nghĩ nhỏ khi dạy bài "Ánh trăng" của Nguyễn Duy (Văn 9- Tập I) A - ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chương trình ngữ văn ở bậc THCS, học sinh được tiếp cận nhiều tác phẩm thơ (Dân gian, Trung đại, Hiện đại). Chúng ta biết rằng phương thức chủ yếu của thơ là phương thức trữ tình, nếu văn xuôi phản ánh cuộc sống qua cốt truyện và nhân vật, thì thơ phản ánh những vấn đề đời sống xã hội thông qua đời sống tâm thế của người nghệ sĩ - qua cảm xúc của nhà thơ. Vậy, giảng dạy một tác phẩm thơ, giáo viên không có con đường nào khác là phải tiếp cận với thế giới tâm hồn của thi sĩ, với cách cảm, cách nghĩ, cách giải quyết vấn đề cuộc sống thông qua cảm hứng chủ đạo của nhà thơ thể hiện một cách sáng tạo trong từng tác phẩm. Rõ ràng trách nhiệm của giáo viên Ngữ văn từ cách cảm, cách hiểu của mình mà giúp học sinh vừa thẩm nhận giá trị thẩm mỹ của tác phẩm vừa thu hoạch được lý tưởng nhân văn của tác giả. Qua đó giúp các em đồng sáng tạo với người nghệ sỹ để các em trải qua một quy trình tự nhận thức để vươn tới sự hướng thiện, hướng mỹ trong quá trình thu gom hành trang cuộc sống. Trong chương trình mới Ngữ văn 9, bài "Ánh trăng" của Nguyễn Duy đã được chuyển vào vị trí dạy chính khoá (chương trình cũ là đọc thêm). Đây cũng chính là một "thông số" nói lên rằng Ban biên soạn giáo khoa (cụ thể chủ biên phần văn) một lần nữa khẳng định ở mức độ cao hơn giá trị giáo dục, giáo dưỡng của bài thơ trong chương trình cấp học. Điều đáng quan tâm ở đây là tác giả tuy khai thác đề tài chiến tranh và người lính nhưng lại triển khai ở một bình diện khác: không trực diện miêu tả vẻ đẹp của người lính trong chiến tranh mà phản ánh sự đối diện với lương tâm của con người sau chiến tranh - vấn đề thức tỉnh của lương tri - và chính đó cũng là một vẻ đẹp mang sắc thái mới lạ không kém gì vẻ đẹp anh hùng trong chiến trận. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó, tôi đã nghiên cứu về tác giả, tác phẩm, đặt tác phẩm trong quá trình sáng tác của tác giả, đặt tác giả trong thi pháp chung của giai đoạn văn học sau năm 1975 viết về đề tài hậu chiến tranh để thể 1 nghiệm trong quá trình định hướng khai thác bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy. B - NỘI DUNG VẤN ĐỀ. I - KHẢO SÁT CHƯƠNG TRÌNH. Trong chương trình Ngữ văn 9, phần văn có 11 tác phẩm thơ hiện đại (Trong đó 9 tác phẩm chính khoá: 1. Đồng chí; 2. Đoàn thuyền đánh cá; 3. Bài thơ về tiểu đội xe không kính; 4. Bếp lửa; 5. Ánh trăng; 6. Mùa xuân nho nhỏ; 7. Viếng lăng Bác; 8. Sang thu; 9. Nói với con và 2 tác phẩm tự học có hướng dẫn: (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; Con cò). a. Trong sách giáo khoa cũ (trang 71, 72) nhóm biên soạn đưa vào chương trình đọc thêm ở văn học 9 Tập II với phần in văn bản và một phần nhỏ hướng dẫn đọc thêm có phần sơ lược: "Bài thơ như một lời nhắn nhủ của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, bình dị và hiền hậu…" " Khổ cuối của bài thơ đưa tới chiều sâu tư tưởng triết lý. Vầng trăng cứ tròn đầy và lặng lẽ "Kể chi người vô tình" là biểu tượng của sự bao dung độ lượng của nghĩa tình thuỷ chung trọn vẹn trong sáng mà không hề đòi hỏi đền đáp. Gợi ý hướng dẫn như thế là có phần bóc tách tác phẩm: một thi phẩm, ý nghĩa tư tưởng phải toát lên từ toàn bộ hình tượng thông qua diễn biến mạch cảm xúc của tác giả trong tác phẩm. Đồng thời từ nhắc nhở của tác giả thì chưa thật sâu sát với chủ đề tư tưởng mà nhà thơ muốn trao gửi cho mọi thế hệ bạn đọc qua bài "Ánh trăng". b. Trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập I (2005) phần đọc hiểu văn bản bao gồm 4 câu hỏi: 3 câu hỏi bình thường và 1 câu hỏi nâng cao. Đặc biệt phần ghi nhớ: cũng chỉ định hướng bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu…". Thực ra cả hai hướng dẫn đọc - hiểu văn bản của cả sách Văn học 9 tập II cũ và sách Ngữ văn 9 tập I mới đều định hướng cho học sinh tác phẩm chỉ như là một lời tự nhắc nhở của tác giả thì thật chưa thoả đáng vì thực tế toát lên từ 2 cảm xúc chủ đạo đến hình tượng tác phẩm là nỗi day dứt, trăn trở, một sự đối diện trực tiếp với chính lương tâm của người lính. Nếu chỉ dừng lại ở chủ đề tư tưởng: lời tự nhắc nhở e có phần chưa đúng ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Duy. II - THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY. Tuy là một tác phẩm đưa vào chương trình giáo khoa văn 9 đã lâu nhưng lại đặc biệt ở 2 vị trí khác nhau: Chương trình cũ (đọc thêm) chương trình mới (chính khoá). Kết hợp phần định hướng kiến thức cơ bản trong phần đọc, hiểu văn bản có phần chưa thật cụ thể, sát hợp nên trong thực tế giảng dạy của giáo viên gặp nhiều khó khăn. Khó khăn nữa là trong 11 tác phẩm thơ hiện đại đưa vào Ngữ văn 9 thì chỉ "Ánh trăng" là khai thác một khía cạnh về tâm tư người lính ở giai đoạn hậu chiến tranh. 1. Sự gợi ý của sách giáo khoa. 3 câu hỏi thường Câu 1: Em có nhận xét gì về bố cục bài thơ? "Ánh trăng" có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, đâu là bước ngoặt để tác giả từ đó bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm. - Thực ra bài thơ là một mạch tâm thức của tác giả, không có sự kết hợp tự sự với trữ tình, ở đây sự việc mà SGK gọi là yếu tố tự sự ấy đi ra từ hồi ức của tác giả chứ không phải là "sự việc" từ bên ngoài để kể tả, thì đó cũng chính là cách hiển thị của phương thức trữ tình. Câu 2: Hình ảnh vầng trăng bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy phân tích điều ấy. Khổ nào trong bài thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm? - Thực ra không phải ở khổ cuối mới thể hiện chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm mà là một chỉnh thể của hình tượng "vầng trăng" toàn tác phẩm: Vầng trăng tri kỉ - vầng trăng nghĩa tình - vầng trăng tròn vành vạnh im phăng phắc… Câu 4: Xác định thời điểm ra đời của bài thơ "Ánh trăng", liên hệ với cuộc đời Nguyễn Duy để phát hiện chủ đề bài thơ. Theo cảm nhận của em, chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lý, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta? 3 Câu này có cách hỏi chưa chặt chẽ - chủ đề của một tác phẩm phải trên cơ sở tác phẩm, còn hoàn cảnh ra đời tác phẩm và cuộc đời tác giả là những kiến thức hỗ trợ để xác định chủ đề ấy một cách chính xác hơn. Còn cách hỏi ở ý 2 (chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lý, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta) thì quả là câu hỏi này chỉ nhận diện một câu trả lời là: "có" vì nội dung hỏi không cụ thể. Vấn đề đạo lý, lẽ sống của cả dân tộc là phạm trù mà nội hàm ngoại diên rất rộng không thể trả lời "có" hay "không" được. Câu 3 *: (nâng cao): Câu này ý 1 (nhận xét kết cấu) thì lại nên đưa về gắn với câu 1 (nhận xét bố cục): vì bố cục là trình bày các phần trong văn bản, còn kết cấu cách dính kết các phần đó với nhau ra sao, mạch cảm xúc của tác giả như thế nào. 2. Thực trạng một số giáo viên đã dạy: * Do các câu hỏi định hướng cho các em chưa thật thoả đáng nên giáo viên khó xác định một cách chính xác chủ đề tư tưởng của tác phẩm: Đó không chỉ là sự tự nhắc nhở nhẹ nhàng mà thực sự là sự day dứt ân hận khi đối diện với lương tâm của người lính sống thời hậu chiến tranh. * Giáo viên chưa đặt được tác phẩm này vào đặc điểm chung của văn học hiện đại Việt Nam sau năm 1975 là hướng vào chiều sâu nhân bản. Và bản thân Nguyễn Duy vẫn trở lại chất triết luận, hướng vào sự thức tỉnh ấy trong "Nghe tắc kè kêu trong thành phố". Hay một loạt tác phẩm của Nguyễn Minh Châu được coi như sự kiện văn chương của văn học những năm 80 của thế kỷ XX như "Bức tranh", "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành". III - PHẦN CHUẨN BỊ: 1. Một số yếu tố ngoài văn bản mà giáo viên cần nghiên cứu để hỗ trợ cho bài giảng. Nguyễn Duy (tên khai sinh Nguyễn Nhuệ) sinh 1948 tại Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá. Năm 1966, anh gia nhập quân đội, vào binh chủng thông tin tham gia chiến đấu ở chiến trường Miền Nam. Sau năm 1975, chuyển làm báo Văn nghệ giải phóng, từ năm 1977, Nguyễn Duy là đại diện thường trú báo Văn nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh. 4 Tác phẩm chính: Cát trắng (thơ - 1973), Ánh trăng (thơ - 1984), Nhìn ra bể rộng trời cao (bút ký- 1983); Khoảng cách (tiểu thuyết -1985); Mẹ và em (thơ- 1987); Đường xa (thơ- 1989); Quà tặng (thơ - 1990); Về (thơ - 1994). - Nguyễn Duy sớm đạt được thành tựu trong thơ ca: * Chùm thơ: Tre Việt Nam, Bầu trời vuông, Hơi ấm ổ rơm - được giải nhất cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ (1972-1973)- Chùm thơ đã bộc lộ rõ nét thế giới nội tâm có bản sắc để định hình phong cách thơ Nguyễn Duy. - Tập thơ "Ánh trăng" giải thưởng loại A về thơ của Hội nhà văn Việt Nam (năm 1985). - Nguyễn Duy - với tư cách tác giả xuất hiện chặng cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ từ năm 1972 trở đi và anh đã trở thành một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. Anh viết đều, có chất lượng, về quá khứ và hiện tại, về chiến tranh và tình yêu, về quê hương gốc gác và những người thân ở gần lẫn xa cách, về con người, đất nước. Cho đến nay, Nguyễn Duy vẫn là một trong những nhà thơ còn sung sức và được bạn đọc yêu mến. Tài năng và con đường của Nguyễn Duy phát triển và khẳng định gắn chặt với những năm tháng đầy biến động của lịch sử dân tộc. Nếu như viết về đề tài chiến tranh anh được báo Văn nghệ trao giải nhất với chùm thơ ở trên và được Nhà phê bình văn học Hoài Thanh khẳng định: "Ở thơ Nguyễn Duy có một vẻ đẹp "không gì so sánh được, quen thuộc mà không nhàm chán". Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của những cuộc đời cần cù gian khổ, không tuổi, không tên. "Chùm thơ của Nguyễn Duy chính là "cái hiền hậu, một cái gì rất Việt Nam". Sau đại thắng 1975, anh vẫn vững bước trên con đường của mình với những sắc diện thơ rất mới mẻ. Tiếng thơ của Nguyễn Duy ngày càng trầm lắng, ổn định phong cách rất "Nguyễn Duy", một giọng điệu quen thuộc, không trộn lẫn với ai mà có sức cuốn hút người đọc. Điều đó được khẳng định trong tập thơ "Ánh trăng" (1984) và tập thơ đã xứng đáng danh hiệu "Hoa hậu thơ" (giải A) của Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng, đồng giải với nhà thơ danh giá Chế Lan Viên (Tập "Hoa trên đá") và nhà thơ vẫn tiếp tục viết về chiến tranh và người lính, và nằm trong xu hướng những người khai mở đặc điểm của Văn học Việt Nam đi vào hướng nội - chiều sâu nhân bản của con người - Vấn đề muôn thuở thường nhật của nhân 5 gian mà có một thời vì những lý do viết về sự tồn vong của cả một cộng đồng, văn chương chưa có dịp đề cập một cách toàn diện, triệt để, (Trăn trở, day dứt của lương tâm: "Ánh trăng", "Nghe tắc kè kêu trong thành phố". Viết về tuổi thơ, ruộng đồng, cây cỏ, vùng đất, miền quê thân thiện mà ai ai "cũng chập chờn nguồn cội, một miền quê trong đi đứng nói cười" như: "Tuổi thơ", "Cầu Bố", "Ông già", "Sông Hậu", "Gửi Huế", "Sông Thao", "Đà Lạt 1 lần trăng". Có thể nói, ngoài mảng thơ viết về chiến tranh, anh cũng thành công với đề tài muôn thuở "Trong thơ anh có hàng loạt gương mặt các miền đất với cảnh sắc và thần thái riêng, cùng có chung một cái gốc nhân bản và tâm hồn nhân hậu" (Nguyễn Quang Sáng). Đặc biệt, từ năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ mở cửa, giở một trang mới cho lịch sử, kiến quốc của nhân dân ta, Nguyễn Duy có ngay bài thơ dài "Đánh thức tiềm lực" (có đề tặng: Tiễn đưa anh S. D đi làm kinh tế). Cuối 1986 bài thơ được in ra (mặc dù anh đã dự báo sáng tác từ năm 1980 -1981), lập tức được dư luận công chúng hoan nghênh. Bài thơ thấm thía một nỗi đau cao thượng và lạc quan, có thực, có sẵn trong nhân dân đã từ lâu về một tiềm lực trong bản năng gốc của con người Việt Nam, họ sinh ra không phải để đi đánh giặc - đánh giặc là tự vệ - mà sinh ra để sống hạnh phúc bằng bàn tay và khối óc của mình. Từ những yếu tố trên, chúng ta sẽ có cách nhìn bao quát về thơ của Nguyễn Duy. Như Trịnh Công Sơn đánh giá: "Thơ Nguyễn Duy như thứ cây quý được trồng trên đám đất hoang màu mỡ". Thơ anh đượm tình dân tộc, nội dung thì gắn với các chặng đường lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam, về hình thức thì nhuần nhuyễn ngôn ngữ dân gian. Tư duy thơ hiện đại, cách biểu đạt phảng phất phong độ cổ điển phương Đông. Kỹ thuật ngôn từ đã xuyên qua, bay qua khoảng nhiễu xạ rối rắm của hình thức khoa trương, hoa mỹ giả và rỗng, để đạt tới sự giản dị, trong sáng vốn là chuẩn mực của Tiếng Việt. Gương mặt trữ tình trong thơ anh là người dân, cụ thể hơn là nông dân, người thợ, người lính, người bạn, người cha, người mẹ, người bà, người vợ và chính mình. Thơ anh chan chứa niềm tự hào chính đáng về dân ta nhưng cũng ẩn chứa nỗi đau cao thượng, nỗi buồn thương thấm đẫm 6 tình người. Hiểu được tất cả điều đó là ta có thể tiếp cận với hồn thơ Nguyễn Duy trong "Ánh trăng". 2. Phần nghiên cứu văn bản: a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời 1978. * Hoàn cảnh xã hội: Đất nước đã thống nhất, sau 30 năm đấu tranh chống Mỹ cứu nước. Nhân dân đang đi vào cuộc sống hoà bình xây dựng. Tuy chiến tranh đã đi qua nhưng dân tộc Việt Nam đang phải đối mặt những vấn đề "hậu chiến tranh" không kém phần phức tạp, gian khổ. * Hoàn cảnh tâm thế của tác giả: Là một người lính - một thi sĩ, đi qua chiến tranh chống Mỹ, hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc, của nhân dân đã cho Nguyễn Duy một vốn sống phong phú, tạo nguồn cảm hứng sáng tạo cho hàng loạt tác phẩm thành công về đề tài này. Bây giờ trở về đời thường (thành một công chức nhà nước) cùng đồng đội của anh một lần nữa lại phải "đối mặt" với vấn đề "hậu chiến tranh", "một mặt trận không có tiếng súng" mà không kém phần cam go như: Sự vong ân bội nghĩa với đồng đội, nhân dân, lối sống hưởng thụ xả hơi trong hoà bình, quay lưng với quá khứ dân tộc. b. Tác phẩm: * Thể thơ: 5 chữ (thơ ngũ ngôn rất quen thuộc). * Phương thức: Trữ tình dạng phản ánh diễn biến tâm thức: Các sự việc đi ra từ mạch hồi ức của tác giả (chứ không phải có yếu tố tự sự kể tả từ bên ngoài). * Thể hiện tư duy nghệ thuật hiện đại: Cảm xúc - trí tuệ nên giàu chất triết luận về lẽ sống nhân sinh, nằm trong ý đồ sáng tạo của tác giả. Ánh trăng chính là hình tượng nghệ thuật xuyên suốt tác phẩm - Ánh trăng được toả ra từ vầng trăng là sự vĩnh hằng của vũ trụ, là hiện tượng thiên nhiên mỹ lệ, toả thứ ánh sáng dịu hiền, huyền ảo, gắn bó với mọi kiếp người trên hành tinh trái đất. Bởi vậy. Vầng trăng còn là đối tác trữ tình của thi nhân xưa và nay. Với Nguyễn Duy: "Ánh trăng" mang sức sống nối liền quá khứ - hiện tại, là tấm gương soi tỏ lòng người trong quãng đời khác nhau. 7 Toàn bộ bài thơ: Tác giả chọn vầng trăng như một đối tác của suy tư tình nghĩa, để ký thác một nỗi trăn trở dằn vặt trong lương tâm: Từ hôm nay mà nhìn lại để thấy có cái hôm qua trong cái hôm nay. Đây là kiểu phản ánh sự giao thoa của tâm thức: Sự việc mất điện "phòng bin đuynh tối om" là một tình huống giả định trong suy tư của tác giả để tạo ra một cách nhìn đối lưu, không xuôi chiều phẳng lặng để phản ánh nổi cộm của suy ngẫm lẽ sống: Uống nước nhớ nguồn - Như con sóng ngầm dâng lên lòng người đọc. Ở đây, tác giả thể hiện cặp: chủ thể sáng tạo và đối tác trữ tình (Tác giả Vầng trăng) luôn hiển hiện trong mối quan hệ sóng đôi từ đầu đến cuối tác phẩm để đẩy đến tự thức "giật mình" của lương tâm: Quá khứ: Đôi tri kỷ - Tình nghĩa Hiện tại: Hai người dưng - Qua đường. IV - PHẦN ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC. Do bài thơ được viết theo phương thức cảm xúc - trí tuệ, một tư duy nghệ thuật hiện đại, chọn hình ảnh "ánh sáng vầng trăng" (vầng trăng) làm hình tượng nghệ thuật mang ý nghĩa biểu trưng để tác giả lẩy ra tính triết luận mang chiều sâu tư tưởng của tác phẩm: Hướng nội, cho lương tri có quá trình tự thức tỉnh để hướng tới một bài học nhân sinh: Hãy biết trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp và những giá trị tuyền thống - Lãng quên quá khứ tốt đẹp là con người phản bội lại chính bản thân mình cho nên ta nên chọn giảng dạy bài thơ theo một định hướng khai thác như sau: A - Mạch cảm xúc chủ đạo: Diễn biến tâm thức của tác giả: Từ hiện tại về quá khứ, để bộc lộ suy ngẫm của mình. B - Trình tự khai thác: 1. Dòng hồi ức và cảm nhận của tác giả về mối quan hệ con người - và trăng qua những quãng đời (3 khổ thơ đầu). + Không gian thay đổi: Đồng - Sông - Bể - Rừng - Thành phố. + Thời gian quãng đời thay đổi: Tuổi thơ, người lính, viên chức nhà nước. + Mối quan hệ con người - vầng trăng đã biến đổi (từ phía con người). Quá khứ: Con người coi vầng trăng là tri kỷ - tình nghĩa. 8 Hiện tại: Con người coi vầng trăng là người dưng qua đường. + Cảm nhận của tác giả: * Như bao con người Việt Nam khác, Nguyễn Duy đã thể hiện niềm sung sướng, hả hê được chan hoà, ngụp lặn trong cuộc sống những miền quê dân dã suốt những năm tháng hoa niên. Rồi lớn lên đi bộ đội, năm tháng ở rừng, trăng soi sáng đường hành quân ra trận, cảnh cùng đồng đội lội suối, tắm trăng. Ánh trăng được tác giả cảm nhận trong mối hoà hợp với con người, cùng quấn quýt sẻ chia cảm thông, dìu đỡ hồn người. Nhà thơ đã dùng điệp từ "Với" ở đây như sự quyện chặt đôi tri kỷ "Người - Trăng" với nhau trong tình bạn thân thiết, nồng ấm, tâm đầu ý hợp, thuỷ chung, bền chặt mãi mãi. Với tác giả: là một người lính, trăng làm dịu đi nỗi nhớ nhà, dịu đi bao gian khổ. Vầng trăng tự nó mang vẻ đẹp hoang sơ, gần gũi không màu mè, chải chuốt, chân thật, đến trụi trần: "Trụi trần với thiên nhiên/ Hồn nhiên như cây cỏ". Có lẽ trong thi tứ này, Nguyễn Duy đã gặp Lý Bạch trong "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh"; "Cử đầu vọng minh nguyệt/ Đê đầu tư cố hương", nhìn trăng nay mà chạnh lòng, nhớ trăng xưa ở quê cũ. Cần khai thác kỹ ý thơ: "Ngỡ không bao giờ quên/ cái vầng trăng tình nghĩa". Ta biết rằng: đây là mạch cảm xúc tâm thức, tác giả đứng ở hiện tại mà nhìn về quá khứ: nên 2 câu đầu của khổ 2 là sự so sánh ngang hàng sự tri ân hồn người với cây cỏ, còn ý 2 câu cuối là cầu nối ngôn từ, vừa khép hồi ức và mở ra cảm nhận tâm tư: "Từ "ngỡ" (Tâm niệm đinh ninh, chân thành khi sống quãng đời đó sẽ không bao giờ đổi thay) sẽ báo hiệu sự tiếp nối của tâm lý và đạo lý con người xuất hiện dấu hiệu sự đổi thay, không còn nguyên vẹn như điều mình đinh ninh trước đây nữa. Và vì vậy, mở ra sức bật cho khổ thơ thứ ba: "Từ hồi về thành phố/ Quen ánh điện của gương/ Vầng trăng đi qua ngõ/ Như người dưng qua đường". Trong mối quan hệ này có sự thay đổi về hoàn cảnh: Xưa: Rừng, chiến tranh Nay: Thành phố, hoà bình gian khổ đầy đủ tiện nghi. Rõ ràng hiện tượng tâm lý mà cũng là đạo lý vẫn thường xảy ra khi nay đã khác xưa. Cảm nhận nhà thơ vô cùng xót xa, day dứt. Từ chỗ con người coi vầng trăng là tri kỷ tình nghĩa trong quá khứ mà bây giờ con người đã trở mặt: Coi như người dưng nước lã, không mảy may quan tâm. Một bước xuống cấp 9 của nghĩa tình: Từ tri kỷ thành người dưng - Vầng trăng - khách qua đường xa lạ. Tình cảm con người thuỷ chung son sắt đâu rồi? Hay cuộc sống hiện đại đã khiến con người dễ dàng lãng quên những giá trị tốt đẹp của quá khứ. Nhà thơ nói về trăng là nói đến thế thái, nhân tình! Khổ 4: Vẫn nằm trong dòng chảy hồi ức của mối quan hệ Con người Vầng trăng. Khi đang đắm mình trong cuộc sống phương tiện đầy đủ khiến ta không còn thấy trăng là tri kỷ nghĩa tình nữa, thì cuộc sống hiện đại luôn có bất trắc đón đợi (cảnh mất điện, phòng bin đuynh tối om). Chính lúc ta lâm vào cảnh lao lung đó, ánh sáng của quá khứ của ân tình lại bừng tỏ và lúc đó người ta mới có cơ hội để nhận lại giá trị của quá khứ, gian lao mà tình nghĩa, thiếu vật chất mà đủ đầy tình thương. Bởi vậy khổ 4 là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ toàn bài - là sự chuyển biến có ý nghĩa bước ngoặt của mạch cảm xúc. 2. Dòng suy tư của tác giả: * Tình huống thực trong cuộc sống hiện đại ở đô thị vào đêm mất điện được tác giả chọn làm một giả định nghệ thuật (trong khổ 4) nhằm chuyển từ hồi ức cảm nhận về mối quan hệ "Con người- Vầng trăng" mang tính biểu trưng đẩy lên suy tư nghĩa tình chung thuỷ của con người trong cuộc sống. Chính sự chuyển biến có tính chất bước ngoặt của mạch cảm xúc đó, tác giả đã bộc lộ một cách rõ ràng chủ đề tư tưởng của bài thơ: Không chỉ là sự thay thế đúng lúc ánh trăng cho ánh điện mà ở đây là sự thức tỉnh, bừng ngộ tự thức về ý nghĩa ngày tháng đã qua: Sự bình dị của cuộc sống, của tự nhiên, là sức sống vượt ra ngoài không gian, thời gian tri kỷ, nghĩa tình. Nhà thơ đã biểu đạt cảm xúc mạnh mẽ, bất ngờ qua hình ảnh "Vội bật tung cửa sổ/ Đột ngột vầng trăng tròn". Vầng trăng tròn đâu cứ phải "đèn điện tắt" mới có?! Cũng như năm tháng quá khứ, vẻ đẹp của quê hương, đất nước chẳng hề mất đi. Chỉ còn lại là ở chỗ con người có nhận ra hay không mà thôi! Chính giả định nghệ thuật này, trong khoảng khắc "thình lình" đối viện với "Vầng trăng" ấy, ân tình xưa cũ "rưng rưng" ùa về, thổn thức tâm can: "Ngửa mặt lên nhìn mặt/ Có cái gì rưng rưng/ Như là đồng là bể/ Như là sông là rừng". 10 Ở đây, con người đối diện với vầng trăng là đối diện với chính mình, với con người hiện tại và cả con người quá khứ. Sự đồng hiện thời gian - không gian / vầng trăng - con người được thể hiện bằng ngôn ngữ đa nghĩa - bằng cách luyến láy của ngôn từ "như là, như là" có sức lay động tâm hồn người đọc về hình ảnh vầng trăng mang giá trị biểu trưng. Gương trăng soi chiếu mặt người, soi chiếu quá khứ đang bừng sáng trong thực tại để lòng người "giật mình". * Sự "giật mình" mang ý nghĩa tự thức. Hành động giật mình của thể chất là yếu tố do ngoại lực tác động. Còn sự giật mình tự thức trong lương tâm của con người ở đây là sự đối diện với chính mình: "Trăng cứ tròn vành vạnh/ Kể chi người vô tình/ Ánh trăng im phăng phắc/ Đủ cho ta giật mình". Vầng trăng tri kỷ của quá khứ vẫn tròn "vành vạnh" nghĩa tình, là nhân chứng lịch sử của tình sâu nghĩa nặng, thuỷ chung son sắt, mặc cho ai đổi thay vẫn bao dung lặng lẽ giữ gìn đạo lý làm người. Sự giật mình ở đây là tâm thức được lay tỉnh: Tự nhận ra mình có lúc đã lãng quên quá khứ, rời xa giá trị đẹp đẽ cội nguồn. Diễn biến của quá trình tự thức tỉnh lương tâm được tác giả phản ánh rất đúng quy luật. Tự nhận thức về đạo lý làm người của mỗi chúng ta: Khi đối diện với vầng trăng, tình nghĩa tri kỷ của con người bỗng bối rối "Đột ngột vầng trăng tròn". Vượt qua sự gặp mặt quá ư bất ngờ ấy là ý thức tự giác đối diện "Ngửa mặt lên nhìn mặt"- Quá khứ mà mình tưởng quên bỗng ào ạt tìm về nên mới "rưng rưng" xúc động tận đáy lòng. Rồi từ sự xúc động rất tình người đó là con người tự lặn vào chiều sâu day dứt ân hận, khôn nguôi: Nếu trăng cứ tròn đầy nghĩa tình "vành vạnh" thì ta là kẻ bạc bẽo "vô tình". Ta vô ơn như thế mà trăng cứ bao dung nhân hậu thản nhiên soi chiếu. Sự im lặng "phăng phắc" của ánh trăng là sự im lặng của chân lý rất bình dị, mộc mạc nhưng đủ khiến ta giật mình. Sự "giật mình" mang ý nghĩa tự thức là một vẻ đẹp mới để con người tự hoàn thiện mình hơn, nối hiện tại với truyền thống, phải biết "uống nước nhớ nguồn". Tự thức để tự làm mới mình để hướng thiện, hướng mỹ đó chính là giá trị tư tưởng tình cảm sâu sắc mà "Ánh trăng" đưa đến cho mọi thế hệ bạn đọc. C - KẾT LUẬN. 11 Giảng dạy văn học là khó, dạy văn hay có hiệu quả càng khó hơn. Đặc biệt là giảng dạy thơ vì thơ là nghệ thuật của ngôn từ, là nơi gửi gắm của tâm hồn thi sĩ, ngoài việc nắm bắt nền hiện thực đời sống (thời đại) thì ta còn phải nắm được một cách thấu đáo đời sống tâm hồn của tác giả qua mỗi chặng đường sáng tạo văn học và cụ thể trong tác phẩm đưa vào chương trình. Dạy văn nói chung và dạy thơ nói riêng phải nghiên cứu kỹ văn bản và yếu tố ngoài văn bản (có liên quan đến văn bản) để tìm ra một định hướng khai thác chuẩn xác, từ mạch cảm xúc của tác giả kết hợp hệ thống tín hiệu nghệ thuật trong tác phẩm mà tìm ra chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Đặt tác phẩm thơ vào trong thi pháp chung của tác giả và giai đoạn văn học - cách khai thác đề tài cũng như tư duy nghệ thuật của nhà văn. Với bài thơ "Ánh trăng", bằng cách dạy như trên tôi đã cố gắng để: - Bám sát đặc trưng thơ trữ tình: không chỉ giúp học sinh khám phá vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ mà còn giúp các em cùng rung động với tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình, ý tưởng và cảm xúc của chủ thể sáng tạo. Để các em cảm nhận rằng: Thơ là tiếng nói của tình cảm, mỗi bài thơ là một "địa chỉ đỏ" của tâm hồn thi sĩ được thể hiện bằng phương tiện ngôn ngữ thi ca rất đặc thù, có vần điệu, nhịp điệu và hình ảnh. Riêng bài thơ này cần giúp học sinh nhận ra phương thức trữ tình rất độc đáo: Trữ tình hiển thị ở dạng phản ánh diễn biến tâm thức của nhà thơ. - Khám phá được chiều sâu về cảm xúc và tư tưởng của nhà thơ. Đó là cảm xúc - trí tuệ, một tư duy nghệ thuật hiện đại, để lẩy ra tính triết luận mang chiều sâu tư tưởng của tác phẩm. Hướng nội - cho lương tri có quá trình tự thức tỉnh, để hướng tới một bài học nhân sinh: Hãy biết trân trọng giữ gìn vẻ đẹp và giá trị truyền thống, lãng quên quá khứ tốt đẹp là phản bội lại chính bản thân mình. Bài thơ không chỉ là tiếng lòng, sự suy ngẫm của riêng Nguyễn Duy mà còn là tiếng nói mang ý nghĩa tiêu biểu cho con người hôm nay nhìn và suy ngẫm lại thời đã qua. Đây là tiếng lòng của cả một thế hệ (thế hệ đã từng trải qua gian khổ của chiến tranh, từng gắn bó với quê hương đất nước, với đồng đội, nhân dân và giờ đây đang tiếp tục sống và làm việc trong hoà bình với những vấn đề thời hiện đại). Những day dứt và trăn trở của Nguyễn Duy không 12 chỉ dành riêng cho người lính sống trong hoà bình mà dành cho tất cả chúng ta. Mỗi chúng ta, luôn có nhu cầu tự thân đối diện với quá khứ, xem mình đã sống ra sao, sống như thế nào, để thôi thúc nhớ về cội nguồn và ý thức trước lẽ sống thủy chung của dân tộc Việt Nam. - Làm nổi bật được phong cách độc đáo của thơ Nguyễn Duy: Tư duy nghệ thuật hiện đại được thể hiện trong nhịp thơ 5 chữ truyền thống, câu chữ tự nhiên thuần thục, cấu tứ thơ chặt và tiếp biến bất ngờ. Đặc biệt việc chọn "vầng trăng" (ánh sáng của vầng trăng) làm đối tác của suy tư tình nghĩa đã khiến cho hình tượng nghệ thuật mang ý nghĩa biểu trưng và cặp sóng đôi "Con người Vầng trăng" xuyên suốt tác phẩm biểu hiện mạch cảm xúc từ hiện tại về quá khứ: Trăng hiện diện trong quá khứ, đột ngột sáng trong hiện tại và mặc nhiên vằng vặc lay tỉnh suy ngẫm nhân tình. Điều đó đưa tác phẩm của Nguyễn Duy hướng vào chiều sâu nhân bản của con người, góp phần khai mở đặc điểm văn học viết Việt Nam sau 1975. Tôi tự nhận thấy rằng cách dạy này đã khắc phục được những nhược điểm phổ biến của cách dạy hiện nay - Đó là cách dạy của sách giáo khoa, sách giáo viên định hướng và số đông giáo viên đã vận dụng. Với cách dạy đổi mới trên của tôi đã thu hút được tình cảm và phát huy vai trò tích cực học tập của học sinh cũng như sự đồng tình của giáo viên. Bài dạy của tôi chắc chắn còn có những hạn chế. Rất mong sự góp ý chân thành và tận tình của đồng nghiệp. 13 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VINH ------------------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “VÀI SUY NGHĨ NHỎ KHI DẠY BÀI "ÁNH TRĂNG" CỦA NGUYỄN DUY (NGỮ VĂN 9 - TẬP I) (Sáng kiến kinh nghiệm lần thứ nhất) Họ và tên: Đơn vị công tác: Nguyễn Thị Thanh Bình Trường THCS Đặng Thai Mai Thành phố Vinh - Nghệ An NĂM HỌC 2006 – 2007 14 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VINH ------------------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “VÀI SUY NGHĨ NHỎ KHI DẠY BÀI "ÁNH TRĂNG" CỦA NGUYỄN DUY (NGỮ VĂN 9 - TẬP I) NĂM HỌC 2006 – 2007 15 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan