Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số trò chơi nhằm tạo hứng thú học tập cho hs trong môn tn&xh lớp 1...

Tài liệu Skkn một số trò chơi nhằm tạo hứng thú học tập cho hs trong môn tn&xh lớp 1

.DOC
22
669
97

Mô tả:

Trường TH Đồng Tiến B Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài : Chúng ta đang sống trong một kỉ nguyên mới với sự phát triển chung của XH loài người theo hướng CNH-HĐH đất nước. “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” là một trong những nhiệm vụ của mỗi quốc gia. Ơû mọi lúc, mọi nơi, giáo dục luôn được đặt ở vị trí hàng đầu. Do đó, học sinh tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng, tạo tiền đề cho các cấp học tiếp theo và là cấp học nền tảng cho trẻ. Ngoài kiến thức văn hoá trẻ chiếm lĩnh được thì kiến thức về tự nhiên và xã hội cũng không kém phần quan trọng như kiến thức về con người, về cuộc sống xung quanh, về môi trường… những kiến thức đó sẽ góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách cho trẻ. Môn TN&XH lớp 1 sẽ góp phần giúp trẻ đạt được những mục tiêu trên. Trên thực tế giảng dạy hiện nay, phần đông giáo viên chỉ chú trọng giảng dạy các môn Toán và Tiếng Việt, ít quan tâm, đầu tư đến các môn học khác mà giáo viên hay gọi là “môn phụ” trong đó có TN&XH. Trong các tiết giáo viên chỉ dạy qua loa, bám vào SGV, ít đầu tư, tìm tòi phương pháp để đạt hiệu quả cao trong các tiết TN&XH. Vì vậy, để thực hiện 1 tiết học nhẹ nhàng, có hiệu quả, phát huy tính tích cực của HS thì giáo viên phải đầu tư, tìm tòi phương pháp. Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi ý thức được rằng : Việc tổ chức trò chơi trong môn TN&XH là một vấn đề hết sức thiết thực và đạt hiệu quả rất cao trong việc giúp HS chiếm lĩnh kiến thức mới. Đặc biệt đối với HS lớp 1 việc “ Tổ chức trò chơi học tập môn TN&XH” là một trong những yêu cầu hết sức cần thiết, làm cho quá trình tiếp thu kiến thức trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn, các em thấy vui hơn, nhẹ nhàng hơn. Đây là một điều mà chắc hẳn tất cả chúng ta đều mong muốn. Chính vì lí do đó mà tôi đã chọn đề tài “ Một số trò chơi nhằm tạo hứng thú học tập cho HS trong môn TN&XH lớp 1” 2. Mục đích nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiện 1 Người thực hiện : Bùi Thị Duyên Trường TH Đồng Tiến B Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu và đưa ra một số trò chơi học tập trong môn TN&XH lớp 1, nhằm tạo hứng thú và phát huy tính tích cưcï cho HS trong quá tình tiếp thu kiến thức. 3. Giới hạn nghiên cứu Do dạy lớp 1 nhiều năm nên tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi khối 1 và nghiên cứu trong 2 năm họcï 2008-2009 và 2009-2010 4. Đối tượng nghiên cứu : Trò chơi học tập môn TN&XH lớp 1. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu : 5.1. Cơ sở lí luận . 5.2. Thực trạng dạy học môn TN&XH ở trường TH Đồng Tiến B và lí giải nguyên nhân. 5.3. Một số trò chơi học tập trong môn TN&XH lớp 1. Phần II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Chương I : Cơ sở lí luận Chơi, ai cũng thích. Trò chơi có sức cuốn hút đối với mọi người. Trong cuộc sống không thể thiếu các tổ chức vui chơi, các hoạt động vui chơi. Đưa trò chơi vào lớp học tức là biến việc học tập trên lớp thành một cuộc chơi và qua việc tổ chức trò chơi mà giúp cho HS tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng hơn, hào hứng hơn. Giúp cho việc rèn luyện kĩ năng đạt hiệu quả cao hơn. Đưa trò chơi vào lớp học đã đáp ứng Sáng kiến kinh nghiện 2 Người thực hiện : Bùi Thị Duyên Trường TH Đồng Tiến B cùng lúc hai nhu cầu của con người : nhu cầu vui chơi và nhu cầu học tập. Đó chính là hình thức “chơi mà học” được cả XH quan tâm. Trong các tiết TN&XH, việc tổ chức cho HS chơi trong bất cứ phần nào của bài học đều rất quan trọng, vì chơi trò chơi làm thay đổi hình thức học tập, làm không khí lớp học thoải mái, dễ chịu hơn. Quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn, làm cho HS cảm thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở hơn. Từ đó HS sẽ tiếp thu bài một cách tự giác, tích cực hơn và thông qua trò chơi HS được củng cố, hệ thống hoá kiến thức… Chính vì vậy GV chúng ta cần phải tổ chức các hình thức cho HS chơi mà họchọc mà chơi. Đó chính là cả một nghệ thuật và là một quá trình đòi hỏi GV phải tìm tòi và áp dụng một cách có hiệu quả trong quá trình dạy học của mình. Chương II : Thực trạng và nguyên nhân 1. Thực trạng dạy học môn TN&XH ở trường TH Đồng Tiến B : Qua thực tế giảng dạy, qua dự giờ thăm lớp và qua quan sát điều tra, thu thập thông tin, tôi nhận thấy : + Về cơ sở vật chất – trang thiết bị dạy học môn TN&XH : Đồ dùng dạy học để phục vụ cho môn TN&XH ở lớp 1 vẫn còn ít. Chưa có các mô hình, vật mẫu, vật thật để phục vụ công tác dạy học. Đa số giáo viên phải tự sưu tầm, tự làm đồ dùng dạy học nhưng còn hạn chế. + Trong các tiết TN&XH giáo viên còn dạy chay, vận dụng phương pháp chưa linh hoạt, đặc biệt ít sử dụng trò chơi học tập vào tiết dạy hoặc nếu có sử dụng trò chơi thì cũng chỉ là hình thức, chưa đạt hiệu quả cao, chưa tuân theo nguyên tắc khi ổ chức trò chơi. Chính vì thế chưa lôi cuốn được HS trong các tiết dạy. Sáng kiến kinh nghiện 3 Người thực hiện : Bùi Thị Duyên Trường TH Đồng Tiến B + Đối với học sinh, đa phần ngồi học thụ động, ít hăng hái phát biểu xây dựng bài. Chỉ những em học giỏi mới hăng say trả lời. Trong một tiết học, đôi khi chỉ có vài em phát biểu còn những em khác cứ ngồi thụ động. Năm học 2008-2009 tôi đã làm một cuộc điều tra, cụ thể : Tổng số học sinh được điều tra : 175 em Câu hỏi 2. Em có thích cô giáo tổ chức các trò chơi trong môn TN&XH Câu trả lời Có Không 100% 0 không ?90 % 1. Em có thích hocï môn TN&XH không ? 3. Em có muốn tham gia trò chơi không ? 80%4. Em có thích nội dung trong sách TN&XH không ? 100% 90% 0 10% 20% 5. Em có thường xuyên phát biểu ý kiến trong môn TN&XH không ? Qua thực trạng trên cho thấy phần đông các em đều rất thích được tham gia chơi trò chơi trong môn TN&XH. Nhưng thực tế trong các giờ học các em rất ít phát biểu, nhất là những em học yếu, các em là HS dân tộc. Vậy nguyên nhân trên là đo đâu ? Do HS hay là do phương pháp dạy học của GV chưa lôi cuốn được các em ? Điều đó làm tôi rất trăn trở và quyết định đi tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề. 2. Nguyên nhân Sáng kiến kinh nghiện 4 Người thực hiện : Bùi Thị Duyên Trường TH Đồng Tiến B + Đối với HS : Các em phần đông là học sinh dân tộc, là con em nông dân nên hay nhút nhát, rụt rè, chưa mạnh dạn trong các hoạt động tập thể. + Đối với giáo viên : Còn bám sát nhiều vào sách giáo viên, sách thiết kế, chưa chịu đầu tư tìm tòi phương pháp dạy học tích cực phùø hợp với đối tượng HS của lớp mình. Không sáng tạo, tìm tòi các trò chơi học tập để vận dụng vào bài học nhằm gây hứng thú cho HS. Năm học 2008-2009 tôi đã tiến hành điều tra trên 8 giáo viên, kết quả như sau : T.Số GV GV thường xuyên Sô GV không tổ Được điều tra tổ chức các trò chơi chức các trò chơi trong môn TN&XH trong TN&XH 1 lớp 1 Số GV ít tổ chức các trò chơi trong môn TN&XH 1 8 GV 1 GV 2 GV 5 GV Từ thực trạng và nguyên nhân trên, chúng ta thấy sự cần thiết phải sử dụng trò chơi học tập trong môn TN&XH cho HS là một điều hết sức cần thiết và thiết thực. Qua đó nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn TN&XH lớp 1 cho HS. Chương III. Một số trò chơi học tập nhằm phát huy tính tích cực của hs trong môn TN&XH lớp 1 1. Mục đích khi tổ chưcù trò chơi Từ thực tế giảng dạy ta có thể thấy rõ “trò chơi học tập” có một vị trí quan trọng trong quá trình tổ chức dạy học . “Trò chơi học tập” giáo dục cho các em tính thật thà, biết đánh giá chính xác kết quả học tập của mình và của bạn, thể hiện được tính trung thực của từng cá nhân. Sáng kiến kinh nghiện 5 Người thực hiện : Bùi Thị Duyên Trường TH Đồng Tiến B 2. Yêu cầu khi tổ chức trò chơi Trò chơi có những quy định và luật lệ nhất định, song tổ chức trò chơi phải mang tính thi đua và đòi hỏi sự tự giác của học sinh mới mang lại kết quả cao. Do đó khi tham gia học sinh cần phải vận dụng hết khả năng của mình, tập trung cao độ và vận dụng sự hiểu biết cùng với trí thông minh, sáng tạo của bản thân, đó là yếu tố rất thuận lợi. Khi tổ chức trò chơi cần phải thực hiện tốt các yêu cầu sau : * Chuẩn bị : - Trò chơi phải đúng theo yêu cầu, đạt được mục đích, phải phù hợp với kiến thức và kĩ năng của học sinh. - Trò chơi phải cuốn hút 100% HS tham gia. - Luật chơi phải rõ ràng, công bằng, khách quan. * Tiến hành : - Giáo viên nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi. - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng để phục vụ trò chơi. - Yêu cầu HS tham gia một cách chủ động. * Đánh giá : - Đánh giá thực chất sau mỗi lần chơi. - Giáo viên nên có những nhận xét tuyên dương kịp thời, chính xác, đầy đu,û cụ thể ưu khuyết điểm của từng nhóm hoặc cá nhân tham gia trò chơi. 3. Một số trò chơi học tập nhằm phát huy tính tích cực của hs trong môn TN&XH lớp 1 Như chúng ta đa,õ biết trò chơi có thể thực hiện ở bất kì hoạt động nào của bài đều mang lại hiệu quả nhất định. Do đó tôi đã áp dụng trò chơi vào từng phần của bài học, cụ thể như sau : * TRÒ CHƠI ÁP DỤNG VÀO PHẦN KHỞI ĐỘNG- GIỚI THIỆU BÀI : Trong từng tiết dạy, phần giới thiệu bài là phần bắt buộc, song một số giáo viên lại xem nhẹ phần này. Nhưng thật sự đây chính là bước đệm rất quan trọng cho tiết Sáng kiến kinh nghiện 6 Người thực hiện : Bùi Thị Duyên Trường TH Đồng Tiến B dạy. Nếu chúng ta giới thiệu bài mà lôi cuốn được HS, khơi gợi sự tò mò ở các em thì việc học bài mới sẽ mang kết quả rất cao. Việc giới thiệu bài là cả một nghệ thuật của mỗi giáo viên và cũng có nhiều cách giới thiệu bài. Trong quá trình dạy học môn TN&XH, để đạt kết quả cao, tạo sự hứng thú cho các em thì các bạn hãy sử dụng một số trò chơi sau : 1) Trò chơi “ Mắt – tai làm gì ?” Aùp dụng vào bài 4 : Bảo vệ mắt và tai  Thời gian : 3-4 phút  Mục tiêu : Khởi động gây hưng phấn trước khi vào bài  Hình thức tổ chức : cả lớp  Cách tiến hành : Giáo viên hô : Nhắm mắt thấy gì ? Cả lớp cùng hô : Tối đen như mực . Giáo viên : Mở mắt thấy gì ? Học sinh : Thấy cả mọi vật . Giáo viên : Tai để làm gì ? Học sinh : Để nghe, để nghe. Giáo viên : Bịt lại nghe không ? Học sinh : Không nghe, không nghe. - Giáo viên cho học sinh chơi 2-3 lần . sau đó dẫn dắt vào bài : Mắt và tai là hai bộ phận rất quan trọng trên cơ thể của chúng ta. Vậy chúng ta cần phải làm gì để mắt luôn nhìn thấy mọi vật, để tai luôn nghe được mọi âm thanh trong cuộc sống ? Để biết được điều đó hôm nay cô cùng các em tìm hiểu qua bài học : Bảo Vệ mắt và tai. * Đánh giá trò chơi : Tạo không khí sôi nổi trước khi vào bài. Khơi gợi sự tò mò của các em về việc bảo vệ mắt và tai. 100% học sinh đều tham gia trò chơi nhiệt tình. Kết quả tiết học được nâng lên. 2) Trò chơi “ Thi giải đố nhanh” Sáng kiến kinh nghiện 7 Người thực hiện : Bùi Thị Duyên Trường TH Đồng Tiến B Aùp dụng vào bài 23 : Cây hoa  Thời gian : 4 phút  Mục tiêu : Tạo không khí sôi nổi trước khi vào bài. Nhận biết đặc điểm một số loài hoa.  Hình thức tổ chức : cả lớp  Chuẩn bị : * HS : Bảng con, phấn * GV : 3 câu đố về loài hoa.  Cách tiến hành : Giáo viên đọc câu đố ( đọc 2 lần ). Học sinh suy nghĩ và viết tên câu trả lời vào bảng con. Câu đố 1 : Hoa gì xuân đến nhắc tên. Chiều ba mươi tết có trên bàn thờ ? (Là hoa gì ?) ( Hoa mai, hoa đào ) Câu đố 2 : Hoa gì nở giữa mùa hè Trong đầm thơm ngát, lá che được đầu (Là hoa gì ? ) ( Hoa sen) Câu đố 3 : Hoa gì nở giữa mùa hè. Rung rinh trước gió, đỏ hoe bên đường ? (Là hoa gì ?) ( Hoa phượng ) Kết thúc 3 câu đố giáo viên tuyên dương những học sinh giải đố đúng. Sau đó GV dẫn dắt vào bài : Trong 3 câu đố vừa rồi các em đã biết được 3 loài hoa, Vậy Sáng kiến kinh nghiện 8 Người thực hiện : Bùi Thị Duyên Trường TH Đồng Tiến B cây hoa có những bộ phần nào và hoa có đặc điểm gì ? Để biết được điều đó hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài cây hoa . * Đánh giá trò chơi : Khi GV tổ chưcù trò chơi này hầu hết các em đều thích thú vì ở lớp 1 các em ít được tham gia giải các câu đố. Do đó các em rất hào hứng, sôi nổi. Những em giải sai cũng không bị áp lực vì các em biết thêm được 1 số câu đố về các loài hoa. (Các câu đố GV có thể sưu tầm trong quyển “ 501 câu đố dành cho HS tiểu học” của nhà xuất bản giáo dục.) 3. Trò chơi : Thử làm cá vàng Aùp dụng vào bài : Con cá.  Thời gian : 3 phút  Mục tiêu : Tạo không khí sôi nổi trong tiết học. Rèn luyện kĩ năng mềm dẻo của các em.  Hình thức tổ chức : cả lớp  Cách Tiến hành : Giáo viên cho HS hát bài “ cá vàng” , vừa hát vừa làm theo động tác mà giáo viên hướng dẫn : Lời bài hát Cá vàng bơi trong bể nước Các động tác - 2 tay chụm vào nhau, đưa lên cao kết Ngoi lên lặn xuống, cá vàng múa tung hợp với uốn người đưa lên, đưa xuống.( 2 tăng. lần ) Hai vây xinh xinh - 2 tay dang ngang vẫy lên vẫy xuống Sao mà bơi nhanh thế. ( vẫy 4 lần ) Cá vàng thấy bọ gậy nên đuổi theo rất - 2 tay chụm lại uốn và đưa thẳng ra nhanh. Cá vàng bắt bọ gậy cho nước trước đồng thời uốn người theo. thêm sạch trong. Sáng kiến kinh nghiện 9 Người thực hiện : Bùi Thị Duyên Trường TH Đồng Tiến B Kết thúc bài hát, giáo viên khen những học sinh thực hiện dẻo và đúng theo các động tác, những em thực hiện chưa tốt cần động viên lần sau cố gắng. Xong trò chơi, giáo viên có thể dẫn dắt vào bài một cách nhẹ nhàng và tạo không khí hào hứng học tập cho các em. * Đánh giá trò chơi : Đối với bài này, nếu chúng ta giới thiệu bài một cách trực tiếp thì sẽ không lôi cuốn được HS háo hức khám phá bài mới. Nhưng khi áp dụng trò chơi “Thử làm cá vàng”, tôi nhận thấy tất cả các em hăng say, thích thú. Do đó khi học bài mới các em cũng tích cực hoạt động và tìm hiểu kiến thức mới. Từ đó lớp học sôi nổi và hiệu quả hơn. 4. Trò chơi : Đập muỗi Aùp dụng vào bài : Con muỗi  Thời gian : 3 phút  Mục tiêu : khởi động gây hưng phấn trước khi vào bài và giới thiệu bài  Hình thức tổ chức : Cả lớp  Cách tiến hành : GV cho cả lớp đứng lên và hô : “Muỗi bay, muỗi bay” - HS hô “ vo ve, vo ve” - GV hô “Muỗi đậu vào má” - HS hô “Đập nó một cái” đồng thời lấy tay đập nhẹ vào má mình. GV hô “Muỗi đậu vào vai” - HS hô “ Đập nó 1 cái” đồng thời lấy tay đập vào vai mình. Cứ như vậy giáo viên cho HS chơi và thay đổi vị trí đậu của muỗi để trò chơi được vui vẻ. * Kết thúc trò chơi GV giới thiệu bài học: Hôm nay sẽ tìm hiểu về con muỗi và tại sao khi trông thấy muỗi chúng ta lại phải đập nó cho chết. Sáng kiến kinh nghiện 10 Người thực hiện : Bùi Thị Duyên Trường TH Đồng Tiến B * Đánh giá trò chơi : Sau khi chơi trò chơi xong, tất cả các em đều tích cực hăng say trong tiết học. Lớp học sôi nổi, học sinh không thụ động. Các em đều muốn tham gia trình bày ý kiến của mình. * Ưu điểm của trò chơi khởi động : Các trò chơi tuy có đơn giản nhưng đã mang lại hiệu quả rất lớn trong quá trình dạy học. Nếu trong tiết dạy, giáo viên chỉ giới thiệu bài một cách đơn điệu , cứng nhắc thì sẽ dẫn đến sự nhàm chán cho học sinh, không tạo sự hưng phấn cho các em khi vào bài mới. Các trò chơi này tôi nghĩ giáo viên ai cũng có thể hướng dẫn HS chơi, đặc biệt tất cả HS trong lớp đều được tham gia. Với sự hiếu động và nhạy cảm ở lứa tuổi các em thì trò chơi lúc khởi động đã tạo sự háo hức, hăng say khi các em tiếp thu kiến thức mới một cách dễ dàng hơn. Theo kết quả điều tra thu nhận được thì 100% HS trong khối đều hứng thú tham gia, kết quả học cao hơn. * MỘT SỐ TRÒ CHƠI ÁP DỤNG VÀO PHẦN BÀI MỚI Phần bài mới là phần trọng tâm nhất của tiết học. Chính vì điều đó mà GV phải luôn tích cực tìm tòi các hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với đối tượng HS của lớp mình. Từ đó giúp các em tiếp thu kiến thức một cách chắc chắn. Ơû lứa tuổi các em việc “chơi mà học- học mà chơi” sẽ là con đường giúp các em tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng nhất và mang lại hiệu quả rất cao. 1. Trò chơi " Ghép chữ vào hình" Áp dụng vào hoạt động 1 bài : Con cá  Thời gian : 5 phút  Mục tiêu : Nắm được các bộ phận của con cá  Hình thức tổ chức: theo nhóm (2 nhóm)  Chuẩn bị : 2 tranh vẽ con cá giống nhau 2 bộ phiếu rời ghi tên các bộ phận của con cá, mỗi bộ phận gồm : đầu, mình, vây, miệng, mắt, đuôi.. Sáng kiến kinh nghiện 11 Người thực hiện : Bùi Thị Duyên Trường TH Đồng Tiến B  Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành 2 đội mỗi đội cử 6 học sinh lên tham gia chơi. Hai đội xếp thành hai hàng dọc, các tấm phiếu được để trên hai bàn cạnh hai đội, trên bảng treo hai bức tranh con cá. Khi GV hô " bắt đầu" người đứng đầu ở mỗi đội nhặt một tấm phiếu và đi thật nhanh lên bảng gắn phiếu vào đúng bộ phận của con cá. Người thứ nhất đi xuống, người thứ 2 mới được tiếp tục cầm phiếu lên gắn vào hình, cứ tiếp tục như vậy. Đội nào gắn phiếu nhanh và đúng thì đội đó thắng cuộc. * Kết thúc trò chơi GV tuyên dương đội thắng cuộc Sau khi chơi xong GV để lại trên bảng hình sau : Đầu Mình Mắt Đuôi Miệng Vây * Đánh giá trò chơi : Như vậy thông qua trò chơi GV đã kiểm tra được kiến thức của các em về việc quan sát con cá. Lớp học sẽ sôi nổi hơn. Nếu không sử dụng trò chơi thì học sinh cứ nói theo một cách máy móc là : cá có đầu, mình, đuôi ,vây... . Đối với trò chơi này GV có thể gọi những em nhút nhát, ít phát biểu lên chơi để rèn luyện tính sôi nổi, hăng hái trong học tập. 2. Trò chơi : Thử làm phóng viên Dùng cho : Gia đình Sáng kiến kinh nghiện 12 Người thực hiện : Bùi Thị Duyên Trường TH Đồng Tiến B  Thời gian : 7 phút Mục tiêu : Rèn luyện các kĩ năng sống hàng ngày như : giao tiếp, hợp tác…. Biết kể về gia đình mình.  Hình thức tổ chức : cả lớp Cách tiến hành : giáo viên chọn một bạn làm phóng viên và hỏi các bạn về gia đình của mình. Ai được hỏi phải trả lời lưu loát và đầy đủ theo yêu cầu câu hỏi. Bạn nào trả lời phỏng vấn tốt thì sẽ được tuyên dương. Ví dụ : Bạn phóng viên hỏi : + Xin chào bạn. Bạn hãy kể về gia đình của ban? + Bạn có yêu quý gia đình bạn không ? + Để gia đình mình luôn vui vẻ thì bạn phải làm gì ? .... * Đánh giá trò chơi : Trò chơi này tất cả các em đều được tham gia, rèn luyện kĩ năng giao tiếp. Tôi thấy các em học rất sôi nổi, các em tự tin lên rất nhiều. 3. Trò chơi : “Ai nhanh ai đúng” Dùng cho bài 10 : Oân tập : Con người và sức khỏe  Thời gian : 5 phút  Mục tiêu : Học sinh gọi được tên vài bộ phận cơ thể và nói đúng được chức năng của cac bộ phận đó.  Hình thức tổ chức : nhóm lớp ( 2 nhóm )  Cánh tiến hành - Cách chơi : Hai đội trưởng "oẳn tù tì" đội nào thắng thì được phép chơi trước. Ví dụ : đội 1 nói "mắt" bạn ở đội 2 phải nói thật nhanh "nhìn". Bạn đội 2 nói "mũi", bạn khác ở đội 1 nói "ngửi",... Trò chơi cứ diễn ra như vậy, nhưng được tiến hành với nhịp độ nhanh hơn. Nếu bạn nào trả lời chậm hoặc sai hay nêu trùng tên các bộ phận của cơ thể với những người nói trước là bị thua. Người thua sẽ bị phạt hát hoặc múa một bài hát. Sáng kiến kinh nghiện 13 Người thực hiện : Bùi Thị Duyên Trường TH Đồng Tiến B * Đánh giá trò chơi : Lớp học sôi nổi, luyện phản ứng nhanh cho mỗi HS, củng cố lại kiến thức về các bộ phận trên cơ thể con người và nhiện vụ của các bộ phận đó. 4.Trò chơi : Dùng làm gì ? Aùp dụng cho bài 12 : Nhà ở  Thời gian : 8 phút  Mục tiêu : HS biết tên các đồ dùng trong gia đình và công dụng của nó. Luyện phản xạ nhanh, kĩ năng nói.  Chuẩn bị : Một bức tranh có nhiều hình vẽ các đồ dùng có trong gia đìnhnhư : bàn, ghế, nồi, đĩa, ly, muỗng, ấm đun nước, xe đạp, xe máy, máy điện thoại, đồng hồ, dao, kéo, mắc quần áo, chổi gương...  Hình thức : chơi theo nhóm  Cách tiến hành : Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội chọn ra 5 người chơi và xếp theo hàng dọc quay mặt lên phía bảng. Các em còn lại là cổ động viên. Hai đội bốc thăm chọn quyền nói trước. - Hai đội cùng nhìn vào bức tranh đã chuẩn bị và lần lượt HS của từng đội phải chỉ vào hình và nêu tên, chức năng của mỗi đồ dùng có trong hình. ( mỗi đồ dùng chỉ được nói 1 lần, nếu em nào nói lại thì sẽ không được tính điểm) - Đội nào nói đúng 1 đồ dùng thì được 1 điểm. Trong thời gian quy định, đội nào ghi được nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc. * Đánh giá trò chơi : Những em trực tiếp chơi đều rất thích thú và tập trung chơi, các em còn lại làm cổ động viên cũng hăng say cổ vũ. Luyện phản xạ nhanh cho các em. 5 .Trò chơi : Lô gô nhận biết hành vi đúng Dùng cho bài 17 : giữ gìn lớp học sạch đẹp  Thời gian : 7 phút  Hình thức chơi : theo nhóm  Mục tiêu : Giúp học sinh phân biệt được hành vi đúngvà hành vi sai để giữ gìn lớp học sạch đẹp. Sáng kiến kinh nghiện 14 Người thực hiện : Bùi Thị Duyên Trường TH Đồng Tiến B  Chuẩn bị : 2 bộ hình, mỗi bộ gồm 5 hình người cười và 5 hình người mếu 8 phiếu viết chữ các hành vi đúng và sai ( 2 bộ ) được gắn lên tờ giấy Ao ( 2 tờ ) Lau ghế Trang trí góc học tập Vứt rác xuống sàn lớp học Vẽ bậy lên tường Khạc nhổ ra lớp Nhảy lên bàn Lau bàn Quét dọn lớp học  Cách tiến hành : Chọn 2 đội chơi, mỗi đội được phát 1 bộ hình, khi giáo viên hô “bắt đầu” thì người chơi sẽ dán hình vào phiếu chữ cho phù hợp: hình cười thể hiện hành vi đúng, hình mếu thể hiện hành vi sai. Đội nào dán xong sớm và đúng là đội thắng cuộc . * Đánh giá trò chơi : 100% HS tham gia tích cực. Tiết học đạt hiệu quả cao. 6. Trò chơi : Hái hoa dân chủ Dùng cho bài 21 : ôn tập : Xã hội Thời gian : 25 phút. Mục tiêu : Củng cố, khắc sâu các kiến thức, kĩ năng đã học của chủ đề XH, tạo cho học sinh sự bạo dạn và hứng thú học tập. Chuẩn bị : Một cây hoa tươi được trồng trong chậu, có chỗ để buộc phiếu Xếp bàn ghế thành hình chữ U - Các phiếu là những mảnh giấy nhỏ, có thể buộc được lên cây. - Nội dung các câu hỏi phải phong phú, bao hàm gần hết nội dung các chủ đề, Sáng kiến kinh nghiện 15 Người thực hiện : Bùi Thị Duyên Trường TH Đồng Tiến B Nội dung các câu hỏi như sau : - Kể tên về thành viên trong gia đình mình. - Hát một bài nói về gia đình - Nói về những người bạn yêu quý - Bạn đã làm gì để giúp đỡ bố mẹ? - Kể tên các đồ dùng có trong lớp học - Kể một số hoạt động ở lớp mà bạn đã tham gia - Trong lớp bạn thích ai nhất ? vì sao ? - Nói tên các bạn tong lớp có chữ cái đầu là N, A - Kể những việc em đã làm để giữ gìn lớp học sạch đẹp. - Nêu quy định về đi bộ trên đường - Kể tên những đồ dùng ở nhà của em. - Nêu địa chỉ nhà em ở ....... Cách tiến hành : Giáo viên gọi học sinh hoặc khuyến khích học sinh xung phong lên hái hoa, HS đọc to yêu cầu ( em nào đọc chậm, GV có thể đọc dùm) sau đó trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, đánh giá phần trình bày của bạn. Ai trả lời đúng sẽ được tuyên dương. * Ưu điểm của các trò chơi áp dụng trong phần bài mới : Như vậy trò chơi được áp dụng trong phần bài mới mang lại hiệu quả rất cao. Qua nhiều lần áp dụng tôi thấy học sinh học tập rất sôi nổi, nhất là những em nhút nhát thì mạnh dạn hơn nhiều, các em tự tin khi trình bày trước lớp. Nếu như chúng ta cứ bám sát vào sách giáo viên mà không tìm tòi, sáng tạo các phương pháp thì khó mang lại hiệu quả cho mọi đối tượng HS, chẳng hạn đối với bài Con cá, ở hoạt động 1 yêu cầu các em biết các bộ phận của cá, thay bằng hình thức trình bày miệng, chúng ta có thể cho các em quan sát cá sau đó lên chơi trò chơi “ghép chữ vào hình”, HS sẽ rất hào hứng và chắc chắn em nào cũng sẽ nhận biết được các bộ phận của cá. Sáng kiến kinh nghiện 16 Người thực hiện : Bùi Thị Duyên Trường TH Đồng Tiến B Nhìn chung, qua trò chơi các em không những vui mà còn nắm bắt được kiến thức mới 1 cách rất dễ dàng. Lớp học không còn thụ động. Phát huy được tính tích cực của HS. * MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐƯỢC ÁP DỤNG VÀO PHẦN CỦNG CỐ KIẾN THỨC CHO HS 1.Trò chơi : Ai cao, ai thấp Aùp dụng vào bài : Chúng ta đang lớn  Thời gian : 5 phút  Mục tiêu :  Học sinh xem bạn nào cao, bạn nào thấp... để nhận biết một số đặc điểm của cơ thể.  Cách tiến hành : GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm chọn một bạn cao nhất lên thi với nhóm bạn - Cách chơi : + Đo xem ai cao hơn : Các bạn đứng thẳng hàng với nhau, cả lớp quan sát và nói bạn nào cao hơn . cứ lần lượt như vậy, mỗi nhóm cử 3 bạn lên thi.  Kết thúc trò chơi : GV giúp HS nhận ra rằng cùng một lứa tuổi có bạn cao, có bạn thấp. Chiều cao của các em có thể giống nhau đó là điều bình thường. Các em cần chú ý giữ gìn sức khoe, ăn uống điều độ để không bị ốm, cơ thể sẽ mau lớn hơn. 2. Trò chơi : Thử tài đoán rau . Dùng cho bài : Cây rau - Thời gian : 2 phút - Mục tiêu : HS củng cố lại những hiểu biết về cây rau các em đã học - Chuẩn bị : Khăn sạch dùng để bịt mắt. Sáng kiến kinh nghiện 17 Người thực hiện : Bùi Thị Duyên Trường TH Đồng Tiến B Một số cây rau : rau muống, rau đay, rau mùng tơi, rau ngót, rau bắp cải, rau cải xanh, rau hẹ, cải cúc, rau bí, rau lang... - Cách tiến hành : Giáo viên chọn 10 bạn lên chơi, dùng khăn sạch bịt mắt, đứng thành một hàng ngang trước lớp. Sau đó phát cho mỗi bạn một cây rau và yêu cầu các em đoán xem đó là cây rau gì ? Cả lớp cùng hát bài “Đàn gà con”. khi kết thúc bài hát HS phải nói xem đó là rau gì. Ai nói đúng thì người đó thắng cuộc. 3. Trò chơi : Xếp hình theo thứ tự Ï Aùp dụng cho bài : Thực hành đánh răng, rửa mặt - Thời gian: 5 phút - Mục đích : giúp HS nhớ lại các bước đánh răng, rửa mặt. - Chuẩn bị : 3 bộ thẻ hình ( mỗi bộ gồm 5 thẻ) H1 : bạn nhỏ lấy bàn chải và kem đánh răng H2 : Bạn đang lấy kem vào bàn chải. H3 : Bạn HS đang cầm li và đang đánh răng. H4 : Bạnï đang súc miệng và nhổ ra. H5 : Bạn đang rửa sạch bàn chải H6 : Bạn đang cất bàn chải - Hình thức tổ chức : Theo nhóm ( 3 nhóm ) - Cách tiến hành : Mỗi đội chọn 6 bạn lên chơi. Gv phát cho mỗi đội 6 thẻ hình được sắp không theo thứ tự. Khi nghe có hiệu lệnh “ Đánh răng” thì người chơi tìm cách xếp hình theo thứ tự của việc đánh răng. Đội nào nhanh và đúng là đội thắng cuộc. 4. Trò chơi : Tôi là cây hoa. Aùp dụng cho bài : Cây hoa Sáng kiến kinh nghiện 18 Người thực hiện : Bùi Thị Duyên Trường TH Đồng Tiến B Mục đích : củng cố kiến thức về các loài hoa. Rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác . Thời gian : 5 phút Hình thức : theo nhóm (6 nhóm ) Cách tiến hành : giáo viên chia lớp thành 6 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm tự chọn một loài hoa để lên giới thiệu với cả lớp. Sau thời gian thảo luận, nhóm trưởng cử đại diện lên trình bày. Ví dụ : tôi là hoa hồng, thân tôi toàn là gai, mọi người trồng tôi ở vườn, ở trước nhà, ở trong chậu cảnh. Hoa của tôi rất thơm, dùng để làm cảnh, để trang trí cho đẹp trong nhà, dùng làm nước hoa.... Xong 6 nhóm Gv nhận xét tuyên dương . Cũng có thể áp dụng trò chơi này vào các bài : con cá, cây gỗ, cây rau. ( Cho HS đóng vai 1 con cá, 1 cây gỗ, 1 cây rau, sau đó nói về đặc điểm của mình) * Đánh giá các trò chơi ở phần củng cố: Cũng như các trò chơi ở những phần khác. Trò chơi phần củng cố nhằm cho HS củng cố lại phần kiến thức của bài. Qua trò chơi GV có thể nắm bắt khả năng tiếp thu bài của các em. Mọi HS đều muốn tham gia trò chơi. Qua trò chơi rèn luyện tính tích cực, tư duy sáng tạo. Lớp học sôi nổi, đạt hiệu quả cao. Phần chuẩn bị cho các phần trò chơi cũng không khó . Chẳng hạn trò chơi “ Xếp hình theo thứ tự”, tôi đã dùng điện thoại di động của mình, chụp hình theo nội dung cần thể hiện. Sau đó kết nối với máy vi tính và in ra. Như vậy không tốn kém kinh phí mà GV đã có những bức hình theo ý muốn. Cũng với phương pháp này chúng ta có thể chụp những hình thật để dạy nhiều phân môn khác. Đặc biệt là có hiệu quả khi ứng dụng vào phần dạy bằng giáo án trình chiếu. Sáng kiến kinh nghiện 19 Người thực hiện : Bùi Thị Duyên Trường TH Đồng Tiến B Chương III : KẾT QUẢ Qua 2 năm áp dụng các trò chơi học tập vào phân môn TN&XH lớp 1, kết quả đạt được như sau : - Đa số các em đều hăng hái trong học tập. - Tiết học luôn sôi nổi. - Các em học yếu, đặc biệt là các em học sinh dân tộc không nhút nhát, rụt re, luôn tự tin khi được gọi phát biểu ý kiến. - Rèn luyện cho các em các kĩ năng sống rất cần thiết trong cuộc sống như : Kĩ năng hợp tác, kĩ năng trình bày ý kiến, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giao tiếp... - Chất lượng của từng lớp được nâng dần lên rõ rệt. HS biết được vệ sinh thân thể, biết ăn uống, nghỉ ngơi, biết vui chơi hợp lí, nhận biết được cuộc sống xung quanh, có thái độ đúng đắn trong cuộc sống, ham đến trường học tập. * Kết quả điều tra đối với học sinh cuối năm học : 2009 - 2010 Tổng số HS được điều tra : 181 Câu hỏi 1. Em có thích hocï môn TN&XH không ? 2. Em có thích cô giáo tổ chức các trò chơi trong môn TN&XH Câu trả lời Có Không 100 % 0 100% 0 không ? 3. Em có muốn tham gia trò chơi không ? 4. Em có thích nội dung trong sách TN&XH không ? 5. Em có thường xuyên phát biểu ý kiến trong môn TN&XH 100% 95% 70% 0 5% 30% không ? Chính vì vậy mà kết quả học tập môn TN&XH cũng tăng lên. Kết quả cụ thể như sau : Sáng kiến kinh nghiện 20 Người thực hiện : Bùi Thị Duyên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan