Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số vấn đề về dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ...

Tài liệu Skkn một số vấn đề về dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ

.DOC
59
32
139

Mô tả:

Đề tài “Mô ôt số vấn đề về Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Mô ôt số vấn đề về Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp dạy học tích cực 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: năm học 2014 – 2015 4. Tác giả: Họ và tên: Trần Thị Minh Nguyê êt Năm sinh: 1979 Nơi thường trú: Thôn Thị Kiều – Xã Lôc An – TP Nam Định ô Trình đô ô chuyên môn: Đại Học Chúc vụ công tác: Tổ trưởng tổ KH Tổng hợp Nơi làn viê ôc: Trường THCS Lý Tự Trọng – TP Nam Định Điê ôn thoại; 0973 126156 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THCS Lý Tự Trọng – TP Nam Định Địa chỉ: Tô Hiến Thành – Tổ 35 P. Trường Thi – TP Nam Định Điê ôn thoại: 0350 3846462. Trâân Thi Minh Nguyêêt – THCS Ly Tư Trong – TP Nam Đinh 1 Đề tài “Mô ôt số vấn đề về Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trước đòi hỏi thực tiễn của Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển thì đổi mới giáo dục là hết sức cần thiết. Mục tiêu đối với giáo dục phổ thông là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Bảo đảm cho HS có trình độ Trung học cơ sở (THCS) (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS; Trung học phổ thông (THPT) phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Trong công cuộc đổi mới toàn diện ngành giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa quyết định, cần được triển khai ở các môn học và cấp học. Một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) hiện nay là vận dụng các PPDH tích cực đã được các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới áp dụng vào thực tiễn dạy học một cách hiệu quả. Đó là những PPDH hiện đại định hướng vào người học, nhằm phát huy được năng lực nhận thức, năng lực độc lập sáng tạo phát hiện và giải quyết vấn đề của người học. Hơn nữa cùng với xu thế chung của đổi mới giáo dục, dạy học hóa học cũng cần có những đổi mới nhất định về hình thức và phương pháp. Mục tiêu của đổi mới trong dạy học hóa học phổ thông không chỉ dừng lại trang bị cho HS hệ thống kiến thức hóa học cơ bản mang tính hàn lâm mà còn trang bị cho HS những kiến thức hóa học hiện đại, mang tính thực tiễn cao; hình thành và phát triển cho HS kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Để đạt được các mục tiêu trên có lẽ không thế thiếu được vai trò của dạy học hợp tác Năng lực hợp tác được xem là một trong những năng lực quan trọng của con người trong xã hội hiện nay, chính vì vậy, phát triển năng lực hợp tác từ trong trường học đã trở thành một xu thế giáo dục trên thế giới. Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ chính là sự phản ánh thực tiễn của xu thế đó. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS. Hóa học THCS đặt cơ sở nền tảng cho HS học tập chương trình Hóa học phổ thông. Tuy vậy phải nhìn nhận một cách khách quan rằng, hiện trạng dạy và học hóa học trong nhà trường THCS hiện nay chưa thực sự thực hiện tốt mục tiêu dạy học đối với bộ môn Hóa học. Bên cạnh đó việc nghiên cứu áp dụng PPDH hợp tác trong dạy học hóa học phổ thông ở nước ta còn nhiều hạn chế đă ôc biê ôt là bâ ôc THCS. Tuy nhiên từ thực tế dạy học ở trường THCS Lý Tự Trọng - TP Nam Định cho thấy phương pháp dạy học này đã được áp dụng rô ông rãi trong nhiều bô ô môn tuy nhiên có thể Trâân Thi Minh Nguyêêt – THCS Ly Tư Trong – TP Nam Đinh 2 Đề tài “Mô ôt số vấn đề về Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” do thời gian hạn hẹp, cơ sở vâ ôt chất thiếu thốn đã ảnh hưởng tới quá trình tìm hiểu thêm các thông tin liên quan tới nô ôi dung bài. Cũng có thể do bản thân học sinh thực sự chưa xác định cụ thể công viê ôc và phương pháp làm viê ôc nên hiê ôu quả làm viê ôc cũng như kiến thức thu được của học sinh bằng phương pháp này chưa sâu, chưa chắc dẫn tới học sinh chưa thực sự được kích thích lòng say mê học tâ ôp, yêu thích bô ô môn. Xuất phát từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài: “ Môtô số vấn đề về Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” góp phần đổi mới PPDH, hình thành phương pháp tự học, thói quen tư duy sáng tạo, hiệu quả và tăng hứng thú học tập cho HS trong học tập môn Hóa học nói riêng và các bô ô môn học khác ở trường THCS nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và vận dụng PPDH hợp tác trong dạy học Hóa học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học ở trường THCS. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận về đổi mới PPDH, các PPDH tích cực, đi sâu vào phương pháp DH hợp tác và một số kĩ thuật dạy học hỗ trợ dạy học tích cực - Nghiên cứu cấu trúc nội dung và chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình hóa học ở phổ thông, đặc biệt là nội dung môn Hóa học. - Nghiên cứu và vận dụng PPDH hợp tác để thiết kế các đề tài dự án, tổ chức hoạt động học tập thực hiện hoạt đô ông hợp tác các bài học như phần Hóa học hữu cơ lớp 9 hay thiết kế kế hoạch nô ôi dung nghiên cứu trong nghiên cứu khoa học. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học Hóa học ở trường THCS. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Vận dụng PPDH hợp tác trong dạy học, xây dựng dự án, nghiên cứu khoa học trong Hóa học lớp 9, tập trung nghiên cứu mô ôt số vấn đề cơ bản về nhóm trong hợp tác. 5. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Phần Hóa học lớp 9. - Địa bàn nghiên cứu: trường THCS Lý Tự Trọng TP Nam Định - Thời gian: Năm học 2014 - 2015 6. Giả thuyết khoa học Vận dụng phương pháp DH hợp tác một cách hợp lí kết hợp với một số kĩ thuật dạy học để thiết kế các hoạt động dạy học phần Hóa học lớp 9 thì sẽ tích cực hóa hoạt động Trâân Thi Minh Nguyêêt – THCS Ly Tư Trong – TP Nam Đinh 3 Đề tài “Mô ôt số vấn đề về Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” nhận thức của HS, tăng hứng thú học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THCS. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận - Tổng quan các tài liệu về lí luận dạy học có liên quan đến đề tài. - Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa… trong nghiên cứu các tài liệu có liên quan tới việc đổi mới PPDH, PPDH và kĩ thuật dạy học tích cực 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra cơ bản thực trạng việc vận dụng các PPDH tích cực, PPDH hợp tác trong dạy học Hóa học. - Quan sát quá trình dạy học, trao đổi với đồng nghiệp… - Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm giả thuyết khoa học của đề tài. 7.3. Phương pháp xử lí thông tin Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm. 8. Những đóng góp mới của đề tài - Đã chỉ ra mô t số vấn đề cơ bản về phương pháp làm viê ôc theo nhóm ô - Đề xuất mô ôt số phương pháp nâng cao hiê u quả xử lý vấn đề khi làm viê ôc nhóm ô - Đề xuất mô ôt số kĩ năng để dạy học nhóm đạt kết quả cao. - Vận dụng phương pháp hợp tác trong dạy học dự án phần Hóa học hữu cơ lớp 9. Trâân Thi Minh Nguyêêt – THCS Ly Tư Trong – TP Nam Đinh 4 Đề tài “Mô ôt số vấn đề về Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” PHẦN I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG NHÓM NHO 1. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS 1.1 . Sự cần thiết phải đổi mới PPDH * Những đòi hỏi từ sự phát triển của xã hội Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, kiến thức không còn là tài sản riêng của trường học. Công nghệ thông tin trở thành công cụ hỗ trợ tích cực trong dạy và học, là phương tiện dạy học hiện đại, hữu ích và hiệu quả. Vì vậy HS có thể tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp bách cho giáo dục là cần đổi mới cách dạy và cách học. Vậy làm thế nào để HS có thể làm chủ, tự lực chiếm lĩnh kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống? Đây thực sự là những thách thức lớn đối với ngành giáo dục nói chung, nhà trường, GV nói riêng. * Những đòi hỏi từ sự phát triển kinh tế của đất nước Sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hòa nhập quốc tế đòi hỏi nước ta cần có nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng được yêu cầu này. Như vậy, ngành giáo dục phải không ngừng đổi mới trong đó phải quan tâm đến đổi mới PPDH để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. * Những đòi hỏi khi tính đến đặc điểm tâm - sinh lí của người học Mỗi HS đều có một cách học theo sở thích riêng còn gọi là phong cách học. Có HS thích học theo cách nghiên cứu tài liệu, có HS thích học qua trải nghiệm, khám phá, thực hành,… Do vậy trong dạy học cần quan tâm đến đặc điểm tâm – sinh lí, hứng thú và phong cách học của người học, đây là yếu tố thúc đẩy sự phát triển tối đa năng lực của người học. 1.2. Đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam Phương hướng chung để đổi mới PPDH hiện nay là: - Chuyển từ mô hình dạy học một chiều sang dạy học tương tác hai chiều. Chuyển từ xu hướng dạy học “GV làm trung tâm” sang “HS làm trung tâm”, “Dạy học trong hoạt động”, “tích cực hóa người học”. - Sử dụng các phương pháp, các kĩ thuật dạy học tích cực, tăng cường tổ chức các hoạt động học tập, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện hiện đại một cách tối ưu nhất để hỗ trợ hoạt động dạy học. - Dạy HS cách tự học, cách tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, cập nhật. Trâân Thi Minh Nguyêêt – THCS Ly Tư Trong – TP Nam Đinh 5 Đề tài “Mô ôt số vấn đề về Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” 1.3. Đổi mới phương pháp dạy học Hóa học ở trường trung học * Một số xu hướng đổi mới PPDH Hóa học ở nước ta hiện nay: - Tăng cường tính tích cực, tìm tòi sáng tạo ở người học, tiềm năng trí tuệ nói riêng và nhân cách nói chung, thích ứng năng động với thực tiễn luôn đổi mới. - Tăng cường năng lực vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống, sản xuất luôn biến đổi. - Chuyển dần trọng tâm của PPDH từ tính chất thông báo, tái hiện đại trà chung cho cả lớp sang tính chất phân hóa – cá thể hóa cao độ, tiến lên theo nhịp độ cá nhân. - Liên kết nhiều PPDH riêng lẻ thành tổ hợp PPDH phức hợp. Liên kết PPDH với các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại tạo ra các tổ hợp PPDH có dùng phương tiện kĩ thuật dạy học. - Chuyển hóa phương pháp khoa học thành PPDH đặc thù của môn học. - Đa dạng hóa các PPDH phù hợp với các cấp học, bậc học, các loại hình trường học. * Các yêu cầu với GV dạy Hóa học hiên nay ô Để đổi mới PPDH hóa học, GV cần: - Sử dụng các yếu tố tích cực đã có ở các PPDH hóa học như phương pháp thực nghiệm, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan,… - Tiếp thu có chọn lọc một số quan điểm và phương pháp tích cực trong giáo dục hiện đại của một số nước trên thế giới như dạy học kiến tạo, dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, dạy học lấy HS làm trung tâm, dạy học tương tác,… - Lựa chọn các phương pháp phát huy tính tích cực của HS phù hợp với mục tiêu và nội dung từng loại bài hóa học nhất định, đối tượng HS cụ thể và điều kiện của từng vùng, từng địa phương. - Phối hợp một cách hợp lí một số phương pháp khác nhau nhằm phát huy cao độ hiệu quả giờ dạy học hóa học. 2. Dạy – Học tích cực 2.1 Tính tích cực học tập Tính tích cực học tập nói đến những gì diễn ra bên trong người học. Quá trình học tập tích cực nói đến những hoạt động chủ động của chủ thể, về thực chất là tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Tính tích cực học tập nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức, để nâng cao hiệu quả học tập. 2.2 Phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Hóa học Khái niệm phương pháp dạy học tích cực Thuật ngữ “Phương pháp dạy và học tích cực” được dùng để chỉ những PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, bao gồm nhiều phương pháp, hình Trâân Thi Minh Nguyêêt – THCS Ly Tư Trong – TP Nam Đinh 6 Đề tài “Mô ôt số vấn đề về Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” thức, kĩ thuật cụ thể khác nhau nhằm tích cực hóa, tăng cường sự tham gia của người học, tạo điều kiện cho người học phát triển tối đa khả năng học tập, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Nét đặc trưng của PPDH tích cực Các dấu hiệu đặc trưng của PPDH tích cực là: - Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của HS và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học - Tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phối hợp với học hợp tác - Dạy học chú trọng đến hứng thú của HS, nhu cầu và lợi ích của xã hội - Dạy học coi trọng hướng dẫn tìm tòi - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò 2.3 Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ – Một phương pháp dạy học tích cực. PPDH hợp tác trong nhóm nhỏ còn được gọi bằng một số tên khác như "Phương pháp thảo luận nhóm" hoặc PPDH hợp tác. Đây là một PPDH mà "Hs được phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nghiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung". Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi hs tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung. Hs được học cách cộng tác trên nhiều phương diện. Hs được nêu quan điểm của mình, được nghe quan điểm của bạn khác trong nhóm, trong lớp; được trao đổi, bàn luận về các ý kiến khác nhau và đưa ra lời giải tối ưu cho nhiệm vụ được giao cho nhóm. Qua cách học đó, kiến thức của hs sẽ bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan khoa học, tư duy phê phán của hs được rèn luyện và phát triển. Các thành viên trong nhóm chia sẻ các suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới và học hỏi lẫn nhau. Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm, được tham gia trao đổi, trình bày vấn đề nêu ra. Hs hào hứng khi có sự đóng góp của mình vào thành công chung của cả lớp. Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên hs, đặc biệt là những em nhút nhát, trở nên bạo dạn hơn; các em học được trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe có phê phán ý kiến của bạn; từ đó, giúp hs dễ hòa nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú Trâân Thi Minh Nguyêêt – THCS Ly Tư Trong – TP Nam Đinh 7 Đề tài “Mô ôt số vấn đề về Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” trong học tập và sinh hoạt. Vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của hs thêm phong phú; kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác của hs được phát triển. 2.4. Chức năng của nhóm 2.4.1 Tạo môi trường làm việc thân thiện: - Cải thiện hành vi giao tiếp: Nhóm giúp cải thiện sự giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên, mọi người trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi động hơn. Mọi người dần giảm bớt chủ nghĩa cá nhân để hướng đến tập thể, để cùng giải quyết các vấn đề lớn mà một người hoặc một nhóm người làm việc độc lập, riêng rẽ không thể hoàn thành được. Bầu không khí làm việc của tổ chức thay đổi theo hướng tích cực, mọi người có thái độ thiện chí với nhau. Chính vì vậy mà vấn đề hóc búa thường được giải quyết dễ dàng hơn. - Xây dựng tinh thần đồng đội và hỗ trợ nhau cùng phát triển: Sau quãng thời gian lao động và học tập, đặc biệt là những công việc lặp đi lặp lại, hoặc các vấn đề cần giải quyết quá phức tạp, áp lực công việc quá cao làm cho người thực hiện cảm thấy dễ chán nản, đơn điệu, buông xuôi. Khi đó, tham gia nhóm làm họ trở nên hưng phấn, họ chờ đón các hoạt động của nhóm và khi tham gia nhóm, họ bị thu hút vào công việc hơn bao giờ hết, vì trong nhóm có sự hỗ trợ của đồng đội, có điều kiện thể hiện cá nhân, được chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn những thành viên khác và mọi việc trước đây được xem là nhàm chán thì giờ đây, dưới cái nhìn từ một góc độ khác từ nhóm, vấn đề trở nên mới và hấp dẫn hơn. - Mở rộng hợp tác và liên hệ giữa tất cả các thành viên: Khi tham gia nhóm, các thành viên có xu hướng mở rộng hợp tác với nhau để tạo sự thống nhất của tổ chức, giúp xóa bỏ ngăn cách trong các mối quan hệ. Nhóm là một trong những cách kết nối tất cả mọi người. Khi mọi người cùng bắt tay cùng giải quyết các vấn đề đặt ra, lúc đó bức tường ngăn cách bị phá toang, mọi người hòa nhập lại, gần gũi nhau hơn, hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển. 2.4.2. Huy động nguồn nhân lực - Thu hút mọi người vào công việc: Nội dung sinh hoạt luôn đa dạng, mối quan hệ được củng cố giữa các thành viên, vấn đề mà nhóm thường giải quyết là các vấn đề liên quan trực tiếp đến công việc của mỗi thành viên, vì vậy họ bị cuốn hút bởi sự hấp dẫn của công việc được tạo ra từ quá trình sinh hoạt nhóm. - Nâng cao tinh thần làm việc, phát triển ý thức về chất lượng và sự tiến bộ - Tạo cơ hội thuận lợi cho các thành viên phát huy tài năng của mình Trâân Thi Minh Nguyêêt – THCS Ly Tư Trong – TP Nam Đinh 8 Đề tài “Mô ôt số vấn đề về Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” Nhóm tạo ra cơ hội tuyệt vời để giải quyết các vấn đề công việc hàng ngày. Mọi người có dịp nhóm họp, cùng suy nghĩ và đưa ra những ý kiến của mình cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn. Quá trình sử dụng kiến thức như để giải thích hiê n tượng, nhâ n biết các ô ô chất như thế nào, để tính khối lượng của chất cần phải tìm như thế nào?… luôn xảy ra những bất trắc, khi đó vận dụng chất xám hơn nữa là chất xám tập thể là phương thức tối ưu nhất để khắc phục những bất trắc. Nhóm tạo ra cơ hội vô hạn cho thành viên giải quyết khó khăn, đồng thời khiến mỗi thành viên nhận thấy mình là một phần hữu cơ của tổ chức. 2.4.3. Nâng cao trình độ của thành viên và hoạt động của toàn tổ chức - Thảo luận nhóm, kích thích sáng tạo của mọi người Nhóm tạo ra môi trường kích thích sự sáng tạo của mọi người. Người ta sẽ không mạnh dạn nêu ra các ý tưởng hay ý kiến của riêng mình nếu bị cự tuyệt, hay bị chế nhạo. Thường các giải pháp khả thi nhất lại xuất phát từ những ý tưởng có vẻ lộn xộn, không tuân theo các qui phạm thường thấy. - Giảm lãng phí, nâng cao hiệu quả lao động và học tập. Hiệu quả học tập hay năng suất lao động bị ảnh hưởng nhiều bởi tâm lí của người thực hiện, khi tham gia vào nhóm tâm lí của mỗi thành viên được cải thiện nhiều, do đó hiệu quả học tập, năng suất lao động cũng được cải thiện đáng kể. Mặt khác, khi tham gia hoạt động nhóm, các vấn đề khó khăn của mỗi thành viên được đưa ra và giải quyết bởi tập thể, do đó áp lực công việc giảm bớt, đồng thời họ nhận thấy nhiều khía cạnh chưa tích cực trong lao động và học tập của chính mình để tự khắc phục và thay đổi cho phù hợp. Nhóm giúp giảm lãng phí, lãng phí về thời gian, vật liệu, nguyên liệu…. Để dễ hình dung về nhóm và hoạt động của nhóm, bạn hãy liên tưởng đến một đội bóng đá. Đội bóng đá có các thành viên là các cầu thủ, khi chơi trên sân luôn có một người đội trưởng chỉ đạo tức thời trên sân. Các cầu thủ thi đấu trên sân cùng hướng đến mục tiêu chung là đưa bóng vào khung thành đối phương. Mỗi thành viên chịu một phần trách nhiệm liên quan đến thành công của đội bóng. Mỗi thành viên, hay cầu thủ, được phân công trách nhiệm ở một vị trí mà người đó có thể đảm đương. Nếu có một vị trí nào đó bị yếu đi, cầu thủ không thể hoàn thành nhiệm vụ tại vị trí đó, thì các thành viên khác cùng hỗ trợ giúp thành viên tại vị trí đó hoàn thành nhiệm vụ hoặc khắc phục sai lầm trước đó. Chính vì vậy, đội bóng ổn định, không bị đổ vỡ và hình thành sức mạnh chung của toàn đội bóng. Tuy nhiên, mỗi thành viên trong đội bóng là sức mạnh chung của cả nhóm, nếu thiếu một thành viên thì cả đội bóng có nguy cơ suy yếu. Trâân Thi Minh Nguyêêt – THCS Ly Tư Trong – TP Nam Đinh 9 Đề tài “Mô ôt số vấn đề về Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” PHẦN II MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC THEO NHÓM Nhóm bao gồm một nhóm nhỏ những người cùng làm một công việc, gặp gỡ để cùng nhận dạng, phân tích và giải quyết các vấn đề được đặt ra. Nhóm không phải là một cơ chế, hay một tổ chức mang tính hình thức, một thứ mốt nhất thời, một chương trình, mà là một cách làm việc, một sự thay đổi thói quen bảo thủ trong suy nghĩ của con người. Nhóm làm thay đổi mối quan hệ giữa người với người trong công việc. 1. Đánh giá tổng quát thực trạng học tập theo nhóm.        Với HS: đây là ý kiến của mô ôt số học sinh đã hoạt động nhóm: - Khi làm việc theo nhóm emi thấy thường gặp khó khăn: + Thường ai cũng bảo vệ ý kiến của mình mà không thực sự xem xét thấu đáo ý kiến của người khác. + Không hợp thành một thể thống nhất phục vụ cho một mục đích duy nhất. + Thường ít khi gặp được một người trưởng nhóm có đầu óc tổ chức, phân công việc sao cho hiệu quả. + Một số người chỉ thích làm việc độc lập mà không muốn chia sẻ suy nghĩ hay ý tưởng. + Nhiều bạn không đánh giá đúng con người. - Khi làm việc theo nhóm thì cái khó khăn đầu tiên là bất đồng ý kiến, mỗi thành viên trong nhóm đều có ý kiến của riêng mình và thường thì chỉ thấy cái thiếu sót trong ý kiến của người khác mà không tìm ra cái đúng của nó và ngược lại cũng chỉ thấy cái đúng của ý kiến của mình mà không thấy cái thiếu sót. Khó khăn tiếp theo là giữ sự đoàn kết trong nhóm, điều đó đôi khi không biểu hiện ra ngoài nhưng dễ làm nhóm tan rã, mâu thuẫn giữa các thanh viên xuất phát từ bất kỳ mặt nào thường thì chỉ là những chuyện nhỏ nhặt nhưng nếu không xử lý khéo sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.  Với GV: Mặt đã làm được: - Phần lớn học sinh đã nhận thấy được vai trò và ý nghĩa của phương pháp học tập theo nhóm đối với việc học tập. Nhiều học sinh rất hào hứng khi thực hiện học tập theo nhóm. - Các giảo viên đã tích cực vận dụng phương pháp học tập theo nhóm cho học sinh trong quá trình giảng dạy giúp học sinh tự tìm hiểu kiến thức và rèn luyện khả năng làm việc tập thể. Trâân Thi Minh Nguyêêt – THCS Ly Tư Trong – TP Nam Đinh 10 Đề tài “Mô ôt số vấn đề về Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” - Qua việc học tập theo nhóm các thành viên thấy được vai trò của mình đối với tập thể, bước đầu thành thạo được nhiều kỹ năng. Học tập theo nhóm đã tạo cơ hội cho các thành viên được thể hiện mình nên các bạn trở nên mạnh dạn hơn, tự tin hơn, có trách nhiệm hơn.. - So với các phương pháp học tập khác trong học sinh hiện nay thì học tập theo nhóm đang đem lại nhiều lợi ích, nó đã tăng cường sự gắn kết các thành viên trong lớp hơn, giúp mỗi thành viên thu nhận và nắm vững nhiều kiến thức hơn. - Học tập theo nhóm đã tạo ra nhiều sản phẩm trí tuệ rất phong phú và chất lượng được thầy cô ghi nhận, đánh giá cao. Mặt còn hạn chế - Hiệu quả của hoạt động nhóm còn chưa cao, phần lớn hoạt động nhóm còn mang tính hình thức, chú trọng tạo ra sản phẩm để nộp thầy cô mà ít chú trọng đến quá trình hợp tác nhóm để tạo ra sản phẩm. - Hầu hết học sinh đều thiếu và yếu về các kỹ năng làm việc nhóm, đặc biệt là kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng chia sẻ trách nhiệm, kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá hoạt động nhóm... - Ý thức tham gia, đóng góp ý kiến của học sinh nói chung còn chưa cao, một số học sinh còn mang tâm lý trông chờ, ỷ lại... - Đa số nhóm trưởng còn thiếu kỹ năng trong điều hành và quản lý hoạt động của nhóm. - Sự tự kiểm tra - đánh giá của nhóm còn thiếu khách quan, mới chỉ coi trọng đánh giá cho điểm các thành viên chứ chưa đánh giá hoạt động của nhóm. Có thể tìm thấy vô số những ý kiến tương tự như trên về hoạt động nhóm. Mọi người đều biết rằng hoạt động nhóm là rất tốt, nhưng khi thực hiện thì hoàn toàn ngược lại. 2. Nguyên nhân của những hạn chế trên 2.1. Nguyên nhân khách quan: - Đối với học và thảo luận nhóm trên lớp: Phần lớn lớp học quá đông. Do vậy, GV khó lòng theo dõi, đánh giá chính xác sự đóng góp, tham gia của người học hoạt đô ng ô nhóm, gây ra tâm lý ỷ lại của HS yếu kém vào các thành viên khá, giỏi trong nhóm. Ngoài ra do điều kiện lớp học còn chật chội, cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Vì thế gây khó khăn khá lớn cho việc thảo luận nhóm. - Đối với học nhóm ngoài lớp (ngoài giờ học): rất khó khăn cho việc tìm địa điểm học nhóm; cùng với đó là điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, thư viện, ...) của nhà trường cũng chưa đáp ứng được nhu cầu học theo nhiều nhóm của học sinh. - Các thầy cô giáo cũng chưa thường xuyên trao đổi, hướng dẫn, cung cấp cho học sinh những kỹ năng và phương pháp làm việc nhóm cho HS. HS chỉ biết nhận nhiệm vụ là Trâân Thi Minh Nguyêêt – THCS Ly Tư Trong – TP Nam Đinh 11 Đề tài “Mô ôt số vấn đề về Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” hoàn thành bài tập bằng cách làm việc nhóm mà chưa biết phải làm việc nhóm như thế nào để hoàn thành bài tập một cách tốt nhất. - Phương pháp làm việc nhóm được áp dụng ở hầu hết các môn. Vì thế nhiều khi sinh viên phải làm việc nhóm quá nhiều trong cùng một thời gian. Điều đó gây nên tâm lý mệt mỏi, nhàm chán trong HS. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm việc nhóm. - Cán bộ các lớp chưa thực sự phát huy vai trò của mình trong việc tham mưu cho giáo viên thiết kế nhóm, tự quản và thúc đẩy các hoạt động nhóm… - Đa số GV ở THCS chỉ được bồi dưỡng lý thuyết chung chung về phương pháp giảng dạy, chưa được huấn luyện cụ thể kỹ năng thiết kế học phần do mình đảm nhiệm. Điều này, dẫn đến sự đơn điệu trong việc thiết kế, tổ chức HĐN và ít nhiều gây nhàm chán cho HS. - .Quỹ thời gian cho từng môn học quá eo hẹp, gây khó khăn, mệt mỏi cho GV lẫn HS trong tổ chức hoạt động học tập theo nhóm. 2.2. Nguyên nhân chủ quan: - Một số HS chưa hình thành cho mình ý thức tích cực và tự giác trong học tập, làm việc nhóm. HS chưa chịu khó tìm hiểu để có thể tự trang bị cho mình những kĩ năng và phương pháp học nhóm có hiệu quả. Từ đó dẫn đến HS thiếu và yếu về phương pháp, kỹ năng học nhóm: Phương pháp tiến hành hoạt động nhóm của các nhóm chưa khoa học, chưa hợp lý: Thiếu mục tiêu cụ thể, thiếu kế hoạch, thiếu nội quy- nguyên tắc nhóm, phân công nhiệm vụ chưa phù hợp v.v... - Nhiều nhóm chưa lắng nghe, chưa tạo cơ hội cho các thành viên được thể hiện, khẳng định mình, được thảo luận và phát biểu ý kiến. Từ đó dẫn đến tình trạng một số thành viên chán nản, buông xuôi, phó mặc chỉ tham gia một cách chiếu lệ, đối phó. Vì vậy chưa thực sự phát huy hết năng lực của mình. - Nhóm trưởng chưa thực sự phát huy được vai trò của mình. Chưa có năng lực và kỹ năng trong việc điều hành nhóm. - Chưa thật sự có sự gắn kết giữa các thành viên. Không khí làm việc trong nhóm chưa thân thiện, cởi mở, ít tạo cơ hội cho các thành viên phát huy năng lực, khiến các thành viên không muốn tham gia hoặc tham gia một cách rất hình thức. - Hiện nay, các nhóm học tập chủ yếu do GV chỉ định với độ lớn của nhóm cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của nhóm. Trâân Thi Minh Nguyêêt – THCS Ly Tư Trong – TP Nam Đinh 12 Đề tài “Mô ôt số vấn đề về Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” PHẦN III MÔêT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIÊêU QUẢ XỬ LÝ VẤN ĐỀ KHI LÀM VIÊêC NHÓM 1. Với người học: Có một số trạng thái tâm lí thường xuất hiện trong các hoạt động, cần tránh phạm phải những trạng thái này để không cản trở sự sáng tạo của cá nhân và của toàn nhóm, gv có thể đưa ra là một số lời khuyên cần HS ghi nhớ và thực hiện: - Đừng cố tìm một câu trả lời đúng: Tùy theo tầm nhìn và sự hiểu biết của mỗi người mà mỗi vấn đề có thể có nhiều câu trả lời đúng, nên đừng cố tìm một câu trả lời đúng nhất. - Đừng tuân theo các nguyên tắc một cách cứng nhắc: Nếu muốn tìm hiểu, khám phá thì cần biết nghi ngờ và xem xét những giới hạn không rõ ràng đối với tư duy. - Đừng quá lệ thuộc vào hiện thực: Có nhiều ý tưởng không thực tế có thể trở thành những bàn đạp để sáng tạo. - Đừng cố tránh sự không rõ ràng: Sự sáng tạo có thể bị cản trở bởi sự quá khách quan hay cá biệt hoá. - Đừng quá lo sợ và cố tránh thất bại: Sự lo sợ thất bại có thể làm tê liệt quyết tâm thực hiện những ý tưởng hay. - Thêm một chút hồi tưởng: những hiê n tượng, những trò chơi khôi hài thời thơ ấu sẽ có thể ô là những gợi ý hay cho hiện tại, hoặc một hình tượng đã bắt gặp ở đâu đó cũng có thể là một điểm trong ý tưởng. - Tránh tình trạng quá biệt lập: Sự kết hợp chéo giữa các môn học khác nhau thường rất hữu hiệu trong việc xác định tìm giải pháp. - Đừng quá quan trọng hóa vấn đề: Sự hài hước, không khí thoải mái làm giảm căng thẳng và thúc đẩy khả năng sáng tạo. - Luôn luôn sáng tạo bắt đầu bằng ý tưởng mới: bằng cách nuôi dưỡng những ý tưởng nhỏ bé bình thường và biến những ý tưởng ấy thành hiện thực, chúng ta sẽ có thể phát triển và thực hiện những ý tưởng lớn hơn nhiều trong tương lai. 2. Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm trong giảng dạy . Trên cơ sở thực trạng của việc học nhóm hiện nay. Thông qua quá trình giảng dạy ở nhà trường. Tôi đã áp dụng một số biện pháp để việc học tập theo nhóm có hiệu quả. Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động học tập theo nhóm. 2.1. Hình thành động cơ hoạt động nhóm: Với sự tiến bộ phi thường của công nghệ thông tin và truyền thông, khối lượng thông tin và tri thức đang tăng theo hàm mũ, đòi hỏi con người phải có khả năng thích ứng nhanh chóng và liên tục, chẳng những về tri thức mà còn kỹ năng với một tốc độ Trâân Thi Minh Nguyêêt – THCS Ly Tư Trong – TP Nam Đinh 13 Đề tài “Mô ôt số vấn đề về Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” cực kỳ cao. Do đó, nếu trước đây việc tích lũy kiến thức nhớ là số 1, thì giờ đây khi các phương tiện lưu trữ đã đầy đủ và sẳn sàng cho việc truy cập và xử lý thông tin, thì ưu tiên số 1 lại là khả năng tiếp cận tri thức mới, vận dụng tri thức mới và khả năng “sinh” ra tri thức mới. Nhưng tri thức là vô cùng vô tận, một người không thể tự nắm bắt được tất cả, vì vậy đòi hỏi là quá trình giao lưu, trao đổi kiến thức với nhau. Việc làm nhóm sẽ giúp ích cho HS rất nhiều trong việc này. Do hạn chế của nền giáo dục phổ thông ở nước ta, nhiều HS tỏ ra khá rụt rè, thụ động, thờ ơ với sinh hoạt nhóm, sinh hoạt tập thể. Do vậy, ngay từ tiết học đầu tiên của học phần, GV cần động viên, khuyến khích HS tự tin, mạnh dạn thể hiện mình. Bên cạnh đó, để HS thực sự tự giác, tích cực tham gia hoạt động nhóm (HĐN), cần hình thành cho HS nhận thức đúng đắn rằng mục tiêu của HĐN không phải chỉ để nâng cao điểm số mà là giúp HS nắm vững kiến thức môn học, khả năng ghi nhớ lâu hơn, hiệu quả làm việc tốt hơn, phát triển năng lực cá nhân, rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tổ chức, quản lí, kĩ năng giải quyết vấn đề, có trách nhiệm cao, tinh thần đồng đội, khuyến khích tinh thần học hỏi lẫn nhau, nhờ đó đáp ứng tốt hơn yêu cầu hiện nay của xã hội về nguồn nhân lực. 2.2. Tổ chức, quản lý hoạt động nhóm Ngay từ tiết học đầu tiên của học phần, giảng viên (GV) cần thông báo cho HS kế hoạch, phương thức tổ chức và đánh giá HĐN. 2.2.1 Chia nhóm: Việc phân nhóm cần thực hiện sao cho GV có thể theo dõi, đánh giá HĐN nhưng đồng thời cũng đảm bảo phát huy tính tích cực của mỗi HS. Về lý thuyết, một nhóm lý tưởng nhất gồm 4 - 6 thành viên. Trong thực tế, tùy theo quỹ thời gian môn học và quy mô lớp học, GV có thể thay đổi linh hoạT. Những tiết học đầu tiên, sự phân nhóm có thể mang tính ngẫu nhiên. Tuy nhiên, sau đó GV cần điều chỉnh sao cho có sự cân bằng trình độ, năng lực học tập giữa HS các nhóm với nhau, nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập giữa các thành viên trong nhóm. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hợp lý. Một nhóm muốn hoạt động hiệu quả cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Cơ cấu của nhóm gồm: - Một nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của nhóm, nhóm trưởng có thể do các thành viên trong nhóm bầu lên hoặc do giảng viên chỉ định. - Một nhóm phó (nếu quy mô nhóm lớn) để thay thế, hỗ trợ nhóm trưởng khi nhóm trưởng vắng mặt; Trâân Thi Minh Nguyêêt – THCS Ly Tư Trong – TP Nam Đinh 14 Đề tài “Mô ôt số vấn đề về Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” - Một thư ký để ghi chép nội dung, diễn biến các cuộc họp, thảo luận của nhóm, thư ký có thể được thay đổi theo từng cuộc họp nhóm hoặc cố định từ đầu đến cuối. Nhóm phải quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng vị trí trong nhóm, xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. Người trưởng nhóm có năng lực, nhiệt tình và có uy tín Trong hoạt động của một nhóm, người trưởng nhóm đóng vai trò vô cùng quan trọng, là người chịu trách nhiệm trước thầy cô, tập thể lớp về hoạt động của nhóm, là người điều hành và tổ chức công việc của nhóm, đảm bảo cho nhóm đi đúng hướng, là người động viên thôi thúc mọi người và tháo gỡ khó khăn khi cần thiết ... Chính vì vậy, người trưởng nhóm sẽ góp phần quyết định thành công của một nhóm học tập. Nếu một nhóm có người trưởng nhóm có năng lực về học tập và quản lý (kỹ năng điều hành nhóm), có lòng nhiệt tình và được các thành viên tin tưởng, yêu mến thì chắc chắn nhóm đó sẽ hoạt động có chất lượng. 2.2.2. Lựa chọn chủ đề thảo luận: Việc lựa chọn chủ đề rất quan trọng. Chủ đề quá khó hoặc quá dễ đối với HS đều ảnh hưởng đến hoạt động thảo luận. Lựa chọn vấn đề thảo luận phải hấp dẫn, có tính chất kích thích tính tích cực chủ động làm việc của HS. Chủ đề thảo luận phải là vấn đề chính của bài học, vấn đề có thể có nhiều hướng khai thác khác nhau, nhiều cấp độ nhận thức khác nhau. Thường là loại cấp độ phát hiện và suy luận. Chủ đề thảo luận nhóm có thể là những chủ đề để cho các nhóm về nhà chuẩn bị, hoặc cũng có thể là những chủ đề mà các em thảo luận ngay tại chổ, trong đó cần chú ý: + Phải đặt ra nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm bằng câu hỏi. Câu hỏi phải rõ ràng, không mập mờ, đánh đố. + Phải có hướng dẫn cụ thể về yêu cầu và định hướng cách thức làm việc. + Thời gian thảo luận phải tương ứng với nội dung yêu cầu của vấn đề thảo luận 2.2.3. Bố trí thời gian: Hoạt động nhóm cần diễn ra thường xuyên và xen kẽ với hoạt động thuyết giảng của GV (chẳng hạn, cuối một tiết giảng, sau khi kết thúc một chủ đề hay trước khi chuyển sang một chủ đề mới). Điều này, sẽ giúp HS đỡ nhàm chán và GV kịp thời nắm bắt mức độ tiếp thu của HS, từ đó định hướng điều chỉnh, bổ sung kiến thức, tài liệu tham khảo cho HS. Với những chủ đề HS về nhà chuẩn bị hay các bài theo dự án thì phải xác định thời gian cụ thể là khi nào sẽ thuyết trình, thời gian tối đa và tối thiểu dành cho mỗi chủ đề là bao nhiêu để HS có thể chủ động. Với những chủ đề mà đòi hỏi sự vận dụng kiến thức của cả môn học thì giáo viên có thể cho HS trình bày vào những tiết cuối khi kết thúc môn học. 2.2.4. Tổ chức thảo luận nhóm Trâân Thi Minh Nguyêêt – THCS Ly Tư Trong – TP Nam Đinh 15 Đề tài “Mô ôt số vấn đề về Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” Thường có hai phương án để GV cho HS trình bày bài nhóm: thứ nhất, là gọi ngẫu nhiên bất kỳ người nào trong nhóm lên thuyết trình; thứ hai, là cho HS chọn người để thuyết trình. Để đảm bảo tất cả mọi thành viên trong nhóm đều phải làm việc, tránh tình trạng ỷ lại vào người khác thì ngay từ ngày đầu tiên, khi phân công làm nhóm chúng ta thông báo trước lớp là có thể chúng ta sẽ chọn 1 trong 2 phương án. Nếu chúng ta lựa chọn phương án thứ hai thì chúng ta có thể gọi ngẫu nhiên bất kỳ thành viên nào trong nhóm lên nói tóm tắt những nội dung mà nhóm đã làm. Sau đó mới cho nhóm thuyết trình. Việc làm này sẽ giúp tránh được tình trạng công việc chỉ tập trung trong một số sinh viên và không phát huy được tác dụng của việc làm nhóm. Nếu nhóm nào có người không chuẩn bị bài mà nhóm trưởng không chịu báo thì cả nhóm sẽ bị trừ điểm. Hãy tạo không khí lớp học sôi nổi bằng cách cho các thành viên trong lớp được thảo luận về vấn đề mà HS trình bày. Giảng viên chỉ đóng một vai trò như là cầu nối để các HS làm việc với nhau. Khi một nhóm thuyết trình, các nhóm còn lại chú ý theo dõi và sau đó sẽ tiến hành nhận xét, đặt ra những câu hỏi. Những nhóm có câu hỏi hay và nhận xét chính xác thì cũng sẽ được cộng điểm. Nhưng để đảm bảo cho mọi thành viên trong lớp đều chú ý lắng nghe, giảng viên có thể chỉ bất kỳ thành viên của các nhóm còn lại sẽ nhận xét và đưa ra câu hỏi. Thường thì HS sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi. Tránh tình trạng thời gian trả lời câu hỏi quá dài. GV có thể chọn ra những câu hỏi hay để nhóm thuyết trình trả lời. HS nhóm trả lời câu hỏi cũng do GV chỉ ngẫu nhiên. Những câu hỏi còn lại có thể cho HS về nhà trả lời và gửi lại cho cả lớp và giáo viên. Ngoài những vấn đề đã được chuẩn bị trước, GS có thể đặt ra những câu hỏi bất ngờ. Những câu hỏi gợi sức sáng tạo từ phía HS. Trong quá trình HS thảo luận, GV đi tới từng nhóm, lắng nghe, gợi mở và thăm dò xem nhóm nào làm việc hiệu quả hơn thì có thể mời nhóm đó trình bày trước lớp, còn các nhóm khác lắng nghe rồi nhận xét. Khi có được cả kỹ năng tự học và kỹ năng làm việc nhóm, các HS sẽ có thói quen chủ động và cầu tiến trong việc học. 2.2.5. Đánh giá hoạt động nhóm Tổng kết đánh giá là khâu cuối cùng của hoạt động thảo luận. Sự đánh giá và kết luận của GV cũng tác động không nhỏ đến chất lượng làm việc nhóm. Sau khi các nhóm làm việc cho ra các sản phẩm, nếu giáo viên đánh giá chi tiết mặt tốt, chưa tốt của sản phẩm, so sánh các sản phẩm của các nhóm với nhau để HS nhận ra được những ưu, khuyết của mình, sau đó giáo viên nêu lên kết luận (đưa ra chân lý khoa học) thì học sinh sẽ hiểu sâu sắc và nắm vững vấn đề; đồng thời HS sẽ quyết tâm hơn trong lần làm bài tiếp theo. Trâân Thi Minh Nguyêêt – THCS Ly Tư Trong – TP Nam Đinh 16 Đề tài “Mô ôt số vấn đề về Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” Ngược lại, nếu GV không đánh giá sản phẩm và sự làm việc của HS sẽ khiến HS mất đi hứng thú và động lực làm việc và như vậy hoạt động nhóm sẽ không thể có hiệu quả. - HS tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm: Có một thực tế hiện nay là mặc dù GV đã chia nhóm, phân công nhiệm vụ cho nhóm. Nhưng nhiều HS với thói quen ỷ lại vào các HS khác đã không tham gia làm nhóm ở nhà. Chỉ chờ các HS khác làm rồi ngồi hưởng lợi. Nhưng giảng viên chỉ có thể biết được sự đóng góp của các HS trong nhóm tại lớp. Còn những thảo luận tại nhà thì sẽ không nắm được. Vì vậy sẽ phân công nhiệm vụ của nhóm là tự cho điểm các thành viên trong nhóm về những đóng góp của mỗi thành viên để hoàn thành bài nhóm tại nhà. Và cả những đóng góp của từng thành viên trong nhóm tại lớp. - Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau: Hãy để các nhóm tự cho điểm lẫn nhau, đây là một kênh để đảm bảo cho HS phát huy khả năng tổng kết đánh giá. Và đồng thời cũng giúp cho GV có thể đưa ra kết quả cuối cùng phù hợp nhất. - GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm: Công việc này có thể tiến hành song song hoặc sau khi đã có sự đánh giá giữa các nhóm với nhau. Đánh giá khả làm việc của nhóm: Các nhóm làm việc có khoa học hay không. Những ai tích cực, những ai lười biếng hay làm chuyện riêng, cần rút kinh nghiệm gì,… Giáo viên nên nhận xét cụ thể, khách quan và tốt nhất nên cho điểm để khích lệ tinh thần học tập của HS. Để tránh tình trạng ỷ lại, chây lười của một số HS trong HĐN, cần đánh giá kết quả HĐN không chỉ dựa trên thành tích chung của cả nhóm mà còn dựa trên sự đóng góp của từng thành viên trong nhóm. Điểm trung bình của cả nhóm dựa trên chất lượng HĐN (mức độ am hiểu vấn đề, kỹ năng diễn đạt/trình bày, trả lời câu hỏi, tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong nhóm). Điểm của từng HS được tính trên cơ sở điểm trung bình của nhóm có tính đến mức độ đóng góp của từng cá nhân đóng góp vào HĐN. 3.2.6 Vai trò của người giáo viên Hãy tạo nên một không khí lớp học thật sôi nổi và thoải mái bằng cách tăng cường sự đối thoại giữa giáo viên và học sinh. Người giáo viên bên cạnh việc cung cấp những kiến thức từ sách vở, cần cung cấp cho sinh nhiều kiến thức thực tế. Trong các giờ học cần tiến hành lồng ghép những kiến thức thực tế thu thập được từ internet, tivi, sách báo cho học sinh. Việc cung cấp những kiến thức như vậy sẽ giúp cho các em cảm thấy hứng thú hơn trong giờ học. Trâân Thi Minh Nguyêêt – THCS Ly Tư Trong – TP Nam Đinh 17 Đề tài “Mô ôt số vấn đề về Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” Trong việc làm nhóm của học sinh, giáo viên vẫn phải có một nhiệm vụ quan trọng là tổng kết lại các vấn đề đã thảo luận, đánh giá những ý kiến đúng sai và giải quyết mọi thắc mắc của học sinh xung quanh vấn đề đó. Việc tổng kết này rất quan trọng vì sẽ giúp cho học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết. Bên cạnh đó, để học sinh có thể làm tốt được vai trò của mình thì giáo viên cần phải cung cấp đầy đủ các tài liệu tham khảo cho học sinh, để các em có thể tự học tập và nghiên cứu. Một yêu cầu nữa là giáo viên phải am hiểu sâu sắc nội dung dạy học, làm chủ kiến thức, biết chế biến nó theo ý đồ sư phạm và biết cách truyền tải nó đến với học sinh. Giáo viên phải có khả năng giảng dạy, lòng nhiệt thành. Phải biết không ngừng cập nhật thông tin mới và biết vận dụng nó vào công tác giảng dạy của mình. Có như vậy, giáo viên mới có thể giúp học sinh tích cực, chủ động, phát huy khả năng sáng tạo trong quá trình học tập. Giáo viên có nhiều kiến thức, có nhiều cách tổ chức và trình bày ngắn gọn, sáng tỏ cùng với sự nhiệt tình trong thảo luận nhóm sẽ tạo điều kiện truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách hiệu quả và thành công. PHẦN IV MÔêT SỐ KĨ THUÂêT DẠY HỌC TÍCH CỰC HỖ TRỢ CHO DẠY HỌC NHÓM ĐÂêT KẾT QUẢ CAO 4.1 Khái niệm kĩ thuật dạy học Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể. 4.2 Kĩ thuật khăn phủ bàn Kĩ thuật khăn phủ bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm. Áp dụng kĩ thuật khăn phủ bàn giúp HS: - Học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khác nhau. - Rèn kĩ năng tư duy, quyết định và giải quyết vấn đề. - HS đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như hợp tác. - Sự phối hợp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm nhỏ tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa. - Nâng cao mối quan hệ giữa HS, tăng cường sự hợp tác giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau. - Nâng cao hiệu quả học tập, HS có được kiến thức, kĩ năng hợp tác và cả phương pháp nhận thức khoa học. Trâân Thi Minh Nguyêêt – THCS Ly Tư Trong – TP Nam Đinh 18 Đề tài “Mô ôt số vấn đề về Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” Kĩ thuật khăn phủ bàn được tiến hành như sau: - Chia HS thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0. - Trên giấy A0 chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm, mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh. - Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi/nhiệm vụ theo cách nghĩ, cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết vào phần giấy của mình trên tờ A0. Trên cơ sở ý kiến mỗi cá nhân, HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ A0 “khăn phủ bàn Sơ đồ kĩ thuật “khăn phủ bàn” Như vậy, kĩ thuật khăn phủ bàn là một kĩ thuật dạy học đơn giản, dễ thực hiện, có thể tổ chức trong các bài học, môn học, cấp học giống như học theo nhóm. Kĩ thuật khăn phủ bàn khắc phục được những hạn chế của học theo nhóm như: hiện tượng “ăn theo”, “tách nhóm”… 4.3 Kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H Khi tiến hành xây dựng kế hoạch nhóm đă ôc biê ôt trong kế hoạch dự án, GV có thể sử dụng sơ đồ câu hỏi 5W1H để phát triển ý tưởng của HS. Khi xây dựng kế hoạch dự án, nhóm HS phải nêu ra và trả lời các câu hỏi: Who (ai), What (cái gì), Where (ở đâu), When (khi nào), Why (tại sao)?, How (như thế nào)? Trâân Thi Minh Nguyêêt – THCS Ly Tư Trong – TP Nam Đinh 19 Đề tài “Mô ôt số vấn đề về Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” Hình 1. 1. Sơ đồ câu hỏi 5W1H Trong các câu hỏi này, câu hỏi tại sao và như thế nào là quan trọng nhất. Như vậy khi lên kế hoạch nhóm phải xác định các câu trả lời cho các câu hỏi: - Ai thực hiện nhiệm vụ này? - Thực hiện những việc gì? - Làm ở đâu? - Khi nào hoàn thành? - Tại sao cần thực hiện nhiệm vụ này? - Thực hiện như thế nào? Bằng phương tiện gì? Trong quá trình phát triển ý tưởng, GV cần để các ý tưởng của HS phát triển tự do, mọi ý tưởng đều được tôn trọng, không phê phán. Khi không có thêm ý tưởng, cần hướng dẫn HS sắp xếp các ý tưởng và lập LĐTD. 4.4 Kĩ thuật “KWL” (trong đó K - Những điều đã biết; W - Những điều muốn biết; L - Những điều đã học được) . Khi thiết kế dự án, sơ đồ KWL sẽ hướng dẫn thực hiện việc lựa chọn chủ đề dự án một cách đơn giản. Sơ đồ này đặc biệt thích hợp khi sử dụng trong dạy học dự án ở các lớp tiểu học và THCS. * Mục tiêu: - Rèn cho HS kĩ năng thu thập thông tin, quản lí thông tin, tự quản lí quá trình học tập và điều chỉnh quá trình học tập của chính mình. - Tăng cường tính độc lập của HS. - Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS. Trâân Thi Minh Nguyêêt – THCS Ly Tư Trong – TP Nam Đinh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất