Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một vài phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ phát âm chuẩn ti...

Tài liệu Skkn một vài phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ phát âm chuẩn tiếng việt

.PDF
7
127
102

Mô tả:

Một vài phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ phát âm chuẩn tiếng Việt ĐỀ TÀI  MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH  DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ PHÁT ÂM CHUẨN TIẾNG VIỆT         I. PHÂN M ̀ Ở ĐÂU ̀    I.1 Lý do chọn đề tài Từ  mục tiêu của giáo dục cấp Tiểu học, chúng ta thấy được mục tiêu của  môn Tiếng Việt  ở  Tiểu học có vai trò hết sức quan trọng là hình thành và phát  triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Giúp các em sử  dụng tiếng  Việt có hiệu quả trong học tập, trong giao tiếp, góp phần cùng các môn học khác   phát triển năng lực tư duy cho học sinh. Bước đầu trang bị cho các em những hiểu  biết về văn học, văn hóa và ngôn ngữ văn hóa thông qua các bài học. Từ đó hình   thành cho các em nhu cầu về thưởng thức cái đẹp, khả  năng rung cảm trước cái   đẹp, trước những buồn, vui, yêu, ghét của con người. Bên cạnh đó, môn Tiếng  Việt còn giúp cho các em có những nhận thức, tình cảm, thái độ, hành vi đúng   đắn của con người Việt Nam hiện đại trong quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.  Tiểu học là cấp học đặt cơ  sở  ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn   diện nhân cách con người. Giáo dục cấp Tiểu học là một giai đoạn giáo dục khó  nhất, đặt nền móng cho giáo dục phổ  thông và cho toàn bộ  hệ  thống giáo dục   quốc dân. Đây là cấp học quan trọng đối với sự  phát triển của trẻ  em, thời gian   hình thành nhân cách và năng lực.           Nghe, nói, đọc, viết là bốn hoạt động ngôn ngữ  khác nhau của con người,  trong đó đọc là một hoạt động quan trọng và có ý nghĩa đối với học sinh tiểu học   và đặc biệt là đối với học sinh dân tộc thiểu số. Đối với mỗi người, giao tiếp  bằng chữ  viết chỉ  được thực hiện khi bắt đầu biết đọc. Đó là yêu cầu cơ  bản   đầu tiên với mỗi học sinh bước vào trường tiểu học. Đọc giúp trẻ  chiếm lĩnh  được ngôn ngữ để dùng trong hoạt động học tập và giao tiếp. Nó là công cụ học   tập các môn học khác. Nó tạo hứng thú, động cơ học tập, đồng thời nó tạo điều  kiện để  học sinh có khả  năng tự  học và tinh thần học tập cả  đời. Đối với học   sinh dân tộc thiểu số do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ (tiếng dân tộc Ê đê) nên khả  năng tiếp nhận tiếng Việt, đặc biệt là khả  năng phát âm chuẩn tiếng Việt đang  gặp nhiều khó khăn. Vì vậy với ý nghĩa của việc dạy đọc thì việc dạy phát âm  chuẩn tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số đóng vai trò hết sức quan trọng.         Tập đọc là môn học khởi đầu, là phân môn chính có vị trí đặc biệt to lớn ở  trường tiểu học bởi vì giai đoạn này là giai đoạn then chốt trong quá trình hình   thành kỹ  năng phát âm cho HS. Việc phát âm và luyện phát âm đúng với chuẩn   quy tắc tiếng Việt góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giữ gìn bản  sắc văn hóa Việt Nam. Vì vậy ngay từ  đầu bậc tiểu học các em cần được học   môn Tập đọc một cách khoa học, cẩn thận. Tôi đã giảng dạy tại trường hơn 29                        Bùi Thị Thư Trường Tiểu học Võ Thị Sáu ­ Năm học 2014­2015                             1 Một vài phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ phát âm chuẩn tiếng Việt năm nhưng do số lượng học sinh dân tộc chiếm tới 97%, khả năng phát âm tiếng  Việt của các em chưa chuẩn nên chất lượng dạy và học đối với các môn học nói  chung và đối với phân  Tập đọc lớp 3 nói riêng chưa cao. Vậy nên, để  giúp học sinh dân tộc tại chỗ  phát âm đúng, chuẩn tiếng Việt  tôi phải trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả. Tôi thấy rằng công việc này cực kì  quan trọng, nó là nhân tố  giúp cho học sinh học tốt môn Tiếng Việt nói riêng và  nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Đó chính là lí do tôi chọn đề  tài: “ Một   vài phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ phát âm chuẩn tiếng   Việt ”. Mong được chia sẻ  và nhận được những đóng góp chân tình từ  các bạn   đồng nghiệp.        I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài          * Mục tiêu:        Tập đọc là một phân môn quan trọng trong chương trình tiểu học nói chung  và môn tiếng Việt nói riêng. Qua việc học Tập đọc các em nắm, biết được cách   phát âm đúng, chuẩn tiếng Việt, hình thành kỹ  năng, kỹ  xảo trong quá trình đọc.   Từ đó các em có thói quen phát âm chuẩn, đọc đúng văn bản, giúp các em tiếp thu   tri thức khoa học. Nhưng trên thực tế  học sinh trường tiểu học Võ Thị  Sáu nói   chung và lớp 3B tôi chủ  nhiệm nói riêng, hiện tượng phát âm chưa chuẩn tiếng  Việt vẫn còn tồn tại. Vì vậy tôi muốn đưa ra một số biện pháp có hiệu quả trong  việc sửa lỗi và rèn kỹ năng phát âm chuẩn cho học sinh dân tộc thiểu số.         * Nhiệm vụ:         Tìm hiểu cơ sở lý luận của dạy học phát âm chuẩn tiếng Việt và thực trạng   của việc phát âm tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở Trường Tiểu học Võ  Thị Sáu.         Tìm hiểu thực trạng lỗi phát âm của học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số.         Đề xuất một số biện pháp sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho học sinh dân tộc  thiểu số.        Được chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong công tác chuyên  môn. Giúp tôi từng bước nâng cao hiệu quả trong giảng dạy phân môn Tập đọc,  rèn cho học sinh đặc biệt là học sinh dân tộc tại chỗ  (Êđê) kĩ năng đọc chuẩn  tiếng Việt. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng môn tiếng Việt. Nhận được những lời góp ý của ban giám khảo, lãnh đạo nhà trường và từ  các bạn đồng nghiệp để  tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục  những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.         I.3. Đối tượng nghiên cứu  Học sinh lớp 3B trường Tiểu học Võ Thị  Sáu, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk  Lăk.                      Bùi Thị Thư Trường Tiểu học Võ Thị Sáu ­ Năm học 2014­2015                             2 Một vài phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ phát âm chuẩn tiếng Việt Từ năm học 2012 đến năm học 2015.        Giáo viên trường Tiểu học Võ Thị Sáu, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.        I.4. Phạm vi nghiên cứu       Nghiên cứu cách phát âm chuẩn tiếng Việt ở 28 học sinh dân tộc lớp 3A năm  học 2012­2013; 29 học sinh dân tộc thiểu số  lớp 3B năm học 2013­2014 và tiếp  tục khảo sát thực tế  31 học sinh  ở lớp 3B năm học 2014­2015 trường Tiểu học   Võ Thị Sáu – Krông Ana – Đắk Lắk.                           I.5. Phương pháp nghiên cứu            ­ Nghiên cứu tài liệu : Đọc tài liệu liên quan đến một số phương pháp dạy  học sinh dân tộc thiểu số phát âm chuẩn tiếng Việt. ­ Khảo sát tình hình thực tế  học sinh trong lớp để  nắm được tình hình phát  âm chuẩn tiếng Việt của các em hoc sinh dân t ̣ ộc thiểu số  của năm học này và  những năm học trước. So sánh đối chiếu để thấy được sự  tiến bộ  của học sinh   trước và sau khi nghiên cứu (Phương phap quan sát – đi ́ ều tra ­ rút kinh nghiệm,  phương phap đ ́ ối chứng – so sánh…).        II. PHẦN NỘI DUNG        II.1. Cơ sở lý luận        Xuất phát từ thực tế cuộc sống và nhận thức của một bộ phận người dân tộc   thiểu số chưa thực sự quan tâm và đề cao việc học tập của con em mình. Từ thực   tế học sinh phát âm chưa chuẩn tiếng Việt vẫn diễn ra ở các cấp học có học sinh   là người dân tộc thiểu số  trong cả  nước nói chung và trên địa bàn huyện huyện  Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk nói riêng.         Hậu quả của việc học sinh phát âm chưa chuẩn tiếng Việt chúng ta không   lường trước được. Nó tác động xấu đến sự  phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội   của cả  nước nói chung và địa phương có học sinh dân tộc thiểu số  nói riêng. Vì  các em không đọc chuẩn Tiếng Việt thì sẽ không hiểu được nghĩa của tiếng Việt  nên các em sẽ hiểu sai nghĩa dẫn tới các em sẽ làm sai.           Do đó, khi dạy tập đọc cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số tôi cần giúp học   sinh hình thành kỹ  năng và thói quen phát âm chuẩn khi đọc. Muốn vậy cần cho  các em luyện đọc nhiều. Ngoài ra trong quá trình luyện phát âm cho học sinh tôi   cần phải phát âm mẫu chuẩn theo chính âm và chuẩn chính tả  để luyện phát âm  cho học sinh đạt hiệu quả. Cơ  chế  của việc phát âm khi đọc là cơ  sở  của việc   dạy đọc. Tập đọc biểu thị mối quan hệ mật thiết giữa sự vận động của thị  giác  với lời nói âm thanh. Do đó, trong dạy học tập đọc tôi cần nắm được đặc điểm  tâm sinh lý, ngôn ngữ, tư  duy cụ  thể  của học sinh lớp 3 để  xác định cho mình  những phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. II.2. Thực trạng                      Bùi Thị Thư Trường Tiểu học Võ Thị Sáu ­ Năm học 2014­2015                             3 Một vài phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ phát âm chuẩn tiếng Việt  Sau ba năm giảng dạy ở lớp 3 tại trường tiểu học Võ Thị Sáu, cũng như quá  trình sống và cư  trú tại địa phương tôi đã quan sát, tiếp cận với người dân địa   phương. Đồng thời qua 29 năm công tác giảng dạy ở trường tiểu học Võ Thị Sáu  tôi thấy đa số học sinh của trường thường phát âm chưa chuẩn tiếng Việt.          Để sửa lỗi phát âm và rèn kỹ năng phát âm chuẩn trong dạy học tập đọc cho   học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số ngoài việc nắm được các lỗi mà các em thường   mắc dẫn đến việc phát âm sai, chưa chuẩn, nắm được bản chất hay nguyên nhân   mắc lỗi phát âm tôi cần hiểu được đặc điểm tâm sinh lý các em học sinh. Việc sửa lỗi   phát âm trong dạy học tập đọc cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số phụ thuộc rất   nhiều vào yếu tố tâm lý của học sinh. Ở giai đoạn này các em đã có bước chuyển   mới từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập và hầu  hết các em  đã biết đọc, biết viết. Tuy nhiên, nhận thức của các em vẫn là nhận thức chưa có   chủ định và đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số có thói quen phát âm của ngôn   ngữ  tiếng mẹ  đẻ  nên  ảnh hưởng nhiều đến việc học tập đọc. Do đó tôi phải  nắm được tâm lý học sinh, từ đó có những định hướng sửa lỗi phát âm trong dạy  học phân môn Tập đọc cho thích hợp, để  học sinh có kết quả  học tập khả  quan  hơn.         Vì vậy để giúp học sinh sửa lỗi phát âm, rèn luyện kỹ năng phát âm chuẩn để  học tốt phân môn này, tôi cần có sự  quan tâm sát sao, có những định hướng tích  cực trong việc sửa lỗi phát âm cho học sinh, nhưng cũng cần có sự  am hiểu sâu sắc   tâm sinh lý học sinh nhất là học sinh dân tộc thiểu số  lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị  Sáu.        Trong thực tế, học sinh cơ bản đã biết đọc thành tiếng một bài văn, bài thơ,  nhưng còn chậm và phát âm còn sai nhiều lỗi như: sai dấu thanh, các phụ âm đầu,  các vần khó, do lỗi phát âm địa phương. Đặc biệt các em học sinh dân tộc Êđê  thường đọc bỏ  dấu thanh (đối với các chữ  có dấu thanh), thêm dấu thanh vào  những chữ không có dấu.         Thực trạng dạy phát âm trong trường tiểu học Võ Thị  Sáu hiện nay tôi và  phần lớn các giáo viên trong nhà trường đã có sự  quan tâm rất nhiều tới vấn đề  phát âm chuẩn tiếng Việt cho các em học sinh dân tộc thiểu số. Vì vậy tôi và  nhiều giáo viên đã có những đề xuất về phương hướng sửa lỗi phát âm cho học   sinh nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng phát âm chuẩn. Tuy nhiên bên cạnh sự  quan tâm sát sao đó thì thực trạng sửa lỗi phát âm cho học sinh  ở  Trường Tiểu   học Võ Thị Sáu vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.                       Bùi Thị Thư Trường Tiểu học Võ Thị Sáu ­ Năm học 2014­2015                             4 Một vài phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ phát âm chuẩn tiếng Việt a. Những thuận lợi ­ khó khăn a.1. Thuận lợi    Trong những năm học gần đây, Phòng giáo dục và đào tạo cũng như  nhà  trường đã tổ  chức cho học sinh dân tộc ít người chương trình giao lưu “ Tiếng  Việt của chúng em” và tổ chức các hoạt động giáo dục khác nên đã phần nào giúp  các em tự tin hơn trong giao tiếp.  Học sinh được cấp phát đầy đủ sách.   Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ  thông tin tương đối phát triển nên   ngoài học  ở trường học sinh có nhiều cơ  hội tiếp xúc với các lĩnh vực thông tin   khác như xem phim, nghe đọc truyện qua Ra­ đi ­ ô, xem các chương trình quảng   cáo, du lịch qua màn ảnh nhỏ,… Nhiều gia đình phụ  huynh học sinh đã quan tâm nhiều hơn đến việc học   hành của con em mình và mong muốn con em mình được đi học để  sau này có   một tương lai tốt đẹp hơn.  Đa số học sinh hiếu học, hơn nữa lứa tuổi các em còn nhỏ dễ uốn nắn, biết   nghe lời thầy cô giáo. a.2. Khó khăn            Trường Tiểu học Võ Thị Sáu có 3 phân hiệu, hai phân hiệu lẻ cách trường  chính từ  3­> 4 km nên thông tin hai chiều đôi lúc cũng còn chậm, học sinh của  trường thuộc 7 buôn và trên địa bàn của xã đặc biệt khó khăn.  ­ Khi  ở nhà các em học sinh dân tộc thiểu số  thường sử dụng tiếng mẹ đẻ  để giao tiếp nên khả năng nói tiếng phổ thông còn gặp nhiều khó khăn.  Học sinh chủ yếu là con em những gia đình làm nông nghiệp, hằng ngày bố  mẹ thường đi làm rẫy ở xa ( có khi ở rẫy mấy ngày mới về ) nên khó có thể quan   tâm đến việc học tập của con em mình.  Một số em ngoài giờ học trên lớp còn phải đi bưng gạch, đi rẫy giúp đỡ gia  đình   nên   không   có   nhiều   thời   gian   dành   cho   việc   học.  Tình   trạng   học   sinh  “nghiện” Internet dẫn đến trốn học, học sinh ham chơi hơn ham học mà bỏ  học  cũng không bị bố mẹ la rầy.         Một số em học sinh dân tộc thiểu số  còn có cảm giác mặc cảm, tự  ti. Các  em ngại giao tiếp bằng tiếng Việt, lo sợ cô giáo kiểm tra bài cũ, phải phát biểu  xây dựng bài trong giờ học, “sợ” phải đến trường...điều này khó tạo ra một môi  trường giáo  dục thân thiện. Có những trường hợp giáo viên đến tận nhà khuyên bảo nhưng  gia đình vẫn bất lực hoặc không để ý đến.           b. Thành công ­ hạn chế  + Thành công : Trước sự  quan tâm đặc biệt của các ban ngành từ  trung   ương đến địa phương cũng như  của ban lãnh đạo nhà trường, các đoàn thể, các                       Bùi Thị Thư Trường Tiểu học Võ Thị Sáu ­ Năm học 2014­2015                             5 Một vài phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ phát âm chuẩn tiếng Việt thầy cô giáo và  hội cha mẹ học sinh, hiện nay các em học sinh dân tộc thiểu số  có điều kiện tốt hơn để  học tập và đến trường. Do đó chất lượng dạy và học  càng được nâng cao. Các em chăm chỉ học tập tất nhiên các em sẽ học nhiều, đọc  nhiều và ngày càng phát âm chuẩn tiếng Việt hơn.  + Hạn chế : Bên cạnh những thành quả trên thì dường như  mọi biện pháp  đưa ra vẫn còn có phần hạn chế. Vì tình trạng một số học sinh dân tộc thiểu số  tại chỗ vẫn còn nói tiếng mẹ đẻ, phát âm chưa chuẩn tiếng Việt nên các em học  yếu môn tiếng Việt đang diễn ra.  c. Mặt mạnh ­ mặt yếu     Bản thân tôi là khối trưởng, giáo viên trực tiếp giảng dạy đã nhiều năm,   được tham gia nhiều lớp tập huấn, chuyên đề, hội thi giáo viên dạy giỏi cấp  trường, nên cũng đúc rút được một số  kinh nghiệm trong việc giảng dạy. Đồng  thời được sự  quan tâm của lãnh đạo, Công đoàn nhà trường và các đồng nghiệp  nên tôi nhận thấy dạy học sinh dân tộc thiểu số ở tiểu học phát âm chuẩn tiếng   Việt phát triển toàn diện là việc làm cần thiết. Đa số phụ huynh đã quan tâm đến   việc học tập của con em mình nên đã thường xuyên liên hệ với phụ huynh để có  biện pháp dạy các em phát âm chuẩn tiếng Việt kịp thời và hợp lí nhất. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế của gia đình các em còn gặp nhiều khó khăn,   lớp tôi chủ nhiệm có (51,6 % học sinh là hộ nghèo), ngoài giờ lên lớp các em còn  phải làm việc phụ  giúp gia đình. Khả  năng giao tiếp và sử  dung tiếng Việt của  các em còn nhiều hạn chế, kĩ năng giao tiếp chưa nhuần nhuyễn, một vài phụ  huynh nói tiếng phổ thông gặp nhiều khó khăn, thậm chí có phụ huynh không biết  chữ,… nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy cho con em mình đọc và phát âm  chuẩn tiếng Việt.                    d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động một số biện pháp giúp học sinh  dân tộc thiểu số tại chỗ phát âm chuẩn tiếng Việt  * Về giáo viên  Tôi luôn ý thức quan tâm, chăm chút cho học sinh trong từng tiết học, với  mỗi bài học tôi đã nghiên cứu kĩ để lựa chọn và tổ chức hình thức luyện đọc sao   cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đồng thời tôi luôn luôn động viên   khuyến khích, khêu gợi cho học sinh lòng ham mê học tập, có thái độ tích cực, tự  giác luyện đọc. Tôi thường xuyên phát âm tiếng Việt thật chuẩn xác để  các em  nói và đọc theo. Thường xuyên cho các em phát biểu trước lớp, trước nhóm,  trước liên đội,…để  từng bước trau dồi cho các em về  kĩ năng phát âm chuẩn  tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp từ đó các em vui chơi, hòa đồng với các bạn của lớp,  của trường để cùng nhau học tập tốt môn Tập đọc. Trong quá trình truyền thụ  kiến thức cho học sinh, tôi đã phân loại các đối  tượng học sinh.                      Bùi Thị Thư Trường Tiểu học Võ Thị Sáu ­ Năm học 2014­2015                             6 Một vài phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ phát âm chuẩn tiếng Việt         Tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh để có biện pháp hướng dẫn cho các   em khả năng học tập phát âm chuẩn tiếng Việt cho tốt nhất. Đầu tư vào việc soạn giảng, gây hứng thú học tập cho học sinh. Việc tổ  chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh: tập tổ  chức các trò   chơi, thi Giao lưu tiếng Việt, các hoạt động văn nghệ…Tham gia các hoạt động  của Đội như  Trò chơi dân gian, Thi đố  vui để  học… nhằm phát triển khả  năng   giao tiếp, khả năng biểu cảm, khả năng nói lưu loát cho học sinh chưa được chú  trọng đúng mức nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc phát âm chuẩn tiếng Việt   của học sinh.                          * Về học sinh    Nội dung môn Tiếng Việt nói chung và môn Tập đọc nói riêng rất phong   phú, kênh hình ở sách giáo khoa được trình bày đẹp, phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi  các em.   Học sinh  lớp Ba   đã  được  học về  kĩ  năng   đọc, kĩ  năng  nói, kĩ  năng  kể  chuyện. Đây là điều kiện để  giúp các em học sinh nói chung và nhất là các em  học sinh dân tộc tại chỗ phát âm chuẩn tiếng Việt. Tuy nhiên   một số  học sinh chưa xác định động cơ  học tập đúng đắn nên   chưa chăm học.  Chưa thực sự nắm được phương pháp học tập.  Cha mẹ chưa quan tâm đúng mức đến việc học của các em, còn khoán trắng  cho nhà trường, chưa tạo điều kiện cho các em học tập.  Do bị chi phối bởi công việc gia đình nên thời gian tự học ở nhà quá ít không   đảm bảo việc hoàn thành các bài tập, bài đọc và luyện đọc.  Ngoài ra các trò chơi trên internet cũng như  phim  ảnh đã trực tiếp tác động   làm ảnh hưởng không ít đến việc học tập của các em. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra  Như  chúng ta đã biết thực trạng để  “Học sinh dân tộc thiểu số  tại chỗ   phát âm chuẩn tiếng Việt ” là một vấn đề nan giải của trường tiểu học  Võ Thị  Sáu nói riêng và của toàn ngành giáo dục nói chung. Vậy chúng ta muốn hạn chế  được vấn  đề  này thì trước hết Đảng và  nhà nước phải tiếp tục duy trì những chính sách  thiết thực đã và đang thực hiện cho học sinh vùng núi cao, hải đảo như  NĐ 49  (74)CP, đầu tư  xây dựng thêm phòng học, các phòng chức năng cho trường tiểu  học Võ Thị  Sáu nói riêng và các trường học  ở  vùng khó khăn trên cả  nước nói   chung.  Nhà trường cần chú trọng xây dựng tốt phong trào “Trường học thân thiện  học sinh tích cực”, “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui ”, tổ chức nhiều hoạt   động vui chơi bổ ích ngoài giờ lên lớp lành mạnh để thu hút học sinh đến trường.                       Bùi Thị Thư Trường Tiểu học Võ Thị Sáu ­ Năm học 2014­2015                             7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan