Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một vài kinh nghiệm sử dụng cntt vào giảng dạy môn sinh học thcs có hiệu qu...

Tài liệu Skkn một vài kinh nghiệm sử dụng cntt vào giảng dạy môn sinh học thcs có hiệu quả

.DOC
11
173
121

Mô tả:

********@******** ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY SINH HỌC CÓ HIỆU QUẢ Người viết đề tài: Địa chỉ : Năm học 2008 - 2009 I- PHẦN MỞ DẦU I.1. Lý do chọn đề tài: I.1.1. Cơ sở lý luận: - Thế kỷ XXI- thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ. Yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và những thách thức bị tụt hậu trên con đường tiến lên CNXH đòi hỏi các nhà trường phải đào tạo nên những con người lao động mới: thông minh, sáng tạo. - Công nghệ thông tin bắt đầu được sử dụng ở Hoa Kỳ vào năm 1995, sau đó bắt đầu được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Các giáo viên của nhiều trường của các nước có nền giáo dục tiên tiến từ lâu đã sử dụng những chức năng của công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. - Do sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thì cái mới hôm nay sẽ nhanh chóng trở thành cái cũ cái lạc hậu của ngày mai. Để thực hiện nhiệm vụ dạy học thì nhà trường phải luôn đổi mới về tư duy lẫn phương pháp dạy học để các em có thể tiếp thu bài một cách tự nhiên và nhẹ nhàng. - Trong định hướng về phương pháp và thiết bị dạy học Sinh học bậc THPT, sách GK phân ban mới, Bộ GD- ĐT chỉ rõ: "Cần xây dựng những băng hình, đĩa CD, phần mềm máy vi tính tạo thuận lợi cho giáo viên giảng dạy những cấu trúc, quá trình sống ở cấp tế bào, phân tử và các cấp trên cơ thể”. Trích:SGV SH Ban KHXH&NV Bộ sách thứ nhất-NXBGD-2003. "Sinh học là khoa học thực nghiệm, phương pháp dạy học gắn bó chặt chẽ với thiết bị dạy học, do đó dạy Sinh học không thể thiếu các phương tiện trực quan như mô hình, tranh vẽ, mẫu vật, phim ảnh...". Trích: SGV SH BanKH TN Bộ sách thứ hai-NXBGD-2003. Như vậy, một trong những hướng để đổi mới phương pháp dạy học đó là tăng cường việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. I.1.2. Cơ sở thực tiễn: - Xuất phát từ tình hình thực tế đất nước đang trên đà phát triển khoa học công nghệ và kỹ thuật muốn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì không thể thiếu việc nhanh chóng tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại của thế giới. - Ở các trường THCS nói chung và trường THCS Tiên Lãng nơi hiện tôi đang công tác nói riêng đã và đang từng bước được tăng cường trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho các phòng học với sự trợ giúp của công nghệ thông tin. Bởi vậy, việc thiết kế các bài giảng với sự trợ giúp của công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả dạy học đang được rất nhiều giáo viên quan tâm. - Bên cạnh việc sử dụng các thiết bị dạy học, việc khai thác và ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong dạy và học lại càng cần thiết hơn vì nó giúp cho giáo viên tiến gần tới phương pháp dạy học tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh sự thay đổi mới của sách giáo khoa ,phương pháp dạy học, thiết bị dạy học giúp cho học sinh được rèn luyện, phát triển tư duy, tương lai được rèn luyện thành con người năng động; sáng tạo, phát triển toàn diện và đáp ứng được yêu cầu ngày càng phát triển của xã hội. I.2. Mục đích nghiên cứu: - Nâng cao phương pháp giảng dạy cho giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. - Tạo cơ sở cho việc giáo viên vận dụng CNTT vào từng bài giảng dạy và học tập bộ môn sinh học đạt kết quả cao. - Phát huy được tính tự giác, tích cực và tự lực, tính chủ động sáng tạo. Học sinh tự tìm kiến thức dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên, kiến thức thu được sẽ trở thành tài sản của các em. I.3. Thời gian - Địa điểm: I.3.1. Thời gian: - Áp dụng trong quá trình giảng dạy sinh học khối 6 (năm 2008 - 2009). I.3.2. Địa điểm: - Trường THCS Tiên Lãng. I.3.3. Phạm vi đề tài: I.3.3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Một vài kinh nghiệm sử dụng CNTT vào trong giảng dạy sinh học có hiệu quả. I.3.3.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Trường THCS Tiên Lãng - Tiên Yên Quảng Ninh. I.3.3.3. Giới hạn về khách thể khảo sát: Học sinh lớp 6. I.4. Phương pháp nghiên cứu: - Đọc, nghiên cứu tài liệu công văn, tài liệu PowerPoint. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp. - Phương pháp thống kê.v.v... I.5. Đóng góp mới về mặt lý luận, thực tiễn: - Do bản thân quan sát, khảo sát từ đó rút ra vấn đề nghiên cứu. II- PHẦN NỘI DUNG II.1. Chương 1: Tổng quan II.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu: Đã có những sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu về vấn đề này như sáng kiến kinh nghiệm của đồng chí Lê Thị Kim Khánh ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu song đồng chí nghiên cứu với chương trình sinh học bậc phổ thông. Chính vì thế tôi đã vận dụng những vấn đề đồng chí đã nghiên cứu vào chương trình sinh học bậc THCS để bổ sung thêm những vấn đề mà đồng chí chưa đề cập tới để có cái nhìn tổng quát hơn, đầy đủ hơn về việc ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy sinh học. II.1.2. Cơ sở lý luận: Trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, thì sự khai thác triệt để sử dụng các thiết bị dạy học trong nhà trường là điều vô cùng cần thiết, giúp cho giáo viên thực sự là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hoạt động học tập. Bên cạnh việc sử dụng các thiết bị dạy học, việc khai thác và ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong dạy và học lại càng cần thiết hơn vì nó giúp cho giáo viên tiến gần tới phương pháp dạy học tiên tiến trên thế giới. chính vì thế nên giáo viên trong tổ chúng tôi đã: - Tự học tìm tài liệu để tự học tin học, và tự học về việc soạn giảng bằng PowerPoint. - Dự giờ giáo viên dạy bằng PowerPoint, học hỏi rút kinh ngiệm từ đồng nghiệp. - Tìm tòi trên mạng Internet, dowload hình ảnh, phim về máy vi tính cá nhân. - Soạn giảng một số tiết dạy thử và chủ yếu là dạy hội giảng trường. - Tham khảo ý kiến đóng góp từ đồng nghiệp trong tổ để rút kinh nghiệm cho việc soạn và dạy lần sau. II.2. Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu II.2.1. Thực trạng của vấn đề đang nghiên cứu: 1. Thuận lợi: * Thực trạng về mặt tích cực của các vấn đề có liên quan đến đề tài: - Giờ dạy sử dụng giáo án điện tử thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc truyền dạt kiến thức cho học sinh vì: Học sinh có hứng thú và tiếp thu bài rất nhanh. Khi dạy dùng máy chiếu qua đầu: Giúp học sinh thấy được sự phát triển lôgic của từng đơn vị kiến thức cần tiếp thu, do đó học sinh hiểu bài sâu hơn, có kỹ năng và được rèn luyện nhiều về kỹ năng thực hành. Học sinh say mê, hứng thú hơn với giờ học. Lượng kiến thức được học sinh tiếp thu một cách tự nhiên nhẹ nhàng và dễ nhàng hơn. Học sinh hiểu và nhớ kiến thức ngay trên lớp. - Sử dụng phần mềm PowerPoint: đây là một phần mềm dùng soạn giảng giáo án điện tử rất tiện lợi. Sử dụng phần mềm này có rất nhiều thuận lợi đối với giáo viên và học sinh. + Giáo viên: dễ dàng cung cấp kiến thức theo ý bài soạn của mình, chủ động làm chủ kiến thức. Có thể tạo hiệu ứng giúp học sinh nhận biết rõ phần kiến thức cần đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó, giáo viên còn có thể tạo ra các hiệu ứng giúp thu hút được sự chú ý và say mê học tập của học sinh. + Học sinh: Học sinh có thể vừa phát biểu vừa được trực tiếp quan sát hình ảnh minh hoạ trên màn hình với các màu sắc phong phú, đẹp, nhờ đó học sinh sẽ nắm chắc kiến thức và say mê học tập hơn. Học sinh sẽ nhớ kiến thức lâu hơn. * Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến các vấn đề liên quan đến đề tài: - Nhóm chúng tôi được nhà trường tạo điều kiện cho việc dạy bằng giáo án điện tử, cử giáo viên đi học lớp bồi dưỡng chuyên đề soạn giáo án điện tử ứng dụng trong tiết dạy. - Nhóm chúng tôi đã được tham khảo một số bài soạn bằng giáo án điện tử của các giáo viên trong trường, được học hỏi thêm rất nhiều ở bạn bè đã biết sử dụng chương trình này và nhờ họ giúp đỡ. - Nhóm chúng luôn học hỏi những đồng nghiệp có kinh nghiệm trong việc dạy học để tìm ra phương án soạn bài hay nhất. 2. Khó khăn: * Thực trạng về mặt tiêu cực của các vấn đề liên quan đến đề tài: - Việc tìm kiếm các hình vẽ, phim ảnh phục vụ cho việc soạn giáo án còn nhiều khó khăn chủ yếu do giáo viên tự sưu tầm và còn nhiều hạn chế. - Trường có kết nối mạng internet nhưng chưa có điều kiện để giáo viên có thể trực tiếp lên mạng. * Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề liên quan đến đề tài: - Còn nhiều giáo viên trong trường chưa được dự lớp tin học và lớp tập huấn cho giáo viên học về soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử nên tự tìm tòi học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp, từ đĩa dạy tự học PowerPoint là chủ yếu nên còn nhiều hạn chế. * Các yếu tố khách quan có ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề liên quan đến đề tài: - Cơ sở vật chất nhà trường còn rất nhiều khó khăn như phòng học còn thiếu chưa có phòng chuyên cho máy chiếu riêng nên việc sử dụng dạy học bằng máy vi tính rất khó khăn. Do đó giáo viên chưa thao tác nhiều trên thực tế giảng dạy. II.2.2. Đánh giá thực trạng: Nhìn chung các tiết dạy học sinh học có ứng dụng CNTT hiện nay còn mang tính chất hình thức hoặc quá lạm dụng dẫn đến kết quả của tiết học chưa cao. Điều đó phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan song có lẽ nguyên nhân chính ở đây là giáo viên chưa có đầy đủ những điều kiện cần thiết để tiếp cận với phương pháp dạy học hiện đại, chưa có kinh nghiệm khai thác CNTT vào giảng dạy có hiệu quả. II.3. Chương III: Các biện pháp ứng dụng CNTT vào giảng dạy dinh học có hiệu quả. II.3.1. Đề xuất các biện pháp: 1. Xây dựng tư liệu: - Khai thác thông tin tranh ảnh từ mạng internet. - Khai thác tranh ảnh từ sách, tài liệu, báo chí, tạp chí, ... - Khai thác từ băng hình, phim video, các phần mềm, tranh ảnh, bản đồ, hình vẽ, ... thông qua chức năng cung cấp thông tin của máy tính. 2. Xây dựng bài giảng điện tử: - Xác định rõ mục tiêu bài dạy. - Xác định kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm. - Lựa chọn tư liệu, tranh ảnh, phim, thông tin cần thiết phục vụ bài dạy. - Lựa chọn các phần mềm trình diễn, hiệu ứng, ... để xây dựng tiến trình dạy học thông qua hoạt động cụ thể. - Chạy thử, sửa chữa và hoàn thiện bài giảng. 3. Đa dạng hóa các phương pháp dạy học: - Bên cạnh ứng dụng CNTT được coi là phương pháp hiện đại, tối ưu góp phần tích cực cho đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên cần chú ý đa dạng hóa các hình thức dạy học, phải biết kết hợp với các phương pháp dạy học khác như: nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại, thuyết trình, làm việc theo nhóm, hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu. 4. Hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT phục vụ học tập: - Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh địa chỉ một số trang web và yêu cầu các em tìm kiếm thông tin ở mạng internet để phục vụ công việc học tập theo từng chủ đề nhất định. 5. Một vài lưu ý: - Giáo viên là người hướng dẫn học sinh học tập chứ không đơn giản chỉ là người phát động, cung cấp thông tin. Do vậy, giáo viên phải biết đánh giá và lựa chọn thông tin, hình ảnh, đoạn phim phục vụ bài dạy có tính thiết thực, làm rõ nội dung bài dạy, tránh tham lam, nhồi nhét các loại thông tin, phim, ảnh không phù hợp làm giảm hiệu quả bài dạy. - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội tri thức, khả năng ghi chép bài học của học sinh để có hướng điều chỉnh kịp thời. - Khi soạn giáo án điện tử, giáo viên cần lưu ý khi dùng hiệu ứng, âm thanh, tiếng động phải phù hợp, không lạm dụng. Giáo án điện tử cần phải được thiết kế một cách khoa học, để qua từng slide chi tiết, học sinh phải nhận biết được những nội dunh nào là nội dung chính cần ghi chép, nội dung nào là phần diễn giải của giáo viên,... - Trong giáo án điện tử việc dùng màu chữ, phông chữ, cỡ chữ và màu phông nền là điều cần lưu ý. Không nên quá lạm dụng CNTT, xem CNTT là độc tôn, là duy nhất. II.3.2. Kết quả thực nghiệm: Một số giờ dạy sử dụng giáo án điện tử và phương tiện dạy học hiện đại trong giảng dạy, thực sự giúp cho học sinh hứng thú trong học tập. Giúp học sinh hiểu bài sâu sắc hơn và phát triển tư duy, rèn kỹ năng thực hành. Điều này sẽ khích lệ học sinh tham gia tích cực hơn trong hoạt động học tập và giúp học sinh tự điều chỉnh cách học của mình. Học sinh tham gia tích cực, chủ động xây dựng bài học phát triển tư duy khoa học, đánh giá được kết quả học tập của học sinh. II.3.3. Bài học kinh nghiệm: Bản thân tôi nhận thấy việc tự học, tự nghiên cứu để không ngừng trau dồi về kiến thức, về phương pháp giảng dạy, về khả năng áp dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy là việc làm vô cùng cần thiết, giúp học sinh hiểu bài sâu sắc và học sinh hứng thú, thích học, ham học và muốn học. Có như vậy mới đáp ứng được lòng tin yêu của học sinh và yêu cầu của xã hội, nhất là trong thời buổi công nghệ thông tin như hiện nay. Bên cạnh việc tự học, tự nghiên cứu để nâng cao hiểu biết cho bản thân mỗi giáo viên thì việc học hỏi thêm qua việc dự giờ đồng nghiệp, qua việc lắng nghe ý kiến rút kinh nghiệm của đồng nghiệp và Ban giám hiệu trong từng giờ dạy cũng là bài học vô giá đối với bản thân giáo viên. Cuối cùng, để biết một bài giảng đã đạt được đến mức độ nào, hãy nhờ đồng nghiệp, cán bộ chuyên môn nhận xét, góp ý. Hãy quan sát thái độ và mức độ học tập của học sinh. Hãy lắng nghe, hãy cảm nhận và rút kinh nghiệm cho bài sau. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong sự say mê tìm kiếm, áp dụng phương tiện dạy học hiện đại vào giảng dạy, vì thế không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự giúp đỡ của các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường và bạn bè đồng nghiệp để giúp tôi tiến bộ hơn. Tôi hy vọng rằng với một vài hướng dẫn về một số thao tác trên có thể giúp được một số giáo viên chưa biết về Powerpoint có thể thực hiện được. III- KẾTLUẬN - KIẾN NGHỊ III.1. Kết luận: Qua 6 năm công tác giảng dạy sinh học với 2 năm dạy sinh học 6 trong nhà trường và năm đầu tiên ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy môn sinh học tôi nhận thấy: Việc dạy học cho học sinh không phải là cố nhồi nhét cho HS một mớ kiến thức, tuy rằng kiến thức là cần thiết mà điều chủ yếu là giáo dục học sinh có phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp diễn tả, phương pháp nghiên cứu độc lập. Để làm được điều đó người giáo viên đặc biệt là người giáo viên sinh học phải được nghiên cứu tìm hiểu để có phương pháp dạy tốt nhất phù hợp với mục tiêu của quá trình đào tạo theo tinh thần đổi mới giáo dục phổ thông. Do đó, tôi mạn phép đưa ra một vài ý kiến nhỏ của mình góp phần vào việc đổi mới phương pháp trong dạy học mà đặc biệt là việc tiếp cận với phương pháp dạy học hiện đại.Thời gian tôi công tác chưa nhiều đặc biệt với phạm vi chương trình sinh học 6, kinh nghiệm giảng dạy phần nào còn hạn chế, kỹ năng xử lý CNTT còn phần nào chưa thuần thục kính mong ban giám khảo góp ý giúp tôi thực hiện đề tài này cũng như việc giảng dạy sinh học nói chung và sinh học 6 nói riêng được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! III.2 Kiến nghị: - Chúng tôi xin đề xuất với các cấp lãnh đạo về việc đào tạo cho giáo viên môn tin học trong thời buổi ngày nay là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách, tạo điều kiện giúp giáo viên có thể tiếp cận với thời buổi khoa học công nghệ. - Mỗi giáo viên phải tự trau dồi, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn của mình, để có thể sử dụng tốt các thao tác trên máy vi tính. - Các cấp các ngành kịp thời hỗ trợ tài liệu, phim ảnh, máy móc để giáo viên có thể dễ dàng thu thập thông tin để lên tiết dạy. - Mỗi trường nên trang bị thêm phòng máy phục vụ công tác giảng dạy theo CNTT để khi giáo viên lên tiết tốt hơn. IV- PHẦN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - PHỤ LỤC. ( Bài giảng minh họa)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất