Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn-một số thủ thuật giúp học sinh nhớ từ vựng môn tiếng anh ở bậc tiểu học...

Tài liệu Skkn-một số thủ thuật giúp học sinh nhớ từ vựng môn tiếng anh ở bậc tiểu học

.PDF
30
480
69

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO PHÙ MỸ Trường THPT Số 1 Thị Trấn Phù Mỹ ---------------------------- Đề tài: Một số thủ thuật giúp học sinh nhớ từ vựng môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học Giáo viên : Nguyễn Hồng Phương Dạy môn : Tiếng Anh Tháng 3 năm 2012 Phần I: MỞ ĐẦU I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Nhằm bắt kịp với xu thế hội nhập toàn cầu, ngành giáo dục Việt Nam đang ngày một hội nhập cùng thế giới. Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục hiện đại là đào tạo ra những con người có thể bắt kịp xu thế hội nhập toàn cầu. Ngoại ngữ nói chung, Tiếng Anh nói riêng là công cụ đắc lực cho quá trình hội nhập. Nhiều công ty nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam, số người nước ngoài đến du lịch, làm việc ở nước ta ngày càng nhiều. Bên cạnh đó thì số học sinh Việt Nam du học nước ngoài cũng tăng một cách đáng kể và theo một thống kê gần đây đã công bố rằng: du học sinh của Việt Nam không kém các học sinh, sinh viên của nước khác về tiếp nhận kiến thức, nghiên cứu khoa học, ý thứ tự học. Tuy nhiên, đa số du học sinh Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt ở nước ngoài do vốn ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, còn rất hạn chế. Thế nhưng làm thế nào để chuẩn bị tốt kiến thức ngoại ngữ thì có lẽ đa số học sinh phải chuẩn bị Tiếng Anh ngay từ khi ở bậc tiểu học. Việc cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính chủ động sáng tạo và năng lực tự học của học sinh là giải pháp cơ bản để nâng cao giáo dục. Chính vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tập trung đổi mới chương trình dạy và học Tiếng Anh. Theo phương pháp cũ, giáo viên làm trung tâm, các em ghi chép thụ động từ và mẫu câu rồi sau đó về nhà học thuộc lòng sẽ không tạo khả năng tư duy và sáng tạo phong phú của các em. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy, việc thiết kế chương trình giảng dạy cũng phải phù hợp cho từng đối tượng học sinh của từng bậc học. Như vậy, tạo được khả năng tư duy và phát triển khả năng học tập một cách độc lập, tạo niềm say mê, thích thú cho cả thầy và trò trong quá trình giảng day và học tập môn Tiếng Anh. Nhiều phương pháp dạy-học được đưa ra trong ngành giáo dục nhằm khắc phục những hạn chế mà ngành đang đối mặt. Song các vấn đề đã đưa ra còn mang nặng lý thuyết chung chung và tập trung phần lớn ở các cấp học cao. Quan tâm tới phương pháp dạy-học của bậc tiểu học đang là vấn đề cấp thiết mang tính nền tảng lâu dài cho việc lên các cấp học sau này. Để trẻ học tốt môn Tiếng Anh và quan trọng là vận dụng được để trẻ phát triển khả năng giao tiếp Tiếng Anh tốt trong các cấp học sau này. Trong vài năm gần đây, một số trường cũng đã sử dung nhiều bộ sách Tiếng Anh của Bộ GD-ĐT , Nhà xuất bản Singapore, Trường đại học Oxford … để vừa phù hợp với khả năng thu nhập kinh tế của từng vùng và vừa phù hợp trình độ tiếp thu của trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn: Việc giao tiếp của trẻ ở những vùng nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế. Đồng hành cùng với việc thay sách, đổi mới chương trình và phương pháp dạy và học, tôi nhận thấy việc hạn chế trong giao tiếp của học sinh ở vùng nông thôn là do việc ít được giao tiếp bằng Tiếng Anh nên các em ít nhớ được từ. Muốn giao tiếp được bằng Tiếng Anh đòi hỏi học sinh song song với việc rèn luyện các kĩ năng là học từ vựng và có vốn từ vựng nhất định. Đối với học sinh ở bậc tiểu học, nội dung kiến thức và mẫu câu không nhiều, nhưng đòi hỏi các em phải có một lượng từ vựng nhất định để thực hành và tham gia một số trò chơi. Tiếng Anh ở bậc tiểu học vẫn là môn học tự chọn nên một số phụ huynh lẫn học sinh không quan tâm dẫn đến việc các em ít học từ vựng và nhớ từ. Chính vì điều đó đã gây cho tôi sự trăn trở là phải tìm ra phương pháp giúp đỡ các em học từ, nhớ từ lâu. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Một số thủ thuật giúp học sinh nhớ từ vựng môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học” với hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng học tập bộ môn Tiếng Anh cho các em học sinh tiểu học. II/ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: Trong việc dạy Tiếng Anh, giúp học sinh học từ, nhớ từ là một hoạt động dạy không thể thiếu trong một tiết học nào. Việc học từ và nhớ từ không chỉ đơn thuần là việc giúp học sinh nhớ nghĩa của từ mà còn là việc giúp các em nghe từ, phát âm từ một cách chính xác và áp dụng từ trong giao tiếp bằng Tiếng Anh. Vì vậy, việc tìm ra những cách thức giúp các em học từ và nhớ từ lâu là nhiệm vụ của mỗi giáo viên với mục đích giúp học sinh hiểu từ, sử dụng được từ vào trong câu theo từng ngữ cảnh và nhớ được từ lâu. * Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề sau: a/ Tìm hiểu thực trạng việc dạy Tiếng Anh trước khi vận dụng đề tài. b/ Công tác chuẩn bị trước khi dạy từ. e/ Các bước cơ bản dạy từ vựng. c/ Thủ thuật vận dụng các trò chơi vào các tiết học. d/ Thủ thuật giúp học sinh học từ và ôn từ khi ở nhà. III/ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp đối thoại, phỏng vấn. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp điều tra, thống kê. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh. IV/CƠ SỞ, THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : 1/ Cơ sở nghiên cứu: * Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi dựa vào: - Yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong giảng dạy năm học 2010 – 2011 - Đúc kết kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy trong thời gian qua. - Tham khảo một số tài liệu giảng dạy môn Tiếng Anh. - Chương trình sách giáo khoa và sách giáo viên Let’s Go 1A, 1B, 2A. - Kết quả chất lượng môn Tiếng Anh của trường. - Trao đổi, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp các trường trong và ngoài huyện. - Tham gia các lớp bồi dưỡng cho giáo viên Tiếng Anh ở bậc tiểu học do Sở tổ chức. 2/ Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2008 đến tháng 01/2011 - Tháng 9/2008: Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài. - Tháng 10-12/2009: Xây dựng bộ đề khảo sát chất lượng lần thứ nhất; tổ chức khảo sát chất lượng học tập môn Tiếng Anh của học sinh lớp 3,4,5. - Tháng 01-5/2010: Xây dựng bộ đề khảo sát chất lượng lần thứ hai; tiến hành tổ chức khảo sát chất lượng học tập môn Tiếng Anh của học sinh lớp 3,4,5. -Tháng 12/2010: Xây dựng bộ đề khảo sát lần thứ ba; tiến hành tổ chức khảo sát chất lượng học tập môn Tiếng Anh của học sinh lớp 3,4,5. - Giữa tháng 01/2011: Tiến hành viết đề tài. 3/ Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh trường tiểu học số 1 Thị trấn Phù Mỹ (khối 3,4,5). - Khối 3 (3A,3B,3C,3D). Tổng số: 103 học sinh. - Khối 4 (4A,4B,4C). Tổng số: 96 học sinh. - Khối 5 (5A,5B,5C,5D). Tổng số: 123 học sinh. PHẦN II: KẾT QUẢ I. Thực trạng, sự việc hiện tại: 1/ Thuận lợi: - Trường tiểu học số 1 Thị trấn Phù Mỹ được công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 và được phụ huynh học sinh nhiệt tình ủng hộ trong việc nâng cao dân trí. - Chương trình sách giáo khoa có nội dung kiến thức phù hợp với thực tế cuộc sống học sinh và có nhiều tranh ảnh đẹp, dễ bắt mắt, tạo niềm hứng thú cho học sinh. - Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp giáo viên có được nhiều nguồn tư liệu, hình ảnh qua mạng Internet. - Giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác giảng dạy môn Tiếng Anh. 2/ Khó khăn: Qua thực tế giảng dạy môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học trong năm năm qua, tôi nhận thấy chất lượng môn học này vẫn còn thấp. Qua thăm dò điều tra, hỏi ý kiến của học sinh, tôi nhận thấy một số nguyên nhân của việc hạn chế như sau: a/ Trang thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế: Với bản chất tò mò, ham học hỏi, cùng với khả năng cảm nhận thế giới từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, tất cả học sinh cùng chung một ý kiến rằng các em rất thích giáo viên sử dụng giáo cụ trực quan trong các giờ dạy Tiếng Anh. Nhưng trong thực tế giảng dạy, một số tiết học cần đến vật thật hoặc tranh ảnh minh họa cho các em vẫn còn nhiều hạn chế. Vì đây là lứa tuổi rất năng động, các em rất thích khám phá đồ vật bằng mắt thấy, tai nghe nên đồ dùng trực quan ảnh hưởng rất lớn đến việc học Tiếng Anh. Bên cạnh đó trường tôi vẫn chưa có phòng Lab, phòng nghe-nhìn dành riêng cho bộ môn Tiếng Anh. Việc mua sắm trang thiết bị gia đình phục vụ công việc tự học Tiếng Anh tại gia đình của các em không phải ai cũng có được. b/ Cơ hội thực hành Tiếng Anh ít: Trường nơi tôi đang dạy ở thị trấn, tuy nhiên học sinh chưa được ứng dụng thực tế những gì mình học trong giao tiếp hằng ngày. Các em không có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài để có thể chào hỏi xã giao vài câu Tiếng Anh. Phạm vi học và thực hành Tiếng Anh chỉ có được trong lớp học. Chính vì thế mà học sinh cảm thấy học như bị bắt buộc, học để lấy điểm cao là chủ yếu, các em chưa ý thức được học Tiếng Anh để có thể sử dụng làm phương tiện giao tiếp sau này. c/ Hạn chế về thời gian và các hình thức trò chơi: Học sinh ở bậc tiểu học còn nhỏ nên tốc độ viết của các em còn chậm. Đây là một lí do chủ yếu dẫn đến việc hạn chế thời gian tổ chức các trò chơi. Bên cạnh đó các hình thức trò chơi vẫn chưa được tổ chức phong phú. Đặc biệt là học sinh tiểu học rất thích học Tiếng Anh có lồng ghép vào các trò chơi. Điều này là rất tốt vì phần nào giáo viên đã làm được việc: Học mà chơi, chơi mà học. d/ Động cơ và ý thức học tập chưa cao: Môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học vẫn là môn học tự chọn nên một số phụ huynh và học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học này. Một số học sinh lên lớp là vì bắt buộc phải lên chứ các em không có một động cơ học tập nào. Đối tượng học sinh yếu kém nên các em này rất ngại thực hành giao tiếp. Vì khả năng tiếp thu chậm, sợ thực hành sai, sợ những nhận xét không tốt của giáo viên. Một số ít khác là đối tượng khá, giỏi, các em ngại giao tiếp không phải vì khả năng tiếp thu chậm mà các em bị hạn chế về mặt tâm lí, ngại thực hành trước đám đông. Ở lứa tuổi này các em rất ham chơi nên ý thức học tập chưa cao. Thêm vào đó các em rất ít chú trọng vào việc học và rất lười học bài nhất là từ vựng Tiếng Anh. II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP MỚI: Từ thực tế việc dạy Tiếng Anh nói trên, tôi đưa ra một số thủ thuật giúp học sinh học và nhớ từ cho học sinh ở bậc tiểu học. Các thủ thuật trong đề tài này cũng đã được đề cập nhiều trong các tài liệu hướng dẫn giảng dạy ở bộ môn Tiếng Anh. Tuy nhiên làm thế nào để áp dụng các thủ thuật đó một cách có hiệu quả thì đòi hỏi giáo viên phải biết cách chọn lọc và tổ chức thực hiện các thủ thuật ấy một cách linh hoạt. Có thể thủ thuật này phù hợp với bài dạy này nhưng lại không hiệu quả đối với bài học khác. Tuy nhiên để áp dụng vào thực tế cho phù hợp, sinh động và hiệu quả cao thì còn tùy thuộc vào phương tiện giảng dạy của từng tiết học và sự linh hoạt của giáo viên để biến mỗi hoạt động trở thành trò chơi lí thú, dễ lôi cuống học sinh, gây cho các em sự hứng thú học tập và nhớ từ. Một số thủ thuật trò chơi sẽ thuận tiện hơn và hấp dẫn hơn nếu giáo viên dạy có hỗ trợ của công nghệ thông tin. Đối với các tiết dạy truyền thống thì giáo viên cần chuẩn bị nhiều hơn bằng các giáo cụ trực quan như bảng phụ, vật thật, hình ảnh, mô hình…. Mỗi thủ thuật có những thuận lợi khi được giáo viên vận dụng vào thực tiễn. Sự chọn lọc các thủ thuật cho phù hợp từng mục đích dạy, từng bài dạy, từng phương tiện đồ dùng dạy học tránh việc nhàm chán trong hoạt động là một nội dung quan trọng được đề cập đến trong đề tài này. I/ Công tác chuẩn bị trước khi dạy từ: Để việc dạy từ và giúp học sinh nhớ từ lâu, giáo viên phải chuẩn bị những việc sau đây: - Lập kế hoạch dạy từ vựng sẽ được học hoặc ôn tập theo đặc trưng của từng tiết học. - Lựa chọn trò chơi và thủ thuật cho phù hợp theo từng nội dung bài. - Chuẩn bị một số đồ dùng dạy học ( bảng phụ dạy từ, bút lông, tranh, vật thật, thẻ bìa…..). - Chuẩn bị máy tính, đèn chiếu nếu tiết dạy có sự hỗ trợ của việc ứng dụng công nghệ thông tin. - Chuẩn bị, sắp xếp lớp học để tổ chức cho học sinh một số trò chơi có hiệu quả. II/ Tiến trình thực hiện các thủ thuật: - Có nhiều cách giúp học sinh nhớ từ lâu. Tuy nhiên mỗi bài học có những đặc trưng riêng. Tùy vào từng nội dung bài dạy mà giáo viên có thể lựa chọn cách thức lựa chọn cho phù hợp. Giáo viên có thể thực hiện trong phần Warm up, FreePractice hoặc ngay sau khi dạy xong từ vựng. - Giáo viên thực hiện các trò chơi hợp lý tạo không khí lớp học vui vẻ và sinh động giúp cho học sinh có một tâm lý thoải mái để nhớ từ trong bài. Có thể thực hiện dưới hình thức các trò chơi tập thể, nhóm, cặp hoặc cá nhân. Tuy nhiên, dù thực hiện dưới hình thức nào, giáo viên cũng cần tổ chức cho tất cả học sinh trong lớp theo dõi, nhận xét để các em cùng thực hiện. - Sau đây là một số thủ thuật mà tôi đúc kết trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu tài liệu nhằm giúp cho các em gia tăng vốn từ vựng Tiếng Anh một cách tự nhiên. III/ Các bước cơ bản dạy từ vựng: A. Một số thủ thuật dạy từ vựng: 1/ Guess the picture - Mục đích của trò chơi này giúp cho học sinh thực hành ôn và nói từ một cách hiệu quả. - Vẽ một số tranh đơn giản minh họa một số từ cần ôn tập trên giấy A4 và xếp thành một chồng. (Có thể sử dụng những phiếu tranh dạy từ). - Cho một học sinh lên chọn một bức tranh (không cho những học sinh khác nhìn thấy nội dung của tranh). - Những học sinh khác đoán xem đó là tranh gì bằng cách đặt câu hỏi: “ Is this a/an……….. ?” - Học sinh nào đoán đúng sẽ được khuyến khích bằng điểm hoặc vỗ tay cổ vũ động viên. Ví dụ: Ôn các từ về dụng cụ học tập. (Let’s Learn - Unit 1- Let’s Go 1A.) S1: S2: S1: S2: Is this a crayon? No, it isn’t. Is this a cassette? Yes, it is. S1: Is this a chair? S2: Yes, it is. 2/ Pair Race - Mục đích của trò chơi này giúp học sinh thể hiện sự năng động, sử dụng được trò chơi này giúp các em vừa nhớ được từ vừa giúp các em phát âm từ đó một cách chính xác. - Tùy vào số lượng học sinh của lớp, giáo viên có thể xếp học sinh thành hai hàng. - Đặt một số phiếu giáo viên lên rãnh phấn trên bảng. - Giáo viên đọc to một từ bất kỳ nào trong phiếu. - Hai học sinh đứng đầu hai hàng chạy đua lên bảng chạm tay vào phiếu có từ vừa gọi. - Học sinh nào chạm tay vào trước và nói đúng từ đó thì được một điểm cho đội của mình. - Cứ như thế cho đến học sinh cuối cùng của hàng. Ví dụ: Let’s Learn Some More- Unit 1- Let’s Go 2A. Ôn các từ: spider, rabbit, tree, frog, cat, dog ….. spider cat tree rabbit frog dog 3/ Matching - Mục đích giúp học sinh ôn từ khi kết hợp từ với tranh, từ với nghĩa, hoặc từ với số…. - Tùy vào mục đích của từng bài, giáo viên có thể thiết kế hoạt động cho phù hợp. Có thể sử dụng trong phần dạy từ, hoặc trong trò chơi củng cố từ…. Ví dụ1: Nối từ - tranh - số ( Let’s Learn Some More- Unit 3 - Let’s Go 1A.) Five   4 Three   5 Four  One  Eight      1  8 3 Ví dụ2: Nối từ với nghĩa tiếng Việt: 1. Cloud 2. Puddle 3. Flower 4. Bicycle 5. Weather 6. Rabbit 7. Tree 8. Car 9. Spider 10. Jump rope a. con nhện b. thời tiết c. đám mây d. vũng nước e. dây nhảy f. bông hoa g. cây h. xe đạp i. xe hơi j. con thỏ Đáp án: 1/c 2/d Ví dụ 3: 3/f 4/h 5/b 6/j 7/g Nối tranh với từ tương ứng ` 1. Matching  ball 2. flower 3.  hit a ball 4.  rabbit 5.  kite 6.  cake 8/i 9/a 10/e -Học sinh có thể sắp xếp lại bằng cách kẻ đường thẳng nối từ với từ, từ với tranh… (hoặc đọc thứ tự kết nối). Học sinh có thể thực hiện theo nhóm, cặp hoặc theo cá nhân trong trò chơi này. 4/ Jumbled word - Mục đích của trò chơi này nhằm giúp học sinh thực hành từ mới và chính tả của từ. - Viết một số từ lên bảng hoặc vào tờ giấy A4 với các chữ cái xếp không theo thứ tự nhau. - Yêu cầu học sinh sắp xếp lại các chữ cái để tạo thành từ có nghĩa. - Học sinh có thể thực hiện thi đua giữa các nhóm, cặp hoặc cá nhân. - Cho các em đọc lại các từ vừa sắp xếp. Ví dụ1: Sắp xếp lại các chữ cái sau thành từ: ( Let’s Learn- Unit 3- Let’s Go 1A)      betla nobokote onacry karrme scasette      table notebook crayon marker cassette Ví dụ 2: Sắp xếp từ theo tranh: ( Let’s Learn – Unit 3 – Let’s Go 2A) 1. kins __________ 2. uabthbt ___________ 3.firgeratorer ____________ 4. iotlte __________ 5/ Chain game - Trò chơi này nhằm luyện trí nhớ cho học sinh. Hoc sinh khi tham gia trò chơi này phải thật sự tập trung qua đó giúp học sinh nhớ từ lâu hơn. Ngoài ra, học sinh có cơ hội nói, phát âm rõ ràng các từ đã học. - Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ ngồi quay mặt với nhau. - Học sinh đầu tiên trong nhóm lặp lại câu của giáo viên. - Học sinh thứ 2 lặp lại câu của học sinh thứ nhất và thêm vào từ khác. - Học sinh thứ 3 lặp lại câu của học sinh thứ nhất, thứ 2 và thêm vào một từ mới tiếp theo, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi trở lại với học sinh thứ nhất trong nhóm. Ví dụ: Let’s Learn- Unit 3- Let’s Go 2A  Giáo viên: In my house, there is a bed.  HS 1 : In my house, there is a bed and a sofa.  HS 2 : In my house, there is a bed, a sofa and a lamp.  HS 3 : In my house, there is a bed, a sofa, a lamp and a sink.  HS 4 : In my house, there is a bed, a sofa, a lamp, a sink and a TV.  HS 5 : In my house, there is a bed, a sofa, a lamp, a sink, a TV and a telephone…. 6/ What and Where - Mục đích của trò chơi này giúp học sinh nhớ nghĩa và cách đọc của từ. Thủ thuật này được áp dụng cho tất cả các từ có trong bài, thường là những từ dài và khó đọc. - Viết một số từ lên bảng không theo một trật tự nào và khoanh tròn chúng lại. - Sau mỗi lần đọc giáo viên lại xóa đi một từ nhưng không xóa vòng tròn. - Cho học sinh lặp lại các từ kể cả từ bị xóa. - Khi xóa hết từ, giáo viên cho học sinh viết lại các từ vào đúng chỗ cũ.  Nếu thực hiện dưới dạng thi đua giữa các đội, giáo viên cần chuẩn bị bảng phụ có các vị trí giống bảng từ giáo viên vừa xóa lên bảng và phát cho các nhóm có thể thực hiện trên bảng phụ. Ví dụ: Teacher shopkeeper farmer nurse student 7/ Bingo - Đây là trò chơi nhằm giúp học sinh thực hành, ôn từ thông qua việc kết nối âm vói cách viết của từ. - Giáo viên yêu cầu lớp suy nghĩ 810 từ theo một chủ điểm nào đó mà giáo viên yêu cầu và viết chúng lên bảng. - Yêu cầu học sinh chọn 6 từ hoặc 9 từ bất kì và viết vào vở hoặc giấy. - Giáo viên đọc từ tùy ý trong các từ đã viết ở trên bảng. - Học sinh đánh dấu vào các từ đã chọn nếu nghe giáo viên đọc. - Học sinh nào có 6 từ hoặc 9 từ được giáo viên đọc đầu tiên sẽ thắng trò chơi và hô “Bingo”. Bingo Ví dụ1:  5  6  4 2  7   9 Ví dụ 2:  book  eraser  pen  crayon  notebook  ruler  pencil  bag  marker 8/ Charades - Mục đích của trò chơi này giúp các em nhớ một số từ mang tính chất miêu tả cảm xúc. - Hoạt động này bao gồm nhiều dạng thức, nhưng tất cả đều dùng cử chỉ để diễn tả nghĩa. - Đặt một số phiếu từ hoặc phiếu tranh úp mặt xuống bàn. - Một học sinh nhặt 1 phiếu lên nhưng không báo cho cả lớp biết đó là từ gì. - Học sinh đó phải dùng cử chỉ hoặc điệu bộ thể hiện nghĩa của từ đó. - Yêu cầu các học sinh còn lại trong lớp đoán từ. - Giáo viên có thể khuyến khích học sinh đoán đúng từ bằng cách cho điểm. - Cũng có cách đơn giản hơn là không dùng phiếu từ hoăc phiếu tranh, mà giáo viên ghé tai nói thầm cho một học sinh một từ nào đó. Học sinh ấy làm như trên. Ví dụ: Ôn các từ: sad, tired, hot, cold, sick… ( Let’s Sing-Unit 2-Let’s Go 2A.) sick cold tired hot 9/ Simon says - Mục đích của trò chơi này nhằm giúp học sinh nhớ từ và thường được áp dụng cho câu mệnh lệnh ngắn. - Giáo viên hô to các mệnh lệnh. - Học sinh chỉ làm theo các mệnh lệnh của giáo viên nếu giáo viên đọc câu mệnh lệnh bắt đầu bằng câu:“Simon says”. - Giáo viên đọc câu mệnh lệnh, không có câu “Simon says”. Học sinh không được thực hiện mệnh lệnh đó. Nếu học sinh nào thực hiện sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi. - Trò chơi này được áp dụng cho cả lớp, không nên chia theo nhóm hoặc cặp. Ví dụ: Let’s Move- Unit1- Let’s Go 1A.  Nếu giáo viên nói “Simon says: stand up!” học sinh sẽ đứng dậy.  Nếu giáo viên nói: “stand up!” học sinh không được thực hiện mệnh lệnh đó, nếu học sinh nào đứng dậy sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. 10/ Group the words - Mục đích của trò chơi này giúp học sinh nhớ nghĩa của từ và hiểu được thuộc tính của từ. - Giáo viên viết một số từ lên bảng. - Học sinh làm việc theo nhóm để sắp xếp các từ theo từng chủ điểm mà giáo viên đã yêu cầu. - Trong khoảng thời gian nhất định, nhóm nào sắp xếp nhanh và đúng nhất sẽ được khuyến khích bằng điểm. Ví dụ1: Sắp xếp các từ sau vào cột tương ứng: (Let’s Learn- Let’s Go 1B.) Group intorice, right yo-yo, column ball, bread, jump rope, cake, kite, the icewords cream, puzzle, robot, chicken, apple, doll, car, fish, pizza Foods (thøc ¨n) ice cream, rice,…….. Toys (®å ch¬i) kite, yo-yo,……… Hãy sắp xếp các từ trong khung cho đúng cột: Ví dụ 2: round jump rabbit flower short read Adjectives (tính từ) Round ………… ………… ………… catch puddle little Verbs (động từ) jump …………. …………. ………… square cloud throw Nouns (danh từ) flower ……….. ………. ………. 11/ Circle the words - Mục đích của trò chơi này giúp các em nhớ nghĩa của từ và từ loại của từ. - Mỗi hàng ngang có thể 3 hoặc 4 từ (trong đó có 1 từ khác với các từ còn lại). - Giáo viên yêu cầu học sinh khoanh tròn từ đó. - Có thể tổ chức trò chơi này theo nhóm, sử dụng bảng phụ để thực hiện trò chơi. - Yêu cầu cả lớp đọc lại tất cả các từ. Ví dụ: Khoanh tròn từ khác loại với các từ còn lại: 1/ fish pizza milk bread 2/ rabbit car kite doll 3/ read climb play cloud 4/ what where how 5/ your he it she 6/ play catch fly under 7/ is can are am 8/ trees puddle flower they cloud 12/ Symnonym and antonym - Bên cạnh mục đích nhớ từ, hoạt động này còn giúp học sinh mở rộng vốn từ và nhớ từ nhanh hơn. - Giáo viên có thể đưa ra từ, yêu cầu học sinh tìm từ trái nghĩa hay đồng nghĩa. - Học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm để tìm từ. Ví dụ: Let’s Learn Some More- Unit 4- Let’s Go 1A  Give the antonym of the words old # young tall # short pretty # ugly thin # fat Error! Not a valid link.Give the symnonym of the words: beautifull: nice, pretty small : litte near : next to, by 13/ Noughts and crosses - Ngoài việc ôn từ, trò chơi này còn giúp học sinh hiểu và vận dụng từ mới vào trong câu. - Giáo viên vẽ 9 ô có các từ mới lên bảng hoặc chuẩn bị trên bảng phụ. - Chia học sinh thành 2 nhóm: một nhóm là “noughts” (o) và một nhóm là “crosses” (x). - Hai nhóm lần lược chọn các từ trong ô và đặt câu với từ đó. Sử dụng mẫu câu: I can/ can’t …………… . He can/can’t ………….. . She can/can’t…………… . - Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được một (o) hoặc một (x). - Nhóm nào có 3 (o) hoặc (x) trên một hàng ngang, dọc hoặc chéo sẽ thắng cuộc. Ví dụ: o climb a tree throw a ball use chopsticks x speak English ride a pony sing a song write the alphabet read a book Group A: She can climb a tree. Group B: I can’t ride a pony. fly a kite 14/ Rub out and remember - Mục đích của trò chơi này cũng giúp cho học sinh nhớ từ vựng lâu hơn, cũng gần giống như “What and Where” tuy nhiên cần áp dụng thay thế cho nhau để tránh sự nhàm chán cho học sinh. - Sau khi viết một số từ đã học trong bài và nghĩa của chúng lên bảng, giáo viên cho học sinh lặp lại và xóa dần các từ Tiếng Việt hay Tiếng Anh. - Chỉ vào nghĩa Tiếng Việt yêu cầu học sinh nói lại từ bằng Tiếng Anh và ngược lại. - Cho học sinh viết lại từ Tiếng Anh bên cạnh nghĩa Tiếng Việt hoặc nghĩa Tiếng Việt bên cạnh từ Tiếng Anh. - Giáo viên nên khuyến khích bằng điểm đối với các em viết đúng từ. Ví dụ: Let’s Learn-Unit 3-Let’s Go 2A - house (n) : ………….. - …………. (n) : nhà bếp - dinning room (n) : …………. - bathroom (n) : …………. - ………….. (n) : phòng khách - bedroom (n) : ………….. 15/ Relay Race - Cũng tương tự như “Pair Race”, nhưng trò chơi này mang tính tập thể nhiều hơn. - Chia lớp thành nhiều đội, mỗi đội ngồi theo một hàng ngang. - Cho học sinh ngồi đầu mỗi hàng một từ, nhóm từ, hoặc câu. - Học sinh đó nói thầm lại với người ngồi bên cạnh mình nghe. - Cứ như thế cho đến khi từ đó đến với học sinh ngồi cuối hàng. - Khi nhận được từ, học sinh cuối cùng này đứng dậy đọc to từ đó lên rồi chạy nhanh lên bảng viết từ đó lên bảng. - Đội nào hoàn thành trước sẽ thắng. Ví dụ: wrong, find, hear, reach, see, bookshelf ….. Let’s Sing-Unit 4- Let’s Go 2A - wrong: - find: - hear: 16/ Dùng tranh nói từ - Mục đích của trò chơi này cũng nhằm giúp học sinh ôn từ và ôn cả cách dùng từ như danh từ số ít hoặc danh từ số nhiều. - Cho học sinh quan sát tranh và hỏi, đáp. - Sử dụng mẫu câu hỏi đáp: “What is this? – It’s a/an……….” hoặc “What are these? – They’re………..” - Giáo viên đưa tranh và yêu cầu học sinh thực hiện theo cặp Ví dụ: HS1: HS2: What are these? They’re pencils. HS1: What are these? HS2: They are pens. HS1: What’s this? HS2: It’s an eraser. HS1: What is this? HS2: It is a book. 17/ Networks - Mục đích của trò chơi này nhằm giúp học sinh ôn lại hệ thống từ vựng. Ngoài ra còn đặt các từ trong những bài khác nhau vào trong một ngữ cảnh giúp học sinh nhớ từ tốt hơn. - Giáo viên cho chủ điểm và yêu cầu học sinh viết từ tương ứng với chủ điểm đó. - Trò chơi này được thực hiện theo nhóm. - Trong một khoảng thời gian quy định nếu đội nào viết được nhiều từ đúng thì thắng cuộc. Ví dụ: book pen ruler eraser crayon School objects marker pencil bag grandfather baby sister mother Family members brother sister father grandmother
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan