Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi...

Tài liệu Skkn một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi

.DOC
17
2464
130

Mô tả:

1|Page Hà Thanh Huyền – Trường Mầm non Ánh Dương PHÒNG GD&ĐT TP. ĐÀ NẴNG TRƯỜNG MẦM NON ÁNH DƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO 4- 5 TUỔI. GIÁO VIÊN: HÀ THANH HUYỀN Tháng 4 năm 2014 1 2|Page Hà Thanh Huyền – Trường Mầm non Ánh Dương PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG: I. Lí do chọn đề tài: Lênin đã viết “Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là chìa khóa của con người nhận thức để lĩnh hội kiến thức” trong cuộc sống con người, trong việc hình thành và phát triển xã hội loài người, ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, phương tiện giữ gìn, bảo tồn truyền đạt và phát triển kinh nghiệm xã hội loài người, ngôn ngữ là công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm, công cụ giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội. Không có ngôn ngữ, không thể giao tiếp được, thậm chí không thể tồn tại được, nhất là đứa trẻ một sinh thể yếu ớt rất cần đến sự chăm sóc, bảo vệ của người lớn. Ngôn ngữ làm cho đứa trẻ trở thành một thành viên của xã hội loài người. Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động hàng ngày và trong việc hình thành nhân cách trẻ sau này. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ không chỉ có mục đích tự thân. Có ngôn ngữ, tư duy của trẻ sẽ được phát triển. Đây là hai mặt của một quá trình biện chứng có tác động qua lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhau (Galperin: Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em). Ngôn ngữ phát triển làm cho tư duy phát triển. Ngôn ngữ của trẻ phát triển dần theo lứa tuổi, điều đó sẽ giúp trẻ tìm hiểu những hiện tượng sự vật gần gũi xung quanh trẻ, trẻ hiểu được những lời giải thích, gợi ý của người lớn và trẻ tự khẳng định mình trong môi trường đó. Việc phát triển ngôn ngữ làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ, đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ với mọi người xung quanh. Ngôn ngữ còn là phương tiện để trẻ trao đổi những ý nghĩ giao lưu trò chuyện trong lúc chơi, phát triển khả năng tư duy và trí tưởng tượng của trẻ. Thông qua ngôn ngữ, trẻ nhận thức được những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non. Hoạt động phát triển ngôn ngữ không những nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ nghe, nói, tiền đọc và tiền viết, mà giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, nhận thức, tình cảm… đó là chiếc cầu nối giúp trẻ bước vào thế giới lung linh, huyền ảo, rực rỡ sắc màu của xã hội loài người. Vì vậy trẻ phát âm đúng, diễn đạt câu nói mạch lạc, được làm quen với chữ viết tiếng việt, được chuẩn bị sẳn sàng bước vào các lớp tiếp theo là yêu cầu trọng tâm của phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non. Tuy nhiên, để làm tốt điều này yếu tố giáo viên giữ vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển một cách tích 2 3|Page Hà Thanh Huyền – Trường Mầm non Ánh Dương cực nhất của người giáo viên hướng dẫn trẻ như thế nào để ngôn ngữ trẻ phát triển tốt nhất. Chính vì thế mà việc tìm ra một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ là việc làm cần thiết và quan trọng trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Trẻ ít được tham gia các hoạt động tập thể, ít được giao tiếp với mọi người xung quanh nên ngôn ngữ của trẻ có phần hạn chế. Ngoài ra, trẻ mầm non thường phát âm không chính xác chẳng hạn như: ( Lá- ná; cá rô- cá nhô, không - hông, lên - nên, thương – thươn. Hoặc trẻ thường phát âm sai như “ch” và “tr”, “ l” và “n”, “x” và “s”, nhiều lúc trẻ dùng câu còn thiếu chủ ngữ, vị ngữ… dùng lời nói chưa mạch lạc.…nên trẻ chưa tự tin khi giao tiếp, lời nói của trẻ chưa mạch lạc, nói câu chưa đủ ý và một số trẻ khi bày tỏ ý tưởng của mình bằng ngôn ngữ chưa thật sự tốt, khi tham gia vào các hoạt động chơi trẻ chưa mạnh dạn dùng ngôn ngữ nói của mình để nói lên ý tưởng của mình trong nhóm chơi, trong giờ học. Việc trẻ phát âm không đúng chủ yếu là do cơ quan phát âm của trẻ chưa linh hoạt, trẻ chưa biết cách điều chỉnh hơi thở, ngôn ngữ cho phù hợp với nội dung nói. Để giúp trẻ khắc phục được những yếu tố trên thì trẻ cần phải được luyện tập lâu dài, thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi, lồng ghép nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ linh hoạt ở mọi hoạt động. Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò to lớn của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng như thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Tôi luôn trăn trở làm thế nào để khắc phục phần nào đó với thực trạng hiện nay của trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non tôi đã nghiên cứu đề tài “Một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại Trường Mầm non Ánh Dương – Đà Nẵng”. II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và phát huy tối đa tính tích cực ở trẻ trong các họat động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường Trẻ được học tập, vui chơi theo phương châm “ Học mà chơi, chơi mà học”, tạo điều kiện cho trẻ phát huy hết tiềm năng sẵn có của mình để hình thành những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Giúp trẻ phát triển toàn diện 5 mặt phát triển. III. Đối tượng nghiên cứu: Một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Ánh Dương – Đà Nẵng. IV. phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. 2. Phương pháp quan sát, điều tra. 3 4|Page Hà Thanh Huyền – Trường Mầm non Ánh Dương 3. Phương pháp đàm thoại 4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 5. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. V. Phạm vi nghiên cứu: Qua đề tài này đã nghiên cứu: Tại lớp chồi 2 trường Mầm non Ánh Dương – Đà Nẵng. I. PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Cơ sở lí luận: I.1 Một số khái niệm về ngôn ngữ. Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ. Trẻ có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh. Thông qua ngôn ngữ, lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng và hiểu những đặc điểm, tính chất, cấu tạo công dụng … của chúng và trẻ học được từ tương ứng (từ và hình ảnh trực quan đi vào nhận thức của trẻ cùng một lúc). Ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Từ ngôn ngữ giúp cho việc củng cố những biểu tượng đã được hình thành. Một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục trẻ. Từ mục tiêu chung đó, phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ xác định mục đích của mình là phát triển ngôn ngữ cho trẻ để giao tiếp và tư duy. Kiến thức về ngôn ngữ học sẽ là những kiến thức cơ sở giúp cho các nhà giáo dục hiểu đúng nhiệm vụ, tìm ra các phương pháp hữu ích để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Với trẻ ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, đó không chỉ là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh, hình thành những cảm xúc tích cực mà thông qua ngôn ngữ trẻ còn có thể thực hiện được những nhu cầu mong muốn của bản thân. Trẻ có ngôn ngữ tốt sẽ giải thích được những điều trẻ biết với bạn bè người thân, trẻ dễ dàng diễn tả tâm trạng, nhu cầu trong cuộc sống để người khác hiểu mình muốn gì? đó không chỉ là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc mà còn là phương tiện giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức sau này. Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người. Ngôn ngữ và lao động là hai yếu tố cơ bản quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của con người trong xã hội. Ngôn ngữ đã trở thành đối tượng của nhiều ngành khoa học như: Xã hội học, ngôn ngữ học, tâm lý học, giáo dục học…Vậy bản chất của ngôn ngữ học là gì? - Trước hết, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. 4 5|Page Hà Thanh Huyền – Trường Mầm non Ánh Dương Ngôn ngữ chỉ sinh ra trong xã hội do ý muốn và nhu cầu - người ta phải giao tiếp với nhau trong quá trình sống, tồn tại và phát triển. Bên ngoài xã hội loài người ngôn ngữ không thể phát sinh. Ngôn ngữ là cacớ chung của xã hội, đối với mỗi cá nhân ngôn ngữ như là một thiết chế xã hội chặt chẽ, được giữ ghỡn, phát triển trong kinh nghiệm, trong truyền thống chung của cộng đồng. Thiết chế đó là một tập hợp những thói quen như nghe, nói và hiểu được tiếp thu một cách dễ dàng và liên tục ngay từ thời thơ ấu của mỗi chúng ta. Nú như là một cỏớ gì đấy bắt buộc đối với mỗi mọi người trong mọi người. Mặt khác, sự phân biệt giữa ngôn ngữ chuẩn, ngôn ngữ chung của mỗi cộng đồng dân tộc với các biến dạng của nó trong các cộng đồng người nhỏ hơn ( gọi là tiếng địa phương)…cũng chính là những biểu hiện sinh động, đa dạng về tính xã hội của ngôn ngữ. Ngôn ngữ không mang tính di truyền, người ta có được ngôn ngữ là do quá trình học tập, tiếp thu từ những người sống xug quanh. Ở trẻ em để có vốn ngôn ngữ nhất định phải trải qua quá trình học tập lâu dài. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt bởi nú không phụ thuộc vào kiến trúc thượng tầng riêng của một xã hội nào cho nên khi cơ sở hạ tầng nào đó bị phá vỡ kéo theo sự sụp đổ của kiến trúc thượng tầng tương ứng thì ngôn ngữ vẫn là nú. Mặt khác ngôn ngữ không mang tính giai cấp, nú ứng xử bình đẳng với mọi người trong xã hội. 1. 2 Một số quan điểm về sự phát triển của ngôn ngữ trẻ em. * Lý thuyết hành vi chủ nghĩa: O. P. Skinner trong tác phẩm Hành vi bằng lời cho rằng – ngôn ngữcủa trẻ cũng như mọi hành vi khác được hình thành do thao tác quyết định, và sự “ bắt chước” là rất quan trọng. Những thao tác về ngôn ngữ cùng với sự giúp đỡ của người lớn sẽ cho trẻ nhanh chóng trưởng thành về ngôn ngữ. * Lý thuyết tự nhiên chủ nghĩa Noam Chomxky cho rằng: Trẻ em đóng vai trò chính là nhân tố chính trong sự phát triển nhân ngôn ngữ của mình. Ông coi n gụn ngữ có cơ sở sinh học của nú. Thành tựu chỉ có ở con người, con người có cơ quan sản sinh ngôn ngữ trong não bộ, chỉ cần có sự tác động thêm từ bên ngoài (môi trường nói năng) là ngôn ngữ có cơ hội xuất hiện. Dường như suy nghĩ là có sẵn, được tập II. Vai trò của ngôn ngữ: 5 6|Page Hà Thanh Huyền – Trường Mầm non Ánh Dương Ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, nó là đặc trưng chỉ có ở xã hội loài người để phân biệt với các loài động vật khác. Ngôn ngữ được sử dụng như một phương tiện của tư duy, hay còn được hiểu ngôn ngữ là “cái vỏ” của tư duy, là phương thức biểu đạt muốn cho người khác hiểu được những suy nghĩ, nhu cầu, mong muốn của bản thân thông qua lời nói. Chính vì vậy, trong 5 năm đầu đời của trẻ thì việc phát triển ngôn ngữ đặc biệt được các bậc phụ huynh quan tâm. Nhiều trường hợp phụ huynh thấy con mình chậm nói là phụ huynh cho rằng con đang mắc phải bệnh gì đó. Nhưng các bậc phụ huynh không thể dựa vào đó để quy chụp luôn cho con là chậm phát triển, mắc những bệnh bẩm sinh như câm, điếc hay mắc các hội chứng tự kỉ, tăng động giảm chú ý. Việc phát triển ngôn ngữ của trẻ còn phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ đang ở giai đoạn nào. Vì vậy, cần tìm hiểu rõ các biểu hiện, hành vi của trẻ có phải là dấu hiệu bị chậm nói hay không? Và nguyên nhân trẻ bị chậm nói là do đâu. Nếu con bạn 2 – 3 tuổi bạn thấy con không chịu nói hay cách diễn đạt ngôn ngữ kém thì phụ huynh cũng không cần lo lắng quá vì lứa tuổi đó vẫn chưa đáng lo ngại và phụ huynh có thể khắc phục nhược điểm này của con thông qua việc giao lưu với con thường xuyên, dạy con từ những câu đơn giản nhất như phân biệt người thân, tên các đồ vật trong gia đình… Chúng ta đã biết ngôn ngữ nảy sinh từ nhu cầu giao tiếp, từ hoạt động giao tiếp của con người. Điều đó có nghĩa là việc trẻ cần giao lưu, trao đổi với mọi người xung quanh trong những năm đầu đời là vô cùng quan trọng. Nếu trẻ không được thường xuyên nói chuyện, không thường xuyên giao lưu với người khác thì trẻ sẽ không có nhiều vốn từ ngữ, cũng như không biết cách biểu đạt những mong muốn của bản thân mình bằng lời nói, mà chỉ bằng hành động. Ví dụ: Trẻ muốn lấy quả cam nhưng trẻ chưa bao giờ được dạy những từ đó, chưa bao giờ được nghe những từ đó thì trẻ không thể phát âm ra được, lúc này trẻ chỉ có thể thỏa mãn mong muốn của mình qua hành động như chỉ tay, cầm tay người khác lấy đồ cho mình. Chính vì vậy đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Nếu việc trẻ thường xuyên dùng hành động để hướng người khác thỏa mãn mong muốn của bản thân mà không chịu thể hiện suy nghĩ, mong muốn bằng lời nói thì phụ huynh cần phải lưu ý và dành thời gian dạy con, hướng dẫn con ngay lúc đó, con muốn lấy đồ vật gì, muốn làm gì thì phải nói ra. Người ta thường nói “Câm đi liền với điếc” nếu con không có những phản ứng khi bị gọi bất chợt, hoặc không có phản ứng khi bị quát to thì đây có thể cũng là nguyên nhân dẫn đến khả năng chậm nói của trẻ. Vì khi trẻ không nghe thấy, không hiểu người khác đang nói gì trẻ không thể làm theo, nói theo được. Trước tiên, phụ huynh cần kiểm tra khả năng phản xạ của con bằng các câu hỏi, hoặc khi con đang đi thì phụ huynh kiểm tra bằng cách “gọi tên con bất ngờ”, nhờ con làm việc gì đó xem phản ứng của con thế nào? Khi gọi con bất ngờ như vậy thì con có phản ứng quay lại hay không?. Nếu trường hợp gọi con nhiều lần, gọi thường xuyên mà con không có phản ứng gì thì phụ huynh nên cho con kiểm tra về tai xem con có vấn đề gì. 6 7|Page Hà Thanh Huyền – Trường Mầm non Ánh Dương Hiện nay có rất nhiều cơ sở, trung tâm chuyên giáo dục trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Nhưng phụ huynh cũng nên hiểu rằng, không có nơi nào thích hợp nhất dạy trẻ chính là từ gia đình. Vai trò của ngôn ngữ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ vì vậy có rất nhiều phương pháp hiệu quả khắc phục những nhược điểm về ngôn ngữ của trẻ mà các bậc phụ huynh có thực hiện. II. Nội dung và cách thức thực hiện. Qua nghiên cứu, tham khảo các tài liệu có liên quan đến phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi và thực trạng của trẻ tại lớp chồi 2. Qua một thời gian thực hiện bản thân đã nghiên cứu một sốphương pháp để thực hiện các nội dung trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ cũng như phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tại trường mầm non Ánh Dương tôi đã lựa chon và sử dụng các phương pháp sau: Thứ nhất : Phương pháp trực quan Phương pháp trực quan là gì? Phương pháp trực quan là mở ra trước mắt trẻ thế giới xung quanh và hình thành ngôn ngữ cho trẻ, phát triển nhận thức và tư duy của trẻ. Vì vậy phương pháp trực quan là phương pháp chủ đạo trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Phương pháp trực quan được tôi sử dụng trong mọi lĩnh vực dạy nói cho trẻ như: Luyện phát âm, phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc… và được tôi tiến hành trên giờ dạy mọi lúc, mọi nơi. Trong phương pháp trực quan có các nội dung như: Quan sát, tham quan. Vậy quan sát là gì? Quan sát là dạy trẻ sử dụng những giác quan của mình để tích lũy dần những kinh nghiệm, những hình ảnh những biểu tượng và những kĩ xảo ngôn ngữ. Khi tổ chức hoạt động cho trẻ quan sát, cô có thể sử dụng vật thật để cho trẻ được trực tiếp với từng vật cụ thể (trẻ được nhìn, được xem, được sờ, được ngửi… vật ngay trước mặt trẻ) xem xét vật thật giúp trẻ nhận biết tri giác vật một cách khái quát và cụ thể từng chi tiết. Điều đó giúp trẻ suy nghĩ mạch lạc và biểu hiện những ấn tượng của mình bằng lời nói. Thứ 2: Phương pháp tham quan thực tế: + Tham quan: Vậy tham quan là gì? Tham quan là con đường đưa trẻ đến gần vật thật, hiện tượng thiên nhiên từ đó mang lại cho trẻ nguồn không khí trong lành, trẻ được tiếp xúc với nắng gió trẻ được thỏa mãn nhu cầu vận động, vui chơi ngoài trời, trẻ được giao tiếp với nhau về những gì trẻ được trực tiếp nhìn thấy, được quan sát và nói nên điều đó. Ví dụ: Tôi cho trẻ đi tham quan, dạo chơi ngoài trời, khi hướng trẻ quan sát “Góc thiên nhiên của bé”, cô cho trẻ quan sát những loại hoa có trong bồn và gợi hỏi trẻ về những loại hoa mà trẻ biết như; các con quan sát thấy trong bồn hoa có những? gồm những loại hoa gì? Đặc điểm của hoa mười giờ như thế nào? Hoa cúc thì sao?,…. Để cho hoa tươi tốt thì các con phải làm gì? khi cho trẻ 7 8|Page Hà Thanh Huyền – Trường Mầm non Ánh Dương trực tiếp quan sát và đàm thoại trao đổi với trẻ về những gì trẻ khám phá được, sẽ tích lũy dần dần những kinh nghiệm, những hình ảnh, những biểu tượng và dùng phương tiện ngôn ngữ nói để củng cố và diễn đạt lại. Từ đó hình thành và phát triển vốn từ, khơi gợi trẻ ý thức tự khám phá tìm tòi những thay đổi của môi trường thiên nhiên, xã hội quanh trẻ. + Xem phim, băng hình, đĩa VCD, máy chiếu: Hình thức này tôi thường tổ chức cho trẻ xem các đoạn video, băng, đĩa vào các giờ chơi của trẻ như giờ đón trẻ và sau hoạt động chiều với những nội dung tôi chuẩn bị sẳn. Ví dụ: Trước, trong khi dạy trẻ tìm hiểu về “ Một số động vật sống dưới nước” tôi mở video cho trẻ xem trước để trẻ được quan sát, trao đổi, trò chuyện với nhau về đặc điểm, hình dáng, môi trường sống của chúng. Qua đó trẻ được trao đổi với nhau về những gì trẻ thấy như vậy khi vào tiết học trẻ sẽ nhớ lâu hơn và qua trao đổi ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ phát triển. Hoặc cho trẻ xem về các câu chuyện cổ tích, các danh lam thắng cảnh,…khi trẻ được xem các câu chuyện cổ tích trẻ sẽ bắt chước lời thoại của các nhân vật trong truyện, trẻ sẽ tự kể có thể kể chuyện sáng tạo theo những gì trẻ nhớ được sau khi được xem qua video từ đó sẽ giúp trẻ tự tin, diễn đạt mạch lạc và nhớ lâu hơn. Thứ ba: phương pháp đàm thoại: + Đàm thoại là gì? Đàm thoại là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa cô giáo và trẻ. Ví dụ: Tôi cho trẻ quan sát bức tranh về gia đình. Tôi sẽ đàm thoại với trẻ về nội dung của bức tranh đó, qua quan sát đàm thoại về bức tranh trẻ sẽ phải lựa chọn câu từ phù hợp với nội dung của bức tranh và câu hỏi đặt ra của cô để nói lên những gì trẻ quan sát được. Cùng với sự dẫn dắt giúp đỡ của cô sẽ giúp cho đứa trẻ biết được ý nghĩa của một gia đình, sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của những người thân trong gia đình trẻ đối với trẻ,… Mục đích của đàm thoại là cũng cố và hệ thống hóa bằng công cụ ngôn ngữ và tất cả những gì trẻ thu nhận được. + Sử dụng lời nói mẫu: Lời nói mẫu được tôi sử dụng để củng cố, nhắc lại, chính xác hóa từ, câu hay một đoạn văn. + Giảng giải: Tôi dùng lời lẽ của mình để giải thích cho trẻ hiểu biết về bản chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng nào đó. Giảng giải được tôi áp dụng khi sử dụng những từ trẻ đã biết để giải nghĩa những từ trẻ chưa biết, giúp trẻ hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của từ. Từ đó sẽ phát triển vốn từ đó trẻ sẽ không phát âm sai, trẻ sẽ cho trẻ. Ví dụ: Câu nói “ Bà làm việc vất vả” trong câu truyện Tích Chu. Tôi giảng giải cho trẻ biết được từ “ vất vả” nó có nghĩa là phải làm việc cả ngày cả đêm, quên ăn, quên ngủ. 8 9|Page Hà Thanh Huyền – Trường Mầm non Ánh Dương + Chỉ dẫn: Tôi dùng lời nói của mình để chỉ cho trẻ biết cách làm và cách đạt được kết quả cuối cùng của công việc. Ví dụ: Tôi hướng dẫn cho trẻ cách xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp đúng nơi quy định. Với hình thức này tôi sẽ làm cùng với trẻ một vài lần để cho trẻ quen dần và sau đó trẻ sẽ tự mình làm được không cần đến sự chỉ dẫn của tôi nữa. Muốn biết trẻ thực hiện đạt kết quả tốt thì trước khi trẻ thực hiện tôi yêu cầu trẻ phải nói lại những yêu cầu mà tôi đưa ra khi thực hiện công việc đó. Từ đó sẽ giúp trẻ có ý thức hơn trong việc cất đồ dùng, đồ chơi của mình đúng nơi quy định và trẻ cũng có thể sử dụng lời chỉ dẫn của mình để chỉ dẫn cho bạn nếu bạn chưa thực hiện được. + Đánh giá, nhận xét lời nói của trẻ, khen ngợi, tuyên dương: Ví dụ: Dạy trẻ đọc bài thơ “Hoa kết trái” khi trẻ xung phong lên đọc thơ, trẻ đọc thơ to, rõ ràng, diễn cảm hoặc trả lời đúng câu hỏi của cô. Tôi sẽ động viên trẻ, khuyến khích và khen ngợi tuyên dương trẻ kịp thời. Với hình thức này sẽ giúp cho trẻ thấy vui vì được cô giáo và các bạn khen, như vậy chắc giờ học sau trẻ sẽ tiếp tục xung phong tham gia tích cực vào các hoạt động của cô nhằm được khen, như vậy ngôn ngữ của trẻ sẽ được củng cố và phát triển. + Sử dụng câu hỏi: Để trẻ phát triển ngôn ngữ của mình tốt điều đầu tiên là cô giáo phải sử dụng hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, khuyến khích, động viên trẻ trả lời. Ví dụ: Trong giờ học môn văn hoc: Đề tài: thơ “Hoa kết trái”. - Các con vừa đọc bài thơ gì? Hoa kết trái - Bài thơ do ai sáng tác? - Trong bài thơ có những loại hoa nào? - Bài thơ được tác giả muốn nhắc nhở các bạn nhỏ như thế nào?,...? đối với những câu hỏi khó hoặc trìu tượng trẻ khó hiểu tôi khuyến khích trẻ trả lời đồng thời đặt câu hỏi gợi mở giúp trẻ trả lời tốt hơn. Ví dụ: Giáo dục trẻ bảo vệ các loại hoa trong bài thơ “ Hoa kết trái” tôi sẽ đặt câu hỏi “ Con sẽ làm gì nếu thấy bạn bẻ cành, hái hoa” như vậy trẻ sẽ phải suy nghĩ và dùng ngôn ngữ của mình để nói lên cảm nhận của mình khi thấy bạn có hành vi không đúng. Với biện pháp này trẻ sẽ phải tư duy suy nghĩ để tìm ra câu hỏi trả lời, nếu bạn này không trả lời được thì bạn khác sẽ giúp đỡ bạn, lúc này ngôn ngữ nói của trẻ phát triển tốt, lời nói mạch lạc hơn, trẻ tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh. + Đọc thơ (ca dao, tục ngữ, đồng dao…) cho trẻ nghe: Khi đọc thơ, ca dao, tục ngữ, đồng dao cho trẻ nghe giúp trẻ cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu của Tiếng việt. Thông qua việc cho trẻ nghe và trẻ đọc các bài đồng dao, ca dao, 9 10 | P a g e Hà Thanh Huyền – Trường Mầm non Ánh Dương tục ngữ nhiều lần sẽ luyện phát âm vần cho trẻ. Nếu giáo viên sử dụng cho trẻ đọc nhiều lần, đồng thời khuyến khích động viên trẻ đọc giống cô sẽ sửa sai được việc phát âm vần cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ của trẻ sẽ được cũng cố và phát triển. + Kể và đọc chuyện: Là giúp trẻ làm quen với văn học, trong khi kể tôi luôn kể đầy đủ nội dung của cốt truyện, các tình tiết của truyện và thể hiện được tình cảm, hành động của nhân vật, giọng kể đúng với từng nhân vật trong truyện, phản ánh rõ ràng lời thoại của nhân vật trong truyện. Còn khi đọc truyện tôi đọc lại nguyên văn câu truyện sau đó đàm thoại với trẻ về các nội dung cũng như những nhân vật trong cốt truyện. Nhằm giúp trẻ nhớ được nội dung truyện, trẻ bắt chước giọng kể của cô và nhập vai vào các nhân vật bằng chính ngôn ngữ nói của mình. Trước khi cho trẻ kể truyện, tôi thường cho trẻ xem tranh sau đó tôi dùng lời nói tả lại tranh, các hàng động của từng nhân vật trong tranh. Điều này sẽ giúp trẻ biết được các sự kiện, hàng động của nhân vật trong tranh. Từ đó giúp trẻ tích lũy vốn từ và học được cách thể hiện qua giọng đọc, giọng kể của cô và trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ và sự hiểu biết của mình để kể lại câu truyện. Qua bài học này có tác dụng làm giàu vốn từ (đặc biệt là vốn từ nghệ thuật), phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm nghệ thuật diễn đạt bằng ngôn ngữ văn học. Thứ tư: Phương pháp thực hành. Phương pháp thực hành là trẻ phải trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp, sử dụng lời nói của mình. Với phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải chú trọng vệc cho trẻ tích cực tham gia vào sử dụng lời nói của trẻ. Từ đó sẽ giúp trẻ phát âm đúng, phát triển ngôn ngữ, cũng cố vốn từ, diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc. Thông qua đọc các bài đồng dao, bài thơ, trao đổi ngôn ngữ qua các hoạt động đóng vai theo chủ đề . Ví dụ : Cho trẻ dọc bài đồng dao: “Lúa ngô là cô đậu nành” Đậu nành là anh dưa chuột Dưa chuột là ruột dưa gang Dưa gang là nàng dưa hấu Dưa hấu là cậu lúa ngô. Lúa ngô là cô đậu nành. Với bài đồng dao này tôi sẽ luyện cho trẻ những từ khó như “l”, “n” giúp cho trẻ phân biệt được “l”, “n” và phát âm đúng. * Thứ năm: Phương pháp sử dụng trò chơi Phương pháp sử dụng trò chơi là sử dụng các trò chơi để phát triển lời nói cho trẻ. Trong phương pháp này tôi sử dụng các trò chơi khác nhau để tổ chức 10 11 | P a g e Hà Thanh Huyền – Trường Mầm non Ánh Dương cho trẻ nhằm mục đích phát triển các lĩnh vực ngôn ngữ (luyện phát âm, phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp). Ví dụ 1: Trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ: Trò chơi dân gian “Chi chi chành chành” + Mục đích luyện phát âm các vị trong từ, trong câu, phát âm các thanh điệu, cũng cố vốn từ, phát triển ngôn ngữ. + Cách chơi: Trong nhóm chơi (khoảng 5-6 trẻ), một trẻ xòe bàn tay (làm cái) để trẻ khác đặt ngón trỏ vào tất cả trẻ đọc lời đồng dao: Lời: Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa đứt cương Ba vương ngũ đế Bắt dế đi tìm Ù à ù ập Trẻ vừa đọc đồng dao vừa đặt ngón trỏ vào lòng bàn tay của trẻ làm cái. Đến tiếng “ ập”của câu cuối cùng thì trẻ làm cái nắm chặt bàn tay lại và tất cả phải rút ngón tay trỏ của mình ra thật nhanh. Trẻ nào rút chậm bị nắm ngón tay là thua cuộc và thay trẻ “ làm cái” xòe tay để các trẻ khác chơi. * Tháng 09-10-11: Tôi tăng cường rèn luyện khả năng phát âm cho trẻ. Việc rèn luyện bộ máy phát âm cho trẻ là: Phát triển sự linh hoạt của lưỡi, môi, hàm dưới, răng sự chuyển động nhịp nhàng linh hoạt của bộ máy phát âm sẽ giúp cho âm thanh ngôn ngữ chuẩn hơn. Để làm được việc này trước tiên tôi phải lựa chọn bài thơ, bài ca dao, đồng dao phù hợp với học sinh của lớp mình. Sau đó tổ chức cho trẻ đọc theo cô. Trước tiên giọng đọc của cô phải diễn cảm, nét mặt, cử chỉ điệu bộ của cô cũng rất quan trọng trong việc rèn luyện phát âm cho trẻ. Khi đọc cô phải đọc to, rõ ràng và giải thích những từ khó cho trẻ hiểu. khi trẻ phát âm sai cô phải sửa sai cho trẻ kịp thời. Điều đặc biệt là cô không nên nhắc đi nhắc lại cái sai của trẻ, không nên quát mắng hay nạt trẻ mà phải nhẹ nhàng động viên hướng dẫn trẻ. Ví dụ: Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng. Luyện thở ngôn ngữ cho trẻ là luyện cho trẻ kĩ năng hít vào nhanh, ngắn và thở ra nhịp nhàng, tạo điều kiện cho khẳ năng nói các câu một cách thoải mái trong quá trình diễn đạt. Thở ngôn ngữ đúng tạo điều kiện phát âm rõ nét, giữ 11 12 | P a g e Hà Thanh Huyền – Trường Mầm non Ánh Dương được cường độ nói phù hợp. Còn đối với việc luyện giọng cho trẻ là rèn luyện tính của giọng nói: Cao độ, cường độ, âm sắc. phương pháp cơ bản để luyện giọng cho trẻ là đọc và kể diễn cảm dưới nhiều cách khác nhau. Làm thế nào để rèn khả năng phát âm là trẻ phải phát âm đúng tất cả các âm vị trong tiếng việt. Tháng 12-01-02:Tôi tăng cường sửa các lỗi phát âm của trẻ +Nguyên nhân mà trẻ hay mắc lỗi đó là do bộ máy phát âm của trẻ chưa phát triển toàn diện. Do môi trường giao tiếp, sự nuông chiều của người lớn, tiếng địa phương của từng nơi khác nhau. +Các lỗi trẻ thường hay mắc đó là:  Lỗi về âm đầu : Con hươu thành con hiu.  Lỗi về âm đệm : Thuyền thành tiền.  Lỗi về âm chính: khuyết thành khiết  Lỗi về âm cuối: Máy may thành máy bai  Lỗi về thanh điệu. Ghế thành nhế Để sửa lỗi phát âm cho trẻ trước tiên tôi phải sẽ cho trẻ xem tranh, vật thật . Việc sửa lỗi phát âm sai cho trẻ tôi sẽ tiến hành thường xuyên và mọi lúc, mọi nơi trong hoạt động trong ngày. Khi trẻ phát âm sai không nên nhắc lại cái sai của trẻ mà cần cung cấp ngay âm đúng và yêu cầu trẻ nói lại. Tháng 02-03-04-05 tôi vẫn tiếp tục rèn luyện cho trẻ về khả năng phát âm và sửa các lỗi phát âm sai của trẻ. Ở thời gian này trẻ đã phát âm tương đối chuẩn các lỗi phát âm của trẻ cũng đã giảm hơn đáng kể. Lúc này tôi sẽ đưa các trò chơi như là : Trò chơi cái gì trong túi, con gì kêu, chiếc nón kì diệu, cái gì biến mất. để sữa những lỗi phát âm cho trẻ. Từ đó sẽ khắc phục được các lỗi phát âm sai của trẻ. PHẦN II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON: Trường mầm non là nơi tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn vẹn nhân cách cho trẻ, trong đó vai trò của nhà giáo dục và hoạt động tích cực của từng các nhân trẻ có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ của từng trẻ nói riêng. Song trên thực tế để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ giáo viên mầm non đã làm gì để cung cấp cho trẻ vốn từ phong phú, dạy trẻ phát âm chuẩn? Hay khi hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động ngôn ngữ giáo viên đã phát huy được tính tích cực, đã tạo điều kiện cho trẻ được luyên tập khả năng nói, phát âm chính xác, sử dụng từ đúng để diễn đạt ý nghĩ của mình trong các tình huống khác nhau của hoạt động ngôn ngữ chưa ?... 12 13 | P a g e Hà Thanh Huyền – Trường Mầm non Ánh Dương Trẻ ít được tham gia các hoạt động tập thể, ít được giao tiếp với mọi người xung quanh nên ngôn ngữ của trẻ có phần hạn chế. Ngoài ra, trẻ mầm non thường phát âm không chính xác chẳng hạn như: ( Lá- ná; cá rô- cá nhô, không - hông, lên - nên, thương – thươn. Hoặc trẻ thường phát âm sai như “ch” và “tr”, “ l” và “n”, “x” và “s”, nhiều lúc trẻ dùng câu còn thiếu chủ ngữ, vị ngữ… dùng lời nói chưa mạch lạc.…nên trẻ chưa thật sự tự tin khi giao tiếp, lời nói của trẻ chưa mạch lạc, nói câu chưa đủ ý và một số trẻ khi bày tỏ ý tưởng của mình bằng ngôn ngữ chưa thật sự tốt, khi tham gia vào các hoạt động chơi trẻ chưa mạnh dạn dùng ngôn ngữ nói của mình để nói lên ý tưởng của mình trong nhóm chơi, trong giờ học. Việc trẻ phát âm không đúng chủ yếu là do cơ quan phát âm của trẻ chưa linh hoạt, trẻ chưa biết cách điều chỉnh hơi thở, ngôn ngữ cho phù hợp với nội dung nói. Để giúp trẻ khắc phục được những yếu tố trên thì trẻ cần phải được luyện tập lâu dài, thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi, lồng ghép nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ linh hoạt ở mọi hoạt động. Khả năng phát âm của trẻ chưa đúng , khả năng tạo câu và sử dụng từ chưa chính xác, các thành phần câu còn thiếu, trật tự còn lộn xộn, chưa mạch lạc vì do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. PHẦN IV: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. Trẻ đã phát huy được tính tích cực trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của mình, trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp, diễn đạt lời nói rõ ràng mạch lạc, trẻ phát âm đúng, ngôn ngữ vốn từ của trẻ phát triển rất tốt. Kết quả thu được: Qua quá trình thực hiện “Một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi” tại trường mầm non Ánh Dương thì trong quá trình khảo sát và thực hiện biện pháp trên trẻ ngày càng hiệu nghiệm và chất lượng của các cháu ở tuổi mẫu giáo 4 – 5 tuổi đã được nâng lên rõ rệt. Trong thời gian qua, để có được những kết quả đó nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi rất nhiều, nhất là sự giúp đỡ của các đồng nghiệp đối với tôi, các bậc phụ huynh đã giúp tôi thực hiện tốt đề tài của mình. Đó cũng là sân chơi lành mạnh thông qua các giờ học như; kể truyện, đọc thơ,... giúp trẻ phát triển tốt về ngôn ngữ của mình, trẻ luôn chủ động tham gia vào các hoạt động trên lớp, tự tin giao lưu với mọi người xung quanh. PHẦN V . KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:  Kết luận. Ngôn ngữ có vai trò rất lớn đối với con người đặc biệt là trẻ mầm non vì ngôn ngữ là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới 13 14 | P a g e Hà Thanh Huyền – Trường Mầm non Ánh Dương xung quanh, tiếp thu khoa học và bồi bổ tâm hồn, giúp hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ sau này. Ngôn ngữ còn là phương tiện để phát triển tư duy, tình cảm, đạo đức, thẫm mĩ, thông qua ngôn ngữ trẻ lĩnh hội được nền văn hóa của dân tộc. Phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ. Công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ đã được nhà giáo dục mầm non Liên Xô nổi tiếng E.I.TI Khe va xem là khâu chủ yếu nhất của hoạt động trong trường mẫu giáo, là tiền đề trong sự thành công của công tác khác. Chính vì thế mà việc lựa chọn các phương pháp phù hợp để lồng ghép trong tổ chức các hoạt động cho trẻ, nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất đó là một trong những mục tiêu giáo dục trẻ mà giáo viên cần phải chú trọng hàng đầu. Tầm quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi là rèn cho trẻ khả năng phát âm đúng, phát triển khả năng tạo câu và sử dụng từ chính xác,…mạnh dạn, tự tin sử dụng ngôn ngữ nói của mình để bày tỏ những suy nghĩ của mình với người khác một cách mạch lạc, đúng nội dung trẻ muốn trình bày. Để cho công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ có hiệu quả và kết quả như mong đợi trong quá trình giảng dạy, đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải tâm huyết với nghề, thường xuyên tìm tòi tạo ra những cái mới trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ. Điều quan trọng hơn cả là phải thường xuyên sử dụng đồ dùng trực quan, phải biết lựa chọn và sử dụng các phương phát phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách linh hoạt, lồng ghép sáng tạo, đúng mục đích, phù hợp với từng hoàn cảnh và đựa vào tình hình đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ cần kiên trì, cần được tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động khác nhau và cần một khoảng thời gian dài, cần phải thường xuyên tạo cho trẻ môi trường ngôn ngữ lành mạnh, phong phù. Thường xuyên phối hợp với phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng. Có như vậy thì mới đạt được kết quả tốt nhất.  Kiến nghị  Đối với phòng giáo dục: Để cho công tác tổ chức thực hiện một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo có chất lượng hơn thì PGD cần hỗ trợ kinh phí mua, cấp bổ sung thêm đồ dùng trang thiết bị dạy học mầm non. Thường xuyên mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.  Đối với ban giám hiệu nhà trường: 14 15 | P a g e Hà Thanh Huyền – Trường Mầm non Ánh Dương Cần quan tâm đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non từ đó sẽ giúp để giáo viên và tư vấn cho giáo viên trong công tác chuyên môn nhằm phục vụ trong công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ  Đối với các bậc phụ huynh: Tạo cơ hội để trẻ có thể giao lưu, giao tiếp: Việc tạo môi trường giao lưu cho trẻ rất quan trọng. Tâm lý trẻ theo “cơ chế bắt chước” những người khác vì vậy việc trẻ được giao lưu với những người xung quanh sẽ giúp trẻ hình thành cho mình vốn từ ngữ phong phú hơn. Phụ huynh phải thường xuyên cho con đến những nơi có hoạt động tập thể, những nói đông người, đến lớp học để trẻ có nhiêu cơ hội để giao lưu, vui chơi như vậy mới tạo được môi trường cho trẻ hoạt động giao tiếp. Vai trò của ngôn ngữ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, nó chính là công cụ để trẻ có thể biểu đạt từ suy nghĩ thành lời nói, từ lời nói thành hành động. Vị vậy, các bậc phụ huynh cần tạo cho trẻ môi trường trải nghiệm tích cực để những năm đầu đời trẻ có được vốn từ vựng vững chắc. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng,ngày 25 tháng 04 năm 2014 Người viết HÀ THANH HUYỀN 15 16 | P a g e Hà Thanh Huyền – Trường Mầm non Ánh Dương TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1.Nguyễn Thị Hòa giáo trình giáo dục tích hợp ở bậc mầm non nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.( 2005) 2.Đinh Hồng Thái giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.( 2005) 3.Nguyễn Ánh Tuyết giáo dục mầm non những vấn đề lí luận và thực tiễn. 16 17 | P a g e Hà Thanh Huyền – Trường Mầm non Ánh Dương 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan