Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số vấn đề góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tin học 8...

Tài liệu Skkn một số vấn đề góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tin học 8

.PDF
10
3354
150

Mô tả:

A. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Tin học là môn tự chọn bắt buộc dành cho các đối tượng học sinh THCS, được dạy cho cả bốn lớp 6, 7, 8 và 9 với thời lượng mỗi tuần hai tiết. Môn Tin học đã được đưa vào dạy ở cấp Tiểu học, nhưng dưới hình thức tự chọn không bắt buộc. Vì vậy nội dung môn Tin học ở cấp THCS được xây dựng trên giả thiết là môn học mới. Môn Tin học ở trường phổ thông trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kỹ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Tin học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật toán, góp phần hính thành học vấn phổ thông cho học sinh. Như vậy, phương pháp giảng dạy môn Tin học như thế nào thì hợp lí? Làm sao để các em phát huy tính học tập của mình một cách hiệu quả nhất? Theo tôi, mỗi giáo viên đều có một cách giải quyết của riêng mình. Với tôi, đề tài “Một số vấn đề góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học 8” thực sự là vấn đề cùng đem ra bàn luận để làm sao cho từng tiết dạy Tin học ngày càng gần gũi với các em hơn, cho các em cảm thấy hứng thú mỗi khi có tiết học Tin học. Sau này khi ra trường, các em có cơ hội dễ dàng tìm việc, nhất là trong tình hình kinh tế hiện nay, Tin học không thể thiếu khi muốn tìm việc làm với mức lương như ý muốn. Nói thì dễ nhưng việc thực hiện là cả một quá trình. Với cương vị là một giáo viên, tôi rất mong muốn được học hỏi nhiều để làm sao truyền đạt hết kiến thức của mình cho các em. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cũng như của đồng nghiệp cho chuyên đề của tôi được hoàn chỉnh. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Đối tượng nghiên cứu chính: Các giáo viên dạy Tin học và học sinh lớp 8. - Nghiên cứu một số phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trong học tập Tin học ở nhà cũng như ở trường. III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG: 1) Thuận lợi:  Được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của Ban Gíam Hiệu và tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng nghiệp đã giúp cho quá trình giảng dạy Tin học của tôi đạt hiệu quả cao hơn.  Hầu hết học sinh đều có Sách giáo khoa.  Sách giáo khoa rõ, đẹp có đầy đủ kênh hình và biểu mẫu.  Ngữ liệu trong Sách giáo khoa được giới thiệu thông qua những mẫu câu là những tình huống rất phù hợp gần gũi với cuộc sống hàng ngày, tạo nên sự thuận lợi cho giáo viên khi bước đầu dẫn dắt các em vào bài học của mình.  Mỗi lớp đếu có số học sinh ham học, tích cực phát biểu xây dựng bài trong giờ học là nguồn động viên lớn trong quá trình giảng dạy của tôi.  Nhìn chung, học tập theo phương pháp mới thì học sinh có hứng thú học tập hơn so với so với phương pháp dạy học truyền thống. Vì thế, có điều kiện phát triển tư duy và khả năng diễn đạt của các em. 2) Khó khăn:  Vì là trường học mới thành lập trong năm học vừa qua (năm học 2007-2008) nên cơ sở vật chất chưa trang bị đầy đủ: số lượng máy tính, máy chiếu, kết nối 1 Internet còn rất hạn chế. Do vậy, giáo viên cần chủ động tìm các giải pháp khắc phục trong quá trình giảng dạy.  Đội ngũ giáo viên Tin học còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Do đó cần chấp nhận sự đầu tư ưu tiên so với các môn học khác trong việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên, trang bị các phương tiên cần thiết cho việc dạy học Tin học.  Phương pháp dạy học mới hiện nay tôi thấy yêu cầu cao (Gv-Hs). Đòi hỏi giáo viên thật sự tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, đầu tư cho tiết dạy rất nhiều.  Hoc sinh: Yêu cầu phải có ý thức học tập tốt, chăm chỉ yêu thích môn học thì mới đáp ứng được mục tiêu tiết học. Học sinh phải tự khám phá những hiểu biết đối với bản thân và ghi nhớ vận dụng vào cuộc sống của mình. Còn học sinh yếu kém chưa cố gắng thì không theo kịp. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1) Cơ sở lý luận: i. Đổi mới phương pháp dạy học Tin Học 8 có hiệu quả. ii. Một số phương pháp đặc thù trong dạy học môn Tin học 8. 2) Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: a) Đổi mới phương pháp dạy học Tin Học 8 có hiệu quả:  Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học theo cách phát huyyếu tố tích cực và những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh trong tiếp nhận kiến thức, hình thành kĩ năng sử dụng máy tính, phần mềm máy tính và mạng máy tính phục vụ học tập và bước đầu vận dụng vào cuộc sống. Từ đó, giáo viên tạo điều kiện tối ưu để học sinh bồi dưỡng kĩ năng tự học.  Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức học tập kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác; giữa hình thức học cá nhân với hình thức học theo nhóm.  Giáo viên có thể chủ động sáng tạo thiết kế giờ học căn cứ vào mục tiêu cụ thể của bài học, không gò bó theo một qui trình cứng nhắc những bước đi bắt buộc.  Tăng cường kiểm tra đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau theo chuẩn kiến thức kĩ năng, coi kiểm tra đánh gái như là một biện pháp kích thích hứng thú học tập. b) Một số phương pháp đặc thù trong dạy học môn Tin học 8:  Phương pháp dạy và học hiện nay đang có xu hướng thay đổi một cách tích cực. Phương pháp mới hướng tới lấy học sinh làm trung tâm, học sinh không còn đóng vai trò tiếp thu một cách thụ động những kiến thức do giáo viên truyền đạt. Giáo viên trở thành người hướng dẫn, giúp đỡ học sinh. Học sinh hướng tới việc học tập chủ động, biết tự thích nghi. Kiến thức được cá nhân học sinh tự tìm tòi, phát hiện một cách tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Ngoài ra, cách tổ chức học theo nhóm làm tăng thêm khả năng cộng tác, khả năng làm việc tập thể. Tin học là môn học có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện các phương pháp dạy và học mới này. 2  Cũng như những môn học khác, việc dạy học Tin học cần được thực hiện trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Khi cần dạy một nội dung Tin học cho học sinh, người giáo viên phải biết phân tích nội dung đó liên quan đến những hoạt động nào. Và một số hoạt động trong đó lại được phân tích thành những hoạt động thành phần. Rồi căn cứ vào mục tiêu tiết học, trình độ học sinh, trang thiết bị hiện có mà lựa chọn cho học sinh tập luyện và thực hiện một số những hoạt động tiềm tàng trong nội dung cần dạy.  Để học sinh có ý thức về ý nghĩa của những hoạt động, cần tạo động cơ học tập cho học sinh, để học sinh học bằng sự hứng thú thực sự, nó được nảy sinh từ việc ý thức sâu sắc ý nghĩa nội dung bài học, học bằng tất cả tính tích cực, độc lập và trách nhiệm cao nhất của học sinh.  Cần phải đặt học sinh vào tình huống có vấn đề để hướng đích cho học sinh. Phải tập luyện cho học sinh những hoạt động ăn khớp với tri thức phương pháp. Phải phân bậc hoạt động để tuần tự nâng cao yêu cầu khi tình huống dạy học cho phép hoặc hạ thấp yêu cầu khi học sinh gặp khó khăn. Hệ thống bài tập được phân bậc để học sinh luyện tập tại lớp hoặc làm ở nhà. II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1. Đối với giáo viên:  Cần phải nắm vững các phương pháp dạy học Tin học (theo sự đổi mới) nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập. Để nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học, giáo viên phải tiếp cận nội dung bài và lựa chọn các phương pháp, xây dựng hệ thống câu hỏi logic, phù hợp với ba đối tượng: giỏi, trung bình, yếu. Từ đó dẫn dắt học sinh tự khám phá kiến thức, không thụ động ghi nhận kiến thức giáo viên cung cấp, phải có sự phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học trên cơ sở lấy học sinh làm trung tâm.  Để kích thích hứng thú học tập và hoạt động tích cực chủ động của học sinh, giáo viên phải phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp:  Cho học sinh thực hiện và luyện tập những hoạt động và hoạt động thành phần tương thích với nội dung và mục tiêu dạy học: a) Phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung. Ví dụ: Dạy khái niệm chương trình con, có thể phát hiện những hoạt động tương thích như:  Nhận dạng và thể hiện cách khai báo chương trình con.  So sánh hai loại chương trình con: Function và Procedure.  Hoạt động phân tích khi nào dùng Function, khi nào dùng Procedure.  Hoạt động lật ngược vấn đề khi dạy truyền tham biến, tham trị.  Hoạt động ngôn ngữ cho biết kết quả của một chương trình. b) Phân tách hoạt động thành những thành phần. Ví dụ: Khi dạy câu lệnh: FOR biến_điều_khiển := giá_trị_đầu TO giá_trị_cuối DO câu_lệnh Giáo viên yêu cầu học sinh phân tách câu lệnh này thành những câu lệnh thành phần diễn ra theo trình tự như sau: - B1: Kiểm tra điều kiện nếu giá_trị_đầu > giá_trị_cuối thì kết thúc lệnh For. - B2: Gán biến_điều_khiển := giá_trị_đầu. - B3: Thực hiện câu_lệnh. - B4: Kiểm tra điều kiện thoát: nếu biến_điều_khiển = giá_trị_cuối thì kết thúc lệnh For. 3 - B5: Tăng giá trị của biến_điều_khiển lên 1. Quay lên B3. Sau khi phân tách câu lệnh For học sinh sẽ nắm rõ hơn quá trình thực hiện câu lệnh => tránh nhiều sai sót khi viết chương trình. c) Lựa chọn hoạt động dựa vào mục tiêu. d) Tập trung vào những hoạt động Tin học.  Gợi động cơ cho các hoạt động học tập: a) Đáp ứng nhu cầu xóa bỏ một sự hạn chế. Ví dụ: Khi lưu dữ liệu vào mảng, nếu sử dụng biến tĩnh ta có thể gặp vấn đề tràn bộ nhớ, lãng phí bộ nhớ. Để giải quyết vấn đề này, ta sử dụng biến cấp phát động để lưu trữ dữ liệu, biến động có thể bỏ đi khi không sử dụng nữa để tận dụng ô nhớ lưu các biến dữ liệu tiếp theo. b) Hướng tới sự tiện lợi, hợp lí hoá công việc. Ví dụ: Khi tạo tình huống cho khởi tạo từ 3 ma trận trở lên và yêu cầu thực hiện phép toán cộng, trừ giữa 2 ma trận giáo viên có thể hướng dẫn học sinh xây dựng các chương trình con để tính tổng và hiệu của 2 ma trận cho tiện lợi hơn, không mất thời gian. c) Chính xác hoá 1 khái niệm. Ví dụ: Khái niệm biến toàn cục, biến địa phương, tham biến, tham trị; khi dạy chưa thể làm rõ mối quan hệ của chúng. Tuy nhiên, khi ứng dụng chương trình con để giải quyết các bài tập về mảng ta có điều kiện làm việc này. d) Hướng tới sự hoàn chỉnh và hệ thống Ví dụ: Giáo viên có thể giới thiệu sơ đồ tất cả các kiểu dữ liệu trong Pascal trước khi định nghĩa khái niệm các kiểu dữ liệu chuẩn. e) Lật ngược vấn đề: Sau khi giải quyết một vấn đề, một câu hỏi rất tự nhiên thường được đặt ra là vần đề ngược lại được giải quyết như thế nào. f) Qui lạ về quen. Ví dụ: Khi dạy bài tính tổng S = 1 + 2 + 3 + …+ n giáo viên cho học sinh tương tự giải bài tập viết chương trình tính tổng S = 12 + 22 + 32 +… + n2 g) Khái quát hóa. Ví dụ: Giải bài toán tháp Hà Nội, đầu tiên ta đưa bài toán 3 đĩa, sau đó khái quát hóa lên n đĩa.  Dẫn dắt học sinh kiến tạo tri thức, đặc biệt là tri thức phương pháp như phương tiện và kết quả của hoạt động: a) Những tri thức về phương pháp thực hiện những hoạt động tươpng ứng với những nội dung Tin học. Ví dụ: Đặt tên các đối tượng trong chương trình, khai báo phần tiê đề của chương trình con,… b) Những tri thức về phương pháp thực hiện những hoạt động Tin học phức hợp. Ví dụ: Xây dựng thuật giải, kiểm thử chương trình,… c) Những tri thức về phương pháp thữc hiện những hoạt động trí tuệ phổ biến trong Tin học. Ví dụ: Hoạt động tư duy, phân chia trường hợp,… d) Những tri thức về phương pháp thực hiện những hoạt động trí tuệ chung. Ví dụ: So sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa,… e) Những tri thức về phương pháp thực hiện những hoạt động ngôn ngữ logic. Ví dụ: Phát biểu bằng lời sự giống nhau và khác nhau của các câu lệnh lặp, thiết lập các biểu thức logic,… 4  Phân bậc hoạt động làm căn cứ điều khiển quá trình dạy học: a) Chính xác hóa mục tiêu: Nếu không có sự phân bậc hoạt động thì người ta thường đề ra mục tiêu dạy học một cách quá chung chung. Ví dụ: Để học sinh nắm được khái niệm máng một chiều, giáo viên có thể phân bậc hoạt động để đề ra mục tiêu chính xác hơn: - Học sinh biết cách khai báo mảng một chiều. - Biết nhập các giá trị vào một mảng. - Biết cách xuất giá trị một mảng. - Thành thạo trong việc truy nhập đến một phần tử của mảng. b) Tuần tự nâng cao yêu cầu: Giáo viên cũng có thể dựa vào sự phân bậc hoạt động để tuần tự nâng cao yêu cầu đối với học sinh. c) Tạm thời hạ thấp yêu cầu khi cần thiết: Trường hợp học sinh gặp khó khăn trong khi hoạt động, giáo viên có thể tạm thời hạ thấp yêu cầu. Sau khi học sinh đạt được nấc thang này, yêu cầu lại được tiếp tục tuần tự nâng cao. d) Dạy học phân hóa: Trong dạy học phân hóa, người giáo viên cần tính tới những đặc điểm của cá nhân học sinh, chú ý đến từng đối tượng hay từng loại đối tượng về trình độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo đã đạt, về khả năng tiếp thu, nhu cầu luyên tập,…để tích cực phân hóa hoạt động của học sinh trong học tập. 2. Đối với học sinh:  Giáo viên phải tác động cho học sinh thấy được môn Tin học là cần thiết.  Sách giáo khoa là phương tiện chủ yếu để học sinh học tập. Bên cạnh đó, học sinh phải biết chọn lọc những quyển sách đọc tham khảo để học tốt môn Tin học.  Học sinh phải tích cực chủ động học tập và thực hiện các yêu cầu chuẩn bị ở nhà trước khi đến lớp. Trong quá trình học tập, các em phải tư duy theo gợi dẫn của giáo viên, phải chủ động quan sát vấn đề, hiện tượng, phối hợp giải quyết, khám phá ra nội dung bài học, thực hành vận dụng.  Học thì phải hành. Thực hành là thước đo đánh giá tiếp nhận và vận dụng kiến thức. Hành thông thường là áp dụng bài tập trên lớp và ở nhà. III. GIÁO ÁN MINH HỌA: BÀI 4: SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH (tt) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:  Biết khái niệm và cách khai báo hằng trong ngôn ngữ lập trình Pascal .  Biết cách sử dụng biến và hằng trong chương trình. 2. Kỹ năng:  Khai báo và sử dụng đúng biến trong chương trình.  Phân tích, tư duy và liên hệ thực tiễn. 3. Giáo dục:  Giúp hs ham thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và có tinh thần làm việc theo nhóm. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên:  Sách giáo khoa, soạn giáo án.  Chuẩn bị tốt giáo án. 5 2. Học sinh:  Sách giáo khoa, vở ghi bài.  Học bài cũ và xem trước bài mới. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Câu 1: Biến là gì? Hãy nêu cách khai báo biến trong chương trình? Câu 2: Trong Pascal, khai báo biến nào sau đây đúng, khai báo nào sai? Tại sao? a) Var 3.14: real; b) Var So hs: integer; c) Var read: String; d) Var so_pi:integer; Đáp án, biểu điểm Câu 1. (4 đ) - Biến là đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu của biến được gọi là giá trị của biến. Giá trị của biến có thể thay đổi trong chương trình. - Khai báo biến gồm: + Khai báo tên biến. + Khai báo kiểu dữ liệu của biến. Câu 2. (5đ) - Câu a. Sai. Vì: Tên biến trong Pascal không được bắt đầu bằng số. - Câu b. Sai. Vì: Trong tên biến không được có khoảng trắng. - Câu c. Sai. Vì: Tên biến không được trùng với từ khóa. - Câu d. Đúng. 3. Giới thiệu bài mới:  Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về cách khai báo biến. Vậy ta sử dụng biến như thế nào trong chương trình? Và ngoài công cụ lưu trữ dữ liệu là biến thì trong chương trình còn cung cấp thêm một công cụ nữa đó là hằng. Để biết những điều đó là tìm hiểu tiếp vào bài “Bài 4: Sử Dụng Biến Trong Chương Trình (tt)” 4. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của Giáo Viên và Học Sinh Nội dung Hoạt động 1: Sử dụng biến trong chương trình. 3. Sử dụng - Gv đặt vấn đề: Biến được sử dụng như thế nào trong chương trình: chương trình? - Gv: Cho hs quan sát chương trình pascal sau: Var x,y,a,b: integer; Begin a:=5; b:=9; Gán giá trị cho biến x:= a+b; Tính toán với giá trị của biến y:=a*b; readln; end; - Hs: Quan sát và nhận xét sự khác nhau giữa các biến. - Gv: Sau khi khai báo, ta có thể thực hiện được các thao tác với các biến như: + Gán giá trị cho biến. + Tính toán với giá trị của biến. 6 biến trong - Gv: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài. - Sau khi khai báo, ta có thể thực hiện được các thao tác với các biến như: + Gán giá trị cho biến. Vd: x:=5; y:=1 + Tính toán với giá trị của biến. Vd: k:= x+y; t:=(x+y)/2; - Gv: Hãy cho biết kết quả của chương trình trên? - Hs: Kết quả: x = 14; y = 45 - Gv: Hãy cho biết cách khai báo biến trong chương trình? - Hs: Khai báo biến gồm: + Khai báo tên biến: + Khai báo kiểu dữ liệu của biến. - Gv: Kiểu dữ liệu của giá trị được gán cho biến thường phải trùng với kiểu của biến và khi gán một giá trị mới thì giá trị cũ của biến bị xóa đi. - Gv: Ví dụ: x:=5.1 là sai vì trong chương trình ta khai báo x là kiểu số nguyên nên không thể gán biến x có giá trị là kiểu số thực. - Gv: Câu lệnh gán gía trị cho biến trong các ngôn ngữ lập trình thường là: Tên biến Biểu thức cần gán giá trị cho biến. - Gv: Ví dụ: x y (biến x được gán giá trị của biến y); x x +1 (biến x được gán giá trị hiện tại của x cộng thêm 1 đơn vị); - Gv: Tùy theo ngôn ngữ lập trình qui định kí hiệu của câu lệnh gán. Đối với Pascal, người ta kí hiệu phép gán là dấu kép := để phan biệt với dấu bằng (=) phép so sánh. - Gv: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài. - Câu lệnh gán gía trị cho biến trong các ngôn ngữ lập trình thường là: Tên biến Biểu thức cần gán giá trị cho biến Trong đó, dấu biểu thị phép gán. Hoạt động 2: Hằng. 4. Hằng: - Gv đặt vấn đề : Ngoài công cụ chính để lưu trữ dữ - Hằng là đại lượng được đặt liệu là biến, các ngôn ngữ lập trình còn có công cụ tên dùng để lưu trữ dữ liệu. khác là hằng. - Giá trị của hằng được giữ - Gv: Hằng là đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ nguyên trong suốt quá trình dữ liệu. Giá trị của hằng được giữ nguyên trong suốt thực hiện của chương trình. quá trình thực hiện của chương trình. - Muốn sử dụng hằng ta phải - Gv: Để sử dụng được biến ta phải làm gì? khai báo tên của hằng. Tuy 7 nhiên hằng phải được gán giá trị ngay khi khai báo. - Gv: Để sử dụng hằng ta có phải khai báo không? - Vd Trong Pascal: Giá trị - Hs: Có. Const pi = 3.14; - Gv: Khai báo hằng sẽ được đặt ở đâu trong chương Bankinh = 2 của hằng trình? - Hs: Sẽ đặt trong phần khai khai báo. Tên của hằng - Gv: Giống như biến, muốn sử dụng hằng ta phải khai báo tên của hằng. Tuy nhiên hằng phải được gán giá Là từ khóa để khai báo trị ngay khi khai báo. hằng - Gv: Ví dụ . Const pi = 3.14; Giá trị Bankinh = 2 của hằng Tên của hằng - Hs: Khai báo biến. Là từ khóa để khai báo hằng - Gv: Cho hs quan sát chương trình Pascal sau: Var R: Integer; Const pi=3.14; Begin Write('Nhap ban kinh hinh tron R=: '); Readln(R); Write('Dien tich hinh tron la: ', pi*R*R); readln; End. - Gv: Nếu muốn thay đổi giá trị Pi=3.1416 ta làm sao? - Hs: Ta sẽ thay đổi giá trị tại ví trí khai báo hằng. - Gv: Nếu đã khai báo Pi là hằng thì không thể thực hiện phép gán trong chương trình. - Gv: Ví dụ: Trong chương trình ta không thể thực hiện câu lệnh gán. Pi:=3.1416 trong chương trình. Vì giá trị của hằng không thay đồi trong suốt quá trình thực hiện chương trình. V. Kiểm tra – đánh giá: GV: Gọi hs nhắc lại những nội dung cơ bản đã học: + Hãy nêu cách sử dụng hằng trong chương trình? + Hằng là gì? Hãy nêu cách khai báo hằng trong Pascal? VI. Hướng dẫn dặn dò: + Về nhà học bài, làm bài tập (từ bài 1 bài 6 trang 33 Sgk) và đọc trước bài tiếp theo. 8 IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:  Muốn đạt được kết quả cao trong việc giảng dạy cho học sinh, người giáo viên phải luôn trau dồi kiến thức, không ngừng phấn đấu học hỏi qua sách vở, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy từ những người đi trước và của đồng nghiệp. Kiên trì rèn luyện và phát huy cách học sáng tạo của học sinh.  Muốn hoàn thành tốt hoạt động dạy và học trên lớp, giáo viên phải đầu tư nghiên cứu nội dung bài dạy, hình thành ý tưởng xây dựng hệ thống câu hỏi, phác thảo câu hỏi trắc nghiệm, thiết kế mô hình gợi dẫn hay mẫu minh họa tiếp cận vấn đề theo quan điểm nội dung bài học. Người thầy bắt buộc phải có sự đầu tư nghiên cứu, chọn lọc sử dụng các phương pháp phù hợp với từng loại bài, chuẩn bị tốt các phương tiên giảng dạy trực quan rõ ràng.  Lên lớp, giáo viên giảng dạy nhiệt tình và có kinh nghiệm gợi dẫn, kích thích hoạt động tích cực phát biểu xây dựng bài, vận dụng làm bài tập nhanh thông qua các trò chơi, học sinh sẽ khắc sâu khiến thức và đạt kết quả học tập tốt.  Để hoạt động dạy và học có hiệu quả cao, người giáo viên luôn luôn ghi nhớ bước hướng dẫn học tập về nhà là khâu không kém phần quan trọng. V. KIẾN NGHỊ: 1. Đối với ngành giáo dục: Để nâng cao phương pháp dạy học Tin học của giáo viên nên: - Tăng cường lượng sách tham khảo cũng như tài liệu mới về Tin học để giáo viên có cơ sở trao đổi và mở rộng thêm kiến thức. - Cung cấp thêm máy chiếu để tiết dạy trở nên sinh động hơn, giúp học sinh dễ quan sát tiếp thu bài tốt hơn. 2. Đối với đồng nghiệp: - Lượng kiến thức Tin học ở bậc Trung học cơ sở rất nhiều, đa dạng và phong phú dẫn đến giáo viên chúng ta phải đúc kết thành một hệ thống tri thức, ngắn gọn, nhẹ nhàng mà vẫn đảm bảo bản chất các vấn đề. - Với nội dung đề tài này, tôi chỉ đề cập tới một số vấn đề góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học 8 nhằm phát huy tính chủ động, tích cực tự tìm hiểu phát hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác mà bản thân tôi đã áp dụng ở trường học trong việc giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, chắc chắn sẽ còn nhiều hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để cùng hoàn thành tốt hơn cho sự nghiệp “trồng người”. Tổ trưởng Ban giám hiệu Bùi Quang Toàn Người biên soạn Nguyễn Thị Linh Xuân 9 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan