Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn một vài đổi mới giúp học sinh nghe hiểu tiếng anh có hiệu quả (thcs)...

Tài liệu Skkn một vài đổi mới giúp học sinh nghe hiểu tiếng anh có hiệu quả (thcs)

.PDF
13
141
62

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:……………….. TÊN SÁNG KIẾN: MỘT VÀI ĐỔI MỚI GIÚP HỌC SINH NGHE HIỂU TIẾNG ANH CÓ HIỆU QUẢ LĨNH VỰC: Tiếng Anh Mỏ Cày Nam, Tháng 01 năm 2019 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm Huyện Mỏ Cày Nam. Tôi ghi tên dưới đây: Số TT Họ và Ngày,tháng, năm sinh 1 Nguyễn Thị Thanh Loan 07/11/1980 Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Trường THCS Thị Trấn Mỏ Cày – Mỏ Cày Nam Chức danh Trình độ chuyên môn Giáo Đại viên dạy học sư môn phạm Tiếng Anh Tỉ lệ(%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 100% - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: MỘT VÀI ĐỔI MỚI GIÚP HỌC SINH NGHE HIỂU TIẾNG ANH CÓ HIỆU QUẢ. - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: chuyên môn - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 03 – 01 – 2018 - Địa chỉ áp dụng (tại lớp: 6/2, 6/3,6/9 8/1, 8/2- HK2 năm học 2017- 2018; 6/4, 6/5, 6/6; 8/6 – HK1 năm học 2018- 2019; trường: THCS Thị Trấn Mỏ Cày) - Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử: không có. - Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mỏ Cày, Ngày 12 tháng 01 năm 2019 Người nộp đơn Nguyễn Thị Thanh Loan 2 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ Sáng kiến: MỘT VÀI ĐỔI MỚI GIÚP HỌC SINH NGHE HIỂU TIẾNG ANH CÓ HIỆU QUẢ. Do tác giả: Nguyễn Thị Thanh Loan Đăng ký thực hiện từ ngày: 03 – 01 – 2018 Hoàn thành ngày: 03 – 01 – 2019 Đã được áp dụng tại: lớp: 6/2, 6/3,6/9, 8/1, 8/2- HK2 năm học 2017- 2018; 6/4, 6/5, 6/6 8/6 – HK1 năm học 2018- 2019; trường: THCS Thị Trấn Mỏ Cày. Hiệu quả sau khi áp dụng: Những lớp tôi dạy áp dụng sáng kiến trên đạt được kết quả như sau: * Về học sinh: - Học sinh đạt trung bình môn từ Tb trở lên luôn vượt chỉ tiêu giao (học kì 2 – năm học 2017- 2018 đạt 96,70% vượt chỉ tiêu giao1,70%); học kì 1 – năm học 20182019 đạt 96,64% vượt chỉ tiêu giao1,64%) - Học sinh tích cực, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài nhiều hơn đặc biệt đối với các em Trung bình, yếu. - Học sinh nghe và nhận biết được trọng âm của từ một cách dễ dàng hơn. - Các em đã từng bước yêu thích học kỹ năng nghe và có hứng thú hơn trong việc học Tiếng Anh. - Điểm số phần nghe trong kiểm tra 1 tiết và thi học kì có chuyển biến tốt, số học sinh đạt tròn 2,0 điểm khá cao; học sinh đạt từ 1,0 điểm trở lên nhiều hơn. * Về giáo viên: - Giáo viên đã lựa chọn đặt các câu hỏi vừa sức với học sinh, giúp các em nghe hiểu và trả lời dễ hơn. - Nhờ nắm bắt được những khó khăn của học sinh nên giáo viên có những thiết kế bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh hơn giúp mọi đối tượng trong lớp đều làm được bài tập. Qua đó, giáo viên quan sát được khả năng tiếp thu bài của từng học sinh. - Bản thân tôi đút kết được nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh kỹ năng nghe hiểu và biết cách phân bố thời gian cho học sinh thực hiện các task trong bài học phù hợp hơn. Mỏ Cày, Ngày … tháng ….. năm 2019 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Đỗ Hữu Thật 3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: (do thường trực HĐ ghi): ………………………………… 1. Tên sáng kiến: MỘT VÀI ĐỔI MỚI GIÚP HỌC SINH NGHE HIỂU TIẾNG ANH CÓ HIỆU QUẢ. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Anh 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: * Mô tả ngắn gọn giải pháp đã biết: Để thực hiện tốt việc hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng nghe hiểu. Bản thân tôi đã được học tập các phương pháp từ khi còn ngồi trên giảng đường.Từ những phương pháp đã học và vận dụng vào thực tế giảng dạy ở trường THCS 18 năm, tôi đã hướng dẫn các em tiến hành thực hiện theo quy trình ba bước luyện nghe hiểu như sau: trước khi nghe, trong khi nghe và sau khi nghe. Trong mỗi bước dạy nghe có rất nhiều phương pháp khác nhau, vì thế tuỳ theo đặc điểm của từng chủ điểm, từng bài học cụ thể, từng đối tượng học sinh mà mỗi giáo viên tự lựa chọn các phương pháp dạy sao cho thích hợp nhằm khai thác và làm nổi bậc nội dung trọng tâm của bài học giúp học sinh nghe hiểu và hoàn thành các bài tập một cách có hiệu quả. Khi vận dụng các phương pháp trên trong giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy có những ưu điểm và nhược điểm sau: * Ưu điểm: - Giúp các em định hướng được nội dung bài nghe chủ đề là gì trong phần trước khi nghe và có sự chuẩn bị các từ vựng có liên quan đến nội dung bài giúp các em thực hiện tốt các bài tập ở các phần sau, đồng thời tạo được không khí sinh động cho tiết học. - Giúp giáo viên tìm ra những phương pháp, những cách thức phù hợp nhất trong từng tiết dạy cho từng đối tượng học sinh ở từng khối lớp học, để từ đó giúp các em nghe hiểu nội dung bài và giải quyết các bài tập một cách khách quan nhất. * Nhược điểm: - Một số học sinh Trung bình, Yếu do năng lực và khả năng tiếp thu bài của các em còn hạn chế nên một số bài tập nghe học sinh chưa giải quyết được. Đa số các em không hoặc chưa xác định được yêu cầu của bài tập cần làm gì và cách thức nghe để làm bài tập đó ra sao. 4 - Ngoài ra, giáo viên chưa nắm bắt hết được những khó khăn mà các em gặp phải trong quá trình nghe. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: Người học Tiếng Anh nói chung, học sinh THCS nói riêng đều phải luyện tập đủ 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kỹ năng nghe là một trong những kỹ năng khá khó đối với các em, có một số em “sợ” học tiết này. Để giảm bớt ác cảm của các em đối với tiết học nghe, tôi yêu cầu các em nêu lên những khó khăn, những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình rèn luyện kỹ năng này, đồng thời biết các cách thức nghe để giải quyết các dạng làm bài tập và để từ đó tôi kịp thời điều chỉnh các phương pháp dạy cho phù hợp với từng nội dung bài dạy, từng đối tượng học sinh, giúp các em giải quyết tận gốc những khó khăn của mình. Qua đó tạo cho các em niềm tin, sự yêu thích môn học và không còn “sợ” tiết học nghe nữa. - Nội dung giải pháp: + Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp: Việc rèn luyện kỹ năng nghe hiểu cho học sinh THCS không phải là một điều mới mẻ đối với học sinh nói chung với những người dạy Tiếng Anh nói riêng. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là tìm ra được những khó khăn và những vấn đề còn vướng mắc trong khi nghe của các em. Đồng thời nêu ra một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong những năm qua trong việc rèn luyện kỹ năng nghe hiểu. Nhân đây, tôi cũng mong muốn được học hỏi thêm kinh nghiệm của quý thầy cô và bạn đồng nghiệp nhằm giúp HS rèn luyện tốt kỹ năng nghe hiểu, nắm vững nội dung bài và đạt được điểm cao trong các kỳ thi nhất là các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp. Trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh 6,7,8,9 có nhiều điểm mới. Hệ thống các bài tập luyện đa dạng về loại hình, phong phú về tranh ảnh và mang tính giao tiếp cao. Để phát triển tốt hệ thống các chủ điểm theo qui định của chương trình Tiếng Anh 6,7,8,9 đặc biệt là kỹ năng nghe hiểu. Đòi hỏi mỗi GV phải nắm vững nội dung sách giáo khoa, các phương pháp dạy, học và không ngừng rèn luyện học hỏi nhằm nâng cao tay nghề. Từ đó lựa chọn các phương pháp thích hợp cho từng chủ điểm, từng bài học cụ thể nhằm giúp HS có những định hướng đúng vận dụng một cách có hiệu quả để rèn luyện tốt kỹ năng nghe hiểu đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Nhằm giúp các em mạnh dạn nêu lên những khó khăn của mình trong quá trình rèn luyện kỹ năng nghe một cách chân thực nhất, để từ đó giáo viên hướng dẫn các em giải quyết được các bài tập có liên quan một cách khoa học, đồng thời giúp các em thêm yêu thích môn học hơn. Từ những khó khăn của học sinh giúp GV tìm ra những phương pháp, những cách thức phù hợp nhất trong từng tiết dạy cho từng đối tượng HS ở từng khối lớp học để từ đó giúp các em không còn sợ học các tiết nghe nữa. Tôi đã tiến hành thực hiện đề tài của mình theo các bước như sau: 5 - Bước 1: Tôi nêu câu hỏi cho các em trong tiết sửa bài kiểm tra 1 tiết đầu tiên của học kì 1 (học kì 1 có 2 bài kiểm tra 1 tiết) ở cả 4 khối 6,7,8,9. Câu hỏi như sau: “Theo các em, tại sao nghe và hoàn thành các bài tập là một việc khó khăn?”. - Bước 2: Tôi yêu cầu mỗi em phải có câu trả lời sau một tuần, mỗi em sẽ ghi ra trên giấy những khó khăn gì trong quá trình nghe để giải quyết các bài tập trên lớp và nghe khi làm kiểm tra 1 tiết, thi học kì. - Bước 3: Sau một tuần đưa ra câu hỏi, giáo viên thu gom câu trả lời. Các câu trả lời của các em như sau: + Em không hiểu được yêu cầu của bài nghe, không hiểu rõ lắm những điều mình sẽ nghe là gì. + Lời nói trong băng quá nhanh, em không quen, không nghe được (nhưng khi cô nói lại thì em nghe được và từ đó rất quen) + Em nghe được từ đó nhưng không biết cách viết. + Bài nghe có nhiều từ mới em không biết. + Trọng âm của từ và trọng âm của câu trong bài nghe khác so với lúc cô hay các bạn đọc trên lớp..... - Bước 4: Sau một tuần đọc qua những khó khăn và những điều còn vướng mắc của các em trong quá trình nghe. Tôi đã gặp gỡ, trao đổi và trả lời trực tiếp với các em trên lớp nhất là đối với các em học sinh Trung bình, Yếu nhằm giúp các em không còn lo sợ hay bối rối khi thực hành các bài tập nghe, tạo không khí thoải mái trong khi nghe tránh trường hợp hùa theo các bạn nhưng thực tế bản thân không nghe được gì. 3.3. Khả năng áp dụng giải pháp: Đề tài này có thể áp dụng cho tất cả những ai học Tiếng Anh nói chung và học sinh THCS nói riêng. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thề thu được do áp dụng giải pháp: Thông qua việc yêu cầu các em nêu lên những khó khăn, những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình rèn luyện kỹ năng nghe. Bản thân tôi nhận thấy giữa giáo viên và học sinh trên lớp hiểu về nhau nhiều hơn. Nhờ đó, tôi đã kịp thời điều chỉnh các phương pháp dạy cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, giúp các em giải quyết tận gốc những khó khăn của mình. Từ đó tạo cho các em niềm tin, sự yêu thích môn học hơn. Sau đây là những kết quả cụ thể mà bản thân tôi và học sinh đã thu được sau khi tôi điều chỉnh các phương pháp dạy và hướng dẫn các em thực hiện theo: - Ở câu trả lời thứ nhất các em “Em không hiểu được yêu cầu của bài nghe, không hiểu rõ lắm những điều mình sẽ nghe là gì”.Vì vậy, sau khi học xong bài, tôi dành thời gian khoảng 3 – 5 phút hướng cho các em nội dung chính của bài nghe 6 trong tiết học tới và yêu cầu các em về nhà chuẩn bị bài mới, giúp các em khỏi bở ngỡ. Cụ thể như sau: + Lớp 6 bài 5 ( chương trình sách mới) tiết Skills 2, giáo viên nên gợi ý và yêu cầu học sinh về nhà tìm các thông tin liên quan đến Mui Ne, Ha Long Bay, Nha Trang, Hue trước. + Lớp 8 bài 3 ( chương trình sách mới) tiết Skills 2, giáo viên nên gợi ý và yêu cầu học sinh về nhà tìm các thông tin về xôi 5 màu, thành phần và cách thức thực hiện trước khi nghe. + Lớp 8 bài 4 ( chương trình sách cũ) tiết nghe: Trong sách giáo khoa chỉ có 4 bài học đạo đức, không có nội dung câu chuyện. Vì thế, giáo viên cần hướng cho các em sẽ nghe câu chuyện “Gà đẻ trứng vàng” trong chuyện cổ tích của chúng ta. Từ đó giúp các em định hướng sẽ nghe gì và tìm các từ mới có liên quan đến nội dung bài để nghe được nội dung bài và thực hiện các bài tập dễ dàng hơn. + Lớp 9 bài 3( chương trình sách cũ) tiết nghe: Trong sách giáo khoa chỉ có bản đồ và các danh từ như: sân bay, cái ao, cây đa....nhưng bài tập nghe này yêu cầu nghe và nối các danh từ trên với đúng vị trí của nó trên bản đồ. Vì vậy, tôi yêu cầu các em về tìm các từ có liên quan đến “prepositions of places” và “directions”. Sau đó sẽ kiểm tra việc tìm kiếm của các em trước khi tiến hành cho chúng nghe. Điều này giúp chúng nghe và làm các bài tập dễ dàng hơn. - Trong câu trả lời thứ hai của học sinh, để giải quyết tận gốc vấn đề này đòi hỏi mỗi giáo viên dạy Tiếng Anh cần phải luyện nghe cho học sinh của mình từ khi các em bắt đầu học Tiếng Anh và nâng dần các bài tập nghe từ dễ đến khó để các em quen dần với tốc độ trong băng. Riêng bản thân tôi, tôi thường xuyên cho học sinh nghe một số bài luyện tập mở rộng bằng cách chọn một số ngữ liệu cùng trình độ từ các tư liệu như: Listen carefully, Tactics for listening, Ket, Pet....làm bài kiểm tra hàng tuần hay hàng tháng, sửa và đánh giá ngay tại lớp. Qua đó, giúp học sinh dễ dàng nhận ra sự tiến bộ của bản thân cũng như để giáo viên đánh giá được mức độ hiểu bài của các em, từ đó điều chỉnh các phương pháp dạy cho thích hợp hơn. - Giải quyết câu trả lời thứ ba của học sinh không còn là vấn đề mới mẻ nữa mà đòi hỏi mỗi giáo viên phải linh hoạt lựa chọn các từ mới cần thiết nhất để dạy, tránh trường hợp dạy tất cả các từ mới – mà những từ đó không liên quan nhiều đến nội dung trọng tâm của bài nghe. - Câu trả lời cuối cùng của học sinh liên quan đến việc luyện nghe trọng âm. Việc luyện nghe trọng âm từ hay câu cần được thực hiện không chỉ trong các bài tập nghe mà trong nhiều khâu hoạt động khác nhau của dạy học Tiếng Anh như: + Trong lúc luyện đọc từ mới: giáo viên đọc từ mới lên, đề nghị học sinh lắng nghe và cho biết có mấy âm tiết và âm nào được nhấn mạnh. + Lúc giới thiệu các cấu trúc ngữ pháp mới: ví dụ giới thiệu mẫu câu hỏi “ How far is it from your house to school?” và câu trả lời của câu hỏi này: “It’s about 2 kilometers”, giáo viên đọc lên câu hỏi và câu trả lời đó hoặc cho một học sinh khá giỏi hội thoại cùng với mình với ngữ điệu và trọng âm phù hợp, đề nghị học sinh phát 7 hiện các trọng âm. Sau đó yêu cầu cả lớp lặp lại theo đúng ngữ điệu mà giáo viên đã hướng dẫn. + Lúc thực hiện các hoạt động “Before you read; Listen and read or read” ở mỗi bài, giáo viên có thể cho học sinh nghe và chú ý phát hiện trọng âm của một số câu trong bài. + Ngoài ra cũng cần lồng ghép vào những trò chơi nhằm giúp học sinh vừa thư giãn, vừa củng cố kỹ năng nhận diện trọng âm. Song đó mỗi giáo viên cần phải luyện trọng âm của mình để phát âm một cách chính xác nhất và đúng ngữ điệu nhằm giúp cho học sinh đọc theo và quen dần để khi nghe trong băng các em không bở ngỡ. Nhờ nắm bắt những khó khăn của các em và kịp thời đổi mới các phương pháp dạy học thông qua việc rèn luyện kỹ năng nghe hiểu, đã giúp tôi kiểm tra được năng lực thật sự, khả năng tiếp thu bài của mỗi học sinh. Qua đó, phát hiện những học sinh yếu, kém để phụ đạo đồng thời cũng phát huy tiềm năng của những học sinh khá, giỏi để kịp thời bồi dưỡng.Từ đó điều chỉnh các phương pháp dạy thích hợp nhằm giúp học sinh hiểu bài sâu và đạt được kết quả cụ thể sau: Học kì 2 năm học 2017 – 2018: Học kì 2 năm học 2017 – 2018: Lớp/SS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 8/1 - 41 19 – 46,34 % 6 – 14,63% 15– 36,59% 1 – 2,44% 0 8/2 - 39 12– 30,77% 12 – 30,77% 14– 35,90% 1– 2,56% 0 6/3 - 33 16– 48,49% 10– 30,30% 6– 18,18% 1– 3,03% 0 6/9 -35 9– 25,71% 12– 34,29% 12– 34,29% 2– 5,71% 0 6/2- 34 17– 50% 9– 26,47% 7– 20,59% 1– 2,94% 0 TỔNG 73–40,11% 49–26,92% 54–29,67% 6– 3,30% 0 Học sinh đạt trung bình môn từ Tb trở lên đạt 96,70% vượt chỉ tiêu giao1,70%. - Học kì 1- năm học 2018 – 2019: Nhờ áp dụng các phương pháp trên, học sinh tích cực học tập nên kết quả học sinh làm bài điểm khá cao, học sinh đạt tròn 2 điểm phần nghe bài thi học kì 1 khá nhiều ở lớp 8/6 Điể Lớp/SS 2.0 đ m thi học kì 1 4 1,8 đ 1,6 đ 1,4 đ 1,2 đ 1,0 đ 0,8 đ 8 5 5 8 4 3 8 Phần 8.6/ 37 nghe 10,81% 21,62% 13,51% 13,51% 21,62% 10,81% 8,12% 9 10 11 Như trường hợp bài thi của em Nguyễn Mạnh Toàn: điểm toàn bài là 5,0/ 8,0 đ trong đó phần nghe đạt được 1,8 / 2,0 đ Và còn nhiều hình ảnh bài thi đạt điểm như đã thống kê ở trên, từ đó dẫn đến chất lượng bộ môn học kì 1 như sau: Học sinh đạt trung bình môn từ Tb trở lên đạt 96,64% vượt chỉ tiêu giao1,64%. Những lớp tôi dạy áp dụng sáng kiến trên đạt được kết quả như sau: * Về học sinh: - Học sinh đạt trung bình môn từ Tb trở lên luôn vượt chỉ tiêu giao (học kì 2 – năm học 2017- 2018 đạt 96,70% vượt chỉ tiêu giao1,70%); học kì 1 – năm học 20182019 đạt 96,64% vượt chỉ tiêu giao1,64%) 12 - Học sinh tích cực, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài nhiều hơn đặc biệt đối với các em Trung bình, yếu. - Học sinh nghe và nhận biết được trọng âm của từ một cách dễ dàng hơn. - Các em đã từng bước yêu thích học kỹ năng nghe và có hứng thú hơn trong việc học Tiếng Anh. - Điểm số phần nghe trong kiểm tra 1 tiết và thi học kì có chuyển biến tốt, số học sinh đạt tròn 2,0 điểm khá cao; học sinh đạt từ 1,0 điểm trở lên nhiều hơn. * Về giáo viên: - Giáo viên đã lựa chọn đặt các câu hỏi vừa sức với học sinh, giúp các em nghe hiểu và trả lời dễ hơn. - Nhờ nắm bắt được những khó khăn của học sinh nên giáo viên có những thiết kế bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh hơn giúp mọi đối tượng trong lớp đều làm được bài tập. Qua đó, giáo viên quan sát được khả năng tiếp thu bài của từng học sinh. - Bản thân tôi đút kết được nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh kỹ năng nghe hiểu và biết cách phân bố thời gian cho học sinh thực hiện các task trong bài học phù hợp hơn. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: không Thị trấn, Ngày 12 tháng 01 năm 2019 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan