Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo GDCD-GDNGLL Skkn một vài kinh nghiệm sử dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể ...

Tài liệu Skkn một vài kinh nghiệm sử dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn gdcd lớp 7

.DOC
14
513
108

Mô tả:

A. PHẦN MỞ ĐẦU Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Trong thực tế ở các trường học hiện nay, việc dạy học theo hướng tích hợp ở môn GDCD ít được quan tâm, đa số giáo viên ngại liên kết, tích hợp với những nội dung liên quan từ bài học trước hoặc các bài học của môn học khác. Đứng trước thực trạng này tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và cho ra đời sáng kiến"Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 7". Tôi đã đưa ra các bước thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp trong một bài cụ thể. Cuối cùng là kết quả thu được sau quá trình dạy học. Tôi nhận thấy ưu điểm của sáng kiến này là tạo được hứng thú học tập cho học sinh, nội dung học tập sinh động, hấp dẫn, giúp học sinh hiểu và nắm vững nội dung học tập dễ dàng, đồng thời phát triển được các năng lực tư duy, năng lực hành động, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu được bản chất của vấn đề. 1 B. NỘI DUNG 1. Cơ sỡ lý luận: Hiện nay, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Tích hợp theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự liên kết các thành phần, các bộ phận khác nhau một cách hòa hợp, tương thích trong một tổng thể. Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học và thực hiện các mặt giáo dục một cách riêng rẽ. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội vốn không tồn rại một cách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp, hoàn chỉnh và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các cuộc thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học. Mục đích. - Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. - Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành". - Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục. - Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn. - Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học. 2 Thực trạng việc dạy bộ môn nói chung, môn GDCD lớp 7 nói riêng mặc dù quan niệm dạy học tích hợp đã được vận dụng vào giảng dạy, song hiệu quả đạt được là chưa cao. Do đó phần lớn học sinh hiện nay có thái độ bình thường, chưa phát huy được tính tích cực trong học tập. Giáo viên trong các nhà trường chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học liên môn, đặc biệt là việc dạy học liên môn trong môn GDCD. Quá trình vân dụng tích hợp liên môn vào trong bài dạy còn gặp nhiều lúng túng nên trong quá trình giảng dạy thường chỉ tập trung vào kiến thức đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với các bộ môn khác. Về phía học sinh xuất hiện tâm lí coi nhẹ, chủ quan trong bộ môn. Các em thường cho rằng kiến thức của bộ môn nhẹ, không có tác dụng nhiều trong việc học tập nên thiếu quan tâm, thậm chí bỏ rơi bộ môn khi thấy mình đã có đủ cơ số điểm cần thiết. Vì vậy nên khi được hỏi, khai thác sâu vào vấn đề các em thường tỏ ra lúng túng hoặc không thể trả lời câu hỏi. Mỗi một bài dạy và học GDCD có vai trò quan trọng đối với cả thầy và trò. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, tôi lựa chọn đề tài "Một vài kinh nghiệm sử dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 7" 2. Thực trạng: - Trên thực tế dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. - Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này. Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại với nhau như: Lí – Hóa - Sinh, Văn - Sử - Địa. Hoặc có thể tích hợp được cả các môn tự nhiên với các môn xã hội như: văn, toán, hóa, sinh, GDCD…Ở mức độ cao, sự tích hợp này sẽ hình thành những môn học mới, chứ không phải là 3 một sự lắp ghép thông thường các môn riêng rẽ lại với nhau. Tuy nhiên, các môn vẫn giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau. Ở mức độ thấp thì việc tích hợp được thực hiện trong mối quan hệ liên môn. Những môn được học riêng rẽ nhưng cần chú ý đến những nội dung có liên quan đến các bộ môn khác, trong quá trình dạy học chỉ cần khai thác, vận dụng các kiến thức có liên quan đến bài giảng mình đang thực hiện. - Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh. 3. Khảo sát thực tiễn: Trong năm học 2015- 2016, tiến hành khảo sát chất lượng học sinh khối 7 khi chưa áp dụng tích hợp kiến thức liên môn vào bài học, cụ thể bài 14 lớp 7: "Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên" với những nội dung khảo sát. - Vai trò của môi trường đối với đời sống của con người. - Trực trạng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay ở nước ta. - Nguyên nhân của môi trường ngày bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên đang có nguy cơ cạn kiệt. Kết quả đạt được như sau: Lớp Tỉ lệ Sĩ số Giỏi % Khá % TB % Yếu % 7A 36 11 30,55 14 38,88 11 30,55 0 0 7B 36 7 19,44 16 44,44 13 36,11 0 0 7C 32 7 21,87 14 43,75 11 34,37 0 0 Từ kết quả khảo sát đó, tôi rút ra những nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất giáo viên dạy bộ môn chưa thực sự tâm huyết với bộ môn của mình giảng dạy, còn truyền thụ kiến thức theo một chiều mà không đặt học sinh vào đối tượng trung tâm, không phát huy được tinh thần tự học của học sinh. Mặt khác việc kiểm tra đánh giá của giáo viên chưa thực sự chặt chẽ, nhiều câu hỏi mới mang tính nhận biết, thông hiểu, vân dụng ở mức độ thấp mà chưa có câu hỏi liên hệ với các bộ môn để giải quyết vấn đề đặt ra. 4 Thứ hai về phía học sinh khi học tập chưa xác định được tầm quan trọng của bộ môn. Khi kiểm tra đánh giá thường chỉ tự xếp mình vào dạng " Trung bình chủ nghĩa" là an toàn. Thứ ba về phía phụ huynh học sinh họ chưa thực sự nhận thức đúng đắn vai trò, ý nghĩa của bộ môn. Mục đích chính của họ là làm sao con em mình học tốt được các môn như Toán, Lí, Hóa còn các môn còn lại, kể cả môn GDCD cùng chung số phận đó là chỉ cần biết là đủ, không cần gì. 4. Giáo án minh họa Bài 14 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ( Tiết 1) I. Mục tiêu bài học Sau bài học, học sinh cần đạt được 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu được khái niệm môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Thấy được thực trạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới 2. Kĩ năng: - So sánh, liên hệ, phân tích, đánh giá - Hình thành trong học sinh tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Kĩ năng hiểu biết về môi trường, vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội. KN phê phán, đấu tranh ngăn chặn cái xấu. III. Phương tiện dạy học Máy tính, máy chiếu IV. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp đối thoại. 5 V. Tìm nội dung tích hợp trong bài học - Tích hợp với môn Lịch sử 9: Chương VI - Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đề quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965), mục V " Miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ (1961-1965) - Tích hợp với môn Mĩ thuật: Giới thiệu một số hình ảnh về thực trạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam. - Tích hợp với môn Ngữ văn lớp 7 phần văn nghị luận - Tích hợp với môn Địa lý 6: Thành phần tự nhiên đất - Tích hợp với môn Địa lý 7: Các môi trường đạ lý và hoạt động của con người. VI. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1. Trường hợp nào sau đây thực hiện quyền trẻ em. a. Tâm là đứa trẻ bị bỏ rơi, em sống lang thang trên hè phố. b. Nhà nghèo, Hà phải vừa đi học vừa phụ mẹ bán hàng. c. Cha mẹ mải lo làm ăn, Hùng bị kẻ xấu lôi kéo vào con đường nghiện ngập d. Cha mẹ li thân để Hải về sống với bà ngoại. Ngoại nghèo lại đau yếu luôn nên Hải phải nghỉ học đi bán vé số. Câu 2. Trẻ em có bổn phận gì? 3. Bài mới Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh ảnh về rừng núi, sông ngòi. Em hãy mô tả lại những hình ảnh vừa quan sát? Đó là điều kiện tự nhiên bao quanh cuộc sống của con người...  Bài mới (Giáo viên tích hợp với môn Mĩ thuật giới thiệu một số tranh ảnh về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam) Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt - Họat động 1: Tìm hiểu thông tin, sự I. Tìm hiểu thông tin, sự kiện kiện. 1. Tỉ lệ đất có rừng che phủ hiện nay HS: Đọc phần thông tin trong SGK ở nước ta - Tỉ lệ độ che phủ thấp. Tài nguyên GV: Ngoài thông tin trên, em còn biết rừng có nguy cơ cạn kiệt 6 thông tin nào khác về tỉ lệ đất có rừng - Nguyên nhân che phủ ở nước ta + Do chiến tranh GV: Bổ sung thêm thông tin mới về tỉ + Do ý thức của con người lệ % đất có rừng che phủ theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2011. Tính đến thời điểm 31/12/2011, Việt Nam có hơn 13,5 triệu ha rừng, trong đó hơn 2 triệu ha là rừng đặc dụng, hơn 4,6 triệu ha rừng phòng hộ, hơn 6,6 triệu ha rừng sản xuất, còn lại là diện tích nằm ngoài quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có Quyết định công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2011. Theo đó, độ che phủ rừng toàn quốc năm 2011 của Việt Nam là 39,7%, tăng 0,02% so với độ che phủ rừng toàn quốc năm 2010. Đốt rừng làm nương rẫy GV: Em có nhận xét gì về tỉ lệ độ che phủ rừng toàn quốc từ quyết định trên của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. GV kết luận: Tỉ lệ % đất có rừng che phủ có tăng tuy nhiên vẫn ở mức độ thấp. HS đọc thông tin 2,3,4,5 ( SGK trang 43) Chặt phá rừng GV: Những nguyên nhân nào dẫn đến tỉ lệ độ che phủ rừng không tăng trong những năm gần đây. HS chỉ ra những nguyên nhân khác nhau GV tích hợp với Lịch sử lớp 9 bài 28: 7 mục V " Miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ (1961-1965)- Mĩ rải chất độc hóa học xuống các cánh rừng của Việt Nam. Tích hợp với môn Địa lí về tình trạng du canh du cư của người dân: đốt nương làm rẫy. Tích hợp với môn Mĩ thuật giới thiệu một số bức tranh rừng bị tàn phá nghiêm trọng ở nước ta. GV: Việc tàn phá rừng do khách quan và chủ quan của con người đã gây ra những hậu quả gì ( HS thảo luận theo nhóm nhỏ: 2 bàn 1 nhóm) - Môi trường bị phá hủy - TNTN ngày càng cạn kiệt - Đời sống con người bị đe dọa. GV: Việc bảo vệ rừng có quan hệ như thế nào với việc bảo vệ môi trường và TNTN. GV: Qua phân tích thông tin, sự kiện trên, em rút ra được bài học gì cho mình GV chuyển ý Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học GV: Dựa vào kiến thức đã học trong môn Địa lí lớp 6, 7 và thông tin trong SGK, em hiểu môi trường là gì? GV: Nêu các thành phần của môi trường? ( Tích hợp với Địa lí lớp 6 - Thành phần tự nhiên của trái đất; lớp 7 2. Hậu quả của việc không bảo vệ rừng - Môi trường bị phá hủy - TNTN ngày càng cạn kiệt - Đời sống con người bị đe dọa.  Cần bảo vệ rừng vì bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường và TNTN II. Nội dung bài học: 1. Khái niệm: a. Môi trường: Là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người, thiên nhiên. 8 -Thành phần nhân văn của môi trường) GV: Em hãy kể một số yếu tố của môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên mà em biết? HS: Một số yếu tố của môi trường: đất, nước, rừng, ánh sáng… GV: Minh họa ảnh về môi trường GV: Nhấn mạnh: đây là môi trường sống có tác động đến sự tồn tại, phát triển của con người. GV: Em hiểu thế nào là tài nguyên thiên nhiên? GV: Phân loại TNTN? HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Minh họa ảnh về TNTN GV: Nhấn mạnh: con người khai thác để phục vụ cuộc sống. Chuyển ý. Môi trường tự nhiên b. Tài nguyên thiên nhiên: Là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người. Tài nguyên vô tận: Đất, nước, không khí GV: Em có suy nghĩ, nhận xét gì về thực trạng môi trường và TNTN nước ta hiện nay và trên thế giới ( Tích hợp với địa lí lớp 7: : Chương Năng lượng gió II- Các môi trường Địa lí và hoạt Tài nguyên cạn kiệt: Khoáng sản động kinh tế của con người.) GV nhận xét đánh giá về tình hình môi trường hiện nay. Than đá TN đất, nước đang có nguy cơ trở thành TN cạn kiệt 9 GV: Môi trường và TNTN có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? Em hãy chứng minh Thảo luận theo nhóm nhỏ (Tích hợp với môn Ngữ văn 7 phần cách làm bài văn lập luận chứng minh: HS đưa ra được quan điểm và dẫn chứng cụ thể) ( Tích hợp với môn Mĩ thuật: Giới thiệu một số bức tranh về cảnh quan thiên nhiên) GV: Có ý kiến cho rằng: “ Môi trường có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? ( GV nhấn: Đây là một đề văn nghị luận của lớp 7 mà các em sẽ viết trong thời gian tới) - Họat động 3: Liên hệ thực tế. GV: Em hãy nêu một số việc làm bảo vệ, tàn phá môi trường của bản thân và mọi người mà em biết? GV: Trước những việc làm đó, em dự định sẽ làm gì? HS: Trả lời tự do. HS: Trả lời và nhận xét phần trả lời của bạn. GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng. 2. Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên : - Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người. + Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. + Tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ, đạo đức. + Tạo cuộc sống tinh thần: làm cho con người vui , khoẻ mạnh, làm giàu đời sống tinh thần. II. Bài Tập - Bài Tập b SGK Trang 45. + Hành vi gây ô nhiễm, phá hủy môi trường: 1,2,3,6.. 10 - Hoạt động 4 : Hướng dẫn làm bài tập GV: Cho HS làm bài tập b SGK tr45. HS: Đọc bài tập, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm. GV: Kết luận toàn bài. 4. Củng cố HS đọc lại nội dung bài học phần khái niệm môi trường và TNTN; vai trò của môi trường và TNTN 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Chuẩn bị bài 14: “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” (TT). + Tìm hình ảnh, câu chuyện, việc làm, tài liệu về bảo vệ, tàn phá môi trường và tài nguyên thiên nhiên sống. + Vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường và TNTN. 5. Kết quả việc vận dụng phương pháp dạy học liên môn để giảng dạy. Để kiểm tra kết quả học tập của học sinh học theo đề tài, tôi phát cho mỗi học sinh một đề trắc nghiệm khách quan, đề là các nội dung của các bài học đã giảng dạy trên lớp. Để đạt kết quả kiểm tra, đánh giá chính xác nhất, tôi thực hiện ở cả ba lớp sau mỗi giờ dạy. - Tiêu chí đánh giá: + Học sinh trả lời đúng 80 - 100% số câu trắc nghiệm: Các em đã hiểu bài mức độ tốt ( Giỏi) + Học sinh trả lời đúng 50 - 79 %: HS hiểu bài mức độ khá + Học sinh trả lời đúng dưới 50 %: HS chưa hiểu bài. - Thực hiện kiểm tra ở cả ba lớp sau khi thực hiện sáng kiến đã cho kết quả: 92 % số học sinh hiểu bài mức độ khá và tốt Sau khi áp dụng tích hợp kiến thức liên môn, cũng những câu hỏi như trên, năm học 2013-2014, kết quả đạt được như sau: Lớp Tỉ lệ Sĩ số Giỏi % Khá % TB % Yếu % 7A 36 18 50 16 44,44 2 5,55 0 0 7B 36 13 36.11 20 55,5 3 8,33 0 0 7C 32 15 46,87 15 46,87 2 6,25 0 0 11 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Dạy học liên môn là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm tăng hiệu quả dạy học GDCD và làm sáng tỏ những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi bộ môn. Việc dạy học liên môn làm cho các em nhận thức sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của xã hội. Điều này khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức của học sinh. Qua việc áp dụng phương pháp dạy học liên môn vào một chủ đề nhất định, tôi nhận thấy học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, hiểu bài và hứng thú hơn với bộ môn GDCD. Nếu các giờ dạy học môn GDCD đều áp dụng được phương pháp liên môn, tôi tin rằng giờ học sẽ không còn khô khan và sẽ tạo được niềm yêu thích bộ môn đối với học trò. 2. Kiến nghị: * Đối với nhà trường: - Các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ việc dạy học như máy chiếu, máy tính cần được sử dụng rộng rãi hơn nữa. - Cần trang bị các phòng học bộ môn để giáo viên được thường xuyên sử dụng ứng dụng trong dạy học. * Đối với phòng giáo dục - Cần tăng cường các buổi chuyên đề, ngoại khóa cấp khu tổ chức theo quý để giáo viên có cơ hội học hỏi, rút kinh nghiệm - Cần bổ sung thêm sách tham khảo và sách nâng cao cho giáo viên bộ môn. Xin chân thành cảm ơn! Thạch Long, ngày 5 tháng 10 năm 2016 12 13 1. THCS - Trung học cơ sở 2. GDCD - Giáo dục công dân 3. TNTN - Tài nguyên thiên nhiên MỤC LỤC Nội dung Phần 1: Thông tin chung về sáng kiến Tóm tắt sáng kiến Phần 2: Mô tả sáng kiến 1. Lí do viết sáng kiến kinh nghiệm 2. Quan niệm về dạy học liên môn 3. Khảo sát thực tiễn 4. Phương pháp tích hợp liên môn trong bài học cụ thể 4.1. Nguyên tắc tích hợp 4.2. Các phương pháp thực hiện tích hợp kiến thức liên môn trong bài học 4.2.1. Khái quát bố cục bài học 4.2.2. Xác định các môn học có nội dung kiến thức tích hợp trong từng phần của bài học 4.2.2.1 Phần 1- Tìm hiểu thông tin, sự kiện 4.2.2.2 Phần 2- Tìm hiểu nội dung bài học 4.3 Kết quả vận dụng phương pháp dạy học liên môn vào bài học 5. Giáo án minh họa Phần 3: Kết luận 1. Kết luận 2. Khuyến nghị Trang 1 2 3 4 5 5 5 6 6 6 6 8 14 14 20 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan