Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số phương pháp giải nhanh bài tập di truyền quần thể - nâng cao tính tí...

Tài liệu Skkn một số phương pháp giải nhanh bài tập di truyền quần thể - nâng cao tính tích cực học tập và khả năng tư duy lôgic của học sinh

.DOC
21
171
93

Mô tả:

Trung t©m GDTX - DN TPTH S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: 2011- 2012 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, sự phát triển của giáo dục được thừa nhận là một tiền đề quan trọng của tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Xuất phát từ luận điểm “Con người được giáo dục tốt và biết tự giáo dục là động lực và mục tiêu phát triển bền vững của Đất nước” mà sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và coi trọng. Bác Hồ đã từng nói: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Để thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước được chăm sóc và giáo dục toàn diện đòi hỏi sự quan tâm sâu sắc của các lực lượng xã hội, của gia đình và nhà trường, đó chính là môi trường lành mạnh để các em trưởng thành và góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Với chức năng giáo dục không chính qui, Trung tâm GDTX – DN Thành phố Thanh Hoá đã tiếp nhận vào học bổ túc trung học phổ thông đối tượng học sinh không đủ điều kiện vào học các trường THPT trên địa bàn thành phố. Điều đó cũng đồng nghĩa với tỷ lệ học sinh yếu kém về văn hoá và đạo đức cao hơn các trường THPT khác. Trong quá trình học tại trung tâm các em do nhiều lí do khác nhau mà chưa được gia đình đầu tư, quan tâm đúng mức cho việc học tập và đa số các em cũng chưa có sự cố gắng trong học tập, rèn luyện, do đó sự cải thiện năng lực học tập, khả năng tư duy còn nhiều hạn chế, vì vậy cuối khoá học các em thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp kết quả còn thấp. Đặc biệt với môn Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm mà đa số học sinh vẫn cho là khó học, khó hiểu và do xu hướng chọn nghành, chọn trường như hiện nay môn Sinh học càng ít được học sinh lựa chọn,quan tâm học tập hết sức. Trăn trở tìm cách khắc phục điều đó, để gây được hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao tính chủ động, khả năng tư duy lôgic và nâng cao kết quả học tập của các em, đồng thời để hoàn tành tốt nhiệm vụ được giao mỗi cán bộ giáo viên không chỉ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn một cách đơn thuần mà còn phải suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. Mặt khác để học tốt và thi tốt các kỳ thi với hình thức trắc nghiệm như hiện nay học sinh cần đổi mới phương pháp học tập và làm quen với hình thức thi cử. Nếu trước đây học và thi môn sinh học, học sinh cần học thuộc và nhớ từng câu, từng chữ hoặc đối với bài toán học sinh phải giải trọn vẹn các bài toán. Hiện nay với hình thức thi trắc nghiệm, để làm bài được tốt không những đòi hỏi học sinh làm đúng, làm chính xác mà còn đòi hỏi học sinh phải có khả năng làm bài thật nhanh. Do đó học sinh cần lưu ý trước hết đến sự hiểu bài, hiểu thấu đáo các kiến thức cơ bản đã học, phải có kiến thức rộng và khả năng vận dụng những hiểu biết đó vào việc phân tích, xác định nhận biết các đáp án đúng sai trong các câu trắc nghiệm, tìm tòi cách giải ngắn gọn, chính xác, nhanh tìm ra kết quả và một kỹ năng làm bài nhanh nhất để nhanh tìm ra phương án đúng trong các câu T¸c gi¶: NguyÔn V¨n Nam Trang 1 Trung t©m GDTX - DN TPTH S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: 2011- 2012 trắc nghiệm. Đó là câu hỏi lớn đối với tất cả các em học sinh. Trước thực tế đó đòi hỏi mỗi giáo viên cần tìm tòi, sáng tạo cách giảng dạy để giúp học sinh khắc phục được những điều trên. Ngoài khó khăn đã nêu, cả giáo viên và học sinh còn gặp phải khó khăn hơn nữa đó là: Chương trình sinh học nói chung và sinh học lớp 12 nói riêng thời gian dành cho phần bài tập là rất ít, đặc biệt là bài tập về di truyền học quần thể nhưng ngược lại trong các đề thi tỉ lệ điểm của phần này không nhỏ. Khối lượng kiến thức nhiều, nhiều bài tập áp dụng, trong khi đó thời gian hạn hẹp giáo viên khó có thể truyền đạt hết cho học sinh và các em khó có thể hiểu được bài nếu giáo viên dạy theo phương pháp truyền thống. Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, với những trăn trở, mong muốn nâng cao được chất lượng giảng dạy môn sinh học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trung tâm và mục đích cuối cùng là giúp các em học sinh nâng cao được kết quả học tập môn sinh học, có kết quả tốt hơn trong các kỳ thi. Chính vì thế tôi chọn đề tài: “Một số phương pháp giải nhanh bài tập Di truyền học quần thể - Nâng cao tính tích cực học tập và khả năng tư duy lôgic của học sinh” Do thời gian thực hiện đề tài còn ngắn nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu xót, mong nhận được sự góp ý từ các quí thầy cô. Xin chân thành cám ơn! II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. - Nắm được khả năng tiếp thu của học sinh lớp 12 để rút ra phương pháp giảng dạy phù hợp. - Giúp học sinh nắm vững lí thuyết và có phương pháp làm nhanh bài tập trắc nghiệm di truyền học quần thể. - Nâng cao tính tự học và khả năng tư duy lôgic của học sinh. - Hình thành cho học sinh kỹ năng làm bài trắc nghiệm. - Phân tích các ưu, nhược điểm trong các tiết dạy. - Đề xuất các biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng giảng dạy. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. - Lấy học sinh khối 12 hiện tại của trung tâm làm đối tượng nghiên cứu, với 2 lớp 12A và 12B có số lượng học sinh, năng lực học tập tương đương nhau. + Đối chứng ở lớp 12A: Giảng dạy theo phương pháp truyền thống thông thường. + Thực nghiệm ở lớp 12B: Giảng dạy một số phương pháp đề xuất để giải nhanh bài tập Di truyền học quần thể. - Phạm vi nghiên cứu: Nội dung cấu trúc di truyền của quần thể. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Về lí luận: Nghiên cứu qua tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo… - Về thực nghiệm: + Giảng dạy trực tiếp ở 2 lớp 12A và 12B Trung tâm GDTX – DN Thành phố Thanh Hóa. + Cho làm bài kiểm tra đánh giá hiệu quả. + Phiếu thăm dò ý thức học tập của học sinh đối với môn sinh học. + Tổng hợp, so sánh, đánh giá kết quả và đúc rút kinh nghiệm. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU T¸c gi¶: NguyÔn V¨n Nam Trang 2 Trung t©m GDTX - DN TPTH S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: 2011- 2012 Chương I: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ I. Về nội dung kiến thức. - Nội dung phần di truyền học quần thể có một số bất cập như sau: + Ở phần này sách giáo khoa chỉ đề cập về mặt lí thuyết, sách bài tập có rất ít bài tập về phần này. + Thời gian dạy giành cho phần này rất ít (2 tiết). + Trong sách giáo khoa không có công thức và phương pháp làm bài tập. + Nếu giáo viên dạy theo sách giáo khoa và hướng dẫn của sách giáo viên mà không mở rộng thì học sinh rất khó có thể làm được bài tập về phần này. + Trong hầu hết các đề thi nội dung phần này lại chiếm tỉ lệ nhiều, đều dưới dạng bài tập, nhiều bài tập thậm chí rất khó. Với những thực tiễn ở trên để cho học sinh hiểu được bài và biết cách vận dụng làm bài tập là điều hết sức khó khăn. II. Về năng lực học tập của học sinh. Tôi tìm hiểu năng lực học tập của học sinh lớp 12A và 12B thông qua suốt quá trình dạy học và tìm hiểu ở đồng nghiệp dạy các môn khác, đồng thời cho cả 2 lớp làm 2 bài kiểm tra để đánh giá năng lực học và tìm hiểu thái độ học tập của các em đối với môn sinh học, kết quả được thống kê ở bảng sau: Bài kiểm tra Bài số 1 Bài số 2 Giỏi Khá TB Yếu Kém Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % SL % 12A 38 0 0 2 5,3 23 60,5 9 23,7 4 10,5 12B 35 0 0 3 8,6 20 57,1 8 22,9 4 11,4 12A 38 0 0 3 7,9 22 57,8 8 21,1 5 13,2 12B 35 0 0 2 5,7 19 54,3 10 28,6 4 11,4 - Bảng điều tra thái độ học tập của học sinh đối với môn sinh học. Lớp Sĩ số 12A 12B Thích học Không thích học SL % SL % 38 15 39,5 23 60,5 35 13 37,1 22 62,9 Như vậy qua 2 bài kiểm tra tìm hiểu năng lực học tập và điều tra thái độ học tập của học sinh cho thấy: 2 lớp có năng lực học tập tương đương nhau, chủ yếu ở mức độ trung bình (≈ 60%), cũng qua bài kiểm tra cho thấy tỷ lệ học sinh đạt loại yếu, kém của cả 2 lớp là khá cao (trên 30%) mà không có em nào có bài làm đạt loại giỏi. Điều đó chứng tỏ năng lực học tập của các em còn rất thấp. Tỷ lệ học sinh bày tỏ thích học môn sinh học cũng còn ít (≈ 40%). Do vậy cần phải tìm tòi các phương pháp giảng dạy mới để gây hứng thú học tập, giúp các em nâng cao khả năng tự học, khả năng tư duy từ đó nâng cao được kết quả học tập và chất lượng giáo dục là điều hết sức cần thiết. Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN T¸c gi¶: NguyÔn V¨n Nam Trang 3 Trung t©m GDTX - DN TPTH S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: 2011- 2012 A. QUẦN THỂ TỰ PHỐI (Tự thụ phấn và giao phối gần). I. Một số vấn đề cơ bản: 1. Cho thành phần kiểu gen của thế hệ P (thế hệ xuất phát) 100% dị hợp Aa qua n thế hệ tự phối tìm thành phần kiểu gen của thế hệ Fn Quần thể P Sau n thế hệ tự phối thành phần kiểu gen thay đổi như sau: + Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể ở thế hệ Fn là AA = 1 1    2 2 n + Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể ở thế hệ Fn là 1    2 Aa = n + Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể ở thế hệ Fn là aa = 1 1    2 2 n 2. Quần thể tự phối có thành phần kiểu gen của thể hệ P ban đầu như sau: xAA + yAa + zaa Quần thể P Sau n thế hệ tự phối thành phần kiểu gen thay đổi như sau + Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể ở thế hệ Fn là n AA = x + 1 y    .y  2 2 + Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể ở thế hệ Fn là n Aa = 1   .y 2 + Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể ở thế hệ Fn là n aa = z + 1 y    .y  2 2 3. Thành phần kiểu gen của quần thể tự phối đã qua n thế hệ tự phối là x nAA + ynAa + znaa Thành phần kiểu gen của thế hệ P: yn Aa = 1   2 n =y yn n AA = xn - 1 y    .y  2 2 aa = zn - 1 y    .y  2 2 = x (với y = 1    2 yn = z (với y = 1   2 n n n ) ) II. Phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập cơ bản. 1, Dạng 1: Cho thành phần kiểu gen của thế hệ P (thế hệ xuất phát) 100% dị hợp Aa qua n thế hệ tự phối tìm thành phần kiểu gen của thế hệ Fn T¸c gi¶: NguyÔn V¨n Nam Trang 4 Trung t©m GDTX - DN TPTH S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: 2011- 2012 * Phương pháp giải Quần thể P Sau n thế hệ tự phối thành phần kiểu gen thay đổi như sau + Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể ở thế hệ Fn là AA = 1 1    2 2 n + Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể ở thế hệ Fn là 1    2 Aa = n + Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể ở thế hệ Fn là aa = 1 1    2 2 n * Ví dụ: Quần thể ban đầu 100% cá thể có kiểu gen dị hợp. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào? Hướng dẫn giải nhanh: Sau n thế hệ tự phối thành phần kiểu gen thay đổi như sau (Với n=3) + Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể ở thế hệ Fn là AA = 1 1    2 2 n = 1 1    2 2 3 = 0,4375 + Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể ở thế hệ Fn là Aa = 1    2 n = 1   2 3 = 0,125 + Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể ở thế hệ Fn là aa = 1 1    2 2 n = 1 1    2 2 3 = 0,4375 2. Dạng 2: Cho thành phần kiểu gen của thế hệ P (thế hệ xuất phát) xAA + yAa + zaa qua n thế hệ tự phối tìm thành phần kiểu gen của thế hệ Fn * Phương pháp giải: Quần thể P Sau n thế hệ tự phối thành phần kiểu gen thay đổi như sau + Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể ở thế hệ Fn là n AA = x + 1 y    .y  2 2 + Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể ở thế hệ Fn là n Aa = 1   .y 2 + Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể ở thế hệ Fn là n aa = z + 1 y    .y  2 2 * Ví dụ 1: Một quần thể ở thế hệ xuất phát P có thành phần gen là T¸c gi¶: NguyÔn V¨n Nam Trang 5 Trung t©m GDTX - DN TPTH S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: 2011- 2012 35AA, 14Aa, 91aa. Các cá thể trong quần thể tự phối bắt buộc qua 3 thế hệ. Tìm cấu trúc của quần thể qua 3 thế hệ Hướng dẫn giải nhanh: Cấu trúc của quần thể P: 0,25AA + 0,1Aa + 0,65aa Cấu trúc của quần thể qua 3 thế hệ + Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể ở thế hệ F3 là n 1 y    .y  2 2 AA = x + 3 = 0,25 + 1 0,1    .0,1 =  2 2 0,29375 + Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể ở thế hệ F3 là n Aa = 3 1 1   .y =   .0,1 = 2  2 0,0125 + Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể ở thế hệ F3 là n aa = z + 1 y    .y  2 2 3 = 0,65 + 1 0,1    .0,1 =  2 2 0,69375 Vậy cấu trúc của quần thể qua 3 thế hệ tự phối là: 0,29375 AA + 0,0125 Aa + 0,69375 aa * Ví dụ 2: Quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,8Bb + 0,2bb = 1. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn cấu trúc của quần thể như thế nào? Hướng dẫn giải nhanh: + Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể ở thế hệ F3 là n 1 y    .y  2 2 BB = x + 3 = 1 0,8    .0,8 =  2 0 2 0,35 + Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể ở thế hệ F3 là n Bb = 3 1 1   .y =   .0,8  2  2 = 0,1 + Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể ở thế hệ F3 là n 1 y    .y  2 2 bb = z + 3 = 1 0,8    .0,8  2 0,2  2 = 0,55 Vậy cấu trúc của quần thể qua 3 thế hệ tự thụ phấn: 0,35BB + 0,1Bb + 0,55bb 3. Dạng 3: Cho thành phần kiểu gen của quần thể qua n thế hệ tự phối (Fn). Tìm thành phần kiểu gen của thế hệ P (thế hệ xuất phát) (cụ thể tìm xAA + yAa + zaa) * Phương pháp giải: Cho thành phần kiểu gen của quần thể qua n thế hệ tự phối là xnBB + ynBb + znbb + Thành phần kiểu gen của thế hệ P: yn Bb = 1   2 n =y T¸c gi¶: NguyÔn V¨n Nam Trang 6 Trung t©m GDTX - DN TPTH S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: 2011- 2012 yn n BB = xn - 1 y    .y  2 2 bb = zn - 1 y    .y  2 2 = x (với y = 1   2 yn = z (với y = 1    2 n n n ) ) * Ví dụ: Cấu trúc của quần thể qua 3 thế hệ tự thụ phấn là 0,35AA + 0,1Aa + 0,55aa. Xác định cấu trúc của quần thể ở thế hệ xuất phát P? Hướng dẫn giải nhanh: Tỷ lệ các kiểu gen trong quần thể ở thế hệ xuất phát P là yn Aa = 0,1 1   2 n 3 = y => y =  1  = 0,8  2 yn n AA = xn - 1 y    .y  2 2 = x (với y = n aa = zn - 1 y    .y  2 2 = z (với y = 1    2 yn 1   2 n 3 ) => x = 0,35 - 1 0,8    .0,8  2 2 ) => z = 0,55 - 1 0,8    .0,8  2 2 n =0 3 = 0,2 Vậy cấu trúc di truyền ở thế hệ P là 0,8Aa + 0,2aa = 1. 4. Dạng 4 : Cho thành phần kiểu gen của thế hệ P và F n. Xác định số thế hệ tự phối. * Phương pháp giải : - Quần thể tự phối có thành phần kiểu gen của thể hệ P: xAA + yAa + zaa. Thành phần kiểu gen của thể hệ Fn: mAA + gAa + haa + Dựa vào tỷ lệ thể đồng hợp trội AA xác định n n 1 y    .y  2 2 m= x+ + Dựa vào tỷ lệ thể dị hợp Aa xác định n n g= 1   .y 2 + Dựa vào tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa xác định n n h=z+ 1 y    .y  2 2 * Ví dụ: Một quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen ở thế hệ P: 0,4BB + 0,2Bb + 0,4bb. Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn để có được tỷ lệ đồng hợp trội BB chiếm 0,475 Hướng dẫn giải nhanh: Tỷ lệ thể đồng hợp trội BB trong quần thể Fn là n BB = x +  1 y    .y  2 2 = n=2 T¸c gi¶: NguyÔn V¨n Nam Trang n 1 0,2    .0,2  2 0,4  2 7 = 0,475 Trung t©m GDTX - DN TPTH S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: 2011- 2012 vậy sau 2 thế hệ BB = 0,475 B. QUẦN THỂ NGẪU PHỐI. I. Một số vấn đề cơ bản. - Gọi x là tần số tương đối của thể đồng hợp trội AA. - Gọi y là tần số tương đối của thể dị hợp Aa - Gọi z là tần số tương đối của thể đồng hợp lặn aa Trong đó x + y + z = 1 + Gọi p là tần số tương đối của alen A + Gọi q là tần số tương đối của alen a Vậy: p = x + y/2; q = z + y/2 và p + q = 1 Cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng: p2AA + 2pqAa + q2aa Như vậy trạng thái cân bằng của quần thể phản ánh mối tương quan sau: p2q2 = (2pq/2)2 II. Phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập cơ bản. 1. Dạng 1: Từ cấu trúc di truyền quần thể chứng minh quần thể đã đạt trạng thái cân bằng hay chưa? Qua bao nhiêu thế hệ ngẫu phối quần thể mới đạt trạng thái cân bằng. * Phương pháp giải - Gọi p là tần số tương đối của alen A - Gọi q là tần số tương đối của alen a p+q=1 - Cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng: p2AA + 2pqAa + q2aa Như vậy trạng thái cân bằng của quần thể phản ánh mối tương quan sau: p2q2 = (2pq/2)2 + Xác định hệ số p2, q2, 2pq + Nếu thế vào p2q2 = (2pq/2)2 thì quần thể đã cân bằng + Nếu thế vào p2q2 ≠ (2pq/2)2 thì quần thể chưa cân bằng * Ví dụ: Quần thể nào trong các quần thể dưới đây đạt trạng thái cần bằng Quần thể Tần số kiểu gen AA Tần số kiểu gen Aa Tần số kiểu gen aa 1 1 0 0 2 0 1 0 3 0 0 1 4 0,2 0,5 0,3 Hướng dẫn giải nhanh: + Quần thể 1: Ta có 1 x 0 = (0/2)2 => quần thể đã cân bằng. + Quần thể 2: Ta có 0 x 0 ≠ (1/2)2 => quần thể chưa cân bằng. + Quần thể 3: Ta có 0 x 1 = (0/2)2 => quần thể đã cân bằng. + Quần thể 4: Ta có 0,2 x 0,3 ≠ (0,5/2)2 => quần thể chưa cân bằng. T¸c gi¶: NguyÔn V¨n Nam Trang 8 Trung t©m GDTX - DN TPTH S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: 2011- 2012 2. Dạng 2: Từ số lượng kiểu hình đã cho xác định cấu trúc di truyền của quần thể. - Chú ý đề dạng này thường có 2 kiểu: + Kiểu 1: cho số lượng cá thể của tất cả các kiểu hình có trong quần thể. + Kiểu 2: chỉ cho tổng số cá thể và số cá thể mang kiểu hình lặn hoặc trội * Phương pháp giải: Kiểu 1: Cho số lượng cá thể của tất cả các kiểu hình có trong quần thể. Cấu trúc di truyền của quần thể: - Tỷ lệ kiểu gen AA = Số cá thể có kiểu gen AA/Tổng số cá thể của quần thể. - Tỷ lệ kiểu gen Aa = Số cá thể có kiểu gen Aa/Tổng số cá thể của quần thể. - Tỷ lệ kiểu gen aa = Số cá thể có kiểu gen aa/Tổng số cá thể của quần thể. Kiểu 2: chỉ cho tổng số cá thể và số cá thể mang kiểu hình lặn hoặc trội. * Nếu cho tỷ lệ kiểu hình trội => Tỷ lệ kiểu hình lặn = 100% - Tỷ lệ KH trội. * Tỷ lệ kiểu gen đồng hợp lặn = Số cá thể do kiểu gen lặn quy định/Tổng số cá thể của quần thể. - Từ tỷ lệ kiểu gen đồng lặn => Tần số tương đối của alen lặn, tức tần số của q => Tần số tương đối của alen trội, tức tần số p. - Áp dụng công thức: p2AA + 2pqAa + q2aa => cấu trúc di truyền quần thể. * Ví dụ 1: Ở gà, cho biết các kiểu gen: AA qui định lông đen, Aa qui định lông đốm, aa qui định lông trắng. Một quần thể gà có 410 con lông đen, 580 con lông đốm, 10 con lông trắng. a. Cấu trúc di truyền của quần thể nói trên đã đạt trạng thái cân bằng chưa? b. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng? Hướng dẫn giải nhanh: a. Cấu trúc di truyền của quần thể được xác định dựa vào tỉ lệ của các kiểu gen: + Tổng số cá thể của quần thể: 580 + 410 + 10 =1000 + Tỉ lệ thể đồng hợp trội AA: 410/1000 = 0,41 + Tỉ lệ thể dị hợp Aa: 580/1000 = 0,58 + Tỉ lệ thể đồng hợp lặn aa: 10/1000 = 0.01 - Cấu trúc di truyền của quần thể như sau: 0,41AA + 0,58Aa + 0.01aa Cấu trúc này cho thấy quần thể chưa ở trạng thái cân bằng vì 0,41 x 0,01 ≠ (0,58/2)2 b. Tần số alen A là 0,41 + 0,58/2 = 0,7 Tần số của alen a là 1 - 0,7 = 0,3 Sau khi quá trình ngẫu phối xảy ra thì cấu trúc di truyền của quần thể ở thể hệ sau là (0,7A:0,3a) x (0,7A:0,3a) => 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa Với cấu trúc trên quần thể đạt trạng thái cân bằng vì thoả mãn (0,9)2AA + 2(0,7 x 0,3)Aa + (0,3)2aa * Ví dụ 2: Quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng với 2 loại kiểu hình là hoa đỏ (do B trội hoàn toàn quy định) và hoa trắng (do b quy định). Tỷ lệ hoa đỏ 84%. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể? Hướng dẫn giải nhanh: T¸c gi¶: NguyÔn V¨n Nam Trang 9 Trung t©m GDTX - DN TPTH S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: 2011- 2012 - Gọi p tần số tương đối của alen B, q tần số tương đối alen b - % hoa trắng bb = 100% - 84% = 16% => q2 = 16% => q = 0,4 => p = 0,6 - Áp dụng công thức định luật p2 BB + 2pq Bb + q2 bb => cấu trúc di truyền quần thể: 0,62BB + 2.0,6.0,4 Bb + 0,42bb = 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb * Ví dụ 3: Ở bò A qui định lông đen, a: lông vàng. Trong một quần thể, bò lông vàng chiếm 9% tổng số cá thể của đàn. Biết quần thể đạt trạng thái cân bằng. Tìm tần số của alen A? Hướng dẫn giải nhanh: Quần thể đạt trạng thái cân bằng aa = 9% = q2 => q = 0,3 => p = 0,7 3. Dạng 3: Cho số lượng kiểu hình hoặc cấu trúc di truyền của quần thể xác định tần số tương đối của các alen * Phương pháp giải. - Cho số lượng kiểu hình xác định cấu trúc di truyền của quần thể (dạng 2) - Cấu trúc di truyền quần thể là: xAA + yAa + zaa => tần số alen A = x + y 2 ; tần số alen a = z + y 2 * Ví dụ 1: Quần thể gồm 120 cá thể có kiểu gen BB. 400 cá thể có kiểu gen Bb và 480 cá thể có kiểu gen bb. Tìm tần số tương đối của mỗi alen? Hướng dẫn giải nhanh: - Tổng số cá thể của quần thể: 120 + 400 + 480 =1000 + Tỉ lệ thể đồng hợp trội BB là 120/1000 = 0,12 + Tỉ lệ thể dị hợp Bb là 400/1000 = 0,4 + Tỉ lệ thể đồng hợp lặn aa là 480/1000 = 0,48 Cấu trúc di truyền của quần thể như sau: 0,12 BB + 0,4 Bb + 0,48 bb - Tần số tương đối của alen A: 0,12 + 0,4/2 = 0,32. - Tần số tương đối của alen a: 0,48 + 0,4/2 = 0,68. * Ví dụ 2: Một quần thể có thành phần kiểu gen như sau: 0,64 AA + 0,32 Aa + 0.04 aa. Tìm tần số tương đối của các alen trong quần thể? Hướng dẫn giải nhanh: - Tần số tương đối của alen A: 0,64 + 0,32/2 = 0,8. - Tần số tương đối của alen a: 0,04 + 0,32/2 = 0,2. 4. Dạng 4: Từ tần số tương đối của các alen tìm cấu trúc di truyền quần thể. * Phương pháp giải - Gọi p là tần số tương đối của alen A - Gọi q là tần số tương đối của alen a p+q=1 Cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng: p2AA + 2pqAa + q2aa * Ví dụ: Trong một quần thể tần số tương đối của alen A là 0,6 tần số tương đối của alen a là 0,4. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng. Hướng dẫn giải nhanh: Cấu trúc di truyền của quần thể là: T¸c gi¶: NguyÔn V¨n Nam Trang 10 Trung t©m GDTX - DN TPTH S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: 2011- 2012 0,62AA + 2.0,6.0,4Aa + 0,42aa = 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa CHƯƠNG III: PHẦN THỰC NGHIỆM I. Quần thể tự phối (Tự thụ phấn và giao phối gần). Sau khi dạy xong bài quần thể ngẫu phối, tôi cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút bằng hình thức trắc nghiệm để đánh giá mức độ hiểu biết, khả năng vận dụng kiến thức của học sinh, cũng như hiệu quả của phương pháp dạy mới và thăm dò thái độ học tập của học sinh đối với môn sinh học sau khi học xong bài. 1. Đề kiểm tra 15 phút (Gồm 10 câu trắc nghiệm khách quan) Câu 1: Một quần thể có 36 % AA; 48% Aa ; 16% aa. Cấu trúc di truyền của quần thể này sau 3 thế hệ tự phối liên tiếp là A. 57 % AA ; 16% Aa ; 27 % aa B. 57% AA; 6% Aa; 37 % aa C. 57 AA ; 36% Aa; 7% aa D. 57% AA; 26 % Aa;17 % aa Câu 2: Một quần thể tự phối, ban đầu có 50% số cá thể dị hợp. Sau 7 thế hệ tỉ lệ dị hợp sẽ là: A. 1/128. B. 127/128. C. 255/ 256. D. 1/256 Câu 3: Xét cá thể dị hợp Aa. Tiến hành tự thụ phấn qua 4 thế hệ liên tiếp. Tỉ lệ xuất hiện thể đồng hợp bằng: A. 93,75%. B. 46,875%. C. 6,25%. D. 50%. Câu 4: Một quần thể ban đầu có 100% cá thể có kiểu gen dị hợp Aa. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen của quần thể này sau 3 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là A. 0,375AA : 0,100Aa : 0,525aa. B. 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa. C. 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa. D. 0,35AA : 0,20Aa : 0,45aa. Câu 5: Menđen cho đậu Hà lan F1 hạt vàng Bb tự thụ phấn thì được F2 phân li ¾ vàng + ¼ xanh. Nếu F2 tự thụ phấn bắt buộc thì kết quả là: A. 0,25BB + 0,50Bb + 0,25bb. B. 0,375BB + 0,25Bb + 0,375bb. C. 0,75BB + 0,25bb. D. 0,25BB + 0,75bb. Câu 6: Quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen Bb = 0,4 ; sau 2 thế hệ tự phối thì tần số kiểu gen Bb là : A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,4. T¸c gi¶: NguyÔn V¨n Nam Trang 11 Trung t©m GDTX - DN TPTH S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: 2011- 2012 Câu 7: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu như sau 50%BB : 50%bb. Nếu đây là một quần thể tự thụ thì cấu trúc di truyền của quần thể sau 6 thế hệ là : A. 0,25BB + 0,50Bb + 0,25bb. B. 0,75BB + 0,115Bb+ 0,095bb. C. 50%BB + 50%bb. D. 75%BB + 25%bb. Câu 8: Một quần thể tự phối bắt buộc sau 1 thế hệ có cấu trúc di truyền 0,595AA : 0,210Aa : 0,195aa, thì cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ P sẽ là A. 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa B. 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa. C. 0,425AA : 0,050Aa : 0,525aa. D. 0,35AA : 0,20Aa : 0,45aa. Câu 9: Một quần thể tự phối, thế hệ P có tỉ lệ kiểu gen là 50% Aa : 50% aa, đến thế hệ F3 thì cấu trúc di truyền của quần thể là A. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. B. 0,50AA : 0,50aa. C. 0,50Aa : 0,50aa. D. 0,21875AA : 0,0625Aa : 0,71875aa. Câu 10: Một quần thể ban đầu có 100% cá thể có kiểu gen dị hợp Bb, sau một số thế hệ tự thụ phấn quần thể có cấu trúc di truyền 0,4375BB : 0,125Bb : 0,4375bb. Số thế hệ tự thụ phấn của quần thể là A. n = 1. B. n = 2. C. n = 3. D. n = 4. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B D A C B A C A D C 2. Kết quả bài kiểm tra: Sau khi cho học sinh làm bài kiểm tra với thời gian qui định và điền vào phiếu thăm dò ý thức học tập môn sinh học. Tôi tiến hành chấm bài và thống kê điểm, kết quả thu được ở Bảng 1 và so sánh tại Biểu đồ 1 Giỏi Khá TB Yếu Kém Thái độ Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % SL % Thích Không thích 12A 38 0 0 2 5,3 24 63,1 8 21,1 4 10,5 13 25 12B 35 2 5,7 5 14,3 21 60,0 7 20,0 0 0 19 16 Bảng 1: Kết quả điểm bài kiểm tra về quần thể tự phối. T¸c gi¶: NguyÔn V¨n Nam Trang 12 Trung t©m GDTX - DN TPTH S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: 2011- 2012 Biểu đồ 1: Kết quả điểm bài kiểm tra về quần thể tự phối. Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy: ở bài kiểm tra này lớp 12B (thực nghiệm) với phương pháp giải đề xuất cho kết quả điểm tốt hơn lớp 12A (đối chứng) dạy theo phương pháp thông thường, cụ thể: ở lớp 12A không có em nào đạt loại giỏi, trong khi lớp 12B cũng với đề kiểm tra như vậy lại có 2 em đạt loại giỏi bằng 5,7% ; loại khá lớp 12A là 5,3% còn lớp 12B là 14,3% ; loại yếu, kém lớp 12A có tới 31,6% còn lớp 12B chỉ có 20% số em ở loại này, đặc biệt ở lớp 12A còn có 4 em đạt loại kém trong khi lớp 12B thì không có lọai này. Qua bảng số liệu cho thấy năng lực học tập của cả hai lớp chủ yếu ở mức độ trung bình (chiếm trên 60%) do đó cần phải tìm phương pháp dạy mới nhằm giúp học sinh nâng cao kết quả học tập là hết sức cần thiết. Cũng qua việc thăm dò thái độ học tập của học sinh đối với việc học môn sinh học sau khi học bài xong cho thấy: lớp 12B có số lượng, tỉ lệ học sinh thích học môn sinh học cao hơn nhiều so với lớp 12A. Đặc biệt ở lớp 12A số học sinh cho rằng không thích học môn sinh học là 25/38 (= 65,8%) là một điều hết sức báo động, nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả học tập môn sinh học nói riêng và ý thức đối với các môn học khác nói chung. Tìm hiểu nguyên nhân về điều này, chúng tôi thấy đa số học sinh đều cho rằng môn sinh khó học và khó hiểu. Còn số học sinh thích học của lớp này là 13/38 em, trong khi số em bày tỏ thích học môn sinh học ở lớp 12B là 19/35 em (=54,3%). Như vậy, qua kết quả của bài kiểm tra và thăm dò ý thức của học sinh đối với việc học môn sinh học sau khi học xong bài, được thể hiện ở Bảng 1 và Biểu đồ 1 cho thấy lớp thực nghiệm 12B có kết quả bài kiểm tra tốt hơn và nhiều học sinh bày tỏ thích học theo phương pháp mới này, đã nói lên hiệu quả tích cực của một số phương pháp giải nhanh bài tập cấu trúc di truyền của quần thể tự phối mà tôi đề xuất. II. Quần thể ngẫu phối: Sau khi dạy xong bài quần thể ngẫu phối, tôi cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút với 10 câu trắc nghiệm khách quan để đánh giá khả năng hiểu bài, khả năng vận dụng kiến thức vào làm bài tập, kỹ năng làm bài trắc nghiệm, cũng như để đánh giá mức độ hiệu quả của sáng kiến và thăm dò thái độ học tập của học sinh đối với phương pháp dạy mới và đối với môn sinh học sau khi học xong bài, đồng thới để rút ra kinh nghiệm giảng dạy cho các năm tiếp theo. 1. Đề kiểm tra 15 phút (Gồm 10 câu trắc nghiệm khách quan). Câu 1: Quần thể nào dưới đây ở trạng thái cân bằng di truyền? Quần thể 1: 1AA Quần thể 2: 0,5AA : 0,5Aa Quần thể 3: 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa Quần thể 4: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa A. 1 và 2 B. 1 và 3 C. 1 và 4 D. 2, 3 và 4 T¸c gi¶: NguyÔn V¨n Nam Trang 13 Trung t©m GDTX - DN TPTH S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: 2011- 2012 Câu 2: Quần thể nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. B. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa. C. 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. D. 0,6AA : 0,2Aa : 0,2aa. Câu 3: Giả sử một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 cá thể, trong đó 100 cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn (aa), thì số cá thể có kiểu gen dị hợp (Aa) trong quần thể sẽ là A. 9900. B. 900. C. 8100. D. 1800. Câu 4: Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có 75AA : 28Aa : 182aa, các cá thể giao phối tự do. Cấu trúc di truyền của quần thể khi đó là A. 0,7AA : 0,1Aa : 0,2aa. B. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. C. 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa. D. 0,25AA : 0,1Aa : 0,65aa. Câu 5: Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen lặn a quy định quả vàng. Một quần thể của loài trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 75% số cây quả đỏ và 25% số cây quả vàng. Tần số tương đối của các alen A và a trong quần thể là A. 0,5A và 0,5a. B. 0,6A và 0,4a. C. 0,4A và 0,6a. D. 0,2A và 0,8a. Câu 6: Ở một loài vật nuôi, alen A qui định kiểu hình lông đen trội không hoàn toàn so với alen a qui định màu lông trắng,kiểu gen dị hợp Aa cho kiểu hình lông lang đen trắng.Một QT vật nuôi giao phối ngẫu nhiên có 32 cá thể lông đen,96 cá thể lông lang, 72 cá thể lông trắng.Tần số tương đối của alen A và a lần lượt là: A. 0,3 và 0,7 B. 0,7 và 0,3 C. 0,4 và 0,6 D. 0,6 và 0,4 Câu 7: Tần số tương đối các alen của một quần thể có tỉ lệ phân bố kiểu gen 0,81AA + 0,18Aa + 0,01aa là A. 0,9A; 0,1a. B. 0,7A; 0,3a. C. 0,4A; 0,6a. D. 0,3 A; 0,7a. Câu 8: Một quần thể có tần số tương đối A = 6 có tỉ lệ phân bố kiểu gen trong a quần thể là A. 0,48AA + 0,36Aa + 0,16aa. C. 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa. 4 B. 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa. D. 0,36AA + 0,16Aa + 0,48aa. A 0,8 = 0,2 có tỉ lệ phân bố kiểu gen trong a Câu 9: Một quần thể có tần số tương đối quần thể là A 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa. C. 0,64AA + 0,04Aa + 0,32aa. B. 0,04AA + 0,32Aa + 0,64aa. D. 0,04AA + 0,64Aa + 0,32aa. Câu 10: Quaàn theå naøo coù taàn soá töông ñoái giöõa caùc alen: A. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa C. 0,16AA : 0,58Aa : 0,26aa A a = 2 3 B. 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa D. 0,60AA : 0,40aa ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 T¸c gi¶: NguyÔn V¨n Nam Trang 4 5 14 6 7 8 9 10 Trung t©m GDTX - DN TPTH Đáp án C A S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: 2011- 2012 D C A C A B A B 2. Kết quả bài kiểm tra: Sau khi cho lớp làm bài kiểm tra và điền vào phiếu thăm dò thái độ học tập, tôi tiến hành chấm bài và thống kê điểm, kết quả thu được ở Bảng 2 và so sánh kết quả qua Biểu đồ 2. Giỏi Khá TB Yếu Kém Thái độ Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % SL % Thích Không thích 12A 38 1 2,6 3 7,9 25 65,8 7 18,4 2 5,3 18 20 12B 35 3 8,6 7 20 21 60,0 4 11,4 0 0 24 11 Bảng 2: Kết quả điểm bài kiểm tra về quần thể ngẫu phối. Biểu đồ 1: Kết quả điểm bài kiểm tra về quần thể ngẫu phối. Qua Bảng 2 và Biểu đồ 2 cho thấy kết quả bài kiểm tra ở 2 lớp có sự chênh lệch nhau rõ rệt. Cụ thể: Loại giỏi ở lớp 12A là 2,6% còn ở lớp 12B là 8,6% ; ở loại khá sự chênh lệch giữ 2 lớp còn thể hiện rõ hơn, lớp 12A là 7,9% còn lớp 12B là 20%, qua đó ta thấy số học sinh đạt loại điểm khá giỏi của lớp 12B cao hơn nhiều so với lớp 12A ; ở bài kiểm tra này lớp 12A vẫn còn 23,7% loại yếu, kém trong khi lớp 12B chỉ còn 11,4%. Sự chênh lệch kết quả bài kiểm tra của 2 lớp thể hiện kết quả tốt của phương pháp giảng dạy mà tôi đề xuất càng thể hiện rõ ở tỉ lệ học sinh đạt loại kém, vì ở loại này lớp 12B không có em nào trong khi lớp 12A vẫn còn 2 em đạt loại kém. Thông qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy năng lực học tập của các em ở cả 2 lớp vẫn chủ yếu ở mức độ trung bình. Do đó rất cần các sáng kiến mới để nâng cao chất lượng giảng dạy và năng lực học tập cũng như kết quả học tập của học sinh. T¸c gi¶: NguyÔn V¨n Nam Trang 15 Trung t©m GDTX - DN TPTH S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: 2011- 2012 Cũng thông qua việc thăm dò thái độ học tập của học sinh đối với phương pháp dạy mới và đối với môn sinh học sau khi kết thúc bài dạy thứ 2 này đựơc thể hiện ở Bảng 2 cho thấy: Số học sinh bày tỏ thích học môn sinh ở lớp 12A đã tăng lên một chút so với bài giảng quần thể tự phối (18/38). Tuy nhiên như vậy vẫn đang còn rất hạn chế, sở dĩ số học sinh thích học môn sinh ở lớp 12A tăng lên một chút so với tiết học thứ nhất như vậy, đựợc lí giải là do kiến thức về cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối là dễ hơn và cũng dễ để vận dụng vào làm bài tập hơn. Còn ở lớp 12B sau tiết dạy thứ 2 này, số học sinh thích học môn sinh học đã chiếm đa số của lớp (24/35) và vượt trội so với lớp 12A, điều đó chứng tỏ với phương pháp tôi đề xuất đã gây được hứng thú học tập làm cho học sinh thích học môn này hơn. Như vậy qua việc giảng dạy một số phương pháp giải nhanh bài tập cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối mà tôi đề xuất và đã thực nghiệm trên lớp 12B cho thấy hiệu quả rất tốt của sáng kiến này, đã làm cho chất lượng học tập của học sinh tốt hơn, nhiều học sinh hiểu bài hơn, kết quả bài kiểm tra cao hơn và cũng làm cho nhiều em thích học môn này hơn. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I. Kết luận: Trên đây là “Một số phương pháp giải nhanh bài tập Di truyền học quần thể - Nâng cao tính tích cực học tập và khả năng tư duy lôgic của học sinh” mà tôi đã đúc rút. Qua việc thực nghiệm trên đối tượng học sinh trung tâm, tôi thấy hiệu quả tích cực của các phương pháp tôi đề xuất. Qua 2 tiết dạy và 2 bài kiểm tra đánh giá hiệu quả sau tiết dạy cho thấy: lớp 12B có đa số học sinh hiểu được bài tốt hơn và có khả năng vận dụng kiến thức vào làm bài tập cấu trúc di truyền của quần thể nên lớp 12B có kết quả bài kiểm tra cao hơn rất nhiều so với lớp 12A. Cụ thể: lớp 12B có số học sinh đạt loại khá, giỏi đều chiếm trên 20% ở mỗi bài kiểm tra, trong khi lớp 12A tỉ lệ học sinh đạt loại khá giỏi là rất ít (dưới 10%); tỉ lệ học sinh đạt loại yếu, kém của lớp 12A lại cao hơn rất nhiều so với lớp 12B. Qua đó việc giảng dạy một số phương pháp giải nhanh bài tập di truyền học quần thể đã giúp các em hiểu bài tốt hơn, khả năng vận dụng kiến thức vào làm bài tập và kỹ năng làm bài trắc nghiệm cũng được cải thiện đáng kể nên đã nâng cao được kết quả học tập của học sinh. Cũng qua 2 tiết dạy với việc thăm dò ý thức của học sinh đối với phương pháp dạy mới và đối với việc học môn sinh học thì lớp 12B được học với phương pháp mới, dễ hiểu, dễ vận dụng nên có nhiều em bày tỏ thích học môn này hơn lớp 12A. Điều đó chứng tỏ cách tôi áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy đã gây được hứng thú học tập cho các em học sinh, làm cho các em tích cực và chủ động học bài hơn, điều đó có ý nghĩa hết sức quan trọng. T¸c gi¶: NguyÔn V¨n Nam Trang 16 Trung t©m GDTX - DN TPTH S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: 2011- 2012 Như vậy, với việc kết quả bài kiểm tra của lớp 12B cao hơn lớp 12A và cũng có nhiều em thích học với phương pháp mà tôi đề xuất và cho thực nghiệm, có thể kết luận: phương pháp tôi đúc rút đã giúp cho học sinh dễ hiểu bài, dễ vận dụng vào làm bài tập, giúp học sinh có khả năng tư duy lôgic tốt hơn, các em được học với phương pháp mới này có hứng thú và bày tỏ thích học môn sinh theo phương pháp này nhiều hơn nên đã nâng cao được tính chủ động và tích cực học tập của các em, từ đó mà đã nâng cao được chất lượng tiết học cũng như nâng cao được kết quả học tập của các em học sinh. II. Đề nghị - Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Cần tăng thêm thời gian (số tiết) dạy nội dung Di truyền học quần thể, biên soạn nội dung sách phù hợp để cho học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu tốt hơn. - Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Cần tạo điều kiện, có những chính sách ưu tiên và khuyến khích để công tác nghiên cứu khoa học và đúc rút kinh nghiệm ngày càng nhiều hơn, và nhiều đề tài có chất lượng, có tính khả thi hơn. - Đối với Trung tâm: Cần tạo điều kiện, khuyến khích và hỗ trợ kinh phí cho các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm có tính thực nghiệm. - Đối với đồng nghiệp: Đây là một đề tài, một sáng kiến và cũng là một phương pháp có tính khả thi trong việc nâng cao hứng thú học tập, tính tự học, nâng cao khả năng tư duy của học sinh, thông qua đó nâng cao kết quả học tập và chất lượng giáo dục mà tôi đã nghiên cứu và thực nghiệm trên đối tượng học sinh của trung tâm. Chính vì thế cần mở rộng thêm nội dung đề tài và đối tượng thực nghiệm để có sự đánh giá hiệu quả phương pháp một cách chính xác nhất và có thể từng bước áp dụng cho các năm học tới. Trên đây là một số phương pháp giải nhanh bài tập Di truyền học quần thể, nhằm gây hứng thú học tập, nâng cao tính tích cực học tập, tự học và khả năng tư duy lôgic của học sinh, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục mà tôi đã nghiên cứu và đúc rút trong quá trình giảng dạy. Do thời gian thực hiện đề tài còn ngắn nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu xót, mong nhận được sự góp ý từ các quí thầy cô. TPTH, ngày 20 tháng 5 năm 2012 Người viết T¸c gi¶: NguyÔn V¨n Nam Trang 17 Trung t©m GDTX - DN TPTH S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: 2011- 2012 Nguyễn Văn Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa sinh học 12 cơ bản và nâng cao của nhà xuất bản giáo dục, xuất bản 2008. 2. Sách bài tập sinh học 12 cơ bản và nâng cao của nhà xuất bản giáo dục, xuất bản 2008. 3. Sách bộ câu hỏi trắc nghiệm của tác giả Bùi Phúc Trạch, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - 2008. 4. Sách bộ câu hỏi trắc nghiệm của tác giả Nguyễn Văn Sang – Nguyễn Thị Vân, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - 2003. 5. Sách phương pháp giải các dạng bài tập sinh học 12 của tác giả Nguyễn Hải Tiến – Trần Dũng Hà, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội - 2008. 6. Một số trang Web. T¸c gi¶: NguyÔn V¨n Nam Trang 18 Trung t©m GDTX - DN TPTH S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: 2011- 2012 MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................................1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...................................................................................2 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................2 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................3 Chương I: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.................................................................3 I. Về nội dung kiến thức..............................................................................................3 II. Về năng lực học tập của học sinh............................................................................3 Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................................................................................4 A. QUẦN THỂ TỰ PHỐI (Tự thụ phấn và giao phối gần).........................................4 I. Một số vấn đề cơ bản...............................................................................................4 II. Phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập cơ bản..............................................5 B. QUẦN THỂ NGẪU PHỐI......................................................................................8 I. Một số vấn đề cơ bản...............................................................................................8 II. Phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập cơ bản..............................................9 CHƯƠNG III : PHẦN THỰC NGHIỆM ...................................................................12 I. Quần thể tự phối (Tự thụ phấn và giao phối gần).....................................................12 II. Quần thể ngẫu phối.................................................................................................14 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................ 17 T¸c gi¶: NguyÔn V¨n Nam Trang 19 Trung t©m GDTX - DN TPTH S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: 2011- 2012 I. Kết luận.................................................................................................................... 17 II. Đề nghị...................................................................................................................17 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................19 MỤC LỤC...................................................................................................................20 UBND THµNH PHè THANH HãA TRUNG T¢M GI¸O DôC THêng xuyªn - d¹y nghÒ ---------- S¸NG KIÕN KINH NGHIÖM ®Ò TµI: MéT Sè PH¦¥NG PH¸P GI¶I NHANH BµI TËP DI TRUYÒN QUÇN THÓ - N¢NG CAO TÝNH TÝCH CùC HäC TËP Vµ KH¶ N¡NG T¦ DUY L¤GIC CñA HäC SINH Gi¸o viªn : NguyÔn V¨n Nam Chøc vô: Th ký Héi ®ång T¸c gi¶: NguyÔn V¨n Nam Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất