Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số trò chơi có thể áp dụng cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp trong n...

Tài liệu Skkn một số trò chơi có thể áp dụng cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp trong nhà trường thpt

.DOC
12
101
102

Mô tả:

SÔÛ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO ÑOÀNG NAI TRÖÔØNG THPT NGOÂ QUYEÀN Mã số: . . . . . . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Chuyeâ n ñeà phöông phaù p Giaùo vieân : Leâ Vaên Ñaéc Mai Toå : Toaù n – Chuû nhieä m lôù p 1 2 Lónh vöïc nghieân cöùu : Phöông phaùp giaùo duïc Naêm hoïc 2011-2012 SÔ LÖÔÏC LYÙ LÒCH KHOA HOÏC I. THOÂNG TIN CHUNG VEÀ CAÙ NHAÂN: 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. II. Hoï vaø teân: Leâ Vaên Ñaéc Mai Ngaøy thaùng naêm sinh: 19/10/1968 Giôùi tính: Nam Ñòa chæ: 380/2 – KP2 – Ñöôøng Phaïm Vaên Thuaän – Phöôøng Thoáng Nhaát. Ñieän thoaïi: 0123.8699.576 Email: [email protected] Chöùc vuï: Giaùo vieân Ñôn vò coâng taùc: Tröôøng THPT Ngoâ Quyeàn – Bieân Hoøa – Ñoàng Nai. TRÌNH ÑOÄ ÑAØO TAÏO:  Hoïc vò cao nhaát: Ñaïi hoïc sö phaïm.  Naêm nhaän baèng :1991  Chuyeân ngaønh ñaøo taïo : Ñaïi hoïc sö phaïm Toaùn. III. KINH NGHIEÄM KHOA HOÏC: 1. Lónh vöïc chuyeân moân coù kinh nghieäm: Giaûng daïy boä moân Toaùn vaø chuû nhieäm caùc khoái lôùp. 2. Soá naêm giaûng daïy: 21 2 Làm sao để học sinh có thể thích thú và chờ đợi các giờ sinh hoạt của lớp mình hàng tuần? Làm sao để có thể kết hợp giữa việc học và chơi, chơi và học trong một tiết sinh hoạt vừa đảm bảo được tính giáo dục mà lại không làm cho học sinh nhàm chán? Đó chính là những trăn trở mà không ít giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm hiện nay quan tâm. Trong giờ sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm hay gặp khó khăn khi rơi vào các tình huống như: 1. Vừa mới bình tuần hay tổng kết hạnh kiểm tháng quá căng thẳng và đã thông báo xong các hoạt động của trường – lớp – đoàn mà giờ sinh hoạt lại còn thời gian từ 5 đến 15 phút. 2. Có một số chủ đề cần lồng ghép của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hoặc hướng nghiệp mà ta không có nhiều thời gian thực hiện. 3. Cần nhắc nhỡ học sinh một chủ đề, chủ điểm nào đó trong tuần tới hoặc tháng tới một cách nhẹ nhàng nhưng gây được ấn tượng tốt cho học sinh. 4. Các giờ sinh hoạt cuối học kỳ hoặc cuối năm cần tạo không khí thoải mái vui chơi nhưng lại phải đảm bảo theo một chủ đề giáo dục nào đó… Giáo viên phải tạo được không khí sinh hoạt hứng thú, giáo dục nhẹ nhàng mà không làm các em nhàm chán bằng cách tổ chức cho các em một số trò chơi vừa có tính chất giải trí nhưng lại mang ý nghĩa giáo dục theo mong đợi của giáo viên qua một số chủ đề nào đó mà mình có thể lựa chọn. Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy rằng sau một tuần học tập căng thẳng học sinh cần có một không gian cho riêng các em để vui chơi, qua đó các em có thể tự khẳng định mình, được hòa mình vào tập thể lớp và ngoài việc gắn bó với trường lớp, tạo ra môi trường học tập thân thiện, các em còn có thêm nhiều kỷ niệm đẹp về trường và lớp của mình trong suốt 3 năm học ở trường THPT. Vì thế, tôi thường dành một ít thời gian trong các giờ sinh hoạt của lớp mình (thường là từ 5 đến 10 phút) để cho các em cùng hổ trợ nhau thể hiện năng lực của từng cá nhân trong lớp bằng một số các trò chơi. Làm cách nào để các em chơi hết mình nhưng giáo viên vẫn quản lý được các em trong giờ sinh hoạt lớp? Phải chọn những trò chơi nào để phù hợp với tâm sinh lý của các em? Đó là những lý do giúp tôi viết ra chuyên đề: “Một số trò chơi có thể áp dụng 3 cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp trong nhà trường THPT” như một kinh nghiệm nhỏ của mình muốn cùng trao đổi với tất cả quí thầy, cô đã và đang có cùng suy nghĩ như tôi. Có thể phân nhóm các trò chơi như sau: 1. Dùng các bảng phụ (Bảng con để hoạt động nhóm): a. Những điều thân quen. b. Cặp đôi hoàn hảo. c. Ai nhanh hơn. 2. Dùng các dụng cụ hổ trợ: a. Tìm người giữ bóng (bóng). b. Mò cua, bắt ốc (các vật dụng đồ chơi). 3. Dùng bảng lớn của lớp: a. Chơi caro. b. Chơi tìm số. Trò chơi 1: Những điều thân quen. A. Mục đích: Giúp học sinh tìm hiểu thêm kiến thức, mở rộng sự hiểu biết của mình theo một chủ đề tương ứng. Ví dụ : Chủ đề : “ Tình cảm gia đình”. B. Thời gian: 10 -15 phút. C. Chuẩn bị: Giáo viên đưa ra chủ đề của trò chơi. Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm tìm 3 (hoặc 5) câu tục ngữ hay ca dao nói về chủ đề trên sau đó viết lẫn nội dung các câu này một cách ngẫu nhiên trên cùng một bảng phụ mà không cho nhóm kia biết. D. Tiến trình: Treo 2 bảng phụ này lên bảng lớp, cho nhóm này đoán kết quả đúng của nhóm kia và ghi kết quả tương ứng phía dưới. E. Kết quả: Nhóm nào tìm được chính xác kết quả trước thì nhóm đó thắng. 4 G. Đề nghị: Có thể thay các câu tục ngữ hay ca dao trên bằng các nghề trong xã hội để học sinh tìm hiểu các ngành nghề hoặc các đức tính cần thiết cho một ngành nghề tương ứng để các em chọn được nghề nghiệp thích hợp cho bản thân trong tương lai. Nếu các em đã quen với hình thức của trò chơi này thì giáo viên có thể hạn chế thêm thời gian để tăng thêm tính hấp dẫn cho trò chơi. Trò chơi 2: Cặp đôi hoàn hảo. A. Mục đích: Giúp học sinh phán đoán nhanh và biết cách xử lý các tình huống bất ngờ trong thời gian nhanh nhất. B. Thời gian: 15 - 20 phút. C. Chuẩn bị: Giáo viên đưa ra chủ đề của trò chơi. Chọn từ 3 đến 6 nhóm chơi (tùy theo thời gian ít hay nhiều) mỗi nhóm 2 học sinh (nên chọn 1 nam và 1 nữ). Ghi yêu cầu lên các bảng phụ có thể là các nhóm chơi tự nghĩ ra hoặc các nhóm học sinh khác ra yêu cầu tương ứng tùy theo chủ đề của giáo viên nêu ra, cần giữ sự bảo mật về nội dung giữa các nhóm để tạo sự bất ngờ. D. Tiến trình: Lần lượt mỗi nhóm sẽ thực hiện yêu cầu trong một bảng phụ của nhóm khác mà nhóm này không hề biết trước nội dung trong một khoảng thời gian nhất định. Treo bảng phụ này lên bảng lớp hướng nội dung ra cho cả lớp xem. Nhóm chơi cử ra bạn thứ nhất đứng trên bục giảng mắt hướng xuống lớp để không nhìn thấy nội dung trên bảng phụ và cho kết quả dự đoán từ những diễn tả của bạn chơi cùng nhóm của mình. Bạn còn lại của nhóm xem từng yêu cầu từ bảng phụ và diễn tả lại cho bạn thứ nhất xem để đoán nội dung. Đối với các yêu cầu khó bạn diễn tả có thể bỏ qua để thực hiện yêu cầu dễ hơn và sẽ thực hiện lại yêu cầu này nếu còn thời gian quay lại.Yêu cầu bị dự đoán sai sẽ bị hủy bỏ. E. Kết quả: Ghi nhận số kết quả được dự đoán đúng, nhóm nào tìm được nhiều kết quả đúng hơn thì nhóm đó thắng. G. Đề nghị: Nếu học sinh đã quen với trò chơi này thì giáo viên có thể thay thế cách diễn tả bằng hành động mà không được nói hay mô tả bằng lời nói nhưng không được có từ liên quan… trong kết quả dự đoán giống như trò chơi truyền hình “Kim tự tháp”. 5 Trò chơi 3: Ai nhanh hơn. A. Mục đích: Giúp học sinh phối hợp nhóm, phát huy tính đoàn kết và hổ trợ lẫn nhau bằng việc xử lý các tình huống bất ngờ trong thời gian nhanh nhất. B. Thời gian: 10 – 15 phút. C. Chuẩn bị: Giáo viên đưa ra chủ đề của trò chơi hoặc một số các đề mục như: 1.Tên một bài hát, 2. Tên một loại trái cây, 3.Tên một món ăn, 4. Tên một người nổi tiếng, 5. Tên một con vật, 6.Tính cách của một con người…theo một thứ tự qui định cho trước. Chia lớp ra thành 6 nhóm chơi (theo bàn hay theo tổ tùy theo số bảng phụ đang có) và đánh dấu sẵn số thứ tự theo đề mục 1,2,3,4,5… của giáo viên vào bảng phụ. D. Tiến trình: Giáo viên hoặc người điều khiển sẽ ra 1 chữ cái và các nhóm sẽ tìm và điền các nội dung tương ứng theo yêu cầu nhưng phải bắt đầu bằng chữ cái đưa ra theo một khoảng thời gian qui định. Ví dụ: Trong 5 phút và chữ cái đưa ra là “N” thì các đáp án tương ứng có thể là: 1. Người mẹ, 2. Na, 3. Nghêu hấp, 4. Ngô Quyền, 5. Ngựa, 6. Nghịch ngầm… là những đáp án hợp lệ. Treo các bảng phụ này lên bảng lớp hướng nội dung ra cho cả lớp xem và cùng nhận xét. E. Kết quả: Mỗi đáp án hợp lệ và không trùng với các nhóm khác sẽ được 1 điểm. Ghi nhận lại tổng điểm của nhóm tương ứng. G. Đề nghị: Có thể chơi lại nhiều lần với nhiều chữ cái khác nhau và có thể thay thế các đề mục khó bằng những đề mục dễ hơn hoặc ngược lại để tăng phần kịch tính cho trò chơi. 6 Trò chơi 4: Tìm người giữ bóng. A. Mục đích: Trò chơi này thường dùng để khởi động, tạo không khí vui vẻ thường dùng trong các khoảng thời gian chết nhằm thay đổi không khí và gây sự tập trung cho học sinh. B. Thời gian: 3 – 5 phút. C. Chuẩn bị: Giáo viên hoặc người điều khiển có thể dùng 2 quả bóng. D. Tiến trình: Cho lớp hát một bài hát tập thể trong lúc đó 2 quả bóng được chuyển đi theo 2 dãy bàn học từ trên xuống và ngược lại hoặc chuyền ngược chiều nhau nếu lớp tập trung ngồi theo vòng tròn. E. Kết quả: Hết bài hát quả bóng dừng ở học sinh nào thì học sinh đó sẽ được chọn. G. Đề nghị: Có thể thay quả bóng bằng một chiếc khăn tay hoặc một cái nón hay một vật dụng nào đó có thể chuyền đi mà không bị gãy hoặc vỡ. Người được chọn có thể hát một bài hoặc có thể nhảy theo một điệu nhạc hay kể một câu chuyện vui gì đó. Trò chơi có thể được chơi nhiều lần nếu còn thời gian và học sinh còn hứng thú. Trò chơi 5: Mò cua, bắt ốc. A. Mục đích: Trò chơi này thường dùng trong các chủ đề tìm hiểu về các ngành nghề cho học sinh khi các em cần tìm hiểu về một ngành nghề tương ứng. B. Thời gian: 5 – 10 phút. C. Chuẩn bị: Cho học sinh chuẩn bị trước các “túi hàng” là các vật dụng liên quan đến một nghề nào đó (thường là các món đồ chơi của trẻ em) và bỏ vào một túi xốp đen mà ta nhìn bên ngoài sẽ không thấy các vật đựng trong đó . Một khăn để bịt mắt. 7 D. Tiến trình: Bạn chơi ở nhóm khác được đảm bảo là chưa biết được các vật dụng được chuẩn bị trong túi hàng. Người điều khiển bịt mắt bạn chơi đoán trước khi đưa túi hàng cho người chơi. Người chơi lần lượt lấy từng vật dụng trong túi hàng ra đặt lên bàn cho cả lớp xem và lần lượt thuyết minh cách sử dụng cũng như công dụng của nó. E. Kết quả: Người điều khiển ghi nhận số lượng vật dụng mà người đoán đã nêu ra chính xác, mỗi kết quả đúng được tính 1 điểm. G. Đề nghị: Có thể cho vào một hoặc hai vật dụng lạ như các con thú, khi đoán sai vật dụng thì phần thuyết minh tương ứng sẽ sai khi đó sẽ dẫn đến những tình huống thú vị và bất ngờ trong trò chơi. Không làm dụng việc đưa quá nhiều vật dụng khó đoán vì khi đó người đoán sẽ ngại nên không đưa ra được phần thuyết minh như ý và sẽ làm giảm hứng thú của trò chơi. Có thể được chuẩn bị nhiều túi hàng cho nhiều nhóm chơi. Kết quả chung cuộc là tổng điểm của các lần chơi. Trò chơi 6: Chơi caro. A. Mục đích: Trò chơi này thường dùng để tạo không khí sôi động, tăng cường sự tập trung và tinh thần đoàn kết giữa các nhóm. B. Thời gian: 5 – 10 phút. C. Chuẩn bị: Chia lớp ra thành hai nhóm theo hai dãy bàn. Hai viên phấn với 2 màu khác nhau, và sử dụng bảng lớn của lớp. Giáo viên hay người điều khiển ra qui định ký hiệu quân đi của mỗi bên là X hay O cho mỗi đội. D. Tiến trình: Bạn đầu tiên ở đội 1 đi trước đi quân đầu tiên theo qui định lên ô kẽ trên bảng rồi sau đó về chuyền phấn cho bạn ngồi kề mình, bạn đầu tiên ở đội 2 đi sau đi quân để chặn hay mở đường mới cũng theo qui ước lên ô của bảng rồi sau đó về chuyền phấn cho bạn ngồi kề mình. Người kế tiếp của đội 1 phải chờ người đầu tiên của đội 2 đi xong thì mới được đi… E. Kết quả: 8 Cứ tiếp tục như thế cho đến khi đội nào có được 5 quân cờ liên tiếp như luật chơi caro bình thường thì đội đó thắng và trận đấu dừng lại. G. Đề nghị: Nên cho 2 đội chơi 3 trận và đội nào thắng 2 thì sẽ chiến thắng. Nếu một bạn nào đó không chuyền phấn mà đi liên tiếp 2 nước liền thì phạm luật và xem như đội đó cũng thua. Trò chơi 7: Chơi tìm số. A. Mục đích: Trò chơi này thường dùng để tạo không khí sôi động, tăng cường sự tập trung, độ nhanh và tinh thần đoàn kết giữa các nhóm. B. Thời gian: 5 – 10 phút. C. Chuẩn bị: Chia lớp ra thành hai nhóm theo hai dãy bàn. Hai viên phấn với 2 màu khác nhau, và sử dụng bảng lớn của lớp. Giáo viên hay người điều khiển viết ngẫu nhiên 99 số tự nhiên từ 1 đến 99 lên bảng lớn với nhiều kiểu dáng và độ lớn nhỏ khác nhau và ra qui định ký hiệu quân đi của mỗi bên là X hay O cho mỗi đội. D. Tiến trình: Hai bạn đầu tiên ở hai đội đi trước sẽ chọn số nhỏ nhất đang có trên bảng bằng ký hiệu qui định của đội mình trên bảng rồi sau đó về chuyền phấn cho bạn ngồi kề mình, bạn kế tiếp cũng thực hiện như thế mà không cần bạn ở đội kia có chọn được số nào hay không. Nếu bạn đang lên bảng mà không tìm được số thì có thể về chuyền phấn cho đồng đội kế tiếp của mình lên bảng để tìm tiếp và xem như mình đã bị mất lượt. E. Kết quả: Cứ tiếp tục như thế cho đến khi đội nào có được số lớn nhất trên bảng. Đếm số lượng các số đã chọn hợp lệ theo ký hiệu của từng đội, đội tìm được nhiều số hơn sẽ thắng. G. Đề nghị: Nên viết các con số ở nhiều vị trí khác nhau, có độ lớn nhỏ ngẫu nhiên và có nhiều kiểu dáng khác nhau nhưng chỉ cùng một màu phấn để gây khó khăn cho việc tìm, kiếm. Nếu học sinh chọn đúng số nhưng sai ký hiệu qui định hoặc không theo đúng thứ tự hoặc chọn nhiều hơn một kết quả ở một lượt đi thi xem như phạm luật và kết quả này không được tính khi tổng kết. 9 1./ Thuận lợi:  Trình độ học sinh trong lớp đồng đều, năng động nên các em tiếp thu yêu cầu trò chơi nhanh.  Trường có đủ cơ sở vật chất, sỉ số học sinh lý tưởng nên có thể tổ chức tốt các trò chơi theo nhóm.  Ý thức tham gia hoạt động tích cực của học sinh cũng góp phần nâng cao hiệu quả và tạo hứng thú hơn trong giờ sinh hoạt lớp có chơi trò chơi. 2./ Khó khăn:  Tùy theo đặc điểm và tình hình thực tế không phải tiết sinh hoạt nào cũng có dư thời gian để các em tham gia các trò chơi (nhưng mỗi tháng nên cho các em chơi ít nhất 1 lần).  Vui thì mới chơi và việc học tập hiện nay rất căng thẳng đối với mình nên các em hay tranh thủ làm việc riêng trong giờ sinh hoạt, do đó khó đạt được những hiệu quả lý tưởng trong các trò chơi đòi hỏi tính tập thể nếu giáo viên không tập trung được các em . 3./ Kinh nghiệm thực tế:  Hiệu quả tiết sinh hoạt có chơi trò chơi phụ thuộc rất nhiều vào thái độ tham gia tích cực của các em học sinh. Giáo viên cần quản lý các em thật tốt trong các tiết sinh hoạt đầu để tạo sẵn nề nếp vui chơi có tổ chức cho các em.  Những giờ chơi theo nhóm sẽ giúp các em thể hiện năng lực bản thân rất cao, vì thế sau mỗi trò chơi giáo viên nên nhận xét, đánh giá tinh thần tham gia cũng như các điểm mạnh yếu của từng cá nhân hay nhóm chơi tích cực nhằm động viên các em.  Cuối mỗi trò chơi giáo viên chủ nhiệm nên tổng kết chủ đề (nếu có) để nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục cần thiết. 10  Giáo viên cần nhanh chóng phát hiện các nhân tố tích cực của lớp, các em sẽ là những người giúp chúng ta điều khiển trò chơi cho các bạn hoặc cho chúng ta nhiều cải tiến hợp lý để các trò chơi ngày càng hấp dẫn hơn.  Hãy lắng nghe những đóng góp, phản hồi của các em để cải tiến lại nội dung hay thay đổi hình thức chơi khác cho phù hợp với đặc điểm của lớp. Chuyên đề này chỉ là ý kiến nhỏ của cá nhân tôi, có thể có nhiều nhận định còn mang tính chủ quan nên những ý kiến đóng góp, những lời động viên của quý thầy, cô sẽ là những kinh nghiệm rất quý cho riêng bản thân của tôi. Do đặc thù riêng của từng trường, khối và lớp bằng kinh nghiệm và tài năng của mình các thầy, cô giáo có thể thay đổi chủ đề hoặc hình thức chơi tương ứng sao cho phù hợp với đặc điểm riêng của lớp mình. Với áp lực hiện nay, giáo viên buộc phải thay đổi phương pháp giảng dạy mới không phải chỉ riêng về chuyên môn mà ngay cả việc tổ chức giờ sinh hoạt lớp trong công tác chủ nhiệm nhằm tạo ra không khí sôi động, thân thiện trong giờ sinh hoạt lớp sẽ giúp học sinh yêu mến trường – lớp, thầy – cô và bạn bè của mình hơn. Rất chân thành cảm ơn các thầy, cô và các anh chị đồng nghiệp cùng tôi trao đổi, sẻ chia các kinh nghiệm nếu có cùng ý tưởng và mong muốn như tôi: “Để các giờ sinh hoạt lớp không còn là các khoảng thời gian nhàm chán và đôi khi là cực hình đối với các học sinh và cả giáo viên chủ nhiệm chúng ta”. Biên Hòa, ngày 12 tháng 03 năm 2012. Người thực hiện 11 Lê Văn Đắc Mai MỤC LỤC Trang Sơ lược lý lịch khoa học..................................................................................2 A. Lý do chọn đề tài........................................................................................3 B. Nội dung chuyên đề và cách thực hiện.......................................................4 1. Trò chơi 1: Những điều thân quen...........................................4 2. Trò chơi 2: Cặp đôi hoàn hảo....................................................5 3. Trò chơi 3: Ai nhanh hơn...........................................................6 4. Trò chơi 4: Tìm người giữ bóng...............................................7 5. Trò chơi 5: Mò cua, bắt ốc..........................................................7 6. Trò chơi 6: Chơi caro...................................................................8 7. Trò chơi 7: Chơi tìm số................................................................9 C. Thực trạng khi thực hiện và bài học kinh nghiệm thực tế........................10 D. Kết luận....................................................................................................11 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan