Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một vài kinh nghiệm ứng dụng bài tập phụtrong việc dạy học sinh yếu kém...

Tài liệu Skkn một vài kinh nghiệm ứng dụng bài tập phụtrong việc dạy học sinh yếu kém

.DOC
14
52822
142

Mô tả:

MỤC LỤC Nội dung Phần A. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (INTRODUCTION) 1. Cơ sở lý luận của đề tài (Theorical background) 2. Lý do chọn đề tài (Reasons for the study) Trang 2 3 Phần B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI (CONTENT) 4 I. Thiết kế thêm bài tập phụ là thế nào? 4 II. Thời điểm tiến hành bài tập phụ và các mô hình học sinh làm việc với bài tập phụ. 1. Thời điểm tiến hành bài tập phụ. 4 2. Các mô hình học sinh làm việc với bài tập phụ. 3 III. Các loại bài tập phụ thường thiết kế và cách thể hiện. 4 1. THIẾT KẾ BÀI TẬP PHỤ DẠNG “TRUE/ FALSE STATEMENTS” 5-6 a. Giới thiệu chung 5 b. Áp dụng thực tế 5 c. Kết quả thống kê 6 2. THIẾT KẾ BÀI TẬP PHỤ DẠNG “MULTIPLE CHOICE” 7-8 a. Giới thiệu chung 7 b. Áp dụng thực tế 7-8 c. Kết quả thống kê 8 3. THIẾT KẾ BÀI TẬP PHỤ DẠNG “YES/ NO QUESTIONS” (CÓ THỂ KẾT HỢP VỚI “MULTIPLE CHOICE” …) 9-10 a. Giới thiệu chung 9 b. Áp dụng thực tế 9-10 c. Kết quả thống kê 10 4. THIẾT KẾ BÀI TẬP PHỤ DẠNG “GAP-FILLING” 11-12 a. Giới thiệu chung 11 b. Áp dụng thực tế 11 c. Kết quả thống kê 12 Phần C. KẾT THÚC ĐỀ TÀI (CONCLUSION) 13 1 Phần A. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (INTRODUCTION) 1. Cơ sở lý luận của đề tài (Theorical background) Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, bản thân tôi đã khát khao có được những giờ dạy mà giáo viên tổ chức nhiều hoạt động học tập cho học sinh. Khi vào đại học , bản thân tôi lại tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, chỉ đao của thầy cô giáo để tiếp tục thực hiện nghiên cứu các thủ thuật dạy học theo phương pháp mới – C.L.T (Communicative Language Teaching) thông qua bộ môn giáo học pháp , bản thân cũng đã tham gia làm một số các đề tài nghiên cứu khoa học … Nay tôi đang trực tiếp giảng dạy tại Trường THPT Thạch Thành 3, Thạch Thành , Thanh Hóa, đó là một ngôi trường mà hầu hết các em đến từ các xã vùng sâu, vùng xa, nghèo khó và có nhiều con em dân tộc, chủ yếu là học sinh yếu kém. Nay các em lai đang học về chương trinh Tiếng Anh cải cách ( Bậc trung học phổ thông ) thì đó quả là khó, quá tải đối với học sinh trường tôi. Chương trình học Tiếng Anh THPT 10, 11 và 12, cụ thể là kiến thức mà các “ Task” của phần “ While you read”, “ While you listen”, ….gọi chung là phần “ While” và phần “ After you read”, “ After you listen”, …. Gọi tắt là phần “ After” yêu cầu đối với học sinh dường như là khó. Vậy, chương trình khó cộng với học sinh yếu, kém, quý thấy cô giải bài toán này như thế nào? ( Chương trình khó + Học sinh yếu, kém = ?) Trước vấn đề đó, từ mấy năm nay tôi đã đầu tư nghiên cứu thực nghiệm Bài Tập Phụ Dạy Học Sinh Yếu, Kém và tiến hành khảo sát học sinh. Cụ thể tôi đã Thiết Kế Bài Tập Phụ cho học sinh làm thêm trước khi chuyển sang làm các “Task” khó ở phần “ While” và phần “ After”. Tất nhiên, bài tập phụ phải được thiết kế có mục đích rõ ràng: + Mất ít thời gian để thực hiện ( 2-3 phút) + Dễ hiểu. + Dễ thực hiện nhằm mục đích gợi mở thông tin, kiến thức từ vựng, cấu trúc tạo đà để học sinh thực hiện tốt các “ Task” khó. Như vậy, có thể xem bước làm bài tập phụ là khở động và chuẩn bị cho học sinh. Tất nhiên, nhiều người sẽ không khỏi băn khoẳn rằng nội dung của bài học hiện đã quá dài. Do đó, việc làm thêm bài tập phụ liệu có đủ thời gian để hoàn thành phần chính hay không ? Tôi xin trả lời rắc rối nhỏ này như sau: Việc làm bài tập phụ chỉ mất khoảng hai đến ba phút và nếu bài tập phụ đạt được mục đích như đã nói ở trên thì thời gian để hoàn thành phần chính của “Task” được rút ngắn và hiệu quả luyện tập của học sinh yếu, kém sẽ tăng lên rõ rệt. 2 2. Lý do chọn đề tài (Reasons for the study) Hoàn thành bài học là phần cứng yêu cầu đặt ra cho giáo viên. Nhưng đối với mỗi giáo viên lại có một phương cách mỏ xẻ nội dung bài học khác nhau và dạy như thế nào để giải bài toán “ Chương Trình Khó + Học Sinh Yếu, Kém =?” đem lại hiệu quả cao là một việc làm không dễ. Và cũng xuất phát từ những cơ sở đã trình bài ở trên mà bản thân tôi đã quyết định đầu tư nghiên cứu đề tài này với hy vọng nó sẽ trở thành một kinh nghiệm bổ ích trong việc giảng dạy môn Tiếng Anh theo phương pháp mới – phương pháp giao tiếp ( Communicative Language Teaching ) đối với học sinh yếu, kém trong tình hình hiện nay của trường tôi. 3 Phần B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI (CONTENT) I. Thiết kế thêm bài tập phụ là thế nào? Thiết kế thêm bài tập phụ là việc tạo ra bài tập nhỏ dựa vào các Task có sẵn trong sách giáo khoa. Các bài tập phụ, theo tôi phải đảm bảo các yếu tố như là: + Dễ hiểu, dễ làm. + Gây hứng thú đối với học sinh. + Và học sinh có thể hoàn thành trong khoảng thời gian rất ngắn (2 đến 3 phút). + Gợi mở thông tin, kiến thức từ vựng, cấu trúc tạo đà để học sinh thực hiện tốt các “Task” khó ở phần “while” và phần “After”, đặc biệt đối với học sinh yếu và kém. II. Thời điểm tiến hành bài tập phụ và các mô hình học sinh làm việc với bài tập phụ. 1. Thời điểm tiến hành bài tập phụ. Bài tập phụ phải được tiến hành trước khi bước vào làm chính thức các “Task” ở phần “while” và phần “After”. Như vậy, có thể xem việc làm bài tập phụ là bước khởi động cho học sinh và chuẩn bị cho học sinh kiến thức. 2. Các mô hình học sinh làm việc với bài tập phụ. Giáo viên có thể cho học sinh làm các bài tập phụ theo cặp (pair work), theo nhóm (group work) hay cả lớp cùng làm (whole-class work). III. Các loại bài tập phụ thường thiết kế và cách thể hiện. 1. Các loại bài tập phụ. Thông thường, các bài tập phụ là những bài tập dạng “TRUE/ FALSE statements”, những bảng câu hỏi “YES/ NO” (YES/ NO questions) chỉ yêu cầu trả lời ngắn gọn bằng “YES” hoặc “NO”, bài tập dạng “GAP-FILLING” hay chỉ đơn giản là câu hỏi trắc nghiệm “MULTIPLE CHOICE”. 2. Cách thể hiện bài tập phụ. Bài tập phụ có thể được thể hiện: + Bằng các “handouts” phát cho học sinh. + Viết trên giấy A0, A1, A2, A3 … + Thiết kế trên bảng phụ có sẵn ở nhà (Teacher’s extra board). + Hoặc thiết kế bằng trình chiếu POWERPOINT (Góp phần làm tăng sức hấp dẫn của bài tập phụ về mặt hình thức và dễ dàng thể hiện dụng ý của người soạn)… 4 1. THIẾT KẾ BÀI TẬP PHỤ DẠNG “TRUE/ FALSE STATEMENTS” a. Giới thiệu chung. “TRUE/ FALSE STATEMENTS” là dạng bài tập yêu cầu học sinh nhận định thông tin đúng (TRUE) hay sai (FASLE) so với nội dung bài đọc (Reading passage), bài nghe (Listening text) và nếu sai thì yêu cầu học sinh cung cấp thông tin đúng. Dạng bài tập này nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ làm và dễ gây hứng thú cho học sinh, làm cho học sinh trở nên sôi nổi và thoải mái, nhằm cung cấp thêm thông tin giúp học sinh làm các Task dễ dàng. * Khả năng áp dụng: Thường áp dụng với các kiểu bài rèn luyện kỹ năng đọc (Reading skill), nghe (Listening skill). b. Áp dụng thực tế. Example: Sau khi kết thúc phần Task 1. Listen and complete the table [English 10 (Cơ bản)_Unit 14_C. Listening], giáo viên cho học sinh làm bài tập phụ “TRUE/ FALSE” dưới đây: + Type of activity: pair work. + Time duration: 2 – 3 minutes. 1. As a football player, Pelé was famous for his powerful kicking and controlling the ball. (T/ F) 2. Pelé participated in five World Cups (T/ F) 3. By 1974, Pelé had scored 1.020 goals and he became a Brazilian national hero. (T/ F) 4. Pelé played for a Brazilian football club before he retired. (T/ F) 5. Pelé became an international ambassador for the sport after his retirement. (T/ F) * Key: 1. T 2. F (Pelé participated in three World Cups.) 3. F (1974, Pelé had scored 1.200 goals and he became a Brazilian national hero.) 4. F (Pelé played for an American football club before he retired.) 5. T → Nhờ đó, học sinh thấy dễ dàng khi làm phần Task 2. Listen again and answer the following questions: 1. What was Pelé famous for as a football player? 2. How many World Cups did he participate in? 3. Where did he play football before he retired? 4. What did Pelé do after his retirement? [English 10 (Cơ bản)_Unit 14_C. Listening_Task 2]. 5 c. Kết quả thống kê. * Hiệu quả giờ học khi có dạy bài tập phụ “TRUE/ FALSE” như đã nói ở trên cho bài “English 10 (Cơ bản)_Unit 14_C. Listening” được thể hiện qua thống kê sau: * Lớp 10C 6: Không dạy bài tập phụ. * Lớp 10C7: Dạy bài tập phụ lần I. * Lớp 10C4: Dạy bài tập phụ lần II. * Lớp 10C5: Dạy bài tập phụ lần III. Tỉ lệ học sinh tham gia xây dựng bài ở phần Task 2. Answer the Sĩ số Kết quả kiểm tra, khảo questions Lớp học sát học sinh cuối giờ học Số lượng (học sinh trên TB: số học sinh (%) sinh) Tỉ lệ (%) 6 10C 40 14 35 % 15 (37,5 %) 7 10C 38 18 47,3 % 20 (52,6 %) 4 10C 42 30 71,4 % 32 (76,1 %) 5 10C 39 34 87 % 35 (89,7 %) 6 2. THIẾT KẾ BÀI TẬP PHỤ DẠNG “MULTIPLE CHOICE” a. Giới thiệu chung. “MULTIPLE CHOICE” là dạng bài tập yêu cầu học sinh dựa vào nội dung bài đọc (Reading passage), bài nghe (Listening text) … để chọn đáp án đúng nhất (trong số A, B, C, D). Câu hỏi trắc nghiệm phải có tính chọn lọc, dễ hiểu và đặc biệt là phải cung cấp thông tin liên quan để làm các “Task” ở phần “While”. * Khả năng áp dụng: Thường áp dụng với các kiểu bài rèn luyện kỹ năng đọc (Reading skill), nghe (Listening skill). b. Áp dụng thực tế. Example: Sau khi kết thúc phần Task 1 [English 11 (Cơ bản)_Unit 6_A. Reading], giáo viên cho học sinh làm bài tập phụ “MULTIPLE CHOICE” dưới đây: - Type of activity: group work or pair work. - Time duration: 2 – 3 minutes. 1. ………………..….. took part in the annual final English Competition last Saturday. A. The representatives of three classes of the school. B. Students’ Parents. C. The teachers of the school. D. The competitors. 2. The aim of the competition was ……………….. A. To earn a lot of money. B. To stimulate the spirit of learning English among students. C. To improve the students speaking skill. D. To review the lessons. 3. ………………. sponsored the competition. A. Representatives. B. Winners. C. Students’ Parents. D. Teachers. 4. Each group of students have to …………………… during the contest. A. Complete five activities in all. B. Answer the questions on the worksheets within two minutes. C. Take part in the annual final English competition. D. Work in groups of three. 5. The judges have to …………………………….. to choose the winner of the competition. A. Ask the students some questions. B. Explain the answers of the students. C. Announce the results. D. Observe and score the students’ performance. 7 6. The winner will be awarded …………………… . A. A chess set. B. A new set of rules to learn. C. A set of CDs for studying English and an Oxford Advanced Learners Dictionary. D. A set of CDs for studying English. * Key: 1. A 2. B 3. C 4. A 5. D 6. C → Kết quả, học sinh làm tốt phần Task 2. Answer the questions: 1. Who took part in the annual final English Competition last Saturday ? 2. What was the aim of the competition ? 3. Who sponsored the competition ? 4. What did each group of students have to do during the contest ? 5. What did the judges have to do to choose the winner of the competition ? 6. What would be awarded to the winner ? [English 11 (Cơ bản)_Unit 6_A. Reading_Task 2] c. Kết quả thống kê: + Hiệu quả giờ học khi có dạy bài tập phụ “MULTIPLE CHOICE” như đã nói ở trên cho bài English 11 (Cơ bản)_Unit 6_A. Reading_Task 2 được thể hiện qua thống kê sau: + Lớp 11B6: Không dạy bài tập phụ. + Lớp 11B4: Dạy bài tập phụ lần I. + Lớp 11B5: Dạy bài tập phụ lần II. Tỉ lệ học sinh tham gia xây dựng bài ở phần Task 2. Answer the Sĩ số Kết quả kiểm tra, khảo questions Lớp học sát học sinh cuối giờ học sinh trên TB: số học sinh (%) Số lượng (học sinh) Tỉ lệ (%) 6 11B 45 18 40 % 19 (42.2 %) 4 11B 46 29 63 % 32 ( 69.5 %) 5 11B 45 35 77.7 % 40 (88.8 %) 8 3. THIẾT KẾ BÀI TẬP PHỤ DẠNG “YES/ NO QUESTIONS” (CÓ THỂ KẾT HỢP VỚI “MULTIPLE CHOICE” …) a. Giới thiệu chung. “YES/ NO QUESTIONS” là dạng bài tập yêu cầu học sinh trả lời nhanh, chỉ cần bằng “YES” hoặc “NO” (Không cần trả lời bằng hình thức đầy đủ). Loại bài tập này cũng nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ làm, dễ gây hứng thú cho học sinh và có tác dụng gợi mở thông tin giúp học sinh làm các “Task” ở phần “while” một cách dễ dàng. * Khả năng áp dụng: Ap dụng được với hầu hết các kiểu bài. b. Áp dụng thực tế. Example: Sau khi kết thúc phần Task 2. Decide whether the statements are true (T) or false (F) [English 10 (Cơ bản)_Unit 3_A. Reading], giáo viên cho học sinh làm bài tập phụ “YES/ NO” kết hợp với “MULTIPLE CHOICE” dưới đây: - Type of activity: whole-class work. - Time duration: 2 – 3 minutes. 1. a. Was Marie Curie born on October 21, 1833? b. Was Marie Curie born on November 7th , 1867? c. Was Marie Curie born in Stockholm, Sweden? d. Was Marie Curie born in Warsaw? 2. a. Was she a bad student? Marie Curie (1867 - 1934) b. Was she a brilliant and mature student? c. Did she work as a private tutor to save money for a study tour abroad? 3. a. Was she awarded a Nobel Prize in History? b. Was she awarded a Nobel Prize in Chemistry? 4. Her real joy was ……………………………………………………………… . a. money b. receiving a Nobel Prize c. easing human suffering d. becoming a good teacher * Key: 1. a_No b_ Yes c_No d_Yes 2. a_No b_ Yes c. Yes 3. a_No b_ Yes 4. c 9 → Kết quả là học sinh, đặc biệt là học sinh yếu, kém làm tốt phần Task 3. Answer the questions: 1) When and where was Marie Curie born? 2) What kind of student was she? 3) Why did she work as a private tutor? 4) For what service was she awarded a Nobel Prize in Chemistry? 5) Was the prize her real joy? Why/ Why not? [English 10 (Cơ bản)_Unit 3_A. Reading_Task 3]. - Note: Kết thúc bài học giáo viên cho học sinh liên hệ với nhà khoa học, nhà phát minh Alfred Nobel: - Alfred Nobel was born on October 21, 1833 in Stockholm, Sweden. - He invented “Dynamite”. - He was the founder of the Nobel Prizes. Alfred Nobel (1833 - 1896) c. Kết quả thống kê: * Hiệu quả giờ học khi có dạy bài tập phụ dạng “YES/ NO QUESTIONS” kết hợp với “MULTIPLE CHOICE” như đã nói ở trên cho bài English 10 (Cơ bản)_Unit 3_A. Reading_Task 3 được thể hiện qua thống kê sau: + Lớp 10C6: Không dạy bài tập phụ. + Lớp 10C7: Dạy bài tập phụ lần I. + Lớp 10C4: Dạy bài tập phụ lần II. + Lớp 10C5: Dạy bài tập phụ lần III. Tỉ lệ học sinh tham gia xây dựng bài ở phần Task 3. Answer the Sĩ số Kết quả kiểm tra, khảo questions Lớp học sát học sinh cuối giờ học sinh trên TB: học sinh (%) Số lượng (học sinh) Tỉ lệ (%) 6 10C 40 15 37,5 17 (42,5 %) 7 10C 38 20 52,6 % 22 (57,8 %) 4 10C 42 31 73,8 % 32(76,1 %) 5 10C 39 35 89,7 36 (92,3 %) 10 4. THIẾT KẾ BÀI TẬP PHỤ DẠNG “GAP-FILLING” a. Giới thiệu chung. “GAP-FILLING” là dạng bài tập yêu cầu học sinh sử dụng thông tin có trong bài đọc (Reading passage) hoặc bài nghe (Listening text) … để điền vào chỗ trống. Loại bài tập này cũng nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ làm, dễ gây hứng thú cho học sinh và có tác dụng gợi mở thông tin giúp học sinh làm các Task ở phần “while” hay ở phần “After” … một cách dễ dàng. + Khả năng áp dụng: Ap dụng được với nhiều kiểu bài. b. Áp dụng thực tế. Example: Sau khi kết thúc phần Task 2 [English 10 (Cơ bản)_Unit 1_C. Listening], giáo viên cho học sinh làm bài tập phụ “GAP-FILLING” dưới đây để chuẩn bị cho các em thực hiện tốt phần “After you listen: Take turns to ask and answer questions about Mr. Lam’s activities”: + Type of activity: pair work OR group work OR whole-class work. + Time duration: 2 – 3 minutes. 1) 2) 3) 4) 5) 6) Use the information in the tape to fill in the gaps: Name: ……………………………………………………… Occupation: …………………………………………… When to start work: ………………………………… Passengers: …………………………………………… When to have lunch: ……………………………………… Where to have lunch: ……………………………………… + Key: 11 1. Mr. Lam. 2. Cyclo driver. 3. At 6. 4. An old man, a lady, two school pupils. 5. At 12. 6. At a food stall. 12 → Từ đó học sinh dễ dàng thực hiện phần “After you listen: Take turns to ask and answer questions about Mr. Lam’s activities, using the cues bellow. Then retell his story to the class”: [English 10 (Cơ bản)_Unit 1_C. Listening_After you listen]. c. Kết quả thống kê: + Hiệu quả giờ học khi có dạy bài tập phụ dạng “GAP-FILLING” như đã nói ở trên cho bài English 10 (Cơ bản)_Unit 1_C. Listening_After you listen được thể hiện qua thống kê sau: + Lớp 10C6: Không dạy bài tập phụ. + Lớp 10C7: Dạy bài tập phụ lần I. + Lớp 10C4: Dạy bài tập phụ lần II. + Lớp 10C5: Dạy bài tập phụ lần III. Lớp Sĩ số học sinh 10C6 10C7 10C4 10C5 40 38 42 39 Tỉ lệ học sinh tham gia xây dựng Kết quả kiểm tra, khảo bài ở phần “After you listen” sát học sinh cuối giờ học Số lượng (học trên TB: học sinh (%) sinh) Tỉ lệ (%) 13 32,5 % 15 (37,7 %) 19 50 % 21 (55,2 %) 29 69 % 31 (73,8 %) 32 82 % 35 (89,7 %) 13 Phần C. KẾT THÚC ĐỀ TÀI (CONCLUSION) Đến đây, tôi tạm đưa ra cách giải bài toán trên cho riêng mình qua một năm tìm tòi, nghiên cứu thực nghiệm và khảo sát học sinh: “Chương Trình Khó + Học Sinh Yếu, Kém” => “Thiết Kế Thêm Bài Tập Phụ Cho Học Sinh”. Tuy nhiên, cách thức mổ xẻ vấn đề sẽ khác nhau đối với từng giáo viên. Do đó yêu cầu giáo viên cần phải linh động khi thực hiện. Và rằng, có thể còn có nhiều cách khác để giải bài toán, nhưng do giới hạn thời gian, phạm vi đề tài và kinh nghiệm cá nhân, tôi xin phép tạm kết thúc đề tài tại đây. Đề tài hoàn thành , tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Tôi xin chân thành cảm ơn các cô giáo trong tổ Tiếng Anh trường THPT Thạch Thành 3 đã sát cánh kề vai bên tôi trên con đường giúp học sinh đi tìm chân lí tri thức, cuộc sống, cho tôi những lời khuyên bổ ích và những lời động viên chân thành và toàn thể các thầy ( cô ) giáo đã giúp tôi hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012 – 2013 một cách tốt nhất. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn và chúc quý vị sức khỏe, hạnh phúc và thành công. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Nguyễn Văn Mạnh 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất