Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn một số phương pháp hạn chế tình trạng chơi, nghiện game của học sinh...

Tài liệu Skkn một số phương pháp hạn chế tình trạng chơi, nghiện game của học sinh

.DOC
16
362
109

Mô tả:

Một số phương pháp hạn chế tình trạng chơi, nghiện game của học sinh PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Xã hội ngày càng phát triển, các em học sinh càng có nhiều hình thức vui chơi giải trí khác nhau. Việc tiếp cận công nghệ thông tin của các em rất đơn giản giúp các em có cơ hội thu thập thêm các kiến thức bổ ích hỗ trợ cho việc học của mình. Nhưng nếu sử dụng công nghệ thông tin vào mục đích không lành mạnh thì gây ra tác hại rất lớn với các em, điển hình là việc chơi game online. Chơi game online nếu kiểm soát được về nội dung game, thời gian, hành vi, tài chính..... thì đó là một hình thức giải trí tích cực, nhưng nếu không kiểm soát được bản thân dẫn đến nghiện thì hậu quả là không hề nhỏ, nó ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, hành vi, đạo đức, tương lai .... của người chơi, ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Nhất là đối với học sinh THCS, lứa tuổi mà cần nhiều thời gian để học hành và phát triển thể chất, nếu các em suốt ngày ngồi bên máy tính và sống trong thế giới ảo thì tác hại của game online còn nghiêm trọng hơn ... Hiện nay tình trạng chơi game mà chủ yếu là game online trong học sinh là phổ biến, có thể gặp ở học sinh của hầu hết các trường học. Trường THCS nơi tôi hiện đang giảng dạy cũng không ngoại lệ, đã có nhiều học sinh từ chơi cho vui rồi đến ham, nghiện game online. Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã có những chương trình hành động chống tác hại của trò chơi trực tuyến , nhiều ban ngành đoàn thể, nhà trường cũng có những biện pháp hạn chế tình trạng chơi, nghiện game trong học sinh và cũng đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên tình trạng học sinh chơi, nghiện game và tác hại của nó vẫn còn đó như nhiều em vẫn trốn học, bỏ tiết để chơi game, không dành thời gian cho việc học bài ở nhà . Là một giáo viên đã từng thấy nhiều học sinh trốn tiết, bỏ học để chơi game online tôi đã tìm hiểu và áp dụng một số biện pháp giáo dục với mục tiêu hạn chế tình trạng chơi game của các em để tránh những hậu quả do những trò chơi đó gây ra. Tôi đã nghiên cứu tình trạng chơi game online của học sinh bằng cách tìm hiểu qua sách báo, các nguồn thông tin từ các phương tiện truyền thông, quan sát, điều tra, hỏi han lấy thông tin từ học sinh, thử nghiệm các phương pháp giáo dục trong một năm tại trường, đặc biệt là lớp 7A và tôi đã đúc rút ra được “Một số phương pháp hạn chế tình trạng chơi, nghiện game của học sinh”. 1/16 Một số phương pháp hạn chế tình trạng chơi, nghiện game của học sinh II. MUC ĐÍCH NGHIÊNN CỨ: Để học sinh thấy được tác hại của việc chơi và nghiện game, từ đó có thể tự ý thức giúp bản thân tránh được nghiện game. Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm và mạnh dạn đưa ra những đề xuất để lãnh đạo các nhà trường quản lý tốt hoạt động này, góp phần hoàn thiện mục tiêu đào tạo cấp học của nhà trường. Từ đó góp phần thúc đây giáo dục toàn diê ̣n cho học sinh. III. NỘI D́NG NGHIÊNN CỨ: Tìm hiểu, lấy thông tin từ học sinh về tình trạng chơi game của các bạn trong lớp, trong trường, kết hợp quan sát, điều tra từ các nguồn như: Phụ huynh, người dân địa phương để nắm bắt kịp thời thực trạng chơi và nghiện game của hoạc sinh trong lớp, trong trường. Tìm hiểu qua sách báo, các phương tiện truyền thông để hiểu rõ hơn về tình trạng chơi và nghiện game ở lứa tuổi học sinh cấp THCS, những tác hại mà nó đem đến cũng như tìm hiểu những biện pháp giáo dục giúp học sinh hạn chế chơi và nghiện game online. IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊNN CỨ: Nghiên cứu về tình trạng chơi, nghiện game của học sinh lớp 7A năm học 2016 – 2017, nghiên cứu tìm các biện pháp để giáo dục học sinh hạn chế chơi và nghiện game online. V. THÀNH PHẦN THAM GIA NGHIÊNN CỨ 1. Phạm vi nghinn ứu: Do thời gian hạn chế nên đề tài chi nghiên cứu ở phạm vi tại trường THCS và chi giới hạn trong năm học 2016 – 2017. Những biện pháp đề xuất không thể đáp ứng tính khái quát, nhưng tôi mong rằng các biện pháp này có thể áp dụng với các trường THCS có hoàn cảnh tương tự trên địa bàn huyện, thành phố. 2. Đối tượng điều tra, khảo sát Học sinh lớp 7A trường THCS. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNN CỨ: 1. Nghiên cứu cơ sở lý luâ ̣n được họcc các tài liê ̣u, văn bản pháp quy, văn bản chi đạo viê ̣c thực hiê ̣n chương trình phòng, chống tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh. 2. Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt đô ̣ng liên quan đến tình trạng chơi, nghiện game của học sinh. 2/16 Một số phương pháp hạn chế tình trạng chơi, nghiện game của học sinh 3. Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp với giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh về những vấn đề liên quan đến tình trạng chơi, nghiện game. 4. Phương pháp phân tích, tổng hợp 5. Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiê ̣m. 6. Phương pháp thống kê. VII. KẾ HOẠCH NGHIÊNN CỨ Đề tài được nghiên cứ trong suốt năm học 2016 – 2017, kết quả nghiên cứu được tính ra % trong từng giai đoạn: đầu năm học, cuối học kì I và cuối năm học. 3/16 Một số phương pháp hạn chế tình trạng chơi, nghiện game của học sinh PHẦN II PHẦN NỘI D́NG I. CƠ SỞ LÝ ĹẬN : - Game nghĩa là trò chơi, game online nghĩa là trò chơi trực tuyến trên internet mà người chơi có thể chơi với máy tính hoặc chơi với nhiều người ở những nơi khác nhau thông qua hệ thống máy chủ . - Người nghiện game online là chơi quá nhiều, cản trở cuộc sống bình thường, cô lập mình với những người xung quanh, mất dần các mối quan hệ, các sở thích trước đây, sự quan tâm của họ đến game nhiều hơn bất cứ mối quan tâm nào khác trong cuộc sống. Người nghiện game online luôn có nhu cầu chơi ngày càng nhiều hơn thì họ mới thấy thoải mái, khi chơi họ cảm thấy thích thú, dễ chịu, nếu không được chơi họ thấy khó chịu, bị ức chế và có thể có những hành vi chống đối, bạo lực . - Tác hại của việc chơi game online đối với học sinh: vì chơi quá nhiều dẫn đến các em không có nhiều thời gian để tham gia các hoạt động khác có lợi cho sự phát triển của mình như học tập, thể thao, các hoạt động tập thể khác, dẫn đến lực học sa sút, cơ thể mệt mỏi, khả năng hiểu biết xã hội kém, thường xuyên không chấp hành nội quy trường lớp, có em kiệt sức vì chơi game. Luôn sống trong thế giới ảo, nhiều em bị hoang tưởng, gán những tình tiết trong game vào cuộc sống hiện tại. Đặc biệt là nghiện những loại game có nội dung bạo lực, không lành mạnh thì các em dễ học theo để có thể có những hành vi đạo đức xấu, đôi khi là nguy hiểm. II. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi : Tại trường THCS Lương Mỹ, dưới chi đạo của các ban, ngành đoàn thể, UBND xã, BGH trường .... đã có những chương trình hành động, biện pháp giáo dục hạn chế được phần nào tình trạng chơi game của học sinh như: Không có những điểm kinh doanh internet gần trường học, nhà trường đã thực hiện các công văn hướng dẫn về tránh tác hại của trò chơi trực tuyến, tuyên truyền những tác hại của game cho học sinh trong những buổi chào cờ...... Giáo viên chủ nhiệm luôn quan tâm sát sao đến HS, nắm bắt kịp thời những học sinh trong lớp chơi và có thể ngghiện game để kịp thời động viên, nhức nhở các em. Học sinh trong trường, nhất là học sinh nam có rất nhiều các em đã từng chơi, ham chơi game online nhưng những em nghiện, bị ảnh hưởng từ game như 4/16 Một số phương pháp hạn chế tình trạng chơi, nghiện game của học sinh bạo lực, trộm cắp ... thì không nhiều, việc hạn chế các em chơi là hạn chế được những nguy cơ trên . Phụ huynh học sinh phần lớn đã nhận thức được các tác hại mà game online mang lại nên rất hợp tác với giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lý, động viên con em mình tránh xa game online không lành mạnh. Thực tế có cả học sinh chơi, nghiện game là nữ nhưng tại trường và trong lớp 7A hầu như là học sinh nam. 2. Khó khăn - han ưhế: - Có nhiều loại game với các nội dung và hình thức khác nhau, có những game về giáo dục, game phát triển trí tuệ nhân cách như các cuộc thi về giải toán, lý và tiếng anh trên mạng, tuy nhiên bên cạnh đó không thiếu những game không lành mạnh và chưa phù hợp với lứa tuổi các em. Nhiều gia đình có máy tính kết nối mạng để tạo điều kiện cho con được học tập tốt hơn, nhưng do không có thời gian cũng như kiến thức cần thiết để quản lý con. Vì thế các em đã lợi dụng việc học bài trên máy internet, tranh thủ lúc bố mẹ không kiểm soát liền đăng nhập vào game. - Trong các quán internet trong giờ học hay ngoài giờ vẫn có nhiều học sinh chủ yếu là chơi game online, đã từng có học sinh đi học định vào chơi một lát nhưng khi em rời khỏi quán internet cũng là lúc các bạn đã tan học về, khi được hỏi em đã nói mải chơi và quên mất là mình còn phải đi học chứng tỏ nhiều em bỏ học để chơi và sự lôi kéo, cuốn hút của game online với các em là rất lớn. Vì nhiều học sinh tại trường chủ yếu ham chơi những loại game online có tính chất bạo lực, có nội dung li kì rất hấp dẫn với tâm lí học sinh như liên minh, đột kích,…khi chơi những game này, các em cảm giác mình được hóa thân trở thành các nhân vật anh hùng, có sức mạnh phi thường. - Những biện pháp đã áp dụng đa phần mang tính chất tuyên truyền, chưa thực hiện sâu rộng và hiệu quả. Những điểm kinh doanh dịch vụ internet đã được dời xa trường học hơn (theo quy định phải cách trường ít nhất 200m) nhưng học sinh vẫn có thể đến và chơi thậm chí các em còn có thể phần nào tránh được sự kiểm soát của cha mẹ , thầy cô ... - Đời sống còn khó khăn, nhiều phụ huynh mải lo làm ăn mà chưa thật sự quan tâm đến con em mình về mọi mặt, đặc biệt là quản lý con cái về thời gian. Có trường hợp em học sinh lớp 7, bố mẹ phải đi làm từ sáng sớm, đến chiều muộn mới về, để con ở nhà một mình tự lo ăn uống, học hành. Thế nhưng khi bố mẹ ra khỏi nhà thì con cũng đi thẳng ra quán nét, nhịn cả ăn uống, quên luôn việc đến lớp đến trường, cứ như vậy suốt mấy ngày liền. Một thời gian sau, khi giáo viên chủ nhiệm tìm được em ở quán internet và thông báo cho bố mẹ thì bố 5/16 Một số phương pháp hạn chế tình trạng chơi, nghiện game của học sinh mẹ em quá bàng hoàng khi không còn nhận ra đó là đứa con ngoan ngoãn mà mình từng rất tin tưởng và yên tâm. - Chơi game nhiều với học sinh là có hại nhưng không có quy định nào cấm không được kinh doanh dịch vụ internet trong đó có game online - Nhiều phụ huynh không hiểu biết nhiều về internet nên chưa biết cách hướng dẫn con mình sử dụng có hiệu quả bởi tính hai mặt của internet. 3. Nguynn nhân dẫn đến họư sinh ưhơi và nghiện gạme online: - Do bạn bè rủ rê lôi kéo, lúc đầu chơi thử sau vì sự hấp dẫn của game dẫn đến ham rồi nghiện. Theo một điều tra nhỏ của tôi trong một lớp 9 thì 90% các học sinh nam đã từng chơi game online, có em chơi vì các bạn trong lớp chơi và thường xuyên nói chuyện về game nên tò mò và không muốn mình là người ngoài cuộc, “lạc hậu”. Không phải tất cả các em chơi game đều dẫn đến nghiện nhưng trong đó có những em chơi thường xuyên và có những em đã có biểu hiện nghiện game online. - Trường THCS vẫn còn nhiều học sinh yếu kém về học lực. Chán học, học kém, không hứng thú với trường lớp cũng là nguyên nhân để các em tìm đến game, thấy niềm vui được thể hiện mình qua những trò chơi, nhiều em tự hào về những chiến tích của mình khi chơi game mà không ý thức được hậu quả lâu dài mà nó mang lại. - Học sinh thiếu những sân chơi lành mạnh như thể thao, nghệ thuật ..... - Thiếu kĩ năng sống, không có đủ bản lĩnh để tránh xa những cám dỗ nhất thời, không lường được hậu quả của việc mình làm. - Do các em gặp những chuyện không hay trong cuộc sống về gia đình, trường lớp, bạn bè ... khiến các em tìm niềm vui khác ở game. - Sự quản lí học sinh không chặt chẽ của phụ huynh và giáo viên, đặc biệt là trong dịp nghi hè, thời gian rảnh rỗi nhiều, các em lúc đầu chi thử cho biết và sau đó dẫn đến ham, đến nghiện và đến lúc vào năm học mới rồi nhưng các em không dứt ra được. - Do tâm lý hiếu thắng, thích thể hiện ở lứa tuổi học sinh THCS. - Các em có thể thu được lợi nhuận từ game nếu chơi được nhiều điểm và bán lại nick cho người khác mặc dù kiếm tiền kiểu này không phải là dễ dàng. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG CHƠI, NGHIỆN GAME CỦA HỌC SINH: Mục tiêu của các giải pháp này là ngăn ngừa, đưa các em ham chơi game hoặc những em bắt đầu có biểu nghiện game tránh xa dần trò chơi có hại này để các em về với cuộc sống bình thường vốn có và cố gắng với nhiệm vụ học tập của mình. Còn với những học sinh đã ''nghiện nặng'' để bỏ được thì cần đến sự 6/16 Một số phương pháp hạn chế tình trạng chơi, nghiện game của học sinh tác động của nhiều yếu tố, trong đó có phải kể đến các biện pháp giáo dục của giáo viên và sự vào cuộc tích cực của phụ huynh. Trong khả năng và quyền hạn của mình tôi đã phối hợp với giáo viên chủ nhiệm áp dụng và thấy giáo viên chủ nhiệm có thể áp dụng những biện pháp sau để hạn chế tình trạng chơi game của học sinh lớp mình: 1. Điều tra, tị̀m hiểu tình trang ưhơi gạme ưủa họư sinh trong lớp: - Giáo viên có thể chọn ra trong lớp một vài em học sinh làm “liên lạc”, những em này có nhiệm vụ thâm nhập thực tế, điều tra các bạn trong lớp và khi phát hiện có bạn bắt đầu chơi hay bị rủ rê,….thì báo nhanh cho giáo viên để giáo viên kịp thời nắm bắt và có biện pháp xử lý. Đội ngũ này nên bổ sung thêm các thành viên là những học sinh từng chơi game nhưng đã ý thức được tác hại của nó và bỏ được thì hiệu quả càng cao. - Tìm hiểu tình hình, mức độ chơi game của lớp chủ nhiệm bằng cách nói chuyện cởi mở với học sinh trước toàn lớp hoặc nói chuyện với một nhóm học sinh, giáo viên để xem trong lớp có bao nhiêu học sinh thường chơi game, mức độ chơi như thế nào? Hay chơi ở đâu? Chơi với ai? Vào thời gian nào? Thậm chí học sinh còn có thể cho biết bạn đã lấy tiền ở đâu để chơi game, bởi vì không ai cung cấp thông tin về học sinh của một lớp bằng chính học sinh của lớp đó. Từ đây giáo viên chủ nhiệm ''khoanh vùng'' những học sinh cần lưu tâm trong vấn đề này. - Đặc biệt giáo viên cần nắm bắt được ai là người có vai trò chủ đạo trong việc lôi kéo, dụ dỗ và kích động các bạn trong lớp tham gia chơi game, từ đó có biện pháp nhắc nhở, phân tích cho em ấy hiểu mình chơi game là không đúng, lại còn lôi kéo bạn khác cùng chơi là hành vi xấu, có thể dùng các biện pháp mạnh tay như viết bản cam kết, hạ hạnh kiểm, hay đưa ra hội đồng ki luật nhà trường, đồng thời với đó giáo viên phân tích để các bạn khác hiểu và không nghe theo lời dụ dỗ của bạn. - Trực tiếp quan sát cũng như tìm hiểu thông tin từ những người dân xung quanh các điểm kinh doanh internet để nắm bắt kịp thời những học sinh thường xuyên chơi game. - Giáo viên cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến việc chơi và nghiện game online của các em: có chuyện buồn, áp lực học hành hay do bị bạn bè rủ rê lôi kéo,…. Từ đó mới có biện pháp giáo dục hợp lý và hiệu quả. 2. Tuynn truyền giúp họư sinh hiểu rõ táư hai ưủa việư ưhơi và nghiện gạme online: - Tuyên truyền về tác hại của game online cho học sinh và phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh, sinh hoạt lớp, giáo dục ngoài giờ lên lớp ... 7/16 Một số phương pháp hạn chế tình trạng chơi, nghiện game của học sinh bằng những trường hợp nghiện game cụ thể mà các em thấy quanh mình, qua sách báo, phim ảnh. Có thể kể cho các em nghe những “tấm gương” chưa tốt trong lớp, trong trường mình vì mải chơi game mà bỏ bê việc học, bỏ lỡ tương lai, hay những câu chuyện về những học sinh vì chơi game bạo lực nhiều dẫn đến lệch lạc về ý thức, hành động và suy nghĩ, lúc nào cũng nghĩ mình là những anh hùng, nhân vật chính nghĩa trong game. Cũng vì “chính nghĩa ảo” đó mà nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra: Lời nói, hành vi không chuân mực với ông bà cha mẹ và những người xung quanh, thậm chí là đánh nhau, ra tay giết người mà bản thân không kiểm soát được hành vi của mình. Hay như có bạn chi vì thiếu tiền chơi game dẫn đến trộm cắp, phạm pháp, điển hình như có bạn chi vì xin bà tiền chơi game không được mà nỡ ra tay sát hại luôn người bà của mình,….khi làm những việc đó, các bạn ấy đang nghĩ mình là những anh hùng, đến khi tinh ra thì mọi việc đã quá muộn màng. Giáo viên thường xuyên cập nhật tin tức từ các phương tiện truyền thông, từ các câu chuyện xung quanh địa phương, phân tích để các em ý thức được tác hại của những game mang tính chất bạo lực không phù hợp với tuổi của mình để các em tránh xa. - Tổ chức "hội thi" tìm hiểu tác hại của việc chơi game quá nhiều cho học sinh trong lớp. Khi tự mình tìm hiểu, các em sẽ nhận thức sâu sắc hơn, từ đó soi vào bản thân mình, nếu những em mà chưa tham gia chơi thì sẽ tự ý thức tránh xa, còn những em đã lỡ chơi rồi sẽ thấy việc mải mê chơi game của mình là không đúng, tự thấy xấu hổ và sẽ quyết tâm để “cai” hơn. - Báo cáo tình trạng chơi game của lớp cho toàn thể phụ huynh biết để phụ huynh lưu tâm đến con em mình. Việc phòng tránh để học sinh không sa vào game rất quan trọng vì nếu học sinh đã nghiện game thì việc giáo dục học sinh bỏ khó hơn nhiều so với giáo dục học sinh không nên tiếp cận với game không lành mạnh. - Khi những bạn đã từng chơi game online ý thức được tác hại của nó và bản thân nỗ lực bỏ chơi, thì lúc đấy chính các em đã trở thành tấm gương để những bạn khác nhìn vào học tập, và các các em sẽ trở thành một tuyên truyền viên tích cực, năng nổ và hiệu quả nhất. Vì thế giáo viên cần tập trung cai nghiện cho một em thành công, sau đó sẽ hợp tác cùng với em đó, đây lùi game online ra khỏi lớp mình, đem đến cho lớp một môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả. 3. Phối kết hợp với phụ huynh trong việư quản lý và giáo dụư họư sinh - Đối với những học sinh đã được ''khoanh vùng'' việc đầu tiên cần làm là giáo viên chủ nhiệm liên hệ với gia đình các em để tìm cách giáo dục. Trước hết, cần tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư của các em. Vì ở tuổi này, các em rất dễ bị 8/16 Một số phương pháp hạn chế tình trạng chơi, nghiện game của học sinh tác động bởi những nguyên như gia đình có chuyện không hay, mâu thuẫn với bạn bè, người thân…. mà không biết tâm sự cùng ai, khiến các em cảm thấy buồn, mệt mỏi, bức bố các và chi muốn vùi vào game để giải tỏa tâm lý. Đặc biệt trong giai đoạn này, các em rất dễ bị bạn bè lôi kéo vào những trò chơi không lành mạnh. Trong trường hợp này, giáo viên cần khéo léo gần gũi, tâm sự, động viên các em, đồng thời kết hợp tốt với gia đình để lôi kéo các em trở về với cuộc sống thực, với học tập và các hoạt động lành mạnh. - Với những em chơi nhiều và có biểu hiện nghiện game, giáo viên chủ nhiệm không trách phạt các em trước lớp mà gặp riêng nói chuyện để tìm hiểu xem nguyên nhân nào dẫn đến em đó chơi game, có thể về học tập, về gia đình, hoặc bị bạn bè lôi kéo ... từ đó có nhưng phương pháp giáo dục phù hợp. Với những em này, gia đình và giáo viên cần phải hết sức tâm lý và kiên nhẫn. Vì nếu làm căng và trách phạt nhiều, các em sẽ trở nên ương bướng, khó bảo thậm chí tỏ ra bất cần, không thể ngày một ngày hai mà các em thay đổi ngay. Có phụ huynh thấy con chơi game đã rất tức giận chửi mắng con trước mặt bạn bè và đuổi đi đến khi học sinh này quỳ gối xin hứa sẽ bỏ bố em mới cho về nhưng một thời gian sau em này vẫn cứ chơi game. Từ đó tôi rút ra giáo dục các em bằng cách nào thì cũng phải giữ được thể diện cho các em vì thấy mình bị mất giá trị trước gia đình và bạn bè, các em trở nên mất tự tin thì niềm vui duy nhất của các em lại là game . - Với những em có biểu hiện nghiện, giáo viên chủ nhiệm cũng thống nhất với gia đình các em không lập tức cấm cản gay gắt vì đang rất ham mê các em dễ sinh ra chống đối. Phân tích để các em hiểu những tác hại của game và sẽ giúp các em bỏ bắt đầu từ việc giảm thời gian chơi game mỗi ngày, thay vì chơi những game bạo lực, không phù hợp với lứa tuổi thì hãy hướng các em đến những game nhẹ nhàng, có tính giải trí cao kết hợp phải vận dụng trí tuệ để các em vẫn được chơi nhưng tâm lý sẽ không bị ảnh hưởng như khi chơi các game bạo lực. Bên cạnh đó hãy hướng các em tham gia những hoạt động có ích nhưng cũng dễ sinh đam mê khác như thể thao, văn nghệ ... dần dần chuyển mối quan tâm của các em từ game sang những mối quan tâm có lợi khác. Với thiện chí của giáo viên chủ nhiệm và gia đình các em sẽ tự tin và hợp tác . - Kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh để quản lí các em về mặt thời gian, tài chính, bạn bè của các em.. Qua điều tra, để có tiền chơi game các em thường nói dối cha mẹ xin tiền đi học thêm nhưng không học, tiền ăn sáng, tiền ăn trưa (học sinh ở lại do trường học 2 buổi), đi làm thuê, cá biệt có những em đã ăn cắp ăn trộm. Để quản lý tốt tài chính, cắt hết chi viện vào game, phụ huynh nên chuân bị cho con bữa sáng từ nhà, không cho con tiền ra ngoài tự ăn 9/16 Một số phương pháp hạn chế tình trạng chơi, nghiện game của học sinh sáng. Vì các em vừa bỏ bữa sáng, ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt đang trong giai đoạn phát triển, cần nhiều năng lượng cho học tập và hoạt động thì lại càng quan trọng, và số tiền mà đáng lẽ được giành cho bữa sáng đó, các em lại đem đầu tư hết vào các quán internet. Các khoản tiền đóng góp, phụ huynh cần trực tiếp nộp cho nhà trường hoặc để con nộp thì cần kiểm tra bằng cách liên lạc với giáo viên chủ nhiệm ngay xem con đã nộp hay chưa. Bởi có nhiều em nói dối bố mẹ xin tiền đóng học nhưng thực ra là xin tiền đi chơi game vì các khoản đóng góp đó hoặc là không có thực, hoặc là có thực nhưng các em không hề nộp chó giáo viên chủ nhiệm mà lại đi nộp cho chủ quán internet. - Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn thường xuyên theo dõi sĩ số lớp, đặc biệt là vào giờ học thêm buổi chiều, có học sinh bỏ học chơi game, có học sinh thường chơi vào lúc đi học về, thời gian nghi trưa để học buổi chiều. Trong giờ học giáo viên có trách nhiệm quản lí các em, còn ngoài giờ học giáo viên liên hệ với gia đình để gia đình có những biện pháp hạn chế các em không có cơ hội, thời gian chơi game, đặc biệt là những học sinh đã được “khoanh vùng”. - Có những em gia đình có máy internet nên các em chơi tại nhà, với những học sinh này cần trao đổi với phụ huynh về việc quản lí con em mình sử dụng máy tính có hiệu quả. Nếu thấy các em ngồi quá lâu bên máy vi tính và thường xuyên thì nên kiểm tra xem con mình có chơi game không. Giáo viên nên cung cấp cho phụ huynh một số game lành mạnh mà các em có thể tranh thủ chơi để giải trí sau những giờ học căng thẳng, nhưng phải quản lý về mặt thời gian, mỗi ngày chi cho các em chơi một thời gian quy định. Bên cạnh đó giáo viên cũng cung cấp cho phụ huynh, đặc biệt là những phụ huynh còn hạn chế trong vấn đề hiểu biết về máy tính về internet để phụ huynh những kiến thức và hiểu biết cơ bản về máy tính và internet, về game online và những trò chơi không lành mạnh, chưa phù hợp với độ tuổi để phụ huynh quản lý tốt con mình ở nhà. Bởi vì có một số phụ huynh khi thấy con thành thạo vi tính sẽ nghĩ con mình giỏi, thông minh, siêng năng học tập nên rất yên tâm tin tưởng con, nhưng không biết rằng các con chi học để qua mắt mình thôi, con sau lưng bố mẹ thì lại chơi game online. 4. Tổ ưh́ư ưáư hoat động: - Tổ chức các sân chơi lành mạnh cho các em như thành lập các đội bóng, đội văn nghệ ....của lớp tập luyện thường xuyên. Các em không chứng tỏ được bản thân trong học tập nhưng có những sân chơi lành mạnh khác để thể hiện mình giúp các em tự tin vào bản thân từ đó hạn chế được việc tìm đến những thú vui có hại khác. 10/16 Một số phương pháp hạn chế tình trạng chơi, nghiện game của học sinh - Các hoạt động thể thao tạo cảm giác ganh đua, có tính tập thể đoàn kết, có ki luật như đá bóng, các trò chơi dân gian hay nhảy dân vũ,..giúp các em vừa được chơi mà lại phát triển về thể trạng, tâm lý, từ đó giúp các em dần tránh xa các trò chơi điện tử. Trong năm học vừa qua, đội kết hợp với đoàn thanh niên và nhà trường tổ chức các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, thi nấu ăn ki niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 hay thi nhảy dân vũ nhân ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản hồ Chí Minh…. Tôi nhận thấy đó là những hoạt động vô cùng ý nghĩa, vì lúc đó, các em đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, sức mạnh tập thể của lớp. Vì bị cuốn vào các hoạt động, tất cả vì màu cờ sắc áo, vì danh dự của lớp nên các em đã cố gắng nỗ lực hết sức mình, quyết tâm vì thành tích của lớp mà quên đi những trò chơi điện tử vô bổ. Qua các hoạt động bổ ích đó, các em sẽ ý thức được vai trò của mình trong tập thể, giúp các em tự tin hơn để thể hiện mình, không còn khép kín, tự ti về học lực của mình. Các em có thể học chưa tốt, chưa giỏi nhưng các em cũng có thể làm được rất nhiều việc, là một nhân tố góp phần vào “điểm cộng” cho lớp. Cũng từ sự tự tin ấy, các em dần hứng thú hơn trong học tập, không còn phải phụ thuộc vào game để tìm niềm vui. - Đối với những em học sinh có tư chất thông minh, giáo viên nên hướng các em tham gia những game trí tuệ, kích thích sự khám phá, sáng tạo, giúp các em lấy lại hứng khởi cho bản thân như giải toán, tiếng anh, vật lý qua mạng, tham gia các cuộc thi sáng tạo về khoa học kĩ thuật, giúp các em thể hiện được năng lực và bản lĩnh của mình. Các em sẽ thấy mình có thể làm được nhiều việc có ích, được thỏa sức thể hiện năng lực của mình mà lại còn được thầy cô, bạn bè và phụ huynh khuyến khích chứ không hề cấm cản như khi chơi game online nên các em sẽ ngày càng hứng thú hơn và dần tránh xa game online không lành mạnh. - Với những học sinh học lực còn yếu và tiếp thu chậm dẫn đến chán học, ham chơi, giáo viên nên khuyến khích các bạn trong lớp hỗ trợ bạn, động viên bạn nhiều hơnc thành lập đôi bạn cùng tiến, nhóm bạn cùng tiến…. để hỗ trợ, giúp đỡ bạn trong học tập: giảng bài, dò bài cho bạn, nhắc nhở bạn làm bài tập ở nhà, giúp nhau cùng tiến bộ. Bên cạnh đó, giáo viên kết hợp với giáo viên bộ môn kịp thời động viên, khích lệ để các em tự tin hơn trong học tập. - Khuyến khích các em tạo thói quen đọc sách trong thời gian nghi tại thư viện, tổ chức các cuộc thi nhỏ trong lớp, trong trường như thi kể về cuốn sách mà em yêu thích, thi kể chuyện, tập làm hướng dẫn viên du lịch sau khi cho tất cả các em đọc và nghiên cứu sách nói về danh lam thắng cảnh trong nước hay 11/16 Một số phương pháp hạn chế tình trạng chơi, nghiện game của học sinh quốc tế, thi kể chuyện về các danh nhân lịch sử, ... dần tạo đam mê, các em còn thêm nhiều hiểu biết khác. 5. Phối kết hợp với đội và ưáư đoàn thể: - Đưa việc chơi game của học sinh vào mục chấm điểm thi đua để bình xét thi đua giữa các lớp, bình xét hạnh kiểm cho các em vào mỗi tháng, mỗi kì và cuối năm học. Mục đích để các em thấy chơi game là không tốt và quan trọng hơn các học sinh theo dõi lẫn nhau xem bạn có chơi game không từ đó giáo viên có nguồn thông tin thường xuyên, chính xác về tình trạng chơi game của học sinh lớp mình. Giao cho các em học tốt giúp đỡ các em học yếu để giúp các em học tốt hơn và có sự tự tin khi đến lớp. - Bên cạnh những biện pháp mềm dẻo, những biện pháp cứng rắn cũng phát huy tác dụng. Nếu những em thường xuyên chơi dù đã nhắc nhở nhiều lần, có biểu hiện trộm cắp giáo viên chủ nhiệm kiên quyết làm hồ sơ đề nghị nhà trường ki luật học sinh tùy vào mức độ vi phạm để các em thấy khuyết điểm của mình cũng như làm gương cho học sinh khác . - Lập đội phòng chống game của lớp có thể giao cho các em hay chơi game cùng cán bộ lớp đảm nhiệm, các em sẽ thấy trách nhiệm của mình và ý thức được những việc mình đang làm là mâu thuẫn để tự có cách điều chinh. - Tham mưu với tổ chủ nhiệm, Đội TNTPHCM, Đoàn TNCSHCM, BGH nhà trường tổ chức các hoạt động chống tác hại của game online trong học sinh, xây dựng trường học thân thiện để học sinh thấy đến trường là một niềm vui . 6. Trang bị kĩ năng sống ưho họư sinh: - Điều quan trọng nữa là giáo viên cần rèn kĩ năng sống cho học sinh để các em có thể tự phòng tránh những tệ nạn. Trang bị cho các em những hiểu biết về những tác động không tốt từ bên ngoài, biết nói không với những rủ rê cám dỗ có hại ..... Nếu các em thiếu hiểu biết, không biết làm chủ bản thân, không biết tự quản lí mình ...thì cho dù gia đình và nhà trường có ngăn cản không cho các em chơi game thì các em lại cũng tìm đến những tệ nạn khác và không ai có thể theo kèm các em mãi được. Khi được trang bị kiến thức, kĩ năng đầy đủ thì các em mới có thể làm chủ bản thân, tự mình tránh xa nhưng cám dỗ, tệ nạn trong cuộc sống, không chi trong giai đoạn mới lớn mà còn theo các em trong suốt cuộc đời. Để giáo dục các em có hiệu quả cần phải phối hợp nhiều phương pháp và tùy thuộc vào hoàn cảnh, lí do chơi game của các em. Khi tôi áp dụng các phương pháp này nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và hợp tác của phụ huynh học sinh, nhà trường ... đối với những em chơi, nghiện game ban đầu cũng căng thẳng, bất cần, không hợp tác nhưng sau một thời gian bằng sự nhiệt tình của 12/16 Một số phương pháp hạn chế tình trạng chơi, nghiện game của học sinh giáo viên, bạn bè, gia đình các em đã tham gia các hoạt động tập thể nhiều hơn, chấp hành nội quy trường lớp tốt hơn. IV. Kết quả thu đượư từ việư áp dụng ưáư biện pháp trnn: Sau 1 năm tìm hiểu và áp dụng với lớp7A các biện pháp trên năm học 2016-2017 tôi đã thu được kết quả sau : ( Khảo sát với học sinh nam vì trong lớp học sinh nữ không chơi game ) Thời điểm Số học sinh nam đã khảo sát chơi game trong 1 tuần trở lại thời điểm khảo sát Đầu năm 15/17 88% Cuối HKI 9/17 53% Cuối năm 5/17 29% Số học sinh ham chơi Số học sinh có biểu và chơi thường xuyên hiện nghiện game 8/17 5/17 3/17 47% 29% 18% 2/17 2/17 1/17 12% 12% 6% Ngoài những con số thống kê được như trên thì nề nếp của lớp cũng được cải thiện rất nhiều, các em đã hào hứng hơn trong các tiết học, tích cực tham gia xây dựng bài, thường xuyên trao đổi bài vở và động viên, nhắc nhở nhau trong học tập, không như lúc đầu ở đâu cũng chi thấy nói đến đột kích, liên minh,… Hiện tượng bỏ học trốn tiết giảm, hoạt động phong trào của lớp như văn nghệ, thể thao cũng phát triển mạnh mẽ (lớp đã có giải trong đợt thi văn nghệ của trường chào mừng 20-11, có học sinh tham gia Hội khỏe phù đổng cấp huyện, đạt giải trong hội thi nhảy dân vũ của trường,…). Đặc biệt, kết quả học lực của các em ngày càng tiến bộ, điểm kiểm tra bài sau luôn cao hơn bài trước 13/16 Một số phương pháp hạn chế tình trạng chơi, nghiện game của học sinh PHẦN III KẾT ĹẬN, KH́YẾN NGHỊ I. KẾT ĹẬN: Với những biện pháp giáo dục trên đã phần nào giảm bớt được những tác hại của việc chơi game nhiều gây ra, giúp các em tiến bộ cả về đạo đức và học lực. Để những biện pháp trên có hiệu quả cao cần có sự triển khai đồng bộ của các lớp trong trường dần tạo ra môi trường lành mạnh, để chơi game không còn là một phong trào, một đề tài thú vị của học sinh. Các biện pháp giáo dục trên chi thực hiện được khi có sự nhiệt tình, thời gian, tâm huyết, sự kiên trì, khéo léo, am hiểu tâm lí học sinh của giáo viên chủ nhiệm. Biện pháp nào là hiệu quả nhất? Đó là phòng ngừa ngăn chặn các em tìm đến với game bằng cách tuyên truyền cho các em những hiểu biết về game và tác hại của nó, trang bị kĩ năng sống, tạo nhiều sân chơi lành mạnh bổ ích cho các em để tự tránh những tệ nạn hơn là tìm cách ''cai nghiện'' cho các em khi đã trở nên ham và nghiện game . Bên cạnh những kết quả thu được thì những biện pháp giáo dục trên còn chưa ngăn chặn triệt để được tình trạng chơi game của học sinh nhất là với những em đã nghiện game, rất mong được sự bổ sung nghiên cứu của các đồng nghiệp để tìm ra một phương pháp giáo dục học sinh hoàn thiện hơn . II. KH́YẾN NGHỊ: - Ban giạ́m hiệu: Cụ thể hóa, triển khai mạnh mẽ chương trình hành động về phòng, chống tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh đối với học sinh, sinh viên giai đoạn 2011-2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1387/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Tiếp tục tổ chức các hoạt động của phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Thực hiện nghiêm giờ giấc ra vào lớp với học sinh, đã vào học là không được mở cổng cho ỏọc sinh ra ngoài khuôn viên trường học khi không có lý do chính đáng. - Tổ ưhủ nhiệ̣m: Phát động phong trào nói không với game bạo lực, không lành mạnh trong các lớp, giáo viên chủ nhiệm mỗi lớp đồng loạt quản lí ngăn chặn tình trạng chơi game của học sinh lớp mình. Báo cáo ngay với phụ 14/16 Một số phương pháp hạn chế tình trạng chơi, nghiện game của học sinh huynh khi có học sinh trốn học, bỏ tiết đi chơi game, kịp thời phối hợp với phụ huynh để xử lý hợp lý và hiệu quả. - Đoàn, Đội: tuyên truyền về các hại của game online thường xuyên, tổ chức các sân chơi tập thể thi đua giữa các khối, lớp. Thàn lập đội sao đỏ theo dõi tình hình chơi game của học sinh, trừ điểm thi đua những học sinh và lớp có học sinh vi phạm vào quán internet chơi game online. - Chính quyền địa phương: Tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân về tác hại của game online không lành mạnh, để toàn xã hội cùng tham gia vào việc ngăn chặn, đây lùi tình trạng chơi và nghiện game online. Quản lí nghiêm các điểm kinh doanh dịch vụ internet về thời gian mở cửa trong ngày, độ tuổi của người chơi theo quy định, những trò chơi và các tranh wed có phù hợp với tuổi của người chơi hay không. Cần xử lý nghiêm những cơ sở kinh doanh vi phạm như cho trẻ em chơi qua đêm, chơi quá thời gian quy định trong ngày, chơi những trò chơi hay xem các trang wed không lành mạnh và chưa phù hợp với lứa tuổi của các em. - Với phụ huynh họư sinh: Giữ liên lạc thông suốt với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình của con em mình, kịp thời phát hiện khi con em mình chơi và nghiện game online, phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục con hiệu quả. Thống nhất quản lý việc sử dụng các thiết bị công nghệ ở nhà của con và không cho phép con mang các thiệt công nghệ đến lớp: điện thoại, máy tính bảng,… Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2017 Tôi xin ưạm đoan đây là SKKN ưủa ̣mình viết. Không sao ưhép nội dung ưủa người kháư. NGƯỜI VIẾT ( Ký không ghi họ tên) TÀI LIỆ́ THAM KHẢO 15/16 Một số phương pháp hạn chế tình trạng chơi, nghiện game của học sinh 1. Từ điển Anh - Việt 2. Luật giáo dục 3. Chương trình hành động về phòng, chống tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh đối với học sinh, sinh viên giai đoạn 2011-2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1387/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 4. Các quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ internet 16/16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan