Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một vài biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp...

Tài liệu Skkn một vài biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp

.DOC
5
99
146

Mô tả:

MỘT VÀI BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP ( PHẦN QUẢN LÍ HỌC SINH ) I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1-Lí do Trong thời kỳ đất nước đang tiến lên “công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Ngành giáo dục là ngành quan trọng nhất, người thầy đóng vai trò chủ đạo. Ở họ không chỉ có lòng “yêu nghề mến trẻ” đem hết nhiệt tình để truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải có những biện pháp quản lí học sinh, làm thế nào để đạt hiệu quả cao. Muốn học sinh tiếp cận được mọi trí thức, người giáo viên chủ nhiệm phải có biện pháp giúp các em có ý thức học tập chủ động tiếp thu kiến thức, hăng say và thi đua trong học tập. Trải qua mười bốn năm làm giáo viên chủ nhiệm, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm ở khía cạnh theo dõi và quản lí học sinh. Tôi xin đưa ra đây, rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để giúp tôi làm công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đạt kết quả cao hơn. Thế hệ tương lai sẽ năng động, sáng tạo đưa đất nước sánh vai kịp với các cường quốc năm châu. Kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp của tôi sẽ được áp dụng khắp các tỉnh thành của nước ViệtNam. 2-Thực trạng “Trường tiểu học 3 thị trấn Năm Căn là trường dạy những học sinh nghèo”. Đó là lời của một số phụ huynh ban tặng cho. Đúng vậy, đối tượng học sinh trường tiểu học 3 thị trấn Năm Căn gia đình gặp nhiều khó khăn, hoàn cảnh thật đáng thương. Gia đình bôn ba nhiều nơi để làm ăn học sinh phải ở với cô, chú, dì. . .hoặc tự lo cho bản thân. Sáng đi học, chiều về bán vé số, bán bánh để kiếm sống. Nhưng trong cặp mắt của các em thật ngây thơ trong sáng, hướng về tương lai. Vì vậy, bản thân tôi luôn trao dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm và phải có biện pháp thiết thực trong việc quản lí học sinh. Là giáo viên chủ nhiệm ai cũng biết rằng phải nắm rõ thuận lợi, khó khăn của lớp mình. a/ Thuận lợi. Được sự chỉ đạo sâu sắc của ban giám hiệu nhà trường đề ra kế hoạch cụ thể của từng tuần, từng tháng, thường xuyên theo dõi kiểm tra đôn đốc. Sự kết hợp hỗ trợ kịp thời của đoàn đội của ban thi đua trong nhà trường. Sự cộng tác chặt chẽ từ phía giáo viên bộ môn cùng tôi quản lí. Sự quan tâm từ phía gia đình và địa phương. b/. Khó khăn. Một số gia đình phó mặc con em mình cho nhà trường không cần quan tâm, nhắc nhở đôn đốc các em học tập. Vả lại cuộc sống một số gia đình quá khó khăn phải lo bươn trải để kiếm tiền,không có thời gian để quan tâm đến việc học của các em. Trong tình hình hiện nay, vấn đề phổ cập giáo dục dẫn đến việc học tập, ý thức học tập của các em phần nào bị giảm sút. Để xác định động cơ học tập người giáo viên chủ nhiệm phải mất thời gian dài. II. NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VẤN. 1. Được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường đầu năm 2010-2011 tôi thu nhận học sinh của lớp mình chủ nhiệm.(theo danh sách-giấy vào lớp của học sinh) 2.Gặp riêng giáo viên cũ nắm bắt tình hình chung của lớp và cụ thể hoàn cảnh của từng học sinh. Cần chú ý đến những học sinh giỏi, học sinh cá biệt, học sinh là cán sự lớp cũ. Hiểu rõ nguyên nhân của học sinh yếu theo từng mặt, hoàn cảnh những em cá biệt. . . Từ kinh nghiệm biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm cũ, tôi điều chỉnh lại biện pháp của mình sao cho phù hợp. Với tôi sẽ không xa lánh các em dùng hình thức xử phạt vừa mềm mỏng vừa kiên quyết và có hiệu quả. Tôi luôn gần gũi với các em nhiều hơn, thể hiện tình cảm như người mẹ, người chị động viên kịp thời, chỉ rõ cho các em việc làm sai, làm đúng. Có những trường hợp tôi gặp riêng để khuyên nhủ, giảng giải học sinh tự nhận biết điều làm sai và làm đúng để hướng các em có cách giải quyết phù hợp. 3.Phải tiến hành họp lớp, ổn định lớp, cho học sinh học nội quy và nhiệm vụ của trường đề ra. 4.Tiến hành bầu cán sự lớp lấy ý kiến biểu quyết của tập thể. Lớp trưởng: Có nhiệm vụ điều hành mọi cộng việc chung của lớp, hoạt động hằng ngày về việc thực hiện nội quy học tập. Lớp phó học tập: Học giỏi, nhanh nhẹn, quản lí theo dõi kiểm tra việc học tập và hướng dẫn học sinh yếu (có sự hỗ trợ của lớp trưởng). Lớp phó văn - thể - vệ: Kiểm tra đôn đốc vệ sinh thân thể, vệ sinh lớp, vệ sinh trường (khi lớp trực tuần),cho hát đầu giờ và cuối giờ học. Nhắc nhở các bạn có ý thức tập thể dục giữa giờ (kiểm tra sĩ số, theo dõi ý thức khi tập thể dục, xếp hàng). Lớp phó lao động: Quản lý việc lao động chung -Chia tổ: Tổng số là 23 học sinh, tôi chia làm 5 tổ (Tổ 2,tổ 3, tổ 4, tổ 5, tổ 6, theo từng ngày trong tuần ). Mỗi tổ phải đảm bảo nhiều đối tượng: có học sinh yếu, học sinh giỏi, học sinh ở bên sông, học sinh ở trên địa bàn thị trấn, có học sinh ngoan, có học sinh cá biệt. Bầu tổ trưởng tổ phó: - Lấy ý kiến biểu quyết của tổ, trên cơ sở gợi ý của giáo viên chủ nhiệm. - Giao nhiệm vụ cho tổ trưởng, tổ phó. + Tổ trưởng: Điều hành công việc chung, theo dõi, đôn đốc các hoạt hàng ngày của tổ về việc thực hiện nội quy, học tập. . . + Tổ phó: Theo dõi, điều hành công việc thuộc về lao động, vệ sinh, cây xanh. Sau đây tôi xin đưa ra bản kế hoạch theo dõi chung của tổ, nhắc nhở tổ trưởng báo cáo chính xác điểm của tổ đạt trong tuần cho lớp trưởng. BẢNG THEO DÕI TỔ VIÊN - TỔ 2 Người phụ trách: Tổ trưởng - Nguyễn Hoàng Sang Tháng 8/ Tuần 1 Học tập Ý thức đạo đức Số Xếp điểm loại STT Họ và tên Thuộc Làm XD Điểm Đồng KQ Nói bài bài bài phục PH chuyện đạt 1 Võ Thànhxxxx xxxxx xxxxxx 75 x x 65 Tựu 2 3 4 5 Tổng cộng: Phần xếp loại: Loại tốt: Không vi phạm điều gì và có điểm từ khá trở lên ( 50 điểm trở lên). Loại khá: Còn 1 đến 2 lỗi vi phạm nhưng không phải cố ý. Trung bình: Cố ý vi phạm từ 3 đến 5 lỗi, nghỉ học không phép xếp loại yếu. Phần tính điểm: Phần học tập, mỗi lần đạt được x thì đạt 5 điểm. Phần ý thức đạo đức mỗi lần vi phạm trừ 5 điểm. -Cuối tuần tổ trưởng báo cáo điểm cho lớp trưởng để xếp loại thi đua của từng tổ. 5.Giáo viên chủ nhiệm lắng nghe báo cáo của giáo viên bộ môn . Kịp thời giải quyết công việc ở lớp. 6.Giáo viên chủ nhiệm làm công tác quan hệ với gia đình và xã hội: - Đầu năm họp phụ huynh vào giữa tháng 9.Thông báo cho phụ huynh học sinh về việc chuẩn bị đồ dùng học tập,sách, vở có đầy đủ chưa. Nắm bắt nguyện vọng của phụ huynh, thông báo những khoản đóng góp. . . -Cần chú ý đến gia đình nghèo, kiến nghị lên cấp trên các khoản đóng góp. Vận động các nhà hảo tâm, chính quyền hỗ trợ như: áo quần, tập vở, SGK. . . - Tổ chức lớp: Thăm hỏi động viên các gia đình gặp những hoàn cảnh không may. -Liên lạc với gia đình theo hàng tháng bằng sổ liên lạc. . . Gia đình nắm bắt ưu nhược điểm của con em mình – đưa ý kiến nhận xét và yêu cầu đến giáo viên chủ nhiệm. -Họp phụ huynh lần 2 vào cuối học kì 1. -Họp phụ huynh lần 3 vào cuối học kì 2. III. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG - Đại đa số học sinh của lớp tôi chủ nhiệm có ý thức, kỉ luật cao. Biết phê bình, tự phê bình, thi đua học tập. Sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình,thông báo chính xác kịp thời…vì vậy lớp tôi đã chủ nhiệm nhiều năm qua không có học sinh nghỉ học không có lí do, bỏ giờ học. -Các em tự rèn luyện cho mình một ý thức giữ gìn lớp sạch đẹp. Trong suốt buổi học không có hiện tượng sả rác bừa bãi, lớp học thoáng mát. -Từng tổ có ý thức trách nhiệm được giao và bảo quản cây xanh đạt hiệu quả cao. -Ý thức chất hành nội quy của các em rất cao. Đồng phục trước khi đến lớp và sau khi ra khỏi trường . . .Xếp hàng trước khi vào lớp, khi ra khỏi trường. Trên đây là những kết quả đạt được khi tôi áp dụng bằng những biện pháp trên. Nhờ có những biện pháp trên, tôi tranh thủ thời gian hoàn thành tốt nhiều công tác kiểm nghiệm khác. *Quá trình quản lý học sinh tôi rút ra những kinh nghiệm như sau: -Đầu năm phải có được nội quy, quy định riêng của lớp lồng ghép trong nội quy của nhà trường. -Xây dựng đội ngũ cán sự lớp giỏi trong học tập và ý thức đạo đức tốt, năng động, sáng tạo , mạnh dạn, là cánh tay đắc lực của giáo viên chủ nhiệm. -Sự kết hợp chặt chẽ của giáo viên bộ môn, có biện pháp và hỗ trợ kịp thời cùng giáo viên chủ nhiệm. -Sự qua tâm của gia đình, kết hợp chặt chẽ cùng giáo viên chủ nhiệm bên cạnh đó nhờ sự giúp đỡ của BGH nhà trường của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của chính quyền địa phương. IV. KẾT LUẬN. -Trong công tác chủ nhiệm lớp, tôi gặp nhiều khó khăn. Bằng kinh nghiệm nhỏ bé của lớp tôi áp dụng vào thực tế, nắm bắt tình hình học sinh khi không đứng lớp, xử lớp học sinh kịp thời, được phụ huynh thống nhất. Tôi tin rằng với biện pháp nêu trên, Được sự giúp đỡ của giáo viên bộ môn, của BGH nhà trường, gia đình và xã hội, kết quả trong công tác chủ nhiệm lớp sẽ đạt cao hơn. -Trên đây là một vài biên pháp trong phần quản lí học sinh của lớp tôi chủ nhiệm, mong sự đóng góp của các đồng nghiệp giúp tôi quản lí học sinh ngày càng làm tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn !!! Năm Căn, ngày 25 tháng 11 năm 2010 Người thực hiện Vũ Thị Phượng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất