Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một vài giải pháp nâng cao công tác pcgd ở thcs...

Tài liệu Skkn một vài giải pháp nâng cao công tác pcgd ở thcs

.DOC
25
292
77

Mô tả:

A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Công tác Phổ cập giáo dục THCS là chủ trương lớn của đảng và nhà nước và cũng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong trường trung học. Công tác Phổ cập giáo dục THCS là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước được xác định rõ trong Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII của Quốc hội về việc thực hiện PCGD THCS trên phạm vi cả nước. Việc hoàn thành chỉ tiêu đạt chuẩn quốc gia công tác phổ cập giáo dục THCS đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể với trường học đặc biệt là sự hưởng ứng, ủng hộ tích cực của nhân dân. Giáo viên chuyên trách Phổ cập có vai trò hết sức quan trọng trong việc tham mưu cho nhà trường, Ban chỉ đạo hoàn thành công tác này. Thực tế cho thấy, giáo viên chuyên trách nhiệt tình, tích cực trong công tác, phát huy tốt vai trò tham mưu và nắm vững cách thiết lập hồ sơ sổ sách thì việc thực hiện công tác Phổ cập giáo dục ở địa phương đạt kết quả cao. Thực hiện Chỉ thị số 61/CT-TW của Bộ Chính trị về việc thực hiện PCGD THCS. Nghị quyết 41/2000/QH10 của Quốc hội về việc thực hiện PCGD THCS trên phạm vi cả nước. Với nỗ lực của toàn ngành giáo dục cùng với các cấp chính quyền, Công tác PCGD THCS được chính quyền địa phương và Phòng GD&ĐT Thị Xã Bình Long đặc biệt quan tâm. Nhiệm vụ PCGD THCS được triển khai thực hiện mạnh mẽ và quyết liệt trên khắp địa bàn thị xã và được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Nhà trường cùng với chính quyền địa phương lấy công tác PCGD THCS đặt lên hàng đầu. Từ năm 2006 đến nay địa phương luôn đạt chuẩn PCGD THCS và được duy trì trì tốt. Đó cũng là cơ sở để duy trì tốt công tác đạt chuẩn PCGD THCS cho những năm tiếp theo. Với kết quả đạt được là như vậy, tuy nhiên hiện nay ở một số địa phương do sức ép về tiến độ và số lượng, nên một số địa phương đó cố gắng thực hiện kế hoạch trong điều kiện chưa thật đầy đủ, chưa quan tâm đến chất 1 lượng PCGD, kết quả đạt chuẩn chưa cao, chưa bền vững, có thể dẫn đến nguy cơ mất chuẩn. Nguyên nhân do dân cư di dân tự do từ nhiều nơi khác đến lập nghiệp nên kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, phần nào ảnh hưởng đến việc học tập của con, em họ. Một số bậc phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em họ, họ cho rằng con em họ chỉ biết đọc, biết viết, biết tính toán qua loa là được. Nên họ cho con em mình nghỉ học đi làm thuê kiếm sống (đa phần là đồng bào dân tộc), một số nhỏ đi bán vé số… Một số em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt (cha mẹ ly hôn, rượu chè, cờ bạc, số đề…) tự bản thân các em chán nản rồi bỏ học, trốn tiết để đi tham gia các trò chơi điện tử, tụ tập thành băng nhóm, một số em đi làm công nhân xí nghiệp, làm thuê, hoặc học nghề mà không nhận thức được tương lai của chính mình, để cò nghề nghiệp ổn định cho tương lai. Một số gia đình khó khăn nên con em họ phải nghỉ học để lao động kiếm sống. Hoặc đối với những nơi học sinh bỏ học còn chiếm tỉ lệ khá cao, điều kiện gia đình kinh tế khó khăn không đủ tiền đóng tiền học , nhất là con em đồng bào dân tộc , tình trạng bỏ học nửa chừng vẫn thường xảy ra, ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập. Trong khi đó, chính quyền cơ sở lại khoán trắng công tác phổ cập cho ngành giáo dục, thiếu sự đôn đốc, hỗ trợ các điều kiện cần thiết, nên việc duy trì, củng cố và phát triển kết quả phổ cập chưa được bền vững. Vì thế nguy cơ trượt chuẩn rất cao. Tiếp tục thực hiện nghị quyết 41/2000/QH10 về mục tiêu giáo dục THCS giai đoạn 2010 – 2015 là “Phải đảm bảo cho hầu hết thanh niên, thiếu niên sau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học để đạt trình độ THCS trước khi hết 18 tuổi, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị định 88/2001/NĐCP; Chỉ thị số 22/CT-TU ngày 17 tháng 2 năm 2010 của Thị ủy Bình Long và các văn bản hướng dẫn của bộ GD & ĐT. Sở GD & ĐT Bình Phước, Phòng GD & ĐT Bình Long về việc thực hiện công tác PCGD THCS. Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề cập đến một số biện pháp nhằm góp phần thực hiện công tác này sao cho hiệu quả. Xác định công tác PCGD THCS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng, Nhà nước đặt lên hành đầu, đòi hỏi chúng ta cần quan tâm nhiều hơn nữa xem việc làm là trách nhiệm của mình. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một vài giải pháp nâng cao công tác PCGD” ở Phường Hưng Chiến để nghiên cứu. Đề tài này là một vấn đề lớn so với tầm nhận thức và khả năng của 2 bản thân. Do điều kiện về thời gian và những hiểu biết còn hạn hẹp, thực tế thiếu sinh động, chắc chắn đề tài không thể nói hết những vấn đề quan trọng, bức thiết và không thể nào tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, các đồng chí, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và mang tính thiết thực hơn. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài này tìm hiểu thực trạng và đề xuất một vài giải pháp nhằm góp phần nâng cao và duy trì kết quả PCGD THCS ở Phường Hưng Chiến - Với phương châm biến một xã hội còn nhiều khó khăn, với nhiều người đồng bào sinh sống, cơ cấu dịch vụ còn thấp, đất nông nghiệp chiếm trên 70% thành một xã hội học tập tiến bộ hơn. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Các quy trình, giải pháp thực hiện công tác PCGD THCS 2. Khách thể nghiên cứu Quản lý duy trì công tác phổ cập giáo dục trong trường THCS. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Những học sinh, học viên độ tuổi từ 11 – 18 tuổi, chủ yếu những em bỏ học phổ thông và không có điều kiện để tiếp tục học trong chương trình THCS của 9 khu phố và 02 ấp trong Phường để tìm hiểu và nghiên cứu. Những kết quả này vừa mang ý nghĩa cá nhân, đối với một người làm chuyên trách PCGD ; vừa có thể mang tính phổ dụng cho tất cả những đơn vị có cùng điều kiện. Đồng thời xem đây là bài học kinh nghiệm trong quá trình làm công tác PCGD THCS và sau này làm tốt công tác PCGD THPT ở Thị xã Bình Long. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu lí luân Những vấn đề liên quan đến PCGD THCS. 2. Điều tra 2.1. Đối tượng điều tra: - Thanh thiếu niên Phường Hưng Chiến trong độ tuổi từ 11 đến 18 đã tốt nghiệp tiểu học, chưa tốt nghiệp THCS. 3 - Người lao động trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi. 2.2. Địa bàn điều tra: - 9 Khu Phố và 02 ấp của Phường Hưng Chiến, Thị xã Bình Long. 2.3 Nội dung điều tra: - Đến hộ gia đình ghi phiếu điều tra khảo sát từng khu phố (ấp) của địa phương (có bảng biểu kèm theo); nhằm tìm hiểu thực trạng trình độ văn hoá của từng đối tượng , công tác rà soát nắm bắt đối tượng nghiên cứu thực trạng công tác phổ cập giáo dục THCS như học sinh bỏ học giữa chừng (nguyên nhân vì đâu: mất căn bản, tiếp thu chậm, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, ham chơi...) - Nhận thức của phụ huynh về trách nhiệm của gia đình trong việc phổ cập giáo dục THCS. Cũng như sự quan tâm của gia đình, đôn đốc nhắc nhỡ,… VI. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Nếu xác định được các giải pháp PCGD THCS ở một phường có tính khoa học, khả thi và có kế hoạch thực hiện hợp lí thì sẽ nâng cao và duy trì kết quả PCGD THCS ở Hưng Chiến; góp phần cùng toàn ngành GD Bình Long hoàn thành tốt công tác PCGD THCS và duy trì đạt chuẩn. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS I. Cơ sở lí luận 1. Khái niệm Phổ cập giáo dục là làm “dài lâu- bền vững-lan rộng” trên một địa bàn nào đó với một lứa tuổi nào đó, một trình độ văn hóa nhất định, làm cho người dân đều được đi học. PCGD chính là một hoạt động căn bản góp phần nâng cao dân trí từ mức thấp nhất là xóa mù chữ đến phổ cập giáo dục tiểu học, PCGD THCS và sẽ tiến đến PCGD THPT sau này. 2. Nội dung công tác PCGD THCS 4 Nội dung công tác PCGD THCS là: Huy động tối đa học sinh tốt nghiệp tiểu học ( với tỉ lệ 100%) vào học lớp 6, duy trì, chống lưu ban, bỏ học ở cấp THCS; Mở rộng các loại hình trường lớp như lớp bổ túc, phổ cập ... đối với đối tượng học sinh không có điều kiện tiếp tục đến trường học cấp THCS. 3. Tiêu chuẩn PCGD THCS Để được công nhận đạt chuẩn PCGD THCS phải đạt các tiêu chuẩn sau: Đối tượng thanh niên thiếu niên trong độ tuổi 1 11 tuổi -18 tuổi Đến hết 18 t (THCS) 2 a/ 6t vào học lớp 1 b/ tỉ lệ TNTH (11-14t) c/ Số còn lại 3 HS TNTH vào học lớp 6 a/HS THCS TN hàng năm. b/15-18t có bằng TNTHCS. 4 Tiêu chuẩn chung Tiêu chuẩn 1 (TH) Địa phương Địa phương bình thường khó khăn Tiêu chuẩn 2 (THCS) Địa phương Địa phương bình thường khó khăn Có HK hoặc tạm trú dài hạn a/ 90% b/ ít nhất 80% c/ Đang học TH 95%á a/ 80% b/ ít nhất 70% c/ Đang học TH 80%á a/90%á a/ 75%á b/80%á b/ 70%á 4. Việc PCGD THCS do các lực lượng sau thực hiện: - Cấp trên (UBND tỉnh, Sở GD&ĐT, UBND Thị Xã, Phòng GD&ĐT): Thành lập ban chỉ đạo, ban kiểm tra, bộ phận chuyên trách công tác PCGD THCS để kiểm tra, đánh giá, góp ý, nhắc nhở đối với cấp dưới nhằm thực hiện tốt công tác phổ cập THCS. Họp giao ban theo định kỳ nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời, để có biện pháp khắc phục sửa chữa. - Trường THCS: Thực hiện “một hội đồng hai nhiệm vụ”; phân công bộ phận chuyên trách về công tác PCGD THCS, có nhiệm vụ tham mưu cho hiệu trưởng trong công tác phổ cập; tiến hành khảo sát tình hình để vận động ra lớp rồi xây dựng kế hoạch mở lớp phổ cập; phân công chuyên môn, phân nhiệm cho giáo viên trong trường thực hiện công tác PCGD THCS; tham mưu cho lãnh đạo địa phương và cấp trên các vấn đề liên quan đến PCGD THCS. -UBND Phường: hằng năm (khoảng giữa tháng 9) ra quyết định cũng cố kiện toàn ban chỉ đạo CMC phổ cập THCS do phó chủ tịch UBND làm trưởng ban, hiệu trưởng trường TH và THCS làm phó ban, các trưởng khu phố (ấp) 5 trong phường cùng với hai GV chuyên trách phổ cập (1 của trường TH và 1 của trường THCS ) làm thành viên. Phân công, phân nhiệm cho các thành viên Trung tâm học tập cộng đồng cùng các ban ngành – đoàn thể cũng như các lực lượng xã hội khác trong phường phối kết hợp với nhau để thực hiện tốt công tác PCGD THCS. Đề ra các chủ trương, chính sách, nghị quyết ... để chỉ đạo công tác PCGD THCS. Thường xuyên tổ chức họp giao ban để nắm bắt tình hình; tiến hành giám sát, kiểm tra, đôn đốc, động viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hằng năm ra quyết định thành lập đoàn tự kiểm tra kết quả PCGD THCS (khoảng tuần thứ I của tháng 10). Báo cáo lên cấp trên và đề nghị công nhận kết quả PCGD THCS. Khen thưởng kịp thời đối với những người thực hiện tốt nhiệm vụ PCGD THCS. - GVBM và GVCN: Tham gia điều tra, khảo sát tình hình phổ cập, tuyên truyền, vận động học sinh đến trường để duy trì tốt sĩ số lớp; tham gia công tác giảng dạy; tiến hành đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường để nâng cao chất lượng. GVCN phối hợp với GV chuyên trách làm tốt công tác duy trì sĩ số lớp. Thực hiện tốt cuộc vận động ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. Cùng với hội khuyến học của Phường phối kết hợp để có những hỗ trợ kịp thời với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tiếp bước cho các em đến trường. - Các ban ngành – đoàn thể trong nhà trường, trong phường: Phối kết hợp với nhau thực hiện công tác tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh và toàn thể nhân dân địa phương hiểu biết về các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác PCGD THCS; nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích của nền giáo dục nói chung và công tác PCGD THCS nói riêng. Để từ đó huy động, vận động được con em tham gia học tập đầy đủ. - Phụ huynh học sinh: Nhận thức đúng về tầm quan trọng và lợi của nền giáo dục, để có quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc học tập của con em. 5. Kết quả PCGD THCS phụ thuộc vào những điều kiện sau: - Chủ trương, chính sách: Cần có các chủ trương, chính sách đúng đắn, đi vào lòng dân, làm cho người dân nhận thức được rằng: phổ cập GD THCS sẽ đem lại lợi ích to lớn cho chính họ. - Công tác tuyên truyền vận động, huy động: Đây là một trong những công tác trọng tâm, làm nồng cốt cho việc nâng cao chất lượng, quyết định sự thành công của việc PCGD THCS. 6 - Chế tài: Chế tài góp phần thành công cho công tác PCGD THCS, vì vậy phải xây dựng bộ chế tài hợp lí để áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. - Điều kiện kinh tế của địa phương, cơ sở vật chất phục cho công tác: Điều kiện kinh tế của địa phương và cơ sở vật chất là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác PCGD THCS. Thong qua các tổ chức cá nhân nhà hảo tâm để tạo mọi điều kiện cho học sinh đến trường. Địa phương nào có kinh tế phát triển, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học đảm bảo thì địa phương đó sẽ làm tốt công tác PCGD THCS. - Công tác quản lí, vai trò của Hiệu trưởng: Khi công tác quản lí được tổ chức, thực hiện nghiêm túc, khoa học; vai trò của hiệu trưởng được phát huy thì công tác PCGD THCS sẽ thành công. II. Cơ sở pháp lí Đảng và nhà nước ta luôn luôn chỉ đạo các cấp chính quyền quan tâm Công tác phổ cập giáo dục THCS, do đó công tác này dựa trên các công văn pháp luận, pháp quy sau đây: - Điều lệ trường phổ thông - Nghị quyết số 41/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ VIII về thực hiện công tác phổ cập giáo dục THCS. - Chỉ thị số 61/CT – TW 28 tháng 12 năm 2000 của Bộ chính trị về việc thực hiện phổ cập giáo dục THCS. - Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2001 của chính phủ về việc thực hiện phổ cập giáo dục THCS. - Quyết định số 26/2001/QĐ-BGD-ĐT ngày 05 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, kiểm tra, đánh giá và công nhận phổ cập giáo dục THCS. - Các chỉ thị và công văn hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; sở GD&ĐT Bình Phước và phòng GD&ĐT Bình Long về việc thực hiện PCGD THCS. - Các chỉ thị và công văn hướng dẫn của ban thường vụ Tỉnh ủy và kế hoạch của UBND Tỉnh về việc thực hiện phổ cập giáo dục THCS. - Chỉ thị số 22/CT-TU ngày 17 tháng 02 năm 2010 của Thị ủy và các kế hoạch của UBND Thị xã Bình Long về việc thực hiện công tác PCGD THCS. - Các văn bản hướng dẫn và kế hoạch chỉ đạo của phòng GD &ĐT Đakrông về việc thực hiện PCGD THCS. 7 III. Cơ sở thực tiễn Kể từ khi phường (trước kia thuộc thị trấn An Lộc khi chưa tách thị xã) được công nhận đạt chuẩn PCGD THCS vào năm 2006, chính quyền địa phương dường như thiếu sự quan tâm, chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra đôn đốc; công tác PCGD THCS hầu như khoán trắng cho nhà trường. Công tác PCGD chưa được coi trọng. Tuy rằng nhà trường vẫn thực hiện một hội đồng hai nhiệm vụ, nhưng người làm công tác PCGD chỉ là kiêm nhiệm, chưa phân công, bố trí được giáo viên chuyên trách công tác phổ cập, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác PCGD THCS còn thiếu thốn. Công tác này chỉ làm qua loa chiếu lệ. Phụ huynh học sinh chưa nhận thức hết tầm quan trọng và lợi của nền giáo dục, nên chưa có quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc học tập của con em, thậm chí nhiều phụ huynh nghĩ rằng: “học sinh đi học là học cho nhà trường, để thầy cô nhận được lương; học xong rồi thì cũng phải làm rẫy, làm nương chứ có làm được cán bộ đâu, thế thì học làm gì ? ”, vì vậy mọi việc liên quan đến học tập của học sinh, họ đều phó mặc cho nhà trường. Ý thức học tập của học sinh kém, thiếu sự phấn đấu, thi đua. Công tác xã hội hóa giáo dục chưa được đẩy mạnh. Sự phối kết hợp giữa các mặt giáo dục “Nhà trường – Gia đình – Xã hội” việc học gắn liền với thực tiễn chưa được chú trọng chỉ đặt nặng lý thuyết và chạy theo thành tích. Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng rất lớn đến công tác PCGD THCS ở địa phương. Vì vậy một yêu cầu bức thiết được đặt ra là phải tìm ra một số giải pháp nhằm cũng cố, duy trì kết quả PCGD THCS, tránh tình trạng trượt chuẩn. Kể từ sau năm 2006 đến nay trường THCS An Lộc đã được sự quan tâm nhiều hơn của Lãnh đạo thị xã (trước kia là huyện), Phòng GD&ĐT Bình Long cũng như chính quyền địa phương như: tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên , xây dựng thêm trường lớp, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị từng bước chuẩn hoá. Các trường chuẩn quốc gia cũng được chú trọng … Với sự quan tâm đó, chắc rằng công tác PCGD THCS sẽ thuận lợi hơn, đạt kết quả cao hơn. 8 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS Ở PHƯỜNG HƯNG CHIẾN 1. Tình hình đặc điểm Phường Hưng Chiến - Hưng Chiến là một phường có diện tích rộng, dân số đông, đồng bào dân tộc Xtiêng chiếm 8.3%, diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn 70%, cơ cấu dịch vụ chỉ có 11.2% , Phường Hưng Chiến có 9 khu phố và 02 ấp tổng số hộ dân là 2229 hộ/10.314 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc ít người là 421 hộ/1.082 nhân khẩu đa số là đồng bào dân tộc stiêng, mặt bằng dân trí thấp, nhận thức về tầm quan trọng của nền giáo dục còn hạn chế, phụ huynh chưa quan tâm, đầu tư cho việc học của con em, chính quyền địa phương còn thờ ơ với công tác giáo dục, mọi việc đều phó mặc cho nhà trường. Những yếu tố đó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác giảng dạy và nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Đặc biệt là duy trì số lượng và vận động học sinh đến lớp và đến trường. Do địa bàn rộng, dân cư phân bố rãi rác, có 4 sóc nằm trong các khu phố Đông Phất, Bình Tây, Hưng Phú, Bình Ninh; phường Hưng Chiến có 2.321,11 ha diện tích tự nhiên đa phần là nông nghiệp. Đời sống nhân dân chủ yếu phụ thuộc vào ruộng, vườn, nương rẩy và chăn nuôi, các dịch vụ ngành nghề công thương chưa phát triển. Cuộc sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, toàn phường có hơn 120 hộ đói, nghèo. Nhân dân ở đây chưa ý thức được việc học, phần lớn do các hộ dân khi tách về thị xã là dân của Thanh bình và An Phú thuộc Hớn Quản; từ đó việc thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch phổ cập giáo dục THCS càng khó khăn hơn. Nhưng với nổ lực và quyết tâm cao BCĐ CMC PCGD phường, của Hội đồng sư phạm trường THCS An Lộc và chính quyền ở địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp để hoàn thành công tác PCGD THCS. 2. Một số kết quả điều tra. a. Kết quả điều tra và tổng hợp đối tượng ngoài nhà trường như sau: Năm 2012: 9 Tuổi TS đối tượng trong độ tuổi Năm Sinh 2 TS Nữ DT 3 4 5 93 34 19 Cộng 11-14 231 182 168 770 113 84 80 370 43 30 32 139 15 1997 176 97 40 16 17 18 1996 1995 1994 Cộng 15-18 160 168 183 687 75 73 100 345 Cộng 11-18 1457 715 11 12 13 14 2001 189 2000 1999 1998 ĐỐI TƯỢNG KHÔNG THEO HỌC VÀ BỎ HỌC Nữ DT L 0 L 1, 2, 3 L 4,5 L 6 L 7 L 8 L 9 6 3 0 3 1 32 3 3 3 4 3 5 3 6 1 1 3 5 3 8 2 3 5 2 2 3 2 10 9 6 2 4 6 14 1 7 7 25 2 4 3 18 2 2 1 1 1 5 10 1 8 14 33 23 12 19 31 32 122 24 8 16 19 67 1 261 132 TC Nữ DT NỮ DT 37 38 39 40 1 3 4 1 1 20 11 15 65 Tổng cộng 30 1 1 7 9 18 3 4 7 1 3 5 10 20 21 14 7 19 17 73 91 47 1 7 12 40 3 11 13 48 58 34 Năm 2013 Tuổi TS đối tượng trong độ tuổi Năm Sinh TS Nữ DT ĐỐI TƯỢNG KHÔNG THEO HỌC VÀ BỎ HỌC L 0 L 1, 2, 3 L 4,5 L 6 L 7 L 8 L 9 3 0 3 1 32 3 3 3 4 3 5 3 6 2 3 4 5 11 2002 183 92 33 1 1 12 13 14 2001 2000 1999 188 231 182 784 168 176 93 113 84 382 80 98 34 43 30 140 32 40 1 1 1 2 3 1 3 4 75 19 168 672 1456 73 326 708 Cộng 11-14 15 16 17 18 1998 1997 1996 160 1995 Cộng 15-18 Cộng 11-18 2 1 2 2 1 1 1 2 1 31 122 262 1 1 1 4 7 Tổng cộng TC Nữ DT 37 38 39 1 2 2 4 2 10 3 5 1 1 3 1 2 5 14 24 2 5 8 1 4 7 2 5 1 4 7 11 1 2 1 3 10 4 11 18 1 6 9 30 b. Kết quả điều tra và thống kê tổng hợp phổ cập giáo dục THCS trong hai năm 2012 và 2013 11 12 3. Phân tích kết quả khảo sát Phân tích số liệu trong các biểu mẫu trên cho chúng ta thấy rằng: số lượng học sinh bỏ học giữa chừng, số lượng học sinh ngoài nhà trường còn nhiều , năm 2012 (91 em), tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học vào học lớp 6 chỉ đạt 100%, tỷ lệ thanh thiếu niên 15 - 18 tuổi tốt nghiệp THCS còn thấp ( 82.1%), cao hơn mức chuẩn quy định (80%) không nhiều. Công tác PCGD THCS còn gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ rớt chuẩn. Nhưng năm 2013 số học sinh ngoài nhà trường giảm (24 em), tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học vào học lớp 6 chỉ đạt 100%, tỷ lệ thanh thiếu niên 15 - 18 tuổi tốt nghiệp THCS còn thấp (82.8%), có tăng nhưng không nhiều. Nhưng năm 2014 số học sinh ngoài nhà trường giảm (15 em), tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học vào học lớp 6 chỉ đạt 100%, tỷ lệ thanh thiếu niên 15 - 18 tuổi tốt nghiệp THCS còn thấp (82.7%), thấp hơn 2013 0.%. Công tác PCGD THCS còn gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ rớt chuẩn. Qua tìm hiểu tôi được biết nguyên nhân học sinh bỏ học do chưa làm tốt công tác vận động duy trì sĩ số của GVCN; những khó khăn trong quá trình thực hiện công tác PCGD THCS như sau: - Thứ nhất: Với học sinh nữ dân tộc thiểu số, con số bỏ học giữa chừng tương đối cao tập trung khu phố Đông Phất. Đa phần phụ huynh của các em nữ quan niệm học biết chữ được rồi nên nghỉ học sớm giúp gia đình. - Thứ hai: Độ tuổi học sinh nữ cấp học này thường “trùng với độ tuổi xây dựng gia đình và sinh đẻ”. Tập tục gã chồng sớm cho con gái vẫn tồn tại ở nhiều vùng, nhiều dân tộc thiểu số. Với hai nguyên nhân trên cho ta thấy tỷ lệ học sinh nữ khá thấp trong cấp học này. 13 - Thứ ba: Đây là độ tuổi lao động, có nhiều gia đình các em còn là đối tượng lao động chính, đi mót mũ cao su có tiền hơn. Cho nên việc học sinh không đến trường vào mùa gặt, mùa thu hoạch điều, cao su. Không ít trường hợp nghỉ học luôn để ở nhà làm nương rẫy. - Thứ tư: Nhà trường thường phải đối mặt với việc hao hụt sĩ số học sinh qua các từng học kỳ, từng năm. Người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học lên cao, việc con cái bỏ học giữa chừng để tham gia lao động kiếm tiền không làm các bậc phụ huynh lo lắng nhiều. - Thứ năm: phường Hưng Chiến chỉ có 01 trường THCS, địa bàn rộng, việc đi lại nghịch đường, nghịch trường như khu phố Đông Phất, Ấp Sở Nhì, Khu Phố Bình Ninh 2. Việc tuyển sinh phân tuyến chưa hợp lý lắm , yếu tố địa lí cũng làm cản bước chân đến trường của các em. - Thứ sáu: Không ít gia đình nghèo không đủ sức lo cho con đi học tập trung, phải bỏ giữa chừng. Vì vậy đã xuất hiện sự trông chờ vào chính sách hỗ trợ của nhà nước giống như nhà nước từng hỗ trợ cho người học lớp xóa mù chữ, phổ cập tiểu học trước đây. - Thứ bảy: Việc mở các lớp các lớp bổ túc còn nhiều khó khăn nhất là công tác vận động. Đội ngủ GV giảng dạy còn thờ ơ , số tiền thù lao cho họ cũng chậm chạp. - Thứ tám: Cơ sở vật chất, ngân sách từ chương trình mục tiêu rót về rất chậm, kinh phí dành cho các lớp bổ túc không nhiều, còn chậm. Những nguyên nhân trên là rào cản rất lớn đối với công tác PCGD THCS ở phường Hưng Chiến. Vì thế, muốn nâng cao và duy trì kết quả PCGD THCS lâu dài, chúng ta phải có tầm nhìn và sự nhận thức đúng đắn, sự đầu tư đúng mức và những giải pháp phù hợp. 4. Một số vấn đề đặt ra qua kết quả khảo sát 14 Với các nguyên nhân trên, công tác PCGD THCS đặt ra một số vấn đề cần giải quyết, tháo gỡ đó là: - Làm thế nào để học sinh nữ học đông hơn, không bỏ giữa chừng. - Làm thế nào để học sinh không bỏ giữa chừng vì nhà thiếu lao động, vì tham gia vào vụ mùa, vì điều kiện khó khăn của gia đình học sinh? - Khắc phục yếu tố địa lí như thế nào? - Trường THCS, chính quyền địa phương cần làm gì dể huy động học sinh đến trường, duy trì kết quả về số lượng học sinh tham gia học tập và nâng cao chất lượng; đồng thời quan tâm đến điều kiện thực tế về đội ngũ, cơ sở vật chất, cách thức tổ chức, quản lí lớp học và công tác PCGD THCS. Vì thế với vai trò và trách nhiệm của một người quản lí, tôi đã cố gắng tìm ra các giải pháp quản lí phù hợp nhằm góp phần nâng cao và duy trì kết quả PCGD THCS phường Hưng Chiến . CHƯƠNG III. GIẢM BỎ HỌC LÀ YẾU TỐ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PCGD THCS Ở PHƯỜNG HƯNG CHIẾN I. Công tác tư tưởng - Phải làm cho các cấp lãnh đạo và mỗi gia đình phải thấy rằng việc cần phải cập trong giáo dục là rất quan trọng, là một vấn đề bức xúc trước tình hình phát triển của đất nước hiện nay, một khi xã hội tiến dần đến không sử dụng người lao động không có trình độ, bằng cấp, hình thức lao động đơn giản bị mất dần. - Thông qua nhiều hình thức để có thể chuyển tải được tư tưởng ấy như: làm tốt công tác tham mưu, tổ chức Đại hội khuyến học, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, làm tốt công tác “ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, “ tiếp bước cho em đến trường”, … nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về công tác phổ cập giáo dục THCS. - Đảng ủy, UBND, các Ban ngành cấp phường sau khi có Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên, BCĐ của phường cùng trường lên kế hoạch và tổ chức công tác chỉ đạo và thực hiện. 15 - Phối kết hợp với GVCN để làm tốt công tác duy trì sĩ số lớp. Bằng cách khi có học sinh nghỉ học GVCN cùng với GVCT xuống các khu phố (ấp) để vận động các em trở lại lớp. chính vì thế mà năm 2013 số học sinh nghỉ học giảm rõ rệt chỉ còn 24 so với năm 2012 là 91 em. Từ đó là cơ sở cho việc duy trì chuẩn PCGD THCS luôn đảm bảo. II. Công tác tổ chức lực lượng - Phải có lực lượng chuyên trách trong ngành, không nên chỉ dừng lại lực lượng kiêm nhiệm như trước đây. - Về phía xã hội, việc phổ cập phải được các cấp UBND chủ trì và đứng đầu, hội đồng giáo dục do Chủ tịch hội đồng giáo dục, cũng là phó chủ tịch UBND làm trưởng ban chỉ đạo; như Bác Hồ đã khẳng định “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” kết hợp có hiệu quả mối quan hệ Nhà trường – gia đình – xã hội. 1. Về phía nhà trường: - Ở Sở giáo dục thành lập ban chỉ đạo giúp giám đốc điều hành để kiểm tra, đôn đốc công tác PCGD THCS ở các huyện, thị. - Ở các Huyện thị, Phó chủ tịch làm trưởng BCĐ, mỗi phòng GD&ĐT có một lãnh đạo và ít nhất một cán bộ chuyên trách là thành viên BCĐ. ngoài ra còn có các tổ viên là giáo viên chuyên trách phổ cập nằm trong biên chế của các trường. - Các giáo viên chuyên trách tham mưu cho Hiệu trưởng và giúp cho địa phương làm tốt công tác phổ cập giáo dục. Các giáo viên này thực hiện các chế độ hội họp của nhà trưởng và sự giao ban hàng tháng với cán bộ chuyện trách của Phòng giáo dục. - Tiến hành phân công cán bộ giáo viên khảo sát điều tra đến từng khu phố (ấp), từng hộ gia đình lập hồ sơ, biểu mẫu theo quy định của Ban chỉ đạo. Số liệu điều tra các thôn bản phải có độ chính xác cao, sau đó tổng hợp số liệu để có kế hoạch mở lớp phù hợp với tình hình địa bàn. - Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong ban chỉ đạo đối với các khu phố (ấp). Cán bộ giáo viên – nhân viên phải có trách nhiệm cao về công tác phổ cập thực hiện “Một hội đồng hai nhiệm vụ”. - Phối kết hợp với các trưởng khu phố (ấp) khi có học sinh bỏ học để tìm hiểu nguyên nhân, vận động gia đình phụ huynh học sinh , tạo mọi điều kiện khi đã biết -Cùng với hội khuyến học của phường hỗ trợ động viên kịp thời để giúp các em có điều kiện đến trường 2. Về phía địa phương: 16 - Ủy ban nhân dân Huyện thị thành lập Ban chỉ đạo gồm một đồng chí trong thường trực của Ủy ban chủ trì (phó chủ tịch) làm trưởng BCĐ. Trưởng phòng GD&ĐT là phó BCĐ, phân công nhiệm vụ cho từng ban ngành, đoàn thể như: Văn hóa thông tin, Tài chính, Ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em, Hội phụ nữ, Đoàn thành niên, Hội cựu chiến binh v.v.. - Ở cấp phường xã, Ban chỉ đạo cũng được tổ chức với thành phần như trên để giám sát các hoạt động của Ban chỉ đạo phổ cập và phối kết hợp với các lực lượng xã hội tham gia giáo dục. - Ở cấp Phường xã cũng có Hội đồng giáo dục do Đại hội giáo dục định kỳ bầu ra có Nghị quyết, kế hoạch hoạt động và giao ban định kỳ. - UBND xã và trường hàng năm phải có kế hoạch trích từ ngân sách hoặc một nguồn nào đó để có kinh phí động viên học sinh, thầy cô giáo vào dịp 20/11 và tổng kết năm học. Hỗ trợ cho học sinh nhiều sách vỡ quần áo, … - Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo cho công tác dạy và học. Phân tuyến tuyển sinh phải hợp lý hơn. 3. Công tác điều tra: - Nhằm để nắm số liệu, hoàn cảnh nguyên nhân bỏ học của các em, qua đó giải thích và động viên gia đình tạo điều kiện để các em đến lớp. - Sau khi điều tra tổng hợp và xử lý số liệu, lên kế hoạch phân công các lực lượng trong Ban chỉ đạo và Hội đồng giáo dục tiến hành nhiệm vụ của mình. Giao trách nhiệm cho từng thành viên BCĐ để hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác PCGD THCS. III. Các hoạt động hỗ trợ 1. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền , công tác vận động: - Nên tổ chức “ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” qua loa đài địa phương băng rôn tuyên truyền . - Thực hiện tốt cuộc vận động tiếp bước cho em đến trường - Nội dung: Tôn vinh những gia đình thực hiện tốt công tác phổ cập để làm gương, công tác khuyến học Ví dụ: như các gia đình: + Bà Nguyễn Thị Yến Thanh- Khu Phố Phú Trung + Ông Văn Lộc Thành – Khu Phố Phú Trung. + Ông Nguyễn Văn Hường – Khu Phố Hưng Thịnh + Ông Điểu Sổ - Khu phố Bình Ninh 2 + Ông Tăng Văn Ánh - Khu Phố Bình Tây 17 + Ông Nguyễn Minh Ngọc – Khu Phố Bình Tây - Qua đó, Ban chỉ đạo phát động phong trào phổ cập và động viên các gia đình đưa trẻ đến trường đầy đủ vào ngày 15-8. - Phải duy trì, tổ chức ngày hội giáo dục hàng năm trở thành hội truyền thống của từng địa phương. 2. Đổi mới phương pháp dạy học: - Đây là vấn đề gần gũi, quan trọng và thiết thực, phụ thuộc rất nhiều vào năng lực giảng dạy của các giáo viên trực tiếp đứng lớp. Kinh nghiệm cho thấy, những giờ dạy đơn điệu áp đặt một chiều thì lớp học nhàm chán, thụ động. - Trong công cuộc đổi mới phương pháp như hiện nay, mỗi giáo viên cần phải nhanh chóng thay đổi phương pháp giảng dạy để thu hút học sinh. - Cần cải tiến trang thiết bị, kiểm tra đánh giá, đồng thời có chế độ khen thưởng động viên những người chịu khó đi học. - Kế hoạch phổ cập giáo dục THCS trong nhà trường phải được xác lập tiến độ, bước đi cho sự đổi mới phương pháp này từ công tác tư tưởng, tổng kết kinh nghiệm, xây dựng điển hình, nhân điển hình, mua sắm trang thiết bị, cải tiến cách kiểm tra, đánh giá và có chế độ khen thưởng thỏa đáng cho những người vượt khó đi đầu. 3. Có chủ trương chính sách đúng đắn trong việc PCGD THCS - Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã có nghị quyết về vấn đề vận động, đưa con em trong độ tuổi đến trường, không để học sinh bỏ học. - Nếu gia đình nào có học sinh bỏ học thì sẽ áp dụng các chế tài xữ phạt thích đáng như: cắt các khoản hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước (chế độ hỗ trợ hộ nghèo; cấp phát giống, vật nuôi, cây trồng...); không xét gia đình văn hoá, khu dân cư văn hoá, - Nâng cao vai trò, trách nhiệm và gắn kết thi đua đối với các tổ chức Đội, Đoàn thanh niên trong nhà trường cũng như các tổ chức – đoàn thể trong phường như: Hội liên hiệp phụ nữ, Hội liên hiệp thanh niên, Đoàn thanh niên, ban xóa đói giảm nghèo... trong công tác PCGD THCS. - Nhà trường duy trì sĩ số, giao trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thường xuyên quan tâm động viên, giúp đỡ học sinh. Nếu có học sinh nghỉ học phải phối hợp với GV chuyên trách PCGD đến gia đình để tìm hiểu và vận động trở lại lớp. Giao tỉ lệ, chỉ tiêu duy trì sĩ số trên lớp, chỉ tiêu chất lượng cho giáo viên, gắn kết vào công tác thi đua của giáo viên. - Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những gia đình, thực hiện tốt công tác PCGD THCS, đối với những tổ chức – đoàn thể và những giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập GD THCS. 18 C. PHẦN KẾT LUẬN I. Những đóng góp của đề tài Trên đây là những vấn đề mà bản thân tôi nghiên cứu và tìm ra được thông qua quá trình quản lý, chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục THCS ở Phường Hưng Chiến , Thị xã Bình Long. Mặt khác nhà trường cũng phải tạo mọi điều kiện về công tác PCGD; chúng tôi nghĩ rằng có nhiều giải pháp góp phần nâng cao hiệu qủa trong công tác PCGD THCS . Vì vậy, tôi chọn đề tài này để làm đề tài nghiên cứu cho bản thân cũng như áp dụng cho công tác PCGD THCS của địa phương và có thể áp dụng đối với các xã miền núi khác. Để góp một phần nào đó vào việc thực hiện nhiệm vụ PCGD THCS mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân và ngành giáo dục giao phó nhằm “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Đề tài đã chỉ ra một số vấn đề cơ bản về PCGD THCS như khái niệm, nội dung, tiêu chuẩn PCGD THCS. - Đề tài đã xây dựng, thực hiện phiếu khảo sát tình hình PCGD THCS ở phường Hưng Chiến, tổng hợp kết quả. - Đề tài đã nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân; học sinh bỏ học, đề xuất một số giải pháp về phía nhà trường, về phía địa phương để duy trì và nâng cao chất lượng PCGD THCS. Vì thế, đề tài đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu. II. Những hạn chế Do thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm và năng lực bản thân, mặc dù có những đóng góp cơ bản bên cạnh đó đề tài này cũng có những hạn chế nhất định. Mong các thầy, các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài hoàn thiện hơn. II. Bài học kinh nghiệm -Một là: Quán triệt tinh thần các chỉ thị, nghị quyết của các cấp, xem đây là cơ sở nền tảng, là kim chỉ nam cho công tác PCGD THCS. Các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị không chỉ đi vào hành động của cán bộ mà phải được triển khai đến nhân dân, bởi vì chỉ khi nào nhân dân ủng hộ thì công tác thực hiện mới có hiệu quả. -Hai là: Phải biết phát huy sức mạnh của tập thể, huy động cho bằng được tất cả các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia thực hiện. Đẩy mạnh chương trình xã hội hóa giáo dục bởi vì chỉ có một vài tổ chức hay cá nhân thì không thể thực hiện được công tác này. 19 -Ba là: Công tác cán bộ là yếu tố then chốt, cho nên phải kiện toàn ban chỉ đạo PCGD THCS kịp thời, chú ý bố trí những người có năng lực và có tinh thần trách nhiệm. Phân công, phân nhiệm rõ ràng và phải có sự kiểm điểm thường xuyên, kịp thời để uốn nắn và tìm giải pháp khắc phục khuyết điểm. Mỗi năm tiến hành điều tra, cập nhật hồ sơ đối tượng trong độ tuổi trên địa bàn. Mỗi đơn vị trường học phải thường xuyên cập nhật số liệu, tình hình học sinh. Hằng tuần thực hiện chế độ báo cáo số liệu học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học (vào chiều thứ Sáu) cho giáo viên chuyên trách phổ cập giáo dục để cùng phối hợp khắc phục. -Bốn là: Khi xây dựng kế hoạch thực hiện phải bám sát tình hình thực tế, vận dụng linh hoạt các điều kiện thuận lợi sẵn có, đồng thời khi triển khai thực hiện cũng phải thường xuyên theo dõi để điều chỉnh cho phù hợp. -Năm là: Vận động phải kết hợp với tuyên truyền, đó là hai nhiệm vụ không thể tách rời nhau, tuyên truyền tốt thì vận động sẽ tốt và ngược lại. Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương và các thôn trưởng vận động các em trong độ tuổi đến trường. -Sáu là: Công tác duy trì sĩ số phải là nền móng để công tác phổ cập hoàn thành tốt. Việc giáo dục chuyên cần, đảm bảo sĩ số học sinh phải được giáo viên đặc biệt là GVCN quan tâm hàng đầu. Tiếp tục vận động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giảng dạy để giảm đến mức thấp nhất số học sinh lưu ban, bỏ học. -Bảy là: Quy hoạch, kiện toàn lại hệ thống trường lớp, từng bước bổ sung cơ sở vật chất nhà trường. Bồi dưỡng và nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giáo dục trong trường phổ thông, đây là giải pháp thiết thực nhất, hiệu quả nhất cho công tác PCGD THCS. -Tám là: Đẩy mạnh phát triển nền kinh tế địa phương, chú ý tạo việc làm cho đối tượng có trình độ làm động lực thúc đẩy học tập trong nhân dân. III. Hướng phát triển của đề tài Mở rộng nghiên cứu và áp dụng cho những địa bàn khác có hoàn cảnh tương tự. IV. Đề xuất kiến nghị thực hiện 1. Đối với nhà trường - Cần có phương pháp cải tiến trong công tác PCGD THCS, như công tác tuyên truyền giáo dục, công tác vận động, công tác mở lớp PCG,. - Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và chuyên môn, đặc biệt đào tạo nghiệp vụ về PCGD THCS cho cán bộ giáo viên. 2. Đối với chính quyền địa phương 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất