Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học tiếng anh cho học sinh lớp 3 người dân...

Tài liệu Skkn một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học tiếng anh cho học sinh lớp 3 người dân tộc

.DOC
28
1752
139

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG ANA TRƯỜNG TIỂU HỌC EA BÔNG -------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh lớp 3 người dân tộc Người thực hiện: H’ Bé Ya Hđơk Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ea Bông Trình độ đào tạo: Thạc sĩ Môn đào tạo: Tiếng Anh Năm học: 2016 - 2017 Ea Bông, tháng 2 năm 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê MỤC LỤC TT I 1 2 3 4 5 II 1 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 3 3.1 3.2 3.3 3.4 4 III 1 2 Nội dung PHẦN MỞ ĐẦU Trang Lý do chọn đề tài Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài Đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG 3-4 4 4 5 5 Cơ sở lí luận Thực trạng Thuận lợi - khó khăn. Thành công – hạn chế Mặt mạnh- mặt yếu Nguyên nhân, các yếu tố tác động Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Giải pháp, biện pháp thực hiện đề tài Mục tiêu của giải pháp Nội dung và cách thức giải quyết biện pháp, giải pháp Điều kiện thực hiện Mối quan hệ giữa giải pháp- biện pháp của đề tài Kết quả thu được PHẦN KẾT LUẬN Kết luận Kiến nghị I. GV: H’ Bé Ya Hđơk 5-6 6-7 7-8 8-9 9 10 11 11-22 11 12-21 21 20-22 21-22 25 25-26 PHẦN MỞ ĐẦU -2- Năm học: 2016 - 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, khi nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng phát triển thì sự giao lưu văn hóa, xã hội giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng. Để giao tiếp được với nhau thì đòi hỏi các quốc gia khác nhau trên thế giới phải biết sử dụng thành thạo một ngôn ngữ chung ngoài tiếng mẹ đẻ của mình. Trong các ngôn ngữ giao tiếp thông dụng trên thế giới, Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ chung phổ biến nhất trên thế giới. Từ nhiều năm nay, việc học ngoại ngữ ngày càng dược phổ biến rộng rãi và môn học này đang trở thành môn học bắt buộc trong các trường học. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra là làm thế nào để giờ dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao. Yêu cầu này đòi hỏi giáo viên phải luôn hoàn thiện mình không chỉ về trình độ chuyên môn mà còn cả về phương pháp và thủ thuật dạy học. Là một giáo viên Tiếng Anh, tôi luôn trăn trở về cái nghiệp “Làm Thầy” của mình là làm sao cho các em hiểu và phát huy được tính tích cực, sáng tạo ở các em. Tiếng Anh là một môn học mới và lạ, dễ thu hút sự chú ý của học sinh Tiểu học đặc biệt là các em ở khu vực vùng sâu, vùng xa, các em học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số, 70% học sinh của trường là người Êđê, cho nên việc tiếp thu kiến thức Tiếng Anh là một trở ngại vô cùng lớn đối với các em. Mặc dù có chứa nhiều hình ảnh minh họa sinh động và vốn từ ngữ gần gũi với từng lứa tuổi học sinh, Tiếng Anh vẫn là một môn học về ngôn ngữ, bước đầu học làm quen ở lớp 3 đối với các em học sinh người dân tộc Êđê vẫn còn là một vấn đề nan giải, không tránh khỏi việc gây nhàm chán cho học sinh khi phải cố gắng nắm bắt những mẫu câu giao tiếp thông thường. Hơn nữa, các em học sinh lớp 3 người dân tộc Êđê phải học cùng một lúc ba thứ tiếng cho nên đã gây không ít khó khăn trong quá trình dung nạp kiến thức. Chính vì vậy, tôi nghĩ việc trau dồi phương pháp không phải là của riêng ai mà là vấn đề chung cho mọi giáo viên. Cùng một vấn đề song người dạy phải làm thế nào để nó đơn giản nhất, dễ hiểu nhất khi truyền đạt cho các em, giúp các em hiểu và khắc sâu được kiến thức. Trong vô vàn phương pháp “ hay ” của GV: H’ Bé Ya Hđơk -3- Năm học: 2016 - 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê đồng nghiệp mà tôi đã học hỏi, tôi muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào hội nghị sáng kiến kinh nghiệm năm 2016-2017 để làm sao đạt được cái đích cuối cùng là sự “hiểu biết”, “ chất lượng”, và “ kiến thức”. Bên cạnh đó việc giao tiếp với các em người dân tộc Êđê bằng các hoạt động trò chơi và nhiều hoạt động học khác nhằm gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học, giúp các em nắm bắt nhanh, nhớ lâu bài học của mình hơn qua đề tài “ Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài * Mục tiêu Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như khả năng tiếp thu bộ môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 3 người dân tộc Êđê tại địa bàn trường Tiểu học Ea Bông. * Nhiệm vụ Tạo hứng thú học Tiếng Anh cho các em học sinh ở phân hiệu chính trường Tiểu học Ea Bông qua việc sử dụng trò chơi, tranh ảnh minh họa có liên quan đến tiết học, sử dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị hữu dụng cũng như phần mềm hỗ trợ học Tiếng Anh, xây dựng cho các em một sân chơi vừa bổ ích vừa thoải mái thông qua đó nâng cao chất lượng dạy và học. 3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho các em học sinh người dân tộc Êđê như: - Sử dụng trò chơi, tranh ảnh minh họa để khêu gợi trí tò mò, ham hiểu biết của học sinh. - Sử dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phần mềm hỗ trợ học Tiếng Anh. - Tăng cường các bài hát bằng Tiếng Anh có liên quan đến nội dung bài học trong các tiết dạy. - Kết hợp sử dụng tam ngữ: Tiếng Êđê - Tiếng Anh - Tiếng Việt trong tiết dạy. GV: H’ Bé Ya Hđơk -4- Năm học: 2016 - 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê 4. Phạm vi nghiên cứu Các em học sinh lớp 3 người dân tộc Êđê (tổng số 65 em) trường Tiểu học Ea Bông, Krông Ana, Đăk Lăk. 5. Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự tìm tòi, nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp. 2. Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ đồng nghiệp, người thực hiện và người tiến hành cùng nhau trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tiết dạy. 3. Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thực nghiệm theo từng mục đích, yêu cầu cụ thể một số tiết dạy. 4. Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra đánh giá việc nắm bắt nội dung bài học của học sinh. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Căn cứ Quyết định số 1400/ QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam giai đoạn 2008-2020. Căn cứ Biên bản thẩm định của Hội đồng Quốc gia thẩm định Chương trình Tiếng Anh Tiểu học theo Quyết định số 2917/ QĐ- BGDĐT ngày 05/7/2010. Mục đích cuối cùng của việc dạy ngoại ngữ không chỉ là cung cấp kiến thức về ngôn ngữ đó mà còn phải giúp các em áp dụng tốt các kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết vào trong quá trình giao tiếp. Muốn thực hiện việc này một cách hiệu quả, ngoài việc học tập ở trường lớp, học sinh còn phải tự học tập rèn luyện thông qua các hình thức và phương thức khác nhau. Đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, để học sinh tự tìm tòi, phát hiện và tiếp thu kiến thức trong khi giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn là mục tiêu trọng tâm trong việc giúp học sinh ghi nhớ tốt bài học của mình. Những hoạt động trò chơi cũng chỉ đơn giản là những trò chơi biến tấu từ những trò chơi quen thuộc của các em. Việc sử dụng hợp lý đồ dùng dạy GV: H’ Bé Ya Hđơk -5- Năm học: 2016 - 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê học có sẵn như file âm thanh, flashcard… và tự tìm tòi nghiên cứu những đồ dùng hỗ trợ có liên quan đến môn học cũng góp phần tích cực đến thành công của tiết học. Đa số các em học sinh người dân tộc Êđê chưa thể nắm bắt hoặc vận dụng kiến thức ở trường vào giao tiếp hàng ngày vì không nhớ từ hoặc khả năng giao tiếp ngoại ngữ còn hạn chế do chưa có hứng thú học môn ngoại ngữ này. Vì vậy, cần tập trung tạo hứng thú cho các em học Tiếng Anh ngay từ bậc tiểu học để làm nền tảng cho các cấp học sau này. 2. Thực trạng Ngôi trường nơi tôi đang công tác nằm tại vùng khó khăn của Huyện Krông Ana, hầu hết học sinh là người dân tộc Êđê cho nên việc giao tiếp bằng Tiếng Việt đối với các em còn gặp rất nhiều khó khăn. Học sinh ở bậc tiểu học còn nhỏ nên tốc độ viết – nói bằng Tiếng Việt của các em còn chậm. Đây là một lí do chủ yếu dẫn đến việc hạn chế thời gian tổ chức các trò chơi. Các em không có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài để có thể chào hỏi xã giao vài câu Tiếng Anh. Phạm vi học và thực hành Tiếng Anh chỉ có được trong lớp học, động cơ học chưa hình thành. Hạn chế về trang thiết bị dạy học và các hình thức tổ chức trò chơi. Bên cạnh đó các loại hình hoạt động giao lưu bằng Tiếng Anh vẫn chưa được tổ chức phổ biến cũng như cơ hội thực hành Tiếng Anh ít. Giáo viên tại trường Ea Bông đa số ( là giáo viên Tiểu học ) không biết Tiếng Anh cho nên việc dự giờ, góp ý kiến chưa đầy đủ, thiếu sự chính xác. Môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học vẫn là môn học tự chọn nên một số phụ huynh và học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học này. Đối tượng học sinh yếu kém ngại giao tiếp vì khả năng tiếp thu chậm, sợ thực hành sai. Đối tượng học sinh khá, giỏi ngại giao tiếp vì tâm lí ngại thực hành trước đám đông. Ở lứa tuổi này các em rất ham chơi nên ý thức học tập chưa cao. Thêm vào đó, các em rất ít chú trọng học và chưa có sự tập trung cao trong việc học, nhất là phần từ vựng Tiếng Anh. 2.1 Thuận lợi – khó khăn GV: H’ Bé Ya Hđơk -6- Năm học: 2016 - 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê * Thuận lợi: Hầu hết các em học sinh tại trường đều là người dân tộc Êđê ở khu vực xã Ea Bông, bản thân tôi cũng là một giáo viên Tiếng Anh người dân tộc Êđê, do đó hiểu được những trở ngại mà các em mắc phải khi giao tiếp bằng Tiếng Anh cũng như giao tiếp bằng Tiếng Việt là điều hiển nhiên. Khoảng cách giữa các trường Tiểu học trong địa bàn xã Ea Bông khá gần nên việc dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về chuyên môn, nội dung các trò chơi để vận dụng trong giờ dạy Tiếng Anh ở bậc tiểu học, cũng như cách thức tổ chức và tiến hành dạy thực nghiệm có phần dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều. Nhận được sự quan tâm từ Phòng Giáo dục Huyện trong việc theo học bằng đạt chuẩn kĩ năng giao tiếp (B2) theo khung tham chiếu Châu Âu. Bên cạnh đó, giáo viên còn nhận được sự hỗ trợ từ phía nhà trường trong việc bố trí tiết dạy, tạo điều kiện bồi giỏi nâng yếu trong công tác nâng cao chất lượng dạy và học. Giáo viên Tiếng Anh được đào tạo trình độ cao(sau đại học). * Khó khăn Là trường có hơn 70% học sinh là dân tộc Êđê khá đông với học sinh người dân tộc Kinh, đa số các em nói Tiếng Việt chưa chuẩn, giao tiếp bằng Tiếng Việt còn hạn chế (sai thanh dấu). Việc dạy ngoại ngữ Tiếng Anh cho các em, theo qui định của Bộ triển khai từ lớp 3 thì lại trở thành một thách thức to lớn đối với một trường nằm trong vùng “cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc” như các em học sinh dân tộc Êđê tại trường Tiểu học Ea Bông hiện nay. Thêm vào đó, phòng học còn thiếu(chỉ dạy được 2tiết/ tuần), chưa đảm bảo số lượng theo yêu cầu, chưa có phòng Lab, phòng học chuyên dụng dành riêng cho môn Tiếng Anh, số lượng giáo viên Tiếng Anh chưa đủ đáp ứng yêu cầu dạy 4 tiết/ tuần theo chương trình của Bộ Giáo Dục. Từ đó dẫn đến việc thực hiện công tác dạy học Tiếng Anh còn hình thức, chưa có điều kiện giảng dạy chuyên sâu. GV: H’ Bé Ya Hđơk -7- Năm học: 2016 - 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê Hầu như các cha mẹ và các em học sinh người dân tộc Êđê tại địa bàn trường đều chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh, vẫn xem Tiếng Anh như là một môn phụ trong chương trình học, chưa chú trọng đầu tư , mua sắm sách vở phục vụ học Tiếng Anh cho con em mình. Đây chính là bước cản lớn nhất trong công tác dạy và học Tiếng Anh tại trường Tiểu học Ea Bông. Việc mua sắm trang thiết bị như máy tính, tài liệu ôn tập phục vụ hoạt động tự học Tiếng Anh tại gia đình của các em còn chưa được cha mẹ quan tâm đúng mức do đó kết quả thu được từ các kì thi IOE trên mạng còn thấp. 2.2. Thành công- hạn chế *Thành công Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung các tiết dạy làm cho tiết học của các em trở nên sinh động, có sức lôi cuốn và hiệu quả hơn. Nhiều em học sinh người dân tộc Êđê tại trường đã nghe và nhận biết giọng đọc, nói của người bản ngữ. Phần lớn các em đã mạnh dạn hơn trong việc thực hiện các bài tập cũng như các yêu cầu cơ bản trong tiết học. Các em đã bước đầu hình thành những kĩ năng, kĩ xảo trong việc áp dụng kiến thức vào tiết học. Việc giao tiếp và gần gũi với chính các em học sinh của mình đã tạo ra một mối quan hệ thầy - trò bền vững. *Hạn chế Với các em học sinh người dân tộc Êđê thì học Tiếng Anh trở thành là học một ngôn ngữ thứ ba (sau việc học Tiếng Việt). Thực tế, khi bước vào lớp 3, mặc dù Bộ Giáo Dục đã chú trọng chương trình tăng cường Tiếng Việt cho các em học sinh người dân tộc Êđê về khả năng nghe nói, giao tiếp nhưng các em vẫn gặp vô vàn khó khăn trong hoạt động học bởi vì suy cho cùng thì Tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ thứ 2 sau Tiếng mẹ đẻ ( Tiếng Êđê). GV: H’ Bé Ya Hđơk -8- Năm học: 2016 - 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê Không những hạn chế trong giao tiếp mà điều kiện học tập cũng còn quá nhiều thiếu thốn, nên việc học Tiếng Anh của học sinh ở trường Ea Bông lại càng khó khăn bội phần. Thêm vào đó, chương trình và SGK mới thay đổi liên tục, việc thiếu thốn trang thiết bị, hạn chế trong việc áp dụng phần mềm mới của giáo viên cũng gây rất nhiều trở ngại cho cả người dạy lẫn người học. Thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế, tài liệu phục vụ cho đề tài chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Học Tiếng Anh đối với học sinh người dân tộc Êđê đã là ngôn ngữ thứ ba, môi trường sống của các em chỉ tiếp xúc với người Êđê là chủ yếu cho nên ít có cơ hội sử dụng cả Tiếng Việt lẫn Tiếng Anh. Điều này không chỉ vất vả cho giáo viên mà ngay chính bản thân các em cũng là một trở ngại lớn, do đó đòi hỏi giáo viên phải là người địa phương hoặc phải biết sử dụng Tiếng dân tộc Êđê trong giảng dạy cũng như giao tiếp. 2.3. Mặt mạnh – mặt yếu * Mặt mạnh Khi thực hiện đề tài này có hệ thống văn bản chỉ đạo cụ thể, chi tiết của phòng Giáo dục về việc dạy thí điểm môn Tiếng Anh theo chương trình sách chỉnh lí mới nhất của nhà xuất bản giáo dục - Bộ Giáo Dục và Đào tạo. Dưới sự chỉ đạo quan tâm của Nhà trường và sự ủng hộ của cha mẹ học sinh, cơ sở vật chất trường dần đáp ứng yêu cầu đặt ra của sự đổi mới của ngành giáo dục hiện nay. Hiện tại trang thiết bị dạy và học Tiếng Anh gồm có: 1 phòng máy vi tính, 1 máy chiếu, mạng internet. Trường nằm tại trung tâm của Buôn Knul, đường sá đi lại rất dễ dàng, có em chỉ cần đi bộ trong thời gian ngắn để đến trường. Đây chính là điểm thuận lợi nhất cho Thầy và Trò trường Tiểu học Ea Bông. * Mặt yếu Mặc dù văn bản chỉ đạo yêu cầu thực hiện từ Bộ - Sở - Phòng rất đầy đủ nhưng trong quá trình thực hiện thì lại gặp rất nhiều trở ngại do khác nhau về mặt điều kiện kinh tế, trình độ chuyên môn cũng như nguồn nhân lực. Dẫn đến một kết quả, không những là không như mong đợi mà còn khập khiễng không GV: H’ Bé Ya Hđơk -9- Năm học: 2016 - 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê theo văn bản ban hành. Đó cũng chính là lí do Bộ Giáo dục luôn phải cải cách cũng như thay đổi chương trình học Tiếng Anh cho các em học sinh. Vẫn còn một số giáo viên gặp một số khó khăn nhất định trong việc thực hiện thao tác, kĩ thuật dạy, trong việc lựa chọn các kĩ thuật sao cho phù hợp với từng tiết dạy, từng giai đoạn của tiết dạy, còn ngại sử dụng hoặc sử dụng chưa thành thạo đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy( loa, đài, tranh minh họa, máy chiếu…) Nhiều em có ít cơ hội để tiếp cận với thông tin đại chúng, động cơ để học Tiếng Anh còn hạn chế. Một số em còn ngại nói Tiếng Anh, còn sợ bị mắc lỗi, hầu như các em học sinh chưa quen với việc nghe Tiếng Anh bằng giọng bản xứ trong băng đĩa. 2.4. Nguyên nhân, các yếu tố tác động Điều kiện, hoàn cảnh của nhân dân địa phương đa số vẫn còn nhiều khó khăn. Trình độ dân trí còn thấp hoặc không đều nên nhận thức về việc xã hội hóa giáo dục của họ còn rất hạn chế, đặc biệt là đối với bậc tiểu học. Trình độ giao tiếp Tiếng Anh cũng như kĩ năng áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy Tiếng Anh còn hạn chế. Bên cạnh đó, nhận thức về giáo dục nói chung của đội ngũ giáo viên tại địa bàn đôi khi còn mơ hồ, chưa thấy rõ tầm quan trọng, chưa thể hỗ trợ hiệu quả vào giảng dạy Tiếng Anh chung trong trường, điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu của thời đại, các thiết bị giảng dạy phục vụ dạy - học còn thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng. Điều kiện về kinh tế, hoàn cảnh gia đình của đội ngũ cán bộ viên chức tại trường vẫn còn nhiều khó khăn. Về trình độ tay nghề của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, việc tiếp cận phương pháp dạy học mới của giáo viên chưa nhanh nhạy, chưa hiệu quả. Một bộ phận học sinh còn chưa chủ động, sáng tạo trong học tập theo phương pháp mới, còn tỏ ra nhút nhát thụ động ít chịu khó tìm tòi, độc lập suy nghĩ, sáng tạo. Tất cả điều đó đều làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy của nhà trường. GV: H’ Bé Ya Hđơk - 10 - Năm học: 2016 - 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hiện nay là một vấn đề nan giải mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Nhà nước dùng một khoản lớn ngân sách cho giáo dục tuy nhiên việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường gặp hàng rào cản lớn từ hệ thống quản lý bên trên và sức ỳ trong nhận thức cũng như hành động từ chính những người trong cuộc. Yếu tố quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh cho các em học sinh người dân tộc Êđê là việc tăng cường trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường. Đây là yếu tố góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Và một điều kiện cần có, không kém phần quan trọng trong công tác dạy và học tại trường Ea Bông là xây dựng một môi trường Sư phạm theo phương châm:” Trường học thân thiện, Học sinh tích cực ”. Chính yếu tố này góp phần cho giáo viên, học sinh hứng thú thích đến trường đến lớp, yêu trường, yêu lớp. Với phương pháp dạy học mới tích cực thì giáo viên đóng vai trò chủ đạo, học sinh là trung tâm của tiết học. 3. Giải pháp, biện pháp thực hiện đề tài 3.1.Mục tiêu Để tiến hành một tiết dạy có hiệu quả thì giáo viên cần thực hiện tốt các yêu cầu cơ bản sau: Nghiên cứu bài học, đối tượng học sinh, sau đó chọn và sử dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy phù hợp với từng nội dung bài học. Trong quá trình tổ chức hoạt động học, giáo viên phải điều khiển lớp học, phân bố thời gian hợp lý. Quan trọng hơn cả, giáo viên cần đảm bảo sử dụng thành thạo các phương tiện, đồ dùng dạy học cũng như sáng tạo ra các đồ dùng phù hợp, hiệu quả cho tiết dạy. GV: H’ Bé Ya Hđơk - 11 - Năm học: 2016 - 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê Đồng thời việc kết hợp giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cũng là vấn đề lớn để nâng cao chất lượng giảng dạy nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Trong những năm gần đây, yêu cầu của giáo dục đòi hỏi phải có nhiều đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn và các cấp học, nhằm nâng cao chất lựơng dạy và học đặc biệt là ở bộ môn Tiếng Anh, muốn gây hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên phải lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập, tạo ra các trò chơi lồng ghép trong các tiết học, sử dụng ngôn ngữ thật lý thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của các em để các em dễ dàng nắm bắt kiến thức cũng như nhớ bài học được lâu. 3.2. Nội dung và cách thức giải quyết Thực tế cho thấy, một giáo viên cho dù có kiến thức chuyên sâu, nhưng không có phương pháp dạy học tốt thì cũng sẽ không thu được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, “Lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm của giáo viên”, tốt thì “không có việc gì khó” nữa. Lòng yêu nghề ở đây là lòng yêu công việc dạy học, coi việc dạy học là niềm vui, lúc nào cũng hứng thú dạy học, phấn đấu phục vụ nhiều cho công tác dạy học, luôn yêu mến học sinh và có trách nhiệm trong từng bài dạy. Để có một tiết dạy thật sự hứng thú, người giáo viên phải nghiên cứu trước bài dạy. Đây là một công việc không thể thiếu trong các khâu dạy học. Khi có đủ tài liệu thì phải nghiên cứu để định hướng công việc: cần dạy những gì, sử dụng những phương pháp nào, cách thức dạy học ra sao, cần sử dụng những đồ dùng dạy học cần thiết nào, ước lượng thời lượng tổ chức dạy học. Qua thực tế chứng minh: nếu bài dạy nào có sự đầu tư nghiên cứu kĩ thì kết quả mang lại là rất cao. Biện pháp 1: Sử dụng trò chơi, tranh ảnh minh họa để khêu gợi trí tò mò, ham hiểu biết của học sinh. Việc sử dụng các trò chơi trong giảng dạy ngoại ngữ, đặc biệt là trong phần Warm up ( phần mở đầu của mỗi tiết học) nhằm tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập Tiếng Anh là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với giáo viên, quan trọng GV: H’ Bé Ya Hđơk - 12 - Năm học: 2016 - 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê hơn nữa là người dạy phải biết vận dụng các trò chơi vào các tiết học một cách hiệu quả với phương châm: “học mà chơi, chơi mà học” nhưng vẫn đảm bảo được lượng kiến thức truyền đạt đến các em. Ví dụ như trò chơi Brainstorming: Không chỉ sử dụng các trò chơi để gây sự chú ý cũng như làm tăng thêm tính sôi động của tiết học mà giáo viên còn sử dụng tranh ảnh minh họa để dạy từ vựng và mẫu câu cho học sinh ở hầu hết các mục trong sách giáo khoa như: Look, listen and repeat, Point and say Việc này giúp học sinh nắm từ nhanh hơn thông qua việc tiếp xúc với tranh ảnh có nội dung gần gũi cũng như gắn liền với bài học. Dùng tranh cho học sinh nhìn tranh điền từ vào chỗ trống, nhìn tranh nghe đọc và ôn từ thông qua mẫu câu. GV: H’ Bé Ya Hđơk - 13 - Năm học: 2016 - 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê Trong phần bài này, học sinh vừa quan sát tranh học từ vựng vừa thực hành được cấu trúc câu trong giao tiếp: There’s a garden. It’s very nice! Dùng tranh trong các phần liên hệ giáo dục ở phần cuối bài. Giả sử như phần bài này, chúng ta có thể giáo dục các em tôn trọng ngày lễ Tết của dân tộc mình, biết quý trọng ông bà, cha mẹ. Một số thủ thuật mà tôi đưa ra có thể sử dụng trong hầu hết tất cả các tiết học và các khối lớp ở bậc tiểu học. Tùy vào từng nội dung của bài học, giáo viên phải biết cách chọn lọc và tổ chức thực hiện các thủ thuật ấy một cách linh hoạt và có hiệu quả. GV: H’ Bé Ya Hđơk - 14 - Năm học: 2016 - 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê Biện pháp 2: Sử dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phần mềm hỗ trợ học Tiếng Anh. Sử dụng nhiều tranh ảnh, đồ dùng dạy học tự tạo kết hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin như PowerPoint soạn bài giảng cũng như các trò chơi tạo cho không khí lớp học thêm sinh động. Phần mềm Hot Potatoes gồm có nhiều phần: JCloze: dùng tạo các bài tập với câu hỏi đa lựa chọn; JCross: tạo bài tập dùng trò chơi ô chữ; JMix: tạo câu hỏi sắp xếp các từ, cụm từ lộn xộn; JMatch: tạo bài tập gồm các câu hỏi kiểu so khớp.v.v. Đây cũng là một trong những phần mềm được nhiều giáo viên chú ý đến. GV: H’ Bé Ya Hđơk - 15 - Năm học: 2016 - 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê Phần mềm phổ biến nhất hiện nay trong các trường chuẩn có dạy môn Tiếng Anh là Active Inspire ( hay còn gọi là Bài giảng tương tác hoặc Bảng thông minh). Nó không chỉ thu hút sự chú ý của các em học sinh mà còn giúp các em học sinh phát huy tối đa khả năng của bản thân trong giờ học. GV: H’ Bé Ya Hđơk - 16 - Năm học: 2016 - 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê ActivInspire là nền tảng cho bất kỳ hoạt động học tập nào của thế kỷ 21. Được thiết kế để sử dụng trong lớp học, nó cho phép giáo viên giảng bài trên bảng trắng tương tác. Soạn bài giảng có nhiều hoạt động phong phú, hữu ích, và hỗ trợ các nhiệm vụ đánh giá học tập với học viên, các nhóm và toàn thể lớp học. Với sự lựa chọn các giao diện phù hợp với lứa tuổi, ActivInspire mang lại cho giáo viên khả năng tiếp cận nhiều hoạt động giảng dạy, công cụ, hình ảnh, âm thanh và mẫu, với cả một thế giới các tài nguyên bổ sung có trên Promethean Planet. Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, sự tò mò và tính ham hiểu biết của các em rất lớn, để có được một tiết dạy hiệu quả thì giáo viên phải hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức, phân bố lớp học, truyền cảm, lôi cuốn học sinh trong giờ học. GV: H’ Bé Ya Hđơk - 17 - Năm học: 2016 - 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê Không những vậy, giáo viên còn phải liên tục trao đổi và thảo luận về các phương án giảng dạy bởi vì hiệu quả của tiết dạy sẽ được nâng cao nếu phương án giảng dạy được đưa ra thảo luận thường xuyên cùng đồng nghiệp. Biện pháp 3: Tăng cường các bài hát bằng Tiếng Anh có liên quan đến nội dung bài học trong các tiết dạy. Chúng ta có thể thấy, hầu như trong mỗi bài học Tiếng Anh đều có một bài hát không chỉ để tạo sự hứng thú học cho các em mà thông qua đó các em có thể củng cố từ vựng cũng như cấu trúc câu đã học trong bài. Chúng ta phải hiểu thêm là, học sinh chỉ có được động cơ học tập khi các em cảm thấy hứng thú với môn học và thấy được sự tiến bộ của mình. Giáo viên cần tăng cường các bài dạy có lồng ghép âm nhạc để các em phát huy tối đa sự ham thích học của mình trong mỗi giờ học. Do vậy, ngoài khả năng tạo sự lôi cuốn học sinh trong những hoạt động trên lớp thì giáo viên còn phải khích lệ động viên trong việc học. GV: H’ Bé Ya Hđơk - 18 - Năm học: 2016 - 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê Ngoài ra để tăng phần sinh động, giáo viên có thể sử dụng thêm một số bài hát có nội dung tương tự để thay đổi không khí học tập cho các em từ một số trang mạng như: https://alokiddy.com.vn/ Hoặc học các bài hát Tiếng Anh qua: https://www.tienganh123.com/tieng-anhtre-em-qua-bai-hat. Biện pháp 4: Kết hợp sử dụng tam ngữ: Tiếng Êđê - Tiếng Anh - Tiếng Việt trong tiết dạy. Nhiều nhà giáo dục học nổi tiếng đã chứng minh thực tế là 60% chất lượng giờ dạy tốt là tùy thuộc vào khâu chuẩn bị soạn giáo án còn lại 40% là tùy thuộc vào năng lực sư phạm và kinh nghiệm của người Thầy. Vì vậy là giáo viên muốn GV: H’ Bé Ya Hđơk - 19 - Năm học: 2016 - 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê giảng dạy tốt và chất lượng thì phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung và đối tượng, phát huy được tính chủ động sáng tạo, của người học. Bản thân tôi là một giáo viên Tiếng Anh (gốc là người Êđê), học sinh đa số cũng là người dân tộc Êđê cho nên vấn đề truyền tải kiến thức cho các em sẽ hiệu quả hơn nếu biết kết hợp linh hoạt giữa Tiếng Êđê với Tiếng Việt và Tiếng Anh. Giáo viên có thể dùng Tiếng Êđê để giải nghĩa thêm trong trường hợp giải thích bằng Tiếng Việt mà các em vẫn không hiểu, hoặc có thể dùng những câu chuyện cười của dân tộc Êđê để giải thích từ vựng, các em vừa học được từ vựng Tiếng Anh lại vừa biết thêm được câu chuyện hài của dân tộc mình, nó làm tăng mức độ, hiệu quả tiếp thu kiến thức thông qua đó sẽ làm cho các em hào hứng hơn trong việc học. Giáo viên còn có thể sử dụng những câu chào hỏi, giao tiếp bình thường như: Các em có khỏe không? Giáo viên nên sử dụng luôn Tiếng Êđê: Soaih sei mlei mơh he\? - How are you? - Bạn có khỏe không? Nơng hruê anei? - What day is it today? – Hôm nay là thứ mấy? Đây là cái gì? - Nơ do\ anei? - What’s it? Ai đó? – Hlei pô ana\n? – Who’s that? GV: H’ Bé Ya Hđơk - 20 - Năm học: 2016 - 2017
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan