Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử...

Tài liệu Skkn một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử

.PDF
30
92
116

Mô tả:

SKKN: Một số phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ  A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Có lý luận - Một trong những đặc điểm cơ bản của thời đại ngày nay là cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang phát triển nhƣ vũ bảo đã dẫn đến sự bùng nổ thông tin. Tình hình đó đòi hỏi ngƣời giáo viên phải không ngừng đổi mới, hiện đại hoá nội dung dạy học để phản ánh những thành tựu hiện đại về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, nhằm cung cấp cho học sinh những khối lƣợng kiến thức mới đƣợc cập nhật để họ có thể thích nghi với cuộc sống và có cơ sở để tiếp tục học tập. - Với phƣơng pháp dạy học đổi mới đòi hỏi học sinh phải làm việc nhiều đặc biệt với những bài có đồ dùng dạy học: lƣợc đồ hoặc tranh ảnh đòi hỏi học sinh phải tự nghiên cứu thảo luận nhóm để rút ra kiến thức mới rồi trình bày. Nếu giáo viên thƣờng xuyên sử dụng thì tạo cho các em một thói quen học tập, làm việc thì sẽ dễ dàng hơn, nhƣng ở đây hầu nhƣ một số giáo viên ít sử dụng thƣờng xuyên, hoặc chỉ sử dụng qua loa, chiếu lệ. Điều đó có nhiều lý do, một trong những lý do đó là: nhiều bài dạy đòi hỏi phải có thiết bị, đồ dùng tự làm (làm bổ sung), kinh phí, học sinh học thụ động … - Vì lẽ đó quá trình dạy học ở bậc trung học đang tồn tại mâu thuẫn giữa một bên là khối lƣợng tri thức đã đƣợc đổi mới tăng lên, phức tạp hơn với một bên là thời hạn học tập không thể tăng lên đƣợc. Để giải quyết mâu thuẫn đó phải đổi mới phƣơng pháp theo hƣớng tích cực hoá hoạt động nhận thức của ngƣời học. Bản chất của hƣớng đó là khơi dậy và phát huy năng lực tìm tòi độc lập, sáng tạo của ngƣời học thông qua việc tạo điều kiện cho trƣờng phổ thông đã và đang đƣợc quan tâm rất lớn, với phƣơng pháp học nhƣ vậy, học sinh phát triển và giải quyết vấn đề. Nhờ vậy mà học sinh nắm vững tri thức và nắm vững đó đƣợc phƣơng pháp học tập. Để đạt đƣợc mục tiêu, hiện nay việc đổi mới chƣơng trình và phƣơng pháp sử dụng đồ dung dạy học ở các vị thế của ngƣời giáo viên trong quá trình dạy học hiện nay ở trƣờng phổ thông “… trước hết không phải là người cung cấp thông tin mà là người hướng dẫn đắc lực cho học sinh tự mình học tập. Họ nhường việc cung cấp tri thức cho sách vở, tài liệu và cuộc sống, để thay vào đó, họ phải đóng vai trò người hỗ trợ cho kinh nghiệm học tập của bản thân học sinh ” 2. Có thực tiễn - Thực trạng trong công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi những năm qua còn nhiều bất cập, chất lƣợng giải không cao. Đây là điều trăn trở của Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây 1 Ngƣời viết: Nguyễn Văn Sáng SKKN: Một số phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử những giáo viên bồi dƣỡng học sinh giỏi nhiều năm liền, 1 số giáo viên bồi dƣỡng chƣa tiếp cận với cách ra đề của Huyện và Sở GD – ĐT và một điều nữa là môn Sử bài rất dài quá nhiều sự kiện nên học sinh rất chán và ngán ngẩm. Cho nên dạy bám sát, chuyên sâu là một yêu cầu bức thiết đáp ứng cho yêu cầu thi học sinh giỏi, vì vậy bản thân tôi quyết định chọn đây làm đề tài nghiên cứu cho mình. - Trong chƣơng trình Lịch Sử ở trƣờng THCS trƣớc đây nội dung đƣợc chú trọng đến hệ thống kiến thức lý thuyết chủ yếu là kênh chữ, thì hiện nay chƣơng trình Lịch Sử ở bậc THCS đƣợc thiết kế dựa trên tƣ tƣởng nhấn mạnh vai trò tích cực chủ động của ngƣời học kênh hình và kênh chữ song song. Trong đó, rất coi trọng cả việc trao dồi kiến thức lẫn kỹ năng và năng lực nhận thức của học sinh. - Để giúp học sinh có thể trình bày đƣợc khái niệm, diễn biến trên lƣợc đồ hay tranh ảnh thì học sinh phải tự tìm hiểu trƣớc bài mới ở nhà kết hợp với sự hƣớng dẫn của giáo viên khi lên lớp. - Chính vì nhận thấy sự học tập của học sinh rất thụ động, không mạnh dạn khi đăng kí thi học sinh giỏi môn Sử và ngay khi học trên lớp. Tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và đề ra một số phƣơng pháp thích hợp để bồi dƣỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao cũng nhƣ trong quá trình giảng dạy. * Nguyên nhân dẫn đến học sinh học không thích học môn Sử, không mạnh dạn đăng kí thi học sinh giỏi : - Phƣơng tiện, đồ dùng dạy học chƣa đầy đủ cho mỗi tiết học. Chƣơng trình thi học sinh giỏi quá dài, quá nhiều sự kiện nên học sinh chán học nên ít chọn thi môn Sử - Học sinh thƣờng lƣời nhác không tìm hiểu bài mới hay soạn bài trƣớc ở nhà, còn nhút nhát chƣa mạnh dạn. - Phụ huynh chƣa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : - Nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giải học sinh giỏi cấp Huyện và Tỉnh, góp phần quan trọng trong việc trang bị kiến thức cần thiết và kĩ năng làm bài lịch sử, hình thành phong cách tự học tự nghiên cứu chuyên sâu một vấn đề lịch sử, phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh chuyên sử. - Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này là nhằm đƣa ra một số kinh nghiệm ôn luyện học sinh giỏi môn lịch sử (chọn đối tƣợng học sinh, phƣơng pháp ôn luyện , kết quả đạt đƣợc ) . - Sách giáo khoa lịch sử lớp 6 , 7 , 8 , 9 . - Một số tài liệu tham khảo khác nhƣ danh nhân lịch sử, sách nâng cao… - Một số đề thi cấp huyện, cấp tỉnh môn lịch sử PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phƣơng pháp điều tra nghiên cứu. Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây 2 Ngƣời viết: Nguyễn Văn Sáng SKKN: Một số phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử - Phƣơng pháp thu thập thông tin. - Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm. - Phƣơng pháp đàm thoại - Phƣơng pháp phỏng vấn. III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: - Trong phạm vi bài sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ nghiên cứu áp dụng cho việc bồi dƣỡng học sinh giỏi thuộc giới hạn một số phần lịch sử lớp 6, 7, 8, 9 - Nghiên cứu đề tài thuộc phạm vi Trƣờng Trung học cơ sở Bình Hàng Tây IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: a. CÁCH TUYỂN CHỌN ĐỐI TƯỢNG ÔN THI - Đa phần học sinh hiện nay cứ xem thƣờng môn lịch sử cho đó là môn học phụ. Mặt khác giáo viên dạy lịch sử cũng gặp khó khăn trong khâu tuyển chọn học sinh, phải lựa chọn đối tƣợng sau cùng. Những em có năng khiếu đặc biệt thƣờng thích ôn luyện các môn học tự nhiên. Còn các môn học ít tiết nhƣ lịch sử, địa lí cần học bài dài và nhiều nên phần đông các em rất chán. Bởi vậy giáo viên cần động viên, khuyến khích thì học sinh mới chịu đi thi. - Mặt khác giáo viên phải biết khơi dậy ở học sinh niềm tự hào, hãnh diện khi đỗ đạt. Đã là học sinh giỏi cấp tỉnh có giải thì đƣơng nhiên bất cứ môn học nào cũng đƣợc hƣởng chế độ ƣu tiên ngang nhau và vinh quang nhƣ nhau. - Trong công tác tuyển chọn cũng cần lƣu ý về vấn đề tâm lý học sinh. Tâm lí vững vàng, bình tĩnh, tự tin thì bài làm sẽ đạt kết quả cao. Ngƣợc lại tâm lí hoang mang, sợ sệt thì chất lƣợng bài làm sẽ kém. Bởi vậy giáo viên ôn luyện cũng phải biết trấn tỉnh niềm tin cho đối tƣợng ôn thi. - Khi lựa chọn đƣợc đối tƣợng để ôn rồi thì giáo viên phải biết yêu nghề tận tụy với nghề. Luôn luôn biết khích lệ, níu kéo các em vào niềm ham mê yêu thích bộ môn. Đồng thời giáo viên cũng phải biết xây dựng vun đắp uy tín của mình để có đƣợc lòng tin đối với học sinh. b. PHƯƠNG PHÁP ÔN LUYỆN HỌC SINH GIỎI BỘ MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ - Ôn luyện học sinh giỏi không giống nhƣ tiết dạy ở lớp học bình thƣờng. Vì ở lớp ta dạy cho học sinh phù hợp với ba đối tƣợng ( khá giỏi, trung bình và yếu kém). Song dạy cho học sinh đi thi có nghĩa là ta đƣa các em “mang chuông đi đánh đất ngƣời”. Đối tƣợng dự thi đều ngang tầm nhau về mặt học lực, nhận thức. Vì vậy ngoài kiến thức sách giáo khoa giáo viên cần có thêm tài liệu nâng cao, để giúp đối tƣợng dự thi học sâu, hiểu rộng. - Ngƣời dạy phải có niềm tin và tâm huyết với nghề. Phải biết dạy thế nào khi học sinh không hiểu bài, biết vui mừng phấn khởi khi học sinh thành Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây 3 Ngƣời viết: Nguyễn Văn Sáng SKKN: Một số phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử đạt. Hay nói cách khác là ngƣời dạy phải lấy kết quả của học sinh làm thƣớc đo tay nghề của nhà giáo. - Yếu tố cơ bản nhất là ngƣời dạy luôn luôn biết tự hoàn thiện mình. Có tâm huyết với nghề chƣa đủ, hơn thế nữa phải có năng lực chuyên môn vững vàng, biết xác định đƣợc kiến thức trọng tâm, biết làm chủ điều mình dạy và phải biết dạy học sinh cách học để học sinh bình tĩnh, tự tin lĩnh hội kiến thức và tƣ duy sáng tạo. Nâng quan điểm từ biết để hiểu để vận dụng vào làm bài. - Thực tế cho thấy học sinh nhiều trƣờng dự thi học sinh giỏi, mặc dù thang điểm 20 song kết quả một số thí sinh chỉ đạt: 0.5;1;2;3;… Lí do là ngƣời dạy và ngƣời học hời hợt, thiếu đầu tƣ, chƣa xác định đƣợc cách ôn luyện, cách học. - Theo bản thân tôi đã là học sinh giỏi thì phải đƣợc trang bị kiến thức tƣơng đối toàn diện. Hiểu khái quát đƣợc đặc trƣng của bộ môn lịch sử là tìm hiểu, nghiên cứu những hoạt động của con ngƣời và xã hội loài ngƣời từ khi xuất hiện cho đến ngày nay. Cách mạng Việt Nam có quan hệ mật thiết với cách mạng thế giới. Cho nên phƣơng pháp ôn luyện của tôi là: - Hệ thống hóa kiến thức cơ bản bằng phân kỳ lịch sử - Chốt kiến thức trọng tâm bằng hệ thống câu hỏi, bài tập. - Rèn kỹ năng tƣ duy, sáng tạo cho học sinh. 1) PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI a) Lịch sử thế giới cận đại( lớp 8). - Sự hình thành và phát triển chủ nghĩa tƣ bản, các cuộc cách mạng tƣ sản. - Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tƣ bản. Những đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc. - Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. - Vai trò của Mác – Ăng Gen và sự ra đời quốc tế thứ nhất, quốc tế thứ hai( hoàn cảnh ra đời, hoạt động, tác dụng đối với phong trào cách mạng thế giới. - Công xã Pari - nhà nƣớc vô sản đầu tiên trên thế giới. Học sinh vẽ đƣợc sơ đồ nhà nƣớc và lấy dẩn chứng công xã Pari là nhà nƣớc kiểu mới. b) Lịch sử thế giới hiện đại ( lớp 8-9) Gồm hai giai đoạn: 1917-1945 (lớp 8) và 1945 đến nay ( lớp 9). - Cách mạng tháng Mƣời Nga thành công 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941) . - Nƣớc Mĩ, châu Âu, châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. - Chính sách mới của Ph.Ru-Giơ-Ven. - Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây 4 Ngƣời viết: Nguyễn Văn Sáng SKKN: Một số phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử - Sự phát triển của khoa học kỉ thuật và văn hoá thế giới nửa đầu thế kỉ XX. - Liên Xô và các nƣớc Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Các nƣớc Á – Phi - Mĩ La Tinh từ 1945 đến nay. - Sự ra đời và hoạt động của hội đồng tƣơng trợ kinh tế (SEV) - Ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới (Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu) - Quan hệ quốc tế từ 1945 đến nay. - Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai. 2. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM a) Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X (lớp 6). + Thời đại dựng nƣớc Văn Lang – Âu Lạc: - Sự ra đời nhà nƣớc Văn Lang đời sống vật chất, tinh thần của cƣ dân Văn Lang. Công lao to lớn của vua Hùng Vƣơng trong buổi đầu dựng nƣớc đƣợc Bác Hồ hằng căn dặn : Các Vua Hùng có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. - Nƣớc Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? Bài học mất nƣớc đầu tiên của An Dƣơng Vƣơng để lại cho dân tộc là mất hết tƣớng giỏi, thiếu đoàn kết, âm mƣu của kẻ thù. - Thời Văn minh Văn Lang-Âu Lạc để lại cho chúng ta: Tổ quốc, thuật luyện kim, nông nghiệp lúa nƣớc, phong tục tập quán riêng và bài học đầu tiên về công cuộc giữ nƣớc. Cho học sinh vẽ và giải thích đƣợc sơ đồ nhà nƣớc Văn Lang - Âu Lạc. + Thời kì bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập: - Xuất hiện hai vị nữ anh hùng dân tộc đã ghi vào lịch sử nhƣ một mốc son chói lọi đó là Trƣng Trắc, Trƣng Nhị quyết tâm đánh giặc. Khởi nghĩa hai Bà Trƣng bùng nổ tháng 3- năm 40 đã đi vào lịch sử nhƣ một chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm. Nâng cao lòng tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống của ngƣời phụ nữ Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xâm chƣa có một quốc gia nào lại có đƣợc niềm vinh quang nhƣ vậy. - Hơn hai trăm năm sau xuất hiện cuộc khởi nghĩa bà Triệu Thị Trinh (248): Tôi muốn cƣỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi đánh đuổi quân Ngô chứ đâu chịu khom lƣng làm tì thiếp cho ngƣời. - Tiếp theo là cuộc khởi nghĩa của Lí Bí - 542 đánh đuổi quân Lƣơng và lập ra đất nƣớc có quốc hiệu là Vạn Xuân. Để lại bài học đánh giặc bằng lối du kích của Triệu Quang Phục: Đầm Dạ Trạch lừng danh nơi hiểm yếu. - Kế tục là cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, Phùng Hƣng. Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây 5 Ngƣời viết: Nguyễn Văn Sáng SKKN: Một số phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử + Bƣớc ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X : Đó là cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dƣơng. Đặc biệt Ngô Quyền Bạch Đằng Giang bất tử Thành mồ chôn quân Nam Hán hung tàn. Cho đến nay sông Bạch Đằng còn đó, nƣớc sông vẫn chảy hoài mà nhục quân thù không rửa hết. Bởi nghệ thuật quân sự có tính toán kỉ lƣỡng dùng cọc nhọn và lợi dụng nƣớc thuỷ triều để đánh giặc. Một chiến thắng lẫy lừng kết thúc hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên nhà nƣớc phong kiến Việt Nam ra đời. b)Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX (lớp 7). - Là quá trình hình thành và phát triển của các triều đại phong kiến bằng những hình thái chính trị , kinh tế , xã hội khác nhau gắn với các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm mà tƣơng quan lực lƣợng quá chênh lệch giữa ta và địch. Song với nghệ thuật quân sự tài tình , với lòng yêu nƣớc nồng nàn và tinh thần đấu tranh kiên cƣờng bất khuất quân và dân ta đã làm nên những chiến thắng vẻ vang . Nhà nƣớc phong kiến Việt Nam đƣợc hình thành và phát triển theo các triều đại: - Triều đại nhà Ngô (939 - 968 ) mở đầu cho nhà nƣớc phong kiến Việt Nam của dân tộc ta. Ngô Quyền xƣng Vƣơng, đóng đô ở Cổ Loa. Ngô Quyền mất (944) hai con là Ngô Xƣơng Ngập và Ngô Xƣơng Văn còn nhỏ tuổi bị em vợ là Dƣơng Tam Kha cƣớp ngôi. Năm 950 Ngô Xƣơng Văn phục quốc song do mâu thuẫn nội bộ, uy tín nhà Ngô giảm sút. Năm 965 Ngô Xƣơng Văn chết, đất nƣớc xảy ra loạn 12 sứ quân. - Triều đại nhà Đinh (968 - 980 ) tên nƣớc là Đại Cồ Việt , kinh đô Hoa Lƣ . Đinh Bộ Lĩnh tức Đinh Tiên Hoàng đã có công dẹp loạn 12 sứ quân và thống nhất đất nƣớc song đất nƣớc thái bình chƣa đƣợc bao lâu, năm 979 Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại, nhân cơ hội đó nhà Tống lăm le xâm phạm bờ cõi Đại Cồ Việt. Trƣớc tình thế hiểm nghèo, thái hậu Dƣơng Văn Nga đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích gia đình, dòng họ đã trao chiếc áo hoàng bào cho thập đạo tƣớng quân Lê Hoàn mở ra một triều đại mới chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nƣớc. - Triều đại nhà Tiền Lê (980 - 1009 ) tên nƣớc cũng là Đại Cồ Việt đã chiến thắng quân xâm lƣợc Tống giành thắng lợi ở sông Bạch Đằng . Nhà Tiền Lê chia nƣớc thành 10 lộ, thịnh hành ở thời vua Lê Đại Hành và suy vong thời vua Lê Long Đỉnh tức Lê Ngọa Triều. Cuối năm 1009 Lê Long Đỉnh chết, các triều thần lúc đó cùng nhau suy tôn điện tiền chỉ huy sứ Lí Công Uẩn lên làm vua, triều Lý thành lập. Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây 6 Ngƣời viết: Nguyễn Văn Sáng SKKN: Một số phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử - Triều đại nhà Lý (1009 -1226 ) Lí Thái Tổ đã có công dời đô từ Hoa Lƣ về Đại La đổi tên là Thăng Long (1010). Năm 1054 đổi tên nƣớc là nƣớc Đại Việt, chia nƣớc thành 24 lộ, dƣới lộ là phủ, châu, huyện xã. Về văn bản pháp lí: Nhà Lí có bộ luật Hình thƣ(1042). Về quân đội thực hiện chính sách “ngụ binh ƣ nông”. Nhà Lí hai lần đánh thắng quân xâm lƣợc Tống: lần thứ nhất (1075 ) , lần thứ hai (1077 ). Cách đánh giặc của Lí Thƣờng Kiệt rất độc đáo : Một là tấn công để tự vệ đó là mở cuộc tập kích vào đất Tống nhằm mục đích làm tiêu hao sinh lực địch. Phòng thủ để tấn công: Xây dựng phòng tuyến Nhƣ Nguyệt, khiến cho quân Tống rơi vào tình thế tiến thoái lƣỡng nan , khiến cho tƣớng giặc Quách Quỳ thất vọng, ra lệnh: “Ai bàn đánh sẽ bị chém.” chuyển sang thế phòng ngự . Nắm đƣợc tình hình bế tắc của địch, Lí Thƣờng Kiệt đã sáng tác bài thơ thần “ Sông núi nƣớc Nam” đƣợc coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nƣớc ta khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta và khẳng định chủ quyền dân tộc. Mặt khác nhận thấy chiến tranh đã đến hồi kết thúc, chủ động đề nghị giảng hòa , Quách Qùy chấp nhận ngay. Đây là kiểu kết thúc chiến tranh độc đáo, thể hiện tinh thần nhân nghĩa của dân tộc ta, mục đích để giữ mối quan hệ tốt giữa Đại Việt và nƣớc Tống . Vị vua cuối cùng của triều Lí là Lí Chiêu Hoàng. - Triều đại nhà Trần (1226 -1400), tên nƣớc cũng là Đại Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lƣợc Mông Nguyên , một thứ giặc đƣợc coi là hùng mạnh nhất lúc bấy giờ. Bằng chiến thuật “vƣờn không nhà trống”, rút lui để bảo toàn lực lƣợng, khi giặc rơi vào tình thế khó khăn, quân ta đã tổ chức phản công và giành thắng lợi vẻ vang (lần1: 1258, lần 2: 1285, lần 3:12871288). thắng lợi đó đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lƣợc Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ của chủ quyền quốc gia . Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam để lại nhiều bài học quý giá đó là cũng cố khối đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để đánh giặc, tinh thần quyết chiến đấu của toàn dân mà nòng cốt là lực lƣợng quân đội. Chiến thắng chống quân Mông Nguyên gắn liền với nhà quân sự tài ba, lỗi lạc là Trần Quốc Tuấn. Nhà Trần chia nƣớc thành 12 lộ .Đặt ba chức quan chăm lo sản xuất nông nghiệp: Hà đê sứ, khuyến nông sứ, đồn điền sứ nên kinh tế thời Trần phát triển; ban hành bộ quốc triều hình luật (1230); văn học chữ Hán, chữ Nôm phát triển chứa đựng lòng yêu nƣớc của dân tộc . - Triều đại nhà Hồ (1400 -1407),tên nƣớc là Đại Ngu. Sau khi cƣớp ngôi nhà Trần, Hồ Quý Ly lập ra nhà Hồ. Ban hành một số cải cách chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội song chƣa phù hợp với tình hình thực tế, chƣa giải quyết đƣợc những yêu cầu bức thiết của nhân dân nên nhanh chóng bị thất bại . Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây 7 Ngƣời viết: Nguyễn Văn Sáng SKKN: Một số phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử - Cuộc kháng chiến chống quân xâm lƣợc Minh của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo mở đầu bằng hội thề Lũng Nhai(1416) và kết thúc bằng hội thề Đông Quan (1427) . Nghệ thuật quân sự dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều cũng đƣợc Lê Lợi sử dụng triệt để: Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh khi Vƣơng Thông xuất quân hƣớng về Cao Bộ ngày 7-11-1426, biết đƣợc ý đồ của giặc ta đặt phục binh ở Tốt Động- Chúc Động giặc rơi vào trận địa của ta. “Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”. (Trích Bình Ngô đại cáo ) - Đặc biệt là trận Chi Lăng – Xƣơng Giang ngày 8-10-1427 ta giành thắng lợi Vƣơng Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận hội thề Đông Quan(10-12-1427). Chiến thắng Chi Lăng -Xƣơng Giang một lần nữa chứng tỏ bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn đứng đầu Lê Lợi và Nguyễn Trải đã biết khai thác yếu tố địa hình, để tìm ra một cách đánh phù hợp Chiến thắng Chi Lăng -Xƣơng Giang đã mở ra triều đại mới đó là thời Lê Sơ ( 1428 – 1527 ) là triều đại phong kiến thịnh đạt nhất cả về chính trị, kinh tế lẫn văn hóa , giáo dục. Có bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của Nguyễn Trãi là bài : “ Bình Ngô Đại Cáo” ;có bộ luật Hồng Đức (1483) là bộ luật tiến bộ nhất trong thời kì phong kiến. - Bộ máy nhà nƣớc thời Lê Sơ là nhà nƣớc quân chủ quan liêu chuyên chế. Các đơn vị hành chính đƣợc tổ chức chặt chẻ hơn. Cách đào tạo bổ dụng quan lại lấy phƣơng thức học tập thi cử làm phƣơng thức chủ yếu. - Về kinh tế thời Lê Sơ cũng phát triển mạnh mẽ, chú trọng kinh tế nông nghiệp, đặt ba chức quan chăm lo sản xuất nông nghiệp (hà đê sứ, khuyến nông sứ, đồn điền sứ). Định lại chính sách ruộng công làng xã . Các nghề thủ công truyền thống phát triển, nhiều làng thủ công truyền thống ra đời . Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất . - Về buôn bán: Nhà vua khuyến khích mở chợ, họp chợ. Buôn bán với nứơc ngoài cũng đƣợc duy trì (Vân Đồn - Quảng Ninh). - Về văn hóa giáo dục thời Lê Sơ cũng rất phát triển vua Lê Thái Tổ cho xây dựng lại Quốc tử giám, mở trƣờng học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép ngƣời có học đều đƣợc dự thi. Nhà nƣớc tuyển chọn ngƣời giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo. Thời Lê Sơ tổ chức đƣợc 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đổ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) tổ chức đƣợc 12 khoa thi tiên sĩ, lấy đổ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên. - Giai đoạn bi đát nhất của lịch sử là cuộc chiến tranh Nam Triều Bắc Triều (1527-1592) và chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 -1672) làm tổn thƣơng tình đoàn kết dân tộc. Đất nƣớc bị chia cắt, nhân dân cực khổ Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây 8 Ngƣời viết: Nguyễn Văn Sáng SKKN: Một số phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử Khôn ngoan qua được Thanh Hà Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy - Phong trào Tây Sơn bùng nổ , nhân vật lịch sử nổi tiếng đó là Quang Trung (Nguyễn Huệ) ngƣời anh hùng áo vải , vị lãnh tụ nông dân kiệt xuất đã lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nƣớc, đặt nền tảng thống nhất quốc gia đồng thời đánh tan quân Xiêm (1785), quân Thanh (1789) bảo vệ độc lập và lãnh thổ của tổ quốc. Sau đó bắt tay vào khôi phục kinh tế, ban hành chiếu khuyến nông, mở cửa ải thông thƣơng chợ búa. Xây dựng nền văn hóa dân tộc, ban bố chiếu lập học. Đề cao chữ Nôm, lập viện sùng chính dịch chữ Hán sang chữ Nôm do Nguyễn Thiếp đứng đầu và thực hiện những chính sách quốc phòng, ngoại giao. Nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ cũng thật là độc đáo. Biết lợi dụng yếu tố thiên thời địa lợi để đặt phục kich tiêu diệt giặc ở trận Rạch Gầm Xoài Mút. Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút ngày 19-1-1785 là một trong những trận mai phục thủy chiến lớn nhất của nhân dân ta, đập tan âm mƣu xâm lƣợc của quân Xiêm. Làm cho quân Xêm “ngoài miệng tuy nói khoác, nhƣng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn nhƣ cọp”. Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh thần tốc, bất ngờ táo bạo, tổ chức chiến đấu hết sức cơ động. Đó cũng là nét độc đáo trong cách đánh giặc của Quang Trung. Ông đã cho quân ăn tết trƣớc và bất ngờ tiêu diệt 29 vạn quân Thanh trong dịp tết kỉ Dậu năm 1789 từ đêm 30 tết đến ngày mồng 5 tết giải phóng Thăng Long, “ thây ngổn ngang đầy đồng, máu chảy thành suối quân Thanh đại bại ”(Hoàng Lê Nhất Thống Chí) . Quang Trung mất(1792). Quang Toản nối ngôi nhƣng không đủ năng lực và uy tín điều hành công việc của quốc gia. Nội bộ triều Tây Sơn nảy sinh mâu thuẫn và suy yếu. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền Nguyễn Ánh (1802), ban hành bộ hoàng triều luật lệ (1815) tức bộ luật Gia Long. Triều Nguyễn tồn tại đến năm 1945 (vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến là Bảo Đại). c) Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 ( lớp 8). Do nhu cầu tìm kiếm thị trƣờng, thuộc địa, 1-9-1858 thực dân Pháp xâm lƣợc nƣớc ta taị Đà Nẵng. Nhà Nguyễn yếu hèn không phối hợp với nhân dân để chống giặc ngoại xâm. Vì quyền lợi giai cấp Nhà Nguyễn đã phản bội lợi ích của dân tộc lần lƣợt kí các hiệp ƣớc đầu hàng ( 1862, 1874 ,1883 và 1884 ). Thực dân Pháp lần lƣợt chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, ba tỉnh miền Tây Nam Kì, mở rộng xâm lƣợc Bắc Kì lần một (1873 -1874), lần hai (1882 -1884) . Đối lập với triều đình Nhà Nguyễn, nhân dân kiên quyết đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lƣợc. Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây 9 Ngƣời viết: Nguyễn Văn Sáng SKKN: Một số phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử Trƣớc hành động xâm lƣợc của liên quân Tây Ban Nha-Pháp, khiến cho nhân dân Đà Nẵng vô vùng căm phẫn đã nổi dậy đấu tranh, thực dân Pháp bị thất bại phải kéo quân vào Gia Định. -1859 Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến nhân dân sôi nổi. Nghĩa quân Nguyển Trung Trực đã đốt cháy tàu Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông(10-12-1861). Nghĩa quân do Trƣơng Định lãnh đạo đã làm địch thất điên bát đảo, ông đƣợc nhân dân tôn là Bình Tây Đại Nguyên Soái. Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nêu cao tinh thần quyết tâm kháng chiến chống Pháp. Tấm gƣơng Nguyển Trung Trực trƣớc kháng chiến ở miền Đông, sau sang miền Tây lập căn cứ ở Hòn Chông( Rạch Giá). Bị giặc bắt đem ra chém, ông đã khẳng khái tuyên bố: “Bao giờ ngƣời Tây nhổ hết cỏ nƣớc Nam thì mới hết ngƣời Nam đánh Tây”. Khi thực dân Pháp xâm lƣợc Bắc Kì lần thứ 1và 2 cũng bị quân và dân ta đánh trả quyết liệt. Đã giết đƣợc tên Gác-Ni-Ê , Ri-Vi-E và nhiều sĩ quan, binh lính Pháp ở trận Cầu Giấy lần thứ 1 và 2. Hƣởng ứng chiếu Cần Vƣơng có ba cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Ba Đình (1886 -1887) , khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) đặc biệt là khởi nghĩa Hƣơng Khê (1885 -1895). Phong trào Cần Vƣơng đã gây cho địch nhiều khó khăn, lúng túng nhƣng cuối cùng bị thất bại. Thất bại của phong trào Cần Vƣơng chứng tỏ ngọn cờ cứu nƣớc theo phạm trù phong kiến không phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử . Tiếp theo là cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 -1913) và phong trào đấu tranh chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX quy mô quyết liệt, thời gian kéo dài đã gây cho địch nhiều thiệt hại song kết quả cũng bị thất bại. Một lần nữa chứng tỏ giai cấp nông dân không đảm đƣơng đƣợc sứ mệnh lịch sử. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX do ảnh hƣởng cuả cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc. Một số sĩ phu yêu nƣớc đƣơng thời đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng theo khuynh hƣớng dân chủ tƣ sản nhƣ phong trào Đông Du của Phan Bội Châu (1905 -1909), Đông Kinh Nghĩa Thục của Lƣơng Văn Can, Nguyễn Quyền (1907), cuộc vận động Duy Tân của Phan Chu Trinh, phong trào chống thuếTrung Kì (1908) và phong trào yêu nƣớc trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). Tất cả đều bị thất bại chứng tỏ phong trào cách mạng Việt Nam còn bế tắc về đƣờng lối, khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng. Nguyễn Tất Thành không tán thành con đƣờng cứu nƣớc của các bậc tiền bối. Ngƣời quyết định đi ra nƣớc ngoài, xem nƣớc ngoài làm thế nào để về cứu giúp đồng bào ta. Những hoạt động cứu nƣớc của Ngƣời (1911- Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây 10 Ngƣời viết: Nguyễn Văn Sáng SKKN: Một số phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử 1917) tuy chỉ mới bƣớc đầu nhƣng là điều kiện quan trọng để Ngƣời xác định con đƣờng cứu nƣớc đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. d) Lịch sử Việt Nam( lớp 9). Theo chủ quan bản thân tôi xác định rằng: Kíên thức lịch sử Việt Nam lớp 9 đƣợc coi là chú trọng của chƣơng trình ôn luyện học sinh giỏi. Thông thƣờng hàng năm thi học sinh giỏi cấp huyện khoảng tháng 1, cấp tỉnh khoảng cuối tháng 3. Vậy tôi phân chia kiến thức lịch sử Việt Nam lớp 9 để ôn luyện theo các giai đoạn nhƣ sau: * Giai đoạn Việt Nam từ (1919-1930): + Tình hình Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Chƣơng trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và tác động của nó đến kinh tế xã hội Việt Nam làm cho xã hội Việt Nam bị phân hoá sâu sắc. Bên cạnh giai cấp cũ vẫn tồn tại là địa chủ phong kiến và nông dân thì nảy sinh các giai cấp và tầng lớp mới nhƣ tƣ sản, tiểu tƣ sản, công nhân. Mỗi giai cấp tầng lớp xã hội có địa vị quyền lợi khác nhau nên có thái độ chính trị khác nhau trong cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp. Đồng thời giáo viên biết nhấn mạnh giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và ngày càng phát triển về số lƣợng lẫn chất lƣợng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. Giai cấp công nhân Việt Nam cũng chịu nhiều tầng lớp áp bức bóc lột nên cuộc sống của họ vô cùng khốn khổ. Ngoài những đặc điểm của công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam có đặc điểm riêng sau: - Bị áp bức bóc lột nặng nề nhất nên có tinh thần cách mạng nhất. - Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân. - Kế thừa truyền thống yêu nƣớc bất khuất của dân tộc. - Giai cấp công nhân Việt Nam có điều kiện sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tiếp thu ảnh hƣởng cách mạng Tháng Mƣời Nga và phong trào cách mạng thế giới. Với những đặc điểm trên giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp yêu nƣớc, cách mạng. Cùng với giai cấp nông dân trở thành hai lực lƣợng chính của cách mạng, trong đó giai cấp công nhân nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. + Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1925) - Ảnh hƣởng của cách mạng Tháng Mƣời Nga và phong trào cách mạng thế giới. - Phong trào dân tộc-dân chủ công khai (1919-1925) - Phong trào công nhân (1919-1925) Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây 11 Ngƣời viết: Nguyễn Văn Sáng SKKN: Một số phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử + Cuộc hành trình tìm đƣờng cứu nƣớc của Nguyễn Ái Quốc và vai trò của Ngƣời đối với việc chuẩn bị về chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng của giai cấp vô sản Việt Nam. - Cuộc hành trình tìm đƣờng cứu nƣớc của Nguyễn Ái Quốc: Ngày 5 tháng 6 năm 1911 Ngƣời xin làm phụ bếp trên tàu đô đốc LaTu-Sơ-Tơ-rê-Vin, rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình tìm đƣờng cứu nƣớc. Qua nhiều năm bôn ba hải ngoại Ngƣời nhận rõ: Giai cấp công nhân và nhân dân các nƣớc đều là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù. Đó là cơ sở giúp Ngƣời dễ dàng tiếp thu quan điểm về giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lê Nin sau này. Năm 1917 cách mạng tháng Mƣời Nga bùng nổ và thắng lợi. Vào thời điểm này, Nguyễn Ái Quốc rời Luân Đôn (Anh) về Pari (Pháp). Ngƣời tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tìm hiểu cách mạng tháng Mƣời Nga. Năm 1919 Ngƣời gửi đến hội nghị Véc -Xai bản yêu sách của nhân dân An Nam .Bản yêu sách tuy không đƣợc chấp nhận song tên tuổi của Ngƣời đã có tiếng vang lớn trên trƣờng quốc tế. Tháng 7 -1920 Ngƣời đọc đƣợc sơ thảo luận cƣơng của Lê - Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Ngƣời đã tìm thấy ở đó con đƣờng cứu nƣớc và giải phóng dân tộc. Tháng 12-1920 Ngƣời bỏ phiếu tán thành quốc tế thứ 3 và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp. Từ đó Ngƣời khẳng định: Muốn cứu nƣớc và giải phóng dân tộc không có con đƣờng nào khác bằng con đƣờng cách mạng vô sản. Nhƣ vậy sau nhiều năm bôn ba hải ngoại, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đƣờng cứu nƣớc đúng đắn đó là con đƣờng kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nƣớc với tinh thần quốc tế vô sản. - Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản. Đó là thời kì hoạt động của Ngƣời ở Pháp(1920-1923), ở Liên Xô(1923-1924) và ở Trung Quốc(1924-1927). Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị về chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam. Đây là công lao to lớn của Ngƣời. + Phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm trƣớc khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Hƣớng dẫn học sinh so sánh sự ra đời, thành phần tham gia và phƣơng thức hoạt động của ba tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam Cách mang Thanh niên (tháng 6-1925), Tân Việt cách mạng Đảng( tháng 7-1928) Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây 12 Ngƣời viết: Nguyễn Văn Sáng SKKN: Một số phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử và Việt Nam Quốc Dân Đảng 1927. Nhấn mạnh vai trò của hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nắm đƣợc nguyên nhân bùng nổ, diễn biến,kết quả và nguyên nhân thất bại. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại kéo theo sự tan rã của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hƣớng tƣ sản. + Đảng cộng sản Việt Nam ra đời( 3-2-1930) - Ba tổ chức cộng sản ra đời trong năm1929. - Hội nghị thành lập Đảng (lí do tiến hành hội nghị, thời gian, địa điểm, nội dung của hội nghị thành lập Đảng), vai trò công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng. - Luận cƣơng chính trị (10-1930) - Ý nghĩa cuả sự thành lập Đảng( làm sáng tỏ sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam là bƣớc ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. * Giai đoạn Việt Nam từ (1930-1945). Đây là giai đoạn bắt đầu có sự lãnh đạo của Đảng và sau 30 năm bôn ba hải ngoại 28-1-1941 Nguyễn Ái Quốc về nƣớc trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám thành công, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời là kết quả của ba cuộc tổng diễn tập: Phong trào cách mạng( 1930-1931) đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh,cao trào dân chủ (1936-1939) và cuộc vận động cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám(1939-1945). + Đảng đã vận dụng chủ nghĩa Mác- Lê Nin, đƣờng lối của quốc tế cộng sản vào hoàn cảnh cụ thể của đất nƣớc. Đề ra nhiệm vụ cách mạng Việt Nam phù hợp với từng thời kì. - Phong trào (1930-1931) đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh đƣợc coi là cuộc tổng diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám của nhân dân ta vì lần đầu tiên quần chúng đƣợc tập dƣợt đấu tranh dƣói sự lãnh đạo của Đảng. - Phong trào để lại nhiều bài học quý cho cách mạng tháng Tám sau này: Bài học về sự lãnh đạo của Đảng, về liên minh công nông, về giành và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng, về xây dựng chính quyền nhân dân một hình thức chính quyền kiểu mới(Xô Viết). - Phong trào (1936-1939) : Thực hiện khẩu hiệu mới: chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh đế quốc.Nêu nhiệm vụ trƣớc mắt của nhân dân Đông Dƣơng là chống phát xít, chống phản động thuộc địa, đòi tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình. - Kẻ thù của phong trào cách mạng(1936-1939) là chủ nghĩa phát xít, bọn phản động thuộc địa, tay sai không chịu thi hành chính sách của chính Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây 13 Ngƣời viết: Nguyễn Văn Sáng SKKN: Một số phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử phủ mặt trận nhân dân Pháp. Phong trào 1936-1939 là cuộc Tổng diễn tập thứ 2 cho cách mạng tháng Tám. - Những cuộc khởi nghĩa vũ trang báo hiệu thời kì đấu tranh mới: Khởi nghĩa Bắc Sơn(27-9-1940) , khởi nghĩa Nam Kì(23-11-1940), binh biến Đô Lƣơng(13-1-1941). Các cuộc khởi nghĩa trên đều bị thất bại do thực dân Pháp lúc đó còn mạnh. Khởi nghĩa nổ ra chƣa đúng thời cơ. Mặc dù bị thất bại song ba sự kiện trên đã: - Nói lên lòng yêu nƣớc nồng nàn thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất vì độc lập tự do của dân tộc ta. - Giáng một đòn chí tử vào thực dân Pháp, cảnh cáo phát xít Nhật vừa mới đặt chân lên đất nƣớc ta. Đó là tiếng súng báo hiệu của cuộc khởi nghĩa toàn quốc. - Để lại cho cách mạng nhiều bài học kinh nghiệm quý giá nhất là bài học về thời cơ cách mạng. Riêng khởi nghĩa Bắc Sơn để lại cho cách mạng đội du kích Bắc Sơn. Khởi nghĩa Nam Kì để lại cho cách mạng lá cờ đỏ sao vàng năm cánh sau này trở thành quốc kì một biểu tƣợng thiêng liêng của đất nƣớc. Cuộc binh biến Đô Lƣơng chứng tỏ khả năng làm cách mạng của binh lính khi có điều kiện. + Hội nghị trung ƣơng Đảng lần thứ VIII (5-1941) và việc thành lập mặt trận Việt Minh(19-5-1941) - Hội nghị trung ƣơng lần VIII (5-1941) cho học sinh nắm đƣợc hoàn cảnh diễn ra hội nghị, nội dung và ý nghiã của hội nghị. Nhấn mạnh vai trò của Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh. - Về mặt trận Việt Minh: Cho học sinh nắm đƣợc hoạt động của mặt trận Việt Minh bằng xây dựng lực lƣợng chính trị, xây dựng căn cứ địa cách mạng, xây dựng lực lƣợng vũ trang và chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Sự ra đời của mặt trận Việt Minh là sự sáng tạo của Đảng của chủ tịch Hồ Chí Minh. + Cao trào kháng Nhật cứu nƣớc tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám1945. Đêm (9-3-1945) Nhật đảo chính Pháp. Ban thƣờng vụ trung ƣơng Đảng họp đề ra chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chứng tỏ tình thế cách mạng đã xuất hiện, Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nƣớc. Thay khẩu hiệu đánh đuổi Nhật Pháp bằng đánh đuổi phát xít Nhật, thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân Đông Dƣơng. + Cách mạng tháng Tám thành công nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Nắm đƣợc thời cơ cách mạng, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám. Một lần nữa khẳng định công lao to lớn của Hồ Chí Minh trong việc lãnh đạo nhân dân ta làm Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây 14 Ngƣời viết: Nguyễn Văn Sáng SKKN: Một số phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà(2-9-1945). * Giai đoạn (1945-1954) + Tình hình nƣớc ta sau cách mạng tháng Tám có những thuận lợi song khó khăn chồng chất đó là giặc đói, giặc dốt, ngoại xâm và nội phản, đẩy nƣớc ta rơi vào tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc”. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những biện pháp diệt giặc đói bằng biện pháp cấp bách là lá lành đùm lá rách, hủ gạo tiết kiệm ngày đồng tâm. Biện pháp lâu dài là tăng gia sản xuất. Giải quyết khó khăn về tài chính chính phủ kêu gọi quỹ độc lập, tuần lể vàng phát hành tiền Việt Nam(31-1-1946). đến ngày 23-11-1946 đồng tiền Việt Nam đƣợc lƣu hành trong cả nƣớc. Đối với giặc dốt: Ban hành sắc lệnh lập cơ quan bình dân học vụ (8-91945), thực hiện phong trào bình dân học vụ. Nạn mù chữ đƣợc đẩy lùi. Đối với ngoại xâm và nội phản với biện pháp vừa mềm dẻo vừa kiên quyết chủ tịch Hồ Chí Minh đã lần lƣợt loại bỏ, cô lập kẻ thù. Chú ý sách lƣợc của Đảng, chính phủ trong việc phân hóa kẻ thù, triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù. Cuộc đấu tranh này diễn ra hai thời kì: Trƣớc (6-3-1946) ta chủ trƣơng hoà với Tƣởng để đánh Pháp ở Nam Bộ. Từ (6-3-1946) trở đi(19-12-1946) ta chủ trƣơng hoà với Pháp để đuổi Tƣởng. + Về hiệp định sơ bộ( 6-3) và tạm ƣớc Việt-Pháp(14-9-1946). Cho học sinh nắm hoàn cảnh kí kết và nội dung của nó. Ý nghĩa của việc kí hiệp định sơ bộ (6-3-1946): - Ta đã nhanh chóng đẩy đƣợc quân Tƣởng về nƣớc, tránh đƣợc một kẻ thù nguy hiểm quét đƣợc bọn tay sai phản động. Tránh đƣợc một cuộc chiến đấu bất lợi cho ta. - Tranh thủ thời gian hoà hoãn để củng cố chính quyền, xây dựng lực lƣợng chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài. - Thể hiện sự thiện chí của chính phủ ta, nhân dân ta, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta đã đƣa đất nƣớc ta thoát khỏi tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc”. + Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đêm(19-12-1946). Cuộc chiến diễn ra ở các đô thị. + Đƣờng lối kháng chiến xuyên suốt chín năm trƣờng kì chống thực dân Pháp và bọn can thiệp Mĩ là: Toàn dân, toàn diện, trƣờng kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. + Các chiến dịch lớn: Xác định đƣợc hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, và ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, chiến dịch biên giới1950, chiến cuộc đông xuân 1953-1954. đặc biệt là chiến dịch lịch sử Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây 15 Ngƣời viết: Nguyễn Văn Sáng SKKN: Một số phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử Điện Biên Phủ xƣơng sống của kế hoạch Na Va, góp phần vào thắng lợi ở hội nghị Giơ-ne-vơ. + Mối quan hệ giữa hậu phƣơng với tiền tuyến trong cuộc chiến tranh nhân dân chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ. + Hoàn cảnh ra đời, nội dung và ý nghĩa của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2-1951) + Hoàn cảnh ra đời, diễn biến của hội nghị Giơ-ne-vơ.Nội dung, ý nghĩa của hiệp định Giơ-ne-vơ. Nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Một lần nữa khẵng định vai trò lãnh đạo của Đảng và công lao của Hồ Chí Minh đối với vận mệnh quốc gia. IV: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY, SÁNG TẠO CHO HỌC SINH. Sau quy trình giáo viên và học sinh hệ thống đƣợc những kiến thức trọng tâm; chốt đƣợc những câu hỏi cơ bản của quá trình lịch sử ở trƣờng trung học cơ sở. phƣơng pháp tiếp theo là rèn luyện học sinh kỹ năng làm bài. Giáo viên phải biết hƣớng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức đã đƣợc ôn tập để làm những bài tập, câu hỏi cụ thể. Tránh lạc đề, giáo viên nhắc nhở học sinh phải biết đọc kỹ đề bài, xác định đƣợc phạm vi và kiến thức trọng tâm để trả lời câu hỏi hoặc bài tập một cách chính xác. Sau đây là một số ví dụ minh họa: 1. Rèn luyện kỹ năng làm bài ở phần lịch sử thế giới. Câu 1: Vì sao công xã Pa-Ri là nhà nƣớc kiểu mới? vẽ sơ đồ bộ máy nhà nƣớc công xã Pa- Ri? Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của công xã. Học sinh cần giải quyết bốn vấn đề:  Chứng minh đƣợc công xã Pa-Ri là nhà nƣớc kiểu mới: Vì công xã Pa-Ri là nhà nƣớc vô sản do nhân dân bầu ra, phục vụ vì nhân dân. Cơ quan cao nhất của nhà nƣớc là hội đồng công xã. Vừa ban bố pháp luật,vừa thành lập các tiểu ban thi hành pháp luật. Công xã ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ. Thành lập lực lƣợng vũ trang và lực lƣợng an ninh của nhân dân. Công xã ban bố và thi hành các sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân: - Tách nhà thờ khỏi hoạt động của nhà nƣớc, nhà trƣờng không đƣợc dạy kinh thánh. - Giao cho công nhân quản lý những xí nghiệp của bon chủ bỏ trốn. - Quy định về tiền lƣơng tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt,đánh đập công nhân. Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây 16 Ngƣời viết: Nguyễn Văn Sáng SKKN: Một số phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử - Hoãn trả tiền thuê nhà, hoãn trả nợ. Quy định giá bán bánh mì. - Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí. Uỷ ban Đối ngoại Uỷ ban An ninh xã hội Uỷ ban Tƣ Pháp Uỷ ban Lƣơng thực Uỷ ban Quân sự HỘI ĐỒNG CÔNG XÃ Uỷ ban Công tác xã hội Uỷ ban Thƣơng nghiệp Uỷ ban Giáo dục Uỷ ban Tài chính Sơ đồ bộ máy nhà nƣớc công xã Pa-Ri  Ý nghĩa: Tuy tồn tại đƣợc 72 ngày nhƣng công xã Pa-Ri là hình ảnh của một chế độ mới, một xã hội mới. Là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân lao động ra khỏi áp bức, bóc lột.  Bài học kinh nghiêm: Công xã để lại nhiều bài học quý báu: cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông; phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân. Câu 2: Vì sao nói: từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX “ một chƣơng mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”? Trả lời: Vì trong thập niên 90 của thế kỷ XX, lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, mƣời nƣớc Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùn nhau phát triển phồn vinh. Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do(viết tắt theo tiếng Anh là AFTA) trong vòng 10- 15 năm. Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây 17 Ngƣời viết: Nguyễn Văn Sáng SKKN: Một số phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử Năm 1994,ASEAN lập diễn đàn khu vực (viết tắt theo tiếng Anh là ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo nên một môi trƣờng hòa bình,ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á. Một chƣơng mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á Câu 3: Trình bày mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với tổ chức ASEAN từ năm 1975 đến nay. Tại sao Việt Nam gia nhập ASEAN vừa là thời cơ,vừa là thách thức đối với dân tộc. Học sinh cần làm sáng tỏ 3 nội dung: *Quan hệ giữa Việt Nam-ASEAN từ 1975 đến nay. - 1975 cuộc kháng chiến chống Mĩ,cứu nƣớc kết thúc thắng lợi.Quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN đƣợc cải thiện,bắt đầu có những chuyến thăm viếng lẫn nhau của các quan chức cao cấp. - Từ tháng 12.1978 do vấn đề Cam Pu Chia,do sự kích động của các nƣớc, quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN trở nên căng thẳng,đối đầu. - Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX quan hệ Việt Nam- ASEAN từ đối đầu chuyển sang đối thoại. Đặc biệt là khi vấn đề Cam Pu chia đƣợc giải quyết bằng việc kí hiệp định PaRi(10-1991) ASEAN có xu hƣớng mở rộng các thành viên. -7-1992 Việt Nam, Lào đƣợc gia nhập hiệp ƣớc BaLi. Đây là bƣớc đi đầu tiên tạo cơ sở để Việt Nam hòa nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam Á. -7-1995 Việt Nam là thành viên thứ 7 của tổ chức ASEAN. *Thời cơ: - Điều kiện để mở rộng thị trƣờng vào các nƣớc ASEAN. - Việt Nam trở thành đối tác bình đẳng, đƣợc tham gia hoạch định các chính sách của ASEAN. - Điều kiện để học hỏi kinh nghiệm của các nƣớc trong khu vực. - Tận dụng vốn đầu tƣ của các nƣớc ASEAN để phát triển đất nƣớc. * Thách thức: - Bất đồng ngôn ngữ. - Việt Nam có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, chất lƣợng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. - Hội nhập có thể bị hòa tan, bị đánh mất đi nét thuần phong mĩ tục, bản sắc văn hóa dân tộc. 2/ Rèn luyện kĩ năng làm bài phần Lịch sử Việt Nam. Câu 1: Hoàn thành bảng thống kê quốc hiệu nƣớc ta từ buổi đầu dựng nƣớc dén khi cách mạng tháng 8 thành công. Giáo viên yêu cầu học sinh kẻ bảng và điền đƣợc: Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây 18 Ngƣời viết: Nguyễn Văn Sáng SKKN: Một số phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử TT 1 2 3 4 Quốc hiệu Văn Lang Âu Lạc Vạn Xuân Đại Cồ Việt Thời gian ra đời Thế kỉ VII TCN 207 TCN 544 968 Ngƣời sáng lập Hùng Vƣơng An Dƣơng Vƣơng Lí Bí(Lí Nam Đế) Đinh Bộ Lĩnh(Đinh Tiên Hoàng) Lí Công Uẩn(Lí Thái Tổ) Hồ Quý Li Nguyễn Ánh Hồ Chí Minh Đại Việt 1054 Đại Ngu 1400 Việt Nam 1804 Việt Nam dân 2.9.1945 chủ cộng hòa Câu 2: Trong thời kì phong kiến nƣớc ta có những bộ luật hành văn nào?Điểm giống nhau và khác nhau giữa các bộ luật là gì? Học sinh cần giải quyết 3 vấn đề: *Thời phong kiến nước ta có 4 bộ luật. - Thời Lí: có bộ luật Hình thƣ(1042). - Thời Trần có bộ : Quốc triều Hình luật (1230). - Thời Lê Sơ có bộ : Lê triều Hình luật còn gọi là bộ luật Hồng Đức(1483). - Thời Nguyễn có bộ: Hoàng triều luật lệ còn gọi là bộ luật Gia long(1815). *Giống nhau. - Đều bảo vệ quyền lợi của Vua, quan, giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. - Bảo vệ sản xuất. - Xử phạt nặng những ngƣời phạm tội. * Khác nhau: - Bộ luạt Hồng Đức(1483) thời Vua Lê Thánh Tông là bộ luật tiến bộ nhất. Vì có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia;khuyến khích phát triển kinh tế;giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. - Bộ luật Gia Long lạc hậu nhất, sao chép lại bộ luật của nhà Thanh. Câu 4: Điền vào chỗ trống những sự kiện lịch sử nƣớc ta từ (1930 – 1945) cho phù hợp với mốc thời gian dƣới đây: Học sinh phải điền đúng sự kiện cho phù hợp với thời gian THỜI GIAN SỰ KIỆN 3 - 2 - 1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập 1 - 5 - 1938 Cuộc mít tinh ở khu đấu xảo ( Hà Nội) 5 6 7 8 Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây 19 Ngƣời viết: Nguyễn Văn Sáng SKKN: Một số phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ Cuộc khởi nghĩa Đô Lƣơng Nguyễn Ái Quốc về nƣớc Mặt trân Việt Minh thành lập Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân thành lập 4 - 6 - 1945 Khu giải phóng Việt Bắc thành lập 13 -15/8 - 1945 Hội nghị toàn quốc BCH trung ƣơng Đảng tại Tân Trào 19 - 8 - 1945 Cách mạng tháng Tám thắng lợi 2 - 9 - 1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập Câu 5: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vƣơng cuối thế kỷ XIX? Em có nhận xét gì về phong trào Cần Vƣơng? Học sinh phải lập đƣợc bảng thống kê: Tên cuộc Thời gian Lãnh đạo Địa bàn hoạt động Kết quả khởi nghĩa Khởi nghĩa 1886Phạm Bành, Mỹ Khê, Thƣợng Thất bại Ba Đình 1887 Đinh Công Thọ, Mậu Thịnh( Tráng Nga Sơn – Thanh Hóa ) Khởi nghĩa 1883 Đinh Gia Khoái Châu, Văn Thất bại Bãi Sậy 1892 Quế, Nguyễn Giang, Văn Lâm, Thiện Thuật Yên Mỹ - Hƣng Yên Khởi nghĩa 1885Phan Đình Hà Tĩnh, Nghệ An, Thất bại Hƣơng Khê 1895 Phùng Thanh Hóa, Quảng Bình * Nhận xét: Phong trào Cần Vƣơng( 1885 – 1896) do các văn thân, sĩ phu lãnh đạo nổ ra mạnh mẽ, gây cho địch nhiều thiệt hại song cuối cùng cũng bị thất bại. Thất bại của phong trào Cần Vƣơng, chứng tỏ bế tắc về đƣờng lối, khủng hoảng về lãnh đạo và phong trào đấu tranh theo phạm trù phong kiến không phù hợp với xu thế phát triển của lich sử. Câu 6: Hãy so sánh phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 – 1931 với phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1936 – 1939 theo các nội dung: nhiệm vụ (khẩu hiệu ); lãnh đạo; mặt trận; hình thức đấu tranh. Yêu cầu học sinh phải kẽ bảng so sánh đƣợc: 27 - 9 - 1940 23 - 11 -1940 13 - 1 - 1941 28 - 1 - 1941 19 - 5 - 1941 22 - 12 - 1944 Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây 20 Ngƣời viết: Nguyễn Văn Sáng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan